Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế ven biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 56 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đề tài khóa luận: “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của
cộng đồng dân cư ven biển thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa” đã hoàn thành vào
tháng 5 năm 2016. Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa
luận, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình. Trước
hết em xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Trần Ngọc Anh đã
trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận
này.
Em cũng chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo Bộ môn Thủy Văn và Khoa
Khí tượng - Thủy văn - Hải dương học - trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã hỗ
trợ về mặt chuyên môn để khóa luận được hoàn thành.
Em xin gửi lời cảm ơn đến ThS Trần Thị Hồng Nhung, ThS Nguyễn Kim
Ngọc Anh cùng các anh chị tại Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường
(CEFD), trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đã hỗ trợ kiến thức, tạo
điều kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Trong khóa luận này, em có sử dụng kết quả từ các mẫu phiếu điều tra,
phỏng vấn của dự án “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng
đến đa dạng sinh học biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa; Đánh giá ảnh hưởng đến sinh
kế của cộng đồng dân cư ven biển và đề xuất kế hoạch thích ứng, ứng phó” của
PGS.TS Trần Ngọc Anh,Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường (CEFD),
trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.
Trong khuôn khổ một khóa luận, do sự giới hạn về thời gian và kinh nghiệm
nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn.

Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2016

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang

1




MỤC LỤC
Contents
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................1
MỤC LỤC.........................................................................................................2
Contents.............................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................5
MỞ ĐẦU...........................................................................................................8
1. Tính cấp thiết ............................................................................................8
2. Mục tiêu ....................................................................................................9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................10
Đối tượng nghiên cứu..............................................................................10
Phạm vi nghiên cứu.................................................................................10
4. Phương pháp thu thập dữ liệu..................................................................10
5. Nhiệm vụ ................................................................................................11
6. Cấu trúc khóa luận...................................................................................11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................12
1.1 Tổng quan điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường khu vực nghiên
cứu...............................................................................................................12
1.1.1 Vị trí địa lý.....................................................................................12
1.1.2 Khí hậu...........................................................................................12
1.1.3 Hệ thống thủy văn..........................................................................13
1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên...................................................................14
1.2 Kinh tế - xã hội......................................................................................15
1.2.1 Hành chính ....................................................................................15
2


1.2.2 Dân cư............................................................................................15

1.2.3 Nghề nghiệp...................................................................................16
1.3 Khái niệm sinh kế và các sinh kế chủ yếu ở thị xã Ninh Hòa...............17
1.3.1 Sinh kế cộng đồng.........................................................................17
1.3.2 Khái niệm khung sinh kế bền vững
.................................................................................................................17
1.3.3 Khung sinh kế bền vững vùng ven biển.........................................20
.................................................................................................................20
1.3.4 Các sinh kế ven biển chủ yếu ở thị xã Ninh Hòa...........................21
1.4 Tổng quan về BĐKH, tình hình BĐKH hiện nay.................................23
1.4.1 Biến đổi khí hậu (BĐKH)..............................................................23
1.4.2 Tình hình BDKH hiện nay.............................................................24
1.5 Nhận diện những biểu hiện và ảnh hưởng của BĐKH đối với sinh kế
vùng ven biển thị xã Ninh Hòa:...................................................................26
2.1 Phường Ninh Hà – Thị xã Ninh Hòa – Tỉnh Khánh Hòa......................28
2.1.1 Vị trí địa lý, địa hình – đất đai, khí hậu..........................................28
2.1.2 Đặc điểm phân bố dân cư, kinh tế - xã hội.....................................29
2.2 Tổng quan thực trạng phát triển NTTS tại thị xã Ninh Hòa..................32
2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến NTTS.................................................32
2.2.2 Thực trạng phát triển NTTS tại thị xã Ninh Hòa............................33
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU ĐẾN SINH KẾ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ GIẢI PHÁP............37
3.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu.........................................................................37
3.2 Đánh giá mức độ tác động của BĐKH đến ngành NTTS tại thị xã Ninh
Hòa..............................................................................................................38
3


3.3 Các hoạt động thích ứng với BĐKH của cư dân ven biển để phát triển
ngành NTTS tại thị xã Ninh Hòa.................................................................39
3.4 Đề xuất giải pháp thích ứng với BĐKH ...............................................40

3.4.1 Các chỉ tiêu của giải pháp...............................................................40
3.4.2 Giải pháp ứng phó BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan cho
vùng ven biển thị xã Ninh Hòa................................................................40

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tình hình dân số và lao động tại thị xã Ninh Hòa 2010 – 2013
Bảng 2. Phân bố lao động theo một số ngành kinh tế chủ yêu ở thị xã Ninh
Hòa 2011 – 2013
Bảng 3: Tỷ lệ hộ lao động nông thôn phân theo ngành hoạt động

Bảng 4: Sự khác biệt ba vùng đất ở phường Ninh Hà
Bảng 5: Số hộ, cơ cấu hộ dân cư 2015 phường Ninh Hà
Bảng 6: Các hình thức nuôi trồng thuỷ sản của Ninh Hoà
Bảng 6: Các hình thức nuôi trồng thuỷ sản của Ninh Hoà
Bảng 7: Sản lượng thủy sản nuôi trồng chủ yếu 2010 – 2013
Bảng 8. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế về giá trị ngành Thuỷ sản thị xã giai
đoạn
2006-2010
Bảng 9 : Đánh giá mức độ xảy ra của BĐKH ở thị xã Ninh Hòa
Bảng 10: Mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến cuộc sống người dân thị xã
Ninh Hòa
Bảng 11: Ánh hưởng của các yếu tố BĐKH đến ngành NTTS ở thị xã Ninh
Hòa

