Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Vận dụng phương pháp dạy học tình huống vào dạy học môn công nghệ 11 tại các trường THPT thuộc huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN THỊ THANH HỊA

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TÌNH HUỐNG VÀO DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 11
TẠI CÁC TRƯỜNG THPT THUỘC
HUYỆN MỸ TÚ, TỈNH SÓC TRĂNG
S

K

C

0

0

3

9

5

9

NGÀNH:LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT - 601410


S KC 0 0 3 9 5 9

Tp. Hồ Chí Minh, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN THỊ THANH HỊA

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÌNH HUỐNG VÀO
DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 11 TẠI CÁC TRƯỜNG THPT
THUỘC HUYỆN MỸ TÚ, TỈNH SÓC TRĂNG

NGÀNH:LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MƠN KỸ THUẬT
- 601410

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2013


PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU
***

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Sự phát triển của thời đại về các lĩnh vực khoa học - công nghệ, sự bùng nổ
về thông tin, Giáo Dục – Đào Tạo có những bước phát triển mới:
Trong những năm gần đây Giáo dục và đào tạo Việt Nam không ngừng đổi
mới mọi mặt từ nội dung, phương pháp dạy học, quản lí,….. Đại Hội Đảng tồn

quốc khóa VIII năm 1996, đã xác định: Đổi mới toàn diện và đồng bộ theo hướng
"Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương
pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian
tự học, tự nghiên cứu cho học sinh" nhằm đào tạo con người Việt Nam tự chủ, năng
động, sáng tạo, có năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề”.
Đến nay Đại Hội Đảng tồn quốc khóa XI năm 2011 và chiến lược phát triển
giáo dục 2010-2020 ( Theo quyết định số 711/ QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012
của Thủ tướng chính phủ) với mục tiêu: “ Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta
được đổi mới căn bản và tồn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa
và hội nhập quốc tế, chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm:
giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực
ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao
phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức;
đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người
dân, từng bước hình thành xã hội học tập”. Và trong mục tiêu cụ thể của chiến lược
là: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện
theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học
của người học.” [22]
Góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược giáo dục giai đoạn 2011-2020, với
mục tiêu cụ thể vạch ra cho giáo dục nói chung và giáo dục phổ thơng nói riêng.
Cộng với sự biến động nhanh chóng của thực tiễn giáo dục phổ thơng trong thời kì
1


đổi mới hiện nay, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học; việc dạy học môn Công
nghệ cần gắn chặt với thực tiễn; nhà trường với kiến thức nền tảng cơ bản về kỹ
thuật, dạy cho học sinh cách tư duy, dạy cho họ các kĩ năng về kỹ thuật, mà cốt lõi
là kĩ năng phát hiện và giải quyết những vấn đề ứng dụng trong thực tiễn cũng như
là nền tảng cơ bản cho các em lựa chọn ngành học ở bậc đại học, cao đẳng nghề,

trung cấp nghề,…..nhất là các ngành liên quan về kỹ thuật.
Là giáo viên trung học phổ thông, phụ trách giảng dạy môn Công nghệ lớp
11 và qua sự trao đổi với các bạn bè, đồng nghiệp tham gia giảng dạy cùng bộ môn
này đều mong muốn dạy tốt hơn, HS học tốt hơn và do đặc thù của môn học, người
nghiên cứu nhận thấy rằng cần tìm giải pháp, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù
hợp với nhu cầu xã hội, mục tiêu, nội dung môn học, nhằm tạo sự hứng thú học tập,
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học
trong môn Cơng Nghệ 11 và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Từ những lí do trên, việc thực hiện đề tài: “Vận dụng phương pháp dạy học
tình huống vào dạy học môn Công nghệ 11 tại các trường THPT thuộc Huyện
Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng” là rất cần thiết để phát huy tính tích cực, hứng thú học
tập, rèn luyện kĩ năng phát hiện và giải quyết những vấn đề ứng dụng gần gũi trong
cuộc sống.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Vận dụng phương pháp dạy học tình huống vào dạy học môn Công nghệ 11
tại các trường THPT thuộc Huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học, phát huy tính tích cực của HS, phát triển tư duy sáng tạo, khả
năng làm việc hợp tác, tinh thần tự học và rèn luyện kĩ năng phát hiện, giải quyết
vấn đề.

III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về phương pháp dạy học tình huống.
2. Khảo sát thực trạng việc vận dụng phương pháp dạy học tình huống cho
môn công nghệ 11 tại các trường THPT thuộc Huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng.

