Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa môn công nghệ 11 tại trường trung học phổ thông nguyễn huệ – quận 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.66 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRỊNH LÊ MINH VY

CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG
TÍCH CỰC HÓA MÔN CÔNG NGHỆ 11
TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ – QUẬN 9

NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC - 601410

S K C0 0 4 4 2 6

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRỊNH LÊ MINH VY

CẢI TIẾN PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
THEO HƢỚNG TÍCH CỰC HÓAMÔN CÔNG NGHỆ 11
TẠI TRƢỜNG THPT NGUYỄN HUỆ – QUẬN 9

NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
MÃ SỐ: 601410



Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014


LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:
Họ & tên: TRỊNH LÊ MINH VY

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 20/01/1988

Nơi sinh: Tiền Giang

Quê quán: Tân Phú – Phú Thạnh – Tân Phú Đông – TG Dân tộc: Kinh
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 133B3 Nguyễn Tri Phương –
Phường 8 – Quận 5 – Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0937623940
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
Đại học:
Hệ đào tạo: Đại học chính qui

Thời gian đào tạo từ 9/2006 đến 09/ 2010

Nơi học (trường, thành phố): Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Ngành học: Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: “Ứng dụng phần mềm Protues và
Macromedia flash trong dạy học kỹ thuật Công nghiệp tại trường phổ thông”

Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:
Người hướng dẫn: ThS. Đinh Quang Đức
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC:
Thời gian

Nơi công tác

09/2010

Trường THPT Nguyễn Huệ – Quận

Giáo viên Công nghệ kiêm trợ

đến nay

9

lí thanh niên

Trang i

Công việc đảm nhiệm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kì công trình nào.


Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2014
Ký tên

Trịnh Lê Minh Vy

Trang ii


LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa môn Công
nghệ 11 tại trường THPT Nguyễn Huệ – Quận 9” là kết quả của quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. HCM. Tác giả luận văn xin chân
thành cảm ơn đến Tiến sĩNguyễn Văn Y đã tận tình chỉ bảo và góp ý trong suốt quá
trình nghiên cứu. Đồng gửi lời cảm ơn đến ban Giám hiệu, đồng nghiệp tại trường
THPT Nguyễn Huệ,tất cả các bạn của tác giả luôn bên cạnh và sẵn sàng giúp đỡ trong
quá trình học tập cũng như trong lúc nghiên cứu đề tài.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, quý Thầy Cô trong viện Sư
phạm kỹ thuật, các phòng ban, Thư viện trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. HCM
cũng như quý Thầy Cô đã dạy dỗ tôi…luôn kịp thời giúp đỡ cho người nghiên cứu
trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình đã tạo điều kiện, giúp đỡ và
nuôi dưỡng để tác giả có được ngày hôm nay.

Tp. HCM ngày24tháng 10 năm 2014
Tác giả

Trịnh Lê Minh Vy

Trang iii



TÓM TẮT

Mục đích học tập do tổ chức UNESCOđề xướng là: “Học để biết, học để làm, học
để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Để thực hiện được mục đích đó đòi hỏi
giáo viên không ngừng đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc thù riêng
của từng nội dung, môn học, đối tượng học sinh đồng thời chính bản thân học sinh
cũng phải thay đổi phương pháp học tập của mình cho phù hợp để đáp ứng được yêu
cầu con người mới trong thời kì “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Môn Công nghệ thường không được học sinh chú trọng vì các em cho rằng môn
này không quan trọng, không thi tốt nghiệp nên các em có thái độ hời hợt trong học
tập. Bản thân một số Giáo viên không đổi mới trong giảng dạy, chậm cập nhật thông
tin mới dẫn đến Học sinh không hứng thú và chủ động trong việc học.
Để đạt được mục đích học tập do tổ chức UNESCO đề xướng và khắc phục
những thực trạng của việc dạy và học môn Công nghệ, người nghiên cứu chọn đề tài:
“Cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa môn Công nghệ 11 tại trường
Trung học Phổ thông Nguyễn Huệ – Quận 9”.
Nội dung luận văn gồm
A. Phần mở đầu
B. Phần nội dung
Chương I: Cơ sở lí luận
Chương II: Thực trạng dạy học môn công nghệ 11 tại trường Trung học Phổ
thông Nguyễn Huệ
Chương III. Thực nghiệm sư phạm
C. Kết luận – kiến nghị

