Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Dự án sản xuất và xuất khẩu chè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493 KB, 52 trang )

PHẦN I: GIỚI THIỆU DỰ ÁN
1. Giới thiệu các bên đối tác
1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư của dự án
1.1.1. Đối tác Việt Nam
- Tên công ty: Công ty TNHH Sản xuất chè Phúc Bảo
- Người đại diện ủy quyền
Ông: Hoàng Quang Minh
Chức vụ: Tổng Giám đốc công ty
- Trụ sở chính
+ Địa chỉ

: số 2 khu công nghiệp Vsip , Thủy Nguyên , Hải Phòng

+ Số điện thoại

: (031) 3852981

+ Fax

: (031) 3852981

- Nghành kinh doanh chính : Sản xuất chế biến chè
- Giấy phép thành lập công ty
+ Đăng kí tại: trọng tài kinh tế tỉnh Hải Phòng
+ Ngày: 19/02/1995
+ Vốn đăng ký: 5.000.000.000 VNĐ
+ Tài khoản mở tại ngân hàng: Vietcombank Chi nhánh Hải Phòng
+ Số tài khoản : 31 550 246.
1.1.2. Đối tác nước ngoài
- Tên công ty: Công ty J&G Foods Holdings
- Đại diện ủy quyền:


Ông: Jack London
Chức vụ: Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc
Quốc tịch: Hoa Kỳ
- Trụ sở chính
+ Địa chỉ : 1-1, Seattle, Washington, Hoa Kỳ
+ Điện thoại : 81-6-6305-7711
+ Fax : 81-6-6304-7722
- Nghành nghề kinh doanh chính: Sản xuất thực phẩm phơi khô
1


- Giấy phép kinh doanh
+ Đăng ký tại : Cục kế toán Washington
+ Ngày : 23/11/2000
+ Vốn đăng ký: 10.000.000 USD
+ Tài khoản mở tại ngân hàng : Ngân hàng Wells Fargo & Company
+ Số tài khoản: 93.823.795

2. Xác định mục tiêu của dự án
Việc thành lập nhà máy sản xuất chè Phúc Bảo có một số mục tiêu chính sau:
Áp dụng các dây chuyền sản xuất mới vào sản xuất từ đó làm giảm giá thành sản
xuất, hỗ trợ cho nhà sản xuất trong việc mở rộng thị trường.
Tập hợp lực lượng tri thức, công nghệ và kỹ thuật trong ngoài nước giúp nghiên
cứu và chuyển giao công nghệ hiện đại, hỗ trợ sản xuất và thúc đẩy công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước.
Tạo lực lượng sản xuất có trình độ, năng lực cao, tác phong công nghiệp, có khả
năng nắm bắt bắt và vận hành công nghệ.
Tạo công ăn việc làm cho các lao động tại địa phương cũng như các vung lân cận.
Qua đó giảm bớt phần nào nan thất nghiệp cho đất nước.


3. Khái quái tính khả thi của dự án
Căn cử điều kiện tự nhiên của thành phố Hải Phòng
- Hải Phòng là thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI),
tính đến năm 2016 Hải Phòng đã thu hút được khỏang hơn 300 dự án đầu tư với tổng
vốn đầu tư hơn 5,8 tỷ USD. Theo cơ cấu nguồn vốn FDI của thành phố thì nguồn vốn
đa phần là về công nghiệp, dịch vụ y tế, vận tải… chưa thu hút được dự án nào về
nông nghiệp, thủy sản. Vì thế mà thành phố đã tạo điều kiện để nguồn vốn hướng vào
lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản để các nhà đầu tư có cơ hội tiếp xúc, tiếp cận với
những hoạt động thương mại giữa các nước, tránh các rủi ro cho nhà đầu tư khi cho
nguồn vốn chảy vào thị trường này.
- Trên địa bàn Hải Phòng có khoảng 18 khu công nghiệp, có những khu công
nghiệp đã cho thuê gân hết đất, khu công nghiệp có chất lượng cơ sở hạ tầng tốt, giao
thông đi lại dễ dàng thuận tiện cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong
khu công nghiệp
- Hải Phòng là nơi có đủ các loại hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy,
2


đường hàng không và là cửa ngõ giao thông của cả miền Bắc, là đầu mối giao thông
của tuyền hàng hải quốc tế thuận tiện cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Hệ
thống giao thông của thành phố được nâng cấp như đường cao tốc ô tô Hải Phòng- Hà
Nội, đường Tân Vũ, cảng Lạch Huyện làm cho các phương tiện vận chuyển thuận tiện
hơn. Đặc biệt là dự án xây dựng cảng Lạch Huyện góp phần cho hàng trăm con tàu lớn
vào cảng
Căn cứ cung cầu thị trường
- Trên thế giới có hơn 160 quốc gia sử dụng các sản phẩm từ chè, và chè đang dần
trở thành thức đồ uống không thế thiếu trong cuộc sống của người dân thế giới bởi
những lợi ích mà nó mang lại như góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bổ
sung vitamin, đường cho cơ thế
- Cùng với đó là thói quen thưởng thức chè của người Việt đã có từ rất lâu, không

chỉ có người dân Việt mà Nhật Bản cũng là một đất nước có truyền thống về uống trà
và uông trà đã trở thành một nét văn hóa mang tính nghệ thuật của người dân Nhật.
Nhật cũng là nước nhập khẩu chè đứng thứ 9 trên thế giới, trước đó là Mỹ là nước
nhập khẩu chè đứng thứ 8 trên thế giới. Không chỉ có vậy EU cũng là một thị trường
tiềm năng cho sản phẩm chè với khoảng 50% sản lượng chè nhập khẩu vào thị trường
này được đưa đến Anh
- Hơn nữa, chè còn được đánh giá là cây trông chủ lực của Việt Nam với khoảng
125 nghin ha đất trồng chè cho năng suất khoảng 8 tấn/năm đã hình thành nên các
vùng chuyên canh về chè như Thái Nguyên, Phú Thọ, Lâm Đồng… và được thiên
nhiên ưu đãi cho khí hậu và chất đất phù hợp với sự phát triển của cây chè
Giá cả chè của Việt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực, cùng với các
chính sách ưu tiên phát triên cây chè của chính ohur như hỗ trỡ vốn cho người nông
nhân hay đào tạo cán bộ kỹ thuật đã giúp cho chất lượng chè ngày càng được nâng cao
đáp úng được nhu cầu của thị trường ngày một khó tính
Dự án đầu tư sản xuất chế biến chè là một dự án đầu tư hợp lí đối với nước ta hiện
nay do:
-

