Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Dịch Tễ Bệnh Do Giun Tròn Oesophagostomum Spp. Gây Ra Trên Lợn Tại Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên Và Dùng Thuốc Điều Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-----------

-----------

LÊ VĂN CHIẾN

Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH
DO GIUN TRÒN OESOPHAGOSTOMUM SPP. GÂY RA
TRÊN LỢN TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ DÙNG THUỐC ĐIỀU TRỊ”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Chăn nuôi thú y

Khoa

: Chăn nuôi thú y

Lớp



: K42 – Chăn nuôi thú y

Khoá học

: 2010 – 2014

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Dương Thị Hồng Duyên

Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và viết khoá luận, em đã nhận được sự quan
tâm, hướng dẫn, giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Xuất phát từ lòng kính trọng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô giáo
trong khoa Chăn nuôi thú y là những người đã dạy dỗ, hướng dẫn em trong
những năm tháng học tập tại trường. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các
cô chú, anh chị công tác tại Trạm thú y huyện Đồng Hỷ đã tận tình giúp đỡ,
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Dương Thị Hồng Duyên,
giảng viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã ân cần chỉ bảo tận tình và trực
tiếp hướng dẫn em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân,
bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ em hoàn thành tốt việc học tập nghiên
cứu của mình trong suốt quá trình học vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng …năm 2014
Sinh viên


Lê Văn Chiến


LỜI NÓI ĐẦU
Trước yêu cầu của thực tiễn sản xuất, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn
vô cùng quan trọng đối với sinh viên trước khi ra trường, giúp cho sinh viên
tiếp cận được với thực tiễn, vận dụng được những kiến thức đã học vào trong
thực tế sản xuất, củng cố và nâng cao kiến thức cho mỗi sinh viên.
Vì vậy, thực tập tốt nghiệp là phần không thể thiếu trong chương trình
đào tạo của trường Đại học, giúp sinh viên nâng cao kiến thức chuyên môn
nghiệp vụ, nâng cao tay nghề, rèn luyện cho sinh viên tác phong làm việc,
chuẩn bị đầy đủ hành trang trước khi ra trường.
Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi thú y và sự giúp
đỡ tận tình của cô giáo ThS. Dương Thị Hồng Duyên, em đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do giun tròn
Oesophagostomum spp. gây ra trên lợn tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên và dùng thuốc điều trị”.
Trong thời gian thực tập em luôn tìm tòi học hỏi trau dồi kiến thức cho
mình. Song trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các
thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Thái Nguyên, tháng ….năm 2014
Sinh viên

Lê Văn Chiến


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 4.1. Thực trạng phòng chống bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh
do giun kết hạt ở lợn thuộc huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ... 30
Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Oesophagostomum spp. ở lợn tại một
số xã thuộc huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên............................ .32
Bảng 4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Oesophagostomum spp. theo tuổi lợn. ... 35
Bảng 4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Oesophagostomum spp. theo giống lợn. ... 37
Bảng 4.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Oesophagostomum spp. theo các
tháng theo dõi tại một số xã thuộc huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên ........................................................................................... 39
Bảng 4.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Oesophagostomum spp. theo phương
thức chăn nuôi. ............................................................................... 41
Bảng 4.7. Tỷ lệ lợn nhiễm Oesophagostomum spp. có biểu hiện lâm sàng ..... 43
Bảng 4.8. Sự ô nhiễm trứng Oesophagostomum spp. ở nền chuồng, xung
quanh chuồng nuôi và vườn trồng cây thức ăn cho lợn. ............... 44
Bảng 4.9. Hiệu lực của thuốc tẩy Oesophagostomum spp. cho lợn................. 45
Bảng 4.10. Độ an toàn của thuốc tẩy Oesophagostomum spp. cho lợn ........... 46


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Loài O. dentatum............................................................................... 4
Hình 1.2. Loài O. longicaudum......................................................................... 4
Hình 1.3. Giun O. dentatum .............................................................................. 5
Hình 1.4. Trứng giun O. dentatum .................................................................... 5
Hình 1.5. Sơ đồ vòng đời Oesophagostomum spp. ở lợn ................................. 7
Hình 1.6. Các dạng ấu trùng cảm nhiễm của bộ Strongylida ......................... 14
Hình 4.1 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun kết hạt ở lợn tại 4 xã thuộc
huyện Đồng Hỷ ................................................................................ 33
Hình 4.2. Biểu đồ cường độ nhiễm Oesophagostomum spp. tại các địa
phương ............................................................................................. 34
Hình 4.3. Đồ thị tỷ lệ nhiễm Oesophagostomum spp. theo tuổi lợn ............... 36

Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm Oesophagostomum spp. theo giống lợn ......... 38
Hình 4.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm Oesophagostomum spp. theo tháng ................ 40
Hình 4.6. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm Oesophagostomum spp. ở lợn ............................
theo phương thức nuôi ..................................................................... 42


MỤC LỤC
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................. 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................ 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................. 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...................................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm sinh học của Oesophagostomum .................................... 3
1.1.2. Bệnh Oesophagostomum spp. ở lợn................................................ 9
1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh Oesophagostomosis ở lợn ........................ 18
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................. 18
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................ 20
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 23
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ......................................................... 23
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 23
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu ....................................................................... 23
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 23
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 23
3.2.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 24
3.3.1. Nghiên cứu về tình hình nhiễm và triệu chứng bệnh giun kết hạt

ở lợn......................................................................................................... 24
3.3.2. Biện pháp phòng trị bệnh .............................................................. 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 24
3.4.1. Phương pháp lấy mẫu .................................................................... 24
3.4.2. Phương pháp xét nghiệm mẫu....................................................... 25


