Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Vai trò của luật so sánh trong hoạt động giải thích pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.89 KB, 7 trang )

I. VAI TRÒ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT CỦA LUẬT SO
SÁNH:
Trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay của các quốc gia ngày càng có các hoạt
động gắn liền tới các lĩnh vực luật pháp quốc tế như các hoạt động kí kết điều ước quốc
tế, hiệp định song phương, đa phương; giải quyết các quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình giao lưu quốc tế; nghiên cứu pháp luật nước ngoài... Chính về thế đã đặt ra không ít
các vấn đề cần phải được làm sáng tỏ như làm thế nào để áp dụng các quy phạm pháp luật
quốc tế trong quá trình giải quyết các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giao lưu
quốc tế trên mọi lĩnh vực, hoặc việc giải quyết các xung đột pháp luật giữa luật pháp của
các quốc gia, việc áp dụng quy phạm pháp luật đó có phù hợp hay xung đột với pháp luật
quốc gia hay không? Hay phải hiểu quy phạm pháp luật đó như thế nào? Có khác biệt với
quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh một quan hệ pháp luật tương tự trong nước hay
không? Chính điều này đã đặt ra việc giải thích và so sánh giữa quy phạm pháp luật của
luật nước ngoài và quy phạm pháp luật của luật trong nước để giúp chúng ta có những cái
hiểu chính xác nhất về các quy định nói trên để có thể giúp cho quá trình thục hiện pháp
luật trên thực tế một cách hiệu quả nhất.
Với các lý do trên thì vai trò của Luật so sánh ngày càng quan trọng đặc biệt trong
các hoạt động giải thích pháp luật trên thực tế ở các quốc gia.
1. Khái quát về hoạt động giải thích pháp luật:
1.1 Khái niệm:
Giải thích pháp luật là một hoạt động xuất phát từ nhứng lý do sau đây:
Thứ nhất việc ngôn ngữ và ngôn ngữ luật pháp không phải mọi trường hợp có thể
thể hiện được toàn bộ ý định của nhà làm luật cũng như việc thay đổi về mặt từ ngữ theo
thời gian.
Thứ hai để pháp luật được thực hiện đầy đủ, chính xác, đầy đủ nội dung của các quy
phạm pháp luật thì điều quan trọng trước hết là phải nhận thức đúng, chính xác, đầy đủ
nội dung quy phạm pháp luật.
Thứ ba, chính sự thay đổi liên tục của xã hội và sự mâu thuẫn trong nội dung pháp
luật, nhà làm luật để mở những nội dung chưa thể khái quát hóa trong luật cho nên không
thể áp dụng nội dung quy phạm pháp luật.
Từ những lý do kể trên chúng ta có thể hiểu hoạt động giải thích pháp luật chính là


hoạt động làm sáng tỏ nội dung của quy phạm pháp luật 1.
Có thể nói với một hoạt động nhằm làm rõ những tư tưởng, nội dung và ý nghĩa của
quy phạm pháp luật được các nhà lập pháp tạo nên dựa trên nhưng quan hệ xã hội cần
được điều chỉnh sẽ giúp cho việc đảm bảo cho sự nhận thức đúng đắn về quy phạm pháp
luật đó của các chủ thể thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, tạo nên sự tuân
1

Tập bài giảng Lý luận về pháp luật, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Tr.141