Nguồn nguyên liệu dồi dào
Thị trường tiêu thụ rộng lớn
Vốn đầu tư ban đầu không quá lớn

Như vậy việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất chế biến chè của công ty TNHH
sản xuất chè Bảo Phúc là cần thiết. Việc đầu tư dự án sẽ góp phần tạo công ăn việc làm
3


cho người dân trên địa bàn

4



PHẦN II: NỘI DUNG DỰ ÁN SẢN XUẤT CHÈ
1. Sản phẩm
1.1. Sản phẩm, dịch vụ của dự án
1. Các sản phẩm của công ty
Công ty sản xuất và phân phối 3 loại mặt hàng:
Trà túi lọc
Nước trà xanh giải khát
Chè khô
2. Ký mã hiệu
Trà túi lọc
: TTL - 0010
Nước trà xanh giải khát
: NGK - 0020
Chè khô
: CSK - 0030
3. Quy cách đóng gói
• Đối với trà túi lọc:
Các gói trà 2g được đóng trong hộp giấy hình hộp chữ nhật gồm 25 gói,
kích thước 100 x 200 x 30mm, khối lượng chè trong mỗi hộp là 50g
Xếp vào hộp carton hình hộp chữ nhật, kích thước 300 x 400 x 300mm.
Khối lượng chè trong hộp là 0,9 kg
• Đối với nước trà xanh giải khát:
Được đựng trong chai hình trụ, hơi thắt vào ở thân chai, thể tích 350ml,
chiều cao 21,5 cm, đường kính đáy 5,5 cm
Đóng gói vào hộp carton hình hộp chữ nhật, kích thước 280 x 420 x
220mm. Thể tích trong mỗi thùng là 12 lít
• Đối với chè khô:
Đóng gọi bán lẻ:

Túi thiếc hút chân không:
túi 100g - 35 x 270mm
túi 200g - 70 x 270mm
túi 500g - 140 x 310mm
Được xếp đầy, chặt trong thùng carton có kích thước 280 x 330 x 450mm. Khối
lượng chè trong thùng là 10kg
Đóng gói để bán buôn:
+
Được đóng đầy, chặt trong thùng gỗ có kích thước 450 x 450 x
500mm. Khối lượng chè khô trong thùng là 15kg
+
Thùng đựng chè làm bằng gỗ dán, khung bằng gỗ litô. Mặt gỗ dán
đóng thùng phải nhẵn, sạch, không để miếng vá gỗ ra phía ngoài, gỗ không bị mọt,
không mốc, không mùi lạ. Gỗ dán phải đảm bảo độ dầy không dưới 3mm. Độ ẩm của
gỗ dán đóng thùng không quá 13%.
+ Giấy dùng để lót thùng đựng chè phải đáp ứng những yêu cầu sau: giấy sạch,
5


không nhầu, không rách, không có mùi lạ. Giấy kim loại không nhầu, không rách.
+ Các góc cạnh của mỗi thùng chè đều phải có nẹp sắt tây, và dùng đinh đóng
chặt, khoảng cách giữa các đinh không được quá 70mm, các góc thùng phải đóng 2
đinh ở 2 cạnh kề nhau để đảm bảo chắc chắn trong quá trình vận chuyển.
4. Hình thức bao bì
Trên hai mặt ngoài đối diện nhau của thùng đựng chè được in lô gô công ty

Và đều phải ghi nhãn.
Trên mặt thứ nhất ghi:
+
Tên và loại sản phẩm

+
Khối lượng cả bì
+
Khối lượng tịnh
+
Ký mã hiệu
+
Ngày tháng năm sản xuất.
Trên mặt thứ hai ghi:
+
Ký hiệu hoặc tên nhà máy sản xuất
+
Tên nơi bán hàng
+
Tên nơi nhận hàng.
5. Chất lượng
Sản phẩm của công ty đạt những tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn VietGap
Tiêu chuẩn UTZ
Tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam và Châu Á
Chứng nhận Global Gap
6. Các đặc điểm so với sản phẩm cùng loại chức năng đang được bán trên thị
6


trường
Giá thành hợp lý với người tiêu dùng nhưng chất lượng luôn được đảm bảo.
Chè khô được đóng gói với mẫu mã đẹp, bắt mắt, nhỏ gọn, vừa phục vụ nhu
cầu sử dụng của người tiêu dùng một cách tối ưu, vừa thích hợp làm các món quà biếu
tặng.

