Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

KHẮC PHỤC MỘT SỐ LỖI HỌC SINH THƯỜNG GẶP PHẢI Ở MÔN HÓA 9.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.21 KB, 10 trang )

KHẮC PHỤC MỘT SỐ LỖI HỌC SINH THƯỜNG GẶP PHẢI Ở
MÔN HÓA 9.
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Việc đào tạo con người có trình độ khoa học, đủ sức tiếp cận với sự phát triển
của thế giới là việc làm cần thiết và cực kỳ quan trọng đối với nền Giáo dục của mỗi
đất nước.
Đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay, để phát triển Giáo dục thì không còn
cách nào khác là chúng ta phải cải cách Giáo dục trên nhiều phương diện như mục
tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy, phương tiện dạy học... Tất cả cùng mục đích
nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức, phát huy tính tích cực chủ đạo và năng lực sáng
tạo của học sinh.
Qua nhiều năm giảng dạy môn hóa học, bản thân tôi thấy học sinh thường mắc
những lỗi cơ bản từ khi học chương đầu tiên của lớp 9. Những lỗi thường gặp như:
Ghi sai kí hiệu hóa học, không nhớ hóa trị của nguyên tố hóa học, ghi không đúng
công thức hóa học của hợp chất, cân bằng phương trình chưa được, tính toán theo
công thức hóa học, theo phương trình hóa học còn sai sót rất nhiều.
Môn hóa đối với học sinh lớp 8 là môn rất mới mẽ đối với học sinh nên phần
lớn các em chưa chú trọng đến việc học tập bộ môn này nhiều, các em đã quen học
với những môn chính như ngữ văn, toán, tiếng anh, vì vậy việc học tập nghiên cứu bộ
môn này còn gặp rất nhiều khó khăn mà người thầy đóng vai trò chủ đạo trong việc
hướng dẫn cho các em tìm hiểu kiến thức bộ môn.
Bên cạnh đó tôi thấy bộ môn Hoá học Trung học cơ sở gặp một số thuận lợi và
khó khăn cơ bản sau:
1.Về thuận lợi:
Hệ thống Sách giáo khoa(SGK) hoá học ở bậc THCS được soạn thảo phù hợp
với phương pháp dạy học mới hiện nay, phù hợp với trình độ của học sinh. Với nội
dung và phương pháp dạy học mới đã góp phần tích cực Giáo dục các kỹ năng học
sinh.
1



Đi đôi với nội dung và phương pháp giảng dạy được đổi mới thì nhà trường đã
trang bị khá đầy đủ các thiết bị dạy học cần thiết cho mỗi bài học.
2.Về khó khăn :
- Học sinh : Chưa hoàn toàn có thói quen học tập tự chủ, sáng tạo. Đối tượng
học sinh trong lớp không đồng đều: Có đối tượng rất tích cực, năng động, tư duy
nhanh nhạy, dễ tiếp thu kiến thức. Nhưng nhiều đối tượng học sinh có sự ỳ rất lớn,
chưa hoàn toàn cuốn hút theo hoạt động chung, thụ động, thiếu tích cực trong học tập.
- Phương pháp dạy học mới đòi hỏi trang thiết bị dạy học đầy đủ, cơ sở vật chất
phù hợp với phương tiện dạy học hiện đại. Điều đó thực sự gây nhiều khó khăn cho
giáo viên dạy môn hoá học.
Có thể nói, có rất nhiều nguyên nhân các em học yếu dẫn đến thường mắc
những lỗi trong môn hóa 9 như: Môn học được cho là khô khan; phương pháp dạy của
giáo viên chưa tạo được hứng thú cho học sinh; cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị
chưa đáp ứng được việc thực hành thí nghiệm; chương trình khó học với học sinh; các
em không chịu học bài và làm bài tập; hoàn cảnh gia đình khó khăn nên các em không
có thời gian đầu tư…
Xuất phát từ những thực tế của môn hóa trường tôi, tôi chọn đề tài “Khắc phục
một số lỗi học sinh thường mắc phải ở môn hóa 9”
II. NỘI DUNG:
1.Thực trạng về môn hóa của THCS Tân Thạnh.
Trong nhiều năm qua khi ôn tâp đầu năm và kể cả dạy hết chương 1, đa số học
sinh không viết đúng công thức hóa học của hợp chất như muối hay bazơ, oxit, axit,
hay không cân bằng được phản ứng hóa học, kết quả khảo sát đầu năm rất thấp, kết
quả kiểm tra 1 tiết đầu tiên của lớp 9 cũng rất thấp. Cụ thể như đầu năm 2011-2012