1


thủ, thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, hướng tới mục đích thống nhất pháp luật.
Như vậy, hoạt động giải thích pháp luật là hoạt động phải được tiến hành thường xuyên
trong quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật, đây là hoạt động có tác động tích cự đối
với việc tăng cường và bảo vệ pháp luật trong nước cũng như tiến gần hơn đối với các
quy phạm pháp luật nước ngoài góp phần cho quá trình giao lưu quốc tế được tiến hành
một cách thuận lợi hơn cũng như hoạt động hoàn thiện hệ thống pháp luật.
1.2 Phân loại:
Trước tiên, hoạt động giải thích pháp luật là hoạt động làm sáng tỏ nội dung của quy
phạm pháp luật. Như vậy chúng ta đặt ra vấn đề là hoạt động này được tổ chức cá nhân
nào tiến hành, khi nào thì phải giải thích pháp luật và giá trị pháp lý của việc giải thích đó
như thế nào? Chính từ những vấn đề trên chúng ta dựa vào hiệu lực của kết quả hoạt động
giải thích pháp luật và chủ thể giải thích pháp luật mà hoạt động này được chia thành hai
loại đó là giải thích không chính thức và giải thích chính thức.
Thứ nhất giải thích pháp luật không chính thức được thực hiện với bất kì các nhân tổ
chức nào và nó không có hiệu lực bắt buộc thực hiện mà chỉ có ý nghĩa tham khảo để hiểu
rõ hơn nội dung của quy phạm pháp luật 2.
Hoạt động giải thích này xuất phát khi pháp luật có chỗ viết chưa rõ ràng, khó hiểu,
thì bất cứ các chủ thể nảo cũng có thể giải thích cho dễ hiểu. Như việc các nhà nghiên cứu

viết sách, bình luận để giải thích luật. Ví dụ như, có một tác giả viết một cuốn Bình luận
khoa học một Bộ luật, trong đó giải thích những từ ngữ khó hiểu hoặc hiểu không thống
nhất, như quy định về vấn đề "A", như thế nào là “A”. Tương tự như vậy, việc giáo viên
các cơ sở đào tạo luật giải thích cho sinh viên hiểu một số điều luật trong các văn bản quy
phạm pháp luật khác nhau cũng là một cách giải thích pháp luật. Còn đối với những người
làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhiều khi phải diễn đạt lại một số câu, chữ
trong văn bản quy phạm pháp luật bằng ngôn từ thông dụng hơn, dễ hiểu hơn, thậm chí
bằng những ví dụ thực tế sinh động cho phù hợp với những người có trình độ hiểu biết
pháp luật thấp, đó cũng là giải thích pháp luật 3.
Thứ hai, giải thích pháp luật chính thức là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, nội dung giải thích được ghi nhận trong văn bản giải thích pháp luật và nội dung
của giải thích có hiệu lực bắt buộc thưc hiện. Giải thích chính thức được chia làm hai loại,
giải thích chung (giải thích có tính quy phạm), tức là giải thích nhưng quy định chung cho
các trường hợp áp dụng pháp luật và giải thích tình huống áp dụng cho những vụ việc cụ
2

Tập bài giảng Lý luận về pháp luật, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Tr.142

3

Nguyễn Minh Đức – Trường Đại học Tổng hợp Singapore, “Giải thích pháp luật và cơ sở để
giải thích pháp luật”, Website Viện nghiên cứu lập pháp

2


thể. Giải thích chung có thể áp dụng cho nhiều vụ việc trong khi giải thích cụ thể chỉ có
giá trị cho một vụ việc cụ thể 4.
Có thể hiểu đây là hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền giải thích pháp luật,
nghĩa là khi cần áp dụng các quy định pháp luật để giải quyết tính huống pháp lý được dự

