ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VŨ HOÀI NAM
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
MÔI TRƯỜNG TẠI MỎ THAN KHÁNH HÒA,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60440301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS NGUYỄN KHẮC THÁI SƠN
Thái Nguyên - 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được
xuất phát từ yêu cầu thực tế để từ đó hình thành lên hướng nghiên cứu cho
luận văn thạc sĩ dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo PGS. TS Nguyễn
Khắc Thái Sơn. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng quy định và
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực chưa từng được ai công bố
trước đây.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình!
Thái Nguyên, tháng
năm 2013
Học viên
Vũ Hoài Nam
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS
Nguyễn Khắc Thái Sơn - Khoa Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, người đã định hướng đề tài, cung cấp tài liệu và tận
tình hướng dẫn chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ này.
Em xin được gửi lời cảm ơn tới Khoa Tài nguyên và Môi trường Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo trong Khoa
đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm
quý báu cũng như những tình cảm tốt đẹp cho em trong suốt thời gian học
tập tại Trường.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Phòng Quản lý đào tạo sau đại
học - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện
tốt nhất về cơ sở vật chất cho chúng em được học và nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin dành một tình cảm biết ơn đến gia đình và bạn bè,
những người đã luôn ở bên cạnh, động viên, chia sẻ cùng em trong suốt thời
gian học tập cũng như quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ.
Thái Nguyên, tháng
năm 2013
Học viên
Vũ Hoài Nam
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1....................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................................... 3
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI........................................................... 3
1.1.1. Nguồn gốc và quá trình hình thành than đá ............................................ 3
1.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài .......................................................................... 4
1.2. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC THAN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT
NAM ................................................................................................................. 5
1.2.1. Hiện trạng khai thác than trên thế giới ................................................. 5
1.2.2. Hiện trạng khai thác than tại Việt Nam .................................................. 7
1.2.3. Tình hình khai thác than tại Thái Nguyên ........................................ 10
1.3. MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA KHAI THÁC THAN ĐẾN MÔI
TRƯỜNG........................................................................................................ 16
1.3.1. Ô nhiễm môi trường do khai thác than............................................... 17
1.3.1.1. Ô nhiễm nước thải ............................................................................ 17
1.3.1.2. Ô nhiễm không khí............................................................................. 19
1.3.1.3. Ô nhiễm đất ........................................................................................ 19
1.3.1.4. Chất thải rắn công nghiệp .................................................................. 20
1.3.2. Các vấn đề môi trường tồn tại ở Việt Nam do khai thác và sử dụng
than.................................................................................................................. 21
1.4. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG KHAI THÁC THAN..................................................................... 22
1.4.1. Kinh nghiệm bảo vệ môi trường trong khai thác than tại Trung
Quốc ................................................................................................................ 22
1.4.2. Công tác quản lý, bảo vệ môi trường trong khai thác than tại Việt Nam
......................................................................................................................... 23
iv
CHƯƠNG 2..................................................................................................... 29
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............... 29
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU......................................... 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 29
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 29
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU......................................... 29
2.2.1. Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu từ tháng 6 năm 2012 đến
tháng 8 năm 2013. ........................................................................................... 29
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại mỏ than Khánh Hòa, tỉnh
Thái Nguyên; hoàn thành tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. ........ 29
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 29
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 31
