Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đề cương sức khỏe môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.46 KB, 10 trang )

Đề cương sức khỏe môi trường
Câu 1: Lượng giá nguy cơ










Bước 1: Xác định vấn đề: cần tìm thông tin và trả lời cho các câu hỏi
+ Đây có phải là vấn đề liên quan đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
phổ biến?
+ Phạm vi lan rộng của vấn đề
+ Mức độ nghiêm trọng của vấn đề
+ Có dự phòng được không
+ Hiệu quả của các can thiệp sớm
+ Cộng đồng chịu ảnh hưởng lớn hay nhỏ
+ Có đo lường được mức độ
+ Mức độ ảnh hưởng đến cộng đồng
Bước 2: Xác định bản chất của yếu tố nguy cơ
+ Yếu tố nguy cơ là gì? Đo lường?
+ Ảnh hưởng của nguy cơ đến sức khỏe? Đo lường?
+ Đo lường liều, xác định các đo lường, xác định mức độ nhiễm độc, phơi
nhiễm
Bước 3: Lượng giá phơi nhiễm
+ Thời gian, tần suất, độ lớn phơi nhiễm
+ Nguồn, cách thức phơi nhiễm
+ Bản chất, mức độ thời gian phơi nhiễm khác nhau: chia nhóm mức độ phơi


nhiễm
Bước 4: Mô tả nguy cơ
+ Mức độ hậu quả: nhẹ - nghiêm trọng
+ Đo lường nguy cơ trong cộng đồng
Bước 5: Quản lý
+ Xác định nguy cơ
+ Kế hoạch hạn chế nguy cơ
+ Kiểm tra đánh giá các can thiệp hạn chế nguy cơ

Câu 2: Hệ sinh thái


Khái niệm: Hệ sinh thái là đồng tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi
trường vật lý xung quanh nơi mà quần xã đó tồn tại, trong đó, các sinh vật,




môi trường tương tác với nhau để tạo nên chu trình vật chất và sự chuyển
hóa năng lượng
Đặc điểm:

- Tùy theo cấu trúc dinh dưỡng tạo nên sự đa dạng về loài, cao hay thấp, tạo
nên chu trình tuần hoàn vật chất (chu trình tuần hoàn vật chất hiện nay hầu như
chưa được khép kín vì dòng vật chất lấy ra không đem trả lại cho môi trường đó.
- Hệ sinh thái có kích thước to nhỏ khác nhau và cùng tồn tại độc lập (nghĩa là
không nhận năng lượng từ hệ sinh thái khác).
- Hệ sinh thái là đơn vị cơ bản của sinh thái học và được chia thành hệ sinh thái
nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên. Đặc điểm của hệ sinh thái là một hệ thống hở có
3 dòng (dòng vào, dòng ra và dòng nội lưu) vật chất, năng lượng, thông tin.

- Hệ sinh thái cũng có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng, nếu
một thành phần thay đổi thì các thành phần khác cũng thay đổi theo ở mức độ nào
đó để duy trì cân bằng, nếu biến đổi quá nhiều thì sẽ bị phá vỡ cân bằng sinh thái.


Đặc trưng:

+ Vòng tuần hoàn vật chất:
-Trong hệ sinh thái, chu trình của vật chất đi từ môi trường bên ngoài vào cơ thể
sinh vật, rồi từ sinh vật này sang sinh vật kia theo chuỗi thức ăn, rồi lại phân hủy
thành các chất vô cơ đi ra môi trường được gọi là vòng tuần hoàn sinh-địa-hóa.
-Nguồn năng lượng từ bức xạ mặt trời đến được Trái Đất thì chỉ khoảng 50% đi
vào hệ sinh thái, số còn lại chuyển thành nhiệt năng (phản xạ).
-Sinh vật sản xuất chỉ sử dụng 1% tổng năng lượng tiếp nhận này để chuyển sang
dạng hóa năng dự trữ dưới dạng chất hữu cơ nhờ quá trình quang hợp.
-Cứ qua mỗi bậc dinh dưỡng thì chỉ 10% năng lượng được tích lũy và chuyển lên
bậc tiếp theo, còn 90% thất thoát dưới dạng nhiệt, như vậy càng lên cao năng
lượng tích lũy càng giảm.
- Khi sinh vật chết đi, phần năng lượng dưới dạng chất hữu cơ ở cơ thể được vi
sinh vật phân hủy và sử dụng, 90% thất thoát dạng nhiệt. => Dòng năng lượng
trong hệ sinh thái không tuần hoàn.

+ Sự tiến hóa của hệ sinh thái:


- Phát sinh và phát triển để đạt được trạng thái ổn định lâu dài - tức trạng thái đỉnh
cực (climax). Quá trình này gọi là sự diễn thế sinh thái.
+ Cân bằng sinh thái:
- Là sự ổn định về số lượng cá thể của quần thể ở trạng thái ổn định, hướng tới sự
thích nghi cao nhất với điều kiện môi trường. - Các hệ sinh thái tự nhiên đều có cơ

chế tự điều chỉnh để đạt trạng thái cân bằng. Cân bằng sinh thái dưới sự tác động
bởi yếu tố bên ngoài là cân bằng mới. -Con người co tác động lớn đến quá trình
cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên, nhưng tác động chủ yếu theo mặt tiêu cực đến
sự cân bằng của hệ sinh thái.

