Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Giáo án Ngữ văn 9 tuần 6 đến tuần 14

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 105 trang )

Ngày soạn : 12/9/2015
Tiết 26,27:

Tuần: 6
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Nắm được những nét chính về cuộc đời,con người và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du.
- Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều.
- Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại.
- Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.
2.Kĩ năng:
- Đọc-hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.
- Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng học sinh lòng tự hào về những thành tựu của văn hoá dân tộc, danh nhân văn hoá, cảm
thông trước số phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, lên án tố cáo xã hôi phong kiến
đương thời.
II. Chuẩn bị:
GV: Tác phẩm Truyện Kiều, tranh chân dung nhà văn Nguyeãn Du.
HS: Đọc văn bản, tóm tắt. Soạn bài.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số, vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
Hỏi: - Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của Hoàng Lê nhất thống chí?
- Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong hồi thứ 14?
3. Dạy học bài mới:

-1-




HĐ của Thầy

HĐ của Trò

-2-

Nội dung chính


HĐ1. Khởi động.
- Giới thiệu cuộc sống khổ cực bất
công, đau khổ, bị chà đạp của
người nông dân nói chung, đặc
biệt là phụ nữ dưới chế độ
phong kiến.
Hỏi: Cho biết những tác phẩm đã
học viết về người phụ nữ dưới
chế độ phong kiến?
- Dẫn vào bài: Thế kỉ 18- đầu19, xã
hội phong kiến Việt Nam nhiều
biến động. Nguyễn Du sống vào
thời kì này nên đã từng trải và
có nhiều cảm thông trước nổi
khổ của nhân dân. Bằng sáng
tạo của mình dựa trên cốt truyện
Kim Vân Kiều Truyện , Nguyễn
Du đã cho ra đời tác phẩm tiêu
biểu của Truyện Nôm: Truyện

Kiều.
HĐ2. Tìm hiểu tác giả.
- Yêu cầu hs đọc chú thích SGK.
Hỏi: Cho biết những nét chính về tác
giả về cuộc đời và sự nghiệp văn
học?
- Giới thiệu chân dung nhà văn
(tranh) và tượng đài Nguyễn Du
ở Hà Tĩnh.
- Nhắc lại bối cảnh xã hội phong
kiến Việt Nam đương thời và
thời đại Nguyễn Du sống.
- Chốt những nét chính về thời đại,
cuộc đời, gia đình liên quan đến
tác giả.
- Giới thiệu các tập thơ lớn bằng chữ
Hán và các tác phẩm chữ Nôm.
HĐ3. Tìm hiểu tác phẩm.
- Yêu cầu hs tìm hiểu SGK.
Hỏi: Cho biết nguồn gốc của tác
phẩm?
- Giải thích thể loại truyện Nôm.
- Chỉ ra những nét sáng tạo của
Nguyễn Du trong cách xây dựng
nhân vật...
2. Tóm tắt.
- Giới thiệu 3 phần.
- Yêu cầu hs tóm tắt từng phần.

- Nghe giới thiệu.

- Trả lời.

- Nghe dẫn vào bài.

- Ghi đề bài

- Đọc chú thích SGK.
- Trả lời những nét
chính về tác giả
và hoàn cảnh ra
đời tác phẩm..
- Nghe giảng.
- Ghi nhớ kiến thức
bài học.
- Nghe giới thiệu.

- Nêu nguôn gốc.
- So sánh với Kim
Vân Kiều truyện.
- Tóm tắt từng phần.

I. Tác giả Nguyễn Du (17651820)
- Nguyễn Du sống trong một thời
đại lịch sử nhiều biến động.
- Ông xuất thân trong một gia đình
nhiều đời làm quan và có
truyền thống văn học.
- Ông đã từng sống lưu lạc nhiều
nơi, tiếp xúc nhiều cảnh đời.
- Về sự ngiệp văn học:

+ 243 bài thơ chữ Hán(3 tập)
+ Chữ Nôm: Truyện Kiều và Văn
chiêu hồn.
II.Tác phẩm Truyện Kiều.
1. Nguồn gốc tác phẩm.
- Thể loại truyện Nôm.
- Dựa theo cốt truyện Kim Vân
Kiều truyện của Thanh Tâm
Tài Nhân (TQ)
2. Tóm tắt tác phẩm.
(SGK)

