Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Thơ Nôm trào phúng luật Đường cuối thế kỷ XIX trên tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.83 KB, 76 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong diễn trình của văn học Việt Nam, văn học trào phúng có một truyền
thống phát triển gắn với lịch sử văn hóa, văn học dân tộc. Cảm hứng trào phúng đã
xuất hiện khá sớm trong môi trường sáng tác dân gian nhưng để trở thành dòng văn
học trào phúng với những đặc điểm hồn bị thì phải đến hai giai đoạn hạ kì của văn
học trung đại, đặc biệt là giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Với những tác gia lớn như
Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Tú Quỳ, Học Lạc, Nhiêu Tâm..., những sáng tác
của họ đã đưa dòng văn học trào phúng phát triển mạnh mẽ.
Trong sự phát triển của văn hóa nói chung, văn học nghệ thuật nói riêng, thơ
ca trào phúng góp phần quan trọng làm phong phú thêm cho đời sống văn hóa tinh
thần. Một đặc điểm nổi bật là thơ ca trào phúng vừa là tiếng cười sảng khoái, vừa
như một mũi tên đâm thẳng vào những thói hư tật xấu ở đời, lên án những bất cơng,
những suy thối của xã hội để từ đó thức tỉnh những nhân tố tích cực, đẩy lùi cái
xấu, ươm mầm cho cái tốt. Trong một xã hội mà sự xuống cấp đang là một nguy cơ
thì văn thơ trào phúng đả kích càng có tác dụng.
Trong dịng văn học viết trung đại, từ hơn chín thế kỷ trở về trước (từ thế kỷ X
đến nửa đầu thế kỷ XIX), thơ ca trào phúng đã xuất hiện và phát triển ở những mức
độ khác nhau, gắn liền với tên tuổi của nhiều tác giả, tiêu biểu như Nguyễn Trãi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ… Bước sang giai đoạn
nửa cuối thế kỷ XIX, thơ ca trào phúng phát triển nở rộ, có sự vượt trội trên tất cả
các bình diện như số lượng tác giả, tác phẩm, đối tượng trào phúng. Với niềm say
mê những đặc sắc mà dịng thơ Nơm trào phúng cuối thế kỷ XIX mang lại, chúng
tơi tiếp tục đi sâu tìm hiểu thêm những giá trị văn học, văn hố của dịng thơ ca đặc
biệt này. Ngồi ra, để nhận định đúng những đóng góp của thơ ca trào phúng đối
với tiến trình hiện đại hóa văn học, chúng tơi chọn đề tài: Thơ Nôm trào phúng
luật Đường cuối thế kỷ XIX trên tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam để
thực hiện khố luận tốt nghiệp của mình.

1



2. Lịch sử vấn đề
Căn cứ vào những tài liệu tham khảo đã thu thập được, chúng tôi nhận thấy,
văn học trào phúng Việt Nam nói chung và thơ Nơm trào phúng nói riêng đã thu hút
được sự quan tâm của khá nhiều nhà nghiên cứu văn học. Cho đến nay, một số cơng
trình nghiên cứu về thơ Nơm trào phúng Việt Nam đã được công bố, xuất bản.
Song, trong số ấy chưa có một cơng trình hay tài liệu nào nghiên cứu chuyên biệt về
thơ Nôm trào phúng luật Đường cuối thế kỷ XIX trong mối quan hệ với tiến trình
hiện đại hóa văn học Việt Nam.
Các nguồn tư liệu được chúng tôi quan tâm chủ yếu là các giáo trình của nhóm
Lê Q Đơn, nhóm Văn Sử Địa... giới thiệu hoặc tìm hiểu về từng tác giả, từng hiện
tượng thơ văn trào phúng cụ thể, chuyên biệt. Với những mức độ và phạm vi khác
nhau, các cơng trình này quan tâm đến việc khảo cứu, tập hợp, giới thiệu về một
giai đoạn, một thời kỳ hoặc về toàn bộ văn học trào phúng Việt Nam nói chung, từ
văn học dân gian đến văn học viết hiện đại.
Cơng trình đầu tiên là Văn học trào phúng Việt Nam của Văn Tân, được in lần
đầu vào năm 1958. Cuốn sách gồm 9 chương viết văn văn học trào phúng từ thế kỷ
XVIII đến 1958. Từ chương I đến chương VIII, tác giả đi vào tìm hiểu ý nghĩa và
giá trị trào phúng của các hiện tượng văn học tiêu biểu như truyện Trạng Quỳnh,
trạng Lợn, thơ Hồ Xuân Hương, thơ văn Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tú Mỡ, Đồ
Phồn, Văn học trào phúng thời kỳ Pháp thuộc, trong kháng chiến và từ ngày hịa
bình lập lại. Ở chương IX, trong phần Kết luận, tác giả đã nêu những nhận xét và
đánh giá khái quát, khẳng định sự đa dạng, muôn màu nghìn vẻ nhưng lại có tính
thống nhất của văn học trào phúng từ xưa đến nay, từ văn học dân gian đến văn học
thành văn.
Năm 1974, cuốn Thơ văn trào phúng Việt Nam của Vũ Ngọc Khánh được
công bố, là một cơng trình có độ dày hơn năm trăm trang, chủ yếu tập hợp các tác
phẩm trào phúng từ thế kỷ XIII đến 1945, mà tác giả gọi là thơ văn trào phúng nhà
nho, với đủ các thể loại văn học.
Hai mươi năm sau khi cơng trình của Vũ Ngọc Khánh xuất bản, năm 1994,

Bùi Quang Huy đã biên soạn và giới thiệu Tuyển tập Thơ ca trào phúng Việt Nam.
2


Với nhiều tác phẩm ca dao dân ca và vè trào phúng được lựa chọn từ kho tàng thơ
ca dân gian, cùng với hơn bốn trăm bài thơ trào phúng, đây cũng là một tư liệu tham
khảo rất có giá trị về văn học trào phúng, đặc biệt là thơ trào phúng Việt Nam.
Sau Thơ văn trào phúng Việt Nam, Vũ Ngọc Khánh đã cơng bố tiếp chun
luận Hành trình vào xứ sở cười (1996). Với mục đích giúp cho mọi người có cái
nhìn văn thơ trào phúng Việt Nam trên cả hai bình diện khơng gian và thời gian, tác
giả đã kết cấu cuốn sách thành hai phần. Khảo sát một cách khá cụ thể các dạng
thức trào phúng khác nhau. Đây là một trong những cơng trình chun sâu nghiên
cứu kĩ về tiếng cười trong văn hoá Việt Nam.
Có một số tác giả bắt đầu bằng việc đi vào nghiên cứu một hiện tượng văn học
trào phúng cụ thể, nhưng có quan tâm đến tình hình phát triển của thơ trào phúng
Việt Nam nói chung nhằm tạo ″diện″ cho việc đi vào ″điểm″. Tiêu biểu nhất cho
hướng nghiên cứu này là Ngô Gia Võ với luận án tiến sĩ Hồ Xn Hương với dịng
thơ Nơm Đường luật trào phúng [98], công bố năm 2002. Với việc nghiên cứu có
tính hệ thống, tác giả luận án đã sơ bộ chỉ ra sự phát triển tiếp nối về thơ trào phúng
từ Nguyễn Trãi đến Hồ Xuân Hương, xác định những đặc điểm riêng biệt và vị trí
của Hồ Xuân Hương trong dịng thơ Nơm Đường luật tào phúng Việt Nam thời
trung đại. Phần cuối luận án, tác giả còn dành hơn 140 trang phụ lục để thống kê
các bài thơ Nôm Đường luật trào phúng trong Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm
thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập. Đây là một việc làm khá công phu, song theo
chúng tơi, có nhiều bài chưa hẳn là thơ trào phúng cũng đã được tác giả đưa vào.
Với việc nghiên cứu có tính hệ thống, tác giả Nguyễn Thị Mai trong Thơ Nôm
trào phúng Việt Nam thời trung đại (Quá trình phát triển và những đặc điểm thể
loại) (Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn) đã sơ bộ chỉ ra sự phát triển tiếp nối về thơ trào
phúng từ Nguyễn Trãi đến Hồ Xuân Hương, xác định những đặc điểm riêng biệt và
vị trí của Hồ Xn Hương trong dịng thơ Nôm Đường luật trào phúng Việt Nam

thời trung đại. Trong phần phụ lục, tác giả còn dành 22 trang để thống kê các bài
thơ Nôm Đường luật trào phúng trong Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập
và Bạch Vân quốc âm thi tập.

