Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Thực trạng bệnh nấm da của công nhân nhà máy xi măng chifon hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.92 KB, 40 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh nấm da (Dermatomycoses) là một trong các bệnh da khá phổ biến
trên thế giới, nhất là các nước nhiệt đới nóng ẩm và cận nhiệt đới [26]. Trên
Thế giới ước tính có khoảng 10 - 20% dân số có thể bị mắc bệnh nấm da [29].
Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Tác nhân gây bệnh gồm các vi nấm
dạng sợi và vi nấm dạng men. Nấm tồn tại ở khắp nơi: trong môi trường đất,
nước, không khí, trên động vật, thực vật và trên cơ thể con người. Các điều
kiện thuận lợi cho nấm phát triển và gây bệnh cho con người như: môi trường
nóng ẩm, vệ sinh thiếu sót hoặc bị suy giảm miễn dịch, sử dụng các thuốc ức
chế miễn dịch, ....
Việt Nam là một nước có các điều kiện thuận lợi cho các bệnh nấm da
phát triển. Đặc biệt ở các môi trường mà công nhân phải lao động với cường
độ cao và có nhiều yếu tố thuận lợi cho vi nấm phát triển. Tỷ lệ nấm nông
cũng rất cao ở công nhân khai thác than Thái Nguyên theo nghiên cứu của
Nguyễn Qúy Thái năm 2004 [18]. Có 16,2% cán bộ công nhân viên mắc bệnh
nấm da vào mùa lạnh trong khi đó mùa nóng là 14,5%.
Bệnh nấm da tuy lành tính, ít trực tiếp đe dọa đến tính mạng của người
bệnh nhưng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của hàng
triệu người trên thế giới hiện nay [32] như ngứa ngáy, gây mất thẩm mỹ. Ở
các đơn vị sản xuất, bệnh nấm da còn gián tiếp gây thiệt hại về kinh tế do số
ngày công nghỉ việc để chữa bệnh tăng [10]. Như vậy, bệnh nấm da là một
trong những vấn đề sức khỏe của cộng đồng cần được quan tâm.
Chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng bệnh nấm da của công nhân
nhà máy xi măng Chifon Hải Phòng” với mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ nhiễm nấm ở da của công nhân nhà máy xi măng
Chinfon Hải Phòng năm 2015.
2. Xác định mối liên quan đến bệnh nấm ở da của công nhân tại địa
điểm nghiên cứu.



2

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh nấm da
Bệnh nấm da đã được mô tả từ rất sớm trong lịch sử của con người.
Bắt đầu vào năm 1939 khi J.L. Schoenlein quan sát thấy sợi nấm từ
một bệnh nhân bị nấm tóc, sau này ông đặt tên là Trichophyton schoenleinii
[6].
Năm 1892, Raymond Sabouraud đã bắt đầu nghiên cứu một cách hệ
thống về nấm da và ông đã phát minh ra môi trường nuôi cấy nấm [6]. Năm
1910, Raymond Sabouraud đã đưa ra bảng định loại nấm da, đặc điểm lâm
sàng và phương pháp điều trị. Với công sức đóng góp này, ông đã được coi là
cha đẻ của ngành nghiên cứu nấm y học hiện đại [30].
Với sự phát triển của kỹ thuật nuôi cấy nấm, những năm về sau, nhiều
loài nấm đã được phát hiện. Cho đến nay đã có hơn 100.000 loài nấm được
phát hiện, nhưng chỉ có khoảng 50 loài gây bệnh cho người, trong số đó có
khoảng 20 loài gây bệnh nấm sâu, còn lại là gây bệnh nấm nông trên da. Các
loài này cư trú đầu tiên ở đất, động vật và người sau đó lây sang người.
1.2. Định nghĩa
Bệnh nấm thường được gọi ghép với tên một cơ quan hay bộ phận của
cơ thể sau khi bị tác nhân nấm tấn công, xâm nhập và gây bệnh. Ví dụ như
nơi bị bệnh ở da thì được gọi là nấm da. Lúc đầu bệnh nấm da chỉ giới hạn
trong phạm vi các bệnh do nấm sợi gây tổn thương ở da, tóc, móng. Nhưng
ngày nay, khái niệm đã được mở rộng hơn, tác nhân gây bệnh bao gồm cả
nấm sợi và nấm men có khả năng xâm nhập vào lớp sừng gây bệnh ở da và
các phần phụ của da: lông, tóc, móng, tuyến bã và các tuyến mồ hôi [5].
1.2. Một số đặc điểm sinh học của nấm [6], 15], [17], [21]