3.4.3. Phương pháp theo dõi các biểu hiện lâm sàng của lợn bị bệnh
Oesophagostomum spp............................................................................ 27
3.4.4. Phương pháp xác định hiệu lực và độ an toàn của thuốc trị
Oesophagostomum spp............................................................................ 27
3.4.5. Đề xuất biện pháp phòng bệnh Oesophagostomum spp. cho lợn . 28
3.5. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................... 28
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 30
4.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh do giun tròn Oesophagostomum spp. gây ra ở lợn ... 30
4.1.1. Thực trạng phòng chống bệnh ký sinh trùng ................................ 30
4.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn Oesophagostomum spp. ở lợn
tại một số xã thuộc huyên Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên .......................... 32
4.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Oesophagostomum spp. theo tuổi lợn.. 35
4.1.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Oesophagostomum spp. theo giống lợn
................................................................................................................. 37
4.1.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Oesophagostomum spp. theo tháng ..... 39
4.1.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Oesophagostomum spp. theo phương
thức chăn nuôi ......................................................................................... 41
4.1.7. Tỷ lệ lợn nhiễm Oesophagostomum spp. có biểu hiện lâm sàng .. 43
4.1.8. Sự ô nhiễm trứng Oesophagostomum spp. ở ngoại cảnh.............. 44
4.2. Hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc điều trị bệnh Oesophagostomum
spp. cho lợn .................................................................................................. 45
4.2.1. Hiệu lực của một số loại thuốc tẩy Oesophagostomum spp. cho lợn ... 45
4.2.2. Độ an toàn của một số loại thuốc tẩy Oesophagostomum spp. cho lợn 46

4.3. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh Oesophagostomum spp. cho lợn. .. 47
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 49
5.1. Kết luận ................................................................................................ 49
5.2. Đề nghị ................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 51


1

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay chăn nuôi lợn vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong sự phát
triển kinh tế của nước ta, là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho nhu cầu
trong nước và xuất khẩu. Chăn nuôi lợn tạo ra sản phẩm có tỷ trọng cao và
chất lượng tốt cho con người, là nguồn cung cấp phân bón rất lớn cho ngành
trồng trọt. Chăn nuôi lợn kết hợp với trồng trọt, thủy sản tạo nên mô hình
VAC mang lại hiệu quả kinh tế cao và có ý nghĩa lớn trong việc cải thiện môi
trường sinh thái.
Thái Nguyên là tỉnh có nghề chăn nuôi lợn khá phát triển. Trong những
năm qua, số lượng đàn lợn của tỉnh không ngừng tăng lên, nhiều trang trại
được xây dựng mới, người dân đầu tư cho con lợn và xem đó là nghề ổn định
của gia đình mình. Tuy nhiên thực tế cho thấy, ở nhiều địa phương, chăn nuôi
lợn còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chăn nuôi còn thấp lợn chậm lớn, còi
cọc, tiêu chảy… Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đó là bệnh
ký sinh trùng. Đây là bệnh kha phổ biến đối với gia súc, gia cầm. Bệnh gây ra
những thiệt hại đáng kể, làm giảm năng suất chăn nuôi, tạo điều kiện cho các
bệnh khác kế phát. Giun kết hạt (Oesophagostomum) là ký sinh trùng gây
bệnh cho nhiều loài động vật khác nhau trong đó có lợn. Giun trưởng thành
ký sinh ở xoang ruột, ấu trùng ký sinh ở thành ruột tạo nên những u kén ở ruột

gia súc. Súc vật khi nhiễm giun kết hạt nặng có thể chết.
Bệnh giun kết hạt ở lợn phân bố rộng ở hầu hết các vùng miền. Ở các
tỉnh miền núi phía bắc, bệnh giun kết hạt rất phổ biến, tuy không gây ra thể
bệnh cấp tính làm chết lợn hàng loạt, nhưng bệnh giun kết hạt làm cho lợn
gầy yếu, giảm tăng trọng gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cho chăn nuôi lợn.


2

Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên phát triển khá mạnh. Tuy nhiên, việc phòng bệnh ký sinh trùng, đặc
biệt là bệnh do giun kết hạt còn ít được chú ý. Xuất phát từ nhu cầu cấp bách
của thực tế chăn nuôi lợn ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, tôi thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do giun tròn
Oesophagostomum spp. gây ra trên lợn tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên và dùng thuốc điều trị ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh do giun tròn Oesophagostomum spp.
gây ra ở lợn tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ bệnh
do giun tròn Oesophagostomum spp. gây ra góp phần cho việc nghiên cứu các
biện pháp phòng và điều trị Oesophagostomosis ở lợn, từ đó đề xuất quy
trình phòng chống bệnh cho lợn.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi cách
phòng trị bệnh do giun tròn Oesophagostomum spp. gây ra, nhằm hạn chế tác
hại cho lợn, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi và thúc đẩy nghành chăn
nuôi lợn phát triển.



3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Đặc điểm sinh học của Oesophagostomum
1.1.1.1. Vị trí của oesophagostomum trong hệ thống phân loại động vật học
Oesophagostomum dentatum và Oesophagostomum longicaudum thuộc
giống Oesophagostomum, là tác nhân gây ra bệnh Oesophagostomum
(Oesophagostomatosis) ở lợn.
Theo Skrjabin và cs. (1963) [30], Phan Thế Việt và cs. (1977) [27],
Oesophagostomum ở lợn có vị trí trong hệ thống phân loại động vật như sau:
Ngành Nemathelminthes Shneider, 1873
Phân ngành Nemathelmintha Shaneider và Schulz, 1940
Lớp Nematoda Rudolphi, 1808
Phân lớp Secerentea Chitwood, 1933
Bộ Rhabditida Chitwood, 1933
Phân bộ Strogylata Railliet, 1916
Họ Trichonematidae Cram, 1927
Phân họ Oesophagostomatinae Railliet et Henr, 1913
Giống Oesophagostomum Molin, 1861
Loài Oesophagostomum dentatum Rudolphi, 1803
Loài Oesophagostomum longicaudum Goodey, 1925
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo Oesophagostomum ký sinh ở lợn
Đề cập đến hình thái và cấu tạo Oesophagostomum spp., Skrjabin và cs.
(1963) [30] cho biết:
Loài O. dentatum: Dài từ 7 – 14 mm, đầu được giới hạn với thân rõ rệt
bởi ngăn bụng sâu. Bao miệng dài tới thực quản hình đinh ghim. Con đực có

túi đuôi, hai gai giao hợp bằng nhau dài 0,90 – 0,94 mm. Con cái âm hộ nằm
gần hậu môn, hậu môn ở cách mút đuôi 0,255 – 0,265 mm.
Loài O. longicaudum: Con đực dài 8,8 – 9,6 mm, bánh lái gai giao hợp
dạng xẻng. Con cái dài 8 – 11 mm, đuôi rất dài và thon, nhọn. Hậu môn nằm