- Tập tóm tắt

- Quan sát tranh, các
bản dịch để hiểu
-3-

3. Giá trị tác phẩm.
a. Giá trị nội dung:
- Giá trị hiện thưc.
+ Phản ánh bộ mặt tàn bạo của xã


4.Củng cố:
- Yêu cầu hs kể tóm tắt tác phẩm theo 3 phần
5.HDHB:
-Nắm được nội dung cốt truyện.
- Soạn bài Chị em Thuý Kiều.
IV.Rút kinh nghiệm:

.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................
Ngày soạn:12/9/2015
Tiết 28,29:
CHỊ EM THUÝ KIỀU
(Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật.
- Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích
cụ thể.
2.Kĩ năng:
- Đọc-hiểu một văn bản truyện thơ trong văn học trung đại.
- Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn
Du trong văn bản.
3.Thái độ:
- Bồi dưỡng hs biết trân trọng, đề cao vẻ đẹp con người.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh hai chị em Thuý Kiều.
HS: Soạn bài. Giải thích các từ Hán việt, điển tích.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Tóm tắt nội dung chính của Truyện Kiều theo bố cục 3 phần.
Nêu những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
3. Dạy học bài mới:


-4-


HĐ của Thầy

HĐ của Trò

-5-

Nội dung chính


HĐ1. Khởi động.
- Giới thiệu tranh 2 chị em Thuý Kiều.
Hỏi: Tranh này miêu tả hai chị em Thuý
Kiều trong hoàn cảnh nào?
Dẫn: Tác giả rất thành công khi miêu tả
nhân vật trong tác phẩm. Đặc biệt
qua bức tranh và đoạn trích Chị em
Thuý Kiều giúp ta hình dung vẻ đẹp
tuyệt đỉnh của hai chị em Kiều.
HĐ2. Tìm hiểu vị trí đoạn trích.
- Yêu cầu hs đọc chú thích SGK.
Hỏi: Cho biết đoạn trích thuộc phần nào
trong tác phẩm?
- Giới thiệu gia cảnh của Kiều, những
người trong gia đình Kiều,
HĐ3. Đọc, tìm hiểu chung.
- HD đọc: Giọng tự nhiên, vui tươi, chú
ý nhấn mạnh các điển tích.

- Đọc đoạn trích.

- Nghe giới thiệu.
- Trả lời.
- Nghe dẫn vào bài.
- Ghi đề bài
I. Vị trí đoạn trích.
- Đọc chú thích
- Nêu vị trí đoạn
trích.
- Ghi nhớ kiến thức
bài học.

- Tìm hiểu phần giải
thích từ.
- Nêu bố cục.

- Nhận xét, chốt bố cục.
HĐ4. Tìm hiểu văn bản.
1.Hd HS tìm hiểu phần 1. Vẻ đẹp chung
của hai chị em Kiều.
- Đọc 4 câu đầu.
Hỏi: Tác giả miêu tả vẻ đẹp chung của 2
chị em Kiều bằng những hình ảnh
nào? Nghệ thuật gì?
- Giải thích hình ảnh, nghệ thuật ước
lệ.(một số HS khá giỏi))
Hỏi: Qua đó em có nhận xét gì về vẻ
đẹp chung của 2 chị em Kiều?
- Nhận xét, chốt nội dung

2.Hd tìm hiểu phần 2. Vẻ đẹp Thuý
Vân, tài và sắc của Kiều.
- Yêu cầu hs đọc 16 câu tiếp.
- Giới thiệu phần này có thể chia làm 2
-6-

II.Đọc, tìm hiểu chung
1. Đọc.

- Nghe hứơng dẫn
đọc.
- Đọc lại.

- Nhận xét HS đọc.
- Giải thích một số điển tích: nghiêng
nước nghêng thành....
Hỏi: Đoạn trích có thể chia làm mấy
phần? Nội dung từng phần?

Đoạn trích thuộc phần đầu tác
phẩm.

- Ghi nhớ bố cục
đoạn trích.

2. Chú thích.
3. Bố cục: 3 phần
- 4 câu đầu: Giới thiệu chung
về 2 chị em.
- 16 câu tiếp: Vẻ đẹp Thuý

Vân, tài sắc Thuý Kiều.
- 4 câu cuối: Nhận xét chung.
III. Tìm hiểu văn bản.
1. Vẻ đẹp chung của hai chị
em Kiều.
- Mai cốt cách, tuyết tinh thần.
Miêu tả ước lệ.

- Đọc 4 câu đầu.
- Suy nghĩ, trả lời cá
nhân, nêu hình
ảnh, nhệ thuật.
- Nêu nêu nhận xét.
- Ghi nhớ kiến thức.
- Đọc phần 2.