3

Nấm là những ký sinh trùng thuộc giới thực vật không có diệp lục tố,
sống dị dưỡng (hoại sinh, ký sinh, cộng sinh), có cấu tạo đơn bào. Nấm xâm
nhập vào lớp sừng, gây tổn thương da và các phần phụ của da.
1.2.1. Đặc điểm sinh thái [7], [20], [23]
Nấm phát triển không cần ánh sáng mặt trời: do nấm không cần ánh
sáng mặt trời để quang hợp nên nấm có thể sống ở mọi nơi, mọi chỗ. Trong
thiên nhiên, nấm có ở khắp nơi và trên cơ thể vật chủ nấm có thể xâm nhập
vào tất cả các cơ quan trong cơ thể.
Nấm phát triển cần hai điều kiện rất quan trọng là nhiệt độ và độ ẩm
thích hợp: nhiệt độ thích hợp nhất là 27 - 30 0C và độ ẩm thích hợp là 80% 100%, hai điều kiện này không thể thiếu được và phải kết hợp với nhau. Nhiệt
độ bề mặt da rất thích hợp cho nấm da phát triển. Trên da, nấm thường phát
triển ở những vùng da ẩm ướt: bẹn, kẽ chân, thắt lưng, ...
Nấm rất dễ phát triển trong mọi môi trường. Nấm có thể phát triển trên
môi trường nghèo dinh dưỡng, thậm chí không có chất dinh dưỡng nấm vẫn
phát triển được.
Nấm sinh sản nhanh, nhiều và dễ dàng: chỉ cần một phần tử sinh sản là
bào tử nấm có thể phát triển thành một quần thể rất nhiều nấm được gọi là
khuẩn lạc (khóm/khúm) nấm. Vì vậy phòng và chống nấm phải có các biện
pháp triệt để, đặc biệt trong vấn đề điều trị, phải điều trị triệt để tận gốc để
loại trừ các bào tử nấm còn sót lại.
pH: đa số các loại nấm da đều phát triển trong môi trường có pH thích
hợp ở khoảng 6,9 - 7,2 (hướng kiềm).
1.2.2. Đặc điểm dinh dưỡng
Nấm đòi hỏi chất hữu cơ có sẵn từ môi trường, chúng tiết các men đặc
biệt giúp phân giải các chất hữu cơ đó thành các hợp chất đơn giản để hấp
thu. Phần lớn phát triển trong môi trường đơn giản không cần vitamin nhưng
cần thiamine, biotin, ... để phát triển.



4

1.2.3. Đặc điểm cấu trúc và sinh sản của nấm
Về cơ bản, cấu tạo chung của nấm gồm hai bộ phận: bộ phận dinh
dưỡng và bộ phận sinh sản [6], [20], [23].
1.2.3.1. Bộ phận dinh dưỡng
Bộ phận dinh dưỡng của nấm có thể là sợi nấm (đối với nấm sợi) hoặc
là tế bào nấm đối với nấm men [6], [20], [23].
Nấm men là những thực vật đơn bào. Có hình tròn hoặc hình bầu dục,
kích thước 4 - 6 µm [6]. Cấu tạo tế bào của nấm thường có: vỏ, vách, nhân,
nguyên sinh chất. Vách tế bào cấu tạo chủ yếu là kytin, có hay không có
cellulose.
Nấm sợi gồm những sợi tơ nấm có cấu tạo đa bào. Dạng sợi giúp nấm
dễ dàng xâm nhập sâu [6].
1.2.3.2. Bộ phận sinh sản
Nấm men sinh sản theo phương thức nảy chồi [6]. Từ một cực của tế
bào nấm mọc một chồi nhỏ, phát triển lớn dần đến khi có kích thước gần bằng
tế bào mẹ thì tách khỏi tế bào mẹ.
Nấm sợi sinh sản bằng bào tử và đây cũng là nguồn lây truyền của nấm.
Có hai loại bào tử: bào tử vô tính và bào tử hữu tính.


5

Hình 1.1. Tế bào nấm men [29]

Hình 1.2. Tế bào nấm sợi [29]
1.3. Phân loại bệnh nấm da

Ở Việt Nam và trên Thế giới có khá nhiều hệ thống phân loại bệnh nấm
da tùy theo mục đích khác nhau. Theo Novartis.dk (2000) [39], bệnh nấm da
được chia thành 4 nhóm chính:
- Bệnh nấm ngoài da do nấm sợi: gồm các bệnh nấm da thân, nấm bẹn,
nấm bàn chân, nấm da đầu, ...
- Bệnh nấm lang ben: tác nhân do nấm men.
- Bệnh nấm móng: tác nhân do nấm sợi, nấm men và nhiều loại nấm
khác (nấm mốc).
- Bệnh da do nấm Candida.
Cách phân loại trên cho thấy có nhiều thuận tiện trong thực hành chăm
sóc sức khoẻ ban đầu và quản lý bệnh nấm da tại cộng đồng, giúp phát hiện
sớm và điều trị nhằm hạn chế bỏ sót nguồn bệnh.
1.4. Nguồn lây
Các chủng nấm gây bệnh nấm da có nguồn gốc từ người, súc vật và
môi trường đất [6], [15], [24]. Các chủng nấm có nguồn gốc từ người gây
bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là từ động vật và thấp nhất là từ đất.