Trang iv


Trang v



ABSTRACT
The purpose of study which has been pointed out by UNESCO recently is “ learn
to know, learn to work, learn to live together and learn to be”. So, every teacher wants
to carry out that purpose, we always have to go on our renovation of our teaching
methods to be suitable with special own aspests to each content of subject, and even
every student and learner and coinside they are changeable of their studying methods
by themselves which are necessary for new people who are living in “In the national
industrialization and modernization process”.
Industry technology is not usually interested in so much because students who
often think that this subject is not important to them at the moment and it is never
examined in the general graduation of examination, however, they sometimes have
their attitude of studying incorrectly, and there are also some teachers who are very
conservative and they also have out of date ideals, old and they don’t update new
information. As a result, almost student aren’t keen on studying and they aren’t active
in studying their subject which they are studying.
To be promoted in the purpose of studying which UNESCO has been showed out
and also settle upon the present studying and teaching of Industry information, I have
chosen the title: “the improvement of teaching method which is followed the studying
industry technology, Grade 11 with activeness at Nguyen Hue High School, district 9”
The following content is consisted:
A. Introduction
B. Main Contents
Charpter I: Basic argument
Charpter II: The present real situation of teaching for Technology, Grade 11
at NguyenHue High School.

Trang vi



Charpter III: Pedagogy experiment
C. Conclusion - Proposal

Trang vii


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Mục tiêu – Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .......................................................................... 3
4. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................... 3
5. Giới hạn nghiên cứu.................................................................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu ....................................................................... 4
6.2 Phương pháp quan sát........................................................................................ 4
6.3 Phương pháp điều tra ......................................................................................... 4
6.4 Phương pháp thực nghiệm ................................................................................. 5
6.5 Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................... 5
B. PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN ....................................................................................... 7
1.1 Lịch sử nghiên cứu ................................................................................................. 7
1.2 Phương pháp dạy học.............................................................................................. 9
1.3 Dạy học tích cực ................................................................................................... 11
1.3.1 Tính tích cực học tập .................................................................................... 11
1.3.2 Phương pháp dạy học tích cực ..................................................................... 12
1.3.3 Mối quan hệ giữa dạy và học tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung
tâm ......................................................................................................................... 12
1.4 Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực ................................................ 14

1.4.1 Cách thức dạy và học ................................................................................... 14
1.4.2 Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học .................................. 14
1.4.3 Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác ............................ 15

Trang viii


1.4.4 Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò ....................................... 16
1.5 Cải tiến phương pháp dạy học: ............................................................................. 18
1.6 Phương tiện dạy học ............................................................................................. 19
1.6.1 Phương tiện dạy học là: ................................................................................ 19
1.6.2 Chức năng của phương tiện dạy học ............................................................ 20
1.6.3 Vai trò và hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học mang tính trực quan ...... 21
1.7 Giới thiệu chung về môn Công nghệ 11 ............................................................... 23
1.7.1 Đặc điểm môn Công nghệ 11 ....................................................................... 23
1.7.2 Vai trò môn Công nghệ 11 ........................................................................... 24
1.7.3 Nhiệm vụ dạy học môn Công nghệ trong trường PT ................................... 24
1.7.4 Nội dung chủ yếu môn Công nghệ 11 .......................................................... 24
1.8 Một số phương pháp dạy học tích cực ở trường phổ thông .................................. 25
1.8.1 Phương pháp hoạt động nhóm ...................................................................... 25
1.8.2 Phương pháp giải quyết vấn đề .................................................................... 26
1.8.3 Dạy học theo dự án ....................................................................................... 28
1.8.4 Phương pháp dạy học thực hành tạo sản phẩm ............................................ 30
1.8.5 Phương pháp dạy học quan sát ..................................................................... 31
1.9 Một số yếu tố tác động đến phương pháp dạy học tích cực ................................. 31
1.9.1 Các yếu tố bên trong ..................................................................................... 31
1.9.2 Các yếu tố bên ngoài .................................................................................... 32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 11 TẠI TRƢỜNG THPT
NGUYỄN HUỆ............................................................................................................. 35
2.1 Giới thiệu về trường THPT Nguyễn Huệ ............................................................. 35

