Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.96 KB, 44 trang )

PHẦN I
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là tương lai của đất nước. Đất nước ta là một đất nước đang phát
triển, là đất nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa nên đòi hỏi những chủ nhân
tương lai của đất nước phải có trí tuệ, đạo đức, sức khỏe, có trình độ khoa học kỹ
thuật hiện đại. Chính vì vậy, việc chăm sóc giáo dục trẻ từ những năm đầu tiên của
cuộc đời là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo, bồi dưỡng thế hệ
trẻ đang được Đảng, nhà nước và toàn xã hội rất quan tâm. Điều này được thể hiện
qua việc ban hành luật bảo vệ chăm sóc trẻ và ký công ước quốc tế về quyền trẻ
em. Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân và là
tiền đề cho sự hình thành phát triển nhân cách con người.
Lứa tuổi trẻ mầm non từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn phát triển nhanh cả về thể
chất lẫn tâm hồn, đặc biệt là trẻ 36 tháng tuổi. Đây là giai đoạn hình thành thói
quen nề nếp nhân cách của trẻ, đồng thời chuẩn bị cho trẻ một tâm thế để chuẩn bị
bước vào trường tiểu học. Sức khỏe của trẻ ở giai đoạn này rất quan trọng, nó có
liên quan đến năng lực học tập và phát triển của trẻ sau này. Nuôi dưỡng trẻ có
khoa học nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể trẻ là một việc rất
cần thiết với trẻ. Ở trường mầm non trẻ thường được ăn hai bữa đó là một bữa
chính và một bữa phụ, trong đó bữa chính ăn trưa là quan trọng nhất. Thông qua
bữa ăn trẻ được bù đắp những năng lượng đã tiêu hao và cung cấp năng lượng mới
để tham gia vào các hoạt động mới, vì vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là một
trong những nhiệm vụ quan trọng nhất. Em băn khoăn làm thế nào để nâng cao
chất lượng nuôi dưỡng để đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ. Với sự phát
triển kinh tế xã hội hiện nay trẻ em được đến trường mầm non. Như vậy nhiệm vụ,
1


trách nhiệm cho các trường trong Quận Lê Chân nói chung và trường mầm non
Hữu Nghị Quốc Tế nói riêng phải làm thế nào để tổ chức công tác nuôi dưỡng
được tốt. Đây là một việc làm rất cần được quan tâm của ngành học mầm non.


Muốn làm tốt được công tác này, người cán bộ quản lý chịu trách nhiệm
nuôi dưỡng trong nhà trường phải thực sự năng động, sáng tạo, có biện pháp cụ
thể, khoa học, quản lý, điều hành tốt công việc của mình phụ trách, biết phối hợp
với ban giám hiệu, các đoàn thể để tổ chức thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng
cho trẻ một cách khoa học, đảm bảo chất lượng chăm sóc, vệ sinh an toàn thực
phẩm. Chính vì vậy em quyết định nghiên cứu tiểu luận:
“ Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ trong trường mầm non”
2.

Mục đích nghiên cứu.
Từ những thực trạng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non hiện nay, em

đưa ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong nhà
trường một cách khoa học và phù hợp với từng độ tuổi trẻ trong trường mầm non.
3. Nhiệm

vụ của đề tài cần nghiên cứu.

Để nghiên cứu đề tài này một cách khoa học và đạt kết quả em đã đề ra các
nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về chức năng quản lý cán bộ giáo viên
trong công việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non.
- Tìm hiểu thực tế việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường
mầm non tại trường mầm non mùng 1/6 Phường Lam Sơn– Quận Lê Chân –
Thành phố Hải Phòng. Trên cơ sở đó rút ra những mặt mạnh và bài học kinh
nghiệm thiết thực để nâng cao hiệu lực quản lý chỉ đạo chất lượng nuôi dưỡng trẻ

2



trong trường mầm non nhằm tăng cường sức khỏe cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ
phát triển tốt cả về thể lực và trí tuệ sau này, cho trẻ vào trường tiểu học.
- Trên cơ sở xác định nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót để đề ra
những giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nâng cao
chất lượng nuôi dưỡng cho trẻ trong trường mầm non một cách khoa học và hiệu
quả.
4.

Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
- Đối tượng: Nghiên cứu về công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng

chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ tại trường mầm non mùng 1/6 Số 1 Lán Bè - Lam
Sơn – Lê chân – Hải Phòng, Trường mầm non Hữu nghị Quốc tế số 50 Quán Nam
- Kênh Dương - Lê Chân – Hải Phòng.
- Khách thể nghiên cứu: Cán bộ, giáo viên và nhân viên – học sinh, phụ
huynh trường mầm non mùng 1/6 Số 1 Lán Bè - Lam Sơn – Lê chân – Hải Phòng,
Trường mầm non Hữu nghị Quốc tế số 50 Quán Nam- Kênh Dương - Lê Chân –
Hải Phòng.
5. Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ trong trường mầm non Hữu nghị Quốc tế – Lê Chân – Hải Phòng.
Hiện nay em đang làm tổ trưởng chuyên môn khối 5 tuổi của trường mầm
non Hữu Nghị Quốc tế, tuy chưa được tiếp xúc nhiều với công tác chỉ đạo chăm
sóc nuôi dưỡng nhưng em cũng đã cố gắng học hỏi, tìm hiểu rất nhiều từ bạn bè, từ
hiệu phó chăm sóc nuôi dưỡng của trường. Và đặc biệt trong quá trình được học
tập tại lớp Bồi dưỡng cán bộ quản lý mầm non -Trường Đại Học Hải Phòng Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ, cũng như sau chuyến đi học tập thực tế tại
trường Mầm non Mùng 1/6 Lam Sơn – Lê Chân – Hải Phòng em đã nhận thấy bản
thân cần phải học hỏi, nghiên cứu đưa ra những giải pháp mới hơn, triệt để hơn
trong công tác quản lý để tham mưu với ban lãnh đạo nhà trường nhằm nâng cao


3


chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường Mầm non Hữu Nghị Quốc Tế, cũng
như trang bị thêm kinh nghiệm, kiến thức cho bản thân sau này.

