Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tổ chức dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác môn vẽ kỹ thuật tại trường cao đẳng nghề thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.67 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHAN THANH HẢI

TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM
TƯƠNG TÁC MÔN VẼ KỸ THUẬT TẠI TRƯỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
S

K

C

0

0

3

9

5

9

NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - 60140110

S KC 0 0 4 2 4 0



Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHAN THANH HẢI

TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM SƢ PHẠM TƢƠNG TÁC
MÔN VẼ KỸ THUẬT TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04/2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHAN THANH HẢI

TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM SƢ PHẠM TƢƠNG TÁC
MÔN VẼ KỸ THUẬT TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04/2014


LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
-

Họ và tên: Phan Thanh Hải

Giới tính: Nam

-

Ngày, tháng, năm sinh: 25/11/1989

Nơi sinh: Bình Dƣơng

-

Quê quán: Hà Tĩnh

Dân tộc: Kinh

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
Đại học:
-


Hệ đào tạo: Chính quy.

Thời gian đào tạo từ 09/2007 đến 01/2012

-

Nơi học (trƣờng, thành phố): Trƣờng Đại học Đồng Tháp.

-

Ngành học: Sƣ phạm Kỹ thuật công nghiệp.

III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC:
Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

Trƣờng Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí

Giảng viên

Thời gian
2013-đến nay

Khoa Sƣ phạm Dạy nghề

Minh


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Ngƣời nghiên cứu

Phan Thanh Hải

ii

năm 2014


TÓM TẮT
Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với
những ảnh hƣởng của xã hội tri thức và toàn cầu hoá tạo ra những cơ hội nhƣng đồng
thời đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ lao động. Giáo
dục đứng trƣớc một thử thách là tri thức của loài ngƣời tăng ngày càng nhanh nhƣng
cũng lạc hậu ngày càng nhanh. Mặt khác thị trƣờng lao động luôn đòi hỏi ngày càng cao
ở đội ngũ lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo, linh hoạt, tính trách nhiệm,
năng lực cộng tác làm việc, khả năng giải quyết các vấn đề phức hợp trong những tình
huống thay đổi. Giáo dục và đào tạo cần đổi mới để đáp ứng đƣợc những yêu cầu của sự
phát triển kinh tế, xã hội và thị trƣờng lao động [15, trang 2].

Ở nƣớc ta giáo dục đƣợc coi là một trong những lĩnh vực mũi nhọn trong quá trình
xây dựng và phát triển đất nƣớc. Cũng nhƣ quá trình hội nhập kinh tế, quá trình dạy học
cũng đang từng bƣớc đổi mới và hoàn thiện trong từng phƣơng pháp giảng dạy theo
hƣớng tăng dần tính linh hoạt, sáng tạo và chủ động cho ngƣời học. Để làm đƣợc điều
này, phƣơng pháp giảng dạy theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác trong các môn học ngày
càng đƣợc chú ý. Nó đề cao vai trò tƣơng tác giữa ngƣời dạy, ngƣời học và môi trƣờng.
Phƣơng pháp này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của xã hội ngày nay khi mà chúng
ta đang cố gắng xóa bỏ dần tính rập khuôn trong suy nghĩ, tính thụ động trong làm việc
đối với con ngƣời trong xã hội mới.
Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học, ngƣời nghiên cứu chọn đề tài: “Tổ
chức dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác môn Vẽ kỹ thuật tại trường Cao đẳng
nghề Thành phố Hồ Chí Minh” nhằmgóp phần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng
tạo của ngƣời học, từ đó nâng cao chất lƣợng dạy và học môn Vẽ kỹ thuật tại trƣờng Cao
đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài đƣợc thực hiện tại trƣờng Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng
4 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014. Cấu trúc luận văn gồm các phần nhƣ sau:
Ở mở đầu, ngƣời nghiên cứu trình bày các vần đề sau: Lý do chọn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, giả
thuyết nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và lựa chọn các phƣơng pháp nghiên cứu.
Chương 1. Cơ sở lý luận về sư phạm tương tác