2



3. Thiết kế bài giảng áp dụng phương pháp dạy học tình huống.
4. Xây dựng các tình huống cho mơn Cơng Nghệ 11 và triển khai phương pháp
dạy học tình huống trong môn Công Nghệ 11
5. Thực nghiệm và đánh giá kết quả thu được.

IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp dạy học tình huống trong môn Công nghệ 11 tại các trường
THPT thuộc Huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng
2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học mơn Cơng Nghệ 11; Giáo viên và học sinh; hoạt động dạy
và hoạt động học môn Công Nghệ 11 tại các trường THPT thuộc huyện Mỹ Tú,
tỉnh Sóc Trăng.

V. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Giảng dạy mơn Cơng Nghệ 11 hiện nay tại các trường THPT trong huyện Mỹ
Tú, Tỉnh Sóc Trăng chưa tạo được sự hứng thú, yêu thích mơn học đối với HS.
Nếu vận dụng PPDH tình huống vào giảng dạy môn công nghệ 11 như người
nghiên cứu đề xuất thì:
1. Thúc đẩy động cơ học tập, tạo sự yêu thích, hứng thú học tập, nâng cao
kết quả học tập của HS.
2. HS tiếp thu bài một cách tích cực, dễ dàng và thơng qua việc giải quyết
các tình huống giúp HS nhớ sâu kiến thức, rèn luyện các kỹ năng phát hiện và giải
quyết những vấn đề gần gũi trong cuộc sống.

VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu: “ Vận dụng phương pháp dạy học tình huống trong mơn
Cơng nghệ 11 tại các trường THPT thuộc Huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng”. Việc tổ
chức thực nghiệm tiến hành tại trường THPT Mỹ Hương cho HS ở một số bài học
trong chương trình Cơng nghệ 11.


VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, người nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau:
3


1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Tham khảo, phân tích tài liệu chun mơn, tạp chí giáo dục, sách, báo, trang
web và các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến phương pháp
dạy học tình huống nhằm tìm hiểu những đặc điểm, nội dung của phương pháp dạy
học tình huống để thực hiện nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 3.
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Người nghiên cứu thực hiện khảo sát thực trạng bằng cách sử dụng phiếu
thăm dò ý kiến GV và HS về việc vận dụng phương pháp dạy học tình huống môn
công nghệ 11 tại các trường THPT thuộc Huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng để thực
hiện nhiệm vụ 2 và 5.
- Tổ chức thực nghiệm dạy học theo phương pháp dạy học tình huống được
người nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích kiểm chứng tác động của phương pháp
này trong việc giảng dạy môn Công nghệ 11 để thực hiện nhiệm vụ 4 và 5
3. Phương pháp ứng dụng toán học và xử lí số liệu
Sau khi có kết quả nghiên cứu, sử dụng phương pháp này nhằm chứng
minh về hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học mà người nghiên cứu thực hiện để
thực hiện nhiệm vụ 2 và nhiệm vụ 5.

VIII. Ý NGHĨA ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Vận dụng phương pháp dạy học tình huống cho mơn Cơng Nghệ 11 tại các
trường THPT thuộc huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng thành cơng sẽ góp phần:
-

Nâng cao chất lượng dạy học cho mơn Cơng Nghệ 11.


-

Làm tăng tính chủ động học tập, yêu thích và nhận thức tích cực hơn

về mơn Cơng Nghệ.
-

Góp phần thay đổi quan niệm học tập đa số HS khơng có sự chuẩn bị

bài trước ở nhà; lối học thụ động đến lớp Thầy dạy gì học đó.
Góp phần nhỏ trong sự đổi mới phương pháp dạy học truyền thống
sang phương pháp dạy học tích cực ở các trường THPT thuộc huyện Mỹ Tú, tỉnh
Sóc Trăng.
- Góp phần nhỏ cùng với xu thế phát triển, đổi mới phương pháp dạy
học cùng nâng cao chất lượng giáo dục của cả nước hiện nay.
-

4


PHẦN B: NỘI DUNG
***

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÌNH HUỐNG
1.1-TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÌNH HUỐNG
1.1.1 Vấn đề nghiên cứu trên thế giới