PHẦN II : NỘI DUNG
4


Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý và chỉ đạo nâng cao
chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ trong trường mầm non
1.

Các khái niệm có liên quan.
- Quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của người quản lý ( chủ

thể quản lý) đến đối tượng bị quản lý ( khách thể quản lý ) trong một tổ chức,
nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.
- Quản lý giáo dục được hiểu theo cấp vĩ mô và vi mô. Đối với cấp độ vĩ
mô: Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động có ý thức, có kế hoạch, có hệ
thống, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm
thực hiện có chất lượng hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục. Đối với cấp độ vi
mô: Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác của chủ thể quản lý đến
các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả
mục tiêu của giáo dục.
* Các nguyên tắc trong nuôi dưỡng.
-


Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng cho trẻ.
Trẻ ăn ngon, đủ dinh dưỡng.
Không thất thoát tiền ăn của trẻ
Ký kết hợp đồng với bên cung cấp thực phẩm
Xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ.

* Các nguyên tắc trong công tác chăm sóc.
- Nghiêm túc thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày cho trẻ.tuyệt đối không
cắt xén hoạt động.
- Đảm bảo chăm sóc sức khỏe vệ sinh phòng bệnh. Đảm bảo 100% trẻ
không bị dịch bệnh lớn trong trường, hạn chế tối đa trẻ béo phì, suy dinh dưỡng,

5


không để trẻ xảy ra tại nạn thương tích trong trường mầm non, không để trẻ xảy ra
tai biến sau khi trẻ xảy ra tai nạn hoặc sau khi sơ cấp cứu trẻ trong trường.
2. Chức năng và nguyên tắc cơ bản của quản lý và chỉ đạo.- Vị trí, vai
trò của giáo dục mầm non.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là khâu đầu tiên, đặt
nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người.
Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà
nước và của toàn dân. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước,
năng cao vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị, kinh tế, xã hội trong phát triển giáo
dục. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Thực hiện các chính sách ưu đãi
đối với giáo dục, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương; ưu tiên
ngân sách nhà nước dành cho phát triển giáo dục phổ cập và các đối tượng đặc thù.
Xây dựng nền có tính nhân dân, dân tộc, tiên tiến, hiện đại, xã hội chủ nghĩa,
lấy chủ nghĩa Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Xây dựng xã hội

học tập, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học, học suốt đời, đặc biệt đối với
người thiểu số, người nghèo, con em diện chính sách. Điều 12 Luật giáo dục 2005
có nêu: “ Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước
và của toàn dân”.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển
của nhân cách con người. Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế
đều xác định giáo dục mầm non là mục tiêu quan trọng của giáo dục cho mọi
người. Thụy Điển coi giai đoạn mầm non là “ thời kỳ vàng của cuộc đời” và thực
hiện chính sách: trường mầm non là trường do chính quyền địa phương quản lý.
Luật hệ thống giáo dục quốc gia Indonesia đã công nhận giáo dục mầm non là giai
6


đoạn tiền đề cho hệ thống giáo dục cơ bản. Luật giáo dục Thái Lan nhấn mạnh gia
đình và Chính Phủ phải cùng chia sẻ trách nhiệm đối với giáo dục mầm non nhằm
thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Ở nước ta Đảng và Nhà nước cũng
luôn coi trọng giáo dục mầm non. Trong buổi lễ giới thiệu và giao nhiệm vụ cho
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, Thủ Tướng Nguyễn Tấn
Dũng đã lưu ý: “So với các bậc học khác, đến nay chúng ta chưa lo được nhiều cho
giáo dục mầm non. Đây là một mảng còn yếu của giáo dục Việt Nam mà Bộ
trưởng và toàn ngành cần cố gắng khắc phục trong thời gian ngắn nhất”.
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện
đa dạng hóa các loại hình trường và hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và
tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục.
- Mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục mầm non
Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2015;
đế năm 2020, có ít nhất 30% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 80% trong độ tuổi mẫu
giáo để chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỉ lệ trẻ em suy dinh
dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm xuống dưới 10%.

Phát triển các lĩnh vực cho trẻ: phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển
ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm kỹ năng xã hội. Hình thành
những yếu tố đầu tiên về nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Xây dựng cơ sở
vật chất nhằm phục vụ giáo dục, thu hút nhiều sự quan tâm từ các cá nhân, tập thể.
Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục,
phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X cũng nêu rõ: “....Phấn đấu xây dựng
nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học

7


tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Điều 21, 22, Luật giáo dục năm 2005 đã xác định nhiệm vụ và mục tiêu giáo
dục mầm non: “ Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục
trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi”. “ Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển
về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành yếu tố đầu tiên về nhân cách,
chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một”.
- Quản lý giáo dục mầm non.
Quản lý giáo dục mầm non là công tác quản lý trong hệ thống quản lý giáo
dục, có mạng lưới giáo dục chuyên môn từ cấp Bộ xuống các trường, cơ sở giáo
dục mầm non theo ngành.
- Công tác quản lý nhằm năng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho
trẻ trong trường mầm non.
Quản lý công tác nuôi dưỡng trong trường mầm non
- Quản lý bếp ăn: Quản lý toàn bộ khâu chế biến,Quản lý công tác vệ sinh
bếp ăn, Quản lý khâu giao nhận thực phẩm, Quản lý hệ thống hồ sơ, sổ sách, bảng
biểu tài chính công khai, quản lý hợp đồng cung cấp thực phẩm, quản lý khâu chia
định lượng thức ăn....... đảm bảo trẻ được ăn đủ suất, an toàn tuyệt đối cho trẻ, trẻ