Câu 3: Hệ sinh thái nông nghiệp




Ðịnh nghĩa : Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái do con người tạo ra và
duy trì trên cơ sở các quy luật khách quan của hệ sinh thái (HST), là các đơn
vị sản xuất nông nghiệp, là các HST nhân tạo do lao động của con người tạo
ra .
Ví dụ : Nông trường, hợp tác xã, nông trại hoặc làng, xóm ...



Đặc điểm:
HSTNN là hệ quả của sự cải tạo, biến đổi các HST tự nhiên của con người .
Vì vậy giữa HSTNN và các HST tự nhiên khó phân biệt ranh giới một cách
rõ ràng . Ðể phân biệt thường dựa chủ yếu vào mức độ can thiệp của người .
Các HST tự nhiên có mục đích chủ yếu kéo dài sự sống của các loài . Trái
lại các HSTNN chủ yếu cung cấp cho con người các sản phẩm của cây trồng
vật nuôi, sự sống của sinh vật trong HSTNN bị quy định bởi con người . Vì
vậy vật chất và năng lượng có sự khác nhau : HST tự nhiên có sự trả lại hầu
như hoàn toàn khối lượng chất hữu cơ và chất khoáng trong sinh khối của
các vật sống cho đất, chu trình vật chất khép kín . Ở các HSTNN, vật chất bị
lấy đi khỏi HST để cung cấp cho con người, vì vậy chu trình vật chất hở .
Các HST tự nhiên có sự tự phục hồi lớn, có quá trình phát triển lịch sử . Trái

lại HSTNN là các HST thứ cấp do con người phục hồi, khi con người biết
nuôi trồng mới có HSTNN.HST tự nhiên thường đa dạng và phức tạp về
thành phần loài thực vật và động vật, còn các HSTNN thường có số lượng
loài cây trồng, vật nuôi rất đơn giản . HSTNN ứng với giai đoạn đầu của quá
trình diễn thể của HST, là HST trẻ cho năng suất cao nhưng lại không ổn
định, dễ bị thiên tai hay sâu bệnh phá hoại . Ðể tăng sự ổn định của HSTNN,
con người phải đầu tư thêm lao động để buộc chúng



Hệ sinh thái nông nghiệp và các hệ thống phụ khác
+ Hệ sinh thái nông nghiệp thường được chia thành các hệ sinh thái phụ như
sau:
- Đồng ruộng cây hàng năm
- Vườn cây lâu năm hay rừng công nghiệp
- Đồng cỏ chăn nuôi


- Ao cá
- Khu vực dân cư
+ Trong đó, hệ sinh thái đồng ruộng chiếm phần lớn nhất và quan trọng nhất
của hệ sinh thái nông nghiệp. Hệ sinh thái đồng ruộng bao gồm một số hệ
phụ như sau:

Quan hệ giữa các hệ thống phụ được miêu tả như sau:

Câu 6: Gia tăng dân số và biến động đối với môi trường sinh thái


1. Ảnh hưởng tích cực

- Trong quá trình phát triển con người đã tác động vào hệ sinh thái tự nhiên
rất nhiều như : chăn nuôi, trồng trọt,cải tạo môi trường..... Ngoài ra, con người còn
tạo ra nhưng hệ sinh thái nhân tạo như kết hợp trồng trọt, trồng rừng, chăn nuôi và
con người tích cực tham gia bảo vệ môi trường, chống lại quá trình ô nhiễm môi
trường và quản lý các nguồn tài nguyên tự nhiên.
- Con người đã biết tận dụng những dạng năng lượng tự nhiện thay thế cho
năng lượng truyền thống như: năng lượng gió, mặt trời, thủy triều.. điều này góp
phần hạn chế việc khia thác sử dụng các năng lượng cũ, giảm sự phát thải các chất
khí gây hiệu ứng nhà kính.
Tuy nhiên, bên cạnh các tác động tích cự, con người đã để lại những tác
động xấu đến môi trường gây nên những hậu quả khác nhau.
2. Ảnh hưởng tiêu cực
- Dân số tăng lên thì nhu cầu cơ bản cho đời sống lấy từ môi trường cũng
tăng lên, đi cùng với nó là quá trình khai thác tài nguyên bừa bãi dẫn đến hậu quả
là các nguồn tài nguyên bị suy kiệt, môi trường tự nhiên bị suy thoái.
- Tại các vùng đô thị và các khu công nghiệp tập trung nhiều dân cư, môi
trường tự nhiên hầu như bị biến đổi hoàn toàn. Đây là nơi tập trung các chất thải
công nghiệp, sinh hoạt, tiếng ồn, nguồn gốc gây ô nhiễm mạnh cho môi trường
không khí đất và nước.
- Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới
biểu hiện ở các khía cạnh sau:
2.1. Ô nhiễm môi trường đất
- Dân số tăng tác động đên môi trường tạo ra sức ép lớn tới tài nguyên thiên
nhiên và môi trường đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho
nhu cầu nhà ở, khu công nghiệp, sản xuất lương thực-thực phẩm, sản xuất công
nghiệp,...  ô nhiễm môi trường đất do các tác nhân hóa học sinh học và vật lí.
- Việc khai thác quá mức các tài nguyên có sẵn trong lòng đất phục vụ nhu
cầu của con người gây nên các hiện tượng xói mòn và thoái hóa đất.