Tư tưởng áp dụng các tình huống của cuộc sống vào giảng dạy đã có từ thời
Khổng Tử, khi ơng sử dụng các hồn cảnh, câu chuyện có thực gặp trong cuộc sống
hàng ngày để truyền đạt kiến thức, những điều răng dạy cho học trị của mình.
Năm 1870, trường Đại học kinh doanh Harvard (người khởi xướng là
Christopher Columbus Langdell) là nơi đầu tiên đã áp dụng phương pháp nghiên
cứu tình huống (PPNCTH) trong giảng dạy về quản trị kinh doanh.
Từ năm 1909, nhà trường đã liên tục mời đại diện các doanh nghiệp đến
trường trình bày cho sinh viên nghe về các vấn đề trong thực tiễn kinh doanh. Sau
đó, yêu cầu các sinh viên phân tích, thảo luận về các vấn đề, tình huống đó và đưa
ra các kiến nghị về giải pháp.
Năm 1919, Trường đại học Western Ontario của Canada cũng đã bắt đầu áp
dụng PPTH trong giảng dạy kinh doanh (hai người khởi xướng là W. Sherwood
Fox-trưởng khoa cơ bản và K.P.R Neville-trưởng phòng giáo dục).
Năm 1921, Copeland cho ra đời quyển sách đầu tiên về tình huống nhằm phổ
biến phương pháp dạy học này trong toàn trường Đại học kinh doanh Harvard.
Năm 1922, Trường đại học Western Ontario còn thuê Ellis H. Morrow, một
cựu sinh viên Harvard, đến triển khai PPNCTH.
Ngày nay, Trường Kinh doanh Richard Ivey của Đại học Western Ontarino
đã trở thành cơ sở có uy tín số một ở Canada trong việc áp dụng PPTH vào giảng
dạy, và là đơn vị lớn thứ hai trên thế giới sản xuất tình huống.

5


Tại Hàn Quốc: Phương pháp dạy học này được vận dụng rất thành công, cụ thể
là tại Trường tiểu học Topsan ứng dụng trong việc dạy nấu ăn- Thông qua hướng
dẫn các học sinh cách nấu một số món ăn thường ngày, những người thực hiện
chương trình đã “đưa” được vào suy nghĩ các em những kiến thức cơ bản về dinh
dưỡng, cách chế biến thức ăn, nguyên tắc ăn uống khoa học… để các em có thể tự
chăm sóc mình; các em tự làm những món ăn hằng ngày u thích. Sau đó, nhân

viên chương trình thu lại nhật ký, phân tích lượng calo và dinh dưỡng rồi trả lại cho
các em để các em có thể tự “đo lường” mình đã thiếu và thừa những thành phần
dinh dưỡng nào. [37]
1.1.2 Vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam
Những năm gần đây, PPNCTH cũng đã được đưa vào áp dụng trong giảng
dạy ở các nhà trường đại học Việt Nam, đặc biệt ở các ngành Y, Luật, Quản trị kinh
doanh. Tiêu biểu như:
 ThS.Vũ Thị Thúy- GV Khoa Luật hình sự, Trường Đại Học Luật- thành
phố Hồ Chí Minh với đề tài “ Ứng dụng PPGD tình huống trong đào tạo ngành
Luật” – nội dung đề tài nêu lên các vấn đề về ưu điểm, hạn chế; nguyên tắc và kỹ
năng viết tình huống luật; tổ chức giảng dạy bằng tình huống cho ngành luật và mục
tiêu tạo kiến thức nền tảng và kỹ năng tự học, tự nghiên cứu để học viên tiếp tục tự
học tập trong tương lai, học suốt đời.
 ThS.Phan Thị Bảo Quyên- Bộ môn Hệ thống thơng tin kế tốn- Trường
Đại học kinh tế,Thành phố Hồ Chí Minh với đề tài “ Ứng dụng PPGD tình huống
trong kế tốn kiểm tốn”; đề tài đề cập vấn đề tổ chức giảng dạy bằng tình huống
trong lĩnh vực kiểm toán.
- Trong đào tạo sư phạm, PPNCTH đã được sử dụng rộng rãi và đạt hiệu
quả cao trong việc học gắn với thực tiễn và làm cho các giờ học trở nên sinh động
và hấp dẫn hơn. Với các nghiên cứu của các tác giả như:
 PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa - Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường
Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy,
Hà Nội “ Sử dụng PP tình huống trong giảng dạy mơn Giáo dục học”; đề tài của Cô

6


nêu rõ ưu điểm và thách thức cho việc vận dụng phương pháp nghiên cứu tình
huống và phương pháp này rất hiệu quả trong việc học gắn với thực tiễn và làm cho
các giờ học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

