đại học thái nguyên
trờng đại học nông lâm
------------------
NGUYN èNH THNG
"IU TRA THNH PHN LOI V C IM SINH HC
MT NUễI NM (MT AMBROSIA) GY HI CC LOI CY
THUC H D (FAGACEAE) TI KHU BO TN THIấN NHIấN
HONG LIấN - VN BN, TNH LO CAI"
LUN VN THC S KHOA HC NễNG NGHIP
Chuyên ngành : Lâm nghiệp
Mã số
: 60 62 60
Ngời hớng dẫn khoa học : PGS.TS. Phạm Quang Thu
Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam
Thái Nguyên, năm 2011
75
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho
một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Đình Thắng
ii
76
LỜI NÓI ĐẦU
Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo Cao học khóa
17, tại Trường Đại học Nông - Lâm Thái Nguyên. Với luận văn nghiên cứu
"Điều tra thành phần loài và đặc điểm sinh học mọt nuôi nấm (Mọt
ambrosia) gây hại các loài cây họ Dẻ (Fagaceae) tại Khu bảo tồn thiên
nhiên Hoàng Liên - Văn bàn tỉnh Lào Cai".
Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin chân thành cảm ơn Ban
Giám hiệu Trường Đại học Nông- Lâm Thái Nguyên, Khoa Sau đại học,
các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy giáo PGS.TS. Phạm Quang Thu, người
trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến
thức, kinh nghiệm quý báu và dành những tình cảm, ấn tượng sâu sắc cho
tôi trong thời gian hoàn thành khóa luận.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới UBND
huyện Văn Bàn, UBND xã Liêm Phú, UBND xã Nậm Xây, UBND xã Nậm
Xé, UBND xã Minh Lương, Ban lãnh đạo và cán bộ Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên
nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn – Lào Cai cùng toàn thể bạn bè đồng nghiệp đã động
viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập và thực hiện luận văn.
Mặc dù đã làm việc với tất cả sự nỗ lực, lòng nhiệt huyết, nhưng do
còn hạn chế về kiến thức và thời gian nên luận văn không tránh khỏi những
thiếu xót nhất định, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của
các thầy cô giáo và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011
Học viên
Nguyễn Đình Thắng
iii
77
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 3
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI ....................................... 3
1.1.1. Nghiên cứu về côn trùng nói chung ........................................................ 3
1.1.2. Nghiên cứu về côn trùng cánh cứng và các loài mọt .............................. 4
1.1.3. Những nghiên cứu về chất dẫn dụ côn trùng và bẫy côn trùng bằng
chất dẫn dụ ........................................................................................................ 6
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC ........................................ 11
1.2.1.Về côn trùng nói chung .......................................................................... 11
1.2.2. Nghiên cứu về côn trùng Bộ cánh cứng và các loài Mọt ...................... 12
1.2.3. Nghiên cứu về chất dẫn dụ và bẫy côn trùng bằng chất dẫn dụ ........... 15
Chương 2: MỤC TIÊU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU- NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 18
2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 18
2.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................... 18
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 18
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 18
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 19
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 19
2.4.1. Phương pháp điều tra thành phần loài Mọt gây hại trên các loài cây
họ Dẻ tại khu vực nghiên cứu ......................................................................... 19
2.4.1.1. Mô tả quá trình điều tra loài cây bị gây hại ...................................... 19
2.4.1.2. Mô tả quá trình điều tra thành phần loài mọt ................................... 23
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu xác định thành phần loài và đặc điểm nhận
biết của các loài Mọt thu được trên các loài cây họ Dẻ bị gây hại. ................ 26
iv
78
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và đặc điểm gây
hại của loài Mọt (Platypus quercivorius Murayama) thu được trên các loài
cây họ Dẻ bị gây hại ........................................................................................ 26
2.4.4. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý Mọt và nấm xanh hại các
loài cây thuộc họ Dẻ (Fagaceae) ..................................................................... 28
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 29
2.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 29
2.1.1. Vị trí và ranh giới ................................................................................. 29
2.1.2. Địa hình ................................................................................................. 30
2.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng ......................................................................... 30
2.1.4. Khí hậu .................................................................................................. 32
2.1.5. Thuỷ văn................................................................................................ 33
3.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN34
3.2.1 Dân số, dân tộc ....................................................................................... 34
3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế các xã vùng đệm khu bảo tồn ................... 37
3.2.3. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 40
3.2.3.1. Giao thông vận chuyển....................................................................... 40
3.2.3.2. Mạng lưới thủy lợi.............................................................................. 40
3.2.3.3. Y tế ...................................................................................................... 41
3.2.3.4. Văn hóa giáo dục ............................................................................... 42
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 44
4.1. THÀNH PHẦN LOÀI MỌT HẠI CÁC LOÀI CÂY HỌ DẺ TẠI KHU
BẢO TỒN HOÀNG LIÊN VĂN BÀN ................................................................ 44
4.2. MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC LOÀI MỌT THU
ĐƯỢC ......................................................................................................... 48
4.2.1. Họ mọt gỗ chân dài (Platypodidae) ...................................................... 48
4.2.1.1. Mọt Platypus solidus Walker ............................................................. 48
79
v
4.2.1.2. Mọt Platypus secretus Sampson......................................................... 49
4.2.1.3. Mọt Platypus quercivorius Murayama .............................................. 50