3


Như vậy, văn học trào phúng đã được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm nhưng
chủ yếu tập trung ở những hiện tượng, những tác giả trào phúng riêng lẻ. Trong đó,
Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương được chú ý nhiều hơn cả.
Việc tìm hiểu về tồn bộ văn học trào phúng hoặc thơ trào phúng cũng đã
được đặt ra ở một số cơng trình. Tuy nhiên, trong các cơng trình này, phần chủ yếu
vẫn là cung cấp tư liệu về những tác gải, tác phẩm cụ thể. Phần chuyên luận về văn
học trào phúng hoặc thơ trào phúng trong sự phát triển tiếp nối và những đặc điểm
cơ bản của nó hầu như vẫn chưa được giải quyết một cách thỏa đáng. Đây thực sự
là một lĩnh vực cần có sựu gia cơng nhiều hơn nữa.
Nhìn chung, qua đánh giá sơ bộ, chúng tôi nhận thấy đây là một vấn đề hấp
dẫn và có một lịch trình nghiên cứu cụ thể với nhiều tác giả khác nhau. Tuy nhiên,
nhìn từ góc độ hiện đại hố văn học, vấn đề vẫn chưa được giải quyết một cách cơ
bản và hệ thống. Từ thực tế đó, trong khố luận này, việc tìm hiểu thơ ca trào phúng
thời trung đại gắn liền với những tiền đề chuẩn bị cho quá trình hiện đại hoá văn
học ở giai đoạn sau của chúng tôi là một sự tiếp bước, một công việc mang tính
tổng thuật và qua đó sẽ giải quyết một số vấn đề cụ thể hơn về thơ trào phúng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu những đóng góp cả về mặt nội dung và hình thức của
thơ Nôm trào phúng luật Đường cuối thế kỷ XIX đối với tiến trình hiện đại hóa văn
học Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu, quả thật nhiều nhà nghiên cứu đều có chung cái nhìn

ban đầu về những nét đặc sắc của thơ Nôm trào phúng thời kỳ này. Tuy nhiên, với
phạm vi của một khóa luận, chúng tơi khơng có tham vọng khảo sát tồn bộ hệ
thống văn bản thơ Nôm thời trung đại. Tác giả khố luận chỉ tập trung tìm hiểu hệ
thống thơ Nơm trào phúng luật Đường cuối thế kỷ XIX, một thể loại đặc sắc nhất
của thơ Nôm trào phúng trung đại.

4


Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung khảo sát các tác phẩm thơ Nôm
trào phúng luật Đường của một số tác gia văn học ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX như
Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Học Lạc, Nhiêu Tâm, Tú Quỳ, Nguyễn Quý Tân...
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thống kê, mô tả
Chúng tôi tiến hành liệt kê, thống kê, tổng hợp dẫn chứng, số liệu trong những
tác phẩm tiêu biểu và các tài liệu nghiên cứu có liên quan để dẫn chứng cho phù
hợp với nội dung của đề tài.
4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Để vấn đề nghiên cứu có tính thuyết phục, so sánh là phương pháp khơng thể
thiếu trong q trình nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành so sánh thơ Nôm trào phúng
luật Đường cuối thế kỷ XIX với một số giai đoạn trước và sau nó. Qua đó, thấy
được những đóng góp mới mẻ của thơ Nơm trào phúng luật Đường cuối thế kỷ XIX
trên tiến trình hiện đại hố văn học Việt Nam.
4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp và khái qt hố
Trong q trình nghiên cứu đề tài, chúng tơi sử dụng phương pháp để tìm
hiểu, đánh giá những đóng góp của thơ Nơm trào phúng luật Đường. Ngồi ra, từ
những cơ sở khoa học có được, chúng tơi sẽ tiến hành khái quát hoá thành các luận
điểm khoa học để minh chứng cho quan điểm nghiên cứu của mình.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận được

chia thành 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Một số vấn đề tổng quan của đề tài
Chương 2. Những đóng góp về nội dung của thơ Nơm trào phúng luật Đường
cuối thế kỷ XIX trên tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam
Chương 3. Những đóng góp về hình thức của thơ Nơm trào phúng luật Đường
cuối thế kỷ XIX trên tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam

5


Chương 1.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỔNG QUAN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX
1.1.1. Bối cảnh lịch sử
Trong điều kiện bối cảnh xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, sự xâm lược
của thực dân Pháp là một biến cố quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với sự
vận động của văn học giai đoạn này. Nó đã đánh dấu một bước ngoặt lớn của lịch
sử dân tộc, kéo theo những xáo trộn, những thay đổi toàn diện trên mọi lĩnh vực đời
sống, trong đó có văn học.
Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân ta đấu tranh chống Pháp
quyết liệt. Giai cấp phong kiến lúc đầu còn chống đối nhưng ngày càng yếu ớt và
cuối cùng thì nhượng bộ, thỏa hiệp, đầu hàng thực dân Pháp. Sau năm 1862, triều
đình khơng cịn vai trị gì trong cuộc kháng chiến chống Pháp nữa, trái lại nó có
hành động tiêu cực, như điều các tướng lĩnh cầm đầu nghĩa quân đi khắp nơi khác
để cho phong trào kháng chiến tan rã, tăng cường bóc lột nhân dân nặng hơn để bồi
thường chiến phí...
Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của nơng
dân chống triều đình phong kiến đầu hàng và chống Pháp xâm lược. Phong trào đấu
tranh yêu nước của các sĩ phu, các lãnh binh đã lãnh đạo nhân dân chống Pháp dưới
ngọn cờ Cần Vương cũng nổ ra rầm rộ. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như Phan

Đình Phùng, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân, Nguyễn Thiện Thuật, Hồng Hoa
Thám...
Phong trào chống Pháp tuy sơi nổi, đều khắp nhưng khơng có lực lượng hậu
thuẫn làm nịng cốt nên cuối cùng phong trào đấu tranh chống Pháp bị thất bại. Mặc
dù thất bại nhưng cũng chứng tỏ được tinh thần yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng
cảm của nhân dân, khẳng định phong trào đấu tranh mang tính nhân dân sâu sắc. Có
thể nói đây là giai đoạn lịch sử đau thương mà hùng tráng của dân tộc, nhiều hy
sinh mất mát nhưng rất tự hào, giai đoạn khổ nhục nhưng vĩ đại.
1.2.2. Bối cảnh văn hóa
6


Hệ thống giáo dục cũ triều đình vẫn tơn sùng là Nho học, xem Nho giáo là
công cụ để thống trị xã hội. Khổng, Mạnh, Trình, Chu... được xem là những vị
thánh. Sách vở của họ là thiên kinh địa nghĩa. Học trò đi thi chỉ học thuộc lòng một
số câu, đoạn trong sách vở, vào trường thi thấy chỗ nào thích hợp thì chế biến lại.
Tình trạng bảo thủ, nệ cổ đến mức kỳ quặc không tưởng tượng được.
Tự Đức vẫn có tiếng là một ơng vua hay chữ, thỉnh thoảng có ra những đầu đề
chế sách hoặc đối sách về các vấn đề trước mắt cho những người dự kỳ thi đình,
hoặc những nhà khoa bảng danh vọng để họ phát biểu ý kiến . Kết quả cũng chẳng
đi đến đâu. Những người đi thi và những người được hỏi ý kiến chỉ biết nói theo
sách cổ, dẫn lại tích xưa, hoặc tán tụng chiều theo ý vua. Cá biệt lắm mới có một
đơi người dám nói thẳng ít nhiều suy nghĩ của mình. Cịn bản thân Tự Đức thì có
nêu ra vấn đề, nhưng cũng khơng biết giải quyết ra sao. Ngay việc cấp bách nhất lúc
bấy giờ là việc chống giặc cứu nước, đòi hỏi phải có những suy nghĩ sâu sắc, thực
tế, kịp thời, phải có tầm nhìn xa, trơng rộng thì những bậc tai mắt trong triều như
Trương Đăng Quế, Phan Thanh Giản... cũng chỉ luẩn quẩn với mấy câu chuyện cũ
trong sử sách Trung Quốc để thuyết minh cho chủ trương của họ.
Trong các vùng bị chiếm ở Nam Bộ, thực dân Pháp mở trường thông ngôn để
mở trường tay sai, mở trường Pháp – Việt cho trẻ em, về sau mở thêm một trường

tiểu học và trung học cho cả trẻ em và người lớn. Để phục vụ cơng cuộc tìm hiểu
thuộc địa, chúng mở văn phòng trung ương An Nam và Cơ quan bản xứ sự vụ.
Chúng cho in và phát hành rộng rãi tờ Gia Định báo để phổ biến chính sách cai trị
của chúng. Mưu toan cơ lập sĩ phu yêu nước với đông đảo quần chúng nhân dân,
chúng định thay thế triệt để chữ Hán bằng chữ quốc ngữ theo mẫu tự La Tinh...
Nhưng nói chung những việc làm của chúng không được nhân dân ta chấp nhận. Ý
định thay thế chữ Hán bằng chữ quốc ngữ theo mẫu tự La Tinh bị phản ứng gay gắt,
nên cuối cùng để mua chuộc sĩ phu và nhân dân, chúng phải tổ chức lại việc học
chữ Hán, duy trì các trường Hán học và định lại các kỳ thi... Trong đời sống văn
hóa tư tưởng của giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, sự kiện đáng chú ý hơn cả có lẽ là
những chủ trương cải cách xã hội của một số sĩ phu cấp tiến, có dịp ra nước ngồi,
tiếp xúc trực tiếp với văn hóa phương Tây, hoặc đọc sách vở của phương Tây.
7