6

- Các chủng nấm có nguồn gốc từ người sang người: là các loài nấm
chỉ ký sinh ở người, lây truyền do tiếp xúc trực tiếp giữa người với người
hoặc gián tiếp qua các đồ dung vật dụng chung như quần áo, giường chiếu,
giầy tất, mũ, lược, ...
- Các chủng nấm có nguồn gốc từ súc vật sang người: các chủng nấm
này ký sinh trên vật chủ nhất định và từ đó gây bệnh cho người. Các súc vật
đó thường là chó, mèo, trâu, bò, chuột, lợn, ...
- Các chủng nấm có nguồn gốc từ đất sang người.
1.5. Đường lây [30], [31]
- Lây trực tiếp: do tiếp xúc trực tiếp ở da người lành với những người

mắc bệnh, với các súc vật nuôi trong nhà như chó, mèo, ... bị nấm.
- Lây gián tiếp: từ các vật dụng bị nhiễm nấm như đồ chơi, thảm, áo
quần, chăn chiếu, ...
1.6. Bệnh sinh
Các bào tử bám được vào lớp sừng của da, lông, tóc và móng và phụ
thuộc vào điều kiện nóng ẩm, hiếu khí, các yếu tố kháng nấm mà không phụ
thuộc vào loài nấm gây bệnh [35].
Tiếp theo các bào tử nấm sẽ xâm nhập vào lớp sừng nhờ tiết ra nhiều
loại men tiêu protein. Khả năng hoạt động của men proteinase khác nhau tùy
theo chủng nấm. Quá trình xâm nhập gây bệnh cũng phụ thuộc vào sự đáp
ứng của cơ thể đối với các chủng nấm. Quá trình này có sự tham gia của
nhiều yếu tố [36], [42], [42]: da là hàng rào vật lý ngăn cản sự xâm nhập của
nấm, huyết thanh có các yếu tố ức chế sự phát triển của nấm, các tế bào nội
mô, hệ thống miễn dịch qua trung gian tế bào. Sợi nấm phát triển tiết ra các
độc tố kích thích các đầu dây thần kinh gây cảm giác ngứa khó chịu. Các
chủng nấm có nguồn gốc động vật thường gây ra đáp ứng miễn dịch mạnh


7

trong khi đó các chủng nấm có nguồn gốc từ người gây ra đáp ứng miễn dịch
yếu hơn.
1.7. Một số yếu tố nguy cơ đối với bệnh nấm da
1.7.1. Môi trường bề mặt da
Để phát triển nấm cần hai điều kiện rất quan trọng là nhiệt độ thích hợp
và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ thích hợp nhất là 27 - 30 0C và độ ẩm thích hợp
là 80% - 100%). Hai yếu tố này rất quan trọng và luôn kết hợp với nhau, nếu
tách rời hai yếu tố này thì vi nấm không phát triển được [17]. Vì vậy tại vùng
da có độ ẩm cao như: thắt lưng, bẹn, nếp gấp, nhất là kẽ ngón chân
Khi cơ thể hoạt động với cường độ cao, mồ hôi tiết nhiều hoặc da ở

tình trạng bít tắc sẽ làm pH da trở nên kiềm tính hơn. Trong khi đa số các loại
nấm da đều phát triển trong môi trường có pH thích hợp ở khoảng 6,9 - 7,2
(hướng kiềm).
Các nghiên cứu sinh lý da liên quan với nấm da cho rằng chất lượng
lớp sừng kém thì khả năng đệm của da (trung hòa kiềm và kháng kiềm) cũng
kém, do vậy thường dễ mắc bệnh nấm da.
Nhiều tác giả cho rằng yếu tố thuận lợi cho bệnh nấm da dễ phát triển
chủ yếu do thiếu hụt miễn dịch tế bào. Phạm Hoàng Khâm (2002) đã phát
hiện số lượng tế bào lympho B ở bệnh nhân nấm da giảm cả trước và sau điều
trị so với người bình thường [11]. Tuy nhiên với hiểu biết hiện nay về miễn
dịch, việc phòng chống bệnh nấm da bằng phương pháp miễn dịch đặc hiệu là
không khả thi.
1.7.2. Môi trường tự nhiên và xã hội
Bệnh nấm da liên quan rất chặt chẽ với nhiệt độ và độ ẩm cao của môi
trường, sự thay đổi thời tiết, khí hậu hoặc các yếu tố ngoại sinh khác .... bên
cạnh các yếu tố nội sinh có vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh:
suy dinh dưỡng, sử dụng thuốc tránh thai đường uống, sử dụng corticoides,


8

thuốc ức chế miễn dịch [33]. Người ta thấy rằng số lượng bệnh nhân mắc
bệnh nấm da chiếm tỷ lệ cao vào những tháng mùa hè và có mưa nhiều [33].
Tuy nhiên với những người hoạt động thể lực thì bệnh có thể xuất hiện quanh
năm. Bệnh thường kéo dài hàng tháng, hàng năm. Ở Việt Nam, theo điều tra
của một số tác giả, tỷ lệ bệnh nấm da ở các tháng mùa hè cao hơn so với các
tháng trong năm.
Quá trình phát sinh, phát triển bệnh nấm da không chỉ phụ thuộc vào
các yếu tố môi trường xã hội: tập quán, hành vi, lối sống, thói quen vệ sinh cá
nhân, điều kiện lao động, các hoạt động của con người gây ô nhiễm môi