4.2.2. Họ mọt hại vỏ, gỗ (Scolytidae) ............................................................. 52
4.2.2.1. Mọt Xyleborus morigerus Blandford ................................................. 52
4.2.3.2. Mọt Xyleborus indicus Eichhoff ......................................................... 52
4.2.2.3. Mọt Coccotrypes rhizophorae Wood & Bright .................................. 53
4.2.2.4. Mọt Xyleborus SP............................................................................... 54
4.2.3. Họ mọt dài (Bostrychidae) .................................................................... 55
4.2.3.1. Mọt Xylopsocus capucinus Fabricius ................................................ 55
4.2.3.2. Mọt Sinoxylon sp ................................................................................ 56
4.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI CỦA
LOÀI MỌT PLATYPUS QUERCIVORIUS .................................................... 56
4.3.1. Đặc điểm sinh học của loài Mọt Platypus quercivorius Murayama ............. 56
4.3.2. Đặc điểm gây hại loài Mọt Platypus quercivorius ............................... 59
4.3.2.1. Đặc điểm gây hại theo loài cây chủ ................................................... 59
4.3.2.2. Đặc điểm gây hại theo khu vực điều tra ............................................ 62
4.4. NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ MỌT CHÂN DÀI
P.QUERCIVORUS MURAYAMA BẰNG BẪY .......................................... 63
4.5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MỌT HẠI CÁC LOÀI CÂY
THUỘC HỌ DẺ (FAGACEAE) ...................................................................... 68
Chương 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................ 70
5.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 70
5.2. TỒN TẠI .................................................................................................. 71
5.3. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72
vi
80
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Danh mục các loài cây nghiên cứu ............................................ 21
Bảng 2.2: Kết quả điều tra mức độ bị hại ở các loài cây trên các OTC ..... 22
Bảng 3.1: Dân số và mật độ dân số các xã vùng đệm ................................ 34
Bảng 3.2: Cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi lao động các xã vùng đệm 35
Bảng 3.3: Phân bố và thành phần dân tộc ở các xã vùng đệm ................... 36
Bảng 3.4: Bảng cơ cấu sử dụng đất xã vùng đệm khu bảo tồn .................. 38
Bảng 3.5: Đàn gia súc của các xã vùng đệm .............................................. 39
Bảng 3.6: Tình hình cơ sở Y tế các xã vùng đệm năm 2010 ..................... 42
Bảng 4.1: Thành phần các loài Mọt hại các loài cây thuộc họ Dẻ
tại Văn Bàn – Lào Cai ................................................................. 44
Bảng 4.2: Danh mục các loài cây bị hại do mọt
P.quercivorius Murayama ........................................................... 59
Bảng 4.3: Đặc điểm gây hại theo khu vực điều tra .................................... 62
Bảng 4.4. Kết quả bắt Mọt bằng phương pháp bẫy .................................... 67
81vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cách xác định tên các loài cây họ Dẻ ........................................ 20
Hình 2.2: Các cây bị xâm hại trong khu vực điều tra................................. 23
Hình 2.3: Cắt hạ các cây bị xâm hại để nghiên cứu ................................... 24
Hình 2.5: Một số thao thác thu thập thành phần loài Mọt sâm hại. .......... 25
Hình 4.1: Biểu đổ tỷ lệ các họ mọt gây hại tại khu vực nghiên cứu. ........ 46
Hình 4.2: Mọt Platypus solidus Walker ..................................................... 49
Hình 4.3: Mọt Platypus secretus Sampson ................................................ 50
Hình 4.4: Mọt Platypus quercivorius Marayama....................................... 51
Hình 4.5: Mọt Xyleborus morigerus Blandford ......................................... 52
Hình 4.6 Mọt Xyleborus indicus Eichhoff ................................................. 53
Hình 4.7: Mọt Coccotrypes rhizophorae Wood & Bright ......................... 54
Hình 4.8: Mọt Xyleborus SP ...................................................................... 54
Hình 4.9: Mọt Xylopsocus capucinus Fabricius......................................... 55
Hình 4.10: Mọt Sinoxylon sp ...................................................................... 56
Hình 4.11: Hình ảnh trứng và sâu non của Mọt ......................................... 57
Hình 4.12: hệ thống đường hang của Mọt ................................................. 58
Hình 4.13: Hình ảnh loài Sồi lá mác .................................................................. 60
Hình 4.14: Hình ảnh loài Dẻ gai ấn độ.......................................................... 61
Hình 4.15: Hình ảnh về loài Dẻ bốp (Sồi phảng) ....................................... 62
Hình 4.16: Cấu tạo bẫy côn trùng tự chế ................................................................. 63
Hình 4.17: Một số thao tác đặt bẫy ở khu vực điều tra nghiên cứu .......... 64
Hình 4.18: Một số địa điểm được tiến hành đặt bẫy .................................. 67
Hình 4.19: Phương pháp quấn nilon .......................................................... 68
Hình 4.20: Phương pháp hóa học, ủ thuốc gây độc ................................... 69
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lào Cai có diện tích đất tự nhiên 638.389.59 ha trong đó; rừng tự
nhiên 323.277.11 ha, rừng trồng 65.586.23 ha, đất chưa có rừng là
94.657.05 ha, đất khác 220.455.43 ha. Độ che phủ của rừng tăng tính đến
hết năm 2010 là 49,5%. Trên địa bàn có hai khu bảo tồn đa dạng sinh học
đó là Vườn Quốc gia Hoàng Liên và Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn là nơi bảo vệ các nguồn gen động, thực vật quý hiếm của nước ta.
Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn thuộc dãy Hoàng Liên
Sơn. Có tổng diện tịch là: 25.669 ha bao gồm: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:
21.624 ha, Phân khu phụ hồi sinh thái: 4.040 ha, là nơi phân bố đa dạng thực
vật bậc nhất của dãy Hoàng Liên Sơn và là nơi hiển diện nhiều kiểu rừng kín
thường xanh nhiệt đới núi thấp và rừng kín thường xanh nhiệt đới núi cao.
Khu vực Hoàng liên là nơi lưu giữ và cư trú của nhiều loài động thực vật
quý hiếm có tầm Quốc gia và Quốc tế như Bách tán Đài loan, Hoàng liên Ô
rô, Dẻ lá rụng, Vượn đen tuyền, Chim trèo cây lưng đen, Cá cóc Tam Đảo,
Dơi dơi sọ to, Cu ly nhỏ,...các loài này đang có nguy cơ bị đe dọa ở mức
cao, cần được ưu tiên bảo tồn trước những tác động bất lợi của rất nhiều
nguyên nhân như dân số tăng, tình hình dịch bệnh xâm nhiễm gây hại đến
rừng dẫn đến các giá trị bảo tồn sẽ bị mất đi từng ngày.
Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn là vùng có phân bố
tự nhiên của nhiều loài họ Dẻ (Fagaceae), trong đó có loài có tên trong sách
đỏ của thế giới như loài Dẻ lá rụng. Các loài Sồi, Dẻ này chủ yếu thuộc chi
Castanopsis họ Dẻ (Fagaceae), mọc thành quần thụ, có nơi mọc tập trung
với mật độ cao và trở thành ưu hợp Sồi, Dẻ. Tuy nhiên cùng với sự phát
triển của loài và tính đa dạng sinh học của nó thì đi theo nó là sự tồn tại và
phát triển của rất nhiều các loài sâu bệnh hại nguy hiểm, có nguy cơ tiêu
2
diệt và gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của loài Sồi, Dẻ này,
Trong số các loài sâu bệnh hại được ghi nhận gần đây trên các loài Sồi, Dẻ
thì bệnh Nấm xanh (Blue – Stain) do một vector truyền bệnh là một loài
mọt gỗ thuộc họ mọt gỗ Scoltydae. Bệnh này đã bước đầu được ghi nhận
tại các tỉnh tập trung nhiều Dẻ là Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai. Như vậy,
phạm vi xuất hiện của loài này trong tự nhiên đã được khẳng định, trải rộng
trên một vùng rộng của Miền Nam Việt Nam.
Các loài mọt nuôi nấm thường gây chết cây do Mọt mang theo các
loài nấm để gây cấy trong thân cây chủ để làm thức ăn. Các loài nấm được
Mọt gây cấy đã phát triển nhanh trên phần gỗ giác, làm biến màu gỗ và gây
tắc nghẽn các mạnh dẫn chất dinh dưỡng nuôi cây làm cây bị héo và chết.
Bệnh có tốc độ lây lan nhanh do Mọt trưởng thành vũ hóa từ những cây bị
chết, xâm nhiễm vào cây chủ khác và làm cây chết trong mùa sinh trưởng
tiếp theo. Khi mật độ quần thể Mọt lớn, sự xâm nhiễn diễn ra với tốc độ
nhanh dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học. Trước những đòi hỏi cấp thiết
của việc bảo tồn và gìn giữ tính đa dạng của loài thực vật, đặc biệt là các
loài cây thuộc họ Dẻ nghiên cứu về thành phần loài, xác định loài gây hại
chính và nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài gây hại
chính và đề xuất biện pháp quản lý dịch hại là rất cần thiết, trên cơ sở đó
tôi mạnh dạn đề xuất đề tài nghiên cứu thuộc chương trình đào tạo Thạc sỹ
của mình là: "Điều tra thành phần loài và đặc điểm sinh học mọt nuôi
nấm (Mọt ambrosia) gây hại các loài cây họ Dẻ (Fagaceae) tại Khu bảo
tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn bàn, tỉnh Lào Cai".
3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1. Nghiên cứu về côn trùng nói chung
Côn trùng học trở thành một ngành Khoa học bắt đầu từ 384-322
trước Công nguyên khi Aristoteles đã mô tả và sắp xếp thế giới động vật
thành 02 nhóm: không máu và có máu [3] . Sau đó đến năm 23-79 trước
Công nguyên Cajus Plinius Secundus công bố các công trình và có sự
phỏng đoán về sự hô hấp của côn trùng.
Aldrovandi vào thế kỷ XVI bắt đầu dụng thuật ngữ về côn trùng
(Insecta) và có một khối lượng lớn về quan sát cách sinh sống, hình dạng
của nhóm động vật này. Th.Moufer dựa theo bản thảo của Conrad Gesner
[4] đã biên soạn thông tin về côn trùng thành một tài liệu và được công bố
vào năm 1634. Từ những năm 1628 đến 1723 đã có những công trình
nghiên cứu về giải phẫu côn trùng đáng kể nhất là của Marcello Malpighi
và của Antony Leeuwenhoek .
Năm 1710, tài liệu “Historia Insectorum” của Ray đã được Hội
hoàng gia Anh công bố [9]. Ông được coi là nhà côn trùng học đầu tiên về
hệ thông phân loại côn trùng. Nhưng cách mô tả và phân loại còn hạn chế,
chưa chi tiết và khó hiểu.
Carl von Linne tiếp bước Ray xây dựng nền móng cho hệ thống phân
loại hiện đại về côn trùng. Ông đã phân chia chi tiết côn trùng thành các bộ,
giống, loài.
Sau thời kỳ của Linne, số lượng các công trình nghiên cứu về côn
trùng được phát triển bổ sung hoàn thiện nhưng Côn trùng học vẫn chỉ là
một bộ phận của Động vật học chứ chưa trở thành một lĩnh vực riêng.
Từ năm 1801 đến 1897 các công trình nghiên cứu về côn trùng trong
Lâm nghiệp và Nông nghiệp được xây dựng như của J.T.C. Ratzeburg và
4
H.Nordlinge [9]. Cũng trong giai đoạn này các công trình nghiên cứu về
côn trùng phát triển mạnh mẽ ở các nước phát triển như: Đức, Mỹ, Canada,
Pháp...sau đó lan rộng sang các nước trên toàn thế giới.
Ngày nay công trình nghiên cứu về côn trùng đã có những bước tiến
vượt bậc, có trên 135 tạp trí chuyên khảo về côn trùng với các đội ngũ đông
đảo các nhà khoa học chuyên sâu [4]
1.1.2. Nghiên cứu về côn trùng cánh cứng và các loài mọt
Bộ cánh cứng (Coleoptera) là một trong những bộ có các loài côn
trùng gây hại nguy hiểm cho ngành Nông Lâm nghiệp. Các loài gây hại
không chỉ cho loài cây lá rộng, là kim mà cả các loại cây công nghiệp.
Trong số đó Mọt là những loài cánh cứng gây hại nhiều nhất, theo các nhà
Khoa học trên thế giới đã xác định rất nhiều loài Mọt hại vỏ cây sống làm
ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, thậm trí còn làm trên cây và gây ra
thành dịch trong đó có 06 loài chủ yếu như: Ips calligraphus Germar, Ips
grandicollis Eichhoff, Ips avulsus Eichhoff, Dendroctonus frontalis
Zimmerman, Dendroctonus terebrans Olivier và Dendroctonus pondesae
Hopkins (Albert E.M, 2005; Clyde S.G, 1999; Hiratsuka Y và cộng sự,
2004; Jame R.M và cộng sự, 2000; Jeffrey M.E và Albert E.M, 2006;
Micheal D.C và Robert C.W, 1983). Từ năm 1973 đến 1979 có 03 loài Mọt
thuộc chi Ips gây hại hơn 3 triệu m3 gỗ Thông ở miền Nam nước Mỹ. Sự
gây hại và trở thành dịch của loài Mọt Dendroctonus pondesae Hopkins
cho loài Thông ở Vườn quốc gia Banff thuộc bang Alberta năm 1940-1944
và miền Tây Nam bang Alberta Canada vào năm 1977-1985. Phần lớn các
loài Mọt này tấn công chủ yếu vào những cây bị tổn thương cơ giới hoặc
những cây sinh trưởng và phát triển kém. Gần đây loài Mọt Tomicus
piniperda đang trở thành mối nguy hiểm cho loài Thông ở các nước Châu
Âu. Cho nên các loài Mọt gỗ nói chung ngày càng được quan tâm nghiên
cứu bởi những tác hại do chung gây ra cho ngành Lâm nghiệp.