 TS. Ngô Thị Hiên- Đại học Quốc gia Hà Nội “ Sử dụng tình huống có vấn
đề trong dạy học chương 2 - Tính qui luật của hiện tượng di truyền môn sinh học
lớp 12- THPT”. Đề tài nghiên cứu về
 Th.S Trần Hữu Ước – GV Trường THPT Vĩnh Bảo, Hải Phòng: “ Xây
dựng một số tình huống học tập lí tưởng trong dạy học mơn Đại Số lớp 11 nâng
cao”.
 Trường Đại Học Phạm Văn Đồng - 986 Quang Trung- Tp. Quãng Ngãi;
thực hiện dạy học theo các bài tập tình huống trên phương tiện nghe nhìn theo
hướng rèn luyện kĩ năng dạy học.
 Trường trung học Quốc Tế Mỹ AIS tại Việt Nam, khám phá năng lực tiềm
ẩn và trí thơng minh của học sinh tùy theo khả năng và tình huống, giáo viên tạo ra
các sự kiện, mở rộng chủ đề động viên cho học sinh tự khám phá, thể hiện trí thơng
minh, khi giải quyết, trình bày vấn đề.
 Và một số cơng trình nghiên cứu về phương pháp dạy học tình huống đã
được nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đề cập tới trong các cơng trình
nghiên cứu của mình như: PGS. TS. Lê Phước Lộc, TS.Tơ Văn Hịa, ThS. Vũ Thế
Dũng; ThS. Bùi Thị Mùi, Ths. Đào Thị Ái Thi,.....Trong các cơng trình nghiên cứu
về tình huống dạy học đã tập trung vào những vấn đề như:
+ Phương pháp nghiên cứu tình huống dạy học trong giáo dục học, trong y
học, trong dạy học luật.
+ Nghiên cứu tình huống sư phạm trong dạy học.
+ Các đặc điểm, ưu- nhược điểm của phương pháp nghiên cứu tình huống.

1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1 Dạy học:
Dạy học là một q trình gồm tồn bộ các thao tác có tổ chức và có định
hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với
7



mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn
hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài
tốn thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học.
Dạy học khơng tự nó liên tục- liên tục hay khơng là do con người quản lí, điều
hành, khơng có tính tự trị vì nó được hoạch định rất chặt chẽ từ chân tơ kẽ tóc – từ
mục tiêu, tiến trình cho đến kết quả cuối cùng, tự vật lực tới nhân lực, từ điều kiện
đến không gian- thời gian [8]
1.2.2 Phương pháp:
Thuật từ “Phương pháp” có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp ‘methodos”- nguyên
văn là con đường, cách thức vận động của một sự vật, hiện tượng đi tới một cái gì
đó; có nghĩa là cách thức đạt tới mục tiêu.
Theo triết học “ Phương pháp” được xem là cách nhận thức hay toàn bộ
phương thức và phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những
nhiệm vụ nhất định trong nhận thức và trong thực tiễn [17]
Mục tiêu, nội dung qui định phương pháp; phương pháp chịu sự chi phối của
mục tiêu, nội dung nhưng phương pháp tác động ngược trở lại giúp đạt được mục
tiêu, nội dung.
Mục tiêu

Nội dung

Phương pháp

Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa mục tiêu- nội dung- phương pháp
1.2.3 Mục tiêu dạy học
Là sự mô tả trạng thái mong muốn ở người học đạt được sau quá trình dạy
học bao gồm cả hành vi và nội dung dạy học.

8



1.2.4 Nội dung dạy học
Là một thành tố quan trọng của QTDH. Là hệ thống những tri thức, những
cách thức hoạt động , những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và những tiêu chuẩn
về thái độ đối với thế giới, con người phù hợp về mặt sư phạm nhằm hình thành và
phát triển nhân cách người học.
1.2.5 Quá trình dạy học
Quá trình dạy học (QTDH) là chuỗi liên tiếp các hành động dạy, hành động
của người dạy và người học đan xen và tương tác với nhau trong khoảng không
gian và thời gian nhất định, nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học.[16].
QTDH về bản chất là quá trình thực hiện một cách có tổ chức các hoạt động
sư phạm cụ thể theo các quy định của chương trình dạy học, nằm đạt các mục tiêu
dạy học là phát triển toàn diện người học về các mặt kiến thức, kĩ năng, các giá trị.
QTDH bao gồm nhiều yếu tố, các yếu tố này có mối quan hệ đan xen và tác
động qua lại lẫn nhau nhằm đạt được mục tiêu dạy học.

QTDH còn chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện khác, chúng có mối quan hệ
với các thành phần của QTDH.