4

cách mút đuôi 0,453 – 0,543 mm. Âm hộ cách đuôi 0,906 – 0,951 mm.
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [11] cho biết: Các loài thuộc giống
Oesophagostomum có đặc điểm hình thái chung là: túi miệng hình ống rất nhỏ,
quanh miệng có một bờ gồ lên hình đĩa, có các tua ở quanh miệng, có rãnh cổ;
phía trước rãnh cổ biểu bì nở ra tạo thành túi đầu, sau rãnh cổ có gai cổ, giun đực
có túi đuôi và một đôi gai giao hợp dài bằng nhau, âm hộ giun cái ở gần hậu môn.
Loài O. dentatum ký sinh ở ruột già của lợn, là loài giun tròn nhỏ, không có
cánh đầu, có 9 rua ngoài và 18 rua trong. Túi đầu to, gai cổ ở hai bên chỗ phình to
của thực quản. Giun đực dài 8 - 9 mm, rộng 0,14 - 0,37 mm, có túi đuôi, có 2 gai
giao hợp bằng nhau dài 1,0 - 1,14 mm. Giun cái dài 8 - 11,2 mm, âm đạo dài 0,1 0,15 mm, nằm gần hậu môn, hơi xuyên vào cơ quan thải trứng. Trứng hình bầu
dục, dài 0,060 - 0,088 mm, rộng 0,035 - 0,050 mm.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2006) [12]: Giun O. dentatum là loài giun tròn
nhỏ, không có cánh đầu. Giun đực có kích thước 7,6 – 8,8 x 0,35 – 0,38mm, có túi
đuôi, có hai gai giao hợp dài 0,792 – 1,037 mm. Giun cái dài 7,8 – 12,5 x 0,38 –
0,43 mm ; đuôi dài 0,405 – 0,430 mm. Âm hộ ở trước hậu môn, cách hậu môn
0,208 – 0,388 mm, dài 0,1 – 1,15 mm hơi xuyên vào cơ quan thải trứng. Trứng
hình ovan, kích thước 0,056 – 0,071 x 0,032 – 0,045 mm.

Hình 1.1. Loài O. dentatum

Hình 1.2. Loài O. longicaudum


(Goodey, 1925)
(Rudolphi, 1803)
1.
Đầu;
2.
Đuôi
của con cái;
1, 2. Phần đầu cơ thể; 3. Phần đuôi cá
3. Đuôi của con đực; 4. Phần cuối gai
thể cái; 4. Mút và gốc gai giao phối;
5. Cơ quan điều chỉnh; 6. Túi đuôi cá giao hợp; 5. Lái; 6. Nón sinh dục của
con đực
thể đực; 7. Nón sinh dục.

(Nguồn: Phan Thế Việt và cs. 1977) [27]

(Nguồn: Phan Thế Việt và cs. 1977) [27]


5

Hình 1.3. Giun O. dentatum
Hình 1.4. Trứng giun O. dentatum
(Nguồn: http://courseware_s/kcxxl)[39] (Nguồn: />1.1.1.3. Vòng đời của Oesophagostomum spp. lợn
Hagsten (1999) [29] cho rằng: Thực chất của bất kỳ chương trình
khống chế giun sán nào thì việc phá vỡ vòng đời của chúng là cần thiết. Do
vậy, hiểu được chu kỳ (vòng đời) phát triển của giun sán có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc phòng chống các bệnh giun sán nói chung và bệnh
Oesophagostomum spp. nói riêng.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (1999) [7]: Toàn bộ quá trình phát

triển, thay đổi qua những giai đoạn khác nhau của đời sống ký sinh trùng, kể từ
khi nó là mầm sinh vật đầu tiên, cho đến khi nó lại có khả năng sản sinh ra mầm
sinh vật mới, tạo ra một thế hệ mới thì toàn bộ quá trình đó được gọi là chu kỳ.
Skrjabin và cs. (1963) [30] đã mô tả chi tiết về chu kỳ phát triển của
Oesophagostomum spp. lợn như sau: Trứng bài xuất ra ngoài ở giai đoạn phân
chia 8 - 16 phôi bào. Người ta đã xác định được rằng, khi nhiệt độ thích hợp
(30oC), ở trong trứng ấu trùng phát triển rất nhanh, chỉ qua 16 - 18 giờ ấu
trùng đã nở ra khỏi trứng. Ấu trùng giai đoạn 1 ra khỏi trứng phát triển trong
môi trường bên ngoài, đến ngày thứ tư thì lột xác lần thứ nhất. Sau đó 24 giờ
ấu trùng lột xác lần thứ 2, tức là tách lớp vỏ và trở thành ấu trùng giai đoạn 2,


6

rồi lột xác lần thứ hai thành ấu trùng giai đoạn 3. Ấu trùng giai đoạn 3 là ấu
trùng cảm nhiễm, tức là có khả năng gây bệnh đối với ký chủ.
Tác giả cũng cho biết, khi gây nhiễm thực nghiệm trên lợn bằng ấu
trùng cảm nhiễm O. Longicaudum, thấy có sự tạo thành các hạt ký sinh trong
thành ruột sau hai ngày nhiễm bệnh. Sau 17 ngày, đa số ấu trùng chui ra khỏi
hạt, ký sinh trong ống ruột ở giai đoạn phát triển thứ 4. Sau 35 ngày cảm
nhiễm thấy có hiện tượng mất các hạt ký sinh, ở chỗ hạt đó chỉ thấy mô niêm
mạc dày lên. Giun O. longicaudum đạt đến giai đoạn trưởng thành sau 50
ngày cảm nhiễm.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [11]: Vòng đời Oesophagostomum
spp. không cần vật chủ trung gian. Trứng theo phân ra ngoài, gặp nhiệt độ 25
– 270C, sau 10 - 17 giờ nở thành ấu trùng, qua hai lần lột xác, sau 7 – 8 ngày
thành ấu trùng gây nhiễm. Khi ký chủ nuốt phải ấu trùng này, tới ruột thì ấu
trùng chui vào niêm mạc ruột tạo thành những u kén, lột xác lần thứ ba, tới
ngày 6 – 8 thành ấu trùng kỳ IV, sau đó rời khỏi niêm mạc ruột và lột xác lần
nữa và phát triển thành giun trưởng thành. Thời gian hoàn thành vòng đời của

giun O. longicaudum là 50 ngày, giun O. dentatum là 32 – 43 ngày.
Phan Lục (2006) [18] cho biết: Ấu trùng O. dentatum khi vào ruột lợn
chui sâu vào niêm mạc ruột già và hình thành hạt (u kén), trong có ấu trùng.
Sau 23 ngày, ấu trùng chui ra khỏi kén, vào xoang ruột và phát triển thành
giun trưởng thành sau 1,5 – 2 tháng. Tuổi thọ của giun từ 8 – 10 tháng.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2009) [12]: Giun trưởng thành ký sinh trong
ruột già lợn, đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài môi trường. Trứng gặp điều
kiện nhiệt độ 25 - 27oC, sau 10 - 17 giờ nở thành ấu trùng. Ấu trùng I sau 24
giờ, ở nhiệt độ 22 - 24oC phát dục thành ấu trùng II, dài 0,44 – 0,64 mm. Ấu
trùng II phát triển được hai ngày thì thành ấu trùng gây nhiễm III. Ấu trùng này
lẫn trong thức ăn, nước uống vào cơ thể ký chủ. Khi tới ruột, ấu trùng chui sâu
vào niêm mạc ruột tạo thành những u kén và phát triển thành giun trưởng
thành ở ruột già.