- Gợi tả vẻ đẹp duyeân dáng,
thanh cao, trong trắng,
sang trọng.
2. Vẻ đẹp Thuý Vân, tài và
sắc của Kiều.
a. Vẻ đẹp Thuý Vân:
- Khuôn trăng, nét ngài, hoa
cười, ngọc thốt, mây thua


4.Củng cố:
-Yêu cầu HS đọc bài đọc thêm SGK. Trao đổi và trả lời câu hỏi.
5.HDHB:
- Học thuộc lòng đoạn trích.

- Soạn bài Cảnh ngày xuân..
IV.Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………
Ngày soạn:12/9/2015
Tiết 30:

TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Tổng hợp, củng cố kiến thức đã học về văn thuyết minh. Nắm các ưu khuyết điểm đối với bài
làm, sửa chữa các lỗi về liên kết, bố cục, diễn đạt...trong bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng viết bài thuyết minh hoàn chỉnh.
3. Thái độ:
- Làm bài nghiêm túc.
- Giáo dục hs tính cẩn thận trong khi làm bài.
II. Chuẩn bị:
GV: - Bài viết của Hs đã nhận xét, ghi điểm.
- Một số đoạn, bài văn mẫu.
HS: - Ôn tập văn thuyết minh.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu dàn ý chung của bài thuyết minh? Yêu cầu cách sử dụng từ ngữ, lời văn thuyết minh?
3. Trả bài:


-7-


HĐ của thầy

HĐ của TRò

-8-

Nội dung ghi bảng


HĐ 1. HD tìm hiểu đề và các yêu
cầu của đề.
- Yêu cầu HS nhắc lại các đề bài
viết số 1.

Đề:
Thuyết minh về một con vật
mà em yêu quý nhất.
Nêu đề bài.

Hỏi: Các đề bài trên yêu cầu vấn đề
gì?
Xác định yêu cầu của đề, nội dung,
thể loại.
- Chốt yêu cầu của đề.

Trả lời.


-Yêu cầu HS thảo luận xây dựng
dàn ý chung cho đề bài.
Thảo luận (7'), trình bày
dàn ý.

-Nhận xét, sửa chữa. Nêu dàn ý
hoàn chỉnh (bảng phụ)

HĐ 2: Nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét chung:
+ Ưu điểm: Hiểu yêu cầu và nội
dung của đề, các bài viết đều
nêu được đặc điểm, vai trò của
cây döøa đối với đời sống con
người.
+ Tồn tại: Một số bài làm sơ sài, bố
cục chưa rõ ràng, diễn đạt còn
lủng củng, mắc lỗi chính tả..
- Trả bài đến từng HS.
- Yêu cầu Hs tự nhận xét về bài
làm của mình ( dựa vào lời
phê).
- Nhận xét cụ thể, chỉ ra những bài
viết:
+ Nhiều ưu điểm, sáng tạo.(vd)
+ Còn nhiều tồn tại yếu kém về nội
dung và hình thức.(vd)
+ Chép theo các sách, chưa phù
hợp.


Hoàn chỉnh dàn ý.

1.Yêu cầu :
- Nêu đặc điểm, nguồn gốc, vai
trò của con vật nuôi đối với
đời sống con người .
- Viết bài thuyết minh kết hợp
với miêu tả và sử dụng một
số biện pháp nghệ thuật.
2. Dàn ý đại cương:
- Mở bài:
Giới thiệu về con vật theo
lối nhân hóa, kể.
- Thân bài: +Hình dáng con
vật: lông ,chân, …(miêu tả).
+Vai trò của con vật
trong đời sống theo lối nhân
hóa ( kể theo ngôi thứ nhất).
- Kết bài: Thái độ, tình cảm
của con vật đối với con người
xung quanh nó và thái độ, tình
cảm của người viết đối với con
vật.

3.Nhận xét chung:
Nghe nhận xét,
- Ưu điểm: Hiểu yêu cầu và
nội dung của đề, các bài
viết đều nêu được đặc
điểm, vai trò của cái bút,

cây dừa đối với đời sống
con người.
- Tồn tại: Một số bài làm sơ
- Nhận và đọc lại bài làm,
sài, nghiêng về kể chuyện
đối chiếu với những
hoặc miêu tả, bố cục chưa
yêu cầu và dàn ý
rõ ràng, diễn đạt còn lủng
chung.
củng, mắc lỗi chính tả. Một
- Nhận xét bài làm.
số bài chưa có sử dụng yếu
tố miêu tả và biện pháp
- Đối chiếu với bài làm để
nghệ thuật.
rút kinh nghiệm.