Chất lượng hàng hóa được cải thiện, đáp ứng được nhu cầu người tiêu
dùng. Gồm nhiều loại mặt hàng.
Có chế độ ưu đãi cho khách hàng mua với số lượng lớn.
Sản phẩm đạt các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng như: VietGap, Tiêu chuẩn
Việt Nam…. sẽ làm tăng tính cạnh tranh đối với các sản phẩm cùng loại trên thị
trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài.
7. Dự báo về giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm
Chè và các sản phẩm từ chè vẫn đang là một trong những mặt hàng rất thiết yếu
đối với cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Về chè khô, đây vẫn là mặt
hàng truyền thống được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Các sản phẩm trà túi lọc cũng
ngày một đa dạng, nhiều loại và mẫu mã được cải tiến hơn để đáp ứng tối đa nhu cầu
của khách hàng. Riêng về mặt hàng nước trà xanh giải khát, nhu cầu về mặt hàng này
ngày càng gia tăng do xu hướng tiêu thụ các loại nước giải khát không cồn ngày một
tăng cao không chỉ với khối người tiêu dùng lớn tuổi mà ở cả giới trẻ. Giá trị doanh số
bán hàng qua hệ thống siêu thị, cửa hàng được dự đoán sẽ tăng 7% trong giai đoạn 5
năm tới và khối lượng tăng 2%, đạt mức 2,6 tỷ USD và 37.333 tấn.
Bên cạnh đó, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đến thị
trường quốc tế là chè cũng chưa hề có xu hướng sụt giảm. Tổ chức BMI dự báo đến
năm 2016 mức tăng trưởng trung bình hàng năm đối với doanh thu mặt hàng chè là
9,4%
→ Do đó, sản phẩm vẫn là một trong các mặt hàng đang phát triển mạnh mẽ trên
thị trường nên sẽ còn tiếp tục tăng trưởng trong khoảng 5 năm tới.
1.1. Các khu vực thị trường dự kiến sẽ tiêu thụ sản phẩm
Các mặt hàng về chè và trà xanh vốn đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam
cũng như người tiêu dùng của các thị trường khác trên toàn thế giới. Do vậy, công ty
sẽ lựa chọn cả thị trường nội địa và thị trường nước ngoài để phát triển sản phẩm. Cụ
thể dự định trong 10 năm phạm vi hoạt động chủ yếu của công ty như sau:
Trong năm đầu, công ty sẽ tiếp cận và hướng tới phát triển sản phẩm trong
thị trường nội địa ở cả 3 miền Bắc, Trung và Nam, mở các trụ sở chính và đại lý phân
phối sản phẩm.

Các năm tiếp theo sẽ tiếp tục mở rộng thị trường trong nước và bắt đầu đưa
7


sản phẩm ra thị trường quốc tế. Trước hết là các nước Châu Á
+
Năm 2, 3
: nội địa và thị trường Trung Quốc, Đài Loan
+
Năm 4, 5, 6
: nội địa và thị trường Indonesia, Liên bang Nga, Nhật Bản
+
Năm 7, 8
: nội địa và thị trường Malaysia, Pakistan
+
Năm 9, 10
: nội địa và thị trường các Tiểu vương quốc A-rập Thống
nhất, Mỹ, Đức
1.2. Lý do lựa chọn sản phẩm và thị trường
1.2.1. Lý do lựa chọn sản phẩm
Cây chè đã trở thành một phần quan trọng của văn hóa Việt Nam và vốn là
một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ trước đến nay. Ngoài
giá trị dinh dưỡng, cây chè là cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài,
mau cho sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao. Thống kê mới nhất của Hiệp hội Chè
Việt Nam (Vitas), cả nước ta hiện đang có khoảng 140.000ha đất trồng chè. Diện tích
chè đang cho thu hoạch là 130.000ha, năng suất bình quân đạt 8 tấn búp tươi/1ha. Với
Tổng sản lượng hàng năm lên đến gần 200.000 tấn chè, ngành chè Việt Nam đang có
rất nhiều cơ hội để phát triển tạo dấu ấn trên thị trường quốc tế. Trong đó, 80% sản
lượng chè phục vụ các thị trường xuất khẩu. Năm 2014, Việt Nam XK được 130.000
tấn chè, kim ngạch đạt 230 triệu USD. Năm 2015, Việt Nam XK được 125 701 tấn

chè, kim ngạch đạt 211 triệu USD.
Tổ chức BMI dự báo đến năm 2016 mức tăng trưởng trung bình hàng năm đối
với doanh thu mặt hàng chè là 9,4%
Doanh số bán hàng chè tại Việt Nam giai đoạn 2010-2016 (đơn vị: tấn)
→ Điều này cho thấy đây là một mặt hàng có nhiều tiềm năng để phát triển trong
tương lai,không chỉ ở mặt mang lại nguồn lợi nhuận cao cho công ty mà còn có nhiều
cơ hội để đưa tên tuổi của công ty nói riêng và ngành chè Việt Nam nói chung ra thị
trường quốc tế
Theo nghiên cứu mới nhất được công ty nghiên cứu thị trường quốc tế hàng
đầu - Global Research & Data Services công bố, ngành chè thế giới tăng trưởng ở mức
5,8%/năm từ năm 2015 đến năm 2019. Những nước như Trung Quốc, Nhật Bản,
Marốc, Sri Lanka và Hoa Kỳ được cho là những thị trường tiềm năng nhất
Xếp
hạng
1

Nước

Mức độ tiềm năng thị trường

Trung Quốc

0,86
8


2

Hoa Kỳ


0,41

3

Ma rốc

0,22

4

Sri Lanka

0,18

5

Nhật Bản

0,16

Dựa vào các số liệu thống kê cũng như dự báo của các tổ chức thế giới, công
ty đã quyết định lựa chọn sản xuất và chế biến 3 loại sản phẩm là chè khô, trà túi lọc
và nước chè xanh đóng chai để có thể tận dụng được tối đa các bộ phận của cây chè
xanh, nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp
Các loại chè khô rất được ưa chuộng trong thị trường nội địa, chiếm 70-80%
tổng sản lượng, chỉ có khoảng 20-30% sản lượng chè khô chế biến được xuất khẩu.
Chè khô từ loại trung bình cho đến những loại hảo hạng thường được người tiêu dùng
Việt Nam sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày.thói quen uống chè đã trở
thành truyền thống cũng như đây sẽ được sử dụng làm các món quà biếu, tặng và
nhiều công dụng khác nữa.