2


Năm nào cũng thế, qua khảo sát đầu năm hay bài kiểm tra 1 tiết lần đầu thì chất
lượng rất thấp. Bản thân tôi thấy rằng kiến thức cơ bản của chương trình lớp 8, phần

lớn các em học sinh nắm rất ít, rất mơ hồ, không thể tiếp tục học chương trình lớp 9
và những chương trình hóa các lớp tiếp theo. Vì vậy các em không thể tiếp thu được
kiến thức môn hóa 9 nếu không có các giải pháp cho các em nắm lại kiến thức đã
hỏng ở lớp 8.
2.Các giải pháp chính cho học sinh nắm lại kiến thức hóa 8:
Tăng cường phụ đạo cho học sinh yếu kém hay dạy chủ đề tự chọn (chủ đề bám
sát).
Hướng dẫn tích cực cho học sinh có phương pháp tự học ở nhà.
Hướng dẫn cho học sinh tích cực làm các thí nghiệm trên lớp để các em hứng
thú tìm hiểu kiến thức mới.
Dùng bản đồ tư duy để hướng dẫn các em củng cố và khắc sâu kiến thức.
Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, với gia đình học sinh để động viên nhắc nhỡ
đề xuất khen thưởng kịp thời để các em tích cực học tập.
Đối với các tiết phụ đạo yếu kém hay dạy chủ đề tự chọn thì tôi dạy cho học
sinh nắm lại theo những nội dung như : tên nguyên tố hóa học, kí hiệu hóa học, hóa trị
các nguyên tố, nguyên tử khối, các loại hợp chất vô cơ và tên gọi của chúng, rèn
luyện kỹ năng viết và cân bằng phản ứng hóa học, nhắc lại cách tính toán theo công
thức hóa học và theo phương trình hóa học, cụ thể:
a. MỘT SỐ NGUYÊN TỐ HÓA HỌC THƯỜNG GẶP:
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Tên nguyên tố hóa Ký hiệu hóa học
học

Kali
Natri
Can xi
Ma giê
Nhôm
Kẽm
Sắt

của nguyên tố
K
Na
Ca
Mg
Al
Zn
Fe

Hóa trị
I
I
II
II
III
II
II, III

Nguyên
tử khối
39
23

40
24
27
65
56
3


8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.

Chì
Phót pho
Đồng
Ba ri
Thủy ngân
Bạc
Oxi
Lưu huỳnh
Ni tơ

Clo
Hidro
Các bon

Pb
P
Cu
Ba
Hg
Ag
O
S
N
Cl
H
C

II
V
II
II
II
I
II
II, VI, IV
I, II, III, IV, V
I
I
II, IV


207
31
64
137
201
108
16
32
14
35.5
1
12

b. MỘT SỐ GỐC AXIT THƯỜNG GẶP
TT
1
2
3
4
5
6
7

Tên gốc axit
Clorua
Nitrat
Sunfua
Sunfit
Sunfat
Cacbonat

phatphat

Ký hiệu hóa học
Cl
NO3
S
SO3
SO4
CO3
PO4

Hóa trị gốc axit
I
I
II
II
II
II
III

c. Nhóm -OH đọc là hydroxit có hóa trị I.
d. CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
d1:OXIT:
-ĐỊNH NGHĨA:
Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Ví dụ: CuO, Fe2O3, CO2, SO2
-PHÂN LOẠI:
Có thể chia oxit thành 2 loại chính:
+ Oxit axit: Thường là oxit của một phi kim và tương ứng với một axit
Ví dụ:

CO2 Tương ứng với axit cacbonic H2CO3
4


SO3 Tương ứng với axit sunfuric H2SO4
P2O5 Tương ứng với axit photphoric H3PO4
+ Oxit bazơ: Là oxit của một kim loại và tương ứng với một bazơ
Ví dụ:
Na2O, CaO, CuO
Na2O tương ứng với bazơ Natri hidroxit NaOH
CaO tương ứng với bazơ Canxi hidroxitCa(OH)2
CuO tương ứng với bazơ Đồng (II) hidroxit Cu(OH)2
-CÁCH GỌI TÊN OXIT:
Tên oxit: tên nguyên tố + oxit
Ví dụ: Na2O - Natri oxit
NO - Nitơ oxit
Nếu kim loại có nhiều hóa trị:
Tên oxit bazơ: tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit
Vi dụ: FeO – Sắt (II) oxit
Fe2O3 - sắt (III) oxit
Tên oxit axit:

tên phi kim

(có tiền tố chỉ nguyên tử phi kim)

