Tải bản đầy đủ (.ppt) (35 trang)

VẬN DỤNG PP THUYẾT TRÌNH VÀ ĐÀM THOẠI GỢI MỞ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THCS THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 35 trang )

BÁO CÁO
VẬN DỤNG PP THUYẾT TRÌNH VÀ ĐÀM THOẠI GỢI MỞ
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THCS THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Môn: PPDH Địa lí ở trường phổ thông 1
GVHD: Th.s. Lê Thị Lành

SVTH: Nhóm 1

Quy Nhơn, ngày 06/04/2015


Khái niệm
Đặc trưng


PP thuyết trình
 PP Đàm thoại gợi
mở

Ưu, nhược điểm
Trường hợp vận dụng
Biện pháp sử dụng theo
định hướng phát triển
năng lực
Ví dụ minh họa


1. Khái niệm
Là phương pháp dùng lời trình bày về


các sự vật, hiện tượng địa lí trong nội
dung chương trình dạy học, bao gồm
phương pháp giảng thuật, phương
pháp giảng giải, phương pháp diễn
giảng.


 Phương

pháp diễn giảng: Là pp giáo
viên dùng lời để trình bày một vấn đề
hoặc một số vấn đề ít nhiều có tính
chất lí luận,có cấu trúc nội dung chặt
chẽ, logic mà mục đích chính là
thuyết phục người nghe tin vào
những thông tin, lập luận đã trình
bày.


 PP

giảng thuật: là phương pháp trong đó
giáo viên dùng lời nói của mình vừa thuật
lại, vừa giảng lại các sự kiện, hiện tượng
địa lí một cách chi tiết và có hệ thống.
 PP giảng giải: là pp giáo viên dùng lời để
giải thích các sự kiện, hiện tượng địa lí.
=>Trong dạy học địa lí, sử dụng phương
pháp giảng dải kết hợp với phương tiện
được gọi là phương pháp giải thích minh

họa.


2. Đặc trưng
Thuyết trình là phương pháp dùng lời
để thể hiện các nội dung bài học,
trong đó giáo viên dùng lời để giảng
giải, giải thích nội dung bài học và
giáo viên làm mẫu để làm rõ nội dung
bài học giúp HS nắm kiến thức, có kĩ
năng và thái độ.


3.Ưu,nhược điểm
a, Ưu điểm:
 Có khả năng cung cấp cho học sinh một
lượng kiến thức lớn trong một thời gian
ngắn. Nếu lời lẽ trình bày của giáo viên
trong sáng, truyền cảm, có nội dung khoa
học chính xác, có logic chặt chẽ thì bài
giảng có sức hấp dẫn, làm cho học sinh
tiếp thu tri thức dễ dàng.


b, Nhược điểm:
 Kém tác dụng trong việc tạo điều
kiện cho học sinh phát huy năng lực
chủ động tìm tòi trong việc lĩnh hội
tri thức.
 Rất khó rèn luyện kĩ năng cho học

sinh.


4. Trường hợp vận dụng
Chương trình Địa lí THCS, HS được học
chủ yếu là Địa lí tự nhiên đại cương, Địa lí kinh
tế - xã hội đại cương; Địa lí tự nhiên, Địa lí
kinh tế -xã hội thế giới, khu vực và Địa lí quốc
gia. Đây là những vấn đề rất trừu tượng đối
với học sinh, nhất là Địa lí tự nhiên. Trong khi
đó tư duy nhận thức của HS còn hạn chế, vì
vậy rất nhiều nội dung cần phải giảng giải, giải
thích minh họa để HS hiểu rõ bản chất của các
sự vật, hiện tượng địa lí.


5. Biện pháp sử dụng theo hướng phát triển
năng lực
Tăng cường các bài tập hoạt động độc lập
của học sinh mà mục đích là rút ra và ghi
nhớ các kiến thức được biểu hiện ở nguồn
này hay nguồn khác.
Chuyển từ thuyết trình thông báo sang
thuyết trình nêu vấn đề, kết hợp với sử dụng
kênh hình trong SGK theo hướng kích thích
tư duy và hoạt động nhận thức của HS.


Phối hợp giữa PP thuyết trình với các
PP dạy học khác (PP đàm thoại, PP

nêu vấn đề,….) dưới sự hỗ trợ của
PTDH.
 Cấu trúc bài giảng phải logic, ngôn
ngữ giáo viên phải trong sáng, giàu
chất biểu cảm, tốc độ nói vừa phải…





Khi thuyết trình cần chú ý các kĩ thuật



Trước khi vào bài, mục, phải nêu rõ mục
tiêu, yêu cầu, định hướng học tập cho HS.
Giải thích rõ ràng, ngắn gọn, tiếp cận có
logic, nhấn mạnh các điểm chốt.
Sử dụng các phương tiện, thiết bị phù
hợp.
Thể hiện sự say mê, quan tâm của bản
thân, đưa ra các ví dụ sinh động, phù hợp,
đa dạng hóa hoạt động trên lớp.