- Nêu cách chữa lỗi.
-9-


4. Củng cố:
- Lưu ý những ưu điểm, tồn tại đối với bài làm.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập văn tự sự. Chuẩn bị Bài viết số 2.
IV. Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................

...................................................
HT ký duyệt: 14/9/2015

Phạm Thanh Thúy

- 10 -


Ngày soạn:20/9/2012
Ngày dạy:……………………………
Tiết 30:

THUẬT NGỮ

I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Khái niệm thuật ngữ
- Những đặc điểm cơ bản của thuật ngữ.
2.Kĩ năng:
- Tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển.
- Sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc-hiểu và tạo lập văn bản khoa học, công nghệ.
3.Thái độ:
- Nhận diện thuật ngữ và sử dụng chúng đúng cách.
II. Chuẩn bị :
GV: Một số thuật ngữ thường sử dụng.
Từ điển Tiếng Việt. Bảng phụ ghi nội dung bài tập.
HS: Soạn bài.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu các cách phát triển từ vựng? Cho vd?
3.Bài mới:
HĐ của Thầy
HĐ của Trò
Nội dung chính

- 11 -


HĐ1: Khởi động.
- Giới hiệu các từ ngữ: định luật,
đường thẳng, nguyên tố, bão
hoà...
Hỏi: Cho biết các từ ngữ sau
thường được dùng trong lĩnh
vưc nào?
- Giải thích, chỉ ra các ngành khoa
học sử dụng nghĩa câu a là
nghĩa gốc, câu b là nghĩa phát
sinh. Dẫn vào bài.
HĐ2.Hình thành kiến thức mới.
1.Tìm hiểu Thuật ngữ là gì?
- Yêu cầu hs đọc mục 1,2 Sgk,
thảo luận trả lời câu hỏi:
a. So sánh nghĩa của từ nước và
muối cho biết cách giải thích
nào cần có kiến thức về hoá
học?
b. Cho biết các thuật ngữ in đậm
thuộc các bộ môn khoa học

nào? Nó được dùng chủ yếu
trong loại văn bản nào?

- Trả lời.
- Nghe giải thích
nghĩa của từ.
- Ghi đề bài.
I. Bài học.
1. Thuật ngữ là gì?

- Thảo luận 5', trả
lời..
- Nhận xét, bổ
sung.

- Nghe giải thích .

- Nhận xét, giải thích.

Hỏi: Vậy thuật ngữ là gì?
- Giải thích, chốt nội dung khái
niệm.

2. Tìm hiểu đặc điểm của thuật
ngữ.
Hỏi: Cho biết các thuật ngữ trên
còn có nghĩa nào khác nữa
không?
- Nhận xét, giải thích.
Hỏi: Qua đó cho biết thuật ngữ có

đặc điểm gì?
- Chốt kiến thức.
- Yêu cầu hs đọc các vd a,b có sử
dụng từ muối.
Hỏi: Từ muối nào có sắc thái biểu

- Cá nhân suy nghĩ
trả lời, rút ra
nội dung bài
học.

-Trả lời: không.
- Nêu đặc điểm.

- Thảo luận 4', trả
lời.
(Từ muối thứ 2)
- 12 -

BT1:
Cách giải thích thứ 2 cần
có kiến thức về hoá học.
BT2:
-Thạch nhũ: Địa lí.
-Ba-d ơ: Hoá học.
- Ẩn d ụ: Ngữ văn.
-Phân số thập phân: Toán
học.
*Những thuật ngữ này
được dùng chủ yếu trong

loại văn bản khoa học.
*Thuật ngữ là những từ
ngữ biểu thị khái niệm
khoa học, công nghệ,
thường được dùng trong
văn bản khao học công
nghệ.
VD: Trường từ vựng, nhân
hoá...
2. Đặc điểm của thuật ngữ.

- Trong một lĩnh vực khoa
học công nghệ, mỗi thuật
ngữ biểu thị một khái
niệm và mỗi khái niệm
biểu thị một thuật ngữ.
- Thuật ngữ không có tính
biểu cảm.


