Tải bản đầy đủ (.pdf) (291 trang)

BIẾN ĐỔI VĂN HÓA LÀNG DỆT PHƯƠNG LA HUYỆN HƯNG HÀ TỈNH THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.71 MB, 291 trang )

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

********

BIẾN ĐỔI VĂN HÓA
LÀNG DỆT PHƢƠNG LA
(HUYỆN HƢNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

HÀ NỘI, 2016


BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

********

BÙI THỊ DUNG

BIẾN ĐỔI VĂN HÓA
LÀNG DỆT PHƢƠNG LA
(HUYỆN HƢNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH)

Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62310640

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Xuân Đính

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả.
Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong Luận án này là trung thực,
không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc
tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu
tham khảo theo đúng quy định.
Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2016
Tác giả luận án

Bùi Thị Dung


1
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang
2

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

3

DANH MỤC CÁC HỘP


4

MỞ ĐẦU

5

Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN VỀ LÀNG DỆT

19

PHƢƠNG LA

1.1. Những vấn đề lý luận chung

19

1.2. Tổng quan về làng dệt Phương La

31

Tiểu kết

51

Chƣơng 2: NGHỀ DỆT VÀ VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA LÀNG PHƢƠNG LA

53

HIỆN NAY


2.1. Nghề dệt của làng Phương La hiện nay

53

2.2. Văn hóa vật chất của làng dệt Phương La hiện nay

70

Tiểu kết

78

Chƣơng 3: VĂN HÓA XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA TINH THẦN CỦA LÀNG DỆT

80

PHƢƠNG LA HIỆN NAY

3.1. Văn hóa xã hội của làng dệt Phương La hiện nay

80

3.2. Văn hóa tinh thần của làng dệt Phương La hiện nay

100

Tiểu kết

118


Chƣơng 4: NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU BIẾN 120
ĐỔI VĂN HÓA LÀNG DỆT PHƢƠNG LA
4.1. Những tác động của sự biến đổi văn hóa làng dệt Phương La đến kinh tế xã hội và văn hóa của làng

120

4.2. Dự báo xu hướng văn hóa làng dệt Phương La trong thời gian tới

126

4.3. Đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng dệt Phương La

130

Tiểu kết

143

KẾT LUẬN

144

TÀI LIỆU THAM KHẢO

147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

157


PHỤ LỤC

158


2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH - HĐH: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
HTX: Hợp tác xã
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
UBND: Ủy ban nhân dân
VHTT: Văn hóa thông tin
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
NCS: Nghiên cứu sinh
ĐSVHCS: Đời sống văn hóa cơ sở


3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
1

Bảng 1.1: Các loại đất đai của làng Phương La năm 2012

31

2


Bảng 1.2: Số hộ, số khẩu của làng Phương La năm 2012

32

3

Bảng 1.3: Các lễ tiết chính trong năm của làng Phương La xưa

50

4

Bảng 2.1: Các giai đoạn biến đổi của nghề dệt làng Phương La

54

5

Mô hình 2.2: Mô hình sản xuất theo hộ gia đình

59

6

Mô hình 2.3: Mô hình sản xuất theo công ty, xí nghiệp

61

7


Bảng 2.4: Nhóm đối tượng được gia đình truyền nghề

69

8

Bảng 2.5: Đánh giá về một số khía cạnh của làng nghề hiện nay

70

so với trước năm 1996
9

Bảng 2.6: Đánh giá về mức độ sạch đẹp của cảnh quan làng

71

nghề hiện nay so với trước 1996
10

Bảng 2.7: Đánh giá về hạ tầng làng nghề hiện nay so với trước

72

năm 1996
11

Bảng 2.8: Sơ đồ các cửa hàng dịch vụ trên một đoạn trục


73

đường chính gần chợ Mẹo
12

Bảng 3.1: Đánh giá việc duy trì hoạt động dòng họ

94

13

Bảng 3.2: Số người đến dệt thuê ở Phương La, theo các năm

99

14

Bảng 3.3: Đánh giá mức độ coi trọng vấn đề tâm linh của người 103
dân hiện nay so với trước năm 1996

15

Bảng 3.4: Việc thực hành các tiết chính trong tang ma của

114

người Phương La
16

Bảng 3.5: Đánh giá việc tham gia lễ hội của người Phương La


116

hiện nay so với trước năm 1996
17

Bảng 4.1: Những tác động của sự biến đổi

121

văn hóa làng Phương La
18

Bảng 4.2: Đánh giá về tình trạng ô nhiễm môi trường ở Phương 123
La


4
DANH MỤC CÁC HỘP
Trang
1

Hộp 2.1: Ý kiến về nguyên liệu đầu vào của công ty, doanh

55

nghiệp
2

Hộp 2.2: Ý kiến về nguyên liệu đầu vào của các hộ sản xuất nhỏ


56

3

Hộp 3.1: Sự hình thành chủ doanh nghiệp ở Phương La

80

4

Hộp 3.2: Đóng góp của các doanh nghiệp xây dựng các công trình

88

phúc lợi
5

Hộp 3.3: Quan hệ giữa chủ - thợ

91

6

Hộp 3.4: Nhận thức về vị trí, trách nhiệm của các chủ doanh nghiệp

98

7


Hộp 3.5: Biểu hiện tính cần cù, kiên nhẫn của người Phương La

104

8

Hộp 3.6: Vấn đề ăn uống trong đám tang

113

9

Hộp 3.7: Việc tham gia lễ hội Đình Đông của người Phương La

117


5
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Vùng châu thổ Bắc Bộ từ xưa đã hình thành nhiều loại hình làng, tùy thuộc
vào cách phân chia dựa vào các tiêu chí về điều kiện tự nhiên, kinh tế, lịch sử lập làng
v.v. Nếu phân theo cơ sở kinh tế (hay nghề nghiệp), bên cạnh số đông các làng nông
nghiệp, còn có làng nghề, làng buôn bán v.v. Trên khuôn mẫu chung của làng nông
nghiệp, mỗi loại hình làng lại có sắc thái riêng do đặc thù nghề nghiệp quy định. Đối
với làng nghề, nét khác biệt rõ nhất thể hiện ở việc người thợ thủ công tuy chưa hoàn
toàn tách khỏi sản xuất nông nghiệp, song đã có những tố chất “làm nền” cho việc
hình thành người công nhân công nghiệp, các chủ doanh nghiệp sau này.
Làng nghề tạo ra giá trị kinh tế lớn và ổn định hơn so với các loại hình làng