Đặt câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, dùng
câu hỏi để khám phá, làm rõ nội
dung, phân phối câu hỏi một cách có
hiệu quả.
 Nhắc lại, làm rõ, mở rộng kiến thức
bài giảng.



6. Ví dụ minh họa
 Mục tiêu: Hình thành cho học sinh
năng lực chung (NL tự học, sử dụng
ngôn ngữ, giao tiếp, giải quyết vấn
đề…)
 Ví dụ: Bài 10. Cấu tạo bên trong của
Trái Đất,1. Cấu tạo bên trong của Trái
Đất.(SGK6).




GV yêu cầu HS quan sát hình 26 và đọc
tài liệu trả lời câu hỏi: Các em hãy cho
biết cấu tạo Trái Đất gồm những thành
phần nào? Sau khi HS trả lời GV nhận
xét và giảng giải về các thành phần cấu
tạo Trái Đất: Trái Đất được cấu tạo gồm
3 lớp: lớp vỏ Trái Đất, lớp trung gian, lõi
Trái Đất.



 GV

yêu cầu HS hoàn thành bảng.

Lớớp
Lớp vỏ Trái Đất

Độộ dày

Trạộn g thái Nhiệột
độộ

Lớp trung gian
Lõi Trái Đất

GV nhận xét phần trình bày của học sinh và
sau đó giảng giải về cấu tạo của các thành
phần Trái Đất


1. Khái niệm
Là PP mà trong đó giáo viên soạn ra
một câu hỏi lớn, thông báo cho học
sinh, sau đó chia câu hỏi lớn thành
những câu hỏi nhỏ hơn, có quan hệ
logic với nhau, tạo thành mốc trên con
đường thực hiện câu hỏi lớn.



2. Đặc trưng
Hệ thống câu hỏi: Các câu hỏi trở thành
một hệ thống khi chúng có quan hệ với
nhau (câu hỏi trước là tiền đề câu hỏi
sau và ngược lại câu hỏi sau là sự kế tục
và phát triển câu hỏi trước). Mỗi câu hỏi
là cái ”nút” của từng bộ phận mà học
sinh lần lược tháo gỡ thì mới tìm được
kết quả cuối cùng. Giải quyết được hệ
thống câu hỏi có nghĩa là giải quyết
được nội dung bài đó, mục đó….


 Các

dạng câu hỏi: Theo B.Bloom, có 6 mức
ứng với 6 mức chất lượng lĩnh hội kiến
thức:
 Biết : Câu hỏi yêu cầu HS nhắc lại kiến thức
đã biết.
 Hiểu : Câu hỏi yêu cầu HS diễn đạt lại bằng
ngôn ngữ của mình những kiến thức đã học,
chứng tỏ đã hiểu.
 Áp dụng : Câu hỏi yêu cầu HS áp dụng kiến
thức đã học vào một tình huống mới, khác
bài học.









Phân tích : Câu hỏi yêu cầu HS phân
tích nguyên nhân hay kết quả của
một hiện tượng.
Tổng hợp : Câu hỏi yêu cầu HS kết
hợp các kiến thức cụ thể trong một
sự thống nhất mới.
Đánh giá : Câu hỏi yêu cầu HS nhận
định, phân tích về một vấn đề.


3. Ưu, nhược điểm
a, Ưu điểm
Có ý nghĩa tích cực trong việc gây
hứng thú nhận thức và lôi cuốn học
sinh tham gia một cách tự lực vào việc
giải quyết vấn đề đặt ra, từ đó học sinh
nắm bài vững hơn.


 Thông

qua câu trả lời của học sinh,
giáo viên có điều kiện đánh giá mức
độ nhận thức của các em để có những
điều chỉnh phù hợp.

 Giúp học sinh biết cách giải quyết vấn
đề một cách khoa học.


b, Nhược điểm.
 Làm mất nhiều thời gian.
 Nếu đặt câu hỏi không rõ ràng hoặc
không vừa sức các em, thì dễ biến
thành cuộc đàm thoại của giáo viên
và học sinh làm cho cuộc đối thoại đi
ra ngoài nội dung và mục tiêu bài
học. Như vậy sẽ không thu hút cả
lớp.


4. Trường hợp vận dụng
Được vận dụng trong hầu hết tất cả
các loại bài và cũng thường được kết
hợp với các PPDH khác như sử dụng
bản đồ, biểu đồ,…


5. Biện pháp sử dụng theo hướng phát
triển năng lực
Khi

đặt câu hỏi giáo viên cần lưu ý:
Câu hỏi phải có mục đích dứt khoát, rõ ràng,
tránh những câu hỏi chung chung.
Câu hỏi phải bám sát nội dung cơ bản.

Câu hỏi phải sát trình độ học sinh. Tránh
những câu hỏi quá khó, học sinh không suy
nghĩ được dẫn tới nản, không thích học.
Hệ thống câu hỏi có thể dùng cho toàn bài,
hay cho từng mục, từng nội dung lớn của bài.
Câu hỏi phải có liên hệ chặt chẽ với nhau.


×