+

oxit


(có tiền tố chỉ nguyên tử oxi)

Dùng các tiền tố(tiếp đầu ngữ) để chỉ số nguyên tử: momo nghĩa là 1, đi là 2, tri là 2, tetra là
4, pen ta là 5…

Ví dụ:
CO – cacbon mono oxit, nhưng thường đơn giản đi, gọi là cacbon oxit;
CO2 – cacbon đioxit (thường gọi là khí cacbonic);
SO2 - lưu huỳnh đioxit (thường gọi là khí sunfurơ);
SO3 - lưu huỳnh trioxit;
P2O5 - đi photpho pentaoxit;
d2. AXIT:
-KHÁI NIÊM:
5


Phân tử axit có một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit.
Vi dụ: HCl, H2SO4, HNO3, H3PO4
-PHÂN LOẠI AXIT:
Có 2 loại:
+ Axit có oxi: H2SO4, HNO3, H3PO4
+ Axit không có oxi: H2S, HCl
-TÊN GỌI MỘT SỐ AXIT THƯỜNG GẶP:
TT
1
2
3
4
5
6

7

Tên axit
Axit clohidric
Axitnitric
Axitsunfuhiđric
Axitsunfurơ
Axit sunfuric
Axit cacbonic
Axit photphoric

Công thức hóa học
HCl
HNO3
H2S
H2SO3
H2SO4
H2CO3
H3PO4

d3.BAZƠ:
-KHÁI NIỆM:
Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm
hiđroxit (-OH)
Ví dụ: NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3.
-CÔNG THỨC HÓA HỌC
Công thức chung: M(OH)n ; n là hóa trị của kim loại M.
-Tên gọi:
Tên bazơ: tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) +
hiđroxit

KOH

Kali hiđroxit;

Mg(OH)2

Magie hiđroxit;

Fe(OH)3

sắt (III) hiđroxit;

-PHÂN LOẠI BAZƠ: Các bazơ được chia thành 2 loại thùy theo tính tan của
chúng.
6


+ Bazơ tan trong nước được gọi là kiềm
Vd: Ca(OH)2, KOH, NaOH.
+ Bazơ không tan trong nước
Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2
d4. MUỐI:
-KHÁI NIỆM:
Phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều
gốc axit.
Vd: NaCl, CuSO4, NaNO3, K2CO3, NaHCO3, Al2(SO4)3
-TÊN GỌI MUỐI:
Tên Muối: tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên
gốc axit
NaCl


:

Natri clorua

CuSO4

:

Đồng sunfat

NaNO3

:

Natri nitrat

K2CO3

:

Kali cacbonat

NaHCO3

:

Natri hiđrocacbonat

Al2(SO4)3`


:

Nhôm sunfat.

-PHÂN LOẠI MUỐI:
Theo thành phần, muối được chia ra làm hai loại: muối trung hòa và muối axit
+ Muối trung hòa: Muối trung hòa là muối mà trong gốc axit không có nguyên
tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.
Vd: MgCl2, Al(NO3)3, CaSO4.
+ Muối axit: Muối axit là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử hiđo H
chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
Vd: NaHSO4, KHCO3, Ca(HCO3)2
e. Rèn luyện kỹ năng lập phương trình hóa học (PTHH):
7


Sau khi học sinh đã cơ bản nắm lại các kiến thức hóa 8, tôi cho một số pthh và
hướng dẫn lại cho học sinh chọn hệ số thích hợp để điền vào phương trình, cụ thể:
Phương trình hóa học là cách biểu diễn ngắn gọn một phản ứng hóa học bằng
→ ).
các công thức hóa học và các dấu (+) và ( 

Ví dụ:

CO2

+ Ca(OH)2 
→ CaCO3 + H2O


Nghĩa là: Khí cacbonic tác dụng với (hay phản ứng với) canxi hiđroxit tạo
thành canxi cacbonat và nước.
Thiết lập phương trình hóa học
Việc thiết lập một phương trình hóa học có hai bước:
Bước 1: Thay phương trình bằng chữ của phản ứng hóa học bằng công thức hóa
học để được sơ đồ phản ứng (giữa các chất có dấu (+), nối hai vế của phản ứng là dấu
(

).
Bước 2: Thêm các hệ số (con số đặt trước các công thức) sao cho số

nguyên tử của trong nguyên tố ở hai vế bằng nhau- gọi là cân bằng phương trình hóa
học. Sau khi cân bằng phương trình ta thay dấu( >) bằng mũi tên (→)
Ví dụ: Lập phương trình hóa học của phản ứng sau:
→ nhôm oxit
Nhôm + oxi 

Sơ đồ phản ứng: Al + O2

Al2O3

→ 2Al2O3
Phương trình hóa học: 4 Al + 3O2 

Bài tập:
Ca + O2

CaO

CaO + H2O


Ca(OH)2

Ca(OH)2 + CO2

CaCO3 + H2O

CaCO3 + CO2 + H2O

Ca(HCO3)2

Ca(HCO3)2
CaCO3

to

H2O

Đp

to

CaCO3 + CO2 + H2O

CaO + CO2
H2

+ O2
8



Fe

+

HCl

FeCl2

Fe

+

H2SO4

Al

+

Al

+ H2SO4
to

AlCl3

+

H2
H2


Al2(SO4)3 +H2

K2MnO4 + MnO2 + O2

Zn + HCl
CuO + H2

H2

FeSO4 +

HCl

KMnO4

+

ZnCl2 + H2
to

Cu + H2O

Fe3O4 + HCl

FeCl2 + FeCl3 + H2O

Fe2O3 + CO

Fe + CO2


AgNO3 + Al

Al(NO3)3 + Ag

HCl + CaCO3

CaCl2 + H2O + CO2

C4H10 + O2

to

CO2 + H2O

NaOH + Fe2(SO4)3
FeS2 + O2

Fe(OH)3 + Na2SO4.

Fe2O3 + SO2

KOH + Al2(SO4)3

K2SO4 + Al(OH)3

Al + Fe3O4
Al2O3 +Fe
f. Nhắc lại cách tính toán theo công thức hóa học (CTHH) và theo phương trình


hóa học (PTHH):
f1. Tính theo công thức hóa học:
Giáo viên nhắc lại để học sinh nắm được:
- Biết CTHH của hợp chất, hãy xác định thành phần phần trăm các nguyên tố
trong hợp chất.
-Biết thành phần các nguyên tố, hãy xác định CTHH của hợp chất.
f2.Tính theo PTHH
Giáo viên nhắc lại để học sinh nắm được:
-Bằng cách nào tìm được chất tham gia và sản phẩm?
-Bằng cách nào có thể tìm được thể tích chất khí tham gia và sảm phẩm?
9


3.Những kết quả đạt được:
Qua thời gian dạy phụ đạo và chủ đề tự chọn thì kết quả ở kỳ 1 của học sinh
đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, cụ thể như sau:

Đạt giải cấp huyện: 01 em đạt giải.
Dự thi cấp tỉnh: 02 em
So sánh trong những năm học 2008-2009, 2009-2010, 2010-2011 môn hóa 9
luôn có học sinh dự thi cấp tỉnh, đặc biệt năm học 2011-2012 có giải cấp huyện và dự
thi cấp tỉnh 02 em.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1.Kết luận:
Việc củng cố và khắc sâu kiến thức cho học sinh là một việc làm cần thiết, tuy
nhiên nếu chúng ta biết kết hợp vừa dạy kiến thức mới và vừa củng cổ kiến thức đã
học thì học sinh sẽ dễ dàng nắm kiến thức và nhớ được lâu hơn, từ đó các em nắm
được kiến thức và vận dụng vào giải bài tập hóa học một cách dễ dàng. Có kiến thức
cơ bản về bộ môn các em sẽ ham thích tìm hiểu nghiên cứu học tập nhiều hơn.
2.Kiến nghị:

Nhà trường cũng như cấp trên cần quan tâm nhiều hơn nữa trong việc mua
thêm sách tham khảo về môn Hóa cho học sinh và giáo viên.
Hàng năm phải bổ sung hóa chất và thiết bị dạy học cho các trường.
Người viết

10



×