ăn ngon, đủ dinh dưỡng, không thất thoát tiền ăn của trẻ.
- Quản lý việc tổ chức ăn trên lớp: kiểm tra thường xuyên việc tổ chức ăn
cho trẻ trên lớp, Quản lý chăm sóc trẻ trong bữa ăn.... đảm bảo trẻ ăn hết suất, an
toàn cho trẻ, không thất thoát thức ăn của trẻ.
Quản lý công tác chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng cho trẻ, hạn chế dịch bệnh.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh, sức khỏe cho trẻ.
8


- Đảm bảo không thất thoát trẻ, không có tai nạn lớn.
Chương II: Nội dung nghiên cứu thực tế về biện pháp quản lý nhằm nâng cao
chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non mùng 1/6 và vận
dụng vào trường mầm non Hữu Nghị Quốc tế.
1. Nội dung nghiên cứu thực tế tại trường mầm non mùng 1/6.
* Hình thức tổ chức và nét phát triển của Trường mầm non mùng 1/6
Lam Sơn – Quận Lê Chân – Thành Phố Hải Phòng.
Địa điểm: Trường Mầm non Mùng 1/6 Số 1 Lán Bè - Phường Lam Sơn Quận Lê Chân - Thành phố Hải Phòng.
Trường Mầm non 1-6 được thành lập từ tháng 12/9/1978 nằm trên địa bàn
Phường Lam Sơn Quận Lê Chân. Trải qua trên 30 năm xây dựng và phát triển,
trường đã đạt được nhiều thành tích trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
Từ ngày thành lập trường đến nay, trường liên tục đạt các danh hiệu.
+ Trường liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến, tiên tiến xuất sắc, giữ vững
là lá cờ đầu của ngành học Mầm non thành phố Hải Phòng.
+ Trường được nhận 01 Huân chương lao động hạng 3, 02 Huân chương lao
động hạng Nhì, 01 Huân chương lao động hạng nhất, nhận Giấy khen và Bằng
khen của các Bộ, ban, ngành và của Chính phủ.
+ 01 Nhà giáo ưu tú.
+ 01 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp Quốc gia.
+ 30 – 40% CBGVNV đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở/ năm.

+ Năm học 2011 - 2012 Trường mầm non 1- 6 đã vinh dự được công nhận
trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I.
* Công tác quản lý:

9


- Nhà trường luôn thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước trong việc thực hiện đúng các chế độ chính sách đối với
người lao động.
- Thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên đặc biệt là những
chỉ thị, nghị quyết các văn bản quy định của ngành giáo dục, nhiệm vụ năm học,
Điều lệ trường Mầm non.
+ Chấp hành nghiêm túc theo sự chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục, Sở
giáo dục và đào tạo Thành phố. Có kế hoạch hoạt động trong năm học và biện pháp
cụ thể, rõ ràng, phân công hợp lý cán bộ giáo viên, công nhân viên; thực hiện
nghiêm túc chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới; có nề nếp trong các
hoạt động chuyên môn; nhà trường và các nhóm lớp có đủ hồ sơ, sổ sách, kế hoạch
chăm sóc giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo.
+Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, quy chế dân chủ, kiểm tra nội
bộ, công tác an ninh trật tự, đổi mới công tác quản lý, quan hệ công tác và lề lối
làm việc trong nhà trường.
+ Lưu trữ đầy đủ và khoa học các hồ sơ, sổ sách phục vụ công tác quản lý
của nhà trường.
+ Thực hiện theo chủ đề năm học: “Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất
lượng giáo dục”
+Thực hiện và quản lý tốt tài chính, đảm bảo đầy đủ các điều kiện về cơ sở
vật chất phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ và chăm lo đời sống giáo viên,
nhân viên, đảm bảo thực hiện đúng chính sách đối với người lao động, khuyến
khích động viên thúc đẩy các hoạt động thi đua trong nhà trường.

*Công tác tổ chức:
- Cán bộ quản lý có năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà
trường, nắm vững chương trình giáo dục mầm non; phẩm chất đạo đức tốt, được
10


Cán bộ giáo viên nhân viên trong trường và nhân dân tín nhiệm, luôn đạt danh hiệu
lao động tiên tiến, chiến sỹ thi đua cấp cơ sở liên tục trong 10 năm qua.
+ BGH: Có thâm niên trong ngành giáo dục mầm non. Có trình độ đại học
mầm non.
+ Đội ngũ giáo viên: 100% đạt chuẩn, trên 80% đạt trên chuẩn.
+ Đội ngũ nhân viên: Có bằng cấp, trình độ trong từng lĩnh vực công việc
được giao.
* Quy mô trường, lớp:
- Trường với diện tích: 5850m2.
- Số lượng trẻ 480 cháu/ 11 lớp,
+ Nhà trẻ: 02 lóp, trong đó 18– 24 tháng =01 lớp, 24 - 36 tháng =01 lớp.
+ Mẫu giáo: 09 lớp:
+ 3 tuổi:

3 lớp;

+ 4 tuổi:

3 lớp.

+ 5 tuổi:

3 lớp.