iii


Trình bày tổng quan về lịch sử vấn đề nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới, hệ
thống hóa cơ sở lý luận về quan điểm sƣ phạm tƣơng tác trong đó trình bày các khái niệm
cơ bản, các vấn đề lý luận cơ bản của quan điểm sƣ phạm tƣơng tác nhƣ các tác nhân, các
liên đới, các nguyên lý, các thao tác và từ đó đề xuất quy trình tổ chức dạy học môn Vẽ
kỹ thuật tại trƣờng Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 2. Thực trạng dạy học môn Vẽ kỹ thuật tại trường Cao đẳng nghề Thành

phố Hồ Chí Minh
Trình bày khái quát về trƣờng Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó tìm
hiểu hoạt động dạy và học môn Vẽ kỹ thuật tại trƣờng Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí
Minh. Trong đó:
- Về thực trạng hoạt động học, ngƣời nghiên cứu thực hiện khảo sát nhận thức,
thái độ và tính tích cực học tập môn Vẽ kỹ thuật tại trƣờng Cao đẳng nghề Thành phố Hồ
Chí Minh
- Về thực trạng hoạt động dạy, ngƣời nghiên cứu thực hiện khảo sát các phƣơng
pháp dạy học, phƣơng tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và phƣơng pháp kiểm tra –
đánh giá môn Vẽ kỹ thuật tại trƣờng Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3. Tổ chức dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác môn Vẽ kỹ thuật
tại trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh
Trên cơ sở lý luận về quan điểm sƣ phạm tƣơng tác và thực trạng dạy học môn Vẽ
kỹ thuật tại trƣờng Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh và dựa vào những cơ sở định
hƣớng khoa học, ngƣời nghiên cứu đã đề xuất phƣơng án và thiết kế giáo án môn Vẽ kỹ
thuật theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác, trong đó có sự kết hợp của các phƣơng pháp
dạy học và phƣơng tiện dạy học hiện đại mang tính tƣơng tác cao. Sau đó, tiến hành tổ
chức dạy học thực nghiệm các nội dung: “Hình chiếu vuông góc”, “hình cắt và mặt cắt”
theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác tại trƣờng Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh và
đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm để kiểm chứng tính giá trị của đề tài.
Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt lại những kết quả mà đề tài đã nghiên cứu nhƣ cơ sở lý luận, thực trạng
dạy học và tổ chức dạy học môn Vẽ kỹ thuật theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác tại
trƣờng Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó có những kiến nghị để việc tổ chức
dạy học theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác môn Vẽ kỹ thuật tại trƣờng Cao đẳng nghề
Thành phố Hồ Chí Minh có hiệu quả hơn.
iv


ABSTRACT

The socio-economic development of Vietnam in globally integrated context not
only gives chances but also new requirements to its education in training labor resources.
The more increasing our knowledge is, the more quickly it becomes backward. In
addition, the labor market demands high-level labor resources for action ability,
creativity, flexibility, responsibility, teamwork, and problem-solving skill in changing
situations. Renewals in education and training should be made to meet the demands of
socio-economic development and labor market [15, page 2].
In Vietnam, education has been considered a leading aspect in developing and
building the nation. Compared to the economic integration, teaching process is changing
to be perfect its teaching methods in the way of steadily increasing the flexibility,
creativity and proactivity for learners. Therefore, the interactive pedagogy-based
viewpoint is the most attentive teaching method. This teaching method highly places an
interactive role among teachers, learners and the environment. It also matches the social
development in which we are trying to eliminate stereotypes in thinking and passiveness
in working of people in future society.
Basing upon theoretical and practical background of teaching, the researcher
decided to choose the topic “Teaching Engineering Drawing subject toward the
interactive pedagogy-based viewpoint at HCMCVocationalCollege” in sake of promoting
the proactivity and creativity of learners as well as improving teaching and learning
quality of Engineering Drawing subject at HCMCVocationalCollege.
The research, conducted at HCMCVocationalCollege from April, 2012 to March,
2014, consist of the followings:
The introduction includes the rationale, purpose, the mission, subjects, theoretical
backgrounds, premise of research and the selection of methods.
Chapter 1. The theoretical background of the interactive pedagogy-based
viewpoint
This section introduces a general view of the research topic which has been
conducted nationwide and worldwide, and the system of theoretical background of the
interactive pedagogy-based viewpoint. Accordingly, basic concepts and fundamental
theories of the interactive pedagogy-based viewpoint such as agents, relevancies,