Từ những năm đầu thế kỷ XIX khuynh hướng này đã xuất hiện với những
người như Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, nhưng đến khoảng giữa thế kỷ mới biểu
hiện rõ với một loạt đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch...
Đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ bao gồm nhiều mặt về nông nghiệp, công
nghiệp, thương nghiệp, tài chính, quân sự, nội trị, ngoại giao, giáo dục, văn hóa, xã
hội. Tinh thần chung trong những đề nghị cải cách của ông là phản đối thái độ phục
cổ, chú trọng thực tiễn và khoa học kỹ thuật. Riêng những chủ trương về văn hóa ,
giáo dục của ơng có ý nghĩa tiến bộ đặc biệt. Nguyễn Trường Tộ đả kích kịch liệt
lối học từ chương, hư văn đương thời. Ơng nhấn mạnh học thực dụng thì kết quả sẽ
thực dụng, học hư hèn thì kết quả sẽ phải hư hèn. Ông nhấn mạnh đến tinh thần dân
tộc trong công tác giáo dục, và đề nghị ra một thứ văn tự ‘quốc âm chữ Hán” để mọi
người học cho nhanh. Nguyễn Trường Tộ say sưa với những đề nghị cải cách đất
nước. Ông gửi hết điều trần này đến điều trần khác, viết cả lúc ốm đau, bệnh tật
‘phải nằm ngửa trên giường mà viết”. Nhưng tất cả đều khơng được triều đình chấp
nhận.

Nối gót Nguyễn Trượng Tộ, Nguyễn Lộ Trạch cũng gửi cho vua nhiều đề nghị
cải cách. Nguyễn Lộ Trạch chủ trương mở rộng giao thiệp với nước ngoài, trong
việc học kỹ nghệ: Việc học kỹ nghệ khơng phải khó như việc cắp nách núi Thái Sơn
để vượt qua biển Bắc như lời thầy Mạnh. Vả lại theo tình hình khẩn cấp, lúc khát
mới lo đào giếng thì đã chậm, nhưng chậm cịn hơn là không biết mãi. Dù mất dê
mới lo làm chuồng cũng chưa phải là muộn. Nhưng rồi cũng như Nguyễn Trường
Tộ, những đề nghị cải cách của Nguyễn Lộ Trạch đều bị triều đình qn lãng, hoặc
thực hiện nhỏ giọt, khơng có tác dụng gì đối với xã hội. Về phương diện này có thể
kết luận triều đình nhà Nguyễn khơng những tiếp tay cho giặc ngoại xâm chiếm
nước ta mà cịn ngăn cản việc phát triển văn hóa của nhân dân ta.
1.1.3. Bối cảnh xã hội
Trước những biến cố lớn lao của xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX đã để
lại một dấu ấn rõ nét trong sự sắp xếp lực lượng các giai cấp và trong trạng thái tâm
lý các giai cấp của xã hội. Trước kia, dưới chế độ phong kiến, mâu thuẫn cơ bản của
xã hội ta là mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ. Bây giờ trong cuộc kháng chiến
8


chống Pháp, mâu thuẫn ấy vẫn sâu sắc, nhưng nổi lên hàng đầu là mâu thuẫn giữa
nhân dân ta, bao gồm mọi tầng lớp yêu nước với bọn thực dân cướp nước và bè lũ
phong kiến tay sai bán nước.
Sự thay đổi mâu thuẫn trong xã hội đưa đến việc cơ cấu lại các lực lượng
trong xã hội. Vào những năm cuối thế kỷ XIX xã hội nước ta trải qua một cuộc
phân hóa sâu sắc trước kia chưa từng có. Đối với quảng đại quần chúng nhân dân,
trước kia dưới chế độ phong kiến họ đã từng bị áp bức bóc lột nặng nề. Đến giai
đoạn này, trước nguy cơ có thêm một đối tượng áp bức bóc lột mới, sức phản kháng
của họ càng mạnh, ý chí chiến đấu của họ càng được tăng cường. Sự phân hóa sâu
sắc nhất chính là trong hàng ngũ giai cấp phong kiến, giai cấp thống trị của của xã
hội. Trước tình hình đất nước bị ngoại xâm, do quyền lợi cụ thể của những người
trong giai cấp này có chỗ khác nhau, và do họ có tiếp thu được truyền thống yêu

nước của dân tộc hay không mà thái độ của họ đối với cuộc chiến đấu chống Pháp
của dân tộc khơng giống nhau.
Một phân số khác có nhân cách hơn nhưng thiếu bản lĩnh, bi quan với thời
cuộc, họ không tham gia chiến đấu chống giặc, cũng không cộng tác với giặc. Họ từ
quan về nhà, sống thanh bạch để giữ khí tiết, làm thơ văn để nói lên tâm trạng của
mình và đả kích những cái xấu xa của xã hội. Ngồi ra một số sĩ phu, trí thức phong
kiến, thấy rõ quyền lợi của phong kiến cũng chỉ là quyền lợi làm tay sai cho đế
quốc họ tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc, sống gần gũi nhân dân, hăng
hái cùng với nhân dân chống giặc cứu nước. Họ chiến đấu dũng cảm, không sợ hy
sinh, không tiếc xương máu. Nhưng vốn xuất thân từ một giai cấp suy tàn, lại chiến
đấu trong một hoàn cảnh khó khăn, gian khổ cho nên họ khơng tránh khỏi có tâm lý
thất bại chủ nghĩa.
Chính bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội nêu trên đã chi phối mạnh mẽ đến đời
sống văn học và làm thay đổi diện mạo văn học. Văn học đã phản ánh những vấn đề
trung tâm nóng hổi của thời đại: Cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống thực dân
Pháp. Trước tình thế đó, nhiều nhà văn, nhà thơ đã dùng ngịi bút của mình viết nên
những dịng thơ trào phúng để chế giễu, khinh thường trước thái độ của triều đình.
Sử dụng tiếng cười như một vũ khí lợi hại, họ đã không tiếc những lời mỉa mai, chế
9


giễu, châm chọc và đả kích ở mọi nơi, mọi lúc, khi bóng gió xa xơi, khi trực diện
mạnh mẽ để vạch trần cái xấu, cái lố bịch, rởm đời. Chính điều này đã lý giải cho sự
xuất hiện nở rộ với hành loạt các tac phẩm trào phúng xuất sắc vào những giai đoạn
cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.
1.2. Thơ Nôm trào phúng luật Đường
1.2.1. Thơ luật Đường
Thơ Đường luật phổ biến trên thi đàn Việt Nam xưa, xuất xứ từ đời Đường
(618 – 907), có những quy định về niêm luật vần đối nhất định, thường gọi là thơ
luật để phân biệt với thơ cổ phong xuất hiện trước đời Đường khơng có luật lệ nhất

định.
Thơ Đường luật có ba dạng chính: bát cú, tứ tuyệt, bài luật và một số dạng
đặc biệt. Ở đây, chúng tôi chỉ khảo sát thể thơ thất ngôn bát cú, là thể thơ đắc dụng
nhất trong văn học trung đại Việt Nam. Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ
thời nhà Đường. Thể thơ bát cú, mỗi bài thơ có tám câu, trong đó thất ngơn bát cú
có tám câu mỗi câu bảy chữ; ngũ ngơn bát cú có tám câu mỗi câu năm chữ. Về bố
cục, bát cú Đường luật thường chia làm bốn phần: đề, thực, luận, kết.
Luật bằng trắc: Xét ở hệ thống ngang trong các câu thơ, người ta thường căn
cứ vào chữ thứ hai trong câu thứ nhất. Nếu chữ thứ hai của câu đầu là trắc thì bài
thơ được làm theo bằng trắc và ngược lại chữ thứ hai của câu đầu là bằng thì bài thơ
được làm theo thể bằng.
Về niêm: Các câu thơ trong tồn bài dính với nhau theo một hệ thống dọc gọi
là niêm. Niêm nghĩa là câu trên dính với câu dưới: Bằng niêm với bằng, trắc niêm
với trắc theo quy tắc. Chữ thứ hai của câu 1 niêm với chữ thứ hai của câu 8: nhất
bát. Chữ thứ hai của câu 2 niêm với chữ thứ hai của câu 3:nhị tam. Chữ thứ hai của
câu 4 niêm với chữ thứ hai của câu 5:tứ ngũ. Chữ thứ hai của câu 6 niêm với chữ
thứ hai của câu 7:lục thất.
Về đối: Câu đối là những câu văn đi đôi với nhau thế nào cho ý, chữ và luật
bằng trắc cân xứng với nhau. Trong thơ Đường luật thất ngôn bát cú các câu 3-4 và
5-6 bắt buộc phải đối từng cặp một. Câu đối thì khơng hạn chế số chữ nhưng trong

