Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG NGUỒN lực TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới tại HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 118 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO THỊ TƯƠI

TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TRONG XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN NHO QUAN,
TỈNH NINH BÌNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Ngọc Hướng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng
được sử dụng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Đào Thị Tươi

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế của mình, ngoài sự nỗ lực cố gắng của
bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các
giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn – Học viện Nông nghiệp Việt Nam;
đặc biệt là TS. Lê Ngọc Hướng đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND và các phòng, ban, đơn vị
huyện Nho Quan; đặc biệt là các xã Đồng Phong, Văn Phong, Phú Long đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn.
Qua đây tôi cũng vô cùng biết ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời chúc sức khoẻ và chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Đào Thị Tươi

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan...................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục biểu ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn............................................................................................................ ix
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 3

1.2.1.

Mục tiêu chung.................................................................................................... 3

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 4

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn. .................................... 4

1.5.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 4

1.5.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................. 4


Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn..................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản .......................................................................................... 5

2.1.2.

Nội dung huy động ............................................................................................ 11

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng........................................................................................ 17

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 20

2.2.1.

Kinh nghiệm và bài học của một số nước trên thế giới .................................... 20

2.2.2.

Kinh nghiệm, bài học trong nước...................................................................... 26

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 31

3.1.

Đặc điểm địa bàn huyện nho quan, tỉnh ninh bình............................................ 31

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 31

iii


3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................. 32

3.2.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 38

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận ........................................................................................ 38

3.2.2.

Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 38

3.2.3.

Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 38


3.2.4.

Phương pháp phân tích và xử lý thông tin ........................................................ 41

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................... 41

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 42
4.1.

Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện nho quan ................................... 42

4.2.

Thực trạng huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện
nho quan tỉnh ninh bình .................................................................................... 50

4.2.1.

Huy động nguồn lực tài chính ........................................................................... 50

4.2.2.

Huy động nguồn lực đất đai .............................................................................. 77

4.2.3.

Huy động nguồn nhân lực ................................................................................. 78


4.2.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn
mới tại huyện Nho Quan ................................................................................... 80

4.3.

Các giải pháp tăng cường huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn
mới tại huyện nho quan trong thời gian tới ....................................................... 89

4.3.1.

Định hướng chung............................................................................................. 89

4.3.2.

Các giải pháp cụ thể .......................................................................................... 90

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 94
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 94

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 95

5.2.1.


Đối với trung ương, tỉnh.................................................................................... 95

5.2.2.

Đối với cơ quan, chính quyền huyện ................................................................ 95

5.2.3.

Đối với chính quyền các xã, thị trấn ................................................................. 97

5.2.4.

Đối với người dân ............................................................................................ 98

Tài liệu tham khảo........................................................................................................... 97

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

CN

Công nghiệp

CNH - HĐH


Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

CNXD

Công nghiệp xây dựng

CS

Cơ sở

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

GTNT

Giao thông nông thôn

HTX

Hợp tác xã

NN

Nông nghiệp


NTM

Nông thôn mới

NS

Ngân sách

NXB

Nhà xuất bản

MTQG

Mục tiêu quốc gia

PTNT

Phát triển nông thôn

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TDTT

Thể dục thể thao

TMDV


Thương mại dịch vụ

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Uỷ ban nhân dân

XD

Xây dựng

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Nho Quan trong giai
đoạn 2013 – 2015 ......................................................................................... 33
Bảng 3.2. Tình hình lao động và sử dụng lao động của huyện Nho Quan giai
đoạn 2013 – 2015 ......................................................................................... 35
Bảng 3.3. Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của huyện Nho Quan giai đoạn
2013 – 2015.................................................................................................. 37
Bảng 3.4. Thu thập số liệu thứ cấp ............................................................................... 39
Bảng 3.5. Đối tượng và số phiếu điều tra ở các nhóm đối tượng ................................. 39

Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại
huyện Nho Quan năm 2011- 2015 ............................................................... 47
Bảng 4.2. Quy định về vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình xây dựng
NTM ............................................................................................................. 50
Bảng 4.3. Kế hoạch tài chính cho việc thực hiện các dự án trong Chương trình
xây dựng nông thôn mới năm 2011 – 2015 của huyện Nho Quan .............. 51
Bảng 4.4. Kết quả huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới của huyện Nho
Quan giai đoạn 2011 – 2015 ........................................................................ 55
Bảng 4.5. Đánh giá kết quả huy động nguồn lực cho xây dựng NTM ......................... 60
Bảng 4.6. Kết quả huy động vốn cho quy hoạch trong chương trình xây dựng
NTM của huyện Nho Quan (2011 – 2015) .................................................. 62
Bảng 4.7. Kết quả huy động vốn ngân sách cho hạ tầng kinh tế - xã hội trong
chương trình xây dựng NTM của huyện Nho Quan (2011 – 2015)............. 64
Bảng 4.8. Kết quả huy động vốn cho kinh tế và tổ chức sản xuất trong chương
trình xây dựng nông thôn mới của huyện Nho Quan (2011 – 2015) .......... 71
Bảng 4.9. Kết quả huy động vốn xây dựng văn hóa, xã hội, môi trường NTM của
huyện Nho Quan (2011 – 2015)................................................................... 73
Bảng 4.10. Kết quả huy động vốn cho hệ thống chính trị trong chương trình xây dựng
NTM của huyện Nho Quan (2011 – 2015)...................................................... 75
Bảng 4.11. Đánh giá việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại
huyện Nho Quan thời gian qua .................................................................... 77