- Lớp mẫu giáo và nhà trẻ phân chia theo quy định của Điều lệ trường mầm
non, được phân chia theo độ tuổi, và 100% trẻ ăn bán trú tại trường.
- Bếp được xây dựng theo hệ thống bếp 1 chiều .
- Có các khu sân chơi, có đủ các loại đồ chơi ngoài trời đa dạng và phong
phú.
- Phòng sinh hoạt chung: Đảm bảo trung bình 1.6m2/ 1 trẻ.
- Hiên chơi đảm bảo trung bình 0.5 m 2/.1 trẻ, có lan can bao quanh đảm bảo
an toàn, che mưa che nắng đảm bảo theo đúng qui định của Bộ giáo dục và Đào
tạo.
* Công tác nuôi dưỡng - chăm sóc trẻ:
Những thành tích đạt được:

11


- Thực hiện xuất sắc chuyên đề: “Củng cố nâng cao chất lượng vệ sinh chăm
sóc, đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non”giai đoạn 2013-2016, là đơn
vị chọn điểm thành phố.
- Phát động và thực hiện có hiệu quả phong trao thi đua làm đồ dùng, đồ
chơi, thi sáng tác thơ ca, hò vè về chuyên đề.
- Chỉ đạo thành công cô nuôi xây dựng thực đơn theo mùa, tháng, năm,
tuần... Thực đơn nhà trường phong phú, trẻ ăn ngon miệng và tăng cân khỏe mạnh
đạt 94% trẻ đạt kênh BT.
- 100% đội ngũ cô nuôi trong nhà trường đạt danh hiệu cô nuôi giỏi nội bộ,
trong đó có 3 cô nuôi tham gia thi cô nuôi giỏi cấp thành phố và đều đạt giải .
- 100% trẻ 5 tuổi có thói quen đánh răng sau khi ăn.
- 100% trẻ có thao tác sức miệng nước muối sau khi ăn.
- 90% trẻ có kỹ năng vệ sinh cá nhân trước và sau khi ăn.
Các biện pháp chỉ đạo, quản lý:
- Trường đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công

tác chăm sóc, nuôi dưỡng.
- Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cô nuôi, bồi dưỡng kỹ
năng cho giáo viên thông qua dự giờ trược tiếp, rút kinh nghiệm và hướng dẫn cụ
thể những mặt chưa được.
- Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá, giám sát các hoạt động chăm sóc
nuôi dưỡng. Đánh giá thi đua, khen thưởng kịp thời.
- Tích cực tham quan học tập các trường điểm về chuyên đề.
- Phối hợp với trung tâm y tế Quận Lê Chân khám sức khoẻ định kỳ, tiêm
phòng cho học sinh trong trường.
- Chỉ đạo tuyên truyền và phòng chống tốt các dịch bệnh
- Phối kết hợp chặt chẽ với gia đình trẻ trong công tác chăm sóc GD trẻ.
* Công tác giáo dục trẻ :
12


+ 100% giáo viên thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục mầm non.
+ Thực hiện tổ chức hoạt động lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực
của trẻ trong các hoạt động, giúp trẻ khám phá, sáng tạo ra những sản phẩm thông
qua hoạt động học, hoạt động vui chơi, trẻ được hoạt động một cách tích cực.
* Công tác XHH, tham mưu phát triển giáo dục mầm non:
- Nhà trường triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của các cấp, kết hợp với
các đoàn thể làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
- Được sự quan tâm, chỉ đạo Đảng uỷ- UBND TP, nhà trường làm tốt công
tác xã hội hoá giáo dục và nhà trường được được đầu tư để xây dựng và nâng cấp
trường.
- Nhà trường vận động các cơ quan doanh nghiệp trên địa bàn phường cùng
các bậc phụ huynh ủng hộ kinh phí, trang thiết bị.
- Cải tạo sân chơi.
- Trang bị toàn bộ máy điều hòa các lớp.
- Bổ sung trang thiết bị cơ sở vật chất cho các phòng chức năng, lớp học và

nhà bếp.
Nhà trường kết hợp với Hội phụ huynh học sinh tặng quà cho các cháu vào
các ngày hội, ngày lễ: “Ngày hộị đến trường của bé”, “Tết trung thu”, “ Tết thiếu
nhi 1/6”, “Liên hoan Bé khoẻ- Ngoan”, “ Lễ ra trường cho các cháu 5 tuổi” …
* Các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục nhà trường, gia đình, xã
hội:
- Nhà trường duy trì và tổ chức tốt công tác tuyên truyền dưới nhiều hình
thức: loa đài, bảng tin vào giờ đón- trả trẻ, trong các buổi họp phụ huynh học sinh,
để tăng cường nhận thức và sự hiểu biết trong phụ huynh cộng đồng, nhân dân về
mục tiêu giáo dục mầm non, tạo điều kiện cho mọi người được tham gia và giám
sát các hoạt động của nhà trường đồng thời giúp cho cán bộ và nhân dân nắm và
hiểu về kế hoạch giáo dục mầm non.
13