trù trong quy phạm pháp luật hay các vụ việc cụ thể, họ buộc phải nhận thức, luận giải
quy định pháp luật đó đối với trường hợp cụ thể. Nói cách khác, đó là việc tạo một sợi
dây nối giữa nội dung của quy định pháp luật với vụ việc thực tế. Như vậy, không tồn tại
việc giải thích chung chung rồi để đấy, mà việc giải thích pháp luật phải gắn với vụ việc
cụ thể thực tế (không phải vụ việc tưởng tượng). Đến đây, các quan điểm lại chia hai
hướng: thứ nhất, việc giải thích pháp luật đối với từng vụ việc cụ thể chỉ có giá trị áp
dụng đối với vụ việc đó, còn các vụ việc tiếp theo khác không được áp dụng các giải thích
trước đó mà phải giải thích lại từ đầu (Giải thích tính huống); thứ hai, đã giải thích cho vụ
việc này rồi có thể áp dụng luôn cho các vụ việc tương tự sau này mà không cần phải giải
thích lại (Giải thích chung) 5.
1.3 Phương pháp giải thích:
Để làm sáng tỏ nội dung, tư tưởng của các quy định pháp luật, có một số phương
pháp sau đây 6:
Thứ nhất, phương pháp giải thích ngôn ngữ, văn phạm. Theo phương pháp này, giải
thích pháp luật được thực hiện bằng cách làm rõ nghĩa của từ ngữ văn bản.
Thứ hai, phương pháp giải thích logic. Giải thích pháp luật theo phương pháp này là
việc dùng các phán đoán, suy luận, những quy luật của tư duy logic để làm sáng tỏ nội
dung quy phạm.
Thứ ba, phương pháp giải thích chính trị - lịch sử. Đây là phương pháp tìm hiểu nội
dung, tu tưởng của quy phạm pháp luật thông qua việc nghiên cứu các điều kiện, hoàn
cảnh chính trị - lịch sử đã dẫn đến việc ban hành quy phạm pháp luật đó.
Thứ tư, phương pháp giải thích hệ thống là giải thích quy phạm pháp luật thông qua
việc đối chiếu quy phạm đó với các bộ phận khác của hệ thống pháp luật.
Ngoài ra, phương pháp giải thích theo cách phát triển mở rộng là giải thích nội dung
văn bản rộng hơn so với nghĩa của từ ngữ được thể hiện trong văn bản đó và giải thích
pháp luật theo cách hạn chế, tức giải thích nội dung quy phạm hẹp hơn so với nghĩa của
từ ngữ được thể hiện trong văn bản.

4


Tập bài giảng Lý luận về pháp luật, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Tr.141 - 142

Nguyễn Minh Đức – Trường Đại học Tổng hợp Singapore, “Giải thích pháp luật và cơ sở để
giải thích pháp luật”, Website Viện nghiên cứu lập pháp
5

6

Tập bài giảng Lý luận về pháp luật, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Tr.142

3


2. Vai trò đối với hoạt động giải thích pháp luật của luật so sánh:
So sánh luật có thể có lợi thậm chí ngay cả khi tòa án và cơ quan có thẩm quyền giải
thích và áp dụng các nguyên tắc pháp luật của chính nước họ. Điều này lại càng đúng khi
tiến hành giải thích và áp dụng các nguyên tắc, các quy phạm là kết quả của hòa nhập và
thống nhất quốc tế. Luật so sánh có thể được sử dụng theo cách tương tự để giải thích và
áp dụng các nguyên tắc vay mượn từ hệ thống pháp luật khác 7.
Như vậy với xu hướng hội nhập quốc tế như hiện nay thì ngày càng nhiều những
quan hệ xã hội nảy sinh giữa các chủ thể trong nước và chủ thể nước ngoài dẫn đến hiện
tượng xung đột pháp luật khiến các tòa án phải xem xét việc có nên hay không sử dụng
quy phạm pháp luật nước ngoài. Chính điều này cần tới hoạt động giải thích và so sánh
các quy phạm pháp luật trong nước với các quy phạm pháp luật nước ngoài, cũng như các
nguyên tắc pháp luật để nhằm có được cái hiểu đúng đắn nhất về nội dung, những điểm
khác nhau giữa chúng.
- Vai trò của luật so sánh đối với hoạt động giải thích pháp luật trong quá trình lập pháp:
Thực tiễn áp dụng pháp luật rất phong phú, đa dạng khi các điều kiện về kinh tế, xã
hội luôn luôn thay đổi qua đó làm phát sinh các quan hệ xã hội mới cũng như các quan hệ
xã hội không còn phù hợp với điều kiện mới sẽ dần mất đi. Chính điều này đã dẫn đến