2.1.1 Giới thiệu chung ........................................................................................... 35
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................ 35
2.1.3 Cơ sở vật chất ............................................................................................... 36
2.2 Kết quả khảo sát HS ............................................................................................. 36

Trang ix


2.3 Kết quả khảo sát Giáo viên ................................................................................... 50
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................................ 64
3.1 Cải tiến PPDH Công nghệ 11 nhằm nâng cao tính tích cực hóa của HS tại trường
THPT Nguyễn Huệ ..................................................................................................... 64
3.1.1 Những định hướng có tính nguyên tắc trong tiến trình xây dựng phương án
dạy một bài cụ thể.................................................................................................. 64
3.1.2 Quy trình dạy học nhằm tích cực hóa HS trong môn Công nghệ 11 ........... 65
3.1.2 Thiết kế kịch bản sư phạm ........................................................................... 68
3.2 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ................................................ 80
3.2.1 Mục đích ....................................................................................................... 80
3.2.2 Nhiệm vụ ...................................................................................................... 81
3.3 Đối tượng thực nghiệm ......................................................................................... 81
3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm .......................................................... 82
3.4.1 Về nội dung các bài kiểm tra ........................................................................ 82
3.4.2 Quan sát các giờ dạy..................................................................................... 82
3.5 Dùng kiểm nghiệm thống kê để kiểm nghiệm giả thuyết nghiên cứu .................. 82
3.5.1 Kết quả điểm số sau quá trình thực nghiệm ................................................. 83
3.5.2 Phân tích kết quả thực nghiệm ..................................................................... 85
3.5.3 Kiểm nghiệm giả thuyết thống kê ................................................................ 85
3.5.4 Kết quả xếp loại điểm bài kiểm tra sau khi dạy ........................................... 87
C. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 90
1. Kết luận ................................................................................................................... 90

2. Những đóng góp của đề tài ..................................................................................... 91
2.1 Về mặt lí luận .................................................................................................. 91
2.2 Về mặt thực tiễn .............................................................................................. 91
3. Hướng phát triển của đề tài ..................................................................................... 91
4. Kiến nghị................................................................................................................. 92

Trang x


4.1 Đối với các cấp quản lí .................................................................................... 92
4.2 Đối với Giáo viên ............................................................................................ 92
4.3 Đối với Học sinh ............................................................................................. 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 94

Trang xi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 So sánh dạy học truyền thống và dạy học tích cực như sau: ....................... 17
Bảng 2.1: Kiến thức môn học liên quan đến thực tế .................................................. 36
Bảng 2.2: Độ khó của môn Công nghệ 11 .................................................................. 37
Bảng 2.3 Nội dung khó nhất trong chương trình ........................................................ 38
Bảng 2.4: Mức độ tập trung trong giờ học ................................................................. 39
Bảng 2.5: Tầm quan trọng của kiến thức phần Động cơ đốt trong với cuộc sống ..... 40
Bảng 2.6 Mức độ tiếp thu của HS sau khi học môn Công nghệ 11 ............................ 41
Bảng 2.7 Mức độ được học với mô hình thật của HS ................................................ 42
Bảng 2.8 Khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tến của HS ......................... 44
Bảng 2.9: Các phương pháp HS thường được học ..................................................... 45
Bảng 2.10: Sở thích học của HS đối với các phương pháp dạy học ........................... 49
Bảng 2.11: Thâm niên công tác của GV được khảo sát ............................................. 50