5



DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Bản đồ hành chính thị xã Ninh Hòa
Hình 2: Khung sinh kế bền vững ven biển của IMM (2004)
Hình 3: Hiệu ứng nhà kính
Hình 4: Phỏng vấn cán bộ phường, thuộc thị xã Ninh Hòa
Hình 5: Phỏng vấn ngư dân làng nghề đánh bắt
Hình 7: Nông dân làm muối ở Ninh Diêm
Hình 6: Một số lúa xuống giống đang thiếu nước trầm trọng
Hình 8: Tôm nuôi của gia đình ông Nguyễn Văn Thừa (Tx.Ninh Hòa) chết
liên tục
Hình 9: Vùng neo đậu tàu thuyền tại Ninh Vân
Hình 10: resort ở Ninh Vân
Hình 11: Khu resort Evason Hideaway ở Ninh Vân

6


BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH

Biến đổi khí hậu

LHQ

Liên hợp quốc

NTTS

Nuôi trồng thủy sản


TC, BTC, QC, QCCT

Thâm canh, Bán thâm canh, Quảng
canh, Quảng canh cải tiến

UBND

Ủy ban nhân dân

DEID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương
quốc Anh (Department for
Internatinal Development)

IMM

Tổ chức Nghiên cứu Phát triển bền
vững của Vương quốc Anh

MARD

Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn (Ministry of Agriculture and
Rural Dvelopment)

IPCC

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi

khí hậu

UNDP

Chương trình phát triển Liên hợp
quốc (United Nations Development
Programme)

WMO

Tổ chức Khí tượng Thế giới(World
Meteorological Ogranization )
7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Một trong những vấn đề cấp thiết ở thế kỷ 21 mà nhân loại phải đối mặt là
hiện tượng nóng lên của Trái đất và Biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. Biến đổi
khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh
quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và
nhân tạo.
Biến đổi khí hậu và “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là
những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có
hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự
nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc
đến sức khỏe và phúc lợi của con người (theo Công ước khung của LHQ về biến
đổi khí hậu).
Ở Việt Nam, biểu hiện của sự biến đổi khí hậu cũng được nhận thấy rõ qua
xu thế tăng của nhiệt độ, biến động mạnh trong chế độ mưa, những hiện tượng cực

đoan xảy ra bất thường và có xu hướng gia tăng cả về tần suất và cường độ. Sự
dâng mực nước biển có thể dẫn đến một số địa phương sẽ bị chìm ngập một phần
diện tích đất tự nhiên, như Bến Tre (50%), Long An (49%), thành phố Hồ Chí Minh
(43%). Đối với Khánh Hòa, theo kịch bản phát thải cao đến năm 2100, sẽ ngập
khoảng 6,066 ha đất ven biển.
Trong những năm gần đây, khu vực thị xã Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa đang bị
đe dọa nghiêm trọng bởi những thay đổi của điều kiện thời tiết và khí hậu. Hiện
tượng xâm nhập mặn, sự thay đổi rõ rệt của các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, lượng
mưa…), sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão lũ, hạn hán), đã
khiến cho nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng bị giảm sút về lượng cũng như số
lượng loài, nhiều loài có nguy cơ biến mất trên địa bàn. Cuộc sống của các cộng
đồng dân cư ven biển phụ thuộc lớn vào tính da dạng của các hệ sinh thái biển,
đứng trước tác động tiêu cực của BĐKH, sinh kế của cư dân địa phương cũng ngày
càng trở nên bấp bênh và các tổn thương ngày càng rõ rệt.
Do hạn chế nhiều chiều, trong khóa luận này tác giả tập trung nghiên cứu
đánh giá tác động của các yếu tố BĐKH đến ngành sinh kế nuôi trồng thủy sản ở thị
xã Ninh Hòa và đề xuất kiến nghị một số giải pháp nhằm ứng phó với các tác động

8


xấu của BĐKH đến ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở thị xã Ninh Hòa, tỉnh
Khánh Hòa.
NTTS ở thị xã Ninh Hòa trong thời gian qua được khẳng định là nghề sản
xuất mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế của
người dân nơi đây, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và thu
hút được sự quan tâm đầu tư của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Tuy
nhiên, NTTS thị xã Ninh Hòa đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn
như: Thiếu quy hoạch hoặc quy hoạch chạy theo thực tế sản xuất; các vấn đề xã hội
nảy sinh trong quá trình chuyển đổi đất nông, lâm nghiệp sang NTTS. Các vấn đề

môi trường trong và xung quanh các khu vực nuôi tập trung do hoạt động của các
ngành kinh tế khác gây ra (công nghiệp hóa, du lịch, đô thị hóa, di dân,….), hoặc do
chính hoạt động NTTS gây ra. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS chưa được
đầu tư đồng bộ. Tình hình sử dụng các loại thuốc thú y phục vụ NTTS diễn ra tràn
lan, công tác kiểm tra, giám sát gặp nhiều bất cập. Tình hình dịch bệnh diễn biến
phức tạp mà chưa có các giải pháp phòng trị triệt để; tình trạng con giống không
đảm bảo chất lượng. Nghiệm trọng nhất là ngành NTTS tại thị xã Ninh Hòa đang
ngày càng bị đe dọa trước tác động của BĐKH bởi sự phụ thuộc vào các nguồn lực
tự nhiên nhạy cảm với BĐKH. Chính vì vậy xác định được ảnh hưởng của BĐKH
lên sinh kế NTTS và xây dựng sinh kế này bền vững đồng thời thích ứng được với
BĐKH là một nhu cầu cấp bách hiện nay trong bối cảnh khí hậu ngày càng biến đổi
thất thường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các sinh kế ven biển nói chung - sinh
kế NTTS tại thị xã Ninh Hòa nói riêng.
Để góp phần đánh giá những tác động tiêu cực của BĐKH đến sinh kế của
cộng đồng dân cư ven biển, cụ thể là tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa thì việc
thực hiện “ Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộng đồng dân
cư ven biển thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa” với phần nghiên cứu chủ yếu tập
trung vào ngành nuôi trồng thủy sản là cấp thiết và thiết thực trước tình hình thiên
tai diễn biến ngày càng phức tạp do BĐKH như hiện nay.
2. Mục tiêu
Khóa luận được thực hiện với mục tiêu đánh giá một cách khách quan, cụ
thể, chính xác nhất những tác động của biến đổi khí hậu đến ngành NTTS, một phần
chủ yếu sinh kế cộng đồng dân cư ven biển thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