9


Sơ đồ1.3- Mơ hình Berlin
1.2.6 Tình huống
- Theo Boehrer (1995): “Tình huống là một câu chuyện, có cốt chuyện và nhân
vật, liên hệ đến một hoàn cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm, và thường là
hành động chưa hoàn chỉnh” [10]
- Theo John Foran (Department of Sociology, UC Santa Barbara; Case Method
Website): Tình huống là một câu chuyện của một vấn đề thực tế; thể hiện nhân vật,
hoàn cảnh thực tế trong cuộc sống; phải đối mặt và sự cần thiết phải đưa ra quyết

định giải quyết. [29]
- Theo Từ điển Tiếng Việt, tình huống là tồn thể những sự việc xảy ra tại một
địa điểm, trong một thời gian cụ thể, buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối
phó, tìm cách giải quyết.
- Ở góc độ Tâm lý học, tình huống là hệ thống các sự kiện bên ngồi có quan
hệ với chủ thể, có tác dụng thúc đẩy chủ thể đó. Trong quan hệ khơng gian, tình
huống xảy ra bên ngồi nhận thức của chủ thể. Trong quan hệ thời gian, tình huống
xảy ra trước so với hành động của chủ thể. Trong quan hệ chức năng, tình huống là
sự độc lập của các sự kiện đối với chủ thể ở thời điểm mà người đó thực hiện hành
động.

10


1.2.7 Nghiên cứu tình huống ( Case study)
- “A case study is a method to learn about a complex instance, based on a
comprehensive understanding of that instance obtained by extensive description and
analysis of that instance taken as a whole and in its context.” [26, trang 14]
(Tạm dịch: nghiên cứu tình huống là phương pháp tìm hiểu về một trường hợp phức
tạp dựa trên sự hiểu biết toàn diện về trường hợp đó; bằng sự mơ tả và phân tích
trường hợp đó như một thực thể tồn diện trong bối cảnh riêng biệt của nó.)
- "Case studies are analyses of persons, events, decisions, periods, projects,
policies, institutions, or other systems that are studied holistically by one or more
methods. The case that is the subject of the inquiry will be an instance of a class of
phenomena that provides an analytical frame — an object — within which the study
is conducted and which the case illuminates and explicates."[25]
( Tạm dịch: Case study là phân tích những tình huống về người, các sự kiện, các
quyết định, thời gian, dự án, chính sách, thể chế, hoặc các hệ thống khác được
nghiên cứu một cách toàn diện bằng một hoặc nhiều phương pháp để giải thích và
làm sáng tỏ trong quá trình nghiên cứu.)

1.2.8 Tình huống dạy học
1.2.8.1 Khái niệm
Tình huống dạy học là một tổng thể thống nhất các yếu tố tâm lí, xã hội, sư
phạm, vật lí, sinh học,…., khách quan đối với người học, nhưng có động chạm đến
hoặc ảnh hưởng đến thế giới tâm lí chủ quan ở bên trong người học. Nó có vai trị
và giá trị trung gian trong quan hệ giữa chủ thể học tập và vấn đề học tập, giữa chủ
thể ấy và giáo viên, giữa các người học cá nhân nếu trong hoàn cảnh này họ đang
được tở chức theo mục tiệu và nhiệm vụ học tập chung.[8, trang 182]



Qua nghiên cứu nhiều khái niệm về tình huống dạy học, người nghiên

cứu nhận thấy rằng tình huống dạy học là một câu chuyện cụ thể trong đời sống có
liên quan đến vấn đề của bài học, bằng sự hiểu biết người học đưa ra quyết định giải
quyết vấn đề đó. Và trên cơ sở đó người học có được kiến thức mới.

11


1.2.8.2 Mục đích
Mục đích chính của các tình huống là để miêu tả, trao đổi kinh nghiệm về
cách thức giải quyết vấn đề và những mâu thuẫn trong khi thực hiện cơng việc được
giao.
Bằng những tình huống khác nhau cần phải giải quyết trong khoảng thời gian
định sẵn cùng nguồn lực có hạn, người học được đặt vào vị trí cần phải đưa ra quyết
định hoặc kêu gọi sự hỗ trợ của các thành viên cùng nhóm để tìm hướng giải quyết
hợp lý.
Sự đa dạng của các tình huống được đưa lên khơng chỉ khuyến khích người
học phát huy tính chủ động, óc sáng tạo mà cịn đem đến sự thoải mái, sảng khoái

về mặt tinh thần khi giờ học. Yếu tố này làm người học có thể tiếp thu nội dung
kiến thức bài giảng dễ dàng, sâu và nhớ lâu hơn.
Qua tình huống, vấn đề được trao đổi tại lớp, người học khơng những có
được kiến thức căn bản về nội dung giảng viên muốn truyền tải mà còn có thể vận
dụng ngay kiến thức đã được nhận dạng, phân tích và giải quyết vấn đề vào thực tế .
1.2.8.3 Yêu cầu của tình huống trong dạy học

 Về mặt nội dung, tình huống phải:
-

Cụ thể, rõ ràng và mang tính hiện thực, điển hình và giáo dục

-

Gắn vào bối cảnh, sát thực tế.