Bảng 2.12: Môn học GV cho rằng liên quan thực tế cuộc sống nhất ......................... 51
Bảng 2.13: Ý kiến GV về độ khó của môn Công nghệ 11 ......................................... 52
Bảng 2.14: Nội dung trong chương trình GV cho là khó nhất ................................... 53
Bảng 2.15: Ý kiến GV về thái độ của học sinh khi học trong giờ học ....................... 54
Bảng 2.16: Phương pháp GV thường sử dụng trong giảng dạy ................................. 56
Bảng 2.17: Phương pháp GV cho là hiệu quả nhất .................................................... 58
Bảng 2.18: Khảo sát mô hình thật trong dạy học Công nghệ 11 ................................ 59
Bảng 2.19: Mức độ sử dụng các mô hình trong dạy học ............................................ 60
Bảng 2.20: Phương tiện GV thường sử dụng trong dạy học ...................................... 61
Bảng 2.21 Mức độ cần thiết của dạy học tích cực ...................................................... 62
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả thực nghiệm: (lần 2) ...................................................... 84
Bảng 3.2: Thống kê xếp loại lớp thực nghiệm và đối chứng...................................... 87

Trang xii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình1.1: Sự lưu giữ thông tin qua các kênh ............................................................... 22
Hình 1.2 Các loại dự án học tập.................................................................................. 30
Hình 2.1: Biểu đồ mức độ liên quan thực tế của các môn học ................................... 37
Hình 2.2: Biểu đồ độ khó của môn Công nghệ .......................................................... 38
Hình 2.3: Biểu đồ độ khó của các nội dung trong môn Công nghệ 11 ...................... 39
Hình 2.4: Biểu đồ mức độ chú ý của HS trong giờ học .............................................. 40
Hình 2.5: Biểu đồ tầm quan trọng của nội dung động cơ đốt trong ........................... 41
Hình 2.6: Biểu đồ mức độ tiếp thu của HS ................................................................. 42
Hình 2.7: Biểu đồ mức độ học trên mô hình thật ....................................................... 43
Hình 2.8: Biểu đồ khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế...................................... 44
Hình 2.9: Biểu đồ mật độ sử dụng phương pháp thuyết trình .................................... 46
Hình 2.10: Biểu đồ mật đọ sử dụng phương pháp thảo luận nhóm ............................ 47

Hình 2.11: Biểu đồ mật đọ sử dụng phương pháp dạy học theo dự án ...................... 47
Hình 2.12: Biểu đồ mật độ sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề ......................... 48
Hình 2.13: Biểu đồ sở thích học sinh đối với các phương pháp dạy học ................... 49
Hình 2.14: Biểu đồ thâm niên công tác của giáo viên ................................................ 51
Hình 2.15: Môn học liên quan đến thực tế nhất ......................................................... 52
Hình 2.16: Biểu đồ độ khó môn Công nghệ 11 .......................................................... 53
Hình 2.17: Biểu đồ độ khó của từng phần nội dung ................................................... 54
Hình 2.18: Biểu đồ thái độ của học sinh trong học Công nghệ .................................. 55
Hình 2.19: Biểu đồ mật độ sử dụng các phương pháp ............................................... 57
Hình 2.20: Biểu đồ hiệu quả các phương pháp dạy học ............................................. 58
Hình 2.21: Biểu đồ số GV được khỏa sát cho rằng trường có mô hình thật dùng cho
dạy Công nghệ 11 ....................................................................................................... 59