- Phối hợp chặt chẽ với ban đại diện cha mẹ học sinh tuyên truyền phổ biến
kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ và phối kết hợp tổ chức tuyên truyền các ngày hội,
ngày lễ.
- Phối kết hợp chặt chẽ với hội phụ nữ, cụm dân cư vận động cho trẻ 5 tuổi
ra lớp đạt 100%.
- Kết hợp với các ngành đoàn thể trong phường tặng quà cho các cháu vào
các ngày hội ngày lễ.
2. Thực tế công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ trong trường mầm non Hữu Nghị Quốc Tế.
2.1 Giới thiệu trường Mầm Non Hữu Nghị Quốc Tế.
Địa điểm: Trường mầm non Hữu Nghị Quốc Tế : Số 50 Quán Nam – Kênh
Dương – Lê Chân – Hải Phòng.
Hình thức tổ chức của trường mầm non Hữu Nghị Quốc Tế.
Được thành lập ngày 4/9/2009, chặng đường gần 6 năm xây dựng và phát
triển của trường mầm non Hữu nghị quốc tế mới chỉ là bước khởi đầu nhưng đó là

bước khởi đầu đầy ấn tượng và rất đáng trân trọng.
Từ 1 lớp ghép ở những ngày đầu thành lập, đến nay trường đã có300 cháu,
chia thành 11 lớp. Tổng số GV hiện tại : 28 GV (100% đạt chuẩn và trên chuẩn).
Tổ bếp nuôi: 05 NV. Cán bộ Hội đồng Quản Lý: 03CB. BGH: 02CB. Nhân viên
VP, kế toán, thủ quỹ: 3NV. Bảo mẫu: 02NV. Bảo vệ: 3NV.
Được trường ĐH Dân Lập Hải phòng tâm huyết đầu tư, trường mầm non Hữu
Nghị Quốc tế có được cơ sở vật chất hiện đại gồm các phòng học khang trang đầy
đủ thiết bị đồ dùng đồ chơi sáng tạo, máy điều hòa, hệ thống camera IP, các phòng
học chức năng, bể bơi thông minh, vườn thiên nhiên, khu vui học an toàn giao
thông, sân vận động cỏ nhân tạo, nhà tập đa chức năng, sân vườn trường rộng đẹp,
thoáng mát, an toàn.

14


Đội ngũ cán bộ giáo viên trong trường đa số là giáo viên trẻ năng động,
nhiệt tình trong công việc, có lòng nhiệt huyết yêu nghề, yêu trẻ. Trình độ của giáo
viên trong trường 100% đạt chuẩn trở lên.
Có cơ sở vật chất tốt, đội ngũ giáo viên yêu nghề năng động nhưng Ban lãnh
đạo nhà trường xác định rất rõ: chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường
mầm non thể hiện ngay trên chính đứa trẻ. Trẻ khỏe mạnh, tăng cân, nhanh nhẹn,
tự tin an toàn thì trẻ mới có thể học tập tốt. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
trong nhà trường phải đi trước rồi mới đến chất lượng giáo dục trẻ. Một đứa trẻ có
thể lực tốt, tinh thần vui vẻ thoải mái, an toàn thì đứa trẻ đó mới có cơ hội để trải
nghiệm, học tập và vui chơi trong trường mầm non một cách hiệu quả. Chính vì
thế, nhà trường luôn đề cao các biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi
dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Đảm bảo 100% trẻ đến trường được khám sức
khỏe định kỳ và theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ tăng trưởng theo tháng, theo
quý. Nhà trường luôn có biện pháp quản lý chặt chẽ bếp nuôi, quản lý việc tổ chức
các bữa ăn cho trẻ tại trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực đơn phong

phú, khoa học. Siêu thị Metro Hải Phòng được trường chọn là đơn vị cung cấp toàn
bộ thực phẩm cho trường.
Trong chặng đường gần 6 năm xây dựng và phát triển, những nỗ lực của nhà
trường đã được Bộ Giáo dục và đào tạo, Ủy ban Nhân dân thành phố, Liên đoàn
lao động thành phố ghi nhận bằng những bằng khen, giấy khen cho tập thể và cá
nhân giáo viên của trường. Đây là những phần thưởng qúy giá và là động lực để
nhà trường không ngừng phấn đấu trong mọi mặt công tác.
Trường nằm ngay trên địa bàn khu dân cư đông, trình độ dân trí cao, điều
kiện gia đình phụ huynh kinh tế từ khá trở lên, có thu nhập cao, ổn định. Tư tưởng
và nhu cầu mong muốn của phụ huynh gửi con luôn muốn dành trọn những điều
tốt đẹp nhất cho con em mình.
15


Với niềm tự hào và tâm huyết của những người “được thay mẹ chăm sóc dạy
dỗ trẻ”, với niềm mong ước và nhu cầu được phục vụ và chăm sóc tốt của các bậc
phụ huynh, tập thể CBGV trường mầm non Hữu Nghị quốc tế luôn đoàn kết, năng
động, sáng tạo, không ngừng học hỏi để xây dựng nhà trường ngày càng phát triển
vững mạnh, xứng đáng với niềm tin của các bậc phụ huynh và góp phần vào sự
phát triển của hệ thống giáo dục mầm non của thành phố Hải Phòng.
Là một giáo viên cốt cán của nhà trường, tôi luôn ý thức và trăn trở làm thế
nào để giúp trẻ có thể lực tốt, an toàn cả về thể lực và tâm lý. Các con cần phải có
những sức khỏe, và tinh thần vui vẻ cần thiết để có thể thỏa thích trải nghiệm, học
tập và vui chơi trong mọi hoạt động của nhà trường . Vậy nên tôi đã quyết định lựa
chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng
chăm sóc , nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non Hữu nghị quốc tế”.
2.2 Các biện pháp đề ra để vận dụng vào công tác quản lý nhằm nâng
cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng tại trường mầm non Hữu Nghị Quốc Tế.
2.2.1 Biện pháp 1: Xây dựng và thực hiện nghiêm túc nội qui trong công
tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

- Mỗi cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh trong nhà trường phải thực hiện
nghiêm túc các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên tổ chức, tuyên
truyền giáo dục nâng cao nhận thức vệ sinh an toàn thực phẩm trong cộng đồng.
- Kết hợp với trung tâm y tế phường, quận thường xuyên kiểm tra khám sức
khoẻ định kỳ cho cô nuôi xem có đủ tiêu chuẩn về sức khoẻ, không mắc các bệnh
truyền nhiễm đáp ứng được công việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
- Xây dựng kế hoạnh phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các
bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm trong nhà trường.