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp .................................................. 31
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................... 31
2.4.3. Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường...................................... 32
2.4.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu.................................................... 33
2.4.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu và bảo quản ............... 33
CHƯƠNG 3 .................................................................................................... 35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 35
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC MỎ
THAN KHÁNH HÒA, TỈNH THÁI NGUYÊN.......................................... 35
3.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực Mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên
......................................................................................................................... 35
3.1.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................... 35
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình địa chất............................................................. 35
3.1.1.3. Khí hậu thủy văn .............................................................................. 36
3.1.1.4. Hệ thống sông suối .......................................................................... 36
v
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực Mỏ than Khán Hòa, tỉnh Thái
Nguyên............................................................................................................ 36
3.1.2.1. Điều kiện kinh tế .............................................................................. 36
3.2.1. Thực trạng hệ thống cán bộ quản lí môi trường tại mỏ than Khánh
Hòa, tỉnh Thái Nguyên .................................................................................. 38
3.2.2. Thực trạng kết quả quản lí môi trường tại mỏ than Khánh Hòa, tỉnh
Thái Nguyên ................................................................................................... 38
3.2.2.1. Các giải pháp quản lý môi trường đang thực hiện ........................ 38
3.2.2.2. Đánh giá tổng hợp công tác quản lý môi trường mỏ than Khánh
Hòa .................................................................................................................. 40
3.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI MỎ THAN KHÁNH HÒA, TỈNH
THÁI NGUYÊN .............................................................................................. 45
3.3.1. Hiện trạng môi trường không khí tại Mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên
......................................................................................................................... 45
3.3.2. Hiện trạng môi trường nước tại Mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái
Nguyên............................................................................................................ 52
3.3.3. Hiện trạng môi trường đất tại Mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái
Nguyên............................................................................................................ 63
3.4. ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TỚI ĐỜI SỐNG
NGƯỜI DÂN KHU VỰC MỎ THAN KHÁNH HÒA, TỈNH THÁI NGUYÊN
......................................................................................................................... 65
3.4.1. Ảnh hưởng của khai thác than tới việc làm, kinh tế ............................. 65
3.4.2. Ảnh hưởng của khai thác than tới môi trường nước............................. 67
3.4.3. Ảnh hưởng của khai thác than tới môi trường đất ............................. 68
3.4.4. Ảnh hưởng của khai thác than than tới môi trường không khí............. 68
3.4.5. Ảnh hưởng của khai thác than tới sức khỏe người dân ........................ 69
3.4.6. Ảnh hưởng của khai thác than tới an ninh trật tự xã hội....................... 71
vi
3.5. KHÓ KHĂN, TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG
MÔI TRƯỜNG KHU VỰC MỎ THAN KHÁNH HÒA, TỈNH THÁI
NGUYÊN ........................................................................................................ 72
3.5.1. Khó khăn, tồn tại ................................................................................... 72
3.5.2. Các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường khu vực mỏ than Khánh
Hòa, tỉnh Thái Nguyên.................................................................................... 73
3.5.2.1. Các giải pháp kĩ thuật......................................................................... 73
3.5.2.2. Các giải pháp quản lý......................................................................... 77
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................................................78
I. KẾT LUẬN............................................................................................................78
II. ĐỀ NGHỊ...............................................................................................................80
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt
Tên kí hiệu
1
BOD (Biochemical Oxygen Demand)
Nhu cầu oxy sinh học
2
COD (Chemical Oxygen Demand)