4. Củng cố:
- Yêu cầu hs tìm một số thuật ngữ trong môn văn học.
5.HDHB:
-Hoàn thành các BT còn lại.
- Soạn: Miêu tả trong văn bản tự sự
IV. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
..............................................................................................................................
HT ký duyệt: 24/9/2012


- 13 -


Ngày soạn: 18/9/2015
Tuần: 7
Tiết 31,32:
CẢNH NGÀY XUÂN
( Trích Truyện Kiều)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào dân tộc Nguyễn Du.
- Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi.
2.Kĩ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện , phân tích được các chi
tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích.
- Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân.
- Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng hs lòng yêu thiên nhiên, yêu con người.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh hai chị em Thuý Kiều đi chơi xuân. Một số lời bình về đoạn trích.
HS: Soạn bài. Giải thích các từ Hán việt, điển tích.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số, vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: So sánh vẻ đẹp của Thuý Kiều và Thuý Vân qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều?
3. Dạy học bài mới:

- 14 -



HĐ của Thầy

HĐ của Trò

- 15 -

Nội dung chính


HĐ1. Khởi động.
Hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật tả
người của Nguyễn Du qua đoạn
trích Chị em Thuý Kiều?
Dẫn: Với truyện Kiều tác giả không
những thành công trong việc tả
người mà còn rất xuất sắc khi miêu
tả thiên nhiên. Đoạn trích Cảnh
ngày xuân là một trong những đoạn
trích tiêu biểu thể hiện bút pháp tả
cảnh độc đáo của tác giả.
HĐ2. Tìm hiểu vị trí đoạn trích.
- Yêu cầu hs đọc chú thích SGK.

- Nghe giới thiệu.
- Trả lời.
- Nghe dẫn vào bài.
- Ghi đề bài


- Đọc chú thích

Hỏi: Cho biết đoạn trích thuộc phần nào - Nêu vị trí đoạn
trong tác phẩm?
trích.
- Giới thiệu vị trí đoạn trích.
- Ghi nhớ kiến thức
bài học.
HĐ3. Đọc, tìm hiểu chung(5').
- HD đọc: Giọng tự nhiên, vui tươi, chú
ý 6 câu cuối với giọng trầm lắng.
- Nghe hướng dẫn
- Đọc đoạn trích.
đọc.
- Nhận xét HS đọc.
- Giải thích một số từ ngữ: thiều quang,
thanh minh, tảo mộ...
Hỏi: Đoạn trích có thể chia làm mấy
phần? Nội dung từng phần?

- Đọc lại.
- Tìm hiểu phần giải
thích từ.
- Nêu bố cục.

- Nhận xét, chốt bố cục.
- Ghi nhớ bố cục
đoạn trích.
HĐ4. Tìm hiểu văn bản.
1.Hd HS tìm hiểu phần 1. Cảnh thiên

nhiên mùa xuân.
- Đọc 4 câu đầu.
Hỏi: Tác giả miêu tả cảnh thiên nhiên
mùa xuân bằng những hình ảnh
nào? Nhận xét nghệ thuật miêu tả
của tác giả?
- Giải thích hình ảnh, nghệ thuật ẩn dụ,
miêu tả bằng nét chấm phá.
Hỏi: Qua đó em có nhận xét gì về cảnh
thiên nhiên mùa xuân?
- Nhận xét, chốt nội dung.

- Đọc 4 câu đầu.
- Suy nghĩ, trả lời cá
nhân, nêu hình
ảnh, nhệ thuật.
- Nêu nêu nhận xét.
- Ghi nhớ kiến thức.

I. Vị trí đoạn trích.
Đoạn trích thuộc phần đầu
tác phẩm.

II.Đọc, tìm hiểu chung
1. Đọc.
2. Chú thích.
3. Bố cục: 3 phần
- 4 câu đầu: Cảnh đẹp ngày
xuân
- 8 câu tiếp: Khung cảnh lễ

hội trong tiết thanh minh.
- 6 câu cuối: Chị em Thuý
Kiều đi chơi xuân trở về.
III. Tìm hiểu văn bản.
1.Cảnh thiên nhiên mùa
xuân.
- Con én đưa thoi. Hình ảnh
tiêu biểu mùa xuân, lối nói
ẩn dụ chỉ thời gian trôi đi
nhanh
- cỏ non, cành lê...bông hoa.
Miêu tả thiên nhiên bằng
nét chấm phá.
* Bức tranh mùa xuân đẹp,
trong trẻo, mới mẻ, tinh
khôi, giàu sức sống.
2. Cảnh lễ hội trong tiết