16


- Bảo đảm đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. Đặc
biệt chú ý các nội dung sau:
+ Về điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo về vị trí: Thiết kế bố trí cấu trúc đáp
ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Về điều kiện thiết bị, dụng cụ: Tất cả các thiết bị dụng cụ nấu nướng, chế
biến, sử dụng, bảo quản, chứa đựng phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định.
+ Về điều kiện con người: Đảm bảo mỗi nhân viên nuôi dưỡng hàng năm được
khám sức khỏe định kỳ, học tập kiến thức và thực hành tốt chế độ vệ sinh cá nhân.
- Hàng tuần hàng tháng họp lấy ý kiến đóng góp của giáo viên và mọi người
xung quanh để đúc kết kinh nghiệm cho những lần chế biến sau.
- Kiểm soát chặt chẽ nguồn cung cấp thực phẩm: Nguồn gốc, thực phẩm,
nguyên liệu thực phẩm, khâu chế biến nấu nướng, khâu bảo quản vận chuyển. Phối
hợp với chính quyền địa phương kiểm soát các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống,
cấm các loại hàng rong bán quà xung quanh trường học khi không đủ điều kiện vệ
sinh theo quy định.
- Đào tạo bồi dưỡng kiến thức, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm cho
cán bộ - giáo viên - nhân viên và học sinh. Đưa nội dung giáo dục vệ sinh dinh
dưỡng và an toàn thực phẩm vào các hoạt động hàng ngày cho trẻ tại nhà trường..

Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá
việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong
trường mầm non.
2.2.2 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường đảm bảo an toàn trong sạch.
* Xây dựng môi trường:
17


Trẻ từ 0 – 6 tuổi là lứa tuổi đang hình thành và phát triển rất mạnh mẽ, cơ
thể còn non ớt nên vấn đề môi trường có tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng đến sự
phát triển của trẻ, do vậy vệ sinh môi trường là một trong những nhiệm vụ rất quan
trọng trong nhà trường. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ các thế hệ tương lai,
bảo vệ sự sống của nhân loại. Với tầm quan trọng của môi trường như vậy nên nhà
trường cần thực hiện tốt vệ sinh trong nhà trường như sau:
- Vệ sinh phòng nhóm lớp sạch sẽ không có mùi, nền nhà luôn khô ráo.
Hàng ngày, tuần có kế hoạch cụ thể để tổng vệ sinh phòng, lớp như: lau các cửa sổ,
giá đồ chơi, đồ chơi...
- Sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng tránh bụi bẩn, muỗi ẩn nấp, giày dép để đúng
nơi quy định.
- Đồ dùng: Chậu, khăn mặt, xoong nồi, ca cốc…trước khi sử dụng đều được
tráng qua nước sôi, hàng ngày phơi khô ráo.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân cháu được sạch sẽ như: rửa tay, lau mặt trước
khi ăn, sau khi vệ sinh, không để móng tay dài, tắm rửa sạch sẽ chổ kín gió, giữ ấm
mùa đông và mát về mùa hè.
- Phun thuốc phòng diệt muỗi, côn trùng 1 năm 3 lần (tháng 8, tháng 12 và
tháng 4)
- Vệ sinh sân vườn, đánh rửa đồ chơi ngoài trời 2 lần/ngày
- Nguồn nước sạch sẽ (nước máy), 100% trẻ phải được uống nước chín.
- Giáo dục trẻ không nhổ bậy, vứt rác bừa bãi, đi tiểu tiện đúng nơi quy định.
- Tổ chức cho trẻ hoạt động các góc phù hợp đủ ánh sáng, hài hòa giữa góc

động và góc tĩnh (góc ồn ào như góc âm nhạc không nên bố trí gần góc học tập) để
18


tạo môi trường tốt cho trẻ hoạt động và thông qua các hoạt động giáo dục môi
trường cho trẻ.
* Vệ sinh an toàn thực phẩm:
Hiện nay vấn đề vệ sinh an thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của
toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ
khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, trên công tác này đòi hỏi có tính liên ngành cao
và là công việc của toàn dân. Đối với Ngành giáo dục nói chung, trong đó bậc học
Mầm non đóng vai trò rất lớn đến việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh thực phẩm cho
trẻ. Vì vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ
trẻ thơ nó góp phần nâng cao sức học tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng
phát triển hiện nay.
Vào đầu tháng 9 hàng năm nhà trường tổ chức họp Ban lãnh đạo nhà trường
và các đoàn thể thống nhất chế độ ăn uống, thực đơn ăn uống và mời các khách
hàng về ký hợp đồng thực phẩm như: Thịt, rau, sữa, gạo… Nguồn cung cấp thực
phẩm phải có đủ điều kiện cung cấp thường xuyên và có trách nhiệm trước pháp
luật về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo giá cả hợp lý, ổn định.
Thực phẩm hợp đồng với nhà trường phải tươi sống như: Rau, thịt được
nhận vào mỗi buổi sáng và được kiểm tra đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng
hàng ngày thì BGH và nhân viên mới ký nhận và chế biến. Nếu thực phẩm không
đảm bảo chất lượng như ẩm mốc, hôi thiu, kém chất lượng…Sẽ cắt hợp đồng.
Đối với thực phẩm nấu chín thường xuyên lưu mẫu thức ăn trong tủ lạnh 24
tiếng đồng hồ, trong quá trình sử dụng thực phẩm nếu chất lượng thực phẩm không
đảm bảo thì có biện pháp xử lý kịp thời không để tình trạng dùng thực phẩm kém
chất lượng trước khi chế biến cho trẻ.
* Nhà trường thành lập ban chỉ đạo y tế học đường gồm:
19