10


thơ Đường luật câu đối phải giữ theo đúng luật của bài thơ về số chữ và luật bằng
trắc. Về đại thể, hai câu thơ đối nhau phải đối cả về ý, từ và thanh.
1.2.2. Định nghĩa thơ Nôm trào phúng luật Đường
1.2.2.1. Khái niệm trào phúng
Trào phúng là một từ gốc Hán. Theo Từ điển từ và ngữ Hán Việt, trào phúng
là một từ gồm hai yếu tố là “trào”(chế nhạo), và “phúng”(răn bảo). “Trào phúng” là

“mỉa mai, chế giễu một cách bóng bẩy” [39; 752].
Trong Từ điển Tiếng Việt: “Trào phúng” là “dùng lời hay câu văn mỉa mai,
chua chát để chế giễu những thói rởm” [ 71; 791].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “trào phúng” là “một loại đặc biệt của sáng
tác văn học và đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật, trong đó các
yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước v.v…
được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng…những cái tiêu cực,xấu
xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội”. Trào phúng theo nghĩa từ nguyên là dùng lời lẽ
bóng bẩy, kín đáo để cười nhạo, mỉa mai kẻ khác, song trong lĩnh vực văn học, trào
phúng gắn liền với phạm trù mĩ học cái hài với các cung bậc hài hước u mua, châm
biếm…”[8;296]
Với những cách hiểu trên đây, đặc biệt theo định nghĩa của Từ điển thuật ngữ
văn học, có thể thấy, khái niệm “trào phúng” ln gắn liền với tiếng cười, khi dí
dỏm hài hước, lúc mỉa mai chế giễu. Thông qua cuộc sống, tiếng cười đi vào văn
học với nhiều cung bậc, sắc thái khác nhau, tạo nên bộ phận văn học trào phúng.
1.2.2.2. Văn học trào phúng, thơ Nôm trào phúng
Theo Từ điển văn học (Bộ mới): Văn học trào phúng là “một loại hình đặc
biệt của sáng tác văn học, gắn liền với phạm trù mĩ học cái hài, với các cung bậc
tiếng cười: hài hước (cịn gọi là u mua) – có mức độ phê phán nhẹ nhàng, dí dỏm,
chủ yếu để gây cười trên cơ sở vạch ra sự mất cân đối, hài hịa giữa nội dung và
hình thức, bản chất và hiện tượng…; châm biếm – dùng lời lẽ sắc xảo, thâm thúy để
vạch trần thực chất xấu xa của đối tượng cần phê phán. Châm biếm khác hài hước
ở mức độ gay gắt trong phê phán và hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa sâu sắc hơn.
Nó phủ nhận cái chung, cái căn bản, còn hài hước phủ nhận cái cá biệt, thứ yếu, đả
11


kích – đây là tiếng cười phủ định triệt để, quyết liệt, thể hiện thái độ đối lập của
nhà văn, gắn liền với một lý tưởng xã hội tiến bộ, chống lại những tư tưởng bảo
thủ, phản động [10; 1962-1963].

Thơ Nôm trào phúng là một loại thơ trào phúng được viết bằng chữ Nôm.
Những sáng tác này chủ yếu xuất hiện ở văn học trung đại. Thơ Nôm trào phúng
luật Đường là một loại thơ Nôm trào phúng được viết theo các thể thơ luật Đường.
Loại này có khi cịn được gọi là thơ Nôm Đường luật trào phúng.
Như vậy, văn học trào phúng là một khái niệm rộng, bao trùm lĩnh vực văn
học của tiếng cười với nhiều sắc thái, nhiều thể loại khác nhau, “từ truyện cười, tiếu
lâm, truyện trạng trong văn học dân gian đến tiểu thuyết hoạt kê, từ các vở hài kịch
cho đến những bài thơ hài hước châm biếm đủ loại từ cổ chí kim; trong đó các nhà
văn, nhà thơ đã sử dụng tiếng cười như một biện pháp nghệ thuật để xây dựng hình
tượng phủ định với mục đích châm biếm phê phán xã hội” [10;1963]. Những giới
thuyết xung quanh khái niệm thơ Nơm trào phúng luật Đường được trình bày hết
sức khái quát trên đây sẽ là cơ sở để chúng tôi đi vào khảo sát và nghiên cứu về thơ
Nôm trào phúng luật Đường cuối thế kỷ XIX
1.3. Diện mạo thơ Nôm trào phúng luật Đường cuối thế kỷ XIX
Quá trình phát triển của thơ Nơm trào phúng trung đại Việt Nam gắn bó chặt
chẽ với những đặc điểm và sự phát triển của lịch sử xã hội Việt Nam thời trung đại.
Đó là một “q trình vận động, chuyển động theo quy luật nhất định, phù hợp với
quan niệm của Mác về sự bùng nổ của “văn học cười” khi tống tiễn một xã hội lỗi
thời” [98;102].
Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, xã hội Việt Nam đã có sự biến đổi từ chỗ
tương đối ổn định đến chỗ ngày càng đi vào con đường khủng hoảng, thối nát trong
các giai đoạn sau. Đó chính là điều kiện thuận lợi để thơ Nôm trào phúng luật
Đường xuất hiện ngày một nhiều hơn. Trên cơ sở thống kê từ những tư liệu tham
khảo hiện có, chúng tơi nhận thấy, ở giai đoạn phát triển đầu tiên của văn học viết
trung đại Việt Nam, số lượng thơ Nôm trào phúng luật Đường là 44 bài.
Xét ở giai đoạn hình thành đầu tiên này, có thể thấy thơ Nơm trào phúng luật
Đường đã xuất hiện trong một thi tập của một số tác giả lớn như Nguyễn Trãi, Lê
12



Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Qt, Nguyễn Du,
Nguyễn Cơng Trứ… Mức độ, tính chất trào phúng ngày một tăng dần cùng với
những mâu thuẫn của xã hội phong kiến. Thơ Nôm trào phúng luật Đường phát
triển từ thái độ hài hước, cười cợt lên mức độ đả kích ngày càng thâm thúy, sâu cay.
Văn học viết trung đại Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX là một giai đoạn quan
trọng đối với thơ Nôm trào phúng. Nó là giai đoạn phát triển đỉnh cao của thơ Nôm
trào phúng Việt Nam thời trung đại. Về mặt lịch sử xã hội, có thể nói, đây là lúc tấn
bi kịch xã hội, với biết bao nhiêu cảnh huống vừa đau xót, vừa nực cười, vừa
thương tâm bi đát, vừa nhố nhăng kệch cỡm… diễn ra khá phổ biến trên mọi lĩnh
vực của đời sống. Bởi vậy, đây cũng là lúc thơ Nơm trào phúng nói riêng phát triển
hết sức mạnh mẽ.
Số bài thơ trào phúng hoàn chỉnh tăng đần, trong khi đó số bài chỉ có yếu tố
trào phúng ngày càng giảm. Hiện tượng này có thể do nhiều ngun nhân. Song có
một ngun nhân khơng thể khơng kể đến, đó là sự chi phối của quan niệm sáng tác
văn dĩ tải đạo và thi ngơn chí. Quan niệm này có ảnh hưởng đặc biệt tới sáng tác
thơ văn chính thống của các nhà nho. Ơng Vũ Ngọc Khánh từng khẳng định: “Từ
xưa, thơ văn trào phúng thật ra không được trọng thị lắm. Các cụ nhà nho xem văn
chương đả kích, châm biếm là một thứ văn chương khinh bạc khơng nên làm. Cịn
loại thơ đùa, thơ tự trào v.v… chỉ là một lối đùa cợt, không phải là tác phẩm
nghiêm túc”. Cho nên, để tỏ thái độ phê phán, bất bình trước một sự việc, một vấn
đề nào đó, họ thường phải khéo léo gửi gắm một đôi câu trong những bài tự thuật,
tự than, tức cảnh, tức sự…. Càng đến những giai đoạn sau, trước thực tế xã hội có
nhiều đảo lộn, trước những nhu cầu của cuộc sống, các nhà văn trung đại đã dần
dần có xu hướng ly khai hoặc tự thay đổi nội dung những quan niệm văn chương
cũ. Từ đó, khi cần bày tỏ thái độ của mình trước thực tại, họ có thể mạnh dạn thể
hiện hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp trong toàn bộ tác phẩm, với một cảm hứng phê
phán rõ rệt chứ không phải “ngụy trang” như trước. Bởi vậy, càng về sau số bài thơ
trào phúng hoàn thiện xuất hiện càng nhiều và chiếm tỉ lệ áp đảo.
Giai đoạn này, một số tác giả có số lượng và tỉ lệ thơ Nôm trào phúng luật
Đường rất lớn, tiêu biểu là Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Đây cũng là hai tác giả