khác, bảo đảm công ăn việc làm cho dân làng, thu hút nhiều lao động dư thừa từ các
làng quê khác. Đây là một trong những nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, hình
thành các thị tứ, góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa nông thôn. Thu nhập của
người làng nghề cao nên có điều kiện để xây dựng, tu bổ các công trình thờ cúng
(đình, chùa, đền, miếu...) và tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội. Sản phẩm của
làng nghề làm ra mang tâm hồn, cốt cách, sự khéo léo của đôi bàn tay người thợ, nên
mỗi sản phẩm là một tác phẩm riêng, độc đáo. Người làng nghề có bí quyết, công
thức nghề riêng, vì vậy, việc giữ bí quyết nghề hết sức nghiêm ngặt. Quan hệ xã hội
của người làng nghề cũng mở rộng hơn do người thợ đi khắp nơi làm ăn và cũng có
nhiều người từ nơi khác đến làm thuê, trao đổi nguyên vật liệu và sản phẩm; tạo ra
những khác biệt về nếp nghĩ, tầm nhìn, quan niệm về các giá trị của làng xã. Đặc
điềm nghề nghiệp cũng quy định cường độ và nhịp độ lao động, nhịp sống của cư dân
làng nghề, có nhiều khác biệt so với làng nông nghiệp.
Tất cả các khía cạnh trên hợp thành một “văn hóa làng nghề” với những nét
khác biệt dễ nhận thấy, trong khung chung của “văn hóa làng”. Nghiên cứu văn hoá
làng nghề không chỉ góp phần vào việc nghiên cứu làng Việt, đặc điểm kinh tế - xã
hội truyền thống mà còn tìm ra những dáng nét văn hoá khác biệt của người Việt thể
hiện qua các mặt đời sống, của nghề.


6
Công cuộc Đổi mới, đặc biệt là việc đẩy mạnh sự nghiệp CNH- HĐH tạo cho
các làng nghề những cơ hội để phát triển, văn hóa làng nghề cũng có những thay đổi
sâu sắc. Song, làng nghề và văn hóa làng nghề cũng phải đối mặt với những thử thách
khắc nghiệt của kinh tế thị trường, ảnh hưởng đến tổ chức làm nghề, tiêu thụ sản phẩm;
với vấn đề môi trường; cơ cấu dân cư, sự phân tầng xã hội, các quan hệ xã hội trong và
ngoài làng, nhịp sống, nếp sống, phong tục tập quán và tôn giáo tín ngưỡng. Đến lượt
chúng, các yếu tố trên lại tác động đến sự phát triển của nghề và làng nghề.
Những biến đổi văn hóa làng nghề diễn ra khác nhau ở từng làng, phụ thuộc
vào nhiều yếu tố. Ngoài các yếu tố chung là sự phát triển kinh tế- xã hội dưới tác

động của các chủ trương, chính sách của Nhà nước, còn có yếu tố riêng, như đặc
điểm nghề, sự năng động của cộng đồng cư dân, hay truyền thống lịch sử văn hóa
của địa phương… cần được nghiên cứu.
Thái Bình nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, có nhiều nghề thủ công hình
thành và phát triển ở tất cả các huyện; trong đó, Hưng Hà là điển hình của một
huyện đa nghề, với những làng nghề nổi tiếng bởi các sản phẩm đặc trưng, được
“dân biết mặt, nước biết tên”, như làng dệt chiếu Hới, làng dệt vải Phương La v.v.
Các làng này được giới thiệu trong một số công trình chủ yếu, nêu những nét lớn về
lịch sử làng nghề trong quá khứ, ít nghiên cứu về phương diện Văn hóa học, nhất là
không đề cập đến sự biến đổi văn hóa truyền thống trong điều kiện kinh tế - xã hội
hiện nay; khi coi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, hay văn
hóa là một trong bốn trục của phát triển bền vững (ba trục khác là tăng trưởng kinh
tế, ổn định chính trị - xã hội và giữ gìn tài nguyên - môi trường).
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về làng nghề, văn hóa làng
nghề và biến đổi văn hóa làng nghề ở nhiều chiều cạnh khác nhau, nhưng chưa có
công trình nào nghiên cứu về Biến đổi văn hóa làng dệt Phương La (huyện Hưng
Hà, tỉnh Thái Bình). Vì vậy, việc nghiên cứu, giải quyết đề tài này sẽ góp phần tìm
hiểu về thực trạng biến đổi văn hóa làng nghề, xu hướng văn hóa làng nghề Phương
La trong thời gian tới và từ đó đưa ra giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa
làng Phương La trong giai đoạn CNH - HĐH đất nước.


7
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Những công trình nghiên cứu về làng nghề, văn hóa làng nghề của
ngƣời Việt ở Bắc Bộ
- Các nghiên cứu chung về làng nghề, văn hoá làng nghề ở Bắc Bộ trong
nghiên cứu chung về làng xã người Việt
Điểm nổi bật của việc nghiên cứu nghề thủ công và làng nghề từ trước đến

nay là được đặt trong khung cảnh nghiên cứu về làng Việt nói chung, dưới nhiều
góc độ khác nhau; do nghề thủ công là bộ phận gắn chặt với nông nghiệp, các làng
nghề có mối quan hệ chặt chẽ với các làng nông nghiệp. Đến nay, đã có một khối
lượng lớn các công trình được công bố. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu.
Người nông dân châu thổ Bắc kỳ của Nhà Địa lý học Pháp Pièrre Gourou, từ
cách tiếp cận địa lý nhân văn chỉ ra những nét chung về các mặt đời sống của người
nông dân Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tác
giả đã khảo tả rất chi tiết địa hình châu thổ Bắc Kỳ, về dân cư trong sự vận động,
dịch chuyển và quần tụ - đặc điểm điển hình tạo nên làng của vùng châu thổ Bắc
Bộ. Tác giả nghiên cứu sâu về văn hóa mưu sinh của các làng và luôn đặt các vấn
đề nghiên cứu trong sự vận động biến đổi và linh hoạt. Trong Chương 2, P. Gourou
đưa ra con số 108 nghề thủ công (phân theo nhóm nghề) được gọi là “ công
nghiệp làng xã”, gồm các nghề dệt, đan lát, gỗ và các nghề khác. Công nghiệp dệt
gồm dệt bông, tơ tằm, những ngành lụa thô, tơ đũi, the, đan lưới, võng.., có 242
làng nghề [39].
Công trình Sơ khảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam của tác giả
Phan Gia Bền [11] được coi là chuyên khảo lớn nhất về nghề thủ công. Thông qua
cuốn sách, tác giả đã giới thiệu sơ lược lịch sử phát triển của thủ công nghiệp Việt
Nam, tìm hiểu những nét lớn về tình hình phát triển của nghề thủ công qua các thời
kỳ, tìm hiểu về mầm mống tư bản chủ nghĩa trong thủ công nghiệp Việt Nam, tác
dụng của chủ nghĩa tư bản phát triển đối với thủ công nghiệp Việt Nam. Tác giả còn
đúc kết 6 đặc điểm của thủ công nghiệp Việt Nam và tình hình phát triển của một số


