Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Hoạt động tín dụng tài trợ vốn lưu động đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.04 KB, 52 trang )

MỤC LỤC
Trang
KẾT LUẬN..........................................................................................................................52

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Trang
KẾT LUẬN..........................................................................................................................52

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
BIDV

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

NHTM

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam
Ngân hàng thương mại

TTQT

Thanh toán quốc tế

NHNN

Ngân hàng nhà nước

DVKH

Dịch vụ khách hàng



QLRR

Quản lý rủi ro

TC - KT

Tài chính kế toán

QHKH

Quan hệ khách hàng

KH - TH

Kế hoạch tổng hợp

KH

Khách hàng

TC - HC

Tổ chức – Hành chính

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

Trang 1



NHPH

Ngân hàng phát hành

NHTB

Nhân hàng thông báo

NK

Nhập khẩu

XK

Xuất khẩu

SPDV

Sản phẩm dịch vụ

NHĐCĐ

Ngân hàng được chỉ định

LỜI MỞ ĐẦU
*  *
Lý luận cũng như thực tiễn phát triển kinh tế thế giới đã cho thấy hoạt
động xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực trung tâm quan trọng nhất

trong toàn bộ các hoạt động kinh tế của nhiều quốc gia. Nên để đẩy mạnh
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải nâng cao chất lượng và đa
dạng hoá các mặt hàng, muốn vậy phải có sự đầu tư thích đáng cho quá trình
sản xuất, kinh doanh như đổi mới công nghệ, máy móc, trang thiết bị. Nhưng
trên thực tế, vốn của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trên lĩnh vực này
còn ít ỏi, không thể giúp cho các doanh nghiệp tự đổi mới công nghệ nâng cao
chất lượng. Xuất phát từ thực tế này và để đạt được mục tiêu của Đảng và
Nhà nước đề ra thì cần có sự đầu tư vốn của NHTM. Đặc biệt là ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Định.
Hoạt động tín dụng tài trợ vốn lưu động đối với doanh nghiệp xuất nhập
khẩu là một hoạt động hết sức phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro. Nó không chỉ
chịu tác động của chính sách kinh tế trong nước mà còn chịu sự điều chỉnh
của nhiều quy phạm, nguồn luật khác nhau và bị ảnh hưởng mạnh theo sự
biến động của thị trường quốc tế. Do đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Trang 2


Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Định trong việc tài trợ tín dụng
đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngày càng trở nên phong phú và đòi
hỏi phải được nghiên cứu hoàn thiện cả về nội dung lẫn hình thức.
Qua một thời gian ngắn đi thực tế tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam chi nhánh Bình Định Việt Nam, em nhận thấy việc nghiên cứu một cách
có hệ thống nội dung nghiệp vụ tài trợ vốn lưu động đối với doanh nghiệp
xuất nhập khẩu là vấn đề bức xúc có ý nghĩa thực tiễn đối với quá trình phát
triển kinh tế nước nhà.
Từ nhận thức đó cùng với kiến thức được trang bị qua 4 năm học ở
trường Đại học Quy Nhơn, đặc biệt được sự hướng dẫn nhiệt tình của (thầy)
TS.Hà Thành Việt và các cô(thầy) trong trường cũng như sự chỉ bảo tận tình
của anh (chị) phòng Kế toán tài chính, em xin chọn đề tài: “Hoạt động tín
dụng tài trợ vốn lưu động đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Định”.
Báo cáo ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 phần chính:
PHẦN 1: Giới thiệu về BIDV Bình Định
PHẦN 2: Thực trạng tín dụng tài trợ vốn lưu động đối với doanh
nghiệp xuất nhập khẩu tại BIDV Bình Định
PHẦN 3: Đánh giá chung và Đề xuất hoàn thiện
Song do kiến thức còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót
nhất định, em rất mong nhận được sự chỉ dạy của cô (thầy) giáo và góp ý của
các anh (chị) để bài viết được hoàn thiện tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện

Sukphavanh Doangpannha
Trang 3


PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ BIDV BÌNH ĐỊNH
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Bình Định
• Tên, địa chỉ của BIDV Bình Định
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (có hội sở chính đặt
tại Hà Nội và 71 chi nhánh rộng khắp các tỉnh thành trong toàn quốc. Ngân
hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Bình Định (gọi tắt là BIDV
tỉnh Bình Định) hạch toán độc lập, và là một trong những chi nhánh hàng đầu
của hệ thống BIDV Việt Nam.
- Tên đầy đủ

: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Chi
nhánh Bình Định


- Tên giao dịch quốc tế : Bank for Investment and Development of
Vietnam Binh Dinh Branch
- Tên gọi tắt

: BIVD Chi nhánh BÌNH ĐỊNH

- Slogan

: Chia sẻ cơ hội - hợp tác đầu tư.

- Địa chỉ

: 72 Lê Duẩn, T.P Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

- Điện thoại

: 056.52006 – 520007 – 520068

- Fax

: 056.520065

- Website

: www.bidv.com.vn.

- Email

:
Logo của BIDV.