trường. Có tác giả cho rằng tỷ lệ mắc mới bệnh nấm da đã gia tăng là do ô
nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm công nghiệp.
1.8. Tình hình bệnh nấm da
1.8.1. Tình hình bệnh nấm da trên thế giới
Tại 3 nhà máy cao su, xi măng, gỗ tại Nigeria, tỷ lệ mắc bệnh nấm da
của công nhân là 27,83%, trong đó chủ yếu là lang ben [28].
Ở Nepal (2001), theo Agarwalla A. và cộng sự trong 100 trường hợp bị
nấm nông thì nấm da chiếm 43%, nấm bẹn 33%, nấm kẽ chân 20%. Trong đó
tỷ lệ nam: nữ là 2,5:1 và tỷ lệ nuôi cấy thành công là 94%. Các tác nhân gây
bệnh gồm T.rubrum 45,74%,

T.mentagrophytes 26,6%, T.tonsurans 11.7%,

M.audouinii 8,36% và các chủng khác [27].
Ở Nhật (2001), Kasai T và cộng sự đã nghiên cứu 7314 bệnh nấm
nông do các loài nấm sợi gây bệnh (chiếm 13,3% trong số các bệnh da), cho
kết quả: nấm kẽ chân 63,8%, nấm móng 20,7%, nấm da 7,2%, nấm bẹn 5,1%,
Keriol de celse 0,01%. Các chủng nấm phân lập được là T.rubrum 71,6%,
T.mentagrophytes 27,2%, E.floccosum 0,4% và một số chủng khác [37].


9

Trong khi đó tỷ lệ này ở Singapore theo Goh và cộng sự là: nấm da
39%, nấm bẹn 22%, nấm kẽ 19%. Các chủng nấm gây bệnh là: T.rubrum
58%, E.floccosum 14%, T.mentagrophytes 10% [34].
Các nghiên cứu khác còn cho thấy bệnh nấm da còn phổ biến ở các
vùng khác nhau trên thế giới [40]. Tỷ lệ bệnh nấm da chiếm khoảng 30-40%
trong các bệnh nấm nông. Các tác nhân gây bệnh chủ yếu là T.rubrum,
T.mentagrophytes, E.floccosum.

Tại Bệnh viện Mymensingh trong giai đoạn tháng 7/2013 đến tháng
5/2014, 230 bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ của bệnh nấm da
nhưng chỉ có 63 trường hợp (27,39%) dương tính với nấm ở kính hiển vi trực
tiếp. Bệnh nấm da là phổ biến hơn ở nhóm tuổi 21 - 30. Nam mắc bệnh nhiều
hơn nữ với tỷ lệ là 1,53: 1. Trichophyton rubrum (83.04%) là loài gây bệnh
thường gặp, sau đó là Trichophyton mentagrophytes (9,43%) và
Epidermophyton floccosum (7,55%) [38].
1.8.2. Tình hình bệnh nấm da tại Việt Nam
Theo Lê Trần Anh (2001), tỷ lệ mắc bệnh nấm da ở một số dơn vị là
10%, chủ yếu là bệnh nấm da do nấm sợi (57,67%) và lang ben (10,9%) [1].
Theo nghiên cứu của Đoàn Văn Hùng tiến hành tại Phòng khám Viện
Da liễu Trung Ương trong 1 năm có 4,26% bệnh nhân mắc bệnh nấm sợi
trong tổng số các bệnh da [8]. Trong đó, nấm da chiếm 41,7%, nấm bẹn
chiếm 21,4%, nấm móng chiếm 18,7%, 10,3% mắc bệnh nấm tóc và một tỷ lệ
nhỏ bệnh nhân mắc bệnh nấm kẽ. Nguyên nhân là do hai loài nấm là
T.rubrum và T.mentagrophytes.
Do điều kiện làm việc vệ sinh kém, nồng độ bụi cao, độ ẩm cao nên
bệnh nấm nông đặc biệt tăng cao ở công nhân mỏ. Tỷ lệ nấm nông ở công
nhân, viên chức mỏ Cẩm phả là 68,02% trong các bệnh da, trong đó nấm hắc
lào chiếm 23,09%, nấm kẽ 26,03%. Còn ở công nhân hầm lò thì tỷ lệ nấm