8
nghề thủ công tiêu biểu. Tác giả đã đưa ra những định nghĩa về thủ công nghiệp, về
thợ thủ công ... mà cho đến bây giờ những định nghĩa ấy vẫn được các nhà nghiên
cứu sử dụng, làm tiền đề cho các nghiên cứu của mình.
Bộ sách hai tập Nông thôn Việt Nam trong lịch sử [115], trong tập đầu xuất
bản năm 1977 đã có hai bài viết về nghề thủ công và làng nghề. Mặc dù đây mới chỉ

là khảo sát tổng quát về sự phân bố các nghề và làng nghề của Việt Nam trong quá
trình lịch sử, tuy chưa khảo sát chi tiết nhưng tác phẩm đã rất quan tâm đề cập tới
nghề và làng nghề thủ công. Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại [116] do
Viện Sử học biên soạn. Các bài viết của Phạm Văn Kính, Nguyễn Khắc Tụng và
Bùi Xuân Đính phân tích những nét cơ bản về thủ công nghiệp trong đời sống kinh
tế của người nông dân thời phong kiến và thời Pháp thuộc.
Làng Việt Nam, mấy vấn đề kinh tế - xã hội và văn hóa của Phan Đại Doãn
[25] là công trình nghiên cứu tổng thể về làng Việt dưới góc độ Sử học. Tác giả chỉ rõ
một số đặc điểm cơ bản của nền kinh tế, sản xuất tiểu nông, thủ công nghiệp kết hợp
chặt chẽ với nông nghiệp, các nghề thủ công tồn tại và phát triển phụ thuộc chặt vào
kinh tế hộ gia đình người nông dân. Tác phẩm còn chỉ rõ vấn đề ruộng công, ruộng tư
và mối quan hệ giữa nông thôn với thành thị giúp NCS hiểu rõ hơn về sự tác động
qua lại giữa nông thôn và thành thị giai đoạn những năm cuối của thế kỷ XX.
Ngoài ra, còn nhiều công trình khảo sát những nét tiêu biểu về nghề thủ công
truyền thống, như: Văn hóa truyền thống làng Đồng Kỵ do Lê Hồng Lý chủ biên,
nghiên cứu làng Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) [79]; Ninh Hiệp truyền
thống và phát triển của nhóm tác giả do Tô Duy Hợp chủ biên nghiên cứu về làngxã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) [55]…
- Các nghiên cứu về làng nghề, văn hóa làng nghề của người Việt ở Bắc Bộ
Thứ nhất, ngoài những ghi chép trong các bộ chính sử, nghề và làng nghề
được đề cập đến đầu tiên trong các cuốn địa chí, thông qua mục ghi “sản vật”, như
Dư địa chí của Nguyễn Trãi [107] là tác phẩm ghi chép sớm nhất về các nghề thủ
công ở Việt Nam, ở tác phẩm này Nguyến Trãi đã đề cập tới nghề dệt lụa ở Hà


9
Đông. Công trình Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn [87] hay
các cuốn địa phương chí là nguồn tài liệu ghi chép về các nghề thủ công và làng
nghề khá phong phú, song chủ yếu nêu sản vật của các nghề thủ công gắn với làng
nghề ở mỗi địa phương, không miêu tả quy trình làm nghề.
Thứ hai là các công trình nghiên cứu về lịch sử các ngành nghề, chủ yếu đề

cập đến nguồn gốc nghề thông qua các vị tổ nghề, tiêu biểu là các cuốn sách Nghề
thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề của Trần Quốc Vượng [121],
Truyện các ngành nghề của nhóm tác giả Tạ Phong Châu [16] v.v. Nghề cổ đất Việt
(khảo cứu) của Vũ Từ Trang [106] điểm tới 21 nghề cổ truyền như: nghề gốm,
nghề rèn, đúc đồng, chạm vàn bạc, làm cày bừa, làm nón, dệt chiếu, nghề trồng dâu,
nuôi tằm ...
Thứ ba là các công trình khảo tả về nghề gắn với làng nghề và vùng nghề
khác nhau, tiêu biểu là Nghề cổ truyền của Tăng Bá Hoành [52], Quê gốm Bát
Tràng của Đỗ Thị Hảo [43], Gốm Bát Tràng thế kỷ XV- XIX do Phan Huy Lê chủ
biên [71], Làng tranh Đông Hồ của Nguyễn Thái Lai [70]. Các cuốn sách này dùng
phương pháp miêu tả Dân tộc học để đưa ra các tư liệu, từ đó nêu những nét lớn của
một nghề, từ nguồn gốc nghề (tổ nghề), nguồn nguyên liệu, công cụ làm nghề, quy
trình kỹ thuật làm nghề, tổ chức sản xuất đến các loại hình và đặc trưng sản phẩm,
phương thức tiêu thụ sản phẩm, thu nhập của người làm nghề và tâm lý làng nghề.
Viện Nghiên cứu Văn hóa đã tập hợp các công trình viết về nghề và làng nghề
thành bộ Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam (gồm 6 tập). Công
trình đồ sộ này đã tổng tập các công trình viết về nghề và làng nghề; gồm giới thiệu
làng nghề (nguồn gốc, tổ nghề, lịch sử hình thành và phát triển, thực trạng sản xuất
...), khảo sát và nghiên cứu về nghề (kỹ thuật, kỹ xảo, quy trình công nghệ, dụng cụ
hành nghề, bí quyết nghề ...), sản phẩm nghề (kiểu cách, mẫu mã, nghệ thuật tạo
hình và trang trí ...), hoạt động sản xuất (phương thức hành nghề, truyền nghề, thị
trường, kinh tế làng nghề, du lịch làng nghề và văn hóa nghề nghiệp...). Tập một,
nhóm tác giả đề cập về nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam bao gồm những
vấn đề lý luận chung về nghề và làng nghề truyền thống, giới thiệu tổ nghề và nghệ