Sản phẩm trà túi lọc là một loại sản phẩm tiện lợi, đáp ứng được nhiều nhu cầu
trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng. thích hợp với nhiều phân khúc khách
hàng. Sản phẩm này chắc chắn sẽ được ưa chuộng bởi tính tiện dụng của nó. Người
tiêu dùng có thể có nhiều sự lựa chọn hơn để cho mình những mùi vị yêu thích. Trà túi
lọc cũng được chia ra thành nhiều loại với chất lượng khác nhau tùy theo chất lượng
và mẫu mã sản phẩm.
Ngày nay, các sản phẩm nước giải khát không cồn ngày càng được tiêu thụ
nhiều hơn. Đặc biệt là các sản phẩm có tác dụng thanh lọc cơ thể, có ích cho sức khỏe
cũng như nhiều giá trị dinh dưỡng khác mà nó mang lại cho người sử dụng. Sản phẩm
vừa nhỏ gọn, tiện lợi lại phù hợp với mọi tầng lớp khách hàng. Đặc biệt Việt Nam lại
là quốc gia có dân số trẻ, độ tuổi trong nhóm 15 – 40 chiếm gần một nửa, độ tuổi được
đánh giá là có nhu cầu cao nhất về các loại nước giải khát. Chính vì vậy, mặt hàng
nước chè xanh đóng chai sẽ rất có tiềm năng để sản xuất.
 Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất chè Việt Nam vẫn chưa có những hướng
đi đúng đắn để phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm. Dù đã xuất khẩu sang trên
110 thị trường và đăng ký bảo hộ thương hiệu trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng
chè Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn trên con đường tìm kiếm vị thế trên trường
9


quốc tế.
Về công nghiệp chế biến, rất nhiều doanh nghiệp thu mua chè nguyên liệu trôi
nổi trên thị trường, không kiểm soát được số lượng, chất lượng và an toàn thực phẩm
đồng thời không chứng minh, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Đây là vấn nạn của
ngành chè hơn 20 năm qua.
Chất lượng mẫu mã cũng chưa đủ sức cạnh tranh, giữa sản xuất và chế biến
vẫn chưa được gắn bó chặt chẽ…
Trên thực tế rất nhiều tiến bộ kỹ thuật vẫn không thể triển khai được vào thực
tiễn đại trà bởi quan hệ sản xuất lạc hậu đã cản trở.
Khi TPP chưa có hiệu lực, thuế nhập khẩu chè của một số nước trong TPP như

Nhật Bản 17%, Peru 9%, Hoa Kỳ 6,4%, Chile 6%, Mexico 2%, Brunei là 22 cent/kg…
Sau khi có hiệu lực, các doanh nghiệp chè của Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với
nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng chè tại tất cả các nước trong khối này, cũng như
cơ hội mở kênh phân phối sản phẩm cuối cùng mang thương hiệu, xuất xứ của mình
mà không bị bất cứ rào cản nào, trước hết là thuế nhập khẩu chè.
Hiện Việt Nam xuất khẩu khoảng 80% sản lượng chè được sản xuất, nhưng
xuất khẩu chủ yếu là chè đóng bao to từ 30kg - 60kg, dưới dạng nguyên liệu. Các nhà
nhập khẩu gói tổ chức đóng gói hoặc đấu trộn với chè từ các nước khác để đóng bao
nhỏ (dưới 3kg) hoặc chiết xuất lấy các hợp chất hữu cơ có lợi cho sức khỏe con người
để đóng gói, đóng lon, đóng chai… mang thương hiệu của họ để phân phối trên thị
trường nước sở tại, hoặc xuất khẩu sang các nước thứ 3. Như vậy, sản phẩm chè Việt
Nam là tư liệu sản xuất của các nhà nhập khẩu, với mức giá chỉ khoảng 5% - 20% giá
sản phẩm cuối cùng. Người tiêu dùng hầu như không biết đến chè Việt Nam, mặc dù
lâu nay họ vẫn uống
Hiện nay, ngoài số ít doanh nghiệp tự trồng hoặc liên kết được chặt chè với
nông dân theo chuỗi giá trị, còn lại đa phần là sản xuất tại các hộ gia đình nông dân và
các hộ gia đình công nhân nhận khoán. Trên thực tế, bình quân mỗi hộ trồng chè chỉ
có khoảng 0,3 ha, với nhiều giống chè khác nhau, quy trình canh tác, thu hái khác
nhau, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tự phát, thiếu chuyên môn hóa, hợp tác hóa trong
sản xuất nông nghiệp cho nên khó ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới và phù
hợp, năng suất - chất lượng thấp, không đồng đều, giá thành cao, giá bán thấp. Hơn
nữa, mối liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến và người trồng chè lỏng lẻo cũng ảnh
10


hưởng đến chất lượng sản phẩm đầu ra.
 Nhận thức được những đặc điểm cũng như khó khăn nêu trên, công ty đã lựa
chọn sản xuất chè với hy vọng sẽ khắc phục được những điểm yếu của ngành chè Việt
Nam và có hướng đi đúng đắn qua những giải pháp sau:
Tổ chức lại sản xuất, chế biến chè trên từng địa bàn theo đúng Quy chuẩn kỹ