Nhu cầu oxy hóa học
3
DO (Dissolve oxygen)
Oxy hòa tan
4
EPA (The US Environment Protection
Cơ quan bảo vệ môi trường
Agency)
Hoa Kỳ
5
MPN (Most Probable Number)
Số vi khuẩn có thể lớn nhất
6
TSS (Total Suspended Solid)
Tổng chất rắn lơ lửng
7
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
8
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
9
TNHH MTV
Trách nhiệm hữu hạn một
thành viên
10 UBND
Ủy ban nhân dân
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Trữ lượng, công suất các mỏ than tỉnh Thái Nguyên..................... 11
Bảng 1.2. Lưu lượng nước thải một số mỏ than tỉnh Thái Nguyên................ 14
Bảng 2.1. Số lượng mẫu tiến hành điều tra..................................................... 31
Bảng 3.1. Đánh giá tổng hợp theo tiêu chí nhóm 1 ........................................ 41
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá theo tiêu chí nhóm 2 ........................................... 41
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá theo tiêu chí nhóm 3 ........................................... 42
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá theo tiêu chí nhóm 4 ........................................... 43
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá theo tiêu chí nhóm 5 ........................................... 44
Bảng 3.6. Kết quả phân tích mẫu môi trường không khí khu vực mỏ than
Khánh Hòa....................................................................................................... 46
Bảng 3.7. Kết quả phân tích mẫu môi trường không khí khu vực xung quanh
mỏ than Khánh Hòa ........................................................................................ 49
Bảng 3.8. Dự báo nồng độ bụi có thể phát sinh do hoạt động của mỏ ........... 51
giai đoạn 2012-2029........................................................................................ 51
Bảng 3.9. Kết quả phân tích mẫu nước thải moong........................................ 53
Bảng 3.10. Kết quả phân tích mẫu nước thải moong tại cửa xả ..................... 54
Bảng 3.11. Kết quả phân tích mẫu tại cửa xả nước thải sinh hoạt.................. 56
Bảng 3.12. Kết quả phân tích mẫu nước mặt đợt 1/2010 ............................... 57
Bảng 3.13. Kết quả phân tích nước mặt đợt 1/2011 ....................................... 58
Bảng 3.14. Kết quả phân tích nước mặt đợt 1/2012 ....................................... 59
Bảng 3.15. Kết quả phân tích nước ngầm đợt 3/2010 .................................... 60
Bảng 3.16. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm đợt 1/2011............................. 61
Bảng 3.17. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm đợt 3/2012............................. 62
Bảng 3.18. Kết quả phân tích môi trường đất đợt 3/2010............................... 63
Bảng 3.19. Kết quả phân tích môi trường đất đợt 1/2011............................... 64
ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Biểu đồ sản lượng than khai thác 10 quốc gia đứng đầu thế giới..... 6
Hình 1.2. Biểu đồ sản lượng tiêu thụ than 10 nước đứng đầu thế giới............. 7
Hình 1.3. Hàm lượng bụi lơ lửng tại một số khu vực khai thác khoáng sản và
sản xuất vật liệu xây dựng tại tỉnh Thái Nguyên từ 2008 đến 2010 ............... 15
Hình 3.1. Biểu đồ hàm lượng bụi tại một số vị trí trong khu vực mỏ than
Khánh Hòa ...............................................................................................................48
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện nguyên nhân ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp ....66
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt.................... 67
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của khai thác than tới môi trường đất ... 68
Hình 3.5. Ý kiến của người dân về mức độ ô nhiễm không khí ..................... 69
Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện các bệnh do không khí và tiếng ồn gây ra
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng do tiếng ồn và bụi .............................. 70
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện các bệnh do nước gây ra ...................................... 71
Hình 3.9. Sơ đồ hệ thống xử lý bụi dự kiến.................................................... 73
Hình 3.10. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải mỏ than Khánh Hòa
theo phương án đề xuất ................................................................................... 75
1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên là một trong những nhân tố để
thúc đẩy nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia trên thế giới. Nguồn tài
nguyên thiên nhiên của Việt Nam rất đa dạng và phong phú, nhưng khai thác
và sử dụng còn nhiều bất cập. Tại Việt Nam việc khai thác và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên chưa được quản lý chặt chẽ và không hiệu quả, dẫn đến
thất thoát và lãng phí tài nguyên.
Trong xu thế hội nhập và phát triển, các ngành công nghiệp nước ta
được quan tâm đầu tư và đẩy mạnh. Trong số đó phải kể đến các hoạt động
của công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Khai thác than là một hoạt
động đã được quan tâm đầu tư phát triển từ khá lâu. Sự tăng trưởng của các
ngành kinh tế như điện, xi măng...luôn tỉ lệ thuận với nhu cầu sử dụng than.