10
nhân dân gian, các vùng nghề, địa danh và địa chí làng nghề. Đặc biệt, nhóm tác giả
dành hẳn chương 5 để bàn về sự biến đổi làng nghề trong bối cảnh hiện nay. Tóm
lại, bộ Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam giúp chúng ta có một cái

nhìn tương đối tổng quan về các công trình nghiên cứu về nghề và làng nghề truyền
thống Việt Nam của các tác giả trong và ngoài nước. Thông qua Tuyển tập, chúng
ta có cái nhìn khái quát về nghề, làng nghề; những vấn đề lý luận chung đến nguồn
gốc hình thành nghề, tổ nghề, quy trình sản xuất, sự biến đổi của nghề, làng nghề
trong giai đôạn hiện nay...
Nghề và làng nghề cũng là đề tài hấp dẫn cho nhiều luận án tiến sĩ của các
chuyên ngành Dân tộc học, Văn hóa dân gian và Văn hóa học trong khoảng hơn 20
năm trở lại đây, như Biến đổi làng nghề thủ công truyền thống Triều Khúc, xã Tân
Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội [125], Làng nghề sơn quang Cát Đằng
[60], Sự biến đổi văn hóa làng nghề ở châu thổ sông Hồng từ năm 1986 đến nay
[108], hay các luận văn thạc sĩ như Làng thêu Quất Động [88]; Gốm sành nâu ở
Phù Lãng [41]; Làng Cọi Khê: Truyền thống và đổi mới [51] v.v. Các luận án, luận
văn này khảo tả tương đối kỹ lưỡng các nội dung liên quan đến nghề, chỉ ra được
những đặc điểm của làng nghề về các mặt: cấu trúc làng xóm, di tích thờ cúng, các
phong tục, tín ngưỡng, hội hè...
Bên cạnh đó, còn có một khối lượng lớn các bài đăng trên tạp chí, giới thiệu
tổng thể hay từng mặt một nghề, hoặc làng nghề của các địa phương.
Nhìn chung, các tác phẩm nói trên đã phản ánh nhiều khía cạnh về nghề, làng
nghề như sản vật của các nghề thủ công, lịch sử ngành nghề, khảo tả nghề, những
đặc điểm của làng nghề về cấu trúc làng xóm, di tích thờ cúng. Tuy nhiên, các tác
phẩm này đề cập đến khía cạnh văn hóa làng nghề còn ít, chưa nghiên cứu tổng thể
các thành tố góp phần tạo nên văn hóa làng nghề.
2.2. Những công trình nghiên cứu về biến đổi làng nghề, văn hoá làng nghề
Công trình Làng nghề, phố nghề, Thăng Long - Hà Nội của Trần Quốc
Vượng và Đỗ Thị Hảo [123] là công trình đầu tiên bàn về biến đổi làng nghề, văn


11
hóa làng nghề. Sau khi đưa ra định nghĩa về làng thủ công, đặt vị trí làng nghề trong
diễn trình lịch sử văn hóa Việt Nam, các tác giả nêu một số quan điểm phát triển

làng nghề: Mô hình sản xuất hộ gia đình vẫn hiệu quả nhất vì nó không bị phụ thuộc
vào vốn. Tuy nhiên theo các tác giả, trong nền kinh tế thị trường, nghề và làng nghề
đang đứng trước những khó khăn thách thức. Vấn đề đầu ra của sản phẩm nghề thủ
công, vấn đề môi trường ... phải được quan tâm. Các tác giả cũng cho rằng, để nghề
và làng nghề phát triển cần có hệ thống chính sách, cơ chế phù hợp và là vấn đề cấp
bách cần phải làm ngay.
Công trình “Làng nghề phố nghề Thăng Long - Hà Nội trên đường phát
triển” của nhóm tác giả Vũ Quốc Tuấn [104], sau khi đưa ra phác thảo về làng nghề
phố nghề trong lịch sử, đề cập đến thực trạng của làng nghề phố nghề hiện nay;
đồng thời, nhóm tác giả đã chỉ ra hướng phát triển và các giải pháp để phát triển
làng nghề.
Ngoài ra, công trình Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá [53]; Làng nghề truyền thống trong quá trình công
nghiệp hoá và hiện đại hoá [124]; Làng nghề Việt Nam và môi trường phản ánh về
các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các làng nghề, tiềm năng và sự vận động
của nó trong nền kinh tế thị trường, hướng bảo tồn và phát triển làng nghề truyền
thống [18].
Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ bảo vệ trong 20 năm trở lại đây và các
bài báo (đã nêu ở trên), sau phần giới thiệu về đặc điểm của nghề truyền thống đã
đưa ra một số tư liệu cùng nhận xét về sự thay đổi của nghề dưới tác động của các
điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại.
Dưới góc độ Dân tộc học/Nhân học, trong vài năm qua, nhiều công trình bàn
sâu về biến đổi của làng nghề truyền thống từ sau hòa bình lập lại đến nay, nhất là
dưới tác động của quá trình CNH – HĐH.
- Sự phát triển của làng nghề La Phù do Tạ Long chủ biên, nghiên cứu
trường hợp về sự thay đổi của một làng nghề qua các thời kỳ trước đây và hiện nay,