- 16 -


4.Củng cố:
Yêu cầu HS đọc bài đọc thêm SGK. Trao đổi và trả lời câu hỏi.
5.HDHB:
-Học thuộc lòng đoạn trích. Nắm được nội dung nghệ thuật của đoạn trích
- Soạn bài Thuật ngữ: Đọc và làm các BT ở phần I và II. Rút ra khái niệm và đặc điểm của thuật
ngữ.
IV.Rút kinh
nghiệm: ..........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................
........................................................................
Ngày soạn: 18/9/2015
Tiết 33:

THUẬT NGỮ

I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Khái niệm thuật ngữ
- Những đặc điểm cơ bản của thuật ngữ.
2.Kĩ năng:
- Tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển.
- Sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc-hiểu và tạo lập văn bản khoa học, công nghệ.
3.Thái độ:
- Nhận diện thuật ngữ và sử dụng chúng đúng cách.
II. Chuẩn bị :
GV: Một số thuật ngữ thường sử dụng.
Từ điển Tiếng Việt. Bảng phụ ghi nội dung bài tập.
HS: Soạn bài.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các cách phát triển từ vựng? Cho vd?
3.Bài mới:

- 17 -


HĐ của Thầy


HĐ của Trò

- 18 -

Nội dung chính


HĐ1: Khởi động.
- Giới hiệu các từ ngữ: định luật,
đường thẳng, nguyên tố, bão
hoà...
Hỏi: Cho biết các từ ngữ sau
thường được dùng trong lĩnh
vưc nào?
- Giải thích, chỉ ra các ngành khoa
học sử dụng nghĩa câu a là
nghĩa gốc, câu b là nghĩa phát
sinh. Dẫn vào bài.
HĐ2.Hình thành kiến thức mới.
1.Tìm hiểu Thuật ngữ là gì?
- Yêu cầu hs đọc mục 1,2 Sgk,
thảo luận trả lời câu hỏi:
a. So sánh nghĩa của từ nước và
muối cho biết cách giải thích
nào cần có kiến thức về hoá
học?
b. Cho biết các thuật ngữ in đậm
thuộc các bộ môn khoa học
nào? Nó được dùng chủ yếu

trong loại văn bản nào?
- Nhận xét, giải thích.
Hỏi: Vậy thuật ngữ là gì?
- Giải thích, chốt nội dung khái
niệm.

2. Tìm hiểu đặc điểm của thuật
ngữ.
Hỏi: Cho biết các thuật ngữ trên
còn có nghĩa nào khác nữa
không?
- Nhận xét, giải thích.
Hỏi: Qua đó cho biết thuật ngữ có
đặc điểm gì?
- Chốt kiến thức.
- Yêu cầu hs đọc các vd a,b có sử
dụng từ muối.
Hỏi: Từ muối nào có sắc thái biểu
cảm?
- Giải thích, chốt đặc điểm của
thuật ngữ.
- Nêu vd .
- Yêu cầu hs đọc ghi nhớ SGK

- Trả lời.
- Nghe giải thích
nghĩa của từ.
- Ghi đề bài.
I. Bài học.
1. Thuật ngữ là gì?


- Thảo luận 5', trả
lời..
- Nhận xét, bổ
sung.

- Nghe giải thích .
- Cá nhân suy nghĩ
trả lời, rút ra
nội dung bài
học.

BT1:
Cách giải thích thứ 2 cần có kiến
thức về hoá học.
BT2:
-Thạch nhũ: Địa lí.
-Ba-d ơ: Hoá học.
- Ẩn d ụ: Ngữ văn.
-Phân số thập phân: Toán học.
*Những thuật ngữ này được dùng
chủ yếu trong loại văn bản khoa
học.
*Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị
khái niệm khoa học, công nghệ,
thường được dùng trong văn bản
khao học công nghệ.
VD: Trường từ vựng, nhân hoá...
2. Đặc điểm của thuật ngữ.


-Trả lời: không.
- Nêu đặc điểm.

- Trong một lĩnh vực khoa học công
nghệ, mỗi thuật ngữ biểu thị một
khái niệm và mỗi khái niệm biểu
thị một thuật ngữ.
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.