9


Khái quát tình hình phát triển NTTS cho một địa phương nhằm trả lời câu
hỏi trước những BĐKH như hiện nay thì ngành NTTS đang phát triển như thế nào
và chịu những tác động gì của BĐKH và từ đó giải quyết vấn đề: cần có giải pháp

như thế nào để giúp cư dân ven biển thị xã Ninh Hòa phát triển ngành NTTS.
Từ đó đề xuất, góp ý một số giải pháp cần thiết cấp bách nhằm giúp dân cư
ven biển thị xã Ninh Hòa ứng phó với những tác động xấu của BĐKH.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Tác động, mức độ nhận thức và khả năng ứng phó của các hộ gia đình với
BĐKH; ảnh hưởng của BĐKH đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển thị xã
Ninh Hòa, bao gồm các vẫn đề liên quan đến nguồn lực sinh kế, hoạt động sinh kế,
kết quả sinh kế, khả năng bị tổn thương và năng lực thích ứng trước tác động của
BĐKH và các hình thức hỗ trợ sinh kế.
Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về nhiều mặt nên tác giả chỉ thực hiện điều tra khảo sát trong
phạm vi các hộ gia đình tại phường Ninh Hà của thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Ninh Hà là phường ven biển có các sinh kế chủ yếu là đánh bắt nuôi trồng thủy sản
và nông nghiệp– cũng là những sinh kế trực tiếp chịu ảnh hưởng của BĐKH. Đặc
biệt là ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS). Nên trong phạm vi khóa luận này, tác giả
tập trung đánh giá về ngành NTTS tại thị xã Ninh Hòa, tập trung chủ yếu ở phường
Ninh Hà.
4. Phương pháp thu thập dữ liệu
Để thu được kết quả khả quan, thiết thực, chính xác nhất, tác giả đã dùng ba
phương pháp chính, đó là:


Kế thừa các sản phẩm nghiên cứu khoa học, các tài liệu thu thập....



Điều tra khảo sát thực địa




Xin ý kiến chuyên gia và nghiên cứu phạm vi tìm hiểu.

- Số liệu thứ cấp: Thu thập từ niên giám thống kê các năm của thị xã Ninh
Hòa; các dữ liệu được cung cấp bởi UBND tỉnh, Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh
Khánh Hòa như: Bản đồ khu vực nghiên cứu, dữ liệu lịch sử về biểu hiện và mức độ
thiệt hại do bão lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất...

10


- Số liệu sơ cấp: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp thu thập được thông qua
phỏng vấn người dân bao gồm cả lãnh đạo xã, phường, nhóm nuôi trồng thủy sản và
điều tra trực tiếp hộ gia đình sinh sống ven biển ở thị xã Ninh Hòa.
5. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu đã đưa ra, sáu nhiệm vụ chính của đề tài như sau:
Thứ nhất là tìm hiểu,thu thập các tài liệu, dữ liệu có liên quan đến tình hình
tự nhiên, xã hội, tổng quan về cuộc sống và con người tại các vùng ven biển thị xã
Ninh Hòa.
Thứ hai là tổng quát điều kiện tự nhiên- kinh tế, nguồn lực của cộng đồng
dân cư ven biển Ninh Hòa.
Thứ ba là xác định rõ các sinh kế ven biển tại Ninh Hòa và các yếu tố chủ
yếu của BĐKH tác động đến sinh kế ven biển ở thị xã Ninh Hòa.
Thứ tư là tập trung nghiên cứu đánh giá cụ thể ngành NTTS ở thị xã Ninh
Hòa.
Thứ năm là đánh giá tác động của BĐKH đến ngành NTTS của dân cư ven
biển thị xã Ninh Hòa.
Cuối cùng là đề xuất ý kiến, giải pháp giúp dân cư ven biển thị xã Ninh Hòa
ứng phó với các tác động xấu của BĐKH nhằm phát triển ngành NTTS.
6. Cấu trúc khóa luận

Khóa luận dự kiến có 3 chương không kể mở đầu, kết luận và tài liệu tham
khảo:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU ĐẾN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG VEN BIỂN THỊ XÃ
NINH HÒA
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU ĐẾN SINH KẾ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ GIẢI PHÁP

11


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường khu vực nghiên cứu
1.1.1 Vị trí địa lý
Thị xã Ninh Hòa là vùng đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ, thuộc tỉnh
Khánh Hòa, nằm về phía Đông vòng cung Bắc Nam của dải Trường Sơn trên tọa độ
từ 12o20’ – 12o45’ độ Vĩ Bắc và từ 105o52’ – 109o20’ độ Kinh Đông. Thị xã Ninh
Hòa phía Đông giáp Biển Đông, tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp huyện M’Đrắk,
tỉnh Đắk Lắk, phía Tây Nam giáp huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa; phía Tây
Bắc giáp huyện sông Hinh, tỉnh Phú Yên; phía Bắc giáp huyện Vạn Ninh, phía Nam
giáp huyện Diên Khánh và thành phố Nha Trang. Trung tâm thị xã cách thành phố
Nha Trang 33km về phía Bắc ( theo quốc lộ 1A). [Nguồn: Cổng thông tin điện tử
thị xã Ninh Hòa – Giới thiệu chung]