thuật cơ sở chế biến chè được ban hành theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Trong đó mỗi cơ sở chế biến được chính quyền địa phương quy hoạch, phân vùng
vùng nguyên liệu cụ thể.
Đầu tư, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân, đảm nhiệm toàn bộ hệ thống cung
ứng phân bón, bảo vệ thực vật cho cây chè và bao tiêu sản phẩm. Như vậy sẽ tạo ra
liên kết nông – công nghiệp, liên kết theo chuỗi trên từng địa bàn, là cơ sở để trong
tương lai gần sẽ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Nâng cao đồng bộ chất lượng chè, cũng như hiệu quả của tất cả các quy trình
trong toàn bộ chuỗi sản xuất.
Có phương pháp thích hợp tăng năng suất, nâng cao chất lượng và giảm thiểu
việc sử dụng hóa chất nông nghiệp nhưng vẫn đảm bảo duy trì được lợi thế cạnh tranh
trên thị trường chè toàn cầu
Về quan hệ sản xuất, công đoạn sản xuất nguyên liệu (chè búp tươi) phải được
chú trọng bởi đây là công đoạn có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và an toàn thực
phẩm cho sản phẩm.
Cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm để đáp ứng được mọi nhu cầu và thu
hút người tiêu dùng hơn
Để tránh trở thành nguyên liệu xuất khẩu cho các nước nhập khẩu khiến lãi
suất chỉ đạt ở mức thấp, công ty sẽ tự đóng gói chè thành phẩm phục vụ người tiêu
dùng và thiết lập được các kênh phân phối đến người tiêu dùng thì chè Việt Nam để
được hưởng lợi kép cả về giá bán và thương hiệu.
Ví dụ, bán chè ở dạng bao lớn giá bình quân như lâu nay khoảng 1,8 USD/kg.
Chuyến sang gói nhỏ, có thương hiệu giá bán khoảng 5-10 USD/kg và nếu làm thương
hiệu tốt, có thể lên tới 20-25 USD/kg như Unilever đã và đang thực hiện.
Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến
thương mại sản phẩm mang nhãn hiệu thập thể chè Thái Nguyên sang các thị trường
này; xây dựng đề án Quảng bá chè Thái Nguyên sang thị trường đã được bảo hộ nhãn
11



hiệu trình Bộ Công Thương đưa vào Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia tạo
điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu chè vào các thị trường này; tập trung phát triển chè theo
hướng an toàn; thông tin đến các doanh nghiệp xuất khẩu chè sang thị trường Mỹ,
Trung Quốc, Đài Loan sử dụng đúng nhãn hiệu như đã đăng ký…
1.2.2. Lý do lựa chọn thị trường
 Với thị trường nội địa:
Chè và các sản phẩm từ chè đã rất quen thuộc và trở thành văn hóa của người
dân Việt Nam. Uống chè là thói quen trong cuộc sống và cũng có thể nói là truyền
thống của đa số người Việt Nam. Vậy nên trước hết, nhu cầu về chè trong thị trường
nội địa rất cao và có nhiều tiềm năng.
Công ty sẽ tận dụng lợi thế này cũng như nghiên cứu sâu hơn, kỹ hơn về thị
trường từng phân khúc khách hàng, từng vùng miền để đáp ứng một cách tốt nhất nhu
cầu của người tiêu dùng.
Thị trường trong nước cũng dễ nắm bắt cũng như dự đoán các xu hướng phát
triển. công ty sẽ chọn thị trường này như là một nền tảng để phát triển vững mạnh, từ
đó sẽ tạo bước đệm vững chắc để phát triển thêm ra các thị trường nước ngoài, mang
thương hiệu chè Việt Nam ra thế giới.
Tuy nhiên, với thị trường trong nước, đây là mặt hàng có nguồn cung nguyên
liệu đầu vào dồi dào, người dân trồng chè có nhiều kinh nghiệm nên dễ tìm được nhà
cung cấp chất lượng tốt với giá cả hợp lý. Chè cũng là một trong những mặt hàng có
lượng bán ra hàng năm rất cao. Người tiêu dùng Việt Nam cũng rất ưa chuộng mặt
hàng này từ các sản phẩm chè khô đa số dành cho người trung tuổi và cao tuổi đến mặt
hàng nước giải khát đa số dành cho giới trẻ và sản phẩm trà lọc dành cho văn phòng
vô cùng tiện lợi.
 Với thị trường quốc tế
Hiện nay, Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới, trong đó thương hiệu “Chè Việt” đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường
quốc gia và khu vực. Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng
và xuất khẩu chè chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Kenya.
Ngay trong những tháng đầu năm 2015, sản lượng chè xuất khẩu đã đạt trên

21.000 tấn (tính đến ngày 15/3/2015). Các đơn hàng xuất khẩu cho những thị trường
truyền thống như Nga, Đức, Trung Quốc, Đài Loan, Pakistan, Đài Loan… vẫn giữ
được mức ổn định và có chiều hướng đi lên. Đơn cử như, khối lượng XK chè sang
12


Pakistan - thị trường lớn nhất của Việt Nam với thị phần trên 35%; tăng gần 55% về
khối lượng và tăng 77% về giá trị.
Tín hiệu đáng mừng là sản lượng chè XK không chỉ tăng cả về lượng mà còn
tăng về chất. Cụ thể trong những năm gần đây, sản lượng chè xanh XK đang tăng dần
lên, từ mức 30-35% lên đến 45% như hiện nay, gần ngang bằng với sản lượng chè đen
XK. Trong khi đó, giá trị XK của chè xanh lớn hơn nhiều nên tổng giá trị XK cũng vì
thế mà được nâng lên đáng kể. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 8 tháng năm
2013, Việt Nam đã xuất khẩu được 90.000 tấn chè với giá trị kim ngạch đạt 142 triệu
USD. Nếu so với cùng kỳ năm 2012, xuất khẩu chè của Việt Nam năm 2013 tuy giảm
nhẹ về khối lượng, nhưng lại tăng về giá trị (năm 2012, con số tương ứng là 97,5 nghìn
tấn và 102,5 triệu USD). Điều này cho thấy, ngành chè Việt Nam đã từng bước nâng
cao được giá trị gia tăng và hiệu quả sản xuất.
Việc hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái
Bình Dương (TPP) mở ra cơ hội kinh doanh rất lớn cho nhiều ngành nghề ở Việt Nam
và ngành chè cũng không phải là ngoại lệ.