7

Vòng đời Oesophagostomum spp. có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Oesophagostomum spp.
. trưởng thành

Phân

Trứng

25 – 270C

Ấu trùng

10 – 17 giờ


(Ký sinh ở ruột già lợn)
Rời

Qua 2 lần
lột xác

khỏi

Ấu trùng có

u kén

sức gây nhiễm

Lột xác lần 4 Ấu trùng
kỳ IV

Ký chủ

Lột xác lần 3
Ruột

nuốt phải

Hình 1.5. Sơ đồ vòng đời Oesophagostomum spp. ở lợn
1.1.1.4. Sự phát triển và sức đề kháng của trứng Oesophagostomum spp. lợn
ở ngoại cảnh
Việc nghiên cứu sự phát triển và sức đề kháng của trứng
Oesophagostomum spp. ở ngoại cảnh có ý nghĩa quan trọng trong dịch tễ học

bệnh Oesophagostomum spp. lợn, đồng thời là cơ sở khoa học đề ra những
biện pháp phòng trị bệnh Oesophagostomum spp. cho lợn.
Theo Skrjabin và cs. (1963) [30]: Ở nhiệt độ thích hợp (300C), trong
trứng ấu trùng phát triển rất nhanh, chỉ qua 16 - 18 giờ nở ra và vào môi
trường bên ngoài. Ở nhiệt độ cao 45 – 500C trứng bị chết, còn ở nhiệt độ thấp
3oC trứng không phát triển.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (1999) [7] cho biết: Ở nhiệt độ 5 – 90C
trứng ngừng phát triển, nhiệt độ 350C trứng bị chết. Gặp điều kiện thích hợp
trứng phát triển thành ấu trùng gây nhiễm sau trên dưới một tuần.
Archie Hunter (2000) [28] nhận xét: Sự phát triển, khả năng sống sót
của trứng và ấu trùng cảm nhiễm ở môi trường trước hết phụ thuộc vào khí
hậu. Gặp nhiệt độ và ẩm độ thích hợp, sau 5 - 6 ngày trứng phát triển thành ấu
trùng cảm nhiễm. Khi nhiệt độ thấp trứng giun nở và phát triển chậm hơn.


8

Thí nghiệm ủ xilô phân lợn có nhiễm trứng giun đũa, trứng
Oesophagostomum spp. và ấu trùng cảm nhiễm L3 của Oesophagostomum
spp.; kiểm tra sau 7, 14, 28, 56 ngày ủ, kết quả cho thấy: Trứng giun đũa
không bị tiêu diệt, mặc dù khả năng sống suy giảm; trứng Oesophagostomum
spp. và ấu trùng cảm nhiễm L3 bị phá huỷ trong 7 - 14 ngày đầu của quá trình
ủ xilô. (Caballero-Hernádez A. I. và cs. 2004 [31]).
Theo Phan Địch Lân và cs. (2002) [14], Phan Lục (2006) [18], Phạm
Sỹ Lăng và cs. (2009) [13]: trứng Oesophagostomum spp. theo phân ra
ngoài môi trường, gặp điều kiện nhiệt độ 25 – 270C, sau 10 – 17 giờ nở
thành ấu trùng.
1.1.1.5. Khả năng sống của ấu trùng cảm nhiễm (L3) ở ngoại cảnh
Theo Oparin P. G. (1958): Ấu trùng gây nhiễm của Oesophagostomum
spp. có thể duy trì khả năng sống ở môi trường bên ngoài 13 tháng (dẫn theo

Phan Địch Lân và cs. 2002 [14]).
Skrjabin (1963) [30] cho biết: Ấu trùng cảm nhiễm Oesophagostomum
spp. sống lâu hơn ở môi trường ẩm thấp, súc vật nhiễm bệnh này chủ yếu trên
đồng cỏ ẩm ướt và khi uống nước ở những ao, đầm nhỏ cũng như máng nước lâu
ngày không cọ rửa. Những ấu trùng cảm nhiễm có sức đề kháng với nhiệt độ
cao và nhiệt độ thấp, với sự làm khô và với tác động của các nhân tố hoá học
tốt hơn so với ấu trùng của các giai đoạn trước. Ngoài ra, ấu trùng cảm nhiễm
có khả năng di chuyển theo hướng thẳng đứng hay nằm ngang.
Nghiên cứu về ấu trùng cảm nhiễm của Oesophagostomum spp., người
ta thấy sức đề kháng của nó với nhiệt độ khá cao: Ở -150C ấu trùng ngừng
hoạt động và ở trạng thái tiềm sinh, khi đưa về nhiệt độ 250C thì 93% ấu
trùng cảm nhiễm sau 24 giờ có khả năng hoạt động trở lại. Các ấu trùng
này cũng có thể sống sót trong môi trường axit được tổng hợp nhân tạo
tương tự như môi trường axit trong dạ dày. (Pit D. S. S. và cs. 2000 [34]).
Stromberg B. E. (1997) [36] cho biết: Nhiệt độ quá cao sẽ tác động bất
lợi đến sự phát triển của ấu trùng và ấu trùng có thể bị chết. Mưa có ảnh