5
Loài Mọt chân dài Platypus quercivorus là một loài Mọt điểm hình
thuộc nhóm Mọt không ăn gỗ. Con cái của loài Mọt này sau khi vũ hóa từ
các loài cây chủ thuộc họ Dẻ đã bị chết, bay đến cây chủ ưa thích thuộc họ
Dẻ (Fagaceae) đào hang thẳng từ vỏ vào phần gỗ giác của thân cây, cuối
đường hang con cái đào thêm 1 đến 2 đường nhánh theo đường vòng năm
để đẻ trứng. Trong quá trình đào hang, bào tử nấm bám trên cơ thể của Mọt
và ở các lỗ trên tấm ngực trước nảy mầm và xâm nhiễm vào thân cây. Mọt
sử dụng sợi nấm này làm thức ăn. Gỗ phát triển mạnh trong thân cây ở
phần gỗ giác làm gỗ bị biến màu và sợi nấm làm tắc các ống mạch dẫn
nước làm cây chủ bị héo và chết. Khi cây chết Mọt cái trưởng thành vũ hóa
và xâm nhiễm cây chủ khác. Đối với loài Mọt Platypus quercivoru có phổ
cây chủ rất rộng, gây hại các loài thuộc họ Dẻ sau: Castanea crenata,
Castanopsis cuspidata, Castanopsis sieboldii, Quercus acuta, Quercus
myrsinaefolia, Quercus serrata, Quercus mongolica, Quercus acutissima,
Quercus phillyraeoides, Quercus crispuloserrata, Quercus sessilifolia, Quercus
salicina, Lithocarpus glaber, Lithocarpus edulis (Erica E. et al., 2005).
Platypus quercivorus là loài Mọt gây hại rất nguy hiểm đới với rừng
tự nhiên ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại Nhật Bản loài Mọt này
mang loài nấm Raffaelea quercivora đã làm chết 100.000 đến 200.000 cây
dẻ mỗi năm bắt đầu từ năm 1980. Loài cây bị tấn công nhiều nhất là 2 loài
Quercus serrata và Q. mongolica var. grosseserrata (Ito et al. 2003a, Ito et
al. 2003b).
Esaki và cộng sự (2005) điều tra lâm phần có các loài dẻ phân bố bị
Mọt Platypus quercivorus gây hại và có nhận định rằng loài Mọt này chỉ
gây hại những cây có đường kính trên 15cm và chỉ gây hại ở độ cao của
thân dưới 1,5m. Mọt không tấn công những cây có đường kính nhỏ hơn
8cm. Khi đẽo vỏ cây ở xung quanh các lỗ Mọt thấy gỗ bị biến màu do sợi
nấm Mọt cấy làm thức ăn. Một nghiên cứu khác tại Nhật Bản cho thấy các
6
loài dẻ mọc ở rừng lá rộng thường xanh thì ít bị hại hơn so với các loài dẻ
mọc ở rừng lá rộng rụng lá.
1.1.3. Những nghiên cứu về chất dẫn dụ côn trùng và bẫy côn trùng
bằng chất dẫn dụ
Đầu thế kỷ XX, các nhà côn trùng học đã tiến hành các thí nghiệm
nghiên cứu trên một số đối tượng côn trùng nhằm đưa ra cơ sở khoa học để
giải thích cho hiện tượng vận động của côn trùng dưới ảnh hưởng của các
yếu tố hoá học. Barrows (1907) đã mô tả tập tích của ruồi Dropsophila
melanogaster Mg dưới tác động của chất hấp dẫn [27]. Những nghiên cứu
của Kellog (1907) về phản ứng của ngài đực Bombyx mori L đối với mùi
thơm hấp dẫn của con cái [27]. Đến năm 1909 Freiling đã tiến hành nghiên
cứu phản ứng trên hai con đực ở hai giống Danais và Euploea
(Lepidoptera) với mùi thơm hấp dẫn từ con cái. Một thời gian sau đó việc
nghiên cứu này lại bị gián đoạn cho mãi đến năm 1932 khi Bethe tìm hiểu
về đặc tính sinh hoá học của các chất thơm gây ra hiện tượng hấp dẫn và
xua đuổi ở một số côn trùng cánh cứng và đã gọi các chất này với tên
ektohormon [27], tiếp sau đó là các công trình nghiên cứu của Kaltofen
(1951), Hass (1952), Kalmus (1955), Kohler (1955) tiến hành trên ong mật
Apis mellifera và hàng loạt những nghiên cứu của Sengun (1954),
Schwinek (1955), Ander (1959)…về tác động lôi cuốn của con cái đối với
con đực ngài Bombyx mori L. Trong số những công trình nghiên cứu phải
kể đến công trình của Kullenberg, năm 1953 ông đã tiến hành các thí
nghiệm về tác dụng sinh học của của các chất thơm của con cái đối với con
đực của 8 loài của họ Sphecidae; 21 loài của họ Apidae và các họ
Chrysididae, Mutillidae, Vespidae và Ichneumonidae mỗi họ nghiên cứu
đại diện một loài. Ông đã so sánh các chất thơm này với tác dụng kích thích
của hormon và nhận thấy giữa chúng có những điểm chung là đều có hoạt
tính sinh học cao, đều gây ảnh hưởng đối với các tập tính của con vật và
7
ông đã gọi chất thơm này là parahormon. Sau hàng loạt các tên gọi được
đưa ra cho loại chất thơm kể trên được đông đảo các nhà khoa học thống
nhất gọi một cái tên là pheronmone [27]. Pheromone theo định nghĩa của
Peter Karlson và Martin Lüscher công bố vào năm 1959 là một chất được
tiết ra môi trường bên ngoài từ một cá thể và được nhận biết ở một cá thể
thứ hai cùng loài. Sau nhiều công trình nghiên cứu các nhà khoa học đã
chứng minh rằng pheromone có thể được tiết ra từ các tuyến khác nhau của
cơ thể động vật chứ không phải chỉ được tiết ra ở một tuyến nhất định như
trước đây người ta nghĩ vậy. Ở một số loài côn trùng, ngoài các pheromone
được tiết ra từ các tế bào biểu bì của lớp phôi ngoài còn có các pheromone
được tiết ra từ các tế bào tuyến biểu bì ở phần nếp gấp gian đốt cơ thể [27].