việc cần có những quy phạm pháp luật để điều chỉnh các vấn đề, quan hệ xã hội mới cũng
như loại bỏ những quy phạm pháp luật không còn giá trị sử dụng trên thực tiễn. Trong
quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật đặt vấn đề nghiên cứu thực tiến cũng như phải
so sánh giữa các quy phạm pháp luật, hệ thống pháp luật của các nhà lập pháp để tìm ra
phương án xây dựng pháp luật phù hợp cho quốc gia mình.
Luật so sánh trên thực tế đóng vai trò hữu ích trong quá trình hỗ trợ việc cải cách
pháp luật quốc gia, đây chính là công cụ giúp các nhà lập pháp có thể thực hiện hoạt động
giải thích pháp luật, thông qua đó tìm ra được nội dung, tư tưởng của quy phạm, nguyên
tắc pháp luật đó cũng như là tiếp cận được đối với tri thức, khái niệm pháp lý của quốc
gia được nghiên cứu. Những tri thức có được từ kết quả của việc nghiên cứu so sánh sẽ hỗ
trợ rất lớn cho các nhà làm luật trong việc xây dựng pháp luật. Điều này xuất phát từ khi
nghiên cứu một quy phạm pháp luật, một bộ luật hay cao hơn là cả một hệ thống pháp
luật người nghiên cứu không chỉ nghiên cứu, so sánh về nội hàm, tư tưởng của điều luật
hay sự khác biệt của chúng với những quy phạm đang điều chính quan hệ xã hội tương tự
trong nước mà còn phải nghiên cứu cả những điều kiện về lịch sử, kinh tế, xã hội để có
cái nhìn chính xác nhất về toàn bộ nội dung cũng như toàn bộ ý đồ của nhà làm luật của
quốc gia đó. Ngoài ra các nhà làm luật còn phải dự báo được khả năng tác động của đạo
luật, quy phạm pháp luật hay sự thay đổi về hệ thống pháp luật sẽ dẫn tới những rủi ro gì,
việc dự báo sai có thể dẫn tới những hậu quả khó lường. Nhà làm luật có thể dễ dàng dự
báo một cách chính xác khả năng tác động của các đạo luật hoặc giải pháp pháp lý cụ thể
7

Michael Bogdan, Comparative Law, Kluwer Norstedts Juridik Tano, 1994, Tr.23 - 24

4


ở nước mình nếu tiến hành các nghiên cứu so sánh các giải pháp pháp lý đã được sử dụng
ở nhiều quốc gia khác nhau 8.
Các nguồn luật nước ngoài nên được giải thích như chúng được giải thích tại các