9

hưởng lớn đến sự phân tán của ấu trùng, làm ấu trùng cảm nhiễm di chuyển
xa 90 cm so với vị trí ban đầu và di chuyển vào trong đất ở độ sâu 15 cm. Có
lẽ khả năng này giúp ấu trùng sống sót được trong những điều kiện bất lợi và
tránh được sức nóng mặt trời.
Archie Hunter (2000) [28] nhận xét: Ấu trùng trên đồng cỏ chịu ảnh
hưởng trực tiếp của khí hậu. Điều kiện tối ưu cho ấu trùng cảm nhiễm phát
triển là ẩm độ tương đối cao và nhiệt độ môi trường trong khoảng 18 – 260C.
Điều kiện khô và nóng diệt ấu trùng, điều kiện lạnh làm chậm lại quá trình nở
của trứng và sự phát triển của ấu trùng.
Phạm Sỹ Lăng và cs. (2009) [13] cho biết: Ấu trùng có sức đề kháng

tốt với nhiệt độ thấp, để ở -190C đến -290C qua 10 ngày ấu trùng vẫn sống; để
ở nhiệt độ phòng bình thường ấu trùng có thể sống một năm.
1.1.2. Bệnh Oesophagostomum spp. ở lợn
1.1.2.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh Oesophagostomum
Theo Trịnh Văn Thịnh (1963) [22], Phan Thế Việt (1977) [27], Bùi Lập
(1979) [15], Phạm Văn Khuê (1982) [6], Nguyễn Đăng Khải (1996) [4], Vũ
Tứ Mỹ (1999) [20], Phan Lục (2006) [18], Phạm Sỹ Lăng và cs. (2009) [13]:
Bệnh do Oesophagostomum spp. gây ra là một trong các bệnh giun tròn phổ
biến gây hại cho lợn, phân bố rộng trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, bệnh có ở
tất cả các vùng sinh thái từ Bắc đến Nam.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (1999) [7] cho biết, tỷ lệ nhiễm
Oesophagostomum spp. theo tuổi lợn như sau:
Lợn < 2 tháng tuổi: 46,9%
Lợn 3 - 4 tháng tuổi: 67,4%
Lợn 5 - 6 tháng tuổi: 72,1%
Lợn > 8 tháng tuổi: 73,3%


10

Lợn con có tỷ lệ nhiễm Oesophagostomum spp. thấp và cường độ nhiễm
nhẹ, ở lợn con bị nhiễm bệnh không có nhiều u kén ở ruột. Ở lợn lớn tỷ lệ nhiễm
cao và cường độ nhiễm nặng. Khi lợn lớn bị bệnh có rất nhiều u kén ở ruột.
Phan Lục và cs. (2000) [17] nhận xét: Lợn nuôi thả rông nhiễm hầu hết
các loại ký sinh trùng. Đối với lợn nuôi nhốt, gần như rất ít nhiễm những ký
sinh trùng có vật chủ trung gian. Loài giun Oesophagostomum spp. có thể
hoàn thành vòng đời ngay trong chuồng đối với lợn nuôi nhốt, nhưng khả
năng này phụ thuộc trực tiếp vào mức độ vệ sinh sạch sẽ của chuồng trại.
Tác giả cho biết, giun tròn Oesophagostomum spp. có nhiều ở lợn trưởng
thành nuôi sinh sản.

Theo Phan Địch Lân và cs. (2002) [14]: Tỷ lệ và cường độ nhiễm
Oesophagostomum spp. phụ thuộc vào phương thức chăn nuôi. Lợn nhiễm
Oesophagostomum spp. cao ở vụ hè - thu và giảm đi ở vụ đông - xuân.
Qua nghiên cứu các tác giả cho biết, lợn bị nhiễm giun sán khi được nuôi
ở cả ba tình trạng vệ sinh thú y tốt, trung bình và kém. Tuy nhiên, tỷ lệ và cường
độ nhiễm tăng lên rõ rệt trong tình trạng vệ sinh thú y kém. Vệ sinh thú y kém là
điều kiện thuận lợi để ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hoá nhiễm
vào cơ thể lợn, gây tiêu chảy (dẫn theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs. 2009 [10]).
1.1.2.2. Cơ chế sinh bệnh của bệnh Oesophagostomum spp. lợn
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [11], tác động của ký sinh trùng lên
cơ thể ký chủ có nhiều mặt:
- Tác động cơ giới: hầu hết các ký sinh trùng đều gây lên những biến
loạn cơ giới, ngăn trở ít hay nhiều khí quan mà nó xâm nhập; hoặc làm tắc,
hoặc chèn ép và phá hoại các tổ chức, hoặc làm thủng, làm rách hoặc do khí
quan bám hút của ký sinh trùng mà làm tróc niêm mạc, xuất huyết. Thường
thấy gây viêm cấp tính, thứ cấp tính, mạn tính. Viêm dẫn tới sản sinh một cái
vỏ bằng tổ chức liên kết bọc lấy ký sinh trùng; cái vỏ và ký sinh trùng bọc bên
trong khi chết đi biến thành một cái hạt, trong hạt có hiện tượng vôi hóa.


11

- Tác động chiếm đoạt: ký sinh trùng tự nuôi dưỡng bằng ăn tổ chức của
ký chủ, cướp một phần thức ăn của ký chủ đã tiêu hoá, hút máu ký chủ. Tác
động này tiếp diễn liên tục bởi rất nhiều ký sinh trùng, gây nên tổn hại rất lớn
cho ký chủ (thiếu máu, gầy rạc…).
- Tác động đầu độc: ký sinh trùng bài tiết các chất độc hàng ngày, ký
chủ hấp thụ chất độc, sinh ra những biến loạn khác nhau, nhưng thường thấy
nhất là biến loạn thần kinh và tuần hoàn. Nói chung, chất độc do ấu trùng bài
tiết mạnh hơn so với chất độc của ký sinh trùng trưởng thành.