v


principles, and actions are alternatively presented. Owing to this, the suggestions for
procedure of teaching Engineering Drawing subject at HCMCVocationalCollege are
given.
Chapter 2. The reality of teaching Engineering Drawing subject at HCMC
Vocational College
The overview of HCMCVocationalCollege along with teaching and learning
Engineering Drawing subject at HCMCVocationalCollege is mentioned in this section,
which includes
The awareness, attitude and proactivity of learners on Engineering Drawing
subject at HCMC Vocational College.
The teaching methods, teaching aids, forms of teaching organization and testing
for Engineering Drawing subject at HCMC Vocational College.
Chapter 3. Teaching Engineering Drawing subject toward the interactive
pedagogy-based viewpoint at HCMC Vocational College
Basing upon the theoretical background of the interactive pedagogy-based
viewpoint,

the

reality

of

teaching

Engineering


Drawing

subject

at

HCMCVocationalCollege, and the basis of scientific orientation, the researcher suggested
some ways to design Engineering Drawing lesson plans in which the combination of
teaching methods and modern teaching aids are top-concerned. Then, demo teaching on
“Perpendicular project” and “Cut figures and cut plane” were implemented toward the
interactive pedagogy-based viewpoint at HCMCVocationalCollege. Finally, evaluation
on demon teaching was drawn to assess the value of the research.
Conclusion and suggestion
This section summarizes the research issues such as the theoretical background,
reality of teaching and learning of Engineering Drawing toward the interactive pedagogybased viewpoint at HCMCVocationalCollege. Suggestions for more effective organizing
teaching and learning Engineering Drawing toward the interactive pedagogy-based
viewpoint at HCMCVocationalCollege were also given

vi


MỤC LỤC
Lý lịch khoa học ............................................................................................................................................ i
Lời cam đoan ................................................................................................................................................ ii
Tóm tắt ........................................................................................................................................................ iii
Danh sách chữ viết tắt ................................................................................................................................. ix
Danh mục các bảng .......................................................................................................................................x
Danh mục các sơ đồ và biểu đồ ................................................................................................................... xi
Danh mục các hình ..................................................................................................................................... xii

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................................1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SƢ PHẠM TƢƠNG TÁC .................................................................5
1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ SƢ PHẠM TƢƠNG TÁC TRÊN THẾ GIỚI
VÀ TẠI VIỆT NAM .................................................................................................................................... 5

1.1.1. Trên thế giới ..................................................................................................................... 5
1.1.2. Tại Việt Nam .................................................................................................................... 8
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN........................................................................................................... 10

1.2.1. Quan điểm dạy học ......................................................................................................... 10
1.2.2. Phƣơng pháp dạy học ..................................................................................................... 10
1.2.3. Kỹ thuật dạy học ............................................................................................................. 10
1.2.4. Tƣơng tác ........................................................................................................................ 10
1.2.5. Sƣ phạm tƣơng tác .......................................................................................................... 11
1.2.6. Dạy học tƣơng tác ........................................................................................................... 11
1.3. CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUAN ĐIỂM SƢ PHẠM TƢƠNG TÁC ..................... 12

1.3.1. Các tác nhân.................................................................................................................... 12
1.3.2. Các liên đới ..................................................................................................................... 14
1.3.3. Các nguyên lý ................................................................................................................. 16
1.3.4. Các thao tác .................................................................................................................... 18
1.4. QUY TRÌNH DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM SƢ PHẠM TƢƠNG TÁC .................................. 28

1.4.1. Hoạt động của giảng viên ............................................................................................... 30
1.4.2. Hoạt động của sinh viên ................................................................................................. 33
1.4.3. Môi trƣờng ...................................................................................................................... 34
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ...........................................................................................................................36
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN VẼ KỸ THUẬT TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.................................................................................................................37
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH....................... 37


vii


2.1.1. Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và sinh viên - học sinh của trƣờng Cao đẳng nghề
Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................................... 39
2.1.2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị của trƣờng Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh ... 40
2.1.3. Giới thiệu về môn Vẽ kỹ thuật ....................................................................................... 41
2.2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN VẼ KỸ THUẬT TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................................................................................. 43

2.2.1. Thực trạng hoạt động dạy môn Vẽ kỹ thuật tại trƣờng Cao đẳng nghề Thành phố Hồ
Chí Minh ....................................................................................................................................... 44
2.2.2. Thực trạng hoạt động học môn Vẽ kỹ thuật tại trƣờng Cao đẳng nghề Thành phố Hồ
Chí Minh ....................................................................................................................................... 52
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ...........................................................................................................................61
Chƣơng 3. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM SƢ PHẠM TƢƠNG TÁC MÔN VẼ KỸ
THUẬT TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................62
3.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM SƢ PHẠM
TƢƠNG TÁC MÔN VẼ KỸ THUẬT TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ......................................................................................................................................................... 62