Trên cơ sở nhu cầu than ngày càng tăng trên thị trường, các hoạt động
khai thác và chế biến than cũng liên tục gia tăng. Bên cạnh những lợi ích kinh
tế mà ngành khai thác than mang lại, thì hoạt động này cũng đã can thiệp khá
mạnh mẽ đến môi trường, gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường đòi
hỏi các nhà đầu tư cần phải có các giải pháp quản lý, giải pháp công nghệ và
các giải pháp xử lý hợp lý nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến môi
trường.
Thái Nguyên là tỉnh có trữ lượng than lớn, có nhiều mỏ than đang hoạt
động khai thác như: Mỏ than Khánh Hòa, mỏ than Phấn Mễ, mỏ than Núi
Hồng… Khánh Hòa là một mỏ than lớn nằm ở Bắc thành phố Thái Nguyên,
hoạt động khai than nơi đây đã đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, tạo công
ăn việc làm cho người dân địa phương, góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị
trường phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc khai thác than đã và đang gây
ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.
i
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được
xuất phát từ yêu cầu thực tế để từ đó hình thành lên hướng nghiên cứu cho
luận văn thạc sĩ dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo PGS. TS Nguyễn
Khắc Thái Sơn. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng quy định và
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực chưa từng được ai công bố
trước đây.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình!
Thái Nguyên, tháng
năm 2013
Học viên
Vũ Hoài Nam
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS
Nguyễn Khắc Thái Sơn - Khoa Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, người đã định hướng đề tài, cung cấp tài liệu và tận
tình hướng dẫn chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ này.
Em xin được gửi lời cảm ơn tới Khoa Tài nguyên và Môi trường Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo trong Khoa
đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm
quý báu cũng như những tình cảm tốt đẹp cho em trong suốt thời gian học
tập tại Trường.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Phòng Quản lý đào tạo sau đại
học - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện
tốt nhất về cơ sở vật chất cho chúng em được học và nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin dành một tình cảm biết ơn đến gia đình và bạn bè,
những người đã luôn ở bên cạnh, động viên, chia sẻ cùng em trong suốt thời
gian học tập cũng như quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ.
Thái Nguyên, tháng
năm 2013
Học viên
Vũ Hoài Nam
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1....................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................................... 3
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI........................................................... 3
1.1.1. Nguồn gốc và quá trình hình thành than đá ............................................ 3
1.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài .......................................................................... 4
1.2. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC THAN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT
NAM ................................................................................................................. 5
1.2.1. Hiện trạng khai thác than trên thế giới ................................................. 5
1.2.2. Hiện trạng khai thác than tại Việt Nam .................................................. 7
1.2.3. Tình hình khai thác than tại Thái Nguyên ........................................ 10
1.3. MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA KHAI THÁC THAN ĐẾN MÔI
TRƯỜNG........................................................................................................ 16
1.3.1. Ô nhiễm môi trường do khai thác than............................................... 17
1.3.1.1. Ô nhiễm nước thải ............................................................................ 17
1.3.1.2. Ô nhiễm không khí............................................................................. 19
1.3.1.3. Ô nhiễm đất ........................................................................................ 19
1.3.1.4. Chất thải rắn công nghiệp .................................................................. 20
1.3.2. Các vấn đề môi trường tồn tại ở Việt Nam do khai thác và sử dụng
than.................................................................................................................. 21
1.4. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG KHAI THÁC THAN..................................................................... 22
1.4.1. Kinh nghiệm bảo vệ môi trường trong khai thác than tại Trung
Quốc ................................................................................................................ 22
1.4.2. Công tác quản lý, bảo vệ môi trường trong khai thác than tại Việt Nam
......................................................................................................................... 23
iv
CHƯƠNG 2..................................................................................................... 29
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............... 29
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU......................................... 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 29
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 29