Trang 4


• Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng
Sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất và
cũng sau khi Bình Định - Quảng Ngãi hợp nhất thành tỉnh Nghĩa Bình, ngày
19/05/1976 Phòng cấp phát Ngân sách Nhà nước ra đời tại Ty Tài Chính, với
biên chế 12 cán bộ công nhân viên làm các nhiệm vụ cấp phát và thanh toán
vốn ĐT XDCB cho địa phương, theo Quyết định số 203a của Bộ Tài chính.
Ngày 30/03/1977 Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết tỉnh Nghĩa Bình – tiền
thân của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bình Định hiện nay –
ra đời, trực thuộc Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, theo Quyết định số 580
ngày 15/11/1976 của Bộ Tài chính với chức năng, nhiệm vụ: quản lý, cấp
phát, cho vay và thanh toán vốn ĐT XDCB cho các công trình xây dựng cơ
bản thuộc kế hoạch TW và địa phương trên địa bàn tỉnh. Chi nhánh hoạt động
ở 2 khu vực Bắc và Nam tỉnh, phía Nam vừa là Ngân hàng tỉnh vừa là Ngân
hàng cơ sở.
Sau kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976 - 1980) là thời kỳ có nhiều đổi mới
về cơ chế quản lý kinh tế theo tinh thần Nghị quyết của Ban chấp hành TW
lần thứ 6 khóa IV. Ngày 20/12/1982 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây
dựng tỉnh Nghĩa Bình được thành lập theo mô hình vừa 2 cấp vừa 3 cấp, trực
thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam theo Quyết định số
75/NH_QĐ ngày 17/07/1981 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam.
Trang 5


Ngày 01/07/1989 Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có
Quyết định số 99/NH-QĐ quyết định giải thể Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và

Xây dựng khu vực Nghĩa Bình thành lập Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây
dựng khu vực Bình Định và khu vực Quảng Ngãi, trực thuộc Ngân hàng Đầu
tư và Xây dựng Việt Nam và hoạt động theo Quyết định số 43/NH-QĐ ngày
17/06/1988 của Tổng giám đốc NHNN Việt Nam.
Ngày 08/05/1990 Hội đồng Bộ trưởng đã thay đổi Nghị định 53/HĐBT
ngày 26/03/1988 bằng nghị định 138/HĐBT, qui định chức năng nhiệm vụ và
tổ chức bộ máy của NHNN Việt Nam là một cơ quan của HĐBT, có chức
năng quản lý Nhà Nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng,… không
trực tiếp giao dịch tiền tệ tín dụng đối với các tổ chức và tư nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế. Vì vậy ngày 14/11/1990 Chủ tịch HĐBT có quyết định
401/CT quyết định thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Thi hành Quyết định số 401/CT và Pháp lệnh Ngân hàng – HTX Tín
dụng và Công ty Tài chính do HĐBT công bố ngày 23/05/1990, đến
26/11/1990 Thống đốc NHNN Việt Nam có Quyết định số 105/NH-QĐ quyết
định chuyển các Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực, các tỉnh,
thành phố, đặc khu, công trình trọng điểm thành các Chi nhánh ngân hàng
Đầu tư và Phát triển tỉnh, thành phố, đặc khu, công trình trọng điểm thuộc
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển tỉnh được thành lập với biên chế 44 người.
Cuối năm 1994, thực hiện Quyết định 654/TTg của Thủ tướng Chính phủ
và Thông tư Liên bộ số 100/TT-LB ngày 24/11/1994 giữa Bộ Tài chính và
NHNN, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bình Định đã thực
hiện việc bàn giao hồ sơ tài liệu, cơ sở vật chất, tiền vốn và 17 cán bộ trực
tiếp liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ cấp phát và cho vay ưu đãi vốn
NSNN cho cục Đầu tư - Phát triển tỉnh Bình Định thuộc Tổng Cục Đầu tư Phát triển. Chi nhánh còn lại 23 cán bộ công nhân viên.

Trang 6


Sau khi có Quyết định số 293/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam

về việc chuyển BIDV Việt Nam sang kinh doanh thương mại thực thụ kể từ
ngày 01/01/1995. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bình Định
đã sắp xếp lại cho phù hợp với đặc điểm, môi trường kinh doanh, biên chế
tinh gọn nhưng đủ mạnh để cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn và trong
khu vực.
Cũng từ năm 1995 đến nay hoạt động kinh doanh của Chi nhánh phát
triển không ngừng cả về qui mô hoạt động cũng như chất lượng phục vụ.
 Kể từ năm 1995 đến nay:
 Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh phát triển không ngừng cả về quy
mô hoạt động cũng như chất lượng phục vụ
 Hàng loạt các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thương mại được đưa vào
áp dụng
 Tổng tài sản tăng nhanh từ 265 tỷ vào đầu năm 1995 đến cuối năm
2000 vượt qua 1000 tỷ và cho đến nay là 5333 tỷ đồng
 Triển khai huy động tiền gửi ngắn hạn đa thị phần tiền gửi trên địa bàn
từ 25% lên 42% năm 2000 ( 561 tỷ đồng ) và 49% năm 2001 (trên 700 tỷ
đồng)
 Dư nợ tín dụng từ 200 tỷ vào đầu năm 1995 đến năm 2000 là NHTM
duy nhất trên địa bàn vượt qua mức dư nợ 1000 tỷ và năm 2011 đạt mức dư
nợ gần 5030 tỷ đồng
 Tổng huy động vốn đạt gần 3.200 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay bình
quân đạt 4.400 tỷ đồng.
 Đến nay, BIDV Bình Định đã có khoảng 61.000 khách hàng cá nhân và
gần 1.200 khách hàng là tổ chức kinh tế, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp
vừa và nhỏ, hộ kinh doanh tiểu thương.
 Lúc đầu thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh
tại Bình Định chỉ có một điểm giao dịch tại trụ sở chi nhánh đến nay đã có
thêm 5 phòng giao dịch trực thuộc và 2 quỹ tiết kiệm là:

Trang 7



 Phòng giao dịch số 1 : tại 399 Trần Hưng Đạo - TP. Quy Nhơn - Bình
Định
 Phòng giao dịch số 2 : tại 57 Tây Sơn – TP. Quy Nhơn - Bình Định
 Phòng giao dịch số 4 : tại 01 Đống Đa – TP. Quy Nhơn – Bình Định
 Phòng giao dịch Quy Nhơn : tại 197 Tăng Bạt Hổ - TP. Quy Nhơn Bình Định
 Phòng giao dịch Nguyễn Thái Học : tại 376 Nguyễn Thái Học – TP.
Quy Nhơn - Bình Định
 Quỹ tiết kiệm số 3: tại 77 Phan Bội Châu – TP. Quy Nhơn – Bình Định
 Quỹ tiết kiệm Thanh Niên trung tâm Thương Mại Quy Nhơn: tại 07 Lê
Duẩn – TP. Quy Nhơn –Bình Định
Qua 36 năm hoạt động, BIDV Bình Định đã đạt được nhiều thành tựu
đáng kể: là lá cờ đầu hệ thống NHTM trong tỉnh và hệ thống BIDV, Huân
chương lao động hạng 3, huân chương lao động hạng 2, liên tục đạt được
bằng khen của Thống đốc NHNN về thành tích xuất sắc.
• Những công trình quan trọng đã phục vụ:
- Dự án Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn : Tổng vốn đầu tư 753 tỷ
đồng.
Công suất : 66MW.
- Dự án tài trợ vốn cho ngành Bưu chính Viễn thông (63 Bưu điện
thuộc tỉnh, thành phố toàn quốc) : Tổng vốn đầu tư 549 tỷ đồng.
- Dự án BOT Cầu Đường Bình Triệu II (TP Hồ Chí Minh): Tổng vốn
đầu tư 342 tỷ đồng.
- Dự án Cầu Đường Nguyễn Tri Phương - TP Hồ Chí Minh (dự án
điểm về thực hiện chính sách kích cầu của Thủ tớng Chính phủ) : Tổng
vốn đầu tư 130 tỷ.
- Các dự án cho vay thu phí hoàn vốn Quốc lộ 3-6-14-19-51,.. với
tổng vốn tài trợ trên 200 tỷ đồng.
- Dự án Nhà máy Đường Bình Định : Tổng vốn đầu tư 144 tỷ đồng.

Công suất : 1.800 tấn mía cây/ngày.

Trang 8


- Dự án Nhà máy Bia Quy Nhơn : Tổng vốn đầu tư 107 tỷ đồng.
Công suất : 20 triệu lít /năm.
• Thành tích nổi bật nhất:


Về kết quả hoạt động kinh doanh:

- Năm 1995 Chi nhánh lần đầu tiên mở ra huy động tiền gửi ngắn hạn
TCKT và Dân cư. Đến cuối năm 2000 Chi nhánh đã đạt số dư tiền gửi tự
huy động vượt mức 500 tỷ và năm 2001 vượt qua mức huy động 700 tỷ
đồng (Thị phần tiền gửi năm 1991 là 8%, năm 1995 là 25% và năm 2001
là 49%).
- Năm 1995 là một trong những Chi nhánh đầu tiên của hệ thống
mạnh dạn thực hiện nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế. Đến nay tổng doanh
số TTQT đạt 102 triệu USD. Riêng doanh số XNK đạt 54 triệu USD,
chiếm 36% tổng kim ngạch XNK toàn tỉnh.
- Những năm 1998-1999 là Chi nhánh đi đầu trong hệ thống về tìm
kiếm đầu tư các dự án trung dài hạn thương mại sau Quyết định
13/1999/TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 43/1999/NĐ-CP
của Chính phủ. Đến nay tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn thương mại là
tỷ đồng, chiếm %/dư nợ.
- Liên tục 10 năm liền (1991-2001) Chi nhánh luôn hoàn thành vượt
mức chỉ tiêu thu nợ tín dụng theo KHNN.
- Năm 2000 là Ngân hàng duy nhất trên địa bàn vượt qua mức dư nợ
1.000 tỷ đồng. Năm 2001 đạt gần 1.500 tỷ đồng.



Thi đua khen thưởng trong những năm gần đây:

Năm 1995
+ Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định tặng Bằng khen theo Quyết định số
428/QĐ-UB Ngày 15/3/1995.
Năm 1996