10

nông là 83,67% trong các bệnh da, trong đó hắc lào chiếm 35,46%, nấm kẽ
36,16% [5].
Tỷ lệ nấm nông cũng rất cao ở công nhân khai thác than Thái Nguyên
theo nghiên cứu của Nguyễn Qúy Thái năm 2004 [18]. Có 16,2% cán bộ công
nhân viên mắc bệnh nấm da vào mùa lạnh trong khi đó mùa nóng là 14,5%.
Bệnh nấm da có tỷ lệ cao nhất ở lứa tuổi 20 - 29 chiếm 74,2%, không

có bệnh nhân nào dưới 15 tuổi mắc bệnh nấm da. Bệnh chủ yếu gặp ở nam là
bộ đội tại ngũ hoặc học sinh, sinh viên. Đây là kết quả nghiên cứu của Trần
Việt Dũng tại khoa Da liễu Bệnh viện 103 [4].
18,4% số người được điều tra đang làm việc tại các quán hang ăn uống
giải khát ở phường Phú Cát, thành phố Huế bị nhiễm nấm móng là kết quả
nghiên cứu của Tôn Nữ Phương Anh và CS [3]. Trong đó chủ yếu ở độ tuổi
20 - 29, nữ chiếm tỷ lệ cao hơn 65,6%. Nguyên nhân được tìm thấy ở đây là
do tiếp xúc thường xuyên với nước trong thời gian dài trên 6 tháng.
Theo nghiên cứu tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện 103 trong 18 tháng từ
tháng 01/2013 đến tháng 06/2014 cho thấy bệnh nấm da có thể gặp ở mọi lứa
tuổi, tuy nhiên hay gặp nhất ở nhóm tuổi 20 - 39, nam chiếm 76,38%, nữ
chiếm 23,62% [2].
Qua khảo sát 40 bệnh nhân đến khám tại Khoa Ký sinh trùng Bệnh viện
Đại học Y Dược Cần Thơ cho thấy yếu tố nguy cơ mắc bệnh nấm da ở đây là
do mặc quần áo dày chặt và thường xuyên tiếp xúc với nước. Tuy nhiên có
một số lượng lớn bệnh nhân không xác định được yếu tố nguy cơ chiếm 75%
[19].
Bệnh vi nấm ngoài da chiếm tỷ lệ 75% trong tổng số các bệnh nhân có
triệu chứng lâm sàng nghi nhiễm nấm trong đó nấm men chiếm tỷ lệ 12,5%,
nấm sợi chiếm 15%, nhiễm phối hợp nấm men và nấm sợi là 25%, nhiễm


11

Malassezia là 25%. Yếu tố nguy cơ gây bệnh là do mặc quần áo chật, dày và
thường xuyên tiếp xúc với nước [14].
1.9. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nấm da
Tùy từng chủng nấm gây bệnh, vị trí tổn thương và sức đề kháng của
cơ thể mà có biểu hiện lâm sàng bệnh nấm da khác nhau [6]. Các hình thái
lâm sàng thường gặp của bệnh là: nấm da thường (chủ yếu ở thân, chân và

tay), nấm lang ben và nấm móng.
Tổn thương thường bắt đầu ở vùng da hở do những vùng da này là nơi
dễ tiếp xúc với các bào tử hay sợi nấm: mặt, cổ, cánh tay, sau đó lan ra các
vùng da khác,. Tổn thương cơ bản điển hình là các đám da đỏ hoặc hồng, có
hình tròn hay bầu dục, ranh giới rõ, có bờ viền rõ rệt, trên bờ viền có mụn
nước. Tổn thương rải rác toàn thân, ngày càng lớn dần, liên kết với nhau
thành đám bờ đa cung, có xu hướng lành giữa, vảy nhỏ khô thường ở bờ viền,
nhưng vảy cũng có thể ở bề mặt của tổn thương, bờ tổn thương thường liên
tục tuy vậy cũng có nơi không liên tục.
Bệnh nhân thường ngứa, đặc biệt là khi ra nhiều mồ hôi, khi đi ra nắng.
Khi bệnh nhân gãi nhiều hay bôi thuốc không thích hợp làm cho tổn thương
dễ nhiễm khuẩn, da sưng tấy. Nếu không điều trị đúng và đủ liều bệnh trở
thành mạn tính và biến chứng chàm hóa hay lichen hóa, thậm chí viêm da mủ,
nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận….
Trong các bệnh gây ra do có các chủng nấm có nguồn gốc từ động vật,
tổn thương thường thấy ở vùng da hở: đầu, nách, mặt, tay và tổn thương
thường viêm tấy, bề mặt có nhiều vảy, kích thước nhỏ.
Tổn thương do các loài nấm có nguồn gốc từ người có ở bất kỳ vùng
nào trên cơ thể. Ở vùng hay bị sang chấn tổn thương có kích thước lớn, bờ có
nhiều vảy, hoạt tính, trung tâm thường sạch. T. rubrum có thể gây nên các u ở


12

xung quanh nang lông, và mức độ viêm tấy không rõ rệt bằng các chủng nấm
có nguồn gốc từ súc vật.
1.10. Triệu chứng cận lâm sàng
1.10.1. Xét nghiệm trực tiếp
Lấy vảy da ở tổn thương ngâm vào dung dịch kiềm KOH hoặc NaOH
10% - 20%, soi dưới kính hiển vi quang học thấy sợi nấm hay đoạn sợi nấm