Hình 1. Bản đồ hành chính thị xã Ninh Hòa
1.1.2 Khí hậu
Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven biển,
mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại
dương nên quanh năm khí hậu nơi đây tương đối ôn hòa, mùa đông không rét buốt


12


với nhiệt độ trung bình hàng năm 26oC, độ ẩm bình quân hàng năm là 70% - 80%.
Lượng mưa trung bình hằng năm 1350mm, thời tiết mưa rải không đều, hằng năm
mưa nhiều vào tháng 10 và tháng 11, thường gây lũ lớn nhưng ít có bão. Mùa khô
nắng nhiều, gió
Tây Nam thổi mạnh, thường gây hạn hán gay gắt. Nhiệt lượng ánh sáng dồi dào với
2.482 giờ nắng trong năm, tổng nhiệt lượng bình quân năm 9.500oC.
(Tài liệu: Cổng thông tin tỉnh Khánh Hòa,

và Cổng thông tin điện tử thị xã Ninh
Hòa)
Những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp từ BĐKH đến cuộc sống của cộng
đồng dân cư ven biển đã được ghi nhận về mặt khoa học và trên thực tiễn. Sự nóng
lên toàn cầu và tình trạng băng tan ở hai cực của trái đất cũng đã được ghi nhận.
Những hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng xuất hiện với tần suất và cường độ
lớn hơn so với quá khứ. Cộng đồng ven biển là cộng đồng dễ bị tổn thương nhất
không chỉ vì vị trí địa lý nằm ở vùng giáp ranh giữa biển và đất liền mà còn vì các
hoạt động sinh kế thường phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên. Một số tác động của
biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến đời sống và sinh kế của cộng đồng ven biển là
bão và sóng lớn trong bão, lũ lụt, sạt lở đất, xói mòn bờ biển, mực nước biển dâng,
sự biến động khó dự đoán của thời tiết và khí hậu và cả sự suy giảm về nguồn lợi
thủy sản và chất lượng hệ sinh thái. Thị xã Ninh Hòa là một thị xã ven biển và cũng
đang chịu những tác động của BĐKH.
1.1.3 Hệ thống thủy văn
Hệ thống sông suối ở thị xã Ninh Hòa tương đối dày, nhưng phân bố không
đều. Vùng núi cao mật độ lưới sông dày khoảng 1km/km 2, vùng đồng bằng ven biển
có hệ thống sông mỏng hơn, khoảng 0,6km/km2. Với đặc điểm địa hình chia cắt nên

sông ngòi nơi đây thường ngắn và dốc, lưu lượng giữa mùa mưa và mùa khô chênh
lệch rất lớn. Mùa mưa tốc độ dòng chảy bề mặt lớn thường gây lũ lụt. Vào mùa khô
lưu lượng các sông thấp, nhiều sông suối bị khô cạn nhanh.
Thị xã Ninh Hòa có hệ thống sông Cái dài 49km, chia thành 2 nhánh lớn là
nhánh sông Cái ở phía Nam và nhánh sông Đá bàn ở phía Bắc. Sông Cái có nguồn
gốc từ núi Chư Hơ Mu ở độ cao 2051 mét, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam
và đổ ra đầm Nha Phu. Sông Cái Ninh Hòa có tiềm năng về thủy điện như
Eakrongru. Vùng thượng nguồn có hồ chứa nước Đá bàn và Suối Trầu.

13


Vùng thị xã Ninh Hòa có hai dạng nước ngầm chính gồm: dạng nước ngầm
tồn tại trong trầm tích sông suối, tập trung ở các xã phía Tây và Tây Bắc của thị xã
và dạng nước ngầm tồn tại trong trầm tích sông và biển, tập trung ở các xã phía
Đông và Đông Nam của thị xã. [Tài liệu: Cổng thông tin điện tử thị xã Ninh Hòa,
giới thiệu chung]
1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Toàn thị xã Ninh Hòa có 8 nhóm đất và 18 loại đất. Trong
đó nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất đỏ vàng với 74.651 ha, chiếm
72,28% tổng diện tích đất, phù hợp sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp hoặc sản xuất
nông – lâm kết hợp, phát triển vườn rừng. Nhóm đất phù sa có diện tích khá lớn là
7.281 ha, chiếm 7,05% tổng diện tích, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, có khả
năng trồng nhiều loại cây khác nhau như lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
Tài nguyên rừng: Theo thống kê năm 2005, toàn thị xã có 51.521,96 ha rừng.
Trong đó, rừng sản xuất là 22.341,95 ha, rừng phòng hộ là 29.180,01 ha. Rừng Ninh
Hòa có nhiều lâm sản có giá trị kinh tế cao như gỗ cẩm lai, cà te, dáng hương, sao,
bằng lăng...đặc biệt là kỳ năm, trầm hương là loại hương liệu, dược liệu quý. Rừng
là nguồn giữ nước, cung cấp nước tưới và đảm bảo hệ sinh thái môi trường nhằm
phát triển kinh tế bền vững cho thị xã Ninh Hòa.