3.1.1. Cơ sở pháp lý .................................................................................................................. 62
3.1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................................ 63
3.2. ĐỀ XUẤT PHƢƠNG ÁN TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM SƢ PHẠM TƢƠNG TÁC
MÔN VẼ KỸ THUẬT TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................. 64
3.3. THIẾT KẾ GIÁO ÁN TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM SƢ PHẠM TƢƠNG TÁC
MÔN VẼ KỸ THUẬT TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................. 80
3.4. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .......................................................................................................... 97


3.4.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................................................... 97
3.4.2. Đối tƣợng và thời gian thực nghiệm ............................................................................... 97
3.4.3. Nội dung thực nghiệm .................................................................................................... 97
3.4.4. Cách thức thực nghiệm ................................................................................................... 97
3.4.5. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm ........................................................................................ 97
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .........................................................................................................................108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................................109
1. KẾT LUẬN ...................................................................................................................................... 109
2. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................................................... 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................................111

viii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ĐC

:

Đối chứng

GV

:

Giảng viên

HS

:


Học sinh

LLDH

:

Lý luận dạy học

MSSV

:

Mã số sinh viên

PPDH

:

Phƣơng pháp dạy học

PTDH

:

Phƣơng tiện dạy học

QĐDH

:


Quan điểm dạy học

QĐSPTT

:

Quan điểm sƣ phạm tƣơng tác

QTDH

:

Quá trình dạy học

SV

:

Sinh viên

TN

:

Thực nghiệm

TPHCM

:


Thành phố Hồ Chí Minh

Tr.CN

:

Trƣớc công nguyên

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Quy trình dạy học theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác ...............................................................29
Bảng 2.2: Thiết bị phục vụ việc dạy học môn Vẽ kỹ thuật tại trƣờng Cao đẳng nghề TPHCM .................41
Bảng 2.3: Phƣơng pháp dạy học của giáo viên khi dạy môn Vẽ kỹ thuật ...................................................44
Bảng 2.4: Phƣơng pháp dạy học của giáo viên khi dạy nội dung lý thuyết môn Vẽ kỹ thuật .....................46
Bảng 2.5: Phƣơng pháp dạy học của giáo viên khi dạy nội dung thực hành môn Vẽ kỹ thuật ...................47
Bảng 2.6: Phƣơng tiện dạy học của giáo viên khi dạy môn Vẽ kỹ thuật.....................................................48
Bảng 2.7: Phƣơng tiện dạy học của giáo viên khi dạy nội dung lý thuyết môn Vẽ kỹ thuật.......................49
Bảng 2.8: Phƣơng tiện dạy học của giáo viên khi dạy nội dung thực hành môn Vẽ kỹ thuật .....................50
Bảng 2.9: Hình thức tổ chức dạy học của giáo viên khi dạy môn Vẽ kỹ thuật ...........................................51
Bảng 2.10: Phƣơng pháp kiểm tra-đánh giá của giáo viên khi dạy môn Vẽ kỹ thuật .................................52
Bảng 2.11:Nhận thức của SV về vai trò môn Vẽ kỹ thuật tại trƣờng Cao đẳng nghề TPHCM ..................54
Bảng 2.12: Nguyên nhân SV thích học môn Vẽ kỹ thuật ...........................................................................55
Bảng 2.13: Nguyên nhân SV không thích học môn Vẽ kỹ thuật.................................................................56
Bảng 2.14: Tính tích cực của SV trong giờ học môn Vẽ kỹ thuật ..............................................................57
Bảng 2.15: Tính tích cực của SV trong giờ tự học môn Vẽ kỹ thuật ..........................................................59
Bảng 2.16:Mong muốn của SV khi giáo viên dạy môn Vẽ kỹ thuật ...........................................................60
Bảng 3.17: Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của SV .................................................................................99