Trước tiên, công ty lựa chọn thị trường châu Á để phát triển sản phẩm.
Thị trường này giúp công ty có nhiều thuận lợi hơn trong việc vận chuyển

hàng hóa, tiết kiệm được chi phí đồng nghĩa với việc giảm giá thành sản phẩm khi đến
tay người tiêu dùng. Với chất lượng cao và mức giá phù hợp, sản phẩm sẽ có tính cạnh
tranh cao hơn so với các sản phẩm cũng loại trên thị trường mà công ty xuất khẩu.
Về thị trường, người Châu Á có thói quen, nếp sống tương đồng nhau sẽ giúp

cho việc nghiên cứu và phát triển thị trường được dễ dàng. Người dùng cũng dễ chấp
nhận sản phẩm hơn.
Đồng thời, với các nước trong khu vực, Việt Nam cũng có các mối quan hệ
ngoại thương thân thiết hơn. Việc này mang lại cho công ty nhiều hơn các thuận lợi và
chế độ ưu đãi về thuế quan cũng như điều kiện xuất nhập khẩu hàng hóa so với các
nước ngoài khu vực.
Các doanh nghiệp cà phê Việt Nam đang có xu hướng mở rộng xuất khẩu sang
các thị trường gần trong khu vực châu Á, thông qua “cửa ngõ” Singapore.Đây là một
trung tâm thương mại của châu Á cũng như toàn cầu, sẽ là cửa ngõ quan trọng để cà
phê Việt Nam nói riêng và các mặt hàng nông sản nói chung được người tiêu dùng
trên thế giới biết tới nhiều hơn nữa. Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu các
13


mặt hàng chè và cà phê của Việt Nam sang Singapore không ngừng tăng trưởng và giữ
ở mức khá cao, đạt bình quân 37%/năm. Riêng năm 2015 vừa qua, số liệu của Cơ quan
Thống kê Singapore cho thấy kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chè và cà phê của
Việt Nam sang Singapore đạt 88 triệu USD, chiếm 21% trong tổng tỷ trọng nhu cầu
nhập khẩu hai mặt hàng này của “đảo quốc Sư tử”.


Những năm tiếp theo, công ty sẽ tiến tới phát triển sản phẩm trên các thị

trường khác như châu Mỹ, châu Âu.
Thị trường châu Âu và châu Mỹ cũng được coi là các thị trường truyền thống
của Việt Nam trong xuất khẩu chè.
Dựa trên các xu hướng phát triển trong ngành xuất khẩu chè của Việt Nam
trong các thị trường châu Âu và châu Mỹ nói trên, có thể thấy rõ rằng việc tiếp tục đầu
tư vào các thị trường đó rất khả quan và có nhiều tiềm năng.
Trong các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, nền kinh tế Mỹ có

dự báo khả quan nhất cho năm 2016. Nhu cầu của thị trường nội địa Mỹ sẽ tăng mạnh
và dự báo tiếp tục có cầu ổn định đối với hàng hóa của Việt Nam; là thị trường không
quá khó tính và chưa yêu cầu cao về an toàn thực phẩm và chất lượng. mức tiêu thụ
chè ở Hoa Kỳ tăng trưởng đều ở mức 43%. năm 2014 trên thị trường Hoa Kỳ, chè đã
vượt qua nước soda và năm nay, chè đã vượt qua nước đóng chai để trở thành lựa chọn
của 40% người dân nơi đây Điều tra năm 2015 cho thấy 43% người tiêu dùng lựa chọn
trà. Trong khi đó, những người trẻ uống nhiều cà phê và các loại nước giải khát hơn.
Việc tận dụng những ưu đãi từ TPP cũng sẽ là lợi thế cho nông sản Việt Nam trong
thời gian tới.
Đức là nước tiêu thụ chè lớn thứ 2 tại châu Âu với 12% tổng sản lượng chè tại
khu vực này. Đức là một thị trường lớn và tương đối ổn định, sức mua của người tiêu
dùng cũng rất đa dạng;
Một số sản phẩm chè của Việt Nam đã thâm nhập tốt và khẳng định được vị trí
trên thị trường này, góp phần bước đầu xây dựng uy tín của chè Việt Nam tại thị
trường EU nói chung.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp Đức có tập quán kinh doanh nghiêm túc, làm ăn
chắc chắn, có tính chiến lược và có kế hoạch dài hạn. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam
đã thiết lập được quan hệ bạn hàng lâu dài, vững chắc với các doanh nghiệp Đức. Trên
hết, quan hệ chính trị Việt Nam - CHLB Đức phát triển rất tốt đẹp.
14


Nga là đối tác thương mại lớn thứ 23 của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu
hàng hóa lớn thứ 3 của các DN Việt Nam. Thị trường Nga rất hấp dẫn với dân số
143,5 triệu người, thu nhập bình quân đầu người khoảng 14.611 USD/năm, trong đó
tầng lớp trung lưu ngày một phát triển (chiếm từ 10% - 25%), văn hóa tiêu dùng của
người dân ngày càng được nâng cao. Nga được đánh giá là thị trường tiêu dùng và bán
lẻ rộng lớn, đa dạng về hàng hóa nhập khẩu, đồng thời là thị trường đầy tiềm năng cho
xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam như thủy hải sản, cà phê,
chè, rau, củ, quả tươi, sản phẩm đông lạnh, may mặc, nhựa, cao su, chất dẻo... Theo