vi


Bảng 4.12. Đánh giá kết quả huy động nguồn lực đất đai cho xây dựng NTM so
với kế hoạch đề ra ........................................................................................ 77
Bảng 4.13. Kết quả huy động nguồn nhân lực cho xây dựng nông thôn mới ................ 81
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của nhóm các yếu tố về cơ chế, chính sách và năng lực ban
quản lý chương trình xây dựng NTM .......................................................... 83

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của các yếu tố về phía cộng đồng đến huy động nguồn lực
cho xây dựng nông thôn mới ....................................................................... 84
Bảng 4.16. Thu nhập của người dân huyện Nho Quan qua điều tra ............................... 85
Bảng 4.17. Mối quan hệ giữa mức thu nhập với khả năng huy động ............................. 86
Bảng 4.18. Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và khả năng huy động ................................. 87

vii


DANH MỤC BIỂU
Biểu 4.1. Tỷ lệ vốn huy động cho xây dựng nông thôn mới của huyện Nho
Quan trong 5 năm (2011-2015) ..................................................................... 56
Biểu 4.2. Tỷ lệ vốn huy động cho công tác quy hoạch xây dựng NTM huyện
Nho Quan (2011-2015) .................................................................................. 63
Biểu 4.3. Tỷ lệ vốn huy động cho hạ tầng kinh tế - xã hội xây dựng NTM
huyện Nho Quan (2011-2015) ....................................................................... 69
Biểu 4.4. Tỷ lệ vốn huy động cho kinh tế và tổ chức sản xuất xây dựng NTM
huyện Nho Quan (2011-2015) ....................................................................... 72
Biểu 4.5. Tỷ lệ vốn huy động cho xây dựng văn hóa, xã hội, môi trường NTM
huyện Nho Quan (2011-2015) ....................................................................... 74
Biểu 4.6. Ảnh hưởng của thu nhập đối với huy động nguồn lực .................................. 86
Biểu 4.7. Ảnh hưởng của nghề nghiệp với khả năng huy động .................................... 88

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đào Thị Tươi
Tên Luận văn: Tăng cường huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mớ tại
huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chương trình
mang tính tổng hợp, sâu, rộng, có nội dung toàn diện; bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh
tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng. Để xây dựng nông thôn mới đạt tiến
độ trên toàn huyện Nho Quan, vấn đề huy động các nguồn lực là rất quan trọng. Tuy
nhiên, thời gian qua việc huy động này còn có những hạn chế nhất định. Để góp phần
thực hiện tốt hơn Chương trình xây dựng nông thôn mới, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài:
"Tăng cường huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Nho Quan,
tỉnh Ninh Bình".
Trong nghiên cứu này, tôi tập trung đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Nho Quan,
tỉnh Ninh Bình. Tương ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Góp phần hệ thống
hoá lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới; (2) Đánh
giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực trong xây
dựng nông thôn mới tại huyện Nho Quan giai đoạn 2011- 2015; (3) Đề xuất những giải
pháp thích hợp để tăng cường huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện Nho Quan trong giai đoạn 2016 - 2020.
Đề tài sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp để phân tích và đưa ra các
nhận định, đề xuất giải pháp. Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu dựa vào
những số liệu đã có ở quá khứ của UBND huyện Nho Quan và các số liệu từ các ấn
phẩm khác của Nhà nước, sách báo, phương tiện truyền thông, tạp chí chuyên ngành.
Nguồn số liệu sơ cấp thu thập bằng cách phỏng vấn khảo sát các đối tượng có liên quan
như: Điều tra cán bộ thuộc Chương trình MTQG, Người dân, Cán bộ thuộc các tổ chức
đoàn thể: Hội nông dân, Đoàn thanh niên…, Con em xa quê của địa phương. Số liệu,
thông tin được xử lý, phân tích bằng phương pháp tổng hợp, thống kê mô tả, thống kê
so sách và phương pháp PRA, SWOT.

Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn các hoạt động huy động nguồn lực
trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nho Quan tôi đã rút ra một số kết
luận như sau: Huy động nguồn lực tài chính kết quả thực hiện huy động vốn cho xây
dựng nông thôn mới lớn hơn kế hoạch đề ra ban đầu đạt 135,12%. Với tổng kinh phí
ix