Trang 9


+ UBND tỉnh Bình Định tặng cờ Thi đua xuất sắc, dẫn đầu các Ngân
hàng trên địa bàn năm 1996 theo Quyết định số 1050/QĐ-UB Ngày
7/5/1997
Năm 1997
+ Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III theo
Quyết định số 1165KT/CTN ngày 4/2/1997
+ Hội đồng Quản trị Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam tặng cờ Thi đua
xuất sắc năm 1997 theo Quyết định số 544/QĐ-TĐKT ngày 7/4/1998.
Năm 1998
+Bằng khen của Thống đốc NHNN về thành tích xuất sắc năm 1998
theo Quyết định số 34/2000/QĐ-NHNN9 ngày 21/01/2000.
Năm 1999
+ Bằng khen Thống đốc NHNN về thành tích xuất sắc 10 năm đổi
mới theo Quyết định số 116/2000/QĐ-NHNN9 ngày 07/4/2000.
+ Bằng khen Thống đốc NHNN về thành tích xuất sắc năm 1999
theo Quyết định số 117/2000/QĐ-NHNN9 ngày 07/4/2000.
+ Tập thể lao động giỏi Ngân hàng Đầu t năm 1999.
+ Bằng khen của UBND tỉnh Bình Định về thành tích xuất sắc 5 năm

( 1995-2000 ) theo Quyết định số 569/QĐ-UB ngày 07/3/2000.
Năm 2000
+ Đơn vị xuất sắc Ngành Ngân hàng Bình Định.
+ Chi nhánh xuất sắc Hệ thống NHĐT&PT Việt nam.
+ Cờ Thi đua xuất sắc Công đoàn Ngân hàng Việt nam
+ Đơn vị xuất sắc Phong trào Bảo vệ an ninh tổ Quốc tỉnh Bình định.
+ Chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên Trong sạch vững mạnh.
Năm 2001
+ Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng II theo
Quyết định số 756/2001/QĐ-CTN ngày 10/10/2001.

Trang 10


+ Chi nhánh xuất sắc Hệ thống NHĐT&PT Việt Nam thực hiện hoàn
thành kế hoạch kinh doanh 3 năm (1999-2001).
+ Chi nhánh xuất sắc Hệ thống NHĐT&PT Việt Nam.
• Qui mô hiện tại
Hiện nay chi nhánh có tất cả khoảng 141 nhân viên, 5 phòng giao dịch,
13 phòng ban và 2 quỹ tiết kiệm.
5 phòng giao dịch đó là:
STT

Tên

1

Phòng giao dịch số 1

2


Phòng giao dịch số 2

3

Phòng giao dịch Quy
Nhơn

4

Phòng giao dịch
Nguyễn Thái Học

5

Phòng giao dịch số 4

Địa chỉ
399 Trần Hưng
Đạo – Tp Quy
Nhơn
57 Tây Sơn – Tp
Quy Nhơn
197 Tăng Bạt Hổ –
Tp Quy Nhơn
378 Nguyễn Thái
Học – Tp Quy
Nhơn
01 Đống Đa – Tp
Quy Nhơn


Tel

Fax

056 3822300 056 3826119
056 3547247 056 3547248
056 3827855 056 3825168
056 3647647 056 3647647
056 3818058 056 3818062

2 quỹ tiết kiệm đó là:
STT

Tên
Điểm giao dịch

1

trung tâm thương
mại Quy Nhơn

2

Bàn tiết kiệm số 3

Địa chỉ
07 Lê Duẩn – Tp
Quy Nhơn
77 Phan Bội Châu

– Tp Quy Nhơn

Tel

Fax

056 3521688

056 3829040

056 3523618
056 3829040

• Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của BIDV Bình Định
- Chức năng: BIDV Bình Định là một doanh nghiệp nhà nước, là một
Chi nhánh của BIDV. Vì vậy, BIDV Bình Định cũng có chức năng như một
NHTM.

Trang 11


+ Huy động vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân, tổ chức tài chính
dưới nhiều hình thức khác nhau: Nhận tiền gửi có kỳ han, không kỳ hạn, phát
hành trái phiếu, tín phiếu…
+ Cho vay vốn đối với các tổ chức kinh tế: cá nhân, các tổ chức tài
chính. Đặc biệt chức năng truyền thống của Ngân hàng Đầu Tư là phục vụ
đầu tư phát triển, các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế
then chốt.
+ Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tịên ích theo
quy định.

+ Tham gia các hoạt động trên thị trường tiền tệ.
+ Thực hiện các hoạt động khác theo quy định của NHNN.
- Nhiệm vụ: Theo điều lệ của BIDV, tất cả các Chi nhánh đều có nhiệm
vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các loại hình dịch vụ ngân hàng
theo hướng đa năng tổng hợp đối với mọi thành phần kinh tế, đồng thời có
trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và BIDV.
Giới thiệu hàng hóa, dịch vụ chủ yếu của Chi nhánh BIDV Bình Định
- Ngân hàng: cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ Ngân hàng truyền
thống và hiện đại.
BIDV đã mở rất nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại với hàm
lượng công nghệ cao như BSMS, ATM, POS, Homebanking, kết nối VISA,
Westorn Union,…BIDV còn là một NHTM có thương hiệu với những sản
phẩm, dịch vụ truyền thống như cho vay đầu tư các dự án, cho vay vốn lưu
động, cho vay tiêu dùng cá nhân, các dịch vụ bảo lãnh trong nước và quốc tế,
kinh doanh ngoại tệ, thẩm định dự án, tư vấn tài chính doanh nghiệp, thanh
toán trong nước và quốc tế, các loại hình huy động vốn đa dạng như tiết kiệm,
tiết kiệm Ổ trứng vàng, tiết kiệm dự thưởng,…Sự đa dạng hóa các loại hình
sản phẩm, dịch vụ với chất lượng cao đưa BIDV Bình Định trở thành NHTM
hàng đầu trên địa bàn về công nghệ hiện đại, từ đó uy tín – thương hiệu ngày
càng được nâng cao.
Trang 12


- Chứng khoán: môi giới chứng khoán; lưu ký chứng khoán tại sàn giao
dịch chứng khoán BSC của Chi nhánh.
- Bảo hiểm: gồm bảo hiểm ô tô, xe máy, BIC-Bảo An,BIC-Bình An, BIC
- Visa Gold, An tâm bảo gia, An trí thành tài,…
BIDV đã ngày càng nâng cao được uy tín về cung ứng sản phẩm dịch vụ
ngân hàng đồng thời khẳng định gait trị thương hiệu trong lĩnh vực phục vụ
dự án, chương trình lớn của đất nước.