Khoáng sản: Địa bàn thị xã Ninh Hòa có các loại đá granit phục vụ xây
dựng, đất sét cung cấp nguyên liệu cho các xí nghiệp sản xuất gạch ngói và nguồn
nước khoáng tự nhiên có thể khai thác để sản xuất đóng chai.
Tài nguyên biển và ven biển: Bờ biển Ninh Hòa có đầm Nha Phu, có nhiều
cửa sông và diện tích bãi bồi ven sông ven biển lớn, thuận lợi cho nuôi trồng và
đánh bắt thủy hải sản, làm muối và thuận lợi để rừng ngập mặn phát triển, có ý
nghĩa trong cân bằng sinh thái biển và phát triển du lịch sinh thái biển.
Tài nguyên sinnh vật: Sinh vật biển có nhiều loại có giá trị kinh tế cao như:
cá thu, tôm, mực, các loại ốc. Cùng các sinh vật nước lợ (cá đỏ mang, cá trèn, cá
trạch, cá hồng, cá chình) và sinh vật nước ngọt khu vực sông Dinh có giá trị kinh tế
khác.
Tài nguyên du lịch: Thị xã Ninh Hòa là nơi có nhiều di tích, danh thắng nổi
tiếng. Theo thống kê, đến nay thị xã Ninh Hòa có 55 di tích lịch sử văn hóa – di tích
lịch sử cách mạng đã được xếp hạng. Với đặc điểm địa hình bờ biển, sông suối, núi
rừng nơi đây cùng với khí hậu tương đối ôn hòa, thị xã Ninh Hòa nổi tiếng với

14


nhiều danh thắng đẹp như: Khu du lịch sinh thái Ninh Phước, đầm Nha Phú, bãi
biển Dốc Lét, bãi biển Hòn Khói, Khu du lịch Ba Hồ, suối nước nóng Trường
Xuân, thác nước Bay Ninh Thượng, bán đảo Hòn Hèo...Ninh Hòa còn là điểm đến
lý tưởng cho những khách đam mê ẩm thực, thích thưởng thức món ngon dân dã với
hương vị đặc trưng của miền Trung Nam Bộ như: Bún cá Ninh Hòa, nem Ninh Hòa,
bánh xèo Ninh Hòa.
1.2 Kinh tế - xã hội
1.2.1 Hành chính
Thị xã Ninh Hòa có 27 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 07 phường: Ninh
Hiệp, Ninh Giang, Ninh Đa, Ninh Hà, Ninh Diêm, Ninh Thủy, Ninh Hải và 20 xã:
Ninh Trung, Ninh Tây, Ninh Xuân, Ninh Thân, Ninh Thượng, Ninh Đông, Ninh

Sơn, Ninh Thọ, Ninh Phụng, Ninh Bình, Ninh Phước, Ninh Phú, Ninh Tân, Ninh
Quang, Ninh Sim, Ninh An, Ninh Hưng, Ninh Lộc, Ninh Ích và Ninh Vân.
1.2.2 Dân cư
Theo niên giám thống kê năm 2013, toàn thị xã có 237.696 nhân khẩu, mật
độ dân số là 198 người/km 2. Thị xã Ninh Hòa có 17 dân tộc sinh sống, trong đó dân
tộc kinh chiếm tỷ lệ cao khoảng 97% và 16 dân tộc thiểu số gồm: Raglai, Ê đê,
Thái, Mường, Tày, Nùng, Hoa, Khơ me, Thanh, Chăm, Bana, Thổ, Churu, Sán Dìu,
Churo, Stieng với 1.286 hộ, 5.258 khẩu, chiếm 2,1% dân số toàn thị xã, trong đó
đông nhất là dân tộc Ê đê, Raglai, Hoa. Hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số sống tập
trung ở 2 xã miền núi là xã Ninh Tây, xã Ninh Tân và các xã miền núi khác của thị
xã, số còn lại sống rảu rác trên địa bàn thị xã. Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa
bàn thị xã Ninh Hòa chủ yếu làm nghề nông như: trồng lúa, mía, mì và một số hoa
màu khác.
Bảng 1: Tình hình dân số và lao động tại thị xã Ninh Hòa 2010 – 2013
Đơn vị: Người
2010

2011

2012

2013

Nguồn lao động (LĐ)

156.063

158.667

161.187


163.775

Số người
trong độ
tuổi LĐ

Tổng

146.899

149.512

151.973

154.426

Có khả

144.816

147.388

149.865

152.339

15



năng LĐ

Số người
ngoài độ
tuổi LĐ
nhưng trên
thực tế có
tham gia


Mất khả
năng LĐ

2.083

2.124

2.108

2.087

Tổng

11.247

11.279

11.322

11.436


Trên tuổi
LD

6.915

6.993

7.087

7.142

Dưới tuổi


4.332

4.286

4.235

4.294

Năm 2013, thị xã Ninh Hòa có nguồn lao động là 163.775 người (chiếm xấp
xỉ 66,5% dân số), lao động có việc làm thường xuyên 130.430 người; số người chưa
có việc làm và chưa tham gia làm việc còn khá lớn (34,03%).
1.2.3 Nghề nghiệp
Thị xã Ninh Hòa với điều kiện thổ nhưỡng, đặc điểm khí hậu, địa hình đã từ
lâu hình thành nhiều nghề truyền thống lâu đời đã có nguồn gốc hàng hóa bán ra
trong và ngoài tỉnh như hàng nông sản: cá khô, muối ăn, nước mắm; hàng thủ công

nghiệp: đầu mây, chiếu, đường, gạch ngói Ninh Hòa.
Ruộng lúa nơi đây đã đem lại nguồn thu nhập khá ổn định hàng năm cho các
hộ nông dân. Nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản cũng khá phát triển với các
loại thủy hải sản, tôm, cá, mực có giá trị kinh tế cao.
Bảng 2. Phân bố lao động theo một số ngành kinh tế chủ yêu ở thị xã Ninh
Hòa 2011 – 2013
2011