- Tác động truyền bệnh: Một số loài chân đốt đốt súc vật, làm con vật
khó chịu, có thể bị viêm da nhưng điều này không nguy hiểm. Điều nguy
hiểm là khi hút máu ký chủ, chúng truyền những bệnh có thể thành dịch lưu
hành giết hại nhiều súc vật.
Skrjabin và cs. (1963) [30] đã mô tả chi tiết cơ chế sinh bệnh của
Oesophagostomum spp. như sau:
Bệnh lý do Oesophagostomum spp. phụ thuộc trực tiếp vào giai đoạn
phát triển của ký sinh vật. Ở giai đoạn ấu trùng, Oesophagostomum spp. là
nguyên nhân gây “bệnh hạt ruột”, còn giai đoạn trưởng thành, chúng gây ra
bệnh Oesophagostomum spp. (Oesophagostomatosis) đường ruột. Nếu như
gia súc tái nhiễm bệnh này thì ở gia súc đó cùng một lúc thấy có cả giai đoạn
hạt và giai đoạn giun trưởng thành ở ruột.
Giai đoạn hạt được coi là giai đoạn bệnh nguy hiểm hơn cả. Sau khi ấu
trùng được nuốt cùng với thức ăn và nước uống vào ruột, chúng nhanh chóng
chui sâu vào niêm mạc, tới hạ niêm mạc. Ở chỗ ấu trùng chui vào tạo thành
những hạt mà mắt thường có thể nhìn thấy được. Niêm mạc ở chỗ này sưng,
sung huyết, trên mặt có những hạt nhỏ, chính giữa có nhân màu vàng. Trong
các hạt, ấu trùng hoặc ở trạng thái tự do (chui vào chưa được bao lâu), hoặc
trong những kén (già hơn); những hạt này có thể ăn sâu vào lớp cơ của ruột.
Qua thời gian nhất định, ấu trùng từ hạt chui vào ruột. Sau khi ấu trùng chui
ra khỏi hạt, ở chỗ chúng cư trú tạo thành những chấm sẹo.


12

Trong thời gian phát triển hạt, ở thành ruột xuất hiện triệu chứng bệnh
(cơn đau do loét). Cùng với sự thối rữa các hạt (vào ngày thứ 7 sau khi cảm
nhiễm), ấu trùng chui ra khỏi hạt để vào ruột, lợn bị đau ở vùng bụng, gầy
còm, bỏ ăn, ỉa chảy. Nếu có số lượng lớn ấu trùng ra khỏi kén thì đôi khi lợn
tự khỏi bệnh. Trường hợp ngược lại, bệnh chuyển sang thể mạn tính. Một số

hạt có thể bị vỡ ra từ phía tương mạc ruột, trong những trường hợp này bệnh
trở nên phức tạp hơn do viêm xơ hoá, hay có mủ ở màng bụng, có thể làm lợn
bị chết.
Sức gây bệnh của giun trưởng thành sống trong ruột ít hơn. Chúng có
khả năng gây viêm cata, niêm mạc ruột phủ kín chất nhầy đặc, bên trong là
giun Oesophagostomum spp. Ở vật mắc bệnh do Oesophagostomum spp.
trưởng thành gây ra thấy có hiện tượng ỉa chảy và táo bón xen kẽ nhau.
1.1.2.3. Triệu chứng và bệnh tích bệnh Oesophagostomum spp. lợn
* Triệu chứng bệnh giun kết hạt
Skrjabin và cs. (1963) [30] cho biết: Oesophagostomosis tiến triển ở thể
cấp tính và mạn tính. Theo dẫn liệu của Oparin, thể thứ cấp có liên quan tới
sự xâm nhập của hàng loạt ấu trùng vào thành ruột, và sau đó lại quay về ruột.
Thể mạn tính có liên quan tới sự ký sinh của giun trưởng thành. Tuy nhiên,
thường Oesophagostomosis xuất hiện ở thể ghép vì có cả ấu trùng và giun
trưởng thành ký sinh trong cơ thể súc vật.
Bệnh lý do Oesophagostomum spp. phụ thuộc vào giai đoạn phát triển
của giun. Ở giai đoạn ấu trùng, Oesophagostomum spp. là nguyên nhân gây
“bệnh hạt ruột”, còn giai đoạn trưởng thành chúng gây Oesophagostomosis
đường ruột.
Giai đoạn hạt được coi là giai đoạn nguy hiểm hơn cả. Ấu trùng chui vào
ruột tạo thành những hạt mà mắt thường có thể nhìn thấy được. Trong thời
gian phát triển hạt, con vật đau bụng, gầy còm, bỏ ăn, ỉa chảy. Giai đoạn
trưởng thành sức gây bệnh ít hơn, ruột viêm cata, phủ chất nhày đặc và
Oesophagostomum spp. Con vật thỉnh thoảng bị ỉa chảy (Soulsby E. J. L. và


13

cs. 1982 [37]; Trịnh Văn Thịnh và cs. 1982 [24]; Urquhart G. M. và cs.
1996 [38]).

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (1999) [7], Phan Lục (2006) [18], Chu
Thị Thơm và cs. (2006) [25], Phạm Sỹ Lăng và cs. (2009) [13], lợn bị bệnh
Oesophagostomum spp. thể hiện hai giai đoạn:
- Giai đoạn ấu trùng chui vào niêm mạc ruột gây triệu chứng cấp tính: ỉa
chảy, phân có chất nhầy, đôi khi có máu tươi, có một số ít con nhiệt độ tăng
cao, bỏ ăn, gầy còm, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, ỉa chảy kéo dài làm con
vật gầy dần rồi chết.
- Giai đoạn giun trưởng thành gây triệu chứng mạn tính, có từng thời kỳ
con vật kiết lị, chậm lớn, gầy còm. Các triệu chứng khác không rõ lắm.
* Bệnh tích
Skrjabin và cs. (1963) [30] đã gây nhiễm thực nghiệm cho lợn ấu trùng
cảm nhiễm O. longicaudum, thấy có sự tạo thành các hạt ký sinh trong thành
ruột sau 2 ngày nhiễm bệnh. Sau 17 ngày, đa số ấu trùng chui ra khỏi hạt và
vào ruột ở giai đoạn phát triển thứ tư. Sau 35 ngày cảm nhiễm, thấy có hiện
tượng mất các hạt, ở chỗ hạt chỉ thấy mô niêm mạc ruột dày lên. Giun O.
longicaudum đạt đến giai đoạn trưởng thành sau 50 ngày cảm nhiễm.
Miaxnikova (1946) khi nghiên cứu gây nhiễm thực nghiệm cho lợn con
bằng ấu trùng O. dentatum đã cho biết, sự tạo thành các hạt ký sinh trong
thành ruột xảy ra vào 2 ngày sau khi cảm nhiễm. Đến ngày thứ 20, những ấu
trùng này ra khỏi hạt và vào ruột, ở đây chúng phát triển thành giun trưởng
thành vào ngày thứ 43 (dẫn theo Skrjabin và cs. 1963 [30]).
Theo Phan Lục (2006) [18], Chu Thị Thơm và cs. (2006) [25]: ở ruột có
những u kén nhỏ bằng đầu đinh ghim hay hạt đậu, có điểm màu vàng, bên
trong có ấu trùng giun. Kết tràng thường bị viêm và đôi khi thấy vài nghìn u
kén ở ruột. Có khi u kén bị hoại tử, bên trong có mủ. Có những u kén đã
thành chấm sẹo. Niêm mạc ruột già sung huyết, xuất huyết, trong xoang ruột
có nhiều Oesophagostomum spp. trưởng thành.