2.2. Bộ máy tổ chức của BIDV Bình Định
• Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV Bình Định
Ban Giám đốc

Khối quan
hệ KH

Khối quản
lý rủi ro

P. QHKH
I, II và III

P.
QLRR

Khối tác
nghiệp

Khối quản
lý nội bộ

Khối trực
thuộc

P.Quản trị
tín dụng

P.

TC - KT

Các
Phòng
Giao dịch

P.DVKH

P.Tổ chức
HC

Quỹ tiết
kiệm

P.
P. QL&DV
QL&DV
kho
kho quỹ
quỹ

P.
KH - TH

P. TTQT

P.Điện
toán

Chú thích:

Trang 13


Quan hệ trực tuyến.
Quan hệ chức năng.
Mối quan hệ giữa các Phòng trong Chi nhánh là mối quan hệ phối hợp
công tác theo quy trình nghiệp vụ và theo chức trách của từng Phòng. Mối
quan hệ giữa các Phòng thuộc Trụ sở Chi nhánh với Phòng Giao dịch/Quỹ tiết
kiệm là mối quan hệ hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ về nghiệp vụ theo chức năng
nhiệm vụ của từng đơn vị để cùng thực hiện nhiệm vụ chung.
Giám đốc Chi nhánh sẽ quy định cụ thể quy trình phối hợp giữa các
phòng và đơn vị trực thuộc phù hợp với Quy chế điều hành của Giám đốc và
tình hình thực tế tại Chi nhánh.
2.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
- Ban Giám đốc: Bao gồm Giám đốc và ba Phó giám đốc.
+ Giám đốc: Phụ trách chung các phòng ban trong công ty, điều hành
mọi hoạt động kinh doanh, ký duyệt các loại văn bản giấy tờ của công ty,
đồng thời chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh tại công ty.
+ Phó giám đốc: Tham mưu giúp viêc cho giám đốc và trực tiếp quản
lý hoạt động kinh doanh của công ty. Giải quyết công việc khi giám đốc đi
- Phòng Tổ chức hành chính: Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc
Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức – nhân sự và phát triển
nguồn nhân lực, những biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất
kỹ thuật tại Chi nhánh. Thực hện công tác văn thư theo quy định. Quản lý, sử
dụng con dấu của Chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và BIDV.
- Phòng Kế hoạch tổng hợp: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế
hoạch – tổng hợp. Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh
doanh. Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh. Theo dõi tình hình thực hiện
kế hoạch kinh doanh. Giúp việc Giám đốc Chi nhánh quản lý, đánh giá tổng
thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Công tác về nguồn vốn và các

nhiệm vụ khác.
- Phòng Quan hệ khách hàng

Trang 14


+ Phòng Quan hệ khách hàng 1: Có chức năng chủ yếu phục vụ cho
đối tượng khách hàng doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực sản xuất, có quy mô
lớn, dự án lớn. Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp
tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng. Trực tiếp đề xuất hạn
mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng. Theo dõi, quản lý tình hình hoạt
động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản
đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi. Phân loại, rà soát phát
hiện rủi ro, và các nhiệm vụ khác có liên quan.
+ Phòng Quan hệ khách hàng 2: Có chức năng chủ yếu phục vụ cho
đối tượng khách hàng doanh nghiệp chuyên về kinh doanh thương mại, xuất
nhập khẩu. Nhiệm vụ chính của Phòng quan hệ khách hàng 2 tương tự như
nhiệm vụ chính của Phòng quan hệ khách hàng 1 nói trên.
+ Phòng Quan hệ khách hàng 3: Có chức năng chủ yếu phục vụ cho
đối tượng khách hàng cá nhân. Nhiệm vụ chính của Phòng quan hệ khách
hàng 3 như sau: Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách
hàng cá nhân, Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing
tổng thể cho từng nhóm sản phẩm, Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản
phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV.
Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân, Tư vấn cho
khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ, Triển khai thực hiện kế
hoạch bán hàng, Chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần
của Chi nhánh, tối ưu hoá doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận, phù hợp
với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng.
- Phòng Dịch vụ khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch

với khách hàng, thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch
phát sinh theo quy định của Nhà nước và của BIDV; phát hiện, báo cáo và xử
lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp.
Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch.
- Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị
cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và