thực hiện là 3.157.365 triệu đồng tại 26 xã thực hiện chương trình xây dựng nông thôn
mới. Kết quả nguồn kinh phí huy động của Nho Quan đối với xây dựng nông thôn
nguồn ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ cao 51,31%, vốn tín dụng 22,39%, vốn của
người dân và doanh nghiệp 26,31%.; Huy động nguồn lực đất đai kết quả huy động
nguồn lực đất đai cho xây dựng nông thôn mới: diện tích đất đã huy động cho xây
dựng nông thôn mới đạt 82,04% so với kế hoạch đề ra; số hộ tham gia hiến đất cho
xây dựng nông thôn mới đạt 71,11% so với kế hoạch đề ra; Huy động nguồn nhân lực
Đồng Phong là xã về đích đầu tiên của huyện Nho Quan tổng số ngày công huy động
là 1.304 công lao dộng (7,31%), Văn Phong 1172 công lao động (6,57%), Phú Long là
807 công lao động (4,52%). Điều này chứng tỏ xã Đồng Phong có chiến lược huy
động nguồn lực đúng đắn và có hiệu quả. Nghiên cứu cũng cho thấy có nhiều yếu tố
ảnh hưởng tới hoạt động huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Nho Quan như: ảnh hưởng của cơ chế, chính sách và năng lực ban quản lý
chương trình xây dựng NTM, ảnh hưởng của các yếu tố về phía cộng đồng…, thu
nhập, nghề nghiệp của người dân.
Thông qua nghiên cứu, đề tài đưa ra những giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu
để tăng cường huy đông nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới cần thực hiện đồng
bộ các giải pháp, bao gồm: nhóm các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực:
giải pháp huy động nguồn lực từ ngân sách, giải pháp huy động nguồn lực từ sức dân,
con em của địa phương xa quê hương, từ các tổ chức đoàn thể trong xã hội và từ các
chương trình, dự án phát triển nông nghiệp nông thôn; nhóm các giải pháp sử dụng ngân
sách hiệu quả và hợp lý.


x


THESIS ABSTRACT
Name of author: Đào Thị Tươi
Title of the thesis: Strengthening resource mobilization in new rural
development Nho Quan district, Ninh Binh province.
Major: Economic Management

Code: 60 34 04 10

Educational institution: Vietnam National University of Agriculture
The National Targeted Program on new rural development is a collective, wide,
deep, and comprehensive programe which covers all aspects from economy, culture,
society, politics to security defense. Resource mobilization plays a crucial role in
achieving positive results for the new rural development in Nho Quan district. However,
during the past few years, there have been some limitations regarding the local resource
mobilization. With the aim of ensuring better implementation of new rural development,
it becomes important to conduct the study: "Strengthening resource mobilization for
new rural development in Nho Quan district, Ninh Binh province".
The focus of this research was to evaluate the current state of mobilizing resources
and analyze factors affecting resource mobilization in the new rural development in Nho
Quan district, Ninh Binh province. Therefore, there were several specific objectives as
follows: (1) To systemize theoretical and empirical frameworks for resource
mobilization in the new rural development; (2) To evaluate the current state and analyze
affecting factors of resource mobilization in the new rural development in Nho Quan
district during the period from 2011- 2015; (3) To propose appropriate solutions for
strengthening resource mobilization for new rural development in Nho Quan district
over the period from 2016 - 2020.
Both primary data and secondary data were employed for the analysis in order to

find out judgments and propose efective solutions. Secondary data collected mainly
consist of existing data of Nho Quan district’s People Committee and data from other
publications of the government, books, media, and academic journals. The primary data
used in the study were collected through survey interview with relating stakeholders
such as: Interview with officials of the Fatherland Front, people, officials of other mass
organizations such as Farmer Union, Youth Union, etc. and people who were born in
the district but now were living in other parts of the country or overseas. The collected
data and information were processed and analyzed by using integrated approach,
descriptive statistics, comparative statistics, PRA, and SWOT analysis.
By examining resource mobilization activities for the new rural development in

xi


Nho Quan district both theoretically and empirically, I found out some key findings as
follows: The financial resource mobilization result for the new rural development was
better than planned, corresponding to 135.12% of the expected figure, with the total
implementation budget of 3,157,365 million VND in 26 communes for the new rural
development. In particular, the state budget made up the largest proportion, with
51.31% of the total resources, which was followed by credit capital with 22.39%, and
capital mobilized from local individuals and business sector with 26.31%. As for land
mobilization for the new rural development, the total land area achieved took up
82.04% of the expected number; while the number of households donating land for the
new rural development made up 71.11% of the expected figure. As for human resource
mobilization, Dong Phong was the commune that ranked first in Nho Quan district with
the total volunteer working days of 1,304 (7.31%), while the figures of Văn Phong and
Phú Long was 1172 working days (6.57%) and 807 working days (4.52%), respectively.
That suggests Dong Phong commune had applied efficient strategy for mobilizing
resources. In addition, the research also showed show that there were a number of
factors affecting resource mobilization for the new rural development in Nho Quan

district, including mechanism and policies, capacities of the management board of the
new rural development, and society-related factors such as incomes and occupations of
people living in the district, etc.
Based on the above key findings, the following solutions were put forward to
achieve resource mobilization objectives for the new rural development or so-called
solutions for enhancing resource mobilization, including: measures for mobilizing
resources from the state budget, local people, and people born in Nho Quan but not
currently living in the district, from the mass organizations in the community and from
new rural development programs and projects; as well as solutions for achieving
efficient and appropriate budget spending.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc trong
lĩnh vực nông nghiệp. Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với hơn
70% dân cư đang sống ở nông thôn (Nguyễn Thị Phương Thảo, 2016). Phát triển
nông nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò
quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới
là: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh,
có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội phát triển ngày càng hiện đại”
Nội dung chính của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới là: xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn
minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái gắn với phát triển
đô thị, thị trấn, thị tứ.
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chương

trình mang tính tổng hợp, sâu, rộng, có nội dung toàn diện; bao gồm tất cả các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng. Mục tiêu chung
của chương trình được Đảng ta xác định là: xây dựng nông thôn mới có kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ;
gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn
định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật
tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được
nâng cao.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta khẳng định xây dựng nông thôn mới
là một nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất
nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ phương hướng, nhiệm
vụ của xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 là: Tiếp tục triển khai chương
trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi

1


cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy nét văn hóa bản sắc
của nông thôn Việt Nam.
Thực hiện đường lối của Đảng, trong thời gian qua, phong trào xây dựng
nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sự
tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội. Quá trình xây
dựng nông thôn mới đã đạt được thành tựu khá toàn diện. Kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội cơ bản đảm bảo, tạo sự thuận lợi trong giao lưu buôn bán và phát triển
sản xuât; Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ,
ngành nghề, đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả gắn với xây dựng
nông thôn mới, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất tinh thần cho người dân;
Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường; Dân chủ cơ sở được

phát huy; An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; Vị thế của giai
cấp nông dân ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới còn bộc lộ nhiều khó khăn
hạn chế, nhất là về công tác quy hoạch. Quy hoạch nông thôn mới là một vấn đề
mới, liên quan đến nhiều lĩnh vực và phải mang tính chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội. Đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế về năng lực, nên trong quá trình triển
khai còn nhiều lúng túng. Bên cạnh đó chúng ta còn gặp khó khăn về huy động
nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới. Đời sống của người dân nông thôn còn
nhiều khó khăn. Mặt khác, trong nhận thức nhiều người còn cho rằng xây dựng
nông thôn mới là dự án do nhà nước đầu tư xây dựng nên còn có tâm lí trông
chờ, ỷ lại. Chính vì vậy trong thời gian tới bên cạnh việc đào tạo nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên
truyền chủ trương đường lối của Đảng, để mọi người dân đều nhận thức rằng:
"Xây dựng nông thôn mới là công việc thường xuyên của mỗi người, mỗi nhà,
mỗi thôn xóm và từng địa phương; tất cả cùng chung sức dưới sự lãnh đạo của
Đảng..." nhằm thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới, nhiều xã trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả đáng ghi
nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình huy
động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Điều này đã làm ảnh hưởng tới
việc hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở huyện và Chương trình mục
tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới của cả nước.

2


Để xây dựng nông thôn mới đạt tiến độ trên toàn huyện Nho Quan, vấn đề
huy động các nguồn lực là rất quan trọng. Tuy nhiên, thời gian qua việc huy
động này còn có những hạn chế nhất định. Để góp phần thực hiện tốt hơn
Chương trình xây dựng nông thôn mới, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Tăng

cường huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Nho Quan,
tỉnh Ninh Bình".
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất các giải
pháp tăng cường huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện
Nho Quan, tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực trong
xây dựng nông thôn mới.
- Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy
động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Nho Quan giai đoạn
2011- 2015.
- Đề xuất những giải pháp thích hợp để tăng cường huy động nguồn lực
trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nho Quan trong giai đoạn
2016 - 2020.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Kết quả xây dựng nông thôn mới ở huyện Nho Quan?
- Các nguồn lực chủ yếu trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Nho Quan?
- Thực trạng huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện
Nho Quan thời gian qua như thế nào?
- Những thuận lợi, khó khăn trong huy động nguồn lực xây dựng nông
thôn mới?
- Giải pháp nào cần đề xuất nhằm tăng cường huy động nguồn lực trong xây
dựng nông thôn mới tại huyện Nho Quan?

3


1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới.
Đối tượng khảo sát: Cán bộ, người dân một số xã xây dựng nông thôn mới
và các hoạt động liên quan đến việc huy động nguồn lực trong xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đánh giá thực trạng huy động nguồn lực trong xây dựng
nông thôn mới, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động nguồn
lực trong xây dựng nông thôn mới, và giải pháp tăng cường huy động nguồn lực
trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Nho Quan.
- Về không gian: đề tài tiến hành nghiên cứu tại huyện Nho Quan, tỉnh
Ninh Bình.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng huy động nguồn lực trong xây dựng
nông thôn mới tại huyện Nho Quan qua các năm 2011-2015, kết quả huy động
nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Nho Quan của năm 2015. Từ
đó đưa ra giải pháp tăng cường huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn
mới tại huyện Nho Quan giai đoạn 2016 – 2020.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC
TIỄN.
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
- Góp phần hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực trong
xây dựng nông thôn mới.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực trong xây
dựng nông thôn mới.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu ứng dụng được vào thực tế đưa ra những giải pháp
thích hợp để tăng cường huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện Nho Quan trong giai đoạn 2016 - 2020.