2012

2013

Tổng số

Nhà nước

Tổng số

Nhà
nước

Tổng số

Nhà nước

Tổng số

135.120

6.494


137.638

6.685

140.211

6.856

Nông,
lâm
nghiệp

54.424

61

55.618

64

55.749

64

16


Thủy sản


16.610

17

16.813

17

16.776

19

Công
nghiệp
chế biến

20.412

----

20.617

----

20.918

----

Khách
sản và

nhà hàng

9.130

----

9.334

----

9.733

----

Giáo dục
và đào
tạo

3.720

3.516

3.876

3.643

3.913

3.676


(Đơn vị: Người; Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Ninh Hòa 2013)
1.3 Khái niệm sinh kế và các sinh kế chủ yếu ở thị xã Ninh Hòa
1.3.1 Sinh kế cộng đồng
Sinh kế cộng đồng không có một khái niệm cụ thể, nhưng chúng ta có thể
hiểu rằng: Sinh kế của một hộ gia đình hay của một cộng đồng còn được hiểu là kế
sinh nhai, là cách thức kiếm sống. Sinh kế là thu thập ổn định có được nhờ áp dụng
các phương thức, biện pháp khác nhau , tập hợp các nguồn lực và khả năng của con
người bao gồm kỹ năng, học thức, sức khỏe, năng lực lao động, đất đai và các
nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
1.3.2 Khái niệm khung sinh kế bền vững
Khung sinh kế bền vững đều phân tích sự tác động qua lại của 5 nhóm yếu tố
ảnh hưởng đến sinh kế hộ gia đình là: Nguồn lực sinh kế; hoạt động sinh kế; kết quả
sinh kế; các quy trình thể chế và chính sách; và bối cảnh bên ngoài (DEID, 2001).
 Nguồn lực sinh kế
Khả năng tiếp cận của con người đối với các nguồn lực sinh kế được coi là yếu tố
trọng tâm trong cách tiếp cận về sinh kế bền vững. Có 5 loại nguồn lực sinh kế:
• Nguồn lực tự nhiên: bao gồm các nguồn tài nguyên có trong môi trường tự
nhiên mà con người có thể sử dụng để thực hiện các hoạt động sinh kế, ví dụ
như đất đai, rừng, tài nguyên biển, nước,…

17


• Nguồn lực vật chất: bao gồm hê thống cơ sở hạ tầng cơ bản hỗ trợ cho các
hoạt động sinh kế như: đường giao thông, nhà ở, cấp nước, năng lượng điện,
thông tin,…
• Nguồn lực tài chính: bao gồm các nguồn vốn khác nhau mà con người sử
dụng để đạt được mục tiêu sinh kế, bao gồm các khoản tiết kiệm, tiền mặt,
trang sức, các khoản vay, các khoản thu nhập,…
• Nguồn lực con nguwoif: bao gồm các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, khả

năng lao động, sức khỏe, trình độ giáo dục mà những yếu tố này giúp con
người thực hiện các chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được kết quả sinh
kế khác nhau.
• Nguồn lực xã hội: bao gồm các mối quan hệ giữa con người với con người
trong xã hội mà con người dựa vào để thực hiện các hoạt động sinh kế, chủ
yếu bao gồm mạng lưới xã hội (các tổ chức chính trị hoặc dân sự), thành viên
các tổ chức công cộng…
 Hoạt động sinh kế
Hoạt động sinh kế là cách mà hộ gia đình sử dựng các nguồn lực sinh kế sẵn có để
kiếm sống và đáp ứng nhu cầu cuộc sống.
Các nhóm dân cư khác nhau trong cộng đồng có những đặc điểm kinh tế - xã hội và
các nguồn lực sinh kế khác nhau nên có những lựa chọn về chiến lược về sinh kế
không giống nhau. Các hoạt động sinh kế ví dụ như: sản xuất nông nghiệp, đánh
bắt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công ngiệp, buôn bán…
 Kết quả sinh kế
Kết quả sinh kế là những thành quả mà hộ gia đình đạt được khi kết hợp các nguồn
lực sinh kế khác nhau để thực hiện hoạt động sinh kế. Các kết quae sinh kế như:
tăng thu nhập, cải thiện phúc lợi, giảm khả năng bị tổn thương,…
Các kết quả sinh kế này phản ánh tính bền vững sinh kế trên 4 phương diện: kinh tế
- xã hội – môi trường – thể chế.
 Thể chế, chính sách
Các thể chế (cơ quan/tổ chức ở khu vực công và khu vực tư nhân) và luật pháp,
chính sách đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của sinh kế. Các thể chế,
chính sách được xây dựng và hoạt động ở tất cả các cấp, từ cấp hộ gia đình đến cấp

18


cao hơn như cấp vùng, quốc gia, quốc tế. Các thể chế chính sách này quyết định khả
năng tiếp cẩn các nguồn lực sinh kế và việc thực hiện các chiến lược sinh kế của các

cá nhân, hộ gia đình và nhóm đối tượng khác.
 Bối cảnh bên ngoài
Bối cảnh bên ngoài hiểu một cách đơn giản , là môi trường bên ngoài mà con người
sinh sống. Sinh kế của người dân và nguồn lực sinh kế của họ bị ảnh hưởng rất
nhiều bởi ba yếu tố ngoại cảnh là: các xu hướng, các cú sốc và tính mùa vụ.
 Trong năm yếu tố cấu thành khung sinh kế bền vững, năm nguồn lực đóng
vai trò cốt lõi đối với các hoạt động sinh kế ở cấp cá nhân, hộ gia đình hoặc
một nhóm đối tượng vì nó quyết định các chiến lược sinh kế nào được thực
hiện để đạt được kế quá sinh kế mong muốn.

19


1.3.3 Khung sinh kế bền vững vùng ven biển

Hình 2: Khung sinh kế bền vững ven biển của IMM (2004)
Nguồn: MARD, 2008
Trong khung phân tích này, sinh kế của các hộ gia đình ven biển chịu tác động của
ba nhóm yếu tố. Các yếu tố thuộc nhóm thứ nhất bao gồm các nguồn lực sinh kế ( 5
loại nguồn lực) mà hộ gia đình sử dụng để thực hiện các chiến lược sinh kế. Thuộc
nhóm thứ hai là các yếu tố về đặc điểm cá nhân (như tuổi tác, giới tính, tôn giáo…)
và các yếu tố xã hội (như cơ cấu chính trị, chính sách,…) bao quanh cộng đồng ven
biển và có ảnh hưởng trực tiếp đến công đồng ven biển. Nhóm thứ ba bao gồm các
yếu tố ảnh hưởng gián tiếp như tính mùa vụ, thiên tai, xu hướng bên ngoài…Sự lựa
chọn về chiến lược sinh kế của cộng đồng ven biển dựa trên những nguồn lực sinh
kế hiện tại là kết quả của sự tương tác giữa ba nhóm yếu tố cơ bản này.