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU......................................... 29
2.2.1. Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu từ tháng 6 năm 2012 đến
tháng 8 năm 2013. ........................................................................................... 29
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại mỏ than Khánh Hòa, tỉnh
Thái Nguyên; hoàn thành tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. ........ 29
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 29
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 31
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp .................................................. 31
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................... 31
2.4.3. Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường...................................... 32
2.4.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu.................................................... 33
2.4.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu và bảo quản ............... 33
CHƯƠNG 3 .................................................................................................... 35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 35
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC MỎ
THAN KHÁNH HÒA, TỈNH THÁI NGUYÊN.......................................... 35
3.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực Mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên
......................................................................................................................... 35
3.1.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................... 35
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình địa chất............................................................. 35
3.1.1.3. Khí hậu thủy văn .............................................................................. 36
3.1.1.4. Hệ thống sông suối .......................................................................... 36
v
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực Mỏ than Khán Hòa, tỉnh Thái
Nguyên............................................................................................................ 36
3.1.2.1. Điều kiện kinh tế .............................................................................. 36
3.2.1. Thực trạng hệ thống cán bộ quản lí môi trường tại mỏ than Khánh
Hòa, tỉnh Thái Nguyên .................................................................................. 38
3.2.2. Thực trạng kết quả quản lí môi trường tại mỏ than Khánh Hòa, tỉnh
Thái Nguyên ................................................................................................... 38
3.2.2.1. Các giải pháp quản lý môi trường đang thực hiện ........................ 38
3.2.2.2. Đánh giá tổng hợp công tác quản lý môi trường mỏ than Khánh
Hòa .................................................................................................................. 40
3.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI MỎ THAN KHÁNH HÒA, TỈNH
THÁI NGUYÊN .............................................................................................. 45
3.3.1. Hiện trạng môi trường không khí tại Mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên
......................................................................................................................... 45
3.3.2. Hiện trạng môi trường nước tại Mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái
Nguyên............................................................................................................ 52
3.3.3. Hiện trạng môi trường đất tại Mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái
Nguyên............................................................................................................ 63
3.4. ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TỚI ĐỜI SỐNG
NGƯỜI DÂN KHU VỰC MỎ THAN KHÁNH HÒA, TỈNH THÁI NGUYÊN
......................................................................................................................... 65
3.4.1. Ảnh hưởng của khai thác than tới việc làm, kinh tế ............................. 65
3.4.2. Ảnh hưởng của khai thác than tới môi trường nước............................. 67
3.4.3. Ảnh hưởng của khai thác than tới môi trường đất ............................. 68
3.4.4. Ảnh hưởng của khai thác than than tới môi trường không khí............. 68
3.4.5. Ảnh hưởng của khai thác than tới sức khỏe người dân ........................ 69
3.4.6. Ảnh hưởng của khai thác than tới an ninh trật tự xã hội....................... 71
vi
3.5. KHÓ KHĂN, TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG
MÔI TRƯỜNG KHU VỰC MỎ THAN KHÁNH HÒA, TỈNH THÁI
NGUYÊN ........................................................................................................ 72
3.5.1. Khó khăn, tồn tại ................................................................................... 72
3.5.2. Các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường khu vực mỏ than Khánh
Hòa, tỉnh Thái Nguyên.................................................................................... 73
3.5.2.1. Các giải pháp kĩ thuật......................................................................... 73
3.5.2.2. Các giải pháp quản lý......................................................................... 77
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................................................78