có thành tế bào đậm, bào tương đục, dày, mềm mại hay tế bào nấm men.
Ngoài ra còn thấy bào tử nấm.
1.10.2. Nuôi cấy nấm
Lấy vảy da ở vùng tổn thương sau khi đã sát trùng cho vào môi trường
Sabuoraud. Sau 2 - 3 tuần, nấm mọc căn cứ vào hình dạng, cấu tạo, màu sắc
khuẩn lạc, hình ảnh vi thể và sự thay đổi màu sắc trong môi trường urê để
định loại nấm.
1.11. Điều trị
Việc điều trị nấm da cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Thông thường nếu
mới nhiễm và diện tích tổn thương nhỏ thì chỉ cần dùng thuốc bôi là đủ. Tuy
nhiên, nếu tổn thương mạn tính và diện tích tổn thương rộng thì phải kết hợp
bôi tại chỗ và uống thuốc kháng sinh chống nấm.
1.12. Phòng bệnh [6]
Để phòng bệnh nấm da lan truyền và xâm nhập thì khâu vệ sinh cá
nhân là quan trọng nhất.
- Tắm gội, giặt giũ thường xuyên, không để mồ hôi, bụi bám lâu trên
da.
- Giữ khô các nếp bẹn, kẽ chân sau khi tắm rửa.
- Thường xuyên cắt móng tay, móng chân.
- Tránh kỳ cọ, cạo sát mạnh trên da.


13

- Tránh mặc quần áo ẩm ướt, quần lót không nên mặc vải nilon và quá
chật.
- Hạn chế tiếp xúc với động vật như: chó, mèo, ...
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

Cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà máy xi măng Chinfon Hải
Phòng có tên trong danh sách khám sức khỏe định kỳ tại nhà máy.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Nhà máy xi măng Chinfon Hải Phòng.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 12/2015 đến tháng 06/2016.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Theo phương pháp mô tả cắt ngang
2.4.1. Cỡ mẫu
Chúng tôi áp dụng công thức tính cỡ mẫu:
2
n =
Z1
α .

2

p.q
d2

Trong đó :
- n: là cỡ mẫu.
- Z1-α/2 : Hệ số tin cậy ở mức sác xuất 95% (Z1-α/2 = 1,96).
- p: Tỷ lệ nhiễm nấm da. Lấy tỷ lệ nhiễm là 18% theo nghiên cứu của
Nguyễn Quý Thái tại mỏ than Thái Nguyên năm 2004 [18] (p = 0,18).
- 1 - p : Tỷ lệ ước lượng người không nhiễm nấm da là 82% (q = 0,82) .


14


- d : Độ chính xác mong muốn (5%).
Như vậy cỡ mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu là 227. Để tăng độ
chính xác chúng tôi lấy vào nghiên cứu 559 cán bộ công nhân.
2.4.2. Chọn mẫu
Chủ động chọn những công nhân đến khám vào ngày thứ 1, ngày thứ 3,
ngày thứ 5, ngày thứ 7 và ngày thứ 9 của đợt khám sức khoẻ định kỳ tại công
ty xi măng Chinfon.
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu
2.5.1. Khám lâm sàng xác định bệnh nấm da
Có các triệu chứng lâm sàng kinh điển đối với các bệnh nấm da thường
gặp.
2.5.2. Kỹ thuật xét nghiệm nấm trực tiếp
2.5.2.1. Dụng cụ: Toàn bộ dụng cụ đều phải vô trùng. Tùy theo loại bệnh
phẩm mà có các dụng cụ phù hợp.
- Dao mổ cùn (để cạo vẩy ở da, móng).
- Nhíp (để nhổ lông, tóc).
- Kéo (để cắt tóc).
- Kẹp phẫu tích để gắp bệnh phẩm.
- Lam kính, lá kính sạch (cần thiết là không mốc, nếu mốc có thể gây
nhầm lẫn trong chẩn đoán).
2.5.2.2. Hóa chất
- Bông, cồn 700.
- Các dung dịch kiềm NaOH hoặc KOH có nồng độ từ 20 - 30% (dùng
để làm trong chất sừng có trong bệnh phẩm và bộc lộ nấm gây bệnh).
2.5.2.3. Cách lấy bệnh phẩm:
* Da:
- Sát trùng bằng cồn 700 nơi lấy bệnh phẩm.


15


- Dùng dao mổ cùn cạo vảy da (lấy ở rìa tổn thương nơi có nấm mọc
nhiều) cho vào lam kính vô trùng.
* Móng:
- Dùng cồn 700 sát trùng móng nghi nhiễm nấm.
- Dùng dao mổ cùn vô trùng cạo móng hoặc những cục lùi xùi dưới
móng, hứng bột móng vào lam kính.
- Nếu móng có mủ: lấy mủ bằng tăm bông vô trùng.
* Lông, tóc:
- Chọn sợi lông, tóc mất bóng, xốp, mất màu, dễ gẫy, hoặc có những
hạt màu đen bám chặt vào sợi tóc.
- Dùng kéo cắt, cần thiết có thể dùng nhíp nhổ cả chân tóc hoặc chân
lông.
2.5.2.4. Kỹ thuật xét nghiệm
- Trên lam kính sạch và khô, nhỏ 1 giọt KOH (NaOH) 20% hoặc 30%
(đối với bệnh phẩm là móng)
- Để mẫu thử vào giọt KOH (NaOH).
- Nếu muốn khảo sát ngay, hơ tấm lam kính trên ngọn lửa đèn cồn thấy
bốc hơi lên là được (không cho sôi) hoặc cho vào tủ ấm.
- Nếu chưa muốn khảo sát ngay để tiêu bản ở nhiệt độ phòng trong
thời gian từ 3 - 4 giờ.
- Đậy lá kính.
- Quan sát với vật kính x10 và x40
2.5.2.5. Đọc kết quả:
- Trên bệnh phẩm da, móng nếu có nấm sẽ thấy những sợi nấm nhỏ
chia nhánh trong suốt và chủ yếu có vách ngăn. Cần phân biệt không nhầm
với đường viền của tế bào thượng bì.