nước đã sản sinh ra các nguồn luật ấy. Nếu muốn hiểu một cách chính xác ý nghĩa của
đạo luật hay phán quyết của Tòa án nước ngoài thì không thể giải thích các đạo luật hoặc
phán quyết đó theo tinh thần của hệ thống pháp luật của nước mình. Đối với hệ thống
pháp luật Anh – Mỹ có xu hướng giải thích các hệ thống pháp luật căn cứ vào tinh thần
của lời văn, còn đối với hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa tập trung vào tinh thần của
các quy định pháp luật. Và để thực hiện được các nghiên cứu các nhà lập pháp sẽ phải
dựa vào căn cứ và các hoạt động giải thích pháp luật bao gồm cả giải thích chính thức của
các cơ quan có thẩm quyền lẫn giải thích không chính thức của các học giả, luật gia... của
chính các quốc gia được nghiên cứu. Nguồn của các giải thích này có thể từ các văn bản
chứa đựng quy phạm giải thích pháp luật của cơ quan nhà nước của quốc gia đó ban hành
ra đạo luật đó hay nằm trong bản án của các Tòa án trong quá trình xét xử hay cả những
bài bình luận, các công trình nghiên cứu luật học của quốc gia đó. Việc nghiên cứu sẽ tạo
điều kiện cho các nhà lập pháp tiếp thu các khái niệm cũng như giải pháp mà pháp luật
nước ngoài, giải thích, so sánh chúng trong điều kiện hoàn cảnh trong nước để sử dụng để
giải quyết vấn đề nào đó. Các nhà làm luật sẽ sử dụng các khái niệm, giải pháp pháp lý
sau khi được giải thích này như một hình mẫu để xây dựng các quy phạm pháp luật hoặc
các văn bản pháp luật phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của quốc gia mình.
Cúng tương tự như vậy trong quá trình một quy phạm pháp luật đã có hiệu lực thì
hoạt động so sánh này vẫn diễn ra ngay cả khi chúng đi vào thực tiễn. Bởi lẽ cũng chính
vì những thay đổi không ngừng của các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội... đang diễn ra
cũng tác động làm thay đổi những quan hệ xã hội qua đó buộc các nhà lập pháp phải tiếp
tục nghiên cứu để hoàn thiện chúng. Tuy nhiên đây lại là một quá trình lâu dài và phức
tạp nên điều này đã dẫn tới việc tham gia giải thích các quy phạm pháp luật dựa trên quá
trình tham khảo so sánh các bản án của các quốc gia trong quá trình giải quyết một quan
hệ xã hội tương tự của Tòa án.
- Vai trò của luật so sánh đối với việc hỗ trợ hoạt động giải thích pháp luật trong quá
trình gải quyết vụ việc của tòa án:
Thực tiễn áp dụng pháp luật rất phong phú, đa dạng, nhất là trong bối cảnh toàn cầu
hóa và hội nhâp kinh tế quốc tế của các quốc gia bởi lẽ khi tham gia vào các quan hệ quốc
tế các quốc gia hay các chủ thể khác không thể không tránh khỏi việc phải tuân theo pháp

luật quốc tế. Vì thế, việc sử dụng luật so sánh như là một phương tiện hỗ trợ cho quá trình
thực hiện và áp dụng pháp luật hay ngay cả trong hoạt động giải thích pháp luật có thể
mang lại kết quả mới. Đó có thể là việc vấn đề pháp lý đó được giải thích phù hợp hơn
8

Giáo trình Luật so sánh, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2009, Tr. 73

5


với điều kiện thực tế, được mở rộng thêm, hay được giải thích theo hướng sát hơn đối với
pháp luật quốc tế. Điều này góp phần không nhỏ trong quá trình hội nhập và hoàn thiện
hệ thống pháp luật.
Bản thân thông qua quá trình xét xử, các thẩm phán sẽ dễ dàng nhận biết nhứng
điểm hạn chế, chưa được của các quy phạm pháp luật trong nước chính điều này dẫn tới
việc tại Tòa án một số nước thướng sử dụng phương pháp so sánh ngay cả khi họ giải
thích và áp dụng các quy định nội luật hoàn toàn, tức là những quy định không có bất cứ
một mối quan hệ hay nguốn gốc trực tiếp từ pháp luật quốc tế 9. Điều này có thể là hợp lý
khi Toà án lấp đầy khoảng trống của pháp luật trong nước bằng cách tìm kiếm sự trợ giúp
của luật so sánh. Vì trên thực tế đây là điều dễ hiểu khi trong những trường hợp thực tế
như vậy Tòa án đối chiếu so sánh với cách giải quyết của nước khác, cho dù việc đối
chiếu đó không được nêu rõ trong phần lập luận của bản án. Chính từ việc tham khảo các
bản án nước ngoài như vậy đã giúp cho các thẩm phán ở quốc gia mình có thêm cái nhìn
về vấn đề pháp lý mà họ cần phải giải quyết. Ngoài ra việc các thẩm phán tại một số quốc
gia sử dụng phương pháp so sánh trong quá trình giải thích và áp dụng pháp luật đối với
các quy phạm nội luật hoàn toàn còn là công việc nhằm lấp đi những lỗ hổng pháp lý mà
pháp luật trong nước chưa thể giải quyết hay những quy định đó dù được giải thích tuy
nhiên vẫn mang tính nửa vời.
Trong điều kiện hiện nay, sử dụng luật so sánh trong hoạt động thực tiễn không phải
chỉ hữu ích đối với các thẩm phán của các Tòa án hay các cơ quan tài phán mà nó còn hữu