13


có số lượng thơ Nơm trào phúng luật Đường lớn nhất của văn học trung đại Việt
Nam.
Nói đến thơ Nơm trào phúng luật Đường ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX, ngồi
hai tác giả tiêu biểu trên, khơng thể khơng kể đến Kép Trà. Thơ trào phúng Kép Trà
chỉ có 3 bài tự do (tỉ lệ 0,8%). Bài Cảnh nhà là tiếng cười hài hước có phần chua
xót của nhà thơ về cảnh nghèo của mình, thơng qua biện pháp cường điệu và đối
lặp. Ở bài Sướng nhất trần gian và Học vỡ lòng chữ quốc ngữ, tác giả lại sử dụng
biện pháp nói ngược và chơi chữ để chế giễu cảnh tù tội, chế giễu sự dốt nát của
mình trong việc đi học chữ Tây, qua đó mà mia mai chế độ nhà tù thực dân phong
kiến và cảnh nô lệ phụ thuộc của đất nước lúc bấy giờ.
Bên cạnh Nguyễn Khuyến, Tú Xương và Kép Trà, ở đất Quảng Nam cịn có
một danh sĩ cũng có khá nhiều thơ Nơm trào phúng, đó là Tú Quỳ. Dựa vào cơng
trình của Thy Hảo [24], chúng tơi đã thống kê được 38 bài thơ Nôm làm theo các
thể luật Đường của Tú Quỳ. Trong số đó, có 18 bài thơ trào phúng (tỉ lệ 47,4%), tất
cả đều là những bài trào phúng hoàn chỉnh. Thơ trào phúng của Tú Quỳ chủ yếu có
sắc thái châm biếm (17/18 bài, tỉ lệ 94,4%), đa số có nội dung phê phán sự xấu xa,
hèn kém và tố cáo tội làm tay sai cho giặc, tội bòn rút đục khoét nhân dân của bọn
quan lại cường hào ác bá trong xã hội. Cách làm phổ biến của Tú Quỳ là triệt để sự
dụng phép nhân hóa và cách nói ẩn dụ, phúng dụ thơng qua vệc vịnh những con vật
những sự vật thường gặp trong đời sống hàng ngày để gửi vào dụng ý mỉa mai, chế
giễu, kinh bỉ.
Cùng thời với Tú Quỳ, ở Nam Bộ cũng xuất hiện một số nhà thơ trào phúng
như Học Lạc, Nhiêu Tâm, Phan Văn Trị… . Dựa vào cuốn Học Lạc nhà thơ trào
phúng miền Nam [47], chúng tơi đã tìm được số thơ Nơm trào phúng luật Đường
của Học Lạc là 8/12 bài (tỉ lệ 66,7%) và của Nhiêu Tâm là 5/16 bài (tỉ lệ 31,3%), tất
cả đều là những bài trào phúng hoàn chỉnh. Thơ trào phúng của hai tác giả này chủ
yếu tập trung chế giễu, châm biếm những thói tệ của bọn cường hào, hương lý, quan

lại ở nơng thơn hoặc đả kích, vạch mặt, những kẻ làm tay sai cho thực dan Pháp.
Tiêu biểu là những bài Chó chết trơi, Con tơm, Con trâu, Ông lang hát bội…của
Học Lạc, Thơ xỏ thầy đồ và Đùa ông bá hộ Nọn của Nhiêu Tâm…
14


Sắc thái và các cung bậc trào phúng càng về sau càng mạnh mẽ, phong phú và
đa dạng. Ở hai giai đoạn đầu, hầu như tất cả các bài thơ Nơm trào phúng luật
Đường đều có sắc thái trào phúng ở cung bậc hài hước hoặc châm biếm, số bài có
cả hai cung bậc trào phúng khơng đáng kể. Sang giai đoạn 3 bắt đầu xuất hiện 7 bài
ở cung bậc đả kích, đồng thời số bài có sự pha lẫn cả hai cung bậc trào phúng tăng
lên con số 13 bài. Đến giai đoạn cuối cùng, số bài thơ ở cung bậc đả kích tăng đáng
kể, và có tới 154 bài vừa hài hước vừa châm biếm hoặc vừa châm biếm vừa đả kích.
Điều này đã làm giọng điệu của tiếng cười thơ Nôm trào phúng luật Đường trung
đại có sự biến hóa hết sức linh hoạt, bài thơ trào phúng trở nên đa nghĩa hơn và giá
trị phê phán, tố cáo của nó cũng sâu sắc, tồn diện hơn. Mặt khác, chính sự biến hóa
đa dạng của giọng điệu trào phúng là một yếu tố quan trọng góp phần làm nên giá
trị nghệ thuật và sức lôi cuốn, hấp dẫn của thơ Nôm trào phúng luật Đường đối với
đương thời.
Tóm lại, ở giai đoạn cuối cùng của quá trình phát triển, thơ Nơm trào phúng
luật Đường trung đại có sự bùng nổ về số lượng tác giả, tác phẩm. Nội dung và đối
tượng trào phúng ngày càng đa dạng, cụ thể, đồng thời mức độ và sắc thái trào
phúng cũng được thể hiện mạnh mẽ, quyết liệt hơn hẳn những giai đoạn trước đó.
Điều đặc biệt là một số tác giả văn học yêu nước như Nguyễn Đình Chiểu, Phan
Văn Trị, Nguyễn Xuân Ôn, Huỳnh Mẫn Đạt… cũng có ít nhiều thơ Nơm trào
phúng. Hiện tượng này đã làm cho mối liên hệ giữa văn học trào phúng với văn học
yêu nước trở nên gần gũi, gắn bó, văn học trào phúng dần dần trở thành một bộ
phận của văn học yêu nước, đồng thời góp phần làm cho văn học yêu nước ở giai
đoạn này thêm phong phú, đa dạng cả về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
1.4. Hiện đại hóa và tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam

1.4.1. Hiện đại hóa văn học
Theo cách hiểu thơng thường, hiện đại hóa là sự đổi mới, là làm thành mới.
Hiện đại hóa văn học là đổi mới văn học, phá vỡ những quy phạm đã thành cổ điển
để vươn tới cái hiện đại, đương thời nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại, nhằm đáp
ứng thị hiếu của công chúng trong thời điểm ấy. Tiến tŕnh phát triển của văn học
hiện đại Việt Nam chính là tiến trình hiện đại hóa văn học. Tiến trình đó khơng phải
15


là một sự đột biến bởi cái mới ln hình thành trên nền tảng của cái cũ. Nó diễn ra
phức tạp, lâu dài và rõ ràng là tạo ra một sự thay đổi cơ bản, sâu sắc về chất, về
diện mạo.
Văn học hiện đại hóa là nền văn học thốt ra khỏi hệ thống thi pháp của văn
học trung đại. Nếu văn học trung đại có những đặc điểm tiêu biểu như: uyên bác,
cách điệu hóa, sùng cổ và phi ngã, rất coi trọng việc chở đạo, nói chí thì văn học
hiện đại thiên về trình bày cái đẹp, cái thẩm mỹ, cuộc sống muôn màu, muôn vẻ. Hệ
thống thể loại văn học trung đại với các đặc điểm như tính nguyên hợp, tính quy
phạm cao, tên thể loại được nêu ngay đầu đề tác phẩm và được gọi theo chức năng,
nội dung của nó cũng khơng cịn hoặc khơng được thể hiện rõ trong văn học hiện đại.
Văn học hiện đại là phạm trù văn học có ý thức khẳng định văn học như một
lĩnh vực hoạt động đặc thù của con người, văn học có phương thức riêng trong việc
đồng hóa mọi hiện tượng của cuộc sống, văn học có bản chất, chức năng, quy luật
vận động riêng, nó là một ngành nghề có tính chun nghiệp. Văn học hiện đại chủ
trương tự do sáng tạo, đề cao vai trị của chủ thể sáng tạo, của cá tính sáng tạo, nó
coi nguyên tắc sáng tạo cao nhất là phát hiện cái mới, khẳng định cái mới, cái độc
đáo phù hợp với sự phong phú, phức tạp và tính chất không ngừng biến đổi của
cuộc sống và tinh thần con người. Do đó, văn học hiện đại khơng ngần ngại phá vỡ
các qui phạm, qui tắc đã có, “khinh rẻ khn mịn bỏ lối quen”, xơng xáo, khẩn
trương đi tìm những nội dung mới, hình thức mới.
Vấn đề đặt ra ở đây là vì sao văn học Việt Nam ở những năm tháng cuối cùng

