Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Thực trạng và các giải pháp bảo vệ Đa dạng sinh học hệ động vật tại .

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.39 KB, 3 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thò Thanh Bình

TĨM TẮT NỘI DUNG
VQG Pù Mát được đánh giá là một trong những khu rừng đặc dụng có giá trị đa
dạng sinh học cao của vùng Bắc Trung Bộ cũng như của Việt Nam, với diện tích rừng
tự nhiên rộng lớn và được xem là một kho tàng về các nguồn gen hoang dã, q hiếm.
Nơi đây sẽ trở thành mục tiêu khai thác, tàn phá của các đối tượng lâm tặc và cả những
người dân sống trong, ngồi vùng. Vì vậy, để hiểu rõ hơn đặc điểm sinh học, thực
trạng các lồi động vật và nhằm phát triển bền vững ĐDSH tại đây, tơi đã chọn nghiên
cứu đề tài “Thực trạng và các giải pháp bảo vệ Đa dạng sinh học hệ động vật tại
Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An”.
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập, kế thừa số liệu thứ cấp để phân
tích, tìm hiểu thực trạng đa dạng hệ động vật của VQG Pù Mát. Kết quả cho thấy VQG
Pù Mát là một trong những nơi có tính đa dạng cao, với hệ động vật lên tới 1.157 lồi ,
trong đó, có 132 lồi thú, thuộc 11 bộ và 30 họ; 361 lồi chim thuộc 49 họ và 14 bộ;
88 lồi bò sát và lưỡng cư. Về cơn trùng, đã xác định được 1084 lồi thuộc 64 họ, 7 bộ
(Trong đó: Bướm ngày đã thống kê được 365 lồi, thuộc 11 họ, 1 bộ, Bướm đêm đã
thống kê được 94 lồi, thuộc 2 họ, 1 bộ; Kiến: Bước đầu đã xác định được 78 lồi
thuộc 40 chi, 9 phân họ Kiến có mặt tại VQG Pù Mát).
Cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu khoa học nào lượng giá được
hết các ý nghĩa và giá trị cụ thể của động vật hoang dã trong hệ sinh thái. Nhưng con
người ý thức được rằng động vật nói chung và ĐVHD nói riêng là tài sản vơ giá của
nhân loại cần được bảo vệ, chăm sóc để phát triển.
Trong thời gian qua, diện tích rừng tự nhiên của Vườn bị giảm sút kéo theo sự
suy giảm đa dạng sinh học hệ động vật. Các hệ sinh thái hiện nay cũng đang phải đối
mặt với nhiều thách thức chủ yếu từ các hoạt động kinh tế xã hội của con người và
những biến động của sự thay đổi khí hậu trái đất.
Vì vậy, cần có các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng chặt chẽ hơn, phát huy hơn
nữa vai trò của các cán bộ và lực lượng kiểm lâm để Vườn có thể thực hiện tốt các


mục tiêu quốc gia trong bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH.

1

SVTH: Nguyễn Thò Thanh Hoa – K42KTTNMT


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thò Thanh Bình

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong những thập niên gần đây hoạt động của con người đã làm suy giảm nghiêm
trọng đa dạng sinh học (ĐDSH) trên trái đất. Việt Nam tuy đứng thứ 16 trên thế giới về đa
dạng sinh học nhưng đồng thời lại là quốc gia thứ 10 về mức độ suy thối.
Trong số 30 Vườn quốc gia (VQG) hiện đã được cơng nhận , Pù Mát - trung tâm
của khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An với diện tích rừng tự nhiên rộng lớn, được các
nhà khoa học trong và ngồi nước đánh giá là một trong những khu rừng đặc dụng có giá
trị đa dạng sinh học cao của vùng Bắc Trung Bộ cũng như của Việt Nam.
Vườn quốc gia Pù Mát là một kho tàng về các nguồn gen hoang dã, q hiếm. Pù
Mát có thảm thực vật phong phú với 2.494 lồi thực vật. Hệ động vật cũng rất đa dạng
với 1.157 lồi. Trong đó có nhiều lồi động thực vật q hiếm được ghi vào sách đỏ Việt
Nam và thế giới. Tháng 11 năm 2007, Vườn quốc gia Pù Mát đã được UNESCO cơng
nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đến nay, Pù Mát đã dần khẳng định được vị thế
của mình trong việc lưu giữ, bảo vệ ĐDSH và trong khai thác du lịch sinh thái. Thiên
nhiên ở đây với những cảnh đẹp hoang sơ vẫn chưa được khám phá hết, nếu được đầu tư
đúng mức, Vườn quốc gia Pù Mát sẽ là trung tâm du lịch của Nghệ An nói riêng và đất
nước nói chung. Với tiềm năng phong phú như vậy, cũng như các vườn quốc gia khác,
nơi đây sẽ trở thành mục tiêu khai thác, tàn phá của các đối tượng lâm tặc và cả những

người dân sống trong, ngồi vùng.
Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Thực trạng và các giải pháp bảo vệ Đa dạng sinh
học hệ động vật tại Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An” là cần thiết nhằm cung cấp một
cách tổng thể về đặc điểm sinh học và thực trạng các lồi động vật tại đây, qua đó đề xuất
một số kiến nghị, giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học khơng chỉ có tác
dụng về mặt mơi trường mà còn tạo điều kiện cho phát triển kinh tế- xã hội của địa
phương.
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về Đa dạng sinh học
2

SVTH: Nguyễn Thò Thanh Hoa – K42KTTNMT


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thò Thanh Bình

- Đánh giá tính đa dạng của hệ động vật tại vườn quốc gia Pù Mát về giống, lồi,
sự phân bố và xác định giá trị của chúng.
- Nắm được thực trạng cơng tác tổ chức quản lý bảo vệ VQG Pù Mát, từ đó làm cơ
sở đưa ra các giải pháp quản lý bảo vệ rừng một cách hợp lý, tạo điều kiện và cơ sở cho
sự phát triển bền vững.
1.3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Q trình thực hiện đề tài, tơi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
- Khảo sát thực tế tại địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.
- Phương pháp kế thừa: Phương pháp kế thừa là phương pháp được nhiều nhà chun
mơn thực hiện. Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên việc điều tra thực địa khơng thể có
được hết thơng tin về đề xuất nghiên cứu. Vì vậy, tơi đã áp dụng phương pháp kế thừa những

tài liệu, số liệu và các báo cáo đã được cơng bố của các nhà khoa học về cơng tác điều tra
nghiên cứu và các hoạt động bảo tồn hệ động vật tại VQG Pù Mát.
- Tổng hợp thơng tin trên các website qua internet.
- Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: Trên cơ sở số liệu thu thập được, sử dụng
phần mềm Excel xử lý, tổng hợp vào các bảng biểu đã được xây dựng theo đề cương của
đề tài. Trên cơ sở các bảng biểu số liệu tổng hợp được, tiến hành phân tích đánh giá kết
quả và đưa ra các khuyến nghị về cơng tác bảo tồn hệ động vật tại Vườn quốc gia Pù Mát
theo mục tiêu của đề tài đề ra.
1.4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
- Giới hạn về khơng gian: Tại Vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An
- Giới hạn về thời gian:
+ Số liệu tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu trong 4 năm (2008 – 2011)
+ Số liệu nghiên cứu đa dạng sinh học hệ động vật của Vườn quốc gia Pù Mát
năm 2011.
- Giới hạn về nội dung:
Đánh giá thực trạng đa dạng sinh học và các giải pháp bảo vệ các lồi động vật tại
Vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An.
3

SVTH: Nguyễn Thò Thanh Hoa – K42KTTNMT



×