đó, những mặt hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Nga đã được giảm
thuế, thấp hơn từ 30% - 50% so với thời điểm Nga chưa là thành viên của WTO.
Việc củng cố, mở rộng các thị trường đã thâm nhập và tiếp tục tiếp cận thêm
các thị trường ở các châu lục khác trên thế giới giúp công ty tăng thêm lượng sản
phẩm của công ty đầu ra. Khi đã có uy tín và thương hiệu trên nhiều thị trường thế
giới, công ty sẽ phát triển lớn mạnh nhanh chóng hơn, tận dụng được mọi cơ hội cũng
như phát huy tối ưu lợi thế cạnh tranh của mình.
1.3. Các giải pháp tiếp thị
 Để các sản phẩm của công ty được biết đến rộng rãi trên thị trường, công ty
thực hiện các giải pháp tiếp thị mặt hàng dưới nhiều hình thức như:
Đăng tải thông tin sản phẩm trên các trang mạng xã hội là một cách hữu hiệu
trong việc tiếp thị sản phẩm. Sử dụng phương pháp này dễ tiếp cận được với rất nhiều
người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ do nhu cầu sử dụng mạng xã hội của họ rất cao.
Bằng cách tham gia tài trợ cho một số chương trình truyền hình, công ty cũng
có thể mang thương hiệu sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng
Thường xuyên tiếp xúc với thị trường thế giới thông qua hội thảo khoa học,
hội chợ triển lãm, để kịp thời nắm bắt được nhu cầu của thị trường, bám sát và tiếp cận
được tiến bộ của thế giới trong sản xuất kinh doanh đồng thời đẩy mạnh tiếp thị
Chủ động tìm bạn hàng, thị trường, ký hợp đồng, tổ chức sản xuất và xuất
khẩu theo nhu cầu và thị hiếu thị trường
Thực hiện các hình thức marketing trực tiếp: qua catalog, bằng thư trực tiếp
hay qua điện thoại để trực tiếp tiếp cận được với các khách hàng tiềm năng
Tiếp thị qua computer-marketing, đây là phương thức mua hàng qua mạng.
 Bên cạnh đó, với thị trường nội địa, công ty còn có thể áp dụng thêm một số
phương pháp sau:
Quảng cáo trên truyền hình. Đây được coi là một trong những phương thức đạt
hiệu quả cao nhất. Thông tin sẽ được truyền đến người tiêu dùng dễ dàng và nhanh
15



chóng hơn. Ngoài ra còn có thể quảng cáo trên các tạp chí hoặc báo.
Ngoài ra, tiếp thị đến tay người tiêu dùng có thể trực tiếp đưa sản phẩm vào thị
trường, đồng thời đây cũng là phương pháp giúp công ty có thể thu tập lại ý kiến phản
hồi của họ một cách dễ dàng và trực tiếp tiếp thị tại các hội chợ, các khu chợ đông đúc

16


2. Chương trình sản xuất kinh doanh
2.1. Sản phẩm phục vụ xuất khẩu

STT

Tên

Đơn

Công suất trung bình hàng năm

sản

vị

Năm thứ 1

phẩm
Sản
lượng
Trà túi


1

lọc
Nước

2

giải
khát
Chè

3

khô

Năm thứ 2

Đơn giá
(106đ/tấn)
(106đ/103lít)

tiền
6

Sản

(10 đ)

lượng


Đơn giá

Thành

(106đ/tấn)

tiền

(106đ/103lít)

(106đ)

Sản
lượng

Đơn giá

Thành

(106đ/tấn)

tiền

(106đ/103lít)

(106đ)

Tấn

223


600

133.800

228

600

136.800

232

600

139.200

103 lít

106

24

2.544

118

24

2.832


125

24

3.000

Tấn

398

210

83.580

404

210

84.840

422

210

88.620

Tổng doanh thu

STT


Thành

Năm thứ 3

219.924

Tên sản

Đơn

phẩm

vị

224.472

230.820

Công suất trung bình hàng năm
Năm thứ 4

Năm thứ 5
17


Sản lượng

Đơn giá


Thành tiền

(106đ/tấn)

(106đ)

Sản lượng

(106đ/103lít)

1

2

3

Trà túi lọc
Nước
khát
Chè khô

Tổng doanh thu

giải

Đơn giá

Thành

(106đ/tấn)


tiền

(106đ/103lít)

(106đ)

Tấn

240

600

144.000

251

600

150.600

103 lít

130

24

3.120

139


24

3.336

Tấn

425

210

89.250

428

210

89.880

236.370

243.816

18


2.2. Phân định thị trường
 Thị trường nội địa:

STT Tên sản

phẩm

Đơn
vị

Công suất trung bình hàng năm
Năm thứ 1
Sản
lượng

1
2
3

Trà

túi

lọc
Nước

Tấn
103

giải khát

lít

Chè khô


Tấn

Năm thứ 2
Đơn giá
(106đ/tấn)
(106đ/103lít)

tiền
6

Sản

(10 đ)

lượng

Đơn giá

Thành

(106đ/tấn)

tiền

(106đ/103lít)

(106đ)

Sản
lượng


Đơn giá

Thành

(106đ/tấn)

tiền

(106đ/103lít)

(106đ)

223

600

133.800

188

600

112.800

190

600

114.000


106

24

2.544

84

24

2.016

855

24

2.040

398

210

83.580

304

210

63.840


302

210

63.420

Tổng doanh thu

STT

Thành

Năm thứ 3

219.924

Tên sản

Đơn

phẩm

vị

178.656

179.460

Công suất trung bình hàng năm

Năm thứ 4

Năm thứ 5

19


Sản lượng

Đơn giá

Thành tiền

(106đ/tấn)

(106đ)