của thế kỉ XIX, mấy thập kỉ đầu XX lại có một tốc độ hiện đại hóa nhanh đến như
vậy? Trước hết, là do văn học Việt Nam có điều kiện tiếp nhận kinh nghiệm, thi
pháp của văn học hiện đại phương Tây thế kỷ XIX, XX. Thứ hai, chúng ta có một
lực lượng sáng tác mới, trẻ, hùng hậu, là những người nối liền “mạch máu” của văn
học và làm cho nó trào dâng, sôi sục. Thứ ba, tốc độ phát triển và bức phá mau lẹ ấy
bắt nguồn từ sức sống văn hóa dồi dào mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Truyền
thống ấy được khơi dậy mạnh mẽ qua các phong trào yêu nước từ khi thực dân Pháp
xâm lược cho đến khi Cách mạng tháng Tám 1945. Hàng ngàn năm, chúng ta vượt

16


qua và chiến thắng mọi bành chướng xâm lược, bảo vệ được tinh hoa văn hóa của
dân tộc, gìn giữ được nền văn học truyền thống, tiếng mẹ đẻ.
1.4.2. Tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam
Có nhiều ý kiến được đưa ra khi lựa chọn cột mốc đánh dấu q trình hiện đại
hóa văn học Việt Nam. Nhiều người lấy thời điểm 1930 (hay 1932) khi văn học
hình thành những dịng, những nhóm những phong trào cách tân văn học và tạo
những đỉnh cao về tác giả tác phẩm. Có ý kiến lựa chọn cột mốc 1920 vì lúc này
xuất hiện những sự kiện có ý nghĩa trong lịch sử văn học, văn học chuyển sang một
thời kỳ mới - thời kỳ của hình thái văn học hiện đại. Đặc biệt là sự xuất hiện của
Nguyễn Ái Quốc với hàng loạt tác phẩm đa dạng, phong phú, vừa mang tư tưởng
tiên tiến, vừa là những kiệt tác của nghệ thuật hiện đại. Tuy nhiên, đến những năm
gần đây đã có sự điều chỉnh. Thời điểm cho q trình hiện đại hóa văn học Việt
Nam là từ năm 1900 hay những năm đầu thế kỷ XX. Đó là khi văn học Việt Nam
chuyển động và vận động theo một hướng mới, một q trình mới. Tất nhiên, đây
khơng thể là “nhát cắt” rạch rịi, dứt khốt mà chỉ là quy ước cho sự tiếp biến hai
thời kỳ của một dòng chảy.
Thời kỳ hiện đại của văn học Việt Nam đã bắt đầu khi Việt Nam còn là một
nước thuộc địa trong gần nửa thế kỷ, sau đó trải qua 30 năm chiến tranh, đất nước

bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau, mặc dù khơng phải từ
năm 1975 mà có thể nói từ Cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam đã đi theo con
đường xã hội chủ nghĩa với những đặc điểm, hệ lụy, thăng trầm phức tạp của nó.
Trong giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 năm1945, tiến trình hiện đại hóa
của văn học Việt Nam bắt đầu khá đậm nét với trào lưu lãng mạn mà tiêu biểu là
nhóm “Thơ mới” với những thành tựu nổi bật mà Hoài Thanh cho là đã tạo nên
“một cuộc cách mệnh trong thi ca” và nhóm Tự lực văn đồn hùng hậu. Sau đó
khơng lâu đã xuất hiện và ngày càng có ảnh hưởng mạnh mẽ trên văn đàn trào lưu
hiện thực và khuynh hướng văn học cách mạng. Với tiến trình hiện đại hóa, văn học
Việt Nam ngay trong giai đoạn trước cách mạng đã có những bước tiến lớn. Bên
cạnh thơ đã có truyền thống hàng nghìn năm, đã xuất hiện văn xuôi và kịch. Tiến

17


trình hiện đại hóa càng được củng cố với Đề cương văn hóa Việt Nam nêu bật ba
phương châm: dân tộc, khoa học, đại chúng do Đảng cộng sản đưa ra năm 1943.
Hiện đại hóa văn học là hiện đại hóa một cách tồn diện cả về nội dung và
hình thức, trên cả ba mặt cơ bản của văn học là tư tưởng, nghệ thuật và ngôn ngữ,
mặc dù từng người, từng lúc, tùy hoàn cảnh cụ thể, tùy sở trường, có thể nhấn
mạng, đi sâu, đổi mới chỉ một vài mặt nào đó.
Hiện đại hóa văn học và tiến trình hiện đại hóa nền văn học khơng chỉ dừng lại
ở đây mà trước mắt chúng ta còn cả một chặng đường dài. Điều đó, đặt ra vấn đề
cho những người cầm bút phải tiếp tục tìm tịi, đổi mới hơn nữa để đưa văn học vào
quỹ đạo chung của cuộc sống hiện tại. Chúng ta cần công nhận và xem xét thành
tựu của văn học đương đại với những yếu tố tích cực của nó.
Tiểu kết chương 1
Ở chương 1, chúng tơi đã tiến hành trình bày bối cảnh lịch sử - văn hóa – xã
hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX; khái quát về thơ luật Đường, khái niệm rào
phúng, văn học trào phúng, thơ trào phúng để đi đến khái niệm thơ Nôm trào

phúng, thơ Nôm trào phúng luật Đường. Các giai đoạn phát triển của thơ Nôm trào
phúng luật Đường cuối thế kỷ XIX. Hiện đại hóa và q trình hiện đại hóa văn học
Việt Nam.
Về các khái niệm, chúng tơi đã trình bày hết sức khái quát về thơ luật Đường,
trào phúng, văn học trào phúng, thơ trào phúng để có thể đi đến khái niệm thơ Nôm
trào phúng, thơ Nôm trào phúng luật Đường.
Về diện mạo của thơ Nôm trào phúng luật Đường cuối thế kỷ XIX trải qua quá
trình hình thành, phát triển và hồn thiện với những tên tuổi đóng góp đáng kể cho
thơ Nôm trào phúng giai đoạn này. Hiện đại hóa và q trình hiện đại hóa đặt ra vấn
đề cho những người cầm bút phải tiếp tục tìm tòi, đổi mới hơn nữa để đưa văn học
vào quỹ đạo chung của cuộc sống hiện tại.

18


Chương 2.
NHỮNG ĐĨNG GĨP VỀ NỘI DUNG CỦA THƠ NƠM TRÀO
PHÚNG LUẬT ĐƯỜNG CUỐI THẾ KỶ XIX ĐỐI VỚI TIẾN
TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC VIỆT NAM
2.1. Chủ thể trữ tình trong thơ Nơm luật Đường cuối thế kỷ XIX với vấn
đề phát triển cái tôi cá nhân trong thơ văn hiện đại
2.1.1. Cái tơi bế tắc, khơng lối thốt
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, kéo theo những
xáo trộn, những thay đổi toàn diện trên mọi lĩnh vực đời sống. Trước sự xâm lược
của thực dân Pháp, nhân dân ta đấu tranh chống Pháp quyết liệt. Nhiều cuộc khởi
nghĩa nổ ra khắp nơi chống triều đình phong kiến đầu hàng và chống Pháp xâm
lược. Phong trào chống Pháp tuy sôi nổi, đều khắp nhưng khơng có lực lượng hậu
thuẫn làm nịng cốt nên cuối cùng hầu hết đều bị thất bại. Từ đó, nhiều kẻ sĩ sĩ phu
yêu nước cảm thấy bất lực trước thời cuộc, họ có ý chí đấu tranh chống Pháp nhưng
hồn cảnh khơng cho phép. Chính vì vậy thơ Nôm trào phúng giai đoạn này bắt đầu