- Thảo luận 4', trả
lời.
(Từ muối thứ 2)
- Ghi nhớ kiến thức *Ghi nhớ:(SGK)
bài học.
- Đọc ghi nhớ.
II. Luyện tập:
- Làm các bài tập.
1.BT1: Điền thuật ngữ trong câu:
a.Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này
- 19 -


4. Củng cố:
- Yêu cầu hs tìm một số thuật ngữ trong môn văn học.
5.HDHB:
- Hoàn thành các BT còn lại.
- Soạn bài Miêu tả trong văn bản tự sự: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi phía dưới đoạn văn
trong phần I. Đọc trước phần ghi nhớ.
IV. Rút kinh
nghiệm: ..........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
........................................................................
Ngày soạn: 18/9/2015
Tiết 34,35:
MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
- Vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
2.Kĩ năng:
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tatrong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể truyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.
3.Thái độ:
Biết sử dụng yếu tố miêu tả đưa vào bài văn tự sự.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, các đoạn vd.
HS: Ôn tập văn tự sự. Soạn bài.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Tóm tắt vănbản tự sự nhằm mục đích gì?
3.Bài mới:

- 20 -


HĐ của Thầy

HĐ của trò


- 21 -

Nội dung ghi bảng


HĐ 1. Khởi động.
- Đọc 4 câu thơ đầu trong đoạn
trích Chị em Thuý Kiều.
Hỏi: Tóm tắt nội dung sự việc
trong 4 câu thơ trên?
- Để 2 nhân vật được nổi bật,
ngoài kể tác giả còn sử dụng
các chi tiết miêu tả "Mai cốt
cách..." nhằm làm cho câu
chuyện sinh động, hấp dẫn.
- Dẫn vào bài: Miêu tả trong văn
bản tự sự.
HĐ2. Hình thành kiến thức mới.
Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn
tự sự.
- Yêu cầu hs đọc đoạn trích: Vua
Quang Trung....
- Yêu cầu hs thảo luận:
a.Đoạn trích kể về trận đánh nào?
Vua Quang Trung làm gì, xuất
hiện như thế nào?
b. Chỉ ra yếu tố miêu tả, cho biết
yếu tố miêu tả nhằm thể hiện
đối tượng nào?

c. So sánh đoạn trích với các sự
việc nêu ra để rút ra nhận xét
vai trò của yếu tố miêu tả
trong văn bản tự sự?
- Nhận xét, giải thích, phân tích
yếu tố miêu tả. So sánh đoạn
văn với các sự việc.
Hỏi: Sử dụng yếu tố miêu tả trong
văn bản tự sự có tác dụng gì?
- Chốt kiến thức.
- Yêu cầu hs đọc ghi nhớ SGK
HĐ 3. Luyện tập.
1. Yêu cầu hs thảo luận, tìm yếu tố
tả người và tả cảnh trong 2
đoạn trích Chị em Thuý Kiều
và Cảnh ngày xuân.
- Nhân xét, giải thích, chỉ ra yếu tố
miêu tả, phân tích tác dụng.
- Chốt vai trò của yếu tố miêu tả
trong văn tự sự.

- Nghe đọc
- Trả lời.

- Ghi nhớ kiến thức,
ghi đề bài.
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong
văn bản tự sự.
- Đọc văn bản.
- Thảo luận nhóm

(6'), trình bày
(bảng phụ)

1. Đoạn trích Hoàng Lê nhất
thống chí.
- Đoạn văn kể chuyện vua Quang
Trung đánh đồn Ngọc Hồi.
- Yếu tố miêu tả: lấy rơm dấp nước
phủ kín, dàn thành trận chữ
nhất...

- Nhận xét, bổ sung.
2. Vai trò của yếu tố miêu tả
trong văn tự sự.
- Trả lời, rút ra nội
Miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật,
dung bài học.
nhân vật và sự việc nhằm làm
- Ghi nhớ kiến thức
cho câu chuyện hấp dẫn, gợi
bài học.
cảm, sinh động.
- Đọc ghi nhớ SGK
* Ghi nhớ:
(SGK)
II. Luyện tập:
1. Chi tiết miêu tả trong các đoạn
- Thảo luận nhóm
trích.
(5') ghi các chi

- khuôn trăng, nét ngài, hoa cười
tiết miêu tả
ngọc thốt, mây thua nước tóc
(bảng phụ), trình
tuyết nhường màu da, làn thu
bày .
thuỷ nét xuân sơn...
- Nhận xét, bổ sung. - con én đưa thoi, cỏ non xanh tận
chân trời, cành lê trắng điểm,
- Ghi nhớ kiến thức,
gần xa nô nức yến anh, ngựa xe
hoàn chỉnh bài
như nước...
- 22 -