4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Huy động nguồn lực
“Huy động” lần đầu tiên được sử dụng trong một bối cảnh quân sự, để mô
tả việc chuẩn bị của quân đội Nga trong những năm 1850 và năm 1860. Lý thuyết
và kỹ thuật huy động đã liên tục thay đổi kể từ đó.
Huy động là "quá trình hình thành đám đông, nhóm, assiciations, và tổ
chức cho việc theo đuổi các mục tiêu tập thể" (Minion K. C. Morrison, 1987).
Như vậy, “huy động” là điều nhân lực, của cải cho một công việc lớn; huy động
nguồn lực, kinh phí cho công trình.
Phương thức huy động: Bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động.
Nguyên tắc huy động: Huy động được thực hiện theo nguyên tắc tự
nguyện, dân chủ bàn bạc, công khai minh bạch và quyết định theo đa số.
Theo Ngô Doãn Vịnh (2011)- Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển:
Trong những năm vừa qua, khi bàn về các chủ trương, đường lối phát triển kinh
tế, bao giờ người ta cũng bàn tới hai vấn đề cơ bản là nguồn lực và động lực phát
triển. Cho đến nay, về hai vấn đề này cũng còn nhiều điểm, khía cạnh phải bàn
thêm cho rõ. Về nguồn lực, quan niệm thế nào là nguồn lực, làm thế nào huy
động được nguồn lực và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực? Nhìn chung đến nay
chúng ta chưa nhận thức đầy đủ về nguồn lực, mới nói chung mà chưa hướng tới
định lượng, không chỉ rõ chủ thể của nguồn lực. Nhìn nhận về nguồn lực chưa
nhất quán và thiếu cách nhìn định lượng. Việc lãng phí nguồn lực cũng chưa
được xem xét đúng mức (Trích theo Nguyễn Thị Hạnh Trang, 2014).
Những thứ được coi là nguồn lực phải là những thứ được sử dụng hoặc có
khả năng sử dụng trong thời kỳ dự kiến phát triển. Tiềm năng chưa đưa được vào
sử dụng hoặc chưa có khả năng đưa vào sử dụng thì chưa được xem là nguồn lực.

Các nguồn lực được xem xét dưới nhiều góc độ:
Người ta chia các nguồn lực thành các loại khác nhau để có thái độ đúng
đắn và có cách ứng xử với chúng thích hợp. Với cách nhận thức như thế và trên

5


quan điểm thiết thực, việc phân chia các nguồn lực được tiến hành theo hai cách
chủ yếu:
Cách thứ nhất, người ta chia ra thành nhóm nguồn lực vật chất và nguồn
lực con người.
Nhóm nguồn lực vật chất gồm có: tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên đất,
tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên thuỷ điện, tài nguyên nước, tài
nguyên khí hậu, vị trí địa kinh tế...) và cơ sở vật chất kỹ thuật đã tạo dựng (nhà
cửa, công trình công cộng, đường sá, hải cảng, sân bay, hệ thống sản xuất và
truyền tải điện, hệ thống cung cấp và thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ
thống viễn thông và truyền thông...).
Nhóm nguồn lực con người (gắn với tài nguyên trí thức) và tài nguyên
thông tin. Trí tuệ của con người có giá trị đặc biệt và không thể tự có được mà
con người phải mất công, mất sức mới có. Muốn có trí tuệ, con người phải có thể
lực và trí lực cùng hoàn cảnh thuận lợi. Đối với vấn đề xây dựng trí tuệ, việc giáo
dục quan trọng như thế nào thì việc cải tạo nòi giống cũng quan trọng không
kém. Trong lĩnh vực xây dựng nguồn lực con người, không thể xem nhẹ việc bồi
dưỡng sức dân và thực hiện nhân đạo hiện đại đối với vấn đề sinh sản. Để có
được nguồn thông tin chất lượng cao nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ cho người
dân, Nhà nước phải tiến hành xây dựng hệ thống thông tin thống nhất từ trung
ương tới các địa phương. Có như thế mới khắc phục được tình trạng thiếu thông
tin trầm trọng như hiện nay ở nước ta.
Cách thứ hai, căn cứ vào nguồn gốc của các nguồn lực để phân loại.
Người ta chia chúng ra thành hai nhóm lớn: nguồn lực trong nước và nguồn lực

ngoài nước. Nguồn lực trong nước bao giờ cũng giữ vai trò quyết định. Bằng cơ
chế, chính sách, người ta tạo ra môi trường hấp dẫn để thu hút các nguồn lực bên
ngoài, nhất là thu hút nhân tài. Thông qua cơ chế, chính sách, nhà nước và các
doanh nghiệp có thể biến ngoại lực thành nội lực. Phần lớn các nguồn lực đều
hữu hạn. Vì thế, việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực và dự trữ các
nguồn lực trong điều kiện có thể là một trong những quốc sách quan trọng (Thư
viện học liệu mở Việt Nam, 2015).
Huy động nguồn lực là một chính lý thuyết xã hội học trong việc nghiên
cứu các phong trào xã hội mà nổi lên trong những năm 1970. Nó nhấn mạnh đến
khả năng của các thành viên của phong trào để có được nguồn tài nguyên và huy
6