Sản lượng

(106đ/103lít)
1
2
3

Trà túi lọc
Nước
khát
Chè khô

Tổng doanh thu


giải

Đơn giá

Thành

(106đ/tấn)

tiền

(106đ/103lít)

(106đ)

Tấn

195

600

117.000

194

600

116.400

103 lít


88

24

2.112

90

24

2.160

Tấn

305

210

64.050

306

210

64.260

183.162

182.820


20


 Thị trường xuất khẩu:
STT Tên sản
phẩm

Đơn
vị

Công suất trung bình hàng năm
Năm thứ 1
Đơn giá

Sản

(106đ/tấn)

lượng

1
2
3

Trà

túi

lọc

Nước
giải khát
Chè khô

Thành
tiền
6

Sản

Năm thứ 3
Đơn giá

Thành

(106đ/tấn)

tiền

(106đ/103lít)

(106đ)

Sản

Thành

(106đ/tấn)

tiền


(106đ/103lít)

(106đ)

lượng

600

0

40

600

24.000

65

600

39.000

103 lít 0

24

0

34


24

816

40

24

960

Tấn

210

0

100

210

21.000

120

210

25.200

Tấn


(106đ/103lít)

0

0

0

Tên sản

Đơn

phẩm

vị

lượng

Đơn giá

(10 đ)

Tổng doanh thu

STT

Năm thứ 2

45.816


179.460

Công suất trung bình hàng năm
Năm thứ 4

Năm thứ 5
21


Sản lượng

Đơn giá

Thành tiền

(106đ/tấn)

(106đ)

Sản lượng

(106đ/103lít)
1
2
3

Trà túi lọc
Nước giải
khát

Chè khô

Tổng doanh thu

Đơn giá

Thành

(106đ/tấn)

tiền

(106đ/103lít)

(106đ)

Tấn

78

600

46.800

90

600

54.000


103 lít

52

24

1.248

60

24

1.440

Tấn

135

210

28.350

140

210

29.400

76.398


84.840

22


2.3. So sánh giá cả của sản phẩmcủa dự án(với một số sản phẩm cùng chức
năng(bán trên các thị trường dự kiến)
Trà túi lọc :
Giá công ty: 600.000 đồng/kg
Giá thị trường: 400.000 → 950.000 đồng/kg
Chè khô:
Giá công ty: 210.000 đồng/kg
Giá thị trường: 120.000 → 500.000/kg
Nước trà xanh giải khát
Giá công ty: 12.000 đồng/chai 500ml
Giá thị trường: 8.000 → 20.000/chai 500ml

Năm 1990, khoảng cách về GDP/người của Việt Nam so với thế giới là 4.000 USD,
thì năm 2014 khoảng cách này tăng gấp đôi là 8.000 USD. Cho dù GDP/người của Việt
Nam đã tăng lên 2.000 USD, song GDP/người của thế giới tăng vượt lên 10.000 USD.

3. Lựa chọn hình thức đầu tư
23


3.1. Lựa chọn và nêu hình thức đầu tư
Công ty TNHH sản xuất chè Phúc Bảo ra đời trên sự liên doanh giữa hai đối tác là
Hoa Kỳ và Việt Nam
Tổ chức thực hiện: Công ty sẽ thành lập ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án có chức
năng nhiệm vụ quản lý dự án theo nội dung quy định trong các văn bản về quy chế quản

lý đầu tư xây dựng của Nhà nước và được hưởng mọi quyền lợi theo quy định nhằm thực
hiện thành công dự án.
3.2. Toàn bộ công ty được đầu tư xây dựng mới

4. Công nghệ và trang thiết bị
4.1. Công nghệ
4.1.1. Đặc điểm công nghệ
-Cây chè trồng trong vùng đất quy hoạch được áp dụng quy trình thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt theo các tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap
-Tập trung nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trồng, thâm canh
một số giống chè mới, bảo đảm sạch bệnh, cho năng suất, chất lượng cao, như giống chè
LDP1, LDP2, PH8,...
-Nghiên cứu, áp dụng quy trình kỹ thuật tưới, tiêu tiết kiệm, cơ giới hóa khâu làm đất,
cũng như bón phân làm tăng hoạt tính sinh học đất, để cây chè có thể sống khỏe trên mọi
vùng đất được đưa vào áp dụng thành công.
-Yêu cầu các cơ sở sơ chế, chế biến chè quy mô hộ, trang trại chủ động ứng dụng quy
trình kỹ thuật sơ chế và chế biến chè thành phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm
-Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến công nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao
trong bảo quản, chế biến chè

4.1.2 Sơ đồ tiến trình công nghệ
24


Nguồn cung
cấp nguyên vật
liệu

Xe vận
chuyển


Phân
xưởng

Xe vận
chuyển

Phân
xưởng,
sản xuất

Xe vận
chuyển

Nhà kho

Trung tâm
điều khiển

Phòng
nghiên cứu

4.1.3. Nguồn công nghệ và phương thức chuyển giao công nghệ
-Nguồn chuyển giao công nghệ: Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Phân bón Vi sinh
Biofertilizer Action and Research Center (Barc)
-Chuyển giao công nghệ sản xuất từ các vi khuẩn gốc từ phòng thí nghiệm về địa phương
để sản xuất tại chỗ.
-Các sản phẩm chuyển giao sản xuất bao gồm
+ Phân ủ
+ Phân hữu cơ vi sinh

+ Xứ lý chất thải hữu cơ thành phân ủ và hữu cơ vi sinh
-BioGro CHO TRỒNG TRỌT
+ Phân vi sinh phun qua lá (BioGro-PB1)
+ Phân vi sinh tưới gốc (BioGro-PB2)
+ Phân vi sinh chống thối rễ (BioGro-PB3)
+ Phân vi sinh chống hạn (BioGro-PB4)
4.2. Môi trường
25


×