4. Củng cố:
Hỏi: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự có tác dụng gì?
5. HDHB:
Yêu cầu hs ôn tập văn tự sự: ôn lại lý thuyết và đọc các đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả
để tham khảo làm bài cho tốt. Xem trước các đề trong SGK để chuẩn bị Viết bài viết số 2.
IV. Rút kinh nghiệm:.
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………
HT ký duyệt: 21/9/2015

Phạm Thanh Thúy


- 23 -


Ngày soạn: 25/9/2015
Tuần: 8
Tiết 36, 37:

Văn bản: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
( Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du)

I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng
thủy chung, hiếu thảo của nàng.
- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
2.Kĩ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng HS biết cảm thông trước nỗi khổ người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh Kiều ở lầu Ngưng Bích. Một số lời bình về đoạn trích.
HS: Soạn bài. Giải thích các từ Hán việt, điển tích.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1. Ổn định tổ chức:kiểm tra sĩ số, vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (3')
Hỏi: - Đọc thuộc đoạn trích”Mã Giám Sinh Mua Kiều”.
- Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?

3. Dạy học bài mới:
HĐ của Thầy

HĐ của Trò

- 24 -

Nội dung chính


HĐ1. Khởi động.
- Giới thiệu tranh Kiều ở lầu Ngưng
Bích.
Hỏi: Em có nhận xét gì về hình ảnh
nhân vật Kiều trong tranh này?
Dẫn: Tác giả rất thành công khi miêu tả
nội tâm nhân vật trong tác phẩm.
Đặc biệt qua bức tranh và đoạn
trích Kiều ở lầu Ngưng Bích giúp
ta thấu hiểu nội tâm của nàng.
HĐ2.Tìm hiểu vị trí đoạn trích.
- Yêu cầu hs đọc chú thích SGK.

- Nghe giới thiệu.
- Trả lời.
- Nghe dẫn vào bài.
- Ghi đề bài

- Đọc chú thích
Hỏi: Tóm tắt tác phẩm từ đầu đến đoạn

trích Kiều ở lầu Ngưng Bích?
- Nêu vị trí đoạn trích, dẫn vào bài.

- Nêu vị trí đoạn
trích.
- Ghi nhớ nội dung.

HĐ3. Đọc, tìm hiểu chung.
- HD đọc: Giọng trầm lắng phù hợp với - Nghe hướng dẫn
tâm trạng nhân vật, chú ý nhấn
đọc.
mạnh các điển tích, các từ ngữ miêu
tả nội tâm.
- Đọc đoạn trích.
- Đọc lại.
- Nhận xét HS đọc.
- Giải thích một số điển tích: quạt nồng - Tìm hiểu phần giải
ấp lạnh, sân Lai, gốc tử...
thích từ.
Hỏi: Đoạn trích có thể chia làm mấy
phần? Nội dung từng phần?
- Nêu bố cục.
- Ghi nhớ bố cục
- Nhận xét, chốt bố cục.
đoạn trích.

I. Vị trí đoạn trích.
Đoạn trích thuộc phần thứ 2,
Kiều bán mình bị lừa rơi
vào lầu xanh rồi giam lỏng

ở lầu Ngưng Bích.
II.Đọc, tìm hiểu chung
1. Đọc.

2. Chú thích.
3. Bố cục: 3 phần
- 6 câu đầu: Nêu hoàn cảnh của
Kiều.
- 8 câu tiếp: Nỗi nhớ của Kiều.
- 8 câu cuối: Tâm trạng của
Kiều.
III. Tìm hiểu văn bản.
1.Hoàn cảnh của Kiều.

HĐ4. Tìm hiểu văn bản.
1. Hoàn cảnh của Kiều.
- Đọc 6 câu đầu.
- Giải thích từ khoá xuân.(Kiều bị giam
lỏng)

- Đọc 6 câu đầu.
- Nghe giải thích.

- Suy nghĩ, trả lời cá
Hỏi: Cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng
nhân, nêu hình
Bích được tác giả miêu tả thông qua
ảnh, nghệ thuật.
những hình ảnh nào?
- Giải thích hình ảnh non xa, trăng

gần...Bình giảng vẻ đẹp của cảnh
vật.
- Nêu nêu nhận xét.
Hỏi: Qua đó em có nhận xét gì về cảnh
- 25 -

- Kiều đang bị giam lỏng.

- Cảnh trước lầu Ngưng Bích:
non xa, trăng gần, cát
vàng, bụi hồng gợi sự trơ
trọi, mênh mông, trống
vắng.
* Kiều đang rơi vào hoàn cảnh


×