12
nổi bật là việc hình thành các công ty và những đóng góp của làng nghề này vào

ngân sách Nhà nước, nghề phát triển có liên quan đến các tổ chức quan phương (hệ
thống chính trị, chính sách) và phi quan phương (xóm, ngõ, dòng họ); đồng thời,
các tác giả cũng đã đưa ra những khó khăn cần phải giải quyết của làng nghề La phù
trong giai đoạn hiện nay [76].
- Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai (Hà Nội) - truyền thống và biến đổi
do Bùi Xuân Đính chủ biên, nghiên cứu về biến đổi của nghề, làng nghề thủ công
huyện Thanh Oai. Công trình đề cập đến những đặc điểm của làng nghề (không
gian kiến trúc, cơ cấu tổ chức làng xã, di tích lịch sử văn hóa…). Các tác giả dành
Chương 3 để bàn hướng đi lên của làng nghề thủ công của huyện trong bối cảnh
CNH- HĐH [31].
Trong suốt thời gian qua, đã có một khối lượng lớn các công trình nghiên
cứu về nghề, làng nghề thủ công; sự biến đổi kinh tế - xã hội, biến đổi văn hóa và
cuộc sống của người nông dân ở ở các làng quê Việt Nam nói chung với nhiều cách
tiếp cận khác nhau. Các tác giả đã đều đồng thuận chỉ ra rằng sự biến đổi ở các khu
vực nông thôn, nông nghiệp là một tất yếu hiện nay. Trong quá trình biến đổi đó,
những đặc trưng cơ bản của làng cũng như những đặc tính nổi bật của người nông
dân được thể hiện vẫn rất đậm nét. Trong quá trình biến đổi ấy chính là cầu nối giữa
nông thôn và đô thị, làng vẫn giữ tính tự trị tương đối của nó nhưng đã rất cởi mở
và linh hoạt, ở đó có những sự tái cấu trúc từ không gian, cảnh quan làng cho đến
kinh tế, văn hóa và xã hội. Người nông dân ở các làng không thụ động và phụ thuộc
như trước kia mà họ thực dụng hơn, có khả năng làm xoay chuyển tình huống theo
hướng có lợi. Và như vậy, cuộc sống của người dân ổn định và phát triển hơn.
Nghiên cứu sự biến đổi làng nghề, văn hóa làng nghề nói riêng đã có nhiều tác
giả đề cập tới. Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu tiếp cận dưới góc độ Sử học
(nghiên cứu về lịch sử nghề và làng nghề), Văn hóa Dân gian, Dân tộc học/ Nhân học
(đi sâu nghiên cứu quy trình sản xuất, các loại hình sản phẩm). Các công trình nghiên
cứu dưới góc độ Văn hóa học, xem xét các yếu tố văn hóa, các giá trị văn hóa của sản


13

phẩm nghề, của nghề và làng nghề; những biến đổi về các giá trị truyền thống trong
bối cảnh hiện nay chưa nhiều. Các công trình đó còn nặng về nghiên cứu truyền
thống, ít nghiên cứu những vấn đề của nghề, làng nghề và văn hóa làng nghề trong
cuộc sống đương đại. Còn ít các nghiên cứu điểm (case stady) để thấy được tính đa
dạng, điểm chung và nét riêng của văn hóa làng nghề và biến đổi của làng nghề.
2.3. Tổng quan các nghiên cứu về làng nghề Phƣơng La
Có thể chia các nghiên cứu về làng nghề Phương La từ trước đến nay thành
các nhóm sau:
- Nhóm công trình nghiên cứu về lịch sử - văn hóa Thái Bình, trong đó có đề
cập đến làng Phương La
Các tác phẩm Chú thích về tỉnh Thái Bình [65]; Nhận diện văn hóa làng ở
Thái Bình [97]; Lễ hội truyền thống ở Thái Bình [98]; Địa danh Thái Bình trong
lịch sử [99]; Tên làng xã Thái Bình [103]… đề cập giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể
một số làng ở Thái Bình, trong đó có làng Phương La.
Tác phẩm Ngàn năm đất và người Thái Bình đề cập đến làng nghề Phương
La ở khía cạnh nghề, vai trò của nghề trong phát triển kinh tế [89].
Trong công trình Địa chí Thái Bình nói về các làng nghề ở Thái Bình, về sản
phẩm của làng nghề, nêu rõ nghề dệt vải lụa, số lượng thợ thủ công, số khung cửi
dùng để dệt, giá sản phẩm: “… Thái Bình có khoảng 750 thợ dệt các loại: sồi, đũi,
lụa, là, nái, sa… tập trung ở các làng Bộ La (Vũ Thư), Nam Lỗ (Tiên Hưng), Vân
Tràng (Thụy Anh), Phương La (Hưng Nhân); Quận Hành, Động Trung, Đông Nhuế,
Niên Hạ (Kiến Xương)… " [100].
- Nhóm công trình nghiên cứu về nghề thủ công ở Thái Bình, trong đó có
nghề dệt làng Phương La
Sách Đồng Khánh ngự lãm địa dư chí và Đại Nam nhất thống chí nói về
nghề thủ công ở Thái Bình, trong đó ghi chép huyện Vũ Tiên có làng Bộ La dệt lụa,
ở làng Mẹo phủ Tiên Hưng có nghề dệt lụa, nái..." [35, 87].


14

Sách Tiên Hưng phủ chí ghi chép về phủ Tiên Hưng viết năm 1928 của Đốc
học phủ Tiên Hưng Phạm Nguyên Hợp (lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu
A.3167) ở phần “công nghệ” (nghề thủ công) có ghi: “Dân các xã Phương La, Trác
Dương (xã Thái Phương), Yên Nghiệp (Minh Tân) huyện Hưng Nhân (Hưng Hà)
thường đi mua kén tằm đem về kéo thành sợi, chia ra làm mấy loại. Loại sợi tơ mảnh
đem dệt thành lụa gọi là lục sồi, loại sợi tơ hơi thô dệt ra thành lụa nái, rồi đem đi bán
ở chợ các nơi" [58]. Sách Tiên Hưng phủ chí còn cho biết: “Người xã Nguyên Xá,
huyện Thần Khê kéo kén thành tơ phiếu (ngâm, phơi khô để tơ mất đi màu vàng, ngả
sang màu trắng lụa), cho tơ trắng ra, cuộn vào guồng xe cho săn sợi rồi mới dệt. Lụa
dệt ra màu trắng có hoa văn rất đẹp. Nghề này có từ thời Lê Cảnh Hưng”.
Tài liệu Chú thích về tỉnh Thái Bình (“Notice sur la Province de Thái Bình”),
ký hiệu M.10372 (Thư viện Quốc gia) cho biết, các huyện trong tỉnh Thái Bình có
trồng dâu (trước năm 1945) “Dâu, tằm: theo thống kê toàn bộ về các bãi dâu tiến
hành năm 1931 - 1932, diện tích trồng dâu tằm lên tới 1.830 mẫu (dâu trồng ở vườn
và dâu trồng ở các bãi cát). Diện tích trồng dâu phân bổ ở 10 phủ, huyện trong tỉnh,
diện tích trồng dâu ở Duyên Hà (286 mẫu) và Hưng Nhân (50 mẫu), hai huyện nay
nhập thành Hưng Hà, có diện tích trồng lớn nhất tỉnh” [65].
Theo Lịch sử Đảng bộ huyện Hưng Hà, đầu thế kỷ XX thợ dệt Phương La và
làng Tống Lạp rất nổi tiếng. Thợ ở hai làng dệt này từng có sản phẩm bày bán tại
Hội chợ triển lãm kinh tế Pháp - Việt ở nhà Đấu Xảo - Hà Nội [7].
- Nhóm đề tài, bài báo bàn luận, nghiên cứu trực tiếp về Phương La
+ Đầu tiên, phải kể đến Kỷ yếu hội thảo khoa học Hoằng Nghị Đại Vương và
việc bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử - văn hóa Phương La do UBND tỉnh Thái Bình
và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức, viết về làng Phương La dưới góc độ Sử học
nhằm phục vụ mục đích chính là làm sáng rõ thân thế, sự nghiệp của Hoằng Nghị Đại
Vương, khẳng định vai trò của dòng họ Trần ở Phương La. Do vậy, tập Kỷ yếu này
chưa đề cập tới làng nghề một cách toàn diện, chưa quan tâm tới văn hóa truyền thống,
biến đổi văn hóa làng nghề trong giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH [111].