Trang xiii


Hình 2.22: Biểu đồ mức độ sử dụng mô hình thật...................................................... 60
Hình 2.23: Biểu đồ phương tiện thường dùng trong dạy học ..................................... 61
Hình 2.24: Biểu đồ sự cần thiết dạy học với mô hình thật ......................................... 62
Hình 3.1: Sơ đồ qui trình dạy học tích cực hóa học sinh ............................................ 65
Hình 3.2: Đồ thị phân bố điểm trước và sau thực nghiệm (lớp thực nghiệm) ........... 83
Hình 3.3: Đồ thị phân bố điểm trước và sau thực nghiệm (lớp đối chứng)................ 83
Hình 3.4: Biểu đồ kết quả xếp loại kiểm tra sau khi dạy của lớp đối chứng và lớp
thực nghiệm ................................................................................................................ 87

Trang xiv


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT


STT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

CHỮ VIẾT TẮT

1

HS

Học sinh

2

GV

Giáo viên

3

PPDH

Phương pháp dạy học

4

PT

Phổ thông


5

THPT

Trung học phổ thông

Trang xv


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế”là nội dung đề án trong kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 trong
nghị Quyết Trung Ương 6 khóa XI. Trong hội nghị Ban chấp hành trung ương cũng
xác định những tồn tại của giáo dục: như chưa giải quyết tốt quy mô và chất lượng,
giữa dạy chữ và dạy nghề, nội dung giáo dục còn nặng về lý thuyết, xa rời thực tế,
chương trình giáo dục PT còn quá tải với học sinh. Môn Công nghệ lớp 11 ở trường
Phổ thông cũng không thể tránh khỏi những thực trạng đó, vì vậy vai trò của người
thầy rất quan trọng trong việc dạy và học, phải tạo được sự hứng thú cho các em, dạy
học gắn liền với thực tế và gần với cuộc sống.
Đổi mới PPDH là một trong những mục tiêu lớn ngành giáo dục và đào tạo đặt
ra trong giai đoạn hiện nay.Người thầy có nhiệm vụ hướng dẫn HS tìm đến kiến thức,
rèn luyện cho HS có thói quen tư duy sáng tạo. Dạy học phải đáp ứng được yêu cầu
của HS, truyền đạt những kiến thức HS muốn biết, không phải dạy những điềungười
thầy biết. Trong quá trình dạy từng bước áp dụng các phương pháp, phương tiệnphù
hợp vào quá trình dạy và học.Khuyến khích và phát triển khả năng tự học của HS.
Nội dung môn Công nghệ khối 11 là khó so với HS, càng khó khăn hơn với đối
tượng HS thành phố và nữ. Kiến thức vẽ kỹ thuật đòi hỏi khả năng tư duy trừu tượng
của các em cao, đòi hỏi các em tính tỷ mỷ, chính xác trong từng thao tác. Phần động cơ

đốt trong hầu như các em chỉ được biết thông qua hình ảnh, hoặc một số mô phỏng mà
không có điều kiện tiếp xúc thực tế.

Trang 1


Như vậy,trong dạy học rất cần sử dụng các phương tiện dạy học gắn liền với
thực tế cuộc sống mà các em có điều kiện tiếp xúc sẽ giúp cho hiệu quả tiết dạy được
nâng cao hơn. Việc áp dụng mô hình thực tế vào giảng dạy đối với GV và HS bước đầu
gặp không ít khó khăn.
Đối với nhà trường: Cần trang bị đầy đủ các trang thiết bị thực tế phục vụ cho
việc dạy học, tạo điều kiện cho GV tham giacác lớp bồi dưỡng giúp GV có thể thực
hiện bài giảng một cách tốt nhất.
Đối với HS: các em đã quen phương pháp đọc chép và ghi tất cả những gì Thầy
(Cô) nói nên khi học tập với phương pháp mới các em không có thói quen ghi chú
những gì mình thấy, từ đó khái quát thành kiến thức riêng của mình.
Đối với GV, điều kiện tiếp xúc với các mô hình thực tế cũng không được nhiều
nên còn e ngại trong dạy học với mô hình thực tế. Mặt khác một số GV cho rằng dạy
và học tập theo xu hướng truyền thống vẫn đạt được hiệu quả hoặc cho là “học sinh
không chú trọng môn Công nghệ nên đầu tư cho tiết dạy phí”. Từ những thực tế nêu
trên, người nghiên cứu đã tiến hành thực hiện đề tài “Cải tiến phƣơng pháp dạy học
theo hƣớng tích cực hóa môn Công nghệ 11tại trƣờng Trung học Phổ thông
Nguyễn Huệ– Quận 9”.
2.Mục tiêu –Nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu
Cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn Công
nghệ 11để nâng cao chất lượng dạy học, góp phần nâng cao tính chủ động trong học
tập của HS.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Với mục tiêu đã đề ra, người nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ sau:


Trang 2


Nhiệm vụ 1:Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến PPDH theo hướng tích cực
hóa người học.
Nhiệm vụ 2:Phân tích đặc điểm môn Công nghệ 11 ở trường PT.
Nhiệm vụ 3:Tìm hiểu thực trạng về dạy học Công nghệ ở trường PT hiện nay, từ
đó cải tiếnPPDH theo hướng tích cực người học cho phù hợp với mục tiêu môn học.
Nhiệm vụ 4:Dạy thực nghiệm với phương pháp đã chọn.
Nhiệm vụ 5:Đánh giá kết quả của việc cải tiến phương pháp giảng dạy theo
hướng tích cực hóa người học.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Chủ thể nghiên cứu:
Việc cải tiến PPDH nhằm tích cực hóa người học môn Công nghệ 11 ở trường
THPT Nguyễn Huệ.
Khách thể nghiên cứu:
GV – HS khối 11 tại trường THPT.
Quá trình dạy học môn công nghệ 11.
4.Giả thuyết nghiên cứu
PPDH môn Công nghệ 11 tại trường THPT Nguyễn Huệ chưa tạo cho HS tính
tích cực, chủ động trong học tập nên hiệu quả học tập của HS chưa cao. Nếu PPDH
được cải tiến theo hướng tích cực hóa người học thìhiệu quả, chất lượng giảng dạy môn
Công nghệ 11 sẽ đượcnâng cao.
5.Giới hạn nghiên cứu
Do có nhiều hạn chế nên người nghiên cứu chỉ thực hiện:

Trang 3



Nghiên cứu một số PPDHtích cực phù hợp với đặc điểm của học sinh THPT và
nội dung chương trình Công nghệ 11.
Thiết kế bài dạy mẫu ở trong phần động cơ đốt trong: Bài 25 hệ thống bôi trơn,
bài 26 hệ thống làm mát.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là cách thu thập thông tin qua sách, giáo trình,
các đề tài đã nghiên cứu, báo, tạp chí, internet… thông qua việc nghiên cứu tài liệu
người nghiên cứu có thể củng cố và bổ sung những thông tin cần thiết cho nghiên cứu
hoặc giúp ích cho quá trình giảng dạy sau này.
Thông qua phương pháp này người nghiên cứu thu thập các thông tin về: cơ sở
lí luận liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu đã đạt được, các tạp
chí, bài báo khoa học… từ những tài liệu liên quan người nghiên cứu phân tích, tổng
hợp để đưa ra luận cứ cho vấn đề nghiên cứu.
6.2 Phƣơng pháp quan sát
Người nghiên cứu tham gia dự giờ dạy học môn Công nghệ của những GV khác
để đánh giá mức độ tích cực của HS trong giờ học.
6.3 Phƣơng pháp điều tra
Người nghiên cứu đã khảo sát ý kiến HS trường THPT Nguyễn Huệvà GV tại
một số trường THPT.
Điều tra chủ yếu bằng phương pháp bảng hỏi trắc nghiệm và mục đích chủ yếu
là tìm hiểu thực trạng ứng dụng các phương pháp và phương tiện dạy học đang đượcáp
dụng hiện tại và khảo sát kết quảsau khi áp dụng với phương pháp và phương tiện do
người nghiên cứu áp dụng.

Trang 4





×