Theo tính chất tác động, pheromone được chia làm nhiều loại khác nhau
như: pheromone tập hợp (aggregation pheromones) chỉ tạo ra bởi một giới
trong cùng một chủng loài và chúng có tác dụng hấp dẫn đến cả hai giới;
pheromone báo động (alarm pheromones) một vài loài khi bị tấn công bởi
động vật ăn thịt, một vài loài tiết ra những hợp chất bay hơi để các thành
viên khác bay đi (như ở con rệp vừng) hoặc tụ lại (như ở ong). Ngoài ra
pheromone cũng tồn tại trong cây cỏ. Một số loại cây tỏa ra pheromone khi
chúng bị trầy xước khiến những cây khác tăng hàm lượng tannin (có vị
đắng) trong cây khiến cho cây trở nên kém ngon miệng đối với động vật ăn
cỏ; pheromone đánh dấu lãnh địa (territorial pheromones), những loại
pheromone này được phóng thích vào trong môi trường để đánh dấu biên
giới giữa những vùng lãnh thổ của động vật; pheromone đánh dấu lãnh địa
chỉ dùng cho con cái (epideictic pheromones), côn trùng cái dùng những
loại pheromone này được nhận dùng để đánh dấu lãnh địa của chúng và
nhận biết được bởi những con khác. Ông Fabre, nhà côn trùng học người
Pháp, trong nửa cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX đã phát hiện ra những
con cái đẻ trứng trên trái cây cùng với những hợp chất huyền bí quanh tổ
8
của chúng để gửi tín hiệu đến những con cái khác cùng loài để chúng khác
phải làm tổ ở nơi nào đó khác; pheromones dẫn dụ (releaser pheromones)
đây là những hợp chất hấp dẫn cực mạnh mà một vài loài dùng để hấp dẫn
bạn tình trong khoảng cách hai dặm hoặc xa hơn. Loại pheromone này
được đáp trả nhanh chóng nhưng rất mau suy giảm. Trái lại những
pheromone theo mùa (primer pheromone) có tác dụng chậm hơn nhưng lại
lâu hơn rất nhiều; pheromone báo hiệu mùa (primer pheromones) đây là
loại pheromone gây ra sự thay đổi của những giai đoạn phát triển của động
vật; pheromone dẫn đường (trail pheromones) loại này rất phổ biến trong
hoạt động xã hội của côn trùng; pheromne sinh dục (sex pheromones) ở
động vật, pheromone sinh dục thể hiện con cái đã đến lúc sẵn sàng cho việc
sinh sản. Những con đực cũng tiết ra pheromones để truyền tải thông tin về
chủng loài và loại gien. Nhiều loại côn trùng có thể tiết ra pheromone sinh
dục có sức hấp dẫn bạn tình. Các loài thuộc bộ Lepidoptera có thể phát hiện
ra con cái ở cách xa đến 10 km. Ở loài lưỡng tính, pheromone được dùng
để dẫn dụ con khác giới đến để thụ tinh. Các loại pheromone khác chưa
được phân loại pheromones một cách chủ quan dựa trên trên ảnh hưởng của
chúng đến hành vi của động vật. Pheromone có thêm nhiều chức năng phụ
như loại pheromone hướng dẫn về tổ ở loài ong, pheromone của ong chúa,
pheromone làm cho khuây khỏa. Pheromone yếu tố truyền tin bằng hóa học
được xem như là dạng cổ sơ nhất trong các nguyên tắc cơ bản của thông tin
và tồn tại đặc biệt phong phú trong lớp côn trùng [27]. Người ta đã tìm thấy
pheromone ở 350 loài côn trùng thuộc 12 bộ khác nhau (Hinhiclo) và theo
phỏng đoán của Hall (1965) trong tương lai người ta có thể tìm thấy tác
dụng pheromone ở tất cả các bộ của côn trùng. Còn theo Wright (1960) cho
biết đã có trên 400 chất có tác dụng hấp dẫn đối với côn trùng tuy nhiên
không phải tất cả cá chất đó đều là Pheromone. Ngoài ra pheromone còn
được tìm thấy ở nhiều loài động vật khác như Giáp xác, Nhện, Cá, Rắn,
9
Sơn Dương, Chuột… Mặc dù động vật có xương sống có sử dụng
pheromone để trao đổi tín hiệu nhưng côn trùng mới là kẻ sử dụng
pheromone một cách thiện nghệ nhất. Như pheromone của bọ Nhật bản và
bọ gypsy có thể dùng để điều khiển nhiều hành vi khác nhau như theo dõi,
kiểm soát số lượng qua việc kết đôi và đẻ trứng, tiết ra chất Bombykol để
hấp dẫn bạn tình. Tốc độ và khối lượng các công trình nghiên cứu về
pheromone ở côn trùng cũng như ở các nhóm động vật khác ngày càng
được quan tâm nhiều hơn chỉ tính riêng nhóm nghiên cứu của giáo sư
Kuwahara ở trường Đại học tổng hợp Kyoto Nhật Bản trong vòng 31
năm (1967-1998) đã có 250 công trình liên quan đến Pheromone được
công bố [27]. Như vậy có thể nói pheromone đã trở thành chủ đề hấp
dẫn cho các nhà nghiên cứu trên thế giới, nó đã trở thành dòng suy nghĩ
mới trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Sau những quá trình nghiên cứu về pheromone con người đã tìm ra
được bản chất của loại hợp chất này và bắt đầu sản xuất các dạng
pheromone nhân tạo khác nhau để ứng dụng vào công tác phòng trừ sâu hại
của một số tác giả: Burkholder (1979); Levinson (1979); Hodges (1984) và
một tác giả khác. Cũng đã có một số phương pháp phòng trừ các loài sâu