16


- Nấm lang ben: thấy sợi nấm ngắn cong phân nhánh hình chữ S, T
hoặc V, các bào tử nấm đường kính 3 - 8 µm xếp thành từng đám 10 - 30 tế
bào. Có thể nhuộm màu mực Parker sẽ thấy nấm lang ben bắt màu xanh da
trời.
- Kết quả âm tính, khi soi ít nhất 30 vi trường mà không thấy sợi nấm
hay bào tử nấm.
Xét nghiệm soi tươi được thực hiện đánh giá bởi các cán bộ Bộ môn
Ký sinh trùng - Trường Đại học Y Dược Hải Phòng.
2.5.3. Điều tra KAP
Phỏng vấn kiến thức - thái độ - thực hành của cán bộ công nhân viên về
bệnh nấm da theo phiếu điều tra đã được thiết kế sẵn.
2.6. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập trong nghiên cứu được xử lý theo phần mềm SPSS
18.0.
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu được thông báo và giải thích về mục đích và lợi
ích của nghiên cứu.
- Số liệu, thông tin được đảm bảo bí mật.
- Lãnh đạo cơ quan nhất trí ủng hộ.
- Đối tượng nghiên cứu tham gia một cách tự nguyện, tự rút lui khi
không muốn tham gia mà không bị một hình thức khiển trách nào.


17

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng nhiễm nấm da của công nhân nhà máy xi măng Chinfon
Bảng 3.1: Tỷ lệ nhiễm nấm da của cán bộ công nhân viên

Số công nhân khám
559

Số (+)
55

Tỷ lệ %
9,84

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ nhiễm nấm da của cán bộ công nhân viên
* Nhận xét: Qua bảng 3.1 và hình 1.1 ta thấy có 55 công nhân Chinfon
bị nhiễm nấm da chiếm 9,84 % tổng số công nhân tới khám.


18

Bảng 3.2: Tỷ lệ nhiễm nấm da theo tuổi
Lứa tuổi
Số lượng
Số (+)
Tỷ lệ %

20 - 29

30 - 39

40 - 49

50 - 59


Tổng

7
12,73

15
27,27

26
47,27

7
12,73

55
100,0

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ mắc nấm da theo nhóm tuổi
*Nhận xét: nhóm tuổi nhiễm nấm da cao nhất là 40 - 49 với tỷ lệ là
47,27%; sau đó là nhóm tuổi 30 - 39 chiếm 27,27%, nhóm tuổi 20 - 29 và
nhóm tuổi 50 - 59 có tỷ lệ nhiễm nấm da ngang nhau (12,73%).


19

Bảng 3.3: Tỷ lệ nhiễm nấm da theo giới
Số lượng
Giới tính
Nam
Nữ

Tổng

Số (+)

Tỷ lệ %

51
4
55

92,73
7,27
100,0

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ nhiễm nấm theo giới

* Nhận xét: qua bảng và biểu đồ trên cho thấy tỉ lệ nhiễm bệnh của nam
(92,73%) cao hơn hẳn so với nữ (7,27%). Tỷ lệ nam/nữ = 12,75 : 1


20

Bảng 3.4: Tỷ lệ nhiễm nấm da theo địa dư
Số lượng
Địa dư
Ngoại thành
Nội thành
Tổng

Số (+)


Tỷ lệ %

33
22
58

60,0
40,0
100,0

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ nhiễm nấm da theo địa dư

* Nhận xét: trong số công nhân bị nhiễm nấm da thì công nhân sống ở
ngoại thành chiếm tỷ lệ cao hơn (60%), có 40% số công nhân nhiễm nấm da
sống ở nội thành.


21

Bảng 3.5: Tỷ lệ nhiễm nấm da theo vị trí tổn thương
Vị trí
Đầu, mặt, cổ
Lưng
Ngực
Đùi, cẳng chân
Cánh tay, cẳng tay
Bàn tay, Bàn chân
Tổng


Tần số
15
16
5
6
5
8
55

Tỷ lệ %
27,27
29,09
9,09
10,91
9,09
14,55
100,0

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ nhiễm nấm da theo vị trí tổn thương
* Nhận xét: tổn thương hay gặp ở vùng lưng (29,09%), sau đó là vùng
đầu, mặt, cổ (27,27%), bàn tay, bàn chân (14,55%).