Bảng 3.18: Đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề của SV .............................................................................99
Bảng 3.19: Đánh giá kỹ năng vẽ của SV ...................................................................................................101
Bảng 3.20: Đánh giá về kỹ năng tự học của SV ........................................................................................102
Bảng 3.21: Bảng phân phối tần suất điểm số của SV lớp TN và ĐC khi thực hiện bài kiểm tra thuộc nội
dung hình chiếu vuông góc .......................................................................................................................103
Bảng 3.22: Bảng phân phối tần suất điểm số của SV lớp TN và ĐC khi thực hiện bài kiểm tra thuộc nội
dung hình cắt và mặt cắt ............................................................................................................................103
Bảng 3.23: Bảng phân bố tần suất điểm số của SV lớp TN và ĐC khi thực hiện bài kiểm tra thuộc nội
dung hình chiếu vuông góc .......................................................................................................................104
Bảng 3.24: Bảng phân bố tần suất điểm số của SV lớp TN và ĐC khi thực hiện bài kiểm tra thuộc nội
dung hình cắt và mặt cắt ............................................................................................................................105

xi


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức trƣờng Cao đẳng nghề TPHCM ....................................................... 39
Biểu đồ 2.1: Trình độ chuyên môn cán bộ của trƣờng Cao đẳng nghề TPHCM năm 2012 .... 40
Biểu đồ 2.2:Thái độ của SV ngành cơ khí đối với môn Vẽ kỹ thuật........................................ 54
Biểu đồ 3.3: Thái độ học tập của SV sau thực nghiệm ........................................................... 98

xii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Bộ ba tác nhân theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác ....................................................... 12
Hình 1.2: Sơ đồ các tƣơng tác và sự tƣơng hỗ các tác nhân ..................................................... 17
Hình 1.3: Yếu tố môi trƣờng và phƣơng pháp học................................................................................. 26
Hình 1.4: Yếu tố môi trƣờng và phƣơng pháp dạy................................................................................. 27
Hình 1.5: Tác động của môi trƣờng đến hoạt động dạy và học.............................................................. 27


xii


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với
những ảnh hƣởng của xã hội tri thức và toàn cầu hoá tạo ra những cơ hội nhƣng đồng
thời đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ lao động. Giáo
dục đứng trƣớc một thử thách là tri thức của loài ngƣời tăng ngày càng nhanh nhƣng
cũng lạc hậu ngày càng nhanh. Mặt khác thị trƣờng lao động luôn đòi hỏi ngày càng cao
ở đội ngũ lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo, linh hoạt, tính trách nhiệm,
năng lực cộng tác làm việc, khả năng giải quyết các vấn đề phức hợp trong những tình
huống thay đổi. Giáo dục và đào tạo cần đổi mới để đáp ứng đƣợc những yêu cầu của sự
phát triển kinh tế, xã hội và thị trƣờng lao động [15, trang 2].
Ở nƣớc ta giáo dục đƣợc coi là một trong những lĩnh vực mũi nhọn trong quá trình
xây dựng và phát triển đất nƣớc. Cũng nhƣ quá trình hội nhập kinh tế, quá trình dạy học
cũng đang từng bƣớc đổi mới và hoàn thiện trong từng phƣơng pháp giảng dạy theo
hƣớng tăng dần tính linh hoạt, sáng tạo và chủ động cho ngƣời học. Để làm đƣợc điều
này, phƣơng pháp giảng dạy theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác trong các môn học ngày
càng đƣợc chú ý. Nó đề cao vai trò tƣơng tác giữa ngƣời dạy, ngƣời học và môi trƣờng.
Phƣơng pháp này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của xã hội ngày nay khi mà chúng
ta đang cố gắng xóa bỏ dần tính rập khuôn trong suy nghĩ, tính thụ động trong làm việc
đối với con ngƣời trong xã hội mới.
Thực tế giảng dạy của GV và học tập của SV đối với môn Vẽ kỹ thuật tại trƣờng
Cao đẳng nghề TPHCM cho thấy,trong nhiều năm qua trƣờng đã và đang không ngừng
tiếp tục đổi mới và hoàn thiện phƣơng pháp giảng dạy theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học
nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học, quá trình này bƣớc đầu thu đƣợc một số
thành tựu song cũng bộc lộ không ít hạn chế, trong đó phƣơng pháp dạy học nặng về
truyền thụ một chiều mà ít có tính tƣơng tác đa chiều giữa các chủ thể của hoạt động dạy

học; quan hệ thầy - trò nặng về áp đặt mà ít có sự thỏa hiệp và khơi nguồn cảm hứng học
tập, việc sử dụng các công cụ hiện đại hỗ trợ việc dạy học vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng
mức. Phƣơng pháp dạy theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác càng có ý nghĩa hơn khi đƣợc