I. KẾT LUẬN............................................................................................................78
II. ĐỀ NGHỊ...............................................................................................................80
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt
Tên kí hiệu
1
BOD (Biochemical Oxygen Demand)
Nhu cầu oxy sinh học
2
COD (Chemical Oxygen Demand)
Nhu cầu oxy hóa học
3
DO (Dissolve oxygen)
Oxy hòa tan
4
EPA (The US Environment Protection
Cơ quan bảo vệ môi trường
Agency)
Hoa Kỳ
5
MPN (Most Probable Number)
Số vi khuẩn có thể lớn nhất
6
TSS (Total Suspended Solid)
Tổng chất rắn lơ lửng
7
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
8
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
9
TNHH MTV
Trách nhiệm hữu hạn một
thành viên
10 UBND
Ủy ban nhân dân
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Trữ lượng, công suất các mỏ than tỉnh Thái Nguyên..................... 11
Bảng 1.2. Lưu lượng nước thải một số mỏ than tỉnh Thái Nguyên................ 14
Bảng 2.1. Số lượng mẫu tiến hành điều tra..................................................... 31
Bảng 3.1. Đánh giá tổng hợp theo tiêu chí nhóm 1 ........................................ 41
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá theo tiêu chí nhóm 2 ........................................... 41
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá theo tiêu chí nhóm 3 ........................................... 42
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá theo tiêu chí nhóm 4 ........................................... 43
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá theo tiêu chí nhóm 5 ........................................... 44
Bảng 3.6. Kết quả phân tích mẫu môi trường không khí khu vực mỏ than
Khánh Hòa....................................................................................................... 46
Bảng 3.7. Kết quả phân tích mẫu môi trường không khí khu vực xung quanh
mỏ than Khánh Hòa ........................................................................................ 49
Bảng 3.8. Dự báo nồng độ bụi có thể phát sinh do hoạt động của mỏ ........... 51
giai đoạn 2012-2029........................................................................................ 51
Bảng 3.9. Kết quả phân tích mẫu nước thải moong........................................ 53
Bảng 3.10. Kết quả phân tích mẫu nước thải moong tại cửa xả ..................... 54
Bảng 3.11. Kết quả phân tích mẫu tại cửa xả nước thải sinh hoạt.................. 56
Bảng 3.12. Kết quả phân tích mẫu nước mặt đợt 1/2010 ............................... 57
Bảng 3.13. Kết quả phân tích nước mặt đợt 1/2011 ....................................... 58
Bảng 3.14. Kết quả phân tích nước mặt đợt 1/2012 ....................................... 59
Bảng 3.15. Kết quả phân tích nước ngầm đợt 3/2010 .................................... 60
Bảng 3.16. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm đợt 1/2011............................. 61
Bảng 3.17. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm đợt 3/2012............................. 62
Bảng 3.18. Kết quả phân tích môi trường đất đợt 3/2010............................... 63
Bảng 3.19. Kết quả phân tích môi trường đất đợt 1/2011............................... 64
ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Biểu đồ sản lượng than khai thác 10 quốc gia đứng đầu thế giới..... 6
Hình 1.2. Biểu đồ sản lượng tiêu thụ than 10 nước đứng đầu thế giới............. 7
Hình 1.3. Hàm lượng bụi lơ lửng tại một số khu vực khai thác khoáng sản và
sản xuất vật liệu xây dựng tại tỉnh Thái Nguyên từ 2008 đến 2010 ............... 15
Hình 3.1. Biểu đồ hàm lượng bụi tại một số vị trí trong khu vực mỏ than
Khánh Hòa ...............................................................................................................48
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện nguyên nhân ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp ....66
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt.................... 67
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của khai thác than tới môi trường đất ... 68
Hình 3.5. Ý kiến của người dân về mức độ ô nhiễm không khí ..................... 69
Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện các bệnh do không khí và tiếng ồn gây ra
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng do tiếng ồn và bụi .............................. 70
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện các bệnh do nước gây ra ...................................... 71
Hình 3.9. Sơ đồ hệ thống xử lý bụi dự kiến.................................................... 73
Hình 3.10. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải mỏ than Khánh Hòa
theo phương án đề xuất ................................................................................... 75
2
Ngoài những lợi ích do ngành công nghiệp khai thác chế biến than
mang lại cho địa phương Thái Nguyên thì những tác động đến môi trường
hiện nay không nhỏ: Vấn đề sạt lở bãi thải, hạ thấp mực nước ngầm, ô nhiễm
môi trường không khí, làm bẩn nguồn nước tưới tiêu...đang ngày càng gây
bức xúc trong nhân dân. Do vậy việc đánh giá hiện trạng môi trường trong
hoạt động khai thác than trên địa bàn Thái Nguyên là cần thiết, trên cơ sở đó
cần đề ra những biện pháp quản lý môi trường nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ
môi trường tại Thái Nguyên.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS.