xuất hiện cái tơi bế tắc, khơng lối thốt.
Hình ảnh nhà Nho trong thơ Nôm trào phúng luật Đường cuối thế kỷ XIX là
những con người loay hoay đủ đường để vượt thoát nhưng đều rơi vào tuyệt vọng.
khởi nghĩa thì khơng có ánh sáng lý tưởng, hoặc đã thất bại, đi thi đỗ đạt làm quan
thì chữ Nho khơng cịn được trọng dụng, làm quan chỉ là làm tay sai, học theo Pháp,
làm cơng chức cho Pháp thì bị người đời phỉ nhổ… Cuối cùng họ lẩn quẩn trong
những cái tầm thường hàng ngày. Nguyễn Khuyến thì suốt ngày thủi thủi nơi ruộng
vườn làm “lão nông thuần phát”, Tú Xương là một ông chồng bất lực, ăn lương vợ,
Học Lạc, Nhiêu Tâm đều là những nhà Nho của dân chúng, lấy việc dạy học, làm
thuốc làm kế sinh nhai…
Đứng trước cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, hàng loạt sĩ phu yêu
nước đã không tỏ thái đồ làm ngơ mà họ sẵn sàng ứng nghĩa để đấu tranh giành độc
lập cho dân tộc. Khơng phải họ khơng có ý chí, khơng có sức mạnh nhưng cùng một
lúc họ phải đối mặt với thực dân Pháp với triều đình phong kiến đầu hàng nên
19


những cuộc khởi nghĩa của họ đều bị thất bại. Họ dường như đi vào ngõ cụt khi
khống có lực lượng hậu thuẫn làm nịng cốt. Chính vì lẽ đó, họ trở nên bế tắc,
khơng tìm thấy một lối thốt tốt đẹp nào khác cho mình và cho cả đất nước dân tộc.
Từ đó, sinh ra bất mãn, ngơng nghênh với đời, đả phá trật tự xã hội cũ kỹ, cơng kích
những cái mới lai căng rởm đời… đó cũng là một cách để bày tỏ lòng yêu nước vậy.
Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương đã góp phần lý giải về sự thay đổi ấy của
tầng lớp nhà nho như sau: “Chủ nghĩa thực dân phương Tây đã tạo ra một sự va
đập dữ dội vào bậc nhất trong giới trí thức - nhà nho. Những giá trị truyền thống
cổ truyền bị đặt lại đồng loạt, trong số đó, cả những giá trị làm nên phẩm chất của
người tài tử cũng bị “xét xử” (Danh nhân văn hoá Việt Nam, Lê Minh Quốc, NXB
Trẻ, tr 90). Quả thật như vậy, ngay trên sân khấu xã hội, một khi vai trò của chính
phủ Nam triều đã trở thành bù nhìn, hình thức thì cả bộ máy quan chức của nó cũng
chỉ tồn tại lay lắt, hay chỉ có vai trị thứ yếu. Những kẻ được xem là đại diện cho

những giá trị truyền thống bị xem xét lại thì tất cả những giá trị khác tất yếu cũng
như vậy. Tầng lớp nho sĩ đơng đảo khơng nằm ngồi guồng quay đó của xã hội.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chú cũng cho rằng: “Họ là nhân vật của cuộc giao
tranh lịch sử. Chế độ phong kiến cổ hủ bị gạt sang một bên nhưng vẫn cịn đó. Chế
độ thực dân - nửa phong kiến thay thế nhưng đầy bất lương. Trong cuộc giao tranh
lịch sử này, họ là con người bơ vơ, dường như hết chỗ bíu. Họ cịn là nhân vật của
cuộc giao tranh văn hoá cũ và mới: văn hoá cổ truyền, phong kiến và văn hoá tân
thời, thực dân. Trong cuộc giao tranh văn hoá cũ và mới này, họ là con người bế
tắc khơng lối thốt. Họ là con người, nhìn về tương lai khơng có lối đáng đi, họ đi
khơng nổi; có lối khơng đáng đi thì đúng là họ không thèm đi. Cho nên, rút cục, bơ
vơ là thế, bế tắt là thế” (Tú Xương - Thơ, lời bình và giai thoại, NXB Văn hố
Thơng tin, 2000, tr45)
Tú Xương là nạn nhân của chế độ khoa bảng phong kiến đương thời. Điều đó
thể hiện rất rõ qua việc ông vẽ lên bức tranh thi cử với sắc thái tự trào độc đáo chỉ
có ở riêng ơng, với tính chất trào lộng nhưng khơng kém phần bi đát. Hỏng thi, có
lẽ là một nỗi đau lớn, quá sức chịu đựng trong cuộc đời của ông:

20


Bụng buồn cịn muốn nói năng chi
Đệ nhất buồn là cái hỏng thi!
(Buồn thi hỏng)
Khi thi hỏng, ông không thiết nghĩ gì đến cuộc đời. Ơng vẫn quanh quẩn ở
thành Nam để đi thi rồi lại trượt. Khơng những vì chế độ thi cử có những quy định
hết sức vơ lí, mà ơng cịn gặp phải bọn chấm thi ngu dốt, nên thi mãi mà chẳng đỗ
“Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”. Con đường công danh chẳng đâu vào đâu
nhưng Tú Xương khơng thể thốt ra khỏi nó. Sự vẫy vùng của Tú Xương trước sự
lụi tàn của nền khoa cử Hán học cuối mùa cũng chẳng khác nào cá nằm trên thớt.
Trong thời buổi nhố nhăng, lẫn lộn Tây - Ta, mọi giá trị truyền thống đã không còn

được trọng vọng như trước nữa. Tầng lớp nho sĩ như những kẻ đã lỗi thời, mạt vận.
Họ không phải đã thối hố, biến chất mà nói một cách đau đớn như Tú Xương,
hình ảnh nhà nho của thời đại mà ơng đang sống chẳng khác gì một gã “thị dân lưu
manh”.
Bên cạnh Tú Xương, Nguyễn Khuyến là nhà Nho đích thực, một danh Nho.
Vậy điều gì làm cho nhà Nho Yên Đổ băn khoăn, tự thẹn, trăn trở day dứt? Nguyễn
Khuyến đã băn khoăn trước ngã ba đường, cuối cùng, ông quyết không hợp tác với
giặc, nhưng cũng không đủ trí dũng để chiến đấu. Giải pháp của nhà nho này là từ
quan về với vườn Bùi, quê hương của ông. Là một nho sĩ từng bước qua cửa khổng
sân trình, cũng như bao Nho sĩ khác, ơng mong muốn tin tưởng “vào sứ mệnh cao
cả và thiêng liêng cao cả mà một nhân cách đứng giữa trời đất như mình được tin
tưởng vào tính hữu ích của cái học vấn mà mình có được nhờ học tập sách thánh
hiền” (Trần Nho Thìn). Nhưng giờ đây “áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già” nhà Nho
Nguyễn Khuyến luôn day dứt, mặc cảm về sự bất lực của bản thân trong tư cách
một nhà Nho. Tư cách một nhà văn hóa, một người tự ý thức rất rõ về sự bất lực của
loại hình nhân cách như mình, sự vơ dụng của một trí thức trước cảnh nước mất,
nhà tan:
Cờ đang dở cuộc khơng cịn nước,
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.
(Tự trào)
21


Như vậy, bối cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ - sự đô hộ của giặc Pháp – là một
sự kiện tác động lớn đến ý thức của nhà Nho Việt Nam, khiến con người văn hóa
Nguyễn Khuyến khơng khỏi nhận thức lại vị trí của giai cấp mình. Chân thành tự
thẹn với chính mình, đó là một nhân cách đáng trọng. Tuy nhiên, Nguyễn Khuyến
không nghĩ thế. Càng tự ý thức về bản thân, thi nhân Nguyễn Khuyến càng cảm
thấy cái sự học của nhà Nho thật vô nghĩa, thấy bản thân mình thật đáng bị phủ
định. Thơng thường, tư cách nhà nho khiến cho các nho sĩ trước đó diễn tả trong thơ

tư thế thiên sứ của mình: thực thi cái đạo (nguyên lý trị nước, nguyên lý tổ chức xã
hội, nguyên lý sống và các nguyên lý khác của vũ trụ). Nhà nho truyền thống quan
niệm: trời sinh đức ở ta tự thấy mình có nhân cách và hướng quan sát xã hội từ bên
ngoài, bên trên. Họ tỏ rõ sự nghiêm túc, khi ngợi ca hay phê phán. Do vậy, đến
Nguyễn Khuyến mới có hiện tượng một danh Nho “tự trào”, thậm chí lấy cái xấu,
cái tệ của mình ra mà cười cợt. Mạch “tự trào” trong việc thể hiện “cái tội” của
Nguyễn Khuyến biểu lộ ở tác phẩm “tự trào”, “tự thuật” điều đó cho thấy sự bất lực
của một nhà đại khoa bảng trước thực tế cuộc đời.
Như vậy, Tú Xương lận đận trên con đường thi cử, xã hội đương thời lại chỉ
có một con đường cho thi sĩ tiến thân, cho nên cả cuộc đời tú Xương là bi kịch của
con người thừa. Bị xã hội gạt ra ngồi khơng một con đường tiến thân, không một
nghề nghiệp nuôi thân, và phải ăn bám vợ, Tú Xương thành ra mặc cảm. Khác với
Tú Xương là người mang mặc cảm với gia đình, Nguyễn Khuyến đậu cao, làm lớn,
nhưng khi đất nước lâm nguy lại lựa chọn cho mình con đường thối lui để bảo tồn
danh tiết. Hành động này đã làm cho Tam Nguyên Yên Đỗ đến cuối đời vẫn day
dứt với mặc cảm có lỗi với cuộc đời, với dân và với nước. Cả hai nhà thơ đều có
chung một hoàn cảnh là họ đều trơ nên bế tắc và khơng tìm thấy lối thốt cho cuộc
đời mình.
Hình ảnh cái tôi bế tắc trong thơ Nôm trào phúng luật Đường cuối thế kỷ XIX
được tiếp nối ở văn chương thời hiện đại. Ta thấy bóng dáng những con người thừa
trong thơ Mới, trong văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945.