15
+ Đề tài cấp ngành Một số giá trị văn hóa của các nghề thủ công truyền
thống ở Thái Bình của tác giả Nguyễn Ngọc Phát, tại chương II, giới thiệu sơ bộ về
quy trình sản xuất, sản phẩm, một số giá trị di tích của làng Phương La, chưa đề cập
tới văn hóa truyền thống của làng nghề một cách đầy đủ, không bàn đến sự biến đổi
văn hóa trong điều kiện CNH - HĐH đất nước [91].
+ Ngoài ra còn có một số bài báo nói về nghề, làng nghề Phương La dưới các
góc độ khác nhau.
Nhìn chung, các tác phẩm nói trên chỉ đề cập đến một khía cạnh cụ thể của
nghề, làng nghề Phương La: nguồn gốc làng xã, các dòng họ, kinh tế, giá trị các văn
bia, di tích, một phần về nghề (quy trình sản xuất, sản phẩm) mà chưa nghiên cứu
về văn hóa làng nghề; những vấn đề nổi bật của văn hóa làng nghề một cách hệ
thống, đặc biệt dưới tác động của CNH - HĐH. Tuy vậy, các nghiên trên là cơ sở,
sự gợi mở cho hướng tiếp cận của tác giả khi nghiên cứu về biến đổi văn hóa làng
Phương La.
3. MỤC ĐÍCH, VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

3.1. Mục đích nghiên cứu của Luận án
Thông qua việc khảo sát, phân tích thực trạng biến đổi văn hóa làng nghề dệt
Phương La; Luận án dự báo xu hướng văn hóa làng nghề dệt Phương La thời gian
tới, từ đó đưa ra những giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng nghề dệt
Phương La trong điều kiện CNH - HĐH, giúp làng Phương La và các làng nghề ở
Thái Bình phát triển bền vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, Luận án sẽ phải giải quyết
những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa lý luận về biến đổi văn hóa, biến đổi văn hóa làng nghề và
một số khái niệm cơ bản có liên quan đến luận án, làm cơ sở lý luận chung cho toàn
bộ đề tài;



16
- Giới thiệu tổng quan về làng dệt Phương La, nghề dệt và văn hóa làng
Phương La trong xã hội truyền thống ;
- Khảo sát, phân tích thực trạng biến đổi văn hóa làng dệt Phương La;
- Dự báo xu hướng của văn hóa làng nghề dệt Phương La những năm tiếp
theo, đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của làng nghề dệt Phương
La trong điều kiện CNH - HĐH.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu của Luận án
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các khía cạnh liên quan đến biến đổi
văn hóa làng nghề dệt Phương La (thực trạng và xu hướng biến đổi, nguyên nhân
biến đổi …).
4.2. Phạm vi nghiên cứu của Luận án
- Về không gian, địa bàn nghiên cứu chính của Luận án là làng Phương La
(xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình); đồng thời, Luận án có nghiên
cứu mở rộng sang xã nghề dệt đũi Nam Cao (huyện Kiến Xương) và dệt khăn Minh
Tân (huyện Hưng Hà) tỉnh Thái Bình.
- Về thời gian, Luận án nghiên cứu biến đổi văn hóa làng Phương La khi
nghề dệt phát triển, nhất là giai đoạn CNH - HĐH đất nước (từ Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VIII, tháng 6/1996 đến nay).
5. HƢỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

5.1. Hƣớng tiếp cận
- Tiếp cận Văn hóa học: là hướng tiếp cận chính yếu của Luận án. Luận án
chú trọng xem xét, nghiên cứu các thành tố văn hóa trong xã hội truyền thống của
làng nghề Phương La; xác định thực trạng biến đổi, nguyên nhân và xu hướng văn
hóa trong điều kiện CNH - HĐH và hội nhập quốc tế.
- Ngoài ra, Luận án còn sử dụng các cách tiếp cận khác để bổ trợ, như: tiếp cận

Nhân học/Dân tộc học để xem xét các mối quan hệ của con người trong các yếu tố văn
hóa; tiếp cận lịch sử để xem xét các yếu tố văn hóa hiện nay của làng Phương La; tiếp