hại như: sử dụng các loại bẫy đèn, bẫy hố, mồi nhử và cả sử dụng thuốc trừ
sâu đã diễn ra khá phổ biến trước đây, tuy nhiên hiệu quả phòng trừ của
chúng chưa cao mà còn ảnh hưởng đến các sinh vật khác và môi trường
xung quanh. Trong những năm gần đây con người đã nghiên cứu chi tiết
hơn về pheromone của một số loài sâu hại thì việc phát triển ứng dụng các
loại bẫy đơn giản với mồi nhử pheromone nhân tạo để hấp dẫn các loài này
đã giúp chúng ta xây dựng được nhiều loại chất dẫn liệu sinh học quan
trọng trong việc phòng trừ có hiệu quả, hạn chế tối thiểu việc sử dụng thuốc
trừ sâu, ngăn ngừa kịp thời sự xâm nhiễm và nguy cơ gây hại của các loài
10
sâu hại. Burkholder (1974) đã rất lạc quan phát biểu rằng pheromon là một
phương tiện đầy quyền lực góp phần rất hiệu quả trong việc chế ngự côn
trùng gây hại đồng thời cũng dự báo là pheromon sẽ sớm được áp dụng
rộng rãi ở các nước nghèo với giá thành hạ và sẽ mở ra một tương lai sáng
lạn cho việc phát hiện và giám sát những loài côn trùng gây hại quan trọng
[14]. Đến năm 1984 thì Hodges đã đưa ra quan điểm cần sử dụng
pheromone và các chất hấp dẫn để tập trung khi xử lý phương pháp gây
bệnh hoặc xử lý thuốc trừ sâu. Điều này đã được chứng minh tính hiệu quả
trong việc sử dụng bẫy pheromone gồm cả mồi pheromone với diclofos
trong kho bột mì ở Châu Âu. Trên thế giới nhiều nước đã sử dụng bẫy
pheromone trong việc giám sát quần thể sâu hại, các pheromone nhân tạo
đã được sản xuất ở nhiều nước như Rumani, Bulgarie, Đức, Mĩ….[27] Tại
một số nước công nghiệp phát triển người ta đã xem các loại bẫy
pheromone côn trùng như một loại hàng hóa bình thường khác. Trong gần
50 năm trở lại đây với tốc độ phát triển nhanh chóng của các ngành khoa
học kỹ thuật người ta đã thấy được những ảnh hưởng to lớn của lớp côn
trùng đối với cuộc sống và nhận thấy sự phong phú đa dạng trong đời sống
của chúng vì vậy côn trùng học đã trở thành một ngành khoa hoc chính xác
thu hút sự quan tâm, đam mê của nhiều người. Đặc biệt lĩnh vực nghiên
cứu pheromone côn trùng là một trong những vấn đề mang ý nghĩa khoa
học và thực tiễn sâu sắc. Các kết quả nghiên cứu về pheromone đã mở ra
triển vọng mới cho công tác phòng trừ sâu hại góp phần làm phong phú
thêm biện pháp kỹ thuật sinh học phòng trừ sâu hại. Hơn nữa những nghiên
cứu về tác dụng của pheromone cũng làm phong phú nội dung và những
hiểu biết của ngành nghiên cứu sinh học.
11
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.2.1.Về côn trùng nói chung
Nghiên cứu về côn trùng đầu tiên ở Việt Nam được biết đến là công
trình của đoàn nghiên cứu tổng hợp của Pháp mang tên Mission Pavie,
đoàn đã tiến hành khảo sát ở cả khu vực Đông Dương từ năm 1879 đến
1895 đã xác định được 08 bộ, 85 họ và 1040 loài côn trùng. Nhưng phần
lớn mẫu lại được thu thập ở Lào, Campuchia. Các mẫu côn trùng thu được
đều lưu trữ ở các Viện bảo tàng ở Paris, London, Geneve và Stockholm.
Đến những năm đầu của thế kỷ XX có công trình nghiên cứu về Bộ cánh
vẩy (Lepidoptera) của J.de Joannis mang tên “Lepidopteres du Tonkin” và
được xuất bản ở Paris năm 1930. Tác giả đã thống kê được ở Việt Nam có
1798 loài thuộc 746 giống và 45 họ. Điều tra trên các loài cây Lâm nghiệp
có các công trình nghiên cứu của Bourret (1902); Vieil (1912) và Phạm Tự
Thiện (1922) nhưng chủ yếu là trên cây Bồ đề và Sồi. Bùi Công Hiển
(1995) cũng đề cập được đến một số loài Mọt hại kho [2]. Trần Công
Loanh, Nguyễn Thế Nhã (1997) đã mô tả đặc điểm hình thái và sinh học
của một số bộ phổ biến ở Việt Nam [4]; Phạm Quang Thu và cộng sự
(2006) đã xác định được nguyên nhân cây Đước chết là do sâu đục thân
thuộc họ Cossidae bộ cánh vẩy Lepidoptera gây ra; Lê Văn Bình, Đặng
Thanh Tân và Phạm Quang Thu (2006) đã xác định được 02 hai bọ xít là
Bọ xít đùi gai to (Notobitus meleagris) và Bọ xít đùi gai nhỏ (Notobitus sp.)
hại măng Luồng ở Thanh Hoá. Và còn rất nhiều các công trình khác đã
được công bố trên tạp trí trong lĩnh vực nghiên cứu Lâm nghiệp và của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thông.
Gần đây, Nguyễn Thế Nhã - Trần Công Loanh - Trần Văn Mão (2001)
[6] đã xuất bản giáo trình “Điều tra dự tính, dự báo sâu bệnh trong lâm
nghiệp”. Các tác giả nhấn mạnh điều tra và dự tính, dự báo sâu bệnh hại
rừng là công việc có liên quan chặt chẽ với nhau. Điều tra là cơ sở của dự
12
tính, dự báo, điều tra sâu bệnh hại tiến hành càng kịp thời, chính xác thì kết
quả dự báo càng đảm bảo độ tin cậy. Dự tính, dự báo là cơ sở của việc
phòng trừ sâu bệnh hại và quản lý hữu hiệu nguồn tài nguyên côn trùng và
vi sinh vật có ích.