Đ/C Hiệu trưởng là trưởng ban
1 Đ/C Hiệu phó phụ trách phần nuôi dưỡng cho trẻ là phó ban
Đ/C Tổ trưởng Công Đoàn, Đ/C nhân viên y tế, 3 Đ/C Tổ trưởng CM
Đại diện cha mẹ học sinh Ban chỉ đạo có trách nhiệm đẩy mạnh công tác vệ
sinh an toàn thực phẩm và phòng chống các dịch bệnh trong nhà trường. Theo sự
chỉ đạo của nhà trường ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng ngày, định kỳ
cụ thể và đột xuất được phân công cụ thể đến các thành viên trong ban chỉ đạo.
* Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước hết cần phải chú ý đến:
- Cách lựa chọn thực phẩm phải tươi, đảm bảo an toàn thực phẩm tức thức
ăn không bị nhiễm các hóa chất độc hại. Để làm được điều đó nhà trường đã ký
hợp đồng mua bán thực phẩm tươi sạch với từng nơi cung cấp.
- Cách pha chế thực phẩm phải đảm bảo từ khâu chuẩn bị chế biến, ngâm rau
sau đó mới rửa khi rửa rau phải rửa xong mới được thái. Chế biến theo quy trình một
chiều từ sống đến chín, không được cho thức ăn sống lẫn với thức ăn đã được nấu
chín.
- Khi chia thức ăn phải được bỏ vào xoong có vung đậy để đảm bảo vệ sinh
tránh bụi và ruồi, muỗi.
- Thức ăn hàng ngày phải được lưu mẫu vào tủ lạnh đúng quy trình 24/24 giờ.
Thực hiện biện pháp này tốt thì trẻ có khả năng chống đỡ bệnh tật cao, trẻ phát
triển lành mạnh, hài hòa, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện về thể chất.
* Nơi chế biến thực phẩm luôn thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ có dụng cụ
riêng cho thực phẩm sống và chín.
- Vệ sinh khi chế biến thực phẩm: Thực phẩm được sơ chế trên bàn, sau khi
sơ chế thì chế biến ngày, đun nấu kỹ đảm bảo chất lượng. Dụng cụ chế biến và
20


phục vụ ăn uống cho trẻ đầy đủ, dùng cho chế biến sống và chín riêng, đảm bảo vệ

sinh.
- Bếp nấu ăn đảm bảo đủ ánh sáng và không khí.
- Bếp thực hiện quy trình một chiều để đảm bảo vệ sinh.
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho toàn thể cán
bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường tham gia ngay vào đầu năm học.
- Nhà bếp luôn luôn hợp vệ sinh, đảm bảo bếp không bị bụi, có đủ dụng cụ
cho nhà bếp và đồ dùng ăn uống cho trẻ, có đủ nguồn nước sạch cho trẻ phục vụ ăn
uống. Ngoài ra trong nhà bếp có bảng tuyên truyền 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh
an toàn thực phẩm cho mọi người cùng đọc và thực hiện. Phân công cụ thể ở các
khâu: chế biến theo thực đơn, theo số lượng đã quy định của nhà trường, đảm bảo
nhu cầu dinh dưỡng và hợp vệ sinh.
* Vệ sinh nhân viên nhà bếp:
- 100% cô nuôi được trang bị đầy đủ quần áo, khẩu trang, tạp dề…
- 100% cô nuôi được khám sức khỏe theo định kỳ, có sức khỏe tốt, không
mắc bệnh truyền nhiễm.
- 100% cô nuôi không được đeo nhẫn, vòng, đồng hồ trong khi chế biến thức ăn
và rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn đúng quy định thường xuyên.
- Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ trước khi làm việc vào đầu năm học mới,
và sau sáu tháng làm việc tiếp theo. Trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ đầu
tóc gọn gàng, móng tay luôn cắt ngắn và sạch sẽ, tuyệt đối không được bốc thức ăn
khi chia cho trẻ.

21


- Bếp được trang bị sử dụng bếp ga, nồi cơm điện không gây độc hại cho
nhân viên và khói bụi cho trẻ.
- Cọ rửa vệ sinh các dụng cụ chế biến thực phẩm hàng ngày sau khi sử
dụng.Thùng rác thải, nước gạo… luôn được thoát và để đúng nơi quy định, các
loại rác thải được chuyển ra ngoài hàng ngày kịp thời.

- Nhân viên phải mặc trang phục trong khi nấu ăn: đeo tạp dề, đội mũ khi
chế biến, đeo khẩu trang trước khi chia thức ăn và rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng.
- Hàng ngày trước khi bếp hoạt động, nhà trường đã có kế hoạch phân công
cụ thể các nhân viên cấp dưỡng thay phiên nhau đến sớm làm công tác thông
thoáng phòng cho không khí lưu thông và lau dọn sàn nhà, kệ bếp, kiểm tra hệ
thống điện, ga trước khi hoạt động. Nếu có điều gì biểu hiện không an toàn thì
nhân viên cấp dưỡng báo ngay với lãnh đạo nhà trường để biết và kịp thời xử lý.
- Ngoài công tác vệ sinh hàng ngày, định kỳ, hàng tháng phải tổng vệ sinh
xung quanh nhà bếp, vệ sinh nhà bếp - dụng cụ nhà bếp - dụng cụ ăn uống nơi sơ
chế thực phẩm sống - khu chế biến thực phẩm - chia cơm - nơi để thức ăn chín…
- Khu nhà bếp chế biến thực phẩm được đảm bảo vệ sinh và tránh xa nhà vệ
sinh, bãi rác, khu chăn nuôi…không có mùi hôi thối xảy ra khi chế biến thức ăn.
- Dao thớt sau khi chế biến luôn được rửa sạch để ráo hàng ngày và được sử
dụng đúng giữa thực phẩm sống và chín.Người không phận sự không được vào
bếp.
2.2.3 Biện pháp 3: Tổ chức, tham gia các hội thi tay nghề, các hoạt động
phục vụ chuyên đề phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ .
Hội thi “ Bé khỏe - Bé ngoan”, “ Bé tập làm nội trợ” đều có nội dung liên
quan đến giáo dục dinh dưỡng và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ. Qua các hội thi được
đông đảo phụ huynh hưởng ứng, lãnh đạo nhà trường, địa phương quan tâm ủng