-

Chứa đựng mâu thuẫn và mang tính khiêu khích

-

Cần phù hợp với HS và tạo sự thích thú cho người học.

-

Dựa vào tổng thể tham chiếu do người sử dụng xác định.

 Về mặt hình thức, tình huống phải:
-


Có cách thể hiện sinh động

-

Sử dụng thuật ngữ ngắn gọn, xúc tích và ẩn danh

-

Được kết cấu rõ ràng, rành mạch và dễ hiểu.

-

Có trọng tâm, và tương đối hồn chỉnh để khơng cần phải tìm hiểu thêm
q nhiều thơng tin,...

1.2.8.4 Phân loại các tình huống trong dạy học

12


Có rất nhiều cách phân loại tình huống trong dạy học:
 Theo Case study evaluation GAO 1990, trang 9 phân loại dựa vào mục
đích nghiên cứu. GAO chia ra làm 6 loại:
+ Tình huống minh họa (Illustrative);
+ Tình huống thăm dị (Exploratory);
+ Tình huống đặc trưng (Critical instance);
+ Tình huống triển khai chương trình/ dự án(Program implementation);
+ Tình huống tác động chương trình (Program effect);
+ Tình huống tích lũy (Cumulative)

 Một cách phân loại được sử dụng phổ biến đó là phân loại của Boehrer,
John, and Martin Linsky (1990), phân loại tình huống theo dạng thức (format).
Theo cách phân loại này tính huống được chia thành 6 dạng cơ bản với những đặc
điểm, phương pháp tiến hành tương đối khác nhau: [10, trang 12]
Phân loại tình huống theo dạng thức (format)

-1-

-2-

-3-

-4-

-5-

-6-

Tình

Tình

Tình

Tình

Tình

Tình


huống

huống

huống

huống

huống

huống

lớn

mơ tả

nhỏ

trực

hạt

lựa

tiếp

nhân

chọn


Bảng 1.1 - Phân loại tình huống theo dạng thức của Boehrer, John, and Martin
Linsky (1990)
1. Tình huống lớn
Trong môn kinh tế học và luật học thường áp dụng loại tình huống này. Tình
huống này có đặc điểm:

13


- Quyết định được đưa ra là gì? ai là người đưa ra quyết định đó ? ảnh
hưởng của những quyết định ấy tới những tầng lớp, đảng phái, bộ phận trong xã hội
ra sao?,.....
- Tình huống loại này có thể kéo dài đến hơn 100 trang. Người học đọc trước
tồn bộ tình huống (thường thì theo cá nhân) và chuẩn bị một bản phân tích về
những quyết định có thể đưa ra.
- Thảo luận trong lớp theo từng nhóm lớn, dưới sự điều phối của GV.
- Thời gian thảo luận có thể trong một, nhiều buổi học hay thậm chí là trong
suốt cả khố học.
2. Tình huống mơ tả
Loại tình huống này thường được sử dụng trong việc giảng dạy y khoa. Tình
huống này có đặc điểm:
- Những tình huống loại này có thể kéo dài đến 5 trang, mỗi trang bao gồm
một vài đoạn văn.
- Thời gian thảo luận trong một vài buổi học.
- GV có vai trị hướng dẫn, yêu cầu HS giải thích và minh chứng cho những
ý tưởng của mình.
- HS làm việc trong nhóm nhỏ để phân tích nhằm xác định những dữ kiện đã
biết và những yếu tố chưa biết.
- Người học đặt ra các giả thuyết cũng như những mục tiêu tìm hiểu đối với
từng phần của tình huống.

- Giữa các buổi lên lớp, người học sẽ phải tìm kiếm thơng tin nhằm phân tích
và giải quyết tình huống;
- Mục đích buổi học sẽ được đề cập sau khi tình huống được giải quyết và
thảo luận. Học theo cách này, người học có sự chủ động cao mà khơng phải bó buộc
vào bất cứ một nhóm các câu hỏi nảo cả.
3. Tình huống nhỏ
- Loại tình huống này được sử dụng trong nhiều hồn cảnh khác nhau.
- Đây là loại tình huống ngắn gọn, nội dung rõ ràng, cụ thể