động người dân đối với việc hoàn thành các mục tiêu của phong trào (Thư viện
học liệu mở Việt Nam, 2015).
Huy động nguồn lực là hướng dẫn huy động các nguồn lực, chủ yếu là nội
lực, để tăng cường năng lực tổ chức và mang lại lợi ích cho cộng đồng.
Mục đích của huy động nguồn lực là làm thế nào để một tổ chức có thể
gây quỹ cần thiết để thực hiện sứ mệnh của mình? Các nguồn lực cần có đang ở
đâu? Làm thế nào để bạn có thể duy trì tổ chức và công việc của mình? Đó là
những câu hỏi chính mà các tổ chức phải đối mặt khi họ phải xem xét làm thế
nào để duy trì công việc của họ và tăng cường tính bền vững của tổ chức.
Việc xây dựng một kế hoạch hoặc một chiến lược huy động nguồn lực có
thể dẫn đến các nỗ lực sáng tạo trong việc sử dụng các tài sản của chính bạn để
đạt được sự ủng hộ cho tổ chức của bạn. Các nguồn tài trợ khác nhau có thể làm
tăng tính độc lập và linh hoạt để thực hiện các chương trình và giảm thiểu sự phụ
thuộc vào các nguồn quỹ bên ngoài (của nước ngoài).
2.1.1.2. Xây dựng nông thôn mới
Các nước trên thế giới phân chia lãnh thổ thành hai khu vực: thành thị và
nông thôn.

Đô thị dân cư đông đúc, là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp, cơ
sở hạ tầng phát triển, tiếp cận thị trường thuận lợi, lao động công nghiệp, dịch vụ,
công chức là chủ yếu.
Nông thôn mật độ dân cư thấp, điều kiện tiếp cận thị trường khó khăn, cơ
sở hạ tầng kém phát triển, cư dân chủ yếu làm nông nghiệp, công nghiệp và dịch
vụ chiếm tỷ trọng thấp.
Liên hiệp quốc đã đề cập đến khái niệm nông thôn- đô thị, là khu vực kinh
tế hỗn hợp gồm nông thôn, nông thị và đô thị kế tiếp, xen kẽ nhau, có xu hướng
phát triển trong quá trình đô thị hóa.
Xây dựng nông thôn mới là một cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình
khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp,
dịch vụ); có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo;
thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Xây dựng
nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống

7


chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế- xã hội, mà là vấn đề kinh
tế- chính trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin,
trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển
giàu đẹp, dân chủ, văn minh (Phạm Tất Thắng, 2015).
Các tiêu chuẩn nông thôn mới
Tiêu chuẩn “Hộ nông thôn mới” Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa
phương; tích cực tham gia các phong trào thi đua của đại phương. Thực hiện tốt
quyền và nghĩa vụ công dân, không vi phạm pháp luật Nhà nước, quy định của
địa phương và quy ước, hương ước của cộng đồng. Giữ gìn an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội; vệ sinh môi trường; nếp sống văn hóa nơi công cộng; bảo vệ di

tích lịch sử văn hóa ở khu dân cư. Không vi phạm các quy định về thực hiện nếp
sống văn minh trong việc cưới, việc tang vã lễ hội; khồn sử dụng và lưu hành văn
hóa phẩm độc hại; không mắc các tệ nạn xã hội; tham gia bài trừ tệ nạn xã hội và
phòng chống các loại tội phạm. Tham gia thực hiện đầy đủ các phong trào thi
đua; các sinh hoạt, hội họp ở cộng đồng. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ,
tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng. Vợ chồng bình đẳng, thương yêu
giúp đỡ nhau tiến bộ. Không có bạo lực gia đình dưới mọi hình thức; thực hiện
bình đẳng giới; sinh con đúng quy định, cùng có trách nhiệm nuôi con khỏe, dạy
con ngoan. Gia đình nề nếp; ông bà, cha mẹ gương mẫu; con cháu thảo hiền; giữ
gìn các giá trị văn hóa gia đình truyền thống, đặc biệt là tiếng nói, chữ viết, trang
phục và phong tục tập quán tốt của dân tộc mình, tiếp thu có chọn lọc các giá trị
văn hóa mới của gia đình. Giữ gìn vệ sinh phòng bệnh; có trên 50% số người
trong hộ có bảo hiểm y tế. Nhà ở ngăn nắp; khuôn viên xanh sạch đẹp; sử dụng
nước sạch; nhà tắm; nhà vệ sinh và chuồng nuôi gia súc hợp vệ sinh, được chỉnh
trang xây dựng theo quy hoạch; các thành viên trong gia đình có nếp sống lành
mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Tích cực tham gia chương trình
xóa đói, giảm nghèo; đoàn kết tương trợ xóm giềng, giúp đỡ đồng bào hoạn nạn;
hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”
và các hoạt động nhân đạo khác ở cộng đồng. Tổ chức lao động, sản xuất, kinh
doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả. Trẻ em trong độ tuổi
đi học đều được đến trường, chăm ngoan, hiếu học; người lớn trong độ tuổi lao
động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định, hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao. Trên 50% lao động trong hộ được đào tạo nghề. Có kế hoạch phát triển gia