Trang 15


của Chi nhánh. Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả
phân loại nợ của Phòng Quan hệ khách hàng theo đúng các quy định của
BIDV; gửi kết quả cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có
thẩm quyền quyết định. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác
nghiệp của Phòng; tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao
dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp
đồng tín dụng.
- Phòng Quản lý rủi ro: Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát
triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Quản lý, giám sát, phân tích,
đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh. Đầu mối
nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức,
cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng.
Thực hiện việc xử lý nợ xấu. Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện
pháp quản lý rủi ro tín dụng. Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp, công tác
phòng chống rửa tiền, công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO, công tác
kiểm tra nội bộ.
- Phòng Thanh toán quốc tế: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao
dịch tài trợ thương mại với khách hàng. Phối hợp với các phòng liên quan để
tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài
trợ thương mại. Chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp

tác kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh.
- Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về
quản lý kho và xuất/nhập quỹ. Chịu trách nhiệm: Đề xuất, tham mưu với
Giám đốc Chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và
an ninh tiền tệ, phát triển các dịch vụ về kho quỹ. Và một số nhiệm vụ khác.
- Phòng Kế toán tài chính: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế
toán chi tiết, kế toán tổng hợp, thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động
tài chính kế toán của Chi nhánh, thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài
chính. Đề xuất tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thực
hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản,

Trang 16


định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng
chế độ.
- Phòng Điện toán: Tổ chức vận hành hệ thống công nghệ thông tin,
hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng, các đơn vị trực thuộc Chi
nhánh, các cán bộ trực tiếp sử dụng để vận hành thành thạo, tham mưu, đề
xuất với giám đốc chi nhánh về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, về
những vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin tại Chi nhánh và những vấn
đề cần kiến nghị với BIDV.
- Phòng Giao dịch/Quỹ tiết kiệm: cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng cho khách hàng, xử lý các nghiệp vụ phát sinh trong giao dịch với khách
hàng. Tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh của đơn vị theo qui định của
pháp luật, BIDV và chi nhánh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Đề xuất kiến
nghị các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chính trị, của chi
nhánh hoặc của toàn hệ thống BIDV.
2.4. Tình hình hoạt động của BIDV Bình Định (2010 – 2012)
2.4.1. Tình hình huy động vốn

Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho sự phát triển của nền kinh tế thì việc
tạo lập vốn là vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Trong đó, vốn tự có của các NHTM tham gia vào nguồn vốn cho vay chỉ
chiếm một tỷ lệ nhỏ, mà nguồn vốn chủ yếu để cấp tín dụng vào nền kinh tế là
nguồn vốn huy động, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn.
Huy động vốn là hoạt động tạo vốn cho ngân hàng, đóng vai trò
quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của ngân hàng.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của BIDV Bình Định
(2010-2012)
(ĐVT: Tỷ đồng)
STT

Chỉ tiêu
1 Huy động vốn cuối kỳ
- Từ tổ chức kinh tế

Năm

Năm

Năm

2010

2011

2012

KH
2.200

1.435

TH
2.430
1.580

KH
3.100
1.950

TH
3.200
2.000

KH
4.700
3.200

TH
4.800
3.240

Trang 17


- Dân cư (cá nhân, hộ
gia đình)
2 Huy động vốn bình
quân


765

850

1.150

1.200

1.500

1.560

2.100

2.270

2.500

2.590

3.750

3.880

3 Huy động vốn VND

2.260

3.008


4.608

(Nguồn: Phòng KH – TH)

Qua số liệu trên cho thấy, tổng vốn huy động bình quân tăng dần qua các
năm. Đây là biểu hiện tốt mà chi nhánh cần phát huy.
Năm 2011, tình hình huy động vốn của chi nhánh được cụ thể như sau:
- Huy động vốn cuối kỳ: đạt 103% KH, tăng 31,7% (770 tỷ đồng) so với
năm 2010. Trong đó,
+ Huy động vốn từ tổ chức kinh tế: tăng 26,6%(420 tỷ đồng) so với
năm 2010, chiếm 62,5% tổng vốn huy động.
+ Huy động vốn dân cư: tăng 44,2% (350 tỷ đồng) so với năm 2010,
chiếm 37,6% tổng vốn huy động.
- Huy động vốn bình quân: đạt 114,1% KH, tăng 14,1% (320 tỷ đồng) so
với năm 2010.
- Ngoài ra ngân hàng còn huy động vốn bằng VND: tăng 21% (748 tỷ
đồng) so với năm 2010, chiếm 94% tổng vốn huy động.
Bước sang năm 2012, tình hình huy động vốn của Chi nhánh đã có sự
chuyển biến tốt, cụ thể như sau:
- Huy động vốn cuối kỳ: đạt 102% KH, tăng 50% (1.600 tỷ đồng) so với
năm 2011. Trong đó,
+ Huy động từ tổ chức kinh tế: tăng 62% (1.240 tỷ đồng) so với năm
2011, chiếm 67,5% tổng vốn huy động.
+ Huy động vốn dân cư: tăng 30% (360 tỷ đồng) so với năm 2011,
chiếm 32,5% tổng vốn huy động.
- Huy động vốn bình quân: đạt 149,8% KH, tăng 49,8% (1.290 tỷ đồng)
so với năm 2011.
- Ngoài ra ngân hàng còn huy động vốn bằng VND: tăng 53,2% (1.600 tỷ
đồng) so với năm 2011, chiếm 96% tổng vốn huy động.
Trang 18