Bảng 3.6: Phân bố triệu chứng cơ năng của bệnh nấm da


22

Triệu chứng cơ năng
Ngứa
Ngứa khi ra mồ hôi

Không ngứa
Tổng

Tần số
36
2
17
55

Tỷ lệ %
65,45
3,64
30,91
100,0

Biểu đồ 3.6: Triệu chứng cơ năng
* Nhận xét: triệu chứng cơ năng chủ yếu của bệnh nấm da là ngứa (bao
gồm cả ngứa khi ra mồ hôi) chiếm 69,09%. Nhưng cũng có khoảng 1/3 công
nhân nhiễm nấm nhưng không ngứa (30,91%).

Bảng 3.7: Kết quả xét nghiệm trực tiếp tìm vi nấm
Vi nấm

Tần số

Tỷ lệ %


23


Nấm men
Nấm sợi
Nấm men + Nấm sợi
Malassezia sp.
Tổng

15
23
12
5
55

27,3
41,8
21,8
9,1
100,0

* Nhận xét: Qua xét nghiệm trực tiếp 55 mẫu bệnh phẩm ghi nhận nhiễm
nấm sợi chiếm 41,8%, nhiễm nấm men chiếm 27,3%, nhiễm phối hợp cả hai
loại là 21,8% và có 5 đối tượng nhiếm nấm lang ben Malassezia sp. chiếm
9,1%.
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa bệnh nấm da và giới tính
Nhiễm nấm da
Nam
Nữ
Tổng

Có nhiễm
Không nhiễm

Tổng
Tần số
Tỷ lệ %
Tần số Tỷ lệ %
51
92,73
439
87,10
490
4
7,27
65
12,90
69
55
504
559
2
χ = 1,44 ; OR = 1,88 (0,66-5,39) ; p > 0,05

* Nhận xét:
- Tỷ lệ nhiễm nấm da ở nam rất cao chiếm 92,73%. Tỷ lệ nhiễm nấm
da ở nữ chiếm 7,27%. So sánh giữa hai nhóm này thấy nam có nguy cơ nhiễm
nấm da gấp nữ 1,88 lần tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê
(p > 0,05).
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa bệnh nấm da và
tuổi của cán bộ công nhân viên
Nhiễm nấm da
≥ 40
< 40

Tổng

Có nhiễm
Tần số
Tỷ lệ %
33
60,0
22
40,0
55

Không nhiễm
Tần số Tỷ lệ %
238
47,22
266
52,78
504

Tổng
271
288
559


24

χ2 = 3,24 ; OR = 1,67 (0,95-2,95); p < 0,05
* Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy trong nhóm nhiễm nấm da thì nhóm tuổi ≥ 40

chiếm tỉ lệ cao hơn (60%), còn nhóm < 40 tuổi lại chiếm tỷ lệ thấp hơn
(40%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,05.
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa bệnh nấm da và kiến thức phòng bệnh
của cán bộ công nhân viên
Nhiễm nấm da
Chưa tốt
Tốt
Tổng

Có nhiễm
Không nhiễm
Tổng
Tần số
Tỷ lệ %
Tần số
Tỷ lệ %
32
58,18
231
45,83
263
23
41,82
273
54,17
296
55
504
559
2

χ = 3,03 ; OR = 1,64 (0,93-2,88) ; p < 0,05

* Nhận xét:
Về kiến thức phòng bệnh thì trong nhóm nhiễm nấm, tỷ lệ công nhân
hiểu chưa tốt về các biện pháp phòng bệnh cao hơn (58,18%) nhóm hiểu tốt
về các biện pháp này. Có sự khác biệt giữa 2 nhóm này (p < 0,05).
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa bệnh nấm da và thái độ
của cán bộ công nhân viên
Nhiễm nấm
Chưa tốt
Tốt
Tổng

Có nhiễm
Không nhiễm
Tần số
Tỷ lệ %
Tần số
Tỷ lệ %
19
34,55
180
35,71
36
65,45
324
64,29
55
504
2

χ = 0,03 ; OR = 0,95 (0,52-1,7) ; p > 0,05

Tổng
199
360
559

* Nhận xét: qua bảng trên ta thấy thái độ đúng của công nhân về nấm da
trong cả 2 nhóm có nhiễm và không nhiễm đều chiếm tỷ lệ cao hơn, nhóm có


25

nhiễm là 64,45%, còn nhóm không nhiễm là 64,29%. Không có sự khác biệt
giữa 2 nhóm này (p > 0,05).
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa bệnh nấm da và thực hành phòng chống
bệnh của cán bộ công nhân viên
Nhiễm
nấm
Chưa tốt
Tốt
Tổng

Có nhiễm
Không nhiễm
Tổng
Tần số
Tỷ lệ %
Tần số
Tỷ lệ %

34
61,82
227
45,04
261
21
38,18
277
54,96
298
55
504
559
2
χ = 5,61 ; OR = 1,98 (1,08 - 3,64) ; p < 0,05

* Nhận xét: Nhóm thực hành phòng chống bệnh nấm da chưa tốt có nguy
cơ mắc bệnh cao gấp 1,98 lần so với nhóm thực hành phòng chống bệnh chưa
tốt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.


×