20



1.3.4 Các sinh kế ven biển chủ yếu ở thị xã Ninh Hòa
Sự lựa chọn các chiến lược sinh kế của hộ gia đình thường phụ thuộc vào
những nguồn lực sinh kế mà hộ gia đình nắm giữ và các yếu tố tác động từ bên
ngoài như yếu tố mùa vụ, thời tiết, chính sách và thể chế tại địa phương. Ninh Hòa
là một thị xã ven biển, với nguồn lợi hải sản phong phú, đánh bắt là một sinh kế
chính.
Ngoài ra, các sinh kế khác cũng phụ thuộc vào đánh bắt như dịch vụ nghề cá,
chế biến thủy hải sản và thương mại nghề cá. Do đó, nguồn lợi thủy sản là một
nguồn lực sinh kế quan trọng đối với dân cư ven biển thị xã Ninh Hòa. Sinh kế bền
vững nơi đây phụ thuộc nhiều vào việc bảo vệ và sử dụng bền vững các nguồn tài
nguyên biển. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành ngư nghiệp nhìn chung đang bị suy
thoái do tình trạng đánh bắt quá mức gây cạn kiệt nguồn lợi thủy sản và do ảnh
hưởng của ô nhiễm môi trường biển. Để duy trì sản lượng khai thác trong bối cảnh
nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm, người dân có xu hướng khai thác xa bờ và đi
biển dài ngày.
Trong bối cảnh đó, nuôi trồng thủy sản đang dần dần trở thành một sinh kế
thay thế mặc dù hoạt động nuôi trồng thủy sản thiếu kiểm soát thường gây ra các tác
động môi trường và không khả thi đối với các hộ nghèo.
Tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa ngành NTTS là hoạt động sản xuất dựa
trên cơ sở kết hợp giữa tài nguyên thiên nhiên sẵn có (mặt nước biển, nước sông
ngòi, ao hồ, ruộng trũng, sông cụt, đầm phá, khí hậu..) với hệ sinh vật sống dưới
nước (chủ yếu là cá, tôm và các thủy sản khác..) có sự tham gia trực tiếp của con
người. Với điều kiện thiên nhiên khá thuận lợi, dân cư ven biển thị xã Ninh Hòa
đang ngày càng phát triển hoạt động NTTS bao gồm nuôi, trồng các loại nước ngọt,
nước lợ, nước mặn với các hình thức chủ yếu là:
- Nuôi theo phương pháp thâm canh (TC), bán thâm canh (BTC), quảng canh
(QC) và quảng canh cải tiến (QCCT);
- Nuôi trong lồng bè trên mặt nước biển, sông, đầm,ven biển;
- Nuôi nhuyễn thể;
- Nuôi thủy sản ao hồ, đìa;

- Nuôi thủy sản trên ruộng trũng, ruộng lúa;

21


- Trồng rong biển.
Nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm và đảm
bảo an ninh lương thực ở nông thôn, nhưng do những tác động của xấu của BĐKH
tại thị xã Ninh Hòa mà ngành sinh kế nông nghiệp nơi đây không phát triển nhiều.
Một số ngành dịch vụ như buôn bán nhỏ, du lịch sinh thái, du lịch văn
hóa, ... cũng từng bước được hình thành và phát triển ở các cộng đồng ven biển thị
xã Ninh Hòa.
Diêm nghiệp là ngành sản xuất không mang nhiều lợi nhuận về kinh tế cho
cư dân thị xã Ninh Hòa, nhưng là ngành sản xuất không thể thiếu, phục vụ những
nhu cầu thiếu yếu của cuộc sống hàng ngày. Nghề làm muối là một nghề có truyền
thống lâu đời, gắn chặt với nguồn nước biển và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự
nhiên, khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, nắng trời ở các vùng ven biển.
Trên thực tế, hầu hết các hộ gia đình ở Ninh Hòa đều có một vài nguồn thu
nhập khác nhau và có nhiều người trong gia đình cùng tạo ra thu nhập từ nhiều sinh
kế đan xen kế hợp. Như vậy, có thể thấy rằng, các sinh kế chính tại cộng đồng cộng
đồng dân cư ven biển thị xã Ninh Hòa là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, sản xuất
nông nghiệp (chủ yếu là trồng trọt), diêm nghiệp, du lịch-dịch vụ. Đây cũng chính là
các sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên và yếu tố
BĐKH tác động một phần không nhỏ đến sinh kế ở thị xã Ninh Hòa.
Bảng 3: Tỷ lệ hộ lao động nông thôn phân theo ngành hoạt động
Phân theo ngành

Số hộ

Tỷ trọng (%)


Nông nghiệp

25.924

84,01

Lâm nghiệp

95

0,31

Thủy sản

4.748

15,93

Diêm nghiệp

93

0,30

Tổng

30.860

100


Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Ninh Hòa, 2013
Tính đến thời điểm ngày 31/12/2013, toàn thị xã có 30.860 hộ tham gia sản
xuất nông, lâm, thủy sản và diêm nghiệp. Số hộ làm việc trong ngành nông nghiệp