Nhìn chung tình hình huy động vốn của Chi nhánh ngày càng có những
chuyển biến tốt, Chi nhánh đã huy động vốn được từ nhiều nguồn. Điều này
chứng tỏ Chi nhánh đang làm ăn ngày càng có hiệu quả và thu hút nhiều
nguồn đầu tư, đặc biệt là từ phía các tổ chức kinh tế. Kết quả này đạt được là
nhờ vào sự nổ lực từ phía Chi nhánh. Chi nhánh đã khai thác được từ những
nguồn đầu tư lớn, tìm kiếm những khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó còn có
công tác tổ chức đội ngũ cán bộ chuyên trách đạt hiệu quả cao, công tác cán
bộ tín dụng có chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao.
2.4.2. Tình hình sử dụng vốn
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ tín dụng của BIDV Bình Định(2010 – 2012)
(ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Ngắn hạn

2.623

3.320

3.179


Trung, dài hạn

1.677

1.710

2.601

4.300

5.030

Tổng

5.780

(Nguồn: Phòng KH – TH)

Qua bảng số liệu ta thấy hoạt động tín dụng có nhiều dấu hiệu tốt, dư nợ
tín dụng tăng trưởng ổn định. Ta thấy tình hình dư nợ tín dụng của Chi nhánh
được cụ thể như sau:
Năm 2011 tình hình dư nợ đã tăng 17% (730 tỷ) so với năm 2010, năm
2012 tăng 15% (750 tỷ) so với năm 2011. Hoạt động tín dụng năm 2012 bắt
đầu tăng trưởng chậm hơn so với năm 2011. Điều này là do tình hình cạnh
tranh về tín dụng trên địa bàn rất khốc liệt, các ngân hàng sẵn sàng giảm lãi
suất cho vay bằng mọi giá để tranh giành khách hàng. Do vậy, chênh lệch từ
tín dụng cũng bị thu hẹp dần. Nguy cơ phát sinh rủi ro do ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính đối với các ngành may mặc, giày da, dăm gỗ, phân
bón, titan, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tư nhân. Thu nợ ngoại bảng vẫn gặp rất
nhiều khó khăn.


Trang 19


2.4.3. Tình hình cung ứng dịch vụ
Trong bối cảnh hiện nay khi mà các nghiệp vụ truyền thống của ngân
hàng như huy động vốn, tín dụng ngày càng phải chịu sức ép cạnh tranh từ rất
nhiều phía cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học – kỹ thuật, các
ngân hàng ngày càng quan tâm hơn đến việc mở rộng, đa dạng hóa các loại
hình sản phẩm, sẵn sàng cung ứng những dịch vụ ngân hàng mới. Đây là một
chiến lược quan trọng được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của nền kinh tế cũng như tăng thêm thu nhập từ dịch vụ đồng thời đa dạng
hóa hoạt động của ngân hàng. Cụ thể, năm 2011 thu dịch vụ ròng là 56 tỷ
đồng, tăng 112% so với kế hoạch đặt ra, và tăng 43,6% (17 tỷ đồng) so với
năm 2010. Bước sang năm 2012, thu dịch vụ ròng là 61 tỷ đồng, tăng 103,4%
so với kế hoạch đặt ra và tăng 8.9% (5 tỷ) so với năm 2011.
Biểu đồ 2.1: Tình hình cung ứng dịch vụ của BIDV Bình Định

Nhìn vào đồ thị ta thấy thu dịch vụ ròng hàng năm đều tăng cao. Để đạt
được điều này là nhờ vào các dịch vụ truyền thống của BIDV Bình Định luôn
chiếm ưu thế trên địa bàn với chất lượng ổn định và nâng cao: thanh toán
quốc tế, thanh toán trong nước, tài trợ thương mại, các sản phẩm phái sinh tài

Trang 20


chính, phái sinh lãi suất, dịch vụ bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, trả lương qua tài
khoản, thanh toán hóa đơn tiền điện, điện thoại, truyền hình cáp,…
Bên cạnh đó BIDV Bình Định đã triển khai mạnh mẽ các sản phẩm
dịch vụ hiện đại như: dịch vụ ATM, VISA, Bảo hiểm BIC, WU, các dịch vụ

ngân hàng qua Internet, qua điện thoại như VnTopup, VnMart, DirecBanking,
HomeBanking, ….
2.4.4. Kết quả hoạt động trong 3 năm gần đây
Trong thời gian qua, tình hình kinh tế có những chuyển biến phức tạp,
ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Bên
cạnh đó, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các TCTD trên địa bàn cũng là
mối quan tâm của ban lãnh đạo BIDV Bình Định. Tuy nhiên, hoạt động kinh
doanh của Chi nhánh vẫn tiếp tục duy trì ổn định. Kết quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3 : Tình hình tài chính của BIDV Bình Định (2010- 2012)
(ĐVT: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu

Năm 2010
KH
TH

Lợi nhuận trước

84

86

100

120

Năm 2012
KH
TH

141

155

0,596 0,610 0,676 0,811 0,892

0,981

thuế
Lợi nhuận trước
thuế b/q đầu

Năm 2011
KH
TH

người
(Nguồn: Phòng KH – TH)

Năm 2011, lợi nhuận trước thuế đạt 120% so với kế hoạch và tăng 39,5%
(34 tỷ) so với năm 2010. Lợi nhuận sau thuế bình quân đầu người tăng 0,201
tỷ đồng và vượt kế hoạch 120%.
Bước sang năm 2012, lợi nhuận trước thuế đạt 110% so với kế hoạch và
tăng 29,2% (35 tỷ) so với năm 2012. Lợi nhuận sau thuế bình quân đầu người
tăng 0,17 tỷ đồng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế nhanh