1


sử dụng tại các trƣờng dạy nghề. Vì trong môi trƣờng dạy học này, ngƣời học không chỉ
xác định đƣợc rõ bản chất của lý thuyết mà còn tái hiện đƣợc kỹ năng và hình thành khả
năng sáng tạo trong lĩnh vực nghề đang theo học.
Quan điểm sƣ phạm tƣơng tác là một quan điểm dạy học đề cao vai trò tƣơng tác
giữa ngƣời học với ngƣời học, ngƣời học và ngƣời dạy, ngƣời học và môi trƣờng. Bộ ba
ngƣời học, ngƣời dạy và môi trƣờng tập hợp các tác nhân chính tham gia vào quá trình
học tập. Theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác, môi trƣờng dạy học là những điều kiện cụ
thể, đa dạng do ngƣời dạy tạo ra và tổ chức cho ngƣời học hoạt động, thích nghi, trên nền
tảng những lựa chọn đúng đắn, phù hợp với yêu cầu đặt ra cho ngƣời học nhằm đạt tới
mục tiêu của nhiệm vụ dạy học.
Với vai trò là ngƣời nghiên cứu, hiện đang trực tiếp giảng dạy môn Vẽ kỹ thuật tại
trƣờng Cao đẳng nghề TPHCM, thiết nghĩ việc tổ chức dạy học theo quan điểm sƣ phạm
tƣơng tác nhằm tạo mối tƣơng tác ba bộ phận “ngƣời dạy – ngƣời học – môi trƣờng”
ngày càng thêm chặt chẽ góp phần tích cực hóa ngƣời học, nâng cao chất lƣợng dạy và
học cho môn Vẽ kỹ thuật nói riêng và của trƣờng Cao đẳng nghề TPHCM nói chung.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, ngƣời nghiên cứu lựa chọn đề tài “Tổ chức dạy
học theo quan điểm sư phạm tương tác môn Vẽ kỹ thuật tại trường Cao đẳng nghề Thành
phố Hồ Chí Minh”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tổ chức dạy học theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác môn Vẽ kỹ thuật tại trƣờng
Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:

-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quan điểm sƣ phạm tƣơng tác.

-

Nghiên cứu thực trạng dạy học môn Vẽ kỹ thuật tại trƣờng Cao đẳng nghề TPHCM.

-

Tổ chức dạy học theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác môn Vẽ kỹ thuật tại trƣờng Cao
đẳng nghề TPHCM.

4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Sƣ phạm tƣơng tác.

2


5. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Quá trình dạy học môn Vẽ kỹ thuật tại trƣờng Cao đẳng nghề TPHCM.
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Hiện nay, môn Vẽ kỹ thuật tại trƣờng Cao đẳng nghề TPHCM đƣợc giảng dạy chủ
yếu là phƣơng pháp thuyết trình một chiều nên sinh viên chƣa tích cực, chủ động, tự giác
trong học tập. Vì vậy, nếu áp dụng cách thức tổ chức dạy học theo QĐSPTT trong dạy
học môn Vẽ kỹ thuật nhƣ ngƣời nghiên cứu đã đề xuất thì sẽ góp phần nâng cao tính tích
cực, qua đó sinh viên phát triển các năng lực nhƣ: giải quyết vấn đề, làm việc nhóm,
nghiên cứu khoa học, kỹ năng vẽ và năng lực tự học.
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tiến hành tổ chức thực nghiệm sƣ phạm tại trƣờng Cao đẳng nghề TPHCM

các nội dung sau:
- Hình chiếu vuông góc
- Hình cắt và mặt cắt
Các khách thể tham gia thực nghiệm gồm:
- Lớp đối chứng: C13CK1
- Lớp thực nghiệm: C13CK2
8. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
8.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu liên quan tới QĐSPTT nhƣ: Tƣơng
tác, ngƣời dạy, ngƣời học, môi trƣờng dạy học, phƣơng pháp dạy học, ... để làm cơ sở lý
luận cho đề tài.
8.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. Phương pháp quan sát
Sử dụng phƣơng pháp quan sát để tìm hiểu các biểu hiện về thái độ và hành động
của GV và sinh viên diễn ra trong giờ dạy học môn Vẽ kỹ thuật theo phƣơng pháp truyền
thống và theo QĐSPTT. Các số liệu từ quan sát đƣợc sử dụng để phân tích và đánh giá
kết quả nghiên cứu thực trạng và kết quả thực nghiệm sƣ phạm khi dạy học môn Vẽ kỹ
thuật theo QĐSPTT tại trƣờng Cao đẳng nghề TPHCM.
8.2.2. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi

3


Sử dụng bảng hỏi để tìm hiểu thực trạng dạy học và khảo sát kết quả thực nghiệm
sƣ phạm khi tổ chức dạy học môn Vẽ kỹ thuật theo QĐSPTT tại trƣờng Cao đẳng nghề
TPHCM.
8.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn nhằm tìm hiểu thực trạng và kết quả thực
nghiệm sƣ phạm khi dạy học môn Vẽ kỹ thuật tại trƣờng Cao đẳng nghề TPHCM.
8.2.4. Phương pháp thực nghiệm

Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm để kiểm nghiệm kết quả bƣớc đầu của việc tổ
chức dạy học theo QĐSPTT môn Vẽ kỹ thuật tại trƣờng Cao đẳng nghề TPHCM so với
các phƣơng pháp dạy học truyền thống nhƣ dạy học thuyết trình.
8.3. Phƣơng pháp thống kê toán học
Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu đƣợc từ khảo sát
thực trạng dạy học môn Vẽ kỹ thuật và kết quả thực nghiệm sƣ phạm khi dạy học môn
Vẽ kỹ thuật theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác tại trƣờng Cao đẳng nghề TPHCM. Các
phép toán thống kê đƣợc sử dụng trong đề tài gồm có: phép tính phần trăm, phép tính
tổng, phép tính bình phƣơng, phép tính căn bậc hai,...
9. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài gồm các phần sau:
Mở đầu
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về sƣ phạm tƣơng tác.
Chƣơng 2: Thực trạng dạy học môn Vẽ kỹ thuật tại trƣờng Cao đẳng nghề Thành
phố Hồ Chí Minh.
Chƣơng 3: Tổ chức dạy học theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác môn Vẽ kỹ thuật
tại trƣờng Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục.

4


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SƢ PHẠM TƢƠNG TÁC
1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ SƢ PHẠM TƢƠNG TÁC
TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
1.1.1. Trên thế giới
Hoạt động dạy học bao gồm nhiều thành tố cấu trúc, mối quan hệ tác động qua lại

giữa chúng tạo nên sự vận động của cả quá trình dạy học theo mục tiêu đã định. Nghiên
cứu chỉ ra các yếu tố, vai trò và mối quan hệ tƣơng tác ấy giữa các thành tố của hoạt động
dạy học đã đƣợc đề cập đến từ rất sớm trong lịch sử giáo dục của nhân loại.
Nghiên cứu về quan hệ tƣơng tác giữa các yếu tố của hoạt động dạy và học đã
đƣợc đề cập từ rất sớm trong lịch sử giáo dục của nhân loại. Về phƣơng pháp giáo dục,
Khổng Tử (551-479 tr.CN) đã tỏ thái độ hết sức trân trọng đối với ngƣời thầy giáo và đề
cao vai trò tích cực, chủ động trong học tập của ngƣời học khi mô tả hoạt động dạy học
và luôn coi trọng việc tự học, tự rèn luyện, tu thân; phát huy mặt tích cực sáng tạo, phát
huy năng lực nội sinh; dạy học sát đối tƣợng, cá biệt hóa đối tƣợng; kết hợp học và hành,
lí thuyết với thực tiễn; phát triển hứng thú, động cơ, ý chí của ngƣời học. Nhƣ vậy, ngƣời
học đƣợc xem xét nhƣ là đối tƣợng và là mục đích của quá trình dạy học, nhìn chung đó
vẫn là bài học lớn cho các nhà trƣờng hiện đại [27, trang 25].
Ở Đức, nhà tâm lý học Kurt levin (1890 - 1947) đã khởi xƣớng trào lƣu tƣơng tác
nhóm vào đầu những năm 40 của thế kỉ XX. Đến những năm 70 của thế kỷ XX, nhóm tác
giả thuộc Viện Đại học Đào tạo Giảng viên (IUFM) ở Greonoble, là Guy Brousseau,
Claude Comiti, M.Artigue, R.Douady, C.Margolinas… nghiên cứu về lí thuyết tình
huống đã đặt cơ sở khoa học cho những tác động sƣ phạm thúc đẩy hoạt động học của
ngƣời học lên mức cao nhất mà vẫn không làm lu mờ hay hạ thấp vai trò của ngƣời dạy
với tƣ cách là ngƣời “khởi xƣớng” và cũng là ngƣời “kết thúc” một tình huống dạy học.
Trong những công trình nghiên cứu, các tác giả đã phân tích một số vấn đề cơ bản của
dạy học dựa vào tƣơng tác nhƣ sau [26, trang 117]:
1/ Xác nhận cấu trúc hoạt động dạy học gồm bốn nhân tố: Học (ngƣời học) - Dạy
(ngƣời dạy) - Kiến thức (khái niệm khoa học) - Môi trƣờng (điều kiện dạy học cụ thể).