ích cả đối với các luật sư, những người thường xuyên phải đưa ra lời tư vấn cho các giao
dịch của khách hàng hoặc lời bào chữa cho các khách hàng của mình trong quá trình tố
tụng 10. Có một thực tế là các luật sư Anh, Mỹ khi nghiên cứu pháp luật châu Âu lục địa,
họ thường tiếp cận đến các văn bản pháp luật dù rất rõ ràng, minh bạch này với một thái
độ hoài nghi nếu việc giải thích và vận dụng các văn bản pháp luật này không được xử lý
hoặc khẳng định bởi các Tòa án cấp cao, trong khi đó khi nghiên cứu hệ thống pháp luật
Anh, Mỹ, các luật sư từ hệ thống pháp luật châu âu lục lại quá tập trung vào các đạo luật
11
. Lấy ví dụ như luật sư Anh khi nghiên cứu luật Thụy Điển có thể có nguy cơ xem nhẹ
tầm quan trọng của các dự thảo luật và luật sư Thụy Điển khi nghiên luật của Anh quốc
cũng có nguy cơ phải sai lầm theo hướng ngược lại. Việc quá đề cao đến án lệ hoặc văn
bản pháp luật của các nhà luật học châu âu lục địa hay Anh – Mỹ khi tiếp cận đến hệ
thống pháp luật của nhau là sai lầm thường thấy. Vì lẽ, sự thật là trong cả hai hệ thống
pháp luật (cilil law hay common law) này có những khác biệt không nhỏ, bản thân luật
thành văn và các phán quyết của Tòa án đều là các nguồn luật cho dù vị trí của chúng ở
hai hệ thống này là khác nhau. Chính điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiếp cận vấn
9

Michael Bogdan, Comparative Law, Kluwer Norstedts Juridik Tano, 1994, Tr.24

10

Giáo trình Luật so sánh, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2009, Tr.81

11

Michael Bogdan, Comparative Law, Kluwer Norstedts Juridik Tano, 1994, Tr.34

6



đề và giải quyết vụ việc của các luật sư. Vai trò của các nguồn luật thành văn và án lệ sẽ
dẫn tới việc khó khăn hơn trong quá trình hiểu được nội hàm của quy phạm pháp luật đó,
có thể dẫn tới hiểu sai, hiểu thiếu hoặc hiểu lệch đi hoàn toàn so với tư tưởng của nhà lập
pháp tại các quốc gia đó điều này sẽ gây ra một hậu quả khó lường ảnh hưởng trực tiếp tới
quá trình giải quyết vụ án thế nên cần có sự nghiên cứu, so sánh toàn diện và không được
xem nhẹ bất cứ vấn đề gì trong quá trình giải thích pháp luật.
Luật so sánh có vai trò quan trọng trong việc giải thích các quy phạm pháp luật liên
quan đến yếu tố nước ngoài và pháp luật nước ngoài. Bản thân các nguồn luật nước ngoài
nên được giải thích như chúng được giải thích tại các nước đã sản sinh ra các nguồn luật
ấy. Nếu muốn hiểu một cách chính xác ý nghĩa của đạo luật hay phán quyết của Tòa án
nước ngoài thì không thể giải thích các đạo luật hoặc phán quyết đó theo tinh thần của hệ
thống pháp luật của nước mình mà cần xem xét, so sánh chúng trên nhiều phương diện và
luật so sánh sẽ cũng cấp công cụ cho họ thực hiện điều đó.

7



×