Năm 2002, Nguyễn Thế Nhã - Trần Công Loanh đã xuất bản cuốn “Sử
dụng côn trùng và vi sinh vật có ích - tập I” [8]. Đây là tài liệu được nghiên
cứu và biên soạn công phu giúp cho những người làm công tác quản lý tài
nguyên rừng có cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp thích hợp trong việc
phòng trừ sâu bệnh hại rừng theo nguyên lý của quản lý sâu bệnh hại tổng
hợp IPM, lợi dụng được sự khống chế tự nhiên của các loài côn trùng là
thiên địch của sâu hại rừng, giữ gìn sự cân bằng sinh thái tự nhiên và an toàn
cho môi trường.
1.2.2. Nghiên cứu về côn trùng Bộ cánh cứng và các loài Mọt
Ở Việt Nam đã được nghiên cứu từ cuối thế kỷ 19 cho đến trước
năm 1945. Lesne phát hiện nhiều loài trong họ mọt có ở Việt Nam. Trong
thời gian 1985 – 1938 tác giả đã ghi nhận ở Việt Nam có 15 giống và 34
loài trong tổng số 600 loài được phát hiện trên toàn thế giới. Schedl năm
1962 đã ghi nhận có 11 loài thuộc họ Bostrychidae phân bố ở Việt Nam:
Dinoderus
minutus
F.
Heterobostrychus
hamatipennis
Lesne,
Heterobostrychus pileatus Lesne, Schistoceros caenophradoides Lesne,
Sinoxylon anale Lesne, Sinoxylon crassum Lesne, Xylodectes venustus
Lesne, Xylopsocus radula Lesne, Xylopsocus capucinus F, Xylothrips
flavipes và Rhizopertha dominica F. Những năm sau đó khi nghiên cứu về
côn trùng hại gỗ, Lê Văn Nông đã ghi nhận ở Bắc Việt Nam có 9 giống
gồm 21 loài thuộc họ mọt dài Bostrychidae [9]
Tại Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về sâu bệnh
hại về cây lâm nghiệp, trong đó có cây Sồi, Dẻ thuộc họ Dẻ. Các nghiên
13
cứu này chủ yếu tập trung nghiên cứu thành phần, mức độ hại và các biện
pháp dự tính, dự báo và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.
Có các công trình nghiên cứu về thành phần các loài côn trùng ở Việt
Nam của các tác giả người nước ngoài: L.Fairmaire (1893); Boucoment và
I. Giller (1921); Boucoment (1923-1924); S.H. Chen (1934); M.F Paulian
(1931-1934 và 1945). Còn ở trong nước phải nói đến một số tác giả như:
Lê Văn Nông (1985) đã đưa ra một sô loài côn trùng chính hại tre gỗ ở
miền Bắc Việt Nam [6]; Lê Văn Nông (1991) đã mô tả và đề cập đến một
số loài Mọt hại gỗ và vỏ gỗ ở Việt Nam [7]; Lê Văn Lâm (1994) đã mô tả,
xác định được sự phân bố và đưa ra biện pháp phòng trừ một số loài xén
tóc nguy hại ở 44 loài gỗ khô khác nhau; Lê Văn Nông (1999) cũng đã mô
tả được đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học của 58 giống thuộc 8 họ
và phân họ Mọt và Xén tóc [9]; Nguyễn Thuý Nga và Phạm Quang Thu
(2007), đã xác định được các loài Mọt Ips calligraphus Germar, giống Ips
và Dendroctonus chính là véc tơ gây truyền bệnh nấm xanh Ophiostoma
gây bệnh làm chết Thông mã vĩ [5]; Phạm Quang Thu và Ngô Văn Cầm
(2008) cũng đã mô tả được hình thái loài Xén tóc đục thân Bạch đàn ở Gia
Lai; Phạm Quang Thu và cộng sự (2010), đã mô tả đặc điểm hình thái, đặc
điểm sinh học tập tính của loài Xén tóc Trirachys bilobulartus và cách nhận
biết cây Đước bị loài này gây hại; Phạm Quang Thu và Lê Văn Bình
(2010), đã mô tả được đặc điểm của Xén tóc đen vân ánh bạc đục thân
Xoan ta (Melia azedazach) là loài (Aeolesthes holosericea) thuộc giống
Aeolesthes; Phạm Quang Thu và cộng sự (2010), bằng việc sử dụng
phương pháp bẫy pheromone thu được và mô tả 12 loài côn trùng thuộc 7
họ khác nhau trong bộ cánh cứng ở khu vực Đại Lải –Vĩnh Phúc [13]
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về côn trùng nói chung và
côn trùng thuộc Bộ cánh cứng nói riêng cho đến nay còn ít chỉ mang tính
14
chất điều tra cơ bản, nhỏ lẻ, tập trung nhiều về cây nông nghiệp, cây
công nghiệp, còn nghiên cứu côn trùng trên công Lâm nghiệp vẫn chưa
được quan tâm nhiều và các nhà nghiên cứu của Việt Nam về lĩnh vực
còn hạn chế.
Riêng đối với các nghiên cứu về loài mọt Ambrosia rất hạn chế. Năm
1993 Lê Văn Nông đã tiến hành nghiên cứu thành phần và các loại mọt gỗ
chân dài Platypocidae ở miền Bắc Việt Nam [8]. Các kết quả nghiên cứu
cho thấy thành phần mọt gỗ chân dài ở miền Bắc Việt Nam gồm có 5
giống, 25 loài, trong đó tìm ra được 13 loài mới cho Bắc Việt Nam và 4
loài mới cho thế giới. Đặc biệt là đã phát hiện ra hiện tượng sâu non của
mọt không trực tiếp tiêu hóa gỗ mà sử dụng thức ăn là nấm ambrosia do
mọt trưởng thành cấy vào hang mới khi xâm nhập cây mới, vì thế còn được
gọi là Mọt Ambrosia.
Trong công trình nghiên cứu về Côn trùng hại gỗ và biện pháp phòng
trừ năm 1999 [9], Lê Văn Nông đã có nghiên cứu sâu hơn về các họ mọt gỗ
khác. Ông khẳng định họ Platypocidae và họ Scolytidae được xếp vào
nhóm côn trùng Xylo - mycetophage (nhóm côn trùng ăn gỗ và nấm hay
mọt hại gỗ gián tiếp). Vì trong quá trình phát triển của mình, từ sâu non cho
đến mọt trưởng thành, chỉ có mọt bố mẹ tham gia đào hang và cấy bào tử
để sau này bảo tử nở thành các sợi nấm là nguồn của thức ăn sau này. Các
sợi nấm này rất giàu Protein nên mọt non sinh trưởng rất nhanh. Khác hẳn
với các họ mọt Bostrchidae, Cerambycidae, Lyctindae, Anoboiidae ăn gỗ
trực tiếp, chúng ăn các các sợi nấm mọc ra từ gỗ trong hang chúng đào nên
gọi là mọt ăn gỗ gián tiếp. Đường hang mọt này rỗng, không có mùn cưa
và màu đen.