5


2/ Phân tích các vai trò khác nhau của ngƣời dạy trong tình huống dạy học: đề xuất
tình huống và tổ chức cho ngƣời học giải quyết tình huống để tìm thấy kiến thức và tạo
điều kiện để ngƣời học chính xác hóa kiến thức (kết quả của sự tìm tòi) thành tri thức

khoa học (các tác giả gọi là ủy thác một tình huống và thể chế hóa kiến thức); phân loại
tình huống dạy học và mức độ can thiệp của thầy giáo trong từng loại tình huống (tình
huống didactic và tình huống a -didactic).
3/ Giải thích cơ chế tác động qua lại giữa ngƣời dạy và ngƣời học trong tình huống
a-didactic (đƣợc hiểu nhƣ là một yếu tố của môi trƣờng).
4/ Môi trƣờng không phải là một yếu tố tĩnh, bất động, mà đích thực là một thành
tố thuộc cấu trúc hoạt động dạy học; môi trƣờng không chỉ ảnh hƣởng đến ngƣời học, mà
quan trọng ở chỗ sự thích nghi của ngƣời học trƣớc những đòi hỏi của môi trƣờng đã thay
đổi ngƣời học, ngƣời dạy và hoạt động của họ và làm thay đổi cả chính môi trƣờng nữa
[26, trang 117-118].
Tuy nhiên, trong công trình nghiên cứu của nhóm tác giả này, đã ít đề cập đến sự
tác động của thầy nhằm gia tăng tính tích cực, độc lập, sáng tạo của ngƣời học khi lĩnh
hội tri thức khoa học. Bên cạnh đó, môi trƣờng đƣợc các tác giả xem là yếu tố động, có
thể thay đổi để đáp ứng cho nhu cầu ngƣời học, song ở đây các tác giả mới chỉ đề cập đến
môi trƣờng nhƣ những tình huống dạy học cụ thể, mà chƣa bao quát hết hay đƣợc nhiều
các khía cạnh, các mặt khác nhau của môi trƣờng dạy học.
Jean - Jacques Rousseau (1712-1778) là một triết gia nổi tiếng của dòng Triết học
Khai sáng Pháp thế kỉ XVIII, một nhà văn nổi tiếng, một nhà giáo dục lớn của Pháp và
thế giới thế kỉ XVIII. Quan điểm giáo dục của ông đƣợc thể hiện tập trung trong cuốn
Emile (1762). Ông xây dựng phƣơng pháp tiêu cực. Trong đó luôn coi trọng ngƣời học,
nhất là vốn kiến thức, kinh nghiệm của ngƣời học trong quá trình học tập. Môi trƣờng
dạy học đã đƣợc xem xét, đƣợc coi là một yếu tố của quá trình dạy học, song môi trƣờng
lại đƣợc xem xét ở góc độ tiêu cực, những “thói hƣ, tật xấu” ảnh hƣởng tới ngƣời học.
Vai trò của ngƣời thầy đƣợc nâng lên, khi mà trong quá trình dạy học phải giúp ngƣời
học có đƣợc vốn kiến thức, kinh nghiệm đồng thời phải tổ chức môi trƣờng để ngƣời học
học tập nhƣng chủ yếu ở khía cạnh “ngăn cản tật xấu đột nhập vào trái tim con
ngƣời”[27, trang 35].

6





×