14


- Được thực hiện trong một buổi học.
-Loại tình huống này phù hợp GV dẫn dắt vào bài.
4. Tình huống trực tiếp
- Loại này có thể dài hay ngắn tuỳ vào vấn đề người hướng dẫn.
- Sau tình huống sẽ là những câu hỏi trực tiếp để dẫn dắt người học giải
quyết vấn đề.
5. Tình huống hạt nhân
Loại tình huống này chỉ bao gồm hai hay ba câu và nhằm truyền tải một nội
dung đơn nhất. Chủ yếu nhằm khơi gợi và dẫn dắt vào bài
6. Tình huống lựa chọn
- Loại tình huống này gần với dạng câu hỏi trắc nghiệm, nhưng cũng có ngữ
cảnh và tình huống rõ ràng.
- Người học có nhiệm vụ chọn ra phương pháp giải quyết hợp lý nhất trong
các phương án được đề ra. Không chỉ áp dụng trong những bài kiểm tra, loại tình
huống này cịn có thể được sử dụng trong thảo luận. Ở đó, mỗi nhóm phải bàn luận
và chọn lấy một giải pháp và sẵn sàng bảo vệ cho những luận điểm và lựa chọn của
nhóm mình.
Trên thực tế, khơng nên tranh cãi “Đâu là loại tình huống tốt nhất?” vì khơng

có tình huống nào là tối ưu cho mọi hoàn cảnh, tuỳ vào những hoàn cảnh khác nhau,
người dạy và người học có thể lựa chọn loại tình huống thích hợp nhất cho tiết học
của mình.
1.2.8.5 Các mối liên hệ giúp học sinh có thể tiếp nhận và cảm nhận tình
huống dạy học
Học sinh có thể tiếp nhận và cảm nhận tình huống dạy học nhờ những mối
liên hệ sau: [8, trang 182]
- Liên hệ giữa chính tình huống hoặc yếu tố nào đó của nó với kinh nghiệm
cá nhân của người học, nhất là khi yếu tố cụ thể này lại là điều gì đó trong vấn đề
học tập

15


- Liên hệ giữa những yếu tố và nhân tố bên trong tình huống, chẳng hạn giữa
yếu tố nội dung học vấn nào đấy ( định lí,..) với cơng cụ, phương tiện trực quan với
một hành vi quan hệ được sử dụng lúc ấy.
- Liên hệ giữa kinh nghiệm của HS này với HS khác về lĩnh vực nào đó; liên
hệ giữa tình huống dạy học được tạo ra lúc này với tình huống dạy học nào đó mà
HS đã từng tiếp xúc,….
1.2.8.6 Những nguồn tư liệu, những cách giúp giáo viên viết tình huống

 Báo chí, internet: Đây là một nguồn cung cấp tình huống khá phong phú
nhưng cần được điều chỉnh để phù hợp với nội dung giảng dạy.

 Từ học sinh: Để có những tình huống tốt, giáo viên cần hướng dẫn học
sinh viết, đặt các yêu cầu và câu hỏi gợi ý. Có thể dùng các phương pháp như cộng
điểm đối với những tình huống có chất lượng cao.

 Từ kinh nghiệm thực tiễn: Các tình huống cũng đến từ cuộc sống hàng

ngày, quá trình nghiên cứu khoa học, …

 Triển khai tình huống: Có nhiều cách giảng dạy bằng tình huống như:
dùng các bài đọc (bài báo) làm các ví dụ minh họa và mở rộng vấn đề cho từng đề
mục lý thuyết; dùng một vài tình huống lớn để giảng dạy xuyên suốt cả buổi học,
dùng tình huống này nhưng triển khai ở các bước khác nhau,..

 Xây dựng ngân hàng tình huống: Nếu có sự chuẩn hóa, tổng kết và xây
dựng một cơ sở dữ liệu chung giữa các giáo viên cùng bộ mơn và liên ngành giữa
các trường khác nhau thì chất lượng và hiệu quả sẽ được cải thiện rất đáng kể.
1.2.8.7 Cách thức soạn thảo tình huống

Theo [Waterman, M. & Stanley, E. (2005)] để thiết kế một tình
huống cần tiến hành theo 3 bước như sau:

16


Bước 3:
Kiểm tra , chỉnh
sửa

Bước 1:

Bước 2:
Chuẩn bị tình huống:
- Ý tưởng
- Viết tình huống

Xác định mục tiêu

bài học và cân nhắc
các yếu tố khách quan
* Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và cân nhắc các yếu tố khách quan
Trong giảng dạy tình huống, thì mục tiêu cần đạt được ấy chính là mục tiêu
bài học. Người giáo viên ln phải đặt cho mình câu hỏi “Ở bài học này, cần phải
đạt được mục tiêu gì, phải cung cấp cho người học những kiến thức gì và phải rèn
luyện cho họ những kỹ năng cần thiết gì?” và tham chiếu vào đó để thiết kế tình
huống sao cho phù hợp. Nếu không, sẽ rất dễ xảy ra trường hợp là tình huống nêu ra
khơng có hoặc truyền tải q ít ý nghĩa giáo dục. Khi đó, thảo luận tình huống sẽ trở
thành một buổi nói chuyện phiếm, khơng mang lại tác dụng sư phạm gì cho người
được giáo dục.
Bên cạnh đó, người GV cần chú ý đến các yếu tố khách quan, vì những yếu tố
này có quyết định trực tiếp đến sự thành cơng của tình huống. Một số yếu tố khách
quan như:
- Thời gian: Tránh thiết kế những tình huống quá dài hay quá ngắn; buổi
thảo luận dựa trên tình huống cần phải diễn ra ‘vừa phải’ với khoảng thời gian cho
phép.

17


- Sỉ số HS: Số lượng HS có ảnh hưởng quan trọng đến tình huống, vì hiển
nhiên thiết kế một tình huống cho nhiều người, là hồn tồn khác với việc thiết kế
một tình huống cho một nhóm nhỏ ít người
- Trình độ HS: GV cần đưa ra những tình huống vừa sức: khơng q khó để
cản trở người học giải quyết được vấn đề nhưng cũng không quá dễ để khiến cho
người học cảm thấy nhàm chán.
- Cơ sở vật chất: Tuỳ theo điều kiện vật chất mà người giáo viên lựa chọn con
đường truyền tải nội dung dễ hiểu nhất, như sử dụng máy chiếu, video, tranh ảnh và
thiết kế nhóm thảo luận.

Ngồi ra, trong một số trường hợp cụ thể, người dạy cịn cần phải tính đến tín
ngưỡng, tơn giáo, tầng lớp xã hội, quan hệ giữa các nhóm tham gia cũng như lường
trước được những tác dụng và áp lực mà tình huống có thể tác động tới người học
để qua đó, tránh thiết kế những tình huống khơng phù hợp, gây phản cảm hay thậm
chí là vơ tình xúc phạm người học.
* Bước 2: Chuẩn bị tình huống
- Ý tưởng tình huống
Việc lấy ý tưởng cho một tình huống sẽ tạo tiền đề quan trọng cho một tình
huống tốt. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc lấy ý tưởng cho một tình huống là
khơng hề dễ dàng, bởi nó địi hỏi rất nhiều thời gian, cơng sức để tìm được những ý
tưởng hay và mới lạ. Tuy nhiên, có một số nguồn thơng tin mà người giáo viên có
thể sử dụng để tạo ý tưởng cho tình huống:
 Các phương tiện thơng tin đại chúng: Đây là nguồn thông tin phong phú
và đa dạng mà giáo viên có thể tận dụng khai thác.
 Từ học sinh: Để có những tình huống tốt, giáo viên cần hướng dẫn học
sinh viết, đặt các yêu cầu và câu hỏi gợi ý. Có thể dùng các phương pháp như cộng
điểm đối với những tình huống có chất lượng cao.
 Từ kinh nghiệm thực tiễn: Các tình huống cũng đến từ cuộc sống hàng
ngày, quá trình nghiên cứu khoa học, …
-

Viết tình huống

18


Một tình huống tốt thường có ba phần: Mở đầu, phát triển và kết thúc. Nhiệm
vụ cụ thể của từng phần như sau:
 Mở đầu: Giới thiệu tình huống và nhân vật, bước đầu tạo lập bối cảnh mà
nền trên đó, tình huống được diễn ra.

 Phát triển: Đây tất nhiên là phần chính, vì nó cung cấp cho người học
những chi tiết và dữ kiện cần thiết cho công việc thảo luận, tổng hợp nên giải pháp
và cũng là phần mà những mâu thuẫn, xung đột được đẩy lên đến đỉnh điểm, buộc
người học phải có sự lựa chọn.
 Kết luận: Kết luận trong một tình huống thường là một kết thức mở với một
câu hỏi được nêu ra, yêu cầu người học phải giải quyết.
* Bước 3: Kiểm tra, chỉnh sửa.
Bước cuối cùng là kiểm tra lại tổng quát tình huống vừa được xây dựng và
chỉnh sửa câu văn, chính tả,..cho hồn chỉnh.
 Tác giả John Thomas (2003) cũng đã đưa ra qui trình soạn thảo một tình
huống theo các bước như sau:

19




×