Nguyễn Khắc Thái Sơn tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng
môi trường tại Mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường trong
khai thác tại mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên nhằm đề xuất biện pháp
góp phần giảm thiểu tác động tới môi trường của hoạt động khai thác than ở
mỏ này.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý môi trường tại Mỏ than
Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá được hiện trạng môi trường đất, nước, không khí tại khu
vực Mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá được ảnh hưởng của khai thác tại Mỏ than Khánh Hòa, tỉnh
Thái Nguyên đến việc làm và sức khỏe của người dân trong khu vực.
- Chỉ ra được những khó khăn, tồn tại và giải pháp nhằm giảm thiểu
ảnh hưởng đến môi trường của hoạt động khai thác tại Mỏ than Khánh Hòa,
tỉnh Thái Nguyên.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Nguồn gốc và quá trình hình thành than đá
Than đá có nguồn gốc sinh hóa hình thành trong quá trình trầm tích thực
vật ở điều kiện đầm lầy cổ cách đây hàng trăm triệu năm. Khi các lớp trầm tích
bị chôn vùi, do sự gia tăng nhiệt độ, áp suất, cộng với điều kiện thiếu oxy nên
sinh khối (chứa một lượng lớn cellulose, hợp chất chứa C, H, O) chỉ bị phân
hủy một phần. Dần dần, hydro và oxy tách ra dưới dạng khí, để lại khối chất
giàu cacbon là than.
Thành phần chủ yếu của than đá là cacbon. Sự hình thành than là một
quá trình lâu dài và phải trải qua hàng chuỗi các bước. Ở từng giai đoạn và tùy
thuộc từng điều kiện (nhiệt độ, áp suất, thời gian, ...) mà hình thành các dạng
than khác nhau tùy thuộc vào hàm lượng cacbon tích lũy trong nó. Có thể tóm
tắt các giai đoạn hình thành than như sau:
- Bước đầu là tạo nên than bùn (peat), một chất màu hơi nâu, ướt, mềm,
xốp. Chất này có thể được làm khô rồi đốt nhưng cho nhiệt lượng thấp. Than
bùn chủ yếu được dùng làm phân.
- Sau một triệu năm hay hơn nữa, than bùn chuyển thành dạng than nâu
(lignite), là một dạng than mềm và có bề ngoài hơi giống gỗ, màu nâu hay đen
nâu. Hàm lượng ẩm cao (45%). Than này đốt cho nhiệt lượng thấp nhưng dễ
khai thác và chứa hàm lượng lưu huỳnh thấp[20].
- Hàng triệu năm sau đó, than bitum (than “nhựa đường” - butimious
coal) mới được hình thành. Đây là dạng than phổ biến nhất, còn được gọi là
than mềm (sofl coal), mặc dù nó còn cứng hơn lignite. Hàm lượng ẩm khoảng
5 - 15%. Than bitum chứa nhiều lưu huỳnh (2 - 3%), tạp chất (nhựa đường, hắc
ín, ...), vì vậy khi đốt thường gây ô nhiễm không khí. Tuy vậy than bitum vẫn
4
được sử dụng rộng rãi, nhất là làm nhiên liệu cho các nhà máy điện vì nó sinh
ra nhiệt lượng cao.
- Sau vài triệu năm hay lâu hơn nữa, than bitum mới bắt đầu chuyển
thành anthracite, hay còn gọi là than đá. Đây là dạng than được ưa chuộng
nhất bởi nó cứng, đặc, chứa hàm lượng cacbon cao nhất trong các loại than.