Trang 21


hơn so với số lao động nên đã làm cho lợi nhuận bình quân đầu người tăng

lên.
Ta thấy lợi nhuận trước thuế đạt cao và tăng trưởng mạnh qua các năm.
Quan trọng là cơ cấu nguồn thu đã chuyển dịch theo hướng tích cực. Cụ thể tỷ
trọng thu từ tín dụng và huy động giảm nhưng tỷ trọng thu dịch vụ ròng trong
lợi nhuận trước thuế tăng cao. Vì thế nên BIDV Bình Định là chi nhánh có
LNTT cao trong hệ thống BIDV và là ngân hàng có LNTT cao trong hệ thống
các ngân hàng trên địa bàn Bình Định.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ VỐN LƯU ĐỘNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI BIDV BÌNH
ĐỊNH
2.1. Một số quy định về tín dụng tài trợ vốn lưu động đối với doanh
nghiệp xuất nhập khẩu
2.1.1. Đối tượng cho vay:
Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty TNHH, công ty cổ phần,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty hợp doanh, các tổ chức khác
có đủ điều kiện theo qui định pháp luật hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu.
BIDV cho vay đối với các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, đầu tư phát triển trừ những nhu cầu vốn sau:
• Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp
luật cấm mua bán chuyển nhượng, chuyển đổi.
• Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật
cấm.
• Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp
luật cấm.
2.1.2. Các điều kiện vay vốn:
Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của Pháp luật.
Trang 22



Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ (gốc và lãi) cho Ngân hàng trong
thời hạn cam kết.
Có phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả kèm
theo phương án trả nợ khả thi phù hợp với quy định của pháp luật.
Thực hiện đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của Chính phủ, hướng
dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của BIDV.
BIDV có thể yêu cầu khách hàng phải có mức vốn nhất định để tham gia
vào phương án xin vay vốn của mình.
2.1.3. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động cho vay
• Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng.
- Đảm bảo tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của người di vay
- Đảm bảo vốn vay vận động đúng hướng, phù hợp với mục tiêu và yêu
cầu về phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn cụ thể.
• Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi vay theo đúng
thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Đảm bảo khả năng thanh toán chi trả cho các ngân hàng thương mại và
góp phần ổn định nguồn thu của ngân hàng.
2.1.4. Hình thức gửi, rút tiền:
Quý khách hàng có thể lựa chọn hình thức vay vốn phù hợp nhất cho
mình:
• Cho vay ngắn hạn theo món: Mỗi lần vay vốn, khách hàng và BIDV
thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
• Cho vay ngắn hạn theo hạn mức: BIDV và khách hàng xác định và thoả
thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
• Các phương thức cho vay khác: BIDV cho khách hàng vay vốn thao
các hình thức khác mà pháp luật không cấm.
2.1.5. Lãi suất và thời hạn cho vay:

Trang 23


Thời hạn cho vay tuỳ thuộc vào nhu cầu khách hàng và kết quả thẩm
định của CBTD.
Lãi suất cho vay được xác đinh dựa trên biểu lãi suất cho vay của
BIDV. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, lãi suất sẽ được xác định trên cơ sở thoả
thuận giữa Ngân hàng và khách hàng.
2.1.6. Tài sản đảm bảo khoản vay:
Quý khách hàng có thể sử dụng chính tài sản hình thành từ vốn vay để
cầm cố, thế chấp. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3 cũng được coi như tài
sản đảm bảo.
Các tài sản đảm bảo khác:
• Bất động sản (nhà, đất…)
• Động sản (hàng hoá, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…)
• Giấy tờ có giá khác.
2.1.7. Hồ sơ vay vốn


Hồ sơ pháp lý

Các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của
khách hàng, bao gồm bản sao có công chứng các giấy tờ sau (Bản sao công
chứng nhà nước):


Quyết định thành

lập (nếu có);



Giấy đăng ký kinh

doanh;


Giấy

phép

hành

Giấy

phép

kinh

nghề (nếu có);

doanh xuất nhập khẩu trực tiếp (nếu có);

Trang 24




Điều lệ hoạt động

(nếu có);



Quyết

định

bổ

nhiệm người điều hành, kế toán trưởng;


Giấy chứng nhận

phần góp vốn của từng thành viên (đối với khách hàng hoạt động theo luật
DN).


Giấy phép đầu tư và

Hợp đồng liên doanh (đối với doanh nghiệp liên doanh) hoặc hợp đồng hợp
tác kinh doanh.


Biên bản họp của

Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần, công ty liên doanh…) hoặc văn
bản uỷ quyền của các thành viên góp vốn (đối với Công ty TNHH, Công ty
hợp danh …) về việc uỷ quyền người đại diện hợp pháp thực hiện các quan hệ
giao dịch với BIDV: vay nợ, cầm cố, thế chấp… (nội dung uỷ quyền phải ghi
rõ ràng, cụ thể).



Có vốn điều lệ theo

qui định.


CMND của người

đại diện vay vốn.


Đăng ký mã số thuế



Các văn bản khác

theo quy định của pháp luật (nếu có)


Hồ sơ khoản vay:
Hồ sơ, Phương án vay vốn, trong đó nêu rõ:

• Đơn đề nghị vay vốn;
• Mục đích sử dụng vốn vay;
• Giải trình hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh;

Trang 25



×