8


đình, chủ động “Xóa đói giảm nghèo”. Năng động làm giàu chính đáng kinh tế
gia đình ổn định, thực hành tiết kiệm; đời sống vật chất, văn hóa tinh thân của
các thành viên trong gia đình ngày càng nâng cao. Xản suất và xây dựng nơi ở

phải theo quy hoạch (BCH đoàn tỉnh Lạng Sơn, 2014).
Tiêu chuẩn “Làng nông thôn mới” có tối thiểu 70% số hộ đạt tiêu chuẩn
“Hộ nông thôn mới”. Thực hiện đúng theo quy hoạch của xã về hạ tầng, sản xuất,
dân cư. Các công trình hạ tầng kinh tế- xã hội đạt chuẩn (giao thông: trên 50% số
đường trục thôn được cứng hóa đạt chuẩn; cơ bản đường ngõ, xóm không lầy lội
vào mùa mưa; 65% đường trục chính ra đồng được cứng hóa; thủy lợi trên địa
bàn đáp ứng cơ bản yêu cầu vầ sản xuất và dân sinh; điện: trên 70% số hộ sử
dụng điện an toàn, thường xuyên; cơ sở vật chất trường học trên địa bàn đạt
chuẩn; có nhà văn hóa, khu thể thao theo quy định của Bộ Văn hóa- Thể thao và
Du lịch; 60% nhà ở đạt chuẩn Bộ xây dựng, không còn nhà tạm. Về thu nhập:
90% số hộ có đời sống ổn định; tỷ lệ hộ nghèo <5%. Đời sống văn hóa tinh thần
lành mạnh, phong phú: có hương ước cộng đồng và được thực hiện đầy đủ; các
công trình lịch sử, văn hóa, cảnh quan được tôn tạo, bảo vệ; thực hiện nếp sống
văn minh trong việc cưới, việc tang..; không có người mắc tệ nạn xã hội (nghiện
hút, cờ bạc, mại dâm, vận chuyển, tàng trữ, mua bán ma túy và các văn hóa phẩm
độc hại thuộc diện cấm lưu hành). Có phong trào giúp nhau giảm nghèo, cải thiện
nâng cấp nơi ăn, ở phù hợp yêu cầu nông thôn mới. 100% trẻ trong độ tuổi được
đến trường; phổ cập giáo dục Trung học cơ sở; Tổ chức tốt tuyên truyền giáo dục
pháp luật; tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 50%. Bảo hiểm y tế trên 50% số hộ;
không xảy ra dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm đông người; 100% trẻ em được tiêm
chủng; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ngỏ hơn 1,5%. 60% hộ sử dụng
nước sạch, nhà tắm, nhà tiêu, chuồng nuôi gia súc hợp vệ sinh; không có hoạt
động suy giảm môi trường; nghĩa trang được quản lý theo quy hoạch; rác thải,
chất thải được thu gom xử lý thích hợp; đường làng, ngõ xóm phong quang, sạch
sẽ. Trong năm, Chi bộ và các tổ chức đoàn thể xếp loại khá trở lên; không có các
điểm nóng về an ninh trật tự xã hội; không có khiếu kiện đông người vượt cấp
kéo dài (UBND tỉnh Hà Giang, 2015).
Tiêu chí “ Xã nông thôn mới” gồm 19 tiêu chí trên 5 lĩnh vực được quy
định tại Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính
phủ. 5 nhóm gồm nhóm 1: Quy hoạch, nhóm 2: Hạ tầng kinh tế xã hội, nhóm 3:

9


Kinh tế và tổ chức sản xuất, nhóm 4: Văn hóa- xã hội- môi trường, nhóm 5: hệ
thống chính trị. 19 tiêu chí: 1: quy hoạch, 2: giao thông, 3: thủy lợi, 4: điện, 5:
trường học, 6: cơ sở vật chất văn hóa, 7: Chợ, 8: Bưu điện, 9: Nhà ở dân cư, 10:
Thu nhập, 11: Tỷ lệ hộ nghèo, 12: Cơ cấu lao động, 13: hình thức tổ chức sản
xuất, 14: Giáo dục, 15: Y tế, 16: Văn hóa, 17: Môi trường, 18: Hệ thống tổ chức
chính trị xã hội vững mạnh, 19: An ninh, trật tự xã hội.
2.1.1.3. Nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới
* Nguồn tài lực (nguồn lực tài chính) là toàn bộ quá trình huy động vốn
được thể hiện dưới hình thức giá trị. Mọi hoạt động đều cần phải có một nguồn
lực tài chính nhất định để thực hiện các mục tiêu của hoạt động đó.
Nguồn vốn xây dựng nông thôn mới có 5 nguồn chính.
Đóng góp của cộng đồng (bao gồm cả công sức, tiền của đóng góp và tài
trợ của các tổ chức cá nhân).
Vốn đầu tư của các doanh nghiệp.
Vốn tín dụng (bao gồm cả đầu tư phát triển và thương mại).
Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Vốn tài trợ khác.
Thực hiện xây dựng nông thôn mới cần có sự kế thừa, lồng ghép các
chương trình, dự án đang và sẽ triển khai trên địa bàn. Các công trình xây dựng
phải trên cơ sở chỉnh trang, nâng cao là chính để giảm thiểu nguồn lực trong điều
kiện kinh tế còn khó khăn.
* Nguồn vật lực (nguồn lực vật chất)
Nguồn lực vật chất gồm có tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên đất đai, tài
nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên thủy điện, tài nguyên nước, tài nguyên
khí hậu, vị trí địa lý kinh tế...) và cơ sở vật chất kỹ thuật đã tạo dựng (nhà cửa,
công trình công cộng, đường sá, hệ thống cung cấp và thoát nước, hệ thống viễn
thông và truyền thông, hệ thống xử lý chất thải...).