Do đó, khi đốt anthracite cho nhiệt lượng cao nhất. Ngoài ra, vì hàm lượng
lưu huỳnh thấp nên than cứng còn là dạng than ít gây ô nhiễm và sạch nhất.
Như vậy có thể thấy than được phân làm ba loại chính:
- Than nâu - lignite
- Than chứa dầu - bituminuos coal
- Than đá - anthracite
1.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Luật Khoáng sản được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010.
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản do Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 06 năm
2005.
- Luật Tài nguyên nước do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 06 năm 2012.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của chính
phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo
vệ môi trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính
phủ về Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày
09 tháng 08 năm 2006.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày0 1 tháng 03 năm 2010 của Chính
5
phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn chất lượng không khí xung
quanh
- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn chất độc hại trong không khí
xung quanh
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp
- QCVN 03:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép
của kim loại nặng trong đất
- QCVN 08:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
- QCVN 09:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm
- QCVN 14:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
1.2. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC THAN TRÊN THẾ GIỚI VÀ
Ở VIỆT NAM
1.2.1. Hiện trạng khai thác than trên thế giới
Theo số liệu tổng quan về các nguồn nhiên liệu hóa thạch của (WEC)
Hội đồng năng lượng toàn cầu năm 2010 [40] trữ lượng than đá là 860938
Mt, số lượng đã khai thác là 9739 Mt, theo tính toán của WEC số năm khai
thác than còn lại với tốc độ khai thác hiện nay là 128 năm.
Toàn thế giới hiện tiêu thụ khoảng 4 tỷ tấn than hàng năm, một số
ngành sử dụng than làm nguyên liệu đầu vào như: sản điện, thép và kim
loại, xi măng và các loại chất đốt hóa lỏng. Than đóng vai trò chính trong
sản xuất ra điện (than đá và than non), các sản phẩm thép và kim loại (than
cốc).
Khai thác than: hàng năm có khoảng hơn 4.030 triệu tấn than được
khai thác, con số này đã tăng 38% trong vòng 20 năm qua. Sản lượng khai
6
thác tăng nhanh nhất ở châu Á, trong khi đó châu Âu khai thác với tốc độ
giảm dần.
Các nước khai thác nhiều nhất không tập trung trên một châu lục mà
nằm rải rác trên thế giới, 5 nước khai thác lớn nhất hiện nay là: Trung
Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nam Phi, hầu hết các nước khai thác than cho
nhu cầu tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 18% than cứng dành cho thị
trường xuất khẩu.
Lượng than khai thác được dự báo tới năm 2030 vào khoảng 7 tỷ tấn,
với Trung Quốc chiếm khoảng hơn một nửa sản lượng.
Thống kê từ năm 2003 đến hết năm 2007, sản lượng khai thác than
bình quân trên thế giới tăng khoảng 3,33%/năm, nhưng nhu cầu sử dụng
than tăng khoảng 4,46%/năm, đặc biệt khu vực châu Á và Australia có tốc
độ tăng nhu cầu sử dụng than tới 7,03%/năm. Điều này chứng tỏ, nhu cầu
sử dụng than ngày càng tăng lên, trong khi trữ lượng khai thác giảm
dần trong những
năm
vừa qua (bình quân 6,77%/năm trong giai đoạn
2003 - 2007).
bia
ta
hs
Co
lom
n
n
La
Nước
Trung Quốc
Mỹ
Úc
Ấn Độ
Nga
Nam Mỹ
Indonesia
Ba Lan
Kazakhstan
Colombia
Ka
za
k
ne
do
In
Ba
si a
a
Ng
Úc
Sản lượng (triệu
tấn)
1600
1400
1200
1000
800
600
400
200
0
Hình 1.1. Biểu đồ sản lượng than khai thác 10 quốc gia đứng đầu thế giới