17
cận hệ thống để đặt sự hình thành, tồn tại và phát triển của các yếu tố văn hóa làng
nghề dệt Phương La trong mối liên hệ với các yếu tố địa lý tự nhiên, cơ sở kinh tế…
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã Dân tộc học là phương pháp chính được Đề tài sử
dụng để thu thập tư liệu. Ngoài việc thu thập các số liệu thống kê, các báo cáo trên
thực địa, tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể là: Nghiên cứu tham dự các hoạt
động làm nghề, các sinh hoạt văn hóa xã hội, tín ngưỡng của dân làng. Phỏng vấn
thợ thủ công, chủ doanh nghiệp, các bậc cao niên trên địa bàn nghiên cứu... Các thao
tác phụ trợ: chụp ảnh, ghi âm, ghi hình.
- Phương pháp điều tra Xã hội học, sử dụng phương pháp điều tra Xã hội
học để điều tra về các vấn đề văn hóa, xã hội... theo nội dung các Chương 2,3,4 của
Luận án. Trên cơ sở kế thừa, tham khảo mẫu phiếu điều tra của những người nghiên
cứu trước, NCS đã hoàn chỉnh bộ mẫu phiếu điều tra xã hội học với bốn nội dung
điều tra chính yếu: điều tra về cảnh quan môi trường làng dệt Phương La; về truyền
nghề và mối quan hệ của người làng nghề; về biến đổi nghề dệt; về tín ngưỡng, lễ
hội, phong tục tập quán.
NCS đã điều tra 224 người về truyền nghề, mối quan hệ của người làng nghề;
về biến đổi nghề dệt (trong đó, có 69.23% số người là thợ thủ công; 23.08% số người
là buôn bán, dịch vụ 20.8%; 7.69% là nội trợ); 208 người về cảnh quan môi trường
làng nghề và về tín ngưỡng, lễ hội, phong tục tập quán (trong đó, có 69.23% số người
là thợ thủ công; có 7.69 % số người là cán bộ, viên chức; 15.38% số người là cán bộ
hưu trí; 7.6% là các đối tượng khác).
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành, sử dụng các phương pháp nghiên cứu
của Văn hóa học, Nhân học/ Dân tộc học, Sử học, Xã hội học,… để xem xét, lý giải
các yếu tố văn hóa của làng dệt Phương La.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, phương pháp phân tích sử dụng
để đánh giá, phân loại các tài liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu, tìm ra
đặc trưng văn hóa truyền thống của làng dệt Phương La. Phương pháp tổng hợp sử


18
dụng vào mục tiêu tổng hợp các tài liệu thứ cấp, giúp NCS nâng cao hiệu quả sử
dụng các nguồn tài.
- Phương pháp thống kê, phương pháp này giúp NCS thu thập số liệu thống
kê phục vụ cho việc đưa ra các kết luận khách quan về văn hóa làng Phương La.
- Phương pháp so sánh, NCS sử dụng phương pháp này nhằm so sánh một số
khía cạnh của làng dệt Phương La với xã nghề dệt đũi Nam Cao, xã nghề dệt khăn
Minh Tân để thấy được những khác biệt, những vấn đề nổi bật của văn hóa làng
Phương La trong điều kiện đẩy mạnh CNH - HĐH và hội nhập quốc tế.
6. KẾT QUẢ VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc
độ Văn hóa học về biến đổi của văn hoá làng dệt Phương La; tìm ra những điểm nổi
bật của văn hóa làng dệt Phương La hiện nay dưới tác động của nghề, nhất là trong
giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH;
- Luận án đưa ra luận cứ khoa học, đề ra các giải pháp bảo tồn, phát huy các
giá trị văn hóa của làng dệt Phương La trong điều kiện CNH - HĐH, giúp làng
Phương La và các làng nghề ở Thái Bình phát triển bền vững.
- Luận án góp phần vào việc nghiên cứu văn hoá truyền thống làng Việt nói
chung và làng nghề nói riêng.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án được chia làm
04 chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận chung và tổng quan về làng dệt Phương La
Chƣơng 2: Nghề dệt và văn hóa vật chất của làng Phương La hiện nay

Chƣơng 3: Văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần của làng dệt Phương La
hiện nay
Chƣơng 4: Những vấn đề rút ra từ việc nghiên cứu biến đổi văn hóa làng
dệt Phương La.


19
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VÀ TỔNG QUAN VỀ LÀNG DỆT PHƢƠNG LA
1.1. Những vấn đề lý luận chung
1.1.1. Một số khái niệm dùng trong Luận án
1.1.1.1. Làng nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề thủ công hiện đại
- Làng nghề: từ xưa đến nay, khi nói đến làng nghề, thông thường ai cũng
hiểu là làng làm các nghề tiểu - thủ công. Tuy nhiên, một số công trình nghiên cứu
đã đưa ra những quan niệm về làng nghề, làng nghề thủ công truyền thống nhưng
chưa có sự thống nhất.
Tác giả Lưu Thị Tuyết Vân, trong bài viết “Một số vấn đề về làng nghề ở
nước ta hiện nay” đưa ra định nghĩa: “Làng nghề là một làng có nghề tiểu - thủ công
đã từng tồn tại trong lịch sử hoặc một thời gian nhất định, có sản phẩm hàng hóa nổi
tiếng hoặc có khối lượng hàng hóa lớn có vai trò nhất định đối với thị trường trong
nước và quốc tế, có số đông người trong làng cùng làm một hoặc nhiều nghề, dân
làng sống chủ yếu bằng các nghề đó”[114, tr. 64].
Trong Tổng quan về nghề và làng nghề truyền thống ở Việt Nam, nhóm tác
giả mà chủ biên là Trương Minh Hằng cũng đã thống nhất và đưa ra định nghĩa về
làng nghề, theo đó định nghĩa được trình bày như sau: “Theo cách định nghĩa trong
dân gian, một nghề có “thâm niên” và tỉ lệ người làm nghề (ở trong làng) cao, thu
nhập từ nghề là nguồn thu chính, tên làng dần dần gắn với tên nghề... thì được gọi là
làng nghề” [42, tr. 18]. Định nghĩa trên nhấn mạnh nghề tồn tại từ rất lâu, tạo ra sản
phẩm có tên tuổi. Trong làng, có nhiều người tham gia làm nghề và sống chủ yếu

dựa vào nguồn thu nhập từ nghề. Nhiều làng nghề, người dân đã quen với cách gọi
tên nghề thay cho tên làng.
Như vậy, các tác giả cùng các công trình nghiên cứu đều khẳng định làng
nghề phải là làng sản xuất tiểu - thủ công, có số đông người trong làng cùng làm