22


chiếm tỷ trọng cao nhất (84,01%), tiếp đó là 4.748 hộ tham gia khai thác và nuôi
trồng thủy sản, chiếm 15,39%.
1.4 Tổng quan về BĐKH, tình hình BĐKH hiện nay
1.4.1 Biến đổi khí hậu (BĐKH)
Theo Điều 1, điểm 2 của Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến
đổi Khí hậu (UNFCCC) năm 1992, BĐKH là sự biến đổi của khí hậu do hoạt động
của con người gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thành phần của
khí quyển toàn cầu và do sự biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong
những thời kỳ có thể so sánh được (United Nations, 1992).
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008, tr. 6) định nghĩa BĐKH “là sự biến
đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc sự dao động của khí hậu duy trì
trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn”.
a. Biểu hiện của BĐKH
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu bao gồm (IPCC, 2007):
• Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên do sự nóng lên của bầu khí quyển
toàn cầu
• Sự dâng cao mực nước biển do giãn nở vì nhiệt và băng tan
• Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển
• Sự di chuyển của các đới khí hậu trên các vùng khác nhau của trái đất
• Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển , chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác
• Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành

phần của thuỷ quyển, sinh quyển, địa quyển.
Tuy nhiên, sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu và mực nước biển dâng
thường được coi là hai biểu hiện chính của biến đổi khí hậu.
b. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
Khí hậu biến đổi do 2 nhóm nguyên nhân:
->Nhóm nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm: sự
biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự thay đổi vị trí

23


và quy mô của các châu lục, sự biến đổi của các dòng hải lưu, và sự lưu chuyển
trong nội bộ hệ thống khí quyển.
->Nhóm nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người) xuất phát từ
sự thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước và sự gia tăng lượng phát thải khí
CO2 và các khí nhà kính khác từ các hoạt động của con người.
Như vậy, biến đổi khí hậu không chỉ là hậu quả của hiện tượng hiệu ứng nhà
kính (sự nóng lên của trái đất) mà còn bởi nhiều nguyên nhân khác. Tuy nhiên, có
rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa quá trình tăng
nhiệt độ trái đất với quá trình tăng nồng độ khí CO2 và các khí nhà kính khác trong
khí quyển, đặc biệt trong kỷ nguyên công nghiệp (UNDP, 2008). Trong suốt gần 1
triệu năm trước cách mạng công nghiệp, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển nằm
trong khoảng từ 170 đến 280 phần triệu (ppm). Hiện tại, con số này đã tăng cao hơn
nhiều và ở mức 387 ppm và sẽ còn tiếp tục tăng với tốc độ nhanh hơn nữa (Ngân
hàng Thế giới, 2010, tr. 84). Chính vì vậy, sự gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí
quyển sẽ làm cho nhiệt độ trái đất tăng và nguyên nhân của vấn đề biến đổi khí hậu
là do trái đất không thể hấp thụ được hết lượng khí CO2 và các khí gây hiệu ứng
nhà kính khác đang dư thừa trong bầu khí quyển (UNDP, 2008).
1.4.2 Tình hình BDKH hiện nay
a. Trên thế giới

Mặc dù hiện vẫn còn nhiều điều chưa biết chắc chắn về tốc độ nóng lên, thời
gian chính xác và các hình thức tác động, nhưng những nguy cơ gắn liền với thực
trạng các lớp băng lớn trên trái đất đang tan ra ngày một nhanh, nhiệt độ các đại
dương tăng lên, các hệ sinh thái rừng nhiệt đới bị hủy hoại và những hậu quả khác
có thể xảy ra..., là hoàn toàn có thật (UNDP, 2008).
Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã trở thành thước đo phổ biến về thực trạng
khí hậu toàn cầu. Trong khoảng 100 năm qua (giai đoạn 1906-2005), nhiệt độ trung
bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,7̊ C (1,3̊ F) (UNDP, 2008, tr. 34). Theo IPCC
(2007), sự ấm lên của khí hậu là điều chắc chắn.
Theo báo cáo gần đây của WMO, năm 2010 là năm nóng nhất trong lịch sử.
Ngoài ra, trong mười năm qua (2001-2010), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã cao hơn
0,5o C so với giai đoạn 1961-1990, mức cao nhất đối với bất kì giai đoạn 10 năm
nào kể từ khi bắt đầu quan trắc khí hậu bằng thiết bị đo đạc (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2012, tr. 3). Một thập kỷ sau khi Nghị định thư Kyoto (1997) qui định các

24


giới hạn phát thải các khí nhà kính, khi các nước phát triển bắt đầu giai đoạn đầu
tiên trong quá trình kiểm kê phát thải, các loại khí nhà kính trong khí quyển vẫn tiếp
tục tăng và thậm chí là tốc độ tăng còn nhanh hơn trước.
Khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên, lượng mưa tại các khu vực khác nhau đang
thay đổi; các vùng biển ấm lên, băng tại các cực đang tan ra và mực nước biển đang
dâng lên (UNDP, 2008).Tuy nhiên, mực nước biển thay đổi không đồng đều trên
toàn bộ đại dương: ở một số vùng, mực nước biển dâng gấp một vài lần so với tốc
độ dâng trung bình toàn cầu, trong khi ở một số vùng khác, mực nước biển đã hạ
thấp hơn (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012, tr. 5).
Bên cạnh nhiệt độ tăng và mực nước biển dâng, con người cũng đã cảm nhận
ngày càng rõ rệt về sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan. Hạn hán và lũ lụt
xảy ra thường xuyên hơn; các cơn bão trở nên mạnh hơn; nhiều đợt nắng nóng hơn;

số ngày lạnh, đêm lạnh và sương giá giảm đi, trong khi các đợt nắng nóng ngày
càng xảy ra thường xuyên hơn; cường độ của những cơn bão và lốc nhiệt đới đã trở
nên nghiêm trọng hơn.

Hình 3: Hiệu ứng nhà kính
(Nguồn: http/thoitiet.net/index.asp?newsid)
b. Ở vùng ven biển Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới phải gánh chịu các tác
động tiêu cực nhất từ biến đổi khí hậu và không nơi nào ở Việt Nam bị ảnh hưởng

25


×