22


2.1.2. Cái tôi đả phá đạo lý Nho gia để bung tỏa, khinh thế, ngạo vật
Trong thơ ca truyền thống, nhà nho luôn luôn đề cao và ý thức việc tu thân,
rèn luyện mình thành người quân tử. Khái niệm tu thân được nhắc đến khá nhiều,
ngoài việc thể hiện tấm lịng ln hướng về nghĩa qn thân với ước mong được
báo đền ơn của một kẻ bề tôi hết lịng vì dân vì nước, cịn là thái độ coi thường công

danh phú quý. Đối với họ, ý thức tu thân còn là ý thức học tập các vị tiền bối, coi họ
là tấm gương sáng để noi theo. Đó là tấm gương của các bậc trung thần nghĩa sĩ, các
bậc tài cao đức trọng, các văn nhân thi sĩ đã trở thành biểu tượng cho nhân cách
sáng ngời của các nhà nho.
Đến văn học trào phúng giai đoạn này dường như đã có sự đả phả đạo lí Nho
giáo, mong muốn thốt khỏi những ràng buộc mang tính chất Nho gia. Tu thân là
một khái niệm then chốt của Nho giáo, là hành xử quan trọng đối với bậc quân tử.
Đối với nho sĩ, một khi đã bước chân vào Khổng sân Trình thì đều thấm nhuần tinh
thần của nho giáo là con người phải ý thức vấn đề tu thân và coi trong việc giữ gìn
truyền thống đạo lý.
Tú Xương vẫn là một nhà nho chăm đèn sách, hòng mong tiến thân trên con
đường khoa cử, như dường như không thấy xuất hiện ý niệm tu, tề, trị, bình ở con
người ơng. Với ơng ta lại thấy xuất hiện một con người sống buông xả, để cảm xúc
và ứng xử chạy theo bản năng và sở thích. Ơng khơng ngại ngần tự nhận mình rằng:
Bài bạc, kiệu cờ cao nhất xứ
Rượu chè, trai gái đủ tam khoanh
(Tự vịnh)
Lối sống tu thân khắc kỷ khơng cịn là tiêu chuẩn đầu tiên để hành xử theo đối
với nhà nho thị dân Tú Xương. Ơng thả mình ăn chơi và ngơng ngược nói lên
những thú vui đấy một cách trâng tráo. Những thú vui đi ngược lại với truyền thống
của nho giáo và cịn vượt ra ngồi tính quy phạm của giọng điệu ngơn chí nho gia.
Cái tơi Tú Xương được bộc lộ rõ đầy cá tính. Tuy vẫn dùi mài theo khoa cử, vẫn lều
chõng đi thi, nhưng không chú tâm nơi sách vở, mà “Mỗi năm ông học một vài
câu”, và chủ yếu chỉ học “Lạc nhạn Xuyên tâm đủ ngón chầu”. Ta thấy Tú Xương
khơng để chí nơi học hành mà mải mê với những cuộc chơi nằm ngoài truyền thống
23


nho giáo. Khơng những khơng tu thân lập chí theo gương thánh hiền, Tú Xương
cũng không tha thiết đạo thánh hiền. Đỗ tú tài, mở lớp dạy học, nhưng ông Tú chỉ

dạy:
Dạy câu kiều lấy,
Dạy khúc lí Kinh
Dạy ngón trống phách
Dạy khúc Dương tranh
Dạy những khi xuống ngựa lên xe, đứng ngồi pahir phép
Dạy những lúc cao lâu chiếu hát, ăn nói cho sành
(Phú thầy đồ dạy học)
Đối với nhà nho truyền thống, tu thân cịn là giữ cho tình cảm ln ln ở
trạng thái ơn nhu, qn bình. Họ ln cố gắng giữu mình, khơng để cho bản thân
tức giận quá, vui mừng quá, say sưa quá, bởi ưu toan quá mức sẽ hỏng việc. Nhưng
với Tú Xương, ông để cảm xúc chạy theo bản năng. Người đọc thấy thú vị khi đọc
những câu thơ thể hiện sự ân hận của ông sau những cuộc chơi, cuộc say:
Một trà, một rượu, một đàn bà,
Ba thứ linh tinh nó hại ta.
Chừa được thứ nào hay thứ ấy,
Phải chăng chửa rượu với chừa trà.
(Ba cái lăng nhăng)
Tú Xương khơng ép mình trong “lễ” nghĩa nghiêm ngặt của một nhà nho đạo
mạo, ứng xử theo đạo nho, ơng thích sống theo abnr năng và sở thích như một con
người bình thường cần có nhiều nhu cầu, nhiều ước muốn. Con người ấy khi hành
động khơng phải ngước nhìn ai, khơng phải nhìn trước nhìn sau, khơng phải dè
chừng hay ái ngại bất cứ một điều gì.
Theo Nho giáo, mọi người đều bị trói buộc trong các quan hệ gia đình. Học
thuyết này cũng vạch ra rằng, để giữ được sự bình ổn trong gia đình thì mọi cá nhân
đều phải thực hiện đúng chức phận của mình. Và trong quan hệ vợ chống thì phu
xướng phụ tùy, người phụ nữ rất ít được coi trọng. Các nhà nho dẫu hết sức cảm
thương nỗi vất vả của các bà vợ nhưng chỉ có thể giãi bày nỗi thương cảm một cách
24



chừng mực và kín đáo. Nhưng Tú Xương lại mạnh bạo “đặc tả” chân dung, tính
cách qua những suy nghĩ bằng vệc tường thuật, miêu tả công việc:
Con gái nhà dịng, lấy chồng kẻ chợ
Tiếng có miếng khơng, gặp chăng hay chớ
Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo, ai dám chê rằng béo rằng lùn,
Người ung dung, tính hạnh khoan hịa, chỉ một bệnh hay gàn hay dở.
Đầu sơng bãi bến, đua tài bn chín bán mười,
Trong họ ngồi làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ
(Văn tế sống vợ)
Một khía cạnh thấy rõ trong biểu hiện của cái tôi trong thơ Nôm trào phúng
luật Đường cuối thế kỷ XIX là sự bức phá ra khỏi những lề lối vốn có từ ngàn đời
của lễ giáo phong kiến. Họ tự do nói điều mình muốn, tự do làm điều mình thích, tự
do tự tại thong dong giữa cuộc đời. Ta thấy phong thái rất đỗi ung dung, đứng trên
mọi thể chế, mọi thế lực của nhà Nho trào phúng. Vì đứng trên nên họ đả kích
khơng kiêng dè, ý nhị cả bọn thực dân lẫn bè lũ phong kiến tay sai thối nát. Vì đứng
trên miệng lưỡi thế gian nên họ mặc nhin sống cuộc đời mình thích. Thơ ca của Tú
Xương, Nguyễn Khuyến, Từ Diễn Đồng, Học Lạc, Cử Trị … đều biểu biện cái tôi
như thế.
Nếu như ở các giai đoạn trước, cái tơi trong thơ ca cịn kiềm tỏa bởi những lễ
giáo phong kiến thì cái tơi văn học trào phúng giai đoạn này đã có sự bung tỏa, phá
phách, khinh thế và ngạo vật… Tú Xương là một cái tơi như thế. Ơng nhiều lần tự
khẳng định mình qua thơ văn:
Ta nghĩ như ta có dại gì?
Ai chơi chơi với chẳng cần chi!
Kìa thơ tri kỉ đàn anh nhất,
Nọ khách phong lưu bậc thứ nhì.
Ăn mặc vẫn ra người thiệp thế,
Giang hồ cho biết mặt tương tri…
(Tự đắc)


25


×