20
nghề, có nguồn thu nhập chính từ làm nghề. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa đề
cập tới khả năng các làng đó có thể chỉ tiến hành thực hiện một công đoạn của nghề.
Chắt lọc những điểm chung và riêng từ các định nghĩa trên, chúng tôi cho
rằng: Làng nghề là làng có phần đông cư dân sống bằng một nghề hoặc nhiều nghề
thủ công (có khi chỉ là một công đoạn của nghề) tạo ra các sản phẩm mang tính
cách riêng, thời gian làm nghề và thu nhập của nghề chiếm tỷ lệ lớn nhất so với các
hoạt động kinh tế khác; hoạt động làm nghề có ảnh hưởng lớn đến các mặt khác
của làng (kiến trúc làng xóm, nhà cửa, nhịp sống, thiết chế tổ chức và các quan hệ
xã hội, tâm lý tính cách, phong tục tập quán...).
Bên cạnh các đặc điểm chung của làng Việt (với đại đa số là làng nông
nghiệp), các làng nghề có những nét khác biệt: hoạt động làm nghề là chính, do vậy,
thu nhập từ nghề là chủ đạo và cao hơn, ổn định hơn so với cư dân các làng nông
nghiệp; nhịp độ lao động, nhịp sống trong các làng nghề sôi động hơn, tính theo số
ngày trong năm và số giờ trong ngày; kết cấu hạ tầng, nhà cửa, hệ thống đình, chùa,
đền miếu, nếp sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội nhìn chung bề thế và quy củ
hơn, do dân làng có điều kiện kinh tế để đóng góp xây dựng; quan hệ, giao lưu, giao
tiếp của người các làng nghề được mở rộng, do hoạt động nghề nghiệp; người các
làng nghề truyền thống sớm hình thành một số đức tính tốt đẹp, như tính kiên nhẫn,
tính toán, tiết kiệm, tính trung thực trong làm ăn, giao tiếp, chú trọng chữ tín, nhằm
bảo đảm nguồn lợi thường xuyên, ổn định và lâu dài, niềm tự hào với nghề nghiệp,
với quê hương, tạo ra lòng yêu nghề, yêu quê và gắn bó với quê hương của người thợ
thủ công.
- Làng nghề truyền thống: cũng theo tác giả Lưu Thị Tuyết Vân: “Các làng

nghề truyền thống trước hết phải là một làng nghề nhưng đã có lịch sử tồn tại lâu
đời, đến nay vẫn sản xuất một hoặc nhiều mặt hàng truyền thống có giá trị trên thị
trường trong nước và quốc tế.” [42, tr. 64].
Tác giả Dương Bá Phượng dựa vào tính chất và số lượng nghề để phân loại
làng nghề, tác giả chia làng một nghề, làng nhiều nghề, làng nghề truyền thống...


21
Theo tác giả: “làng nghề truyền thống là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong
lịch sử và còn tồn tại cho đến ngày nay, là những làng nghề đã tồn tại hàng trăm
năm, thậm chí hàng nghìn năm” [85, tr. 10-15].
Các cách định nghĩa trên cơ bản đã đưa ra vấn đề cốt lõi của làng nghề
truyền thống, trước tiên phải là làng nghề và nhấn mạnh làng nghề đó tồn tại đã từ
rất lâu, sản phẩm có thương hiệu, uy tín trên thị trường.
Trên cơ sở nhận thức định nghĩa về làng nghề truyền thống của các tác giả
trên, chúng tôi quan niệm, làng nghề truyền thống là làng có nghề thủ công hình
thành từ lâu đời, đến nay nghề còn duy trì hoặc rất phát triển, vẫn sản xuất một
hoặc nhiều mặt hàng truyền thống.
Khái niệm “Làng nghề truyền thống” trong Luận án, xét trên phương diện
kinh tế là nghề có kỹ thuật thủ công; xét trên phương diện xã hội và văn hóa, gắn
với cơ cấu tổ chức xã hội và các giá trị văn hóa của làng Việt được hình thành và tồn
tại trong xã hội truyền thống. Ngày nay, nhiều làng nghề truyền thống vẫn tồn tại,
song nghề đã có những thay đổi về kỹ thuật, tổ chức sản xuất, loại hình sản phẩm...
Sự thay đổi này của nghề đã tác động đến nhiều mặt của làng.
- Làng nghề thủ công hiện đại là làng có các nghề mới được nhân cấy. Theo
quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong Thông tư số
116/2006/TT-BNN, ngày 18/12/2006, cả hai loại hình làng nghề truyền thống và
làng nghề hiện đại ngày nay có chung các đặc điểm sau: có tối thiểu 30% tổng số hộ
trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn; hoạt động sản xuất kinh
doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; chấp hành tốt

chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nghề được công nhận là nghề truyền thống
phải đạt ba tiêu chí sau:
1/ Nghề xuất hiện tại địa phương trên 50 năm tính đến thời điểm được
công nhận;
2/ Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc;


22
3/ Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của
làng nghề.
Tại tỉnh Thái Bình, ngày 31 tháng 3 năm 2006, UBND tỉnh ra Quyết định số
29/ 2006/ QĐ- UBND "Quyết định V/v Ban hành Quy định tiêu chuẩn làng
nghề"[110, tr. 3], làng nghề có các tiêu chí sau:
1. Chấp hành tốt các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, các quy định của tỉnh và địa phương.
2. Trong làng, số lao động quy đổi làm nghề công nghiệp - thủ công nghiệp,
thương mại, dịch vụ đạt từ 50% trở lên hoặc 30% số hộ.
3. Giá trị sản xuất làng nghề chiếm tỷ trọng từ 50% trở lên so với tổng giá trị
sản xuất của làng.
4. Có hình thức tổ chức phù hợp, chịu sự quản lý Nhà nước của chính quyền
địa phương, gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
Đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái theo quy định hiện hành.
“Làng nghề truyền thống phải đạt các tiêu chuẩn như Điều 3 và phải là làng
nghề sản xuất lâu đời có ít nhất từ 50 hộ trở lên hoặc 1/3 (một phần ba) tổng số hộ
cùng làm một nghề truyền thống, có thu nhập ổn định”.
1.1.1.2. Văn hóa làng nghề
Đến nay, có một quan niệm phổ biến cho rằng, văn hóa làng nghề gồm hai
yếu tố “Văn hóa làng” và “Văn hóa nghề”. Văn hóa làng có trước, gồm các yếu tố
văn hóa vật thể (diện mạo và cấu trúc vật chất làng xã, các di tích thờ cúng…) và
văn hóa phi vật thể (cơ cấu tổ chức làng xã, các ứng xử xã hội, lễ hội, phong tục tập

quán, tín ngưỡng…). Văn hóa nghề là các yếu tố liên quan đến nghề (kỹ thuật làm
nghề, đặc trưng sản phẩm nghề, tâm lý và tính cách người làm nghề,…). Văn hóa
làng nghề là các yếu tố tiêu biểu nhất về vật thể và phi vật thể của một làng được
hình thành dưới ảnh hưởng của nghề; gắn với việc sản xuất, sinh sống bằng một hay
một số nghề [108, tr. 35- 36].


×