Đối với một quốc gia, nguồn lực là tổng thể vị trí, các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách,
vốn, thị trường… ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm
phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
10


2.1.2. Nội dung huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới
2.1.2.1. Các nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới
Các loại vốn cho phát triển
- Vốn con người: lao động, tri thức.
- Vốn vật chất: cơ sở hạ tầng và các vật chất khác.
- Vốn tài chính: tiền, của cải có thể hoán đổi.
- Vốn tự nhiên: đất đai, tài nguyên, khoáng sản.
- Vốn xã hội: giá trị gắn kết con người lại với nhau quan hệ gia đình như
văn hóa, tập quán.
Các nguồn vốn xây dựng nông thôn mới
- Vốn ngân sách
+ Ngân sách trung ương: nguồn vốn cấp bổ sung cho xây dựng nông thôn
mới các nguồn vốn chương trình hiện có (15 chương trình mục tiêu quốc gia và
các chương trình hỗ trợ các mục tiêu, cân đối ngân sách hàng năm).
+ Ngân sách địa phương: từ thu ngân sách hàng năm/ cân đối.
- Vốn trái phiếu chính phủ: tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái
phiếu ngoại tệ và công trái xây dựng tổ quốc
- Vốn tín dụng
+ Vốn vay ưu đãi phân bổ theo nghị định số 106/2008/NĐ.
+ Vốn thương mại theo nghị định 41/2009/NĐ- CP.
- Vốn tài trợ: các nguồn ODA, tài trợ của doanh nghiệp trong nước và
quốc tế.
- Vốn cộng đồng, người dân đóng góp tự nguyện.

- Các nguồn vốn hợp pháp khác: cho tặng, biếu, hiến.
Nguồn lực có vai trò vô cùng quan trọng trong thực hiện chương trình xây
dựng nông thôn mới. Hiểu và đánh giá đúng, phát huy tối đa các nguồn lực sẽ
góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở
các địa phương/vùng miền.
Các nguồn lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới bao gồm:
- Nguồn nhân lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới là lực lượng cán
11


bộ có kiến thức, kỹ năng... là sức người lao động để cùng hoàn thành các công
trình công ích.
Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, quan niệm về nguồn nhân lực
đang là nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo. Thực tế cho thấy, một mình
ngành giáo dục và đào tạo làm sao đủ sức đột phá vào nguồn nhân lực với mục
tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, mà lại ở nông thôn? Nguồn nhân
lực, cái lõi là nguồn lao động, lực lượng lao động, gồm có thể lực, trí lực, tâm lực
và có phẩm chất chính trị, đạo đức, thẩm mỹ. Ngành giáo dục và đào tạo cứ cho
là theo triết lý giáo dục toàn diện “trí, đức, thể mỹ” thì trên thực tế chỉ lo được
phần trí lực của con người, phần thể lực do ngành y tế chăm lo, phần tâm lực
thực sự phải được toàn xã hội chăm lo. Nông thôn hiện tại thiếu nguồn nhân lực
chất lượng cao, do vậy, một phương thức cực kỳ quan trọng là phải thu hút lao
động chất lượng cao bằng những dự án phát triển tam nông (nông nghiệp, nông
dân và nông thôn).
- Nguồn vật lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới hiện nay chủ yếu là
đất đai để phục vụ cho các hoạt động xây dựng đường giao thông nông thôn, giao
thông nội đồng... mở rộng hệ thống kênh mương nội đồng.
- Nguồn tài lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới chính là kinh phí tài
chính đầu tư cho xây dựng nông thôn mới. Hiện tại, kinh phí để thực hiện xây
dựng nông thôn mới được chia làm 3 phần: một phần ngân sách Nhà nước hỗ trợ,

một phần là doanh nghiệp bên ngoài đầu tư, phần thứ ba là huy động nguồn vốn
trong nhân dân, hay còn được gọi là “vốn xã hội hoá”. Đối với 11 xã thí điểm cấp
quốc gia thì nguồn vốn tài chính khoảng 200 tỷ/xã.
2.1.2.2. Cơ chế huy động các nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới
Theo Bộ tài chính (2009), cơ chế huy động các nguồn vốn trong xây dựng
nông thôn mới như sau:
Nguyên tắc cơ bản trong huy động vốn
- Huy động tối đa nguồn lực tại địa phương.
- Huy động và khai thác có hiệu quả vốn đầu tư của doanh nghiệp.
- Sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương từ các chương trình, dự án
hiện có thông qua cơ chế lồng ghép trên địa bàn.
- Dựa vào nội lực là chính, ngân sách chỉ hỗ trợ một phần.

12


×