14


Phạm Sỹ Lăng và cs. (2009) [13] cho biết: sau khi nhiễm ấu trùng có sức
gây nhiễm 5 ngày, ở niêm mạc ruột già lợn thấy những u kén nhỏ. Ở giữa kén
này có điểm màu vàng, bên trong có ấu trùng giun. Tới ngày thứ 7 – 8 thì kết
tràng bị viêm có mủ. Có khi có tới vài nghìn u kén ở trong một đoạn ruột, u
kén to bằng hạt đậu, có khi chỉ dài 0,1 cm.
1.1.2.4. Chẩn đoán bệnh Oesophagostomum spp. lợn
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [11]: Chẩn đoán bằng phương
pháp xét nghiệm phân kiểm tra trứng Oesophagostomum spp.. Nhưng
phương pháp này ít ý nghĩa vì trứng giun Oesophagostomum spp. giống
trứng các loài giun xoăn dạ dày, ruột nên rất khó phân biệt. Vì vậy, phải
nuôi trứng nở thành ấu trùng và kiểm tra dưới kính hiển vi hình thái và
cấu tạo của ấu trùng gây nhiễm.
Có thể phân biệt một số ấu trùng gây nhiễm thuộc bộ Strongylida như sau:
+ Ấu trùng giun tròn Dictyocalus: mút
đuôi hình nón, ruột chứa đầy các
hạt màu sáng.
+ Ấu trùng giun tròn Haemonchus: mút
đuôi không có gai, thực quản dài
khoảng 1/5 chiều dài cơ thể.
+ Ấu trùng giun tròn Trichostrongylus:
mút đuôi có gai, thực quản dài
khoảng 1/4 chiều dài cơ thể.
+ Ấu trùng giun tròn Oesophagostomum
spp. có 20 - 32 tế bào ruột, mút đuôi
vút dài.
+ Ấu trùng giun tròn Bunostomum: ruột Hình 1.6. Các dạng ấu trùng cảm
nhiễm của bộ Strongylida
là một ống dài không phân chia 1. Haemonchus contortus; 2. Cooperia;
thành những tế bào riêng biệt.

3. Trichostrongylus; 4. Ostertagia;
5. Chabertia; 6. O.columbianum;
(Nguyễn Thị Kim Lan và cs. 2008) [9].
7. O.venulosum; 8. Bunostomum;
9. Nematodirus


15

- Mổ khám kiểm tra bệnh tích, quan sát các u kén ở ruột già và tìm giun
trưởng thành ký sinh trong xoang ruột.
1.1.2.5. Phòng, trị bệnh Oesophagostomosis cho lợn
* Biện pháp phòng bệnh
Theo quan điểm của Skrjabin (1963) [30], muốn thanh toán bệnh giun
sán phải phòng bệnh có tính chất chủ động. Dùng tất cả mọi phương pháp vật
lý (ánh sáng, nhiệt độ), cơ giới, hoá học, sinh vật học... để tiêu diệt giun sán
trên cơ thể ký chủ, ở ngoại cảnh, ở tất cả các giai đoạn phát dục (trứng, ấu
trùng, giun sán trưởng thành).
Phạm Hữu Doanh và cs. (1995) [2] cho biết: Lợn rất mẫn cảm với bệnh
ký sinh trùng, vì vậy chỉ cho lợn ăn rau bèo khi đã rửa sạch sẽ và định kỳ tẩy
giun sán bằng các thuốc đặc hiệu. Thức ăn, nước uống phải luôn luôn sạch.
Biện pháp hữu hiệu để phòng chống bệnh giun sán ở gia súc là biện pháp
phòng trừ bệnh tổng hợp, nghĩa là ở những vùng sinh thái nhất định, đồng
thời sử dụng nhiều biện pháp có hiệu quả đối với tất cả các giai đoạn phát
triển của giun sán, ở môi trường cũng như trong cơ thể vật chủ (Nguyễn Thị
Lê và cs. 1996) [16].
Theo Phạm Văn Khuê và cs. (1996) [5], biện pháp phòng bệnh tổng hợp
đối với các bệnh giun tròn nói chung ở lợn gồm:
- Diệt căn bệnh trong cơ thể lợn: Định kỳ tẩy giun cho lợn. Mỗi năm tẩy
mấy lần là tuỳ điều kiện của từng vùng và từng loại lợn.

- Diệt căn bệnh bên ngoài: Trứng giun khuếch tán ra bên ngoài là
nguyên nhân chủ yếu làm căn bệnh lan tràn, cần thực hiện các biện pháp sau:
+ Có thể diệt trứng giun bằng cách ủ phân hoặc các biện pháp lý hoá.
Các loại thuốc hoá học diệt trứng giun có hiệu quả như: Creolin, axit cacbonic
kiềm tính ...
+ Thường xuyên quét dọn phân và rơm rác ở chuồng lợn, thay ổ cho lợn,
máng ăn, dụng cụ chăn nuôi cần định kỳ sát trùng. Đối với sân chơi có thể hót


16

lớp đất bề mặt rồi phủ một lớp đất mới và rắc vôi bột ở trên. Ngoài ra, cần chú
ý vệ sinh thức ăn, nước uống.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (1999) [7] cho biết: Phòng bệnh ký sinh
trùng có nhiều biện pháp, nhưng đều nhằm mục đích không cho mầm bệnh ký
sinh trùng phát triển và thực hiện tốt các giai đoạn trong vòng đời của nó, để
nó không thể tạo ra ký sinh trùng trưởng thành mới được. Các phương pháp
tấn công ký sinh trùng ở từng giai đoạn như sau:
- Chống giai đoạn thứ nhất: Ký sinh trùng trưởng thành đẻ trứng ở ký
chủ cuối cùng. Có thể tiêu diệt nó bằng hai phương pháp: Dùng thuốc đặc
hiệu diệt ký sinh trùng (việc tẩy ký sinh trùng này có tính chất dự phòng, tức
là thực hiện trước khi súc vật phát ra triệu chứng bệnh và trước khi súc vật reo
rắc mầm bệnh ra bên ngoài môi trường), tiêu diệt ký sinh trùng bằng cách giết
tất cả những vật mắc bệnh (phương pháp này triệt để nhưng tốn kém mặc dù
thịt súc vật vẫn sử dụng được).
- Chống giai đoạn thứ hai: Trứng. Có thể dùng hai phương pháp: tiêu
diệt hầu hết trứng bằng cách thu nhặt hết phân của gia súc ốm trong chuồng
và đem chôn (biện pháp này phải làm đi làm lại nhiều lần để trứng không có
thời gian phát triển thành phôi thai) hoặc có thể ủ phân theo phương pháp
nhiệt sinh học.