22


hộ, các cháu hào hướng phấn khởi, mạnh dạn, tự tin, nắm vững kiến thức về nội
dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

( Hội thi: Bé tập làm nội trợ)
Công tác tuyên truyền qua các hội thi luôn đạt kết quả tốt, vì trong hội thi có
đủ các thành phần tham dự như trẻ, cô, bố mẹ cùng tham gia, thông qua hội thi

23


giúp cho trẻ, giáo viên và phụ huynh hiểu biết, cũng cố kiến thức kỹ năng thực
hành giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp cho phụ huynh học
sinh hiểu thêm được tầm quan trọng của ngành học mầm non.
2.2.4 Biện pháp 4: Tuyên truyền kiến thức về nuôi dưỡng, chăm sóc sức
khỏe trẻ theo khoa học cho các bậc phụ huynh
Công tác phối hợp tuyên truyền là một việc làm thường xuyên và rất cần
thiết. Giúp cho các bậc phụ huynh nắm được những phương pháp chăm sóc, nuôi
dạy trẻ theo khoa học. Những nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao là
do các bậc cha mẹ thiếu kiến thức cơ bản cần thiết trong việc nuôi dạy con và thực
hiện kế hoạch hóa gia đình, điều này ảnh hưởng lớn đến việc phát triển của trẻ. Vì
vậy ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng một số nội dung kiến thức cơ bản trong
việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ để truyền đạt đến các bậc phụ huynh học sinh cụ
thể:
*Đối với phụ huynh:
Tuyên truyền phổ biến kiến thức cho các bậc phụ huynh đóng vai trò quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non
cũng như trong cộng đồng, có thể thực hiện nhiều hình thức đa dạng, phong phú
như: Họp phụ huynh, bảng thực đơn, để các bậc phụ huynh nắm bắt được kiến thức
cơ bản về dinh dưỡng và sức khoẻ của trẻ như phổ biến kiến thức nuôi con theo
khoa học, nuôi con khoẻ dạy con ngoan, cách lựa chọn thực phẩm và kỹ thuật chế
biến món ăn cho trẻ.
Ví dụ: Bữa ăn hợp lý thì phải ăn đúng giờ, ăn đủ các chất, hợp vệ sinh, cân
đối 50% đạm động vật, 50% đạm thực vật, đảm bảo 4 nhóm thực phẩm như chất
đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và muối khoáng, định lượng calo cần cho
cơ thể trẻ trong ngày trẻ từ 1 - 36 tháng tuổi năng lượng cả ngày là 1.180
24



kcal/trẻ/ngày nhu cầu năng lượng tại trường mầm non là 708-826 kcal/trẻ/ngày, trẻ
từ 36 -72 tháng tuổi năng lượng cả ngay là 1.470 kcal/trẻ/ngày, nhu cầu năng lượng
tại trường mầm non là 735-882 kcal/trẻ/ngày.
- Tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh về chế độ ăn của trẻ, tình hình
đặc điểm của nhà trường, tầm quan trọng của việc cho trẻ ăn đủ chất - đủ lượng.
Khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày phải đảm bảo nhu cầu về năng lượng và các chất
dinh dưỡng cần thiết ở tỷ lệ cân đối, hợp lý: Đạm - Mỡ - Đường – vitamin và chất
khoáng.
- Mời phụ huynh đến trường xem tổ nuôi dưỡng chế biến các món ăn, tổ
chức bữa ăn cho trẻ, phân tích cho phụ huynh biết thức ăn chế biến phải đảm bảo
an toàn thực phẩm, phù hợp với hệ tiêu hoá của trẻ, phù hợp với lứa tuổi, thức ăn
của trẻ phải thái nhỏ, nấu nhừ.
- Thành lập ban phụ huynh chăm sóc sức khoẻ ở trường gồm mỗi lớp hai
thành viên, ban này có thể dự giờ thăm lớp, dự cách chế biến các món ăn theo kế
hoạch tuần, tháng, đột xuất và từ đó góp ý xây dựng cho giáo viên, cho trường để
nhà trường kịp thời sửa sai và điều chỉnh về chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Mở hội thi
cô nuôi giỏi, nhà trường mời phụ huynh tham dự để giúp cho sự nâng cao về nhận
thức nuôi dưỡng, tổ chức hội thi “Dinh dưỡng của bé, “Bé tập làm nội trợ”, thành
phần gồm có giáo viên, phụ huynh, trẻ.
- Trẻ ăn theo thực đơn hàng ngày đảm bảo 3 bữa chính, 01 bữa phụ (Đối với
khối mẫu giáo) (2 bữa phụ đối với khối nhà trẻ). Mỗi bữa chính phải có 01 món ăn
mặn và một món canh, thực phẩm luôn thay đổi theo ngày không lặp lại 2 lần / 1
tuần.
- Lấy kết quả theo dõi sức khỏe trẻ đầu năm để tuyên truyền vận động.

25



×