15
Đối với giống Xyleborus và các giống khác trong tộc Xyleborini thì tất
cả việc đào hang và làm sạch hang mọt cũng như việc ấp (chăm sóc) sâu
non đều do một mình mọt cái đảm nhiệm, mọt đực thì không rời ngôi nhà
của mình nơi nó sinh ra và lớn lên. Mọt đực và mọt cái đã trưởng thành tiến
hành giao phối ngay trong hang cũ mà chúng sinh ra và lớn lên, rồi mọt đực
chết ở đó, sau đó chỉ có mọt cái bay ra (vũ hóa) ngoài để xâm nhập vào cây
gỗ khác. Một số giống khác như Trypodendron và Scolytoplatypus thì mọt
đực ngoài việc giao phối nó còn giúp đỡ con cái trong việc ấp trứng. Tuy
nhiên các nghiên cứu này vẫn để ngỏ những nội dung cần nghiên cứu thêm.
Thành phần loài, đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài mọt
ambrosia, đặc điểm sinh học, sinh thái học, chu trình xâm nhiễm của nấm
ambrosia, mối quan hệ cộng sinh giữa nấm ambrosia và các loài mọt khác
nhau và khả năng phòng trừ loại bệnh.
Các nghiên cứu trên là các đóng góp quan trọng trong công tác bảo vệ
rừng tại Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có
nguyên nhân nhập nội các loài cây, nhiều loại sâu bệnh mới tiếp tục xuất
hiện, đòi hỏi phải có các nghiên cứu kịp thời và đầy đủ để góp phần quản lý
tốt sâu bệnh hại, hạn chế tác hại của sâu bệnh hại.
1.2.3. Nghiên cứu về chất dẫn dụ và bẫy côn trùng bằng chất dẫn dụ
Ở nước ta việc nghiên cứu pheromone bắt đầu từ những năm đầu
thập niên 70 của thế kỷ trước trên đối tượng là Mọt
(Trogoderma
granarium Everts) và bọ cánh cứng (Blaps mucronata Latr) [1]. Cũng trong
khoảng thời gian này cũng có một số cán bộ của viện Hóa công nghiệp đã
nghiên cứu thử nghiệm chất Methyleugenol làm chất hấp dẫn Ruồi hại cam
(Dacus dosalis) tuy nhiên chất này không phải là một Pheromone. Nước ta
16
có rất ít công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, kết quả nghiên cứu của một
số tác giả mới chỉ dừng lại ở việc chứng minh sự tồn tại và sự tác động của
pheromone trong đời sống động vật chứ chưa có nhiều nghiên cứu về mặt
lý luận khoa học và thực tiễn. Từ năm 1980 trở lại đây việc nghiên cứu
pheromone ở nước ta có nhiều chuyển biến hơn, cũng có một phần nhỏ nói
về pheromone côn trùng. Với điều kiện Khoa học kỹ thuật hiện nay của
nước ta thì việc nghiên cứu đầy đủ quy luật tác động cũng như vai trò của
pheromone đối với đời sống động vật nói chung, trong đời sống côn trùng
không còn là vấn đề quá khó khăn nữa nên chúng ta có thể tin trong tương
lai không xa những nghiên cứu về pheromone của các nhà khoa học nước
ta sẽ mang lai nhiều thành công mở ra nhiều triển vọng mới cho ngành côn
trùng học ứng dụng.
Từ những năm 1980 trở lại đây Cục Bảo vệ Thực vật và Viện Bảo vệ
Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tiến hành sử
dụng một số loại bẫy chất pheromone nhập khẩu từ nước ngoài đối với côn
trùng gây hại ngoài đồng ruộng và trong kho. Có khoảng hơn 20 loại bẫy
chất pheromone được nước ta nhập khẩu về phòng trừ côn trùng gây hại
trong kho. Như các loại thương phẩm: TDA; HAD; Stegobinon; Truncall 1;
Truncall 2;…[3].Từ năm 2001 đến nay Viện Bảo Vệ Thực Vật đang hợp
tác với các chuyên gia Trung Quốc nghiên cứu áp dụng pheromone vào
phòng trừ côn trùng gây hại ngoài đồng ruộng Đến năm 2009 GS.TS
Nguyễn Công Hào, viện Công nghệ hóa học TP.HCM vừa chế tạo thành
công một sản phẩm bẫy côn trùng bằng mồi nhử pheromone, với khả năng
diệt côn trùng cao bằng 90% so với mẫu tương tự ngoại nhập mà giá thành
chỉ bằng 1/3 [27]. Ngoài ra bẫy pheromone có tính chuyên biệt với từng đối
tượng cụ thể nên khi sử dụng không có ảnh hưởng đến các loài khác và nếu
17
dư thừa cũng không gây ảnh hưởng gì đến sinh vật khác và môi trường.
Riêng đối với côn trùng ngoài khả năng sử dụng pheromone làm tăng sản
lượng côn trùng có lợi thì chủ yếu hiện nay người ta tập trung sử dụng
chúng như một giải pháp mới để phòng trừ sâu hại. Việc sử dụng
pheromone đã được chứng minh là không gây độc với người, vật nuôi
cây trồng nên nhiều tác giả đã gọi chúng là thế hệ thứ ba của thuốc hóa
học phòng trừ sâu hại. Trong các biện pháp sinh học những biện pháp
đang được quan tâm áp dụng và phát triển hiện nay có sử dụng đến
phương pháp bẫy pheromone. Như vậy với việc chế tạo thành công bẫy
pheromone có tính năng cao, giá thành hạ đã mở ra hướng mới cho công
tác phòng trừ côn trùng gây hại ở nước ta. Việc thay thế các loại thuốc bảo
vệ thực vật bằng các loại bẫy pheromone có thể thực hiện được trong một
tương lai không xa.