- Chống giai đoạn thứ ba và thứ tư: Diệt phôi thai và ấu trùng tự do
ngoài thiên nhiên bằng hai cách: diệt toàn bộ phôi thai và ấu trùng ngoài đồng
cỏ và ao tù bằng vôi bột, sunfat sắt, sunfat đồng với lượng dùng 400 kg cho 1
ha đồng cỏ, 5 kg cho 100 m3 nước ao. Không cho phôi thai hay ấu trùng xâm
nhập vào cơ thể ký chủ (cách ly súc vật ốm, tiêu độc dụng cụ và chuồng nuôi,
vệ sinh thức ăn, nước uống, diệt ký chủ trung gian).
Theo tác giả, cần thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp để phòng
bệnh Oesophagostomum như: Định kỳ tẩy trừ giun, phân gia súc phải ủ để


17

diệt trùng, giữ vệ sinh thức ăn, nước uống. Nếu cơ sở chăn nuôi có bệnh thì
cần cho gia súc uống thuốc phòng bệnh. Uống liên tục liều nhỏ Phenothiazin
có thể hạn chế Oesophagostomum đẻ trứng.
Phan Lục (2006) [18], Chu Thị Thơm và cs. (2006) [25] cho biết: Để
phòng bệnh Oesophagostomum spp. phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại,
dụng cụ chăn nuôi. Phân, rác ủ đúng kỹ thuật để diệt trứng giun. Định kỳ tẩy
giun. Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng để gia súc có sức đề kháng cao với
bệnh tật.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2009) [13], để phòng bệnh Oesophagostomum spp.
cho lợn, cần áp dụng các biện pháp như: tẩy giun định kỳ 3 – 4 lần/năm cho
đàn lợn bằng một trong các thuốc Levamisole, Ivermectin, Phenothiazin; giữ
vệ sinh chuồng trại và môi trường; ủ phân diệt trứng giun.
* Biện pháp trị bệnh
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [11] cho biết: chữa bệnh ký sinh trùng phải
đạt được 3 yêu cầu:
- Trước hết phải tiêu diệt ký sinh trùng, dùng thuốc tẩy trùng cho vật
nuôi. Phải dùng thuốc hướng ký sinh trùng, tức là độc với nó và không độc
với ký chủ. Nên chọn thuốc nào có hiệu lực nhất đối với ký sinh trùng, đồng

thời ít nguy hiểm nhất đối với ký chủ, rẻ tiền và dễ dùng nhất. Hướng mới
trong việc chữa các bệnh ký sinh trùng là tìm những thuốc có hiệu lực chống
nhiều loại ký sinh trùng.
- Phải ngăn chặn không cho con vật ốm tái nhiễm, đưa ngay con vật ra
khỏi nơi có bệnh, tiêu độc trước khi cho súc vật vào lại.
- Phải làm cho súc vật ốm hồi sức: cho ăn nhiều, đủ dinh dưỡng, vitamin
và muối. Có khi dùng thuốc bổ. thuốc kích thích, tiếp máu. Giữ vệ sinh tốt,
chữa các triệu chứng.


18

Có nhiều loại thuốc có tác dụng phòng trị giun tròn đường tiêu hoá.
Thuốc có tác dụng làm cho giun bị tê liệt, làm tăng co bóp ruột, làm ngưng sự
phát triển của trứng và ấu trùng, ức chế phong toả quá trình trao đổi chất và
tạo ATP, từ đó làm cho ký sinh trùng bị tê liệt, cộng với tác động kích thích
nhu động ruột của thuốc, từ đó đẩy giun ra ngoài. Phạm Đức Chương và cs.
(2003) [1] cho biết, các thuốc thường được dùng để điều trị bệnh ký sinh trùng
đường tiêu hoá là:
Levamisole: Là thuốc chống giun tròn phổ tác dụng rộng, trên nhiều loài
vật chủ. Ưu điểm của thuốc là có tác dụng tốt để điều trị các bệnh giun tròn
đường tiêu hoá, nó có thể ở dạng viên, cho uống hay bổ sung vào thức ăn.
Thuốc có tác dụng đối với cả ấu trùng và giun trưởng thành. Hiệu lực tẩy
Oesophagostomum spp. là 72 - 99%.
Ivermectin: Tác dụng trên phổ rộng đối với nhiều loại giun tròn. Ưu
điểm của Ivermectin là tẩy được cả nội ngoại ký sinh trùng. Tiêm dưới da liều
0,3 mg/kg TT cho lợn có tác dụng làm giảm 94 – 100% các giai đoạn chưa
trưởng thành của Oesophagostomum spp..
Theo Nguyễn Đức Lưu và cs. (2004) [19]: Mebendazol là thuốc chủ yếu
tẩy giun tròn. Thuốc có tác dụng rộng, diệt cả ấu trùng và giun trưởng thành

thông qua sự ức chế, sự hấp thu Glucoza, Glucozen, giảm ATP và gây liệt các
hệ cơ của ký sinh trùng. Liều dùng cho lợn là 2 gam/10 kg TT.
Phạm Sỹ Lăng và cs. (2009) [13] cho biết, có thể điều trị bệnh
Oesophagostomum spp. lợn bằng một trong các loại hoá dược đặc hiệu sau:
Levamisole: dùng liều 12 – 15 mg/ kg TT, cho uống hoặc tiêm.
Phenothiazin: dùng liều 0,2 – 0,3 g/ kg TT, cho uống 2 lần vào hai buổi sáng.
Ivermectin: dùng liều 0,2 mg/ kg TT, tiêm thuốc cho lợn 2 lần với liều
trên, cách nhau 1 ngày.
1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh Oesophagostomosis ở lợn
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo Trịnh Văn Thịnh (1978) [23], lợn nhiễm các loài giun tròn nặng nhất


×