- Việc áp dụng các phương pháp máy móc hiện đại vào sản xuất là nguyên
nhân tiềm tàng làm phá vỡ kết cấu của đất.
- Sử dụng phân bó thuốc trừ sâu quá liều lượng là nguyên nhân chính gây ô
nhiêm môi trường đất ở vùng nông thôn.
- Hằng năm có khoảng 70.000 km2 đất bị bỏ hoang; 1,2 triệu ha bị nhiễm
màu; 26 tỷ tấn đất bề mặt bị rửa trôi; tốc độ rửa trôi gấp 17 lần so với tốc độ hình
thành 1cm bề mặt đất có giá trị sử dụng; theo tính toán, các nhà khoa học cho biết
cần 100-400 năm, hoang mạc hóa 1/3 diện tích trái đất đe dọa cuộc sống.
- Các chất thải khí và phóng xạ phát ra chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện,
các khu khai thác than, các khu vực nhà máy điện nguyên tử, có khả năng tích lũy
cao trong các loại đất giàu khoáng sét và bùn.
Đây là nguyên nhân làm cho đất bạc màu vĩnh viễn khó có thể cải tạo lại
được.
2.2. Ô nhiễm môi trường nước
- Nước là một nguồn tài nguyên hết sức quý giá, có tới hơn 1 tỷ người trên
thế giới đang bị thiếu nước sạch phục vụ nhu cầu cơ bản hằng ngày. Hiện nay vấn
đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự hủy hoại
môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời.
- Nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên đó chính là sự bùng nổ dân số
trong suốt thập kỉ qua do các nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội nhưng không kiểm
soát được các chất thải sinh học, hóa học và vật lý ra môi trường. Ngoài ra còn các
lý do như:
+ Ô nhiễm sinh học của nước : do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các
chất thải sinh hoạt, phân, nước rữa của các nhà máy đường, giấy... Sự ô nhiễm về
mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được: sự thải
sinh hoạt hoặc kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các
nhà máy đường, giấy, lò sát sinh...
+ Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ : là do sự thải vào nước các chất như
nitrat, phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các
ngành công nghiệp.



Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo
ngại. Khi phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây trồng
và chất lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Nhưng các cây trồng chỉ sử
dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước
mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các
lớp nước ở dưới.
+ Ô nhiễm vật lý: Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng
lượng chất lơ lững, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ
hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật
khác lại càng làm tăng độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng.
Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu
cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.
Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như
muối sắt, mangan, clor tự do, hydro sulfur, phènol... làm cho nước có vị không
bình thường. Các chất amoniac, sulfur, cyanur, dầu làm nước có mùi lạ. Thanh tảo
làm nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh của cá.
2.3. Môi trường không khí
- Cùng với tốc độ phát triển chóng mặt xã hội, con người đang phải đối mặt với
một vấn nạn do chính mình tạo ra: ô nhiễm môi trường không khí.
- Ô nhiễm không khí là ô nhiễm do các chất có sẵn trong tự nhiên hoặc hành động
của con người làm phát sinh các chất ô nhiễm trong không khí.

Câu 10: Văn hóa và môi trường sức khỏe


Các khái niệm:



+ Văn hóa: là hệ thống hiện có về các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sang tạo, tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong tác động
qua lại giữa con người với MT, XH và TN
+ Môi trường: là các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo có ảnh hưởng đến
đời sống, sản xuất, tồn tại, phát triển của con người, sinh vật
+ Sức khỏe: là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần, xã
hội; không phải chỉ là không có bệnh hay tàn tật


Quan niệm, hành vi của con người về sức khỏe và đối với môi trường:
+ Con người ở mỗi MT khác nhau: có cách thức & chiến lược khác nhau 
Tìm kiếm, sử dụng thức ăn, & cách thích ứng mang tính VH để tìm kiếm và
chế biến thức ăn hợp với điều kiện ở mỗi nơi.
+ Kỹ thuật/công nghệ  tác động đến sản phẩm mà con người có được từ
MT
+ Chiến lược sinh tồn và thích ứng với MT
 MT tự nhiên biến động thay đổi của MT (VD: khí hậu theo mùa, theo
vùng)  nguồn thức ăn thiên nhiên theo mùa  chiến lược sinh tồn của con
người - đối phó sự kiện thiên tai khó đoán trước (hạn hán, bão lụt, thiên tai
khác ảnh hưởng đến vật nuôi, cây trồng)
 Chiến lược sinh tồn của một cộng đồng phụ thuộc nhiều vào sự việc
không chắc chắn có thể xảy ra đối với MT trong tương lai  cộng đồng xã
hội có thói quen tìm kiếm thức ăn từ nhiều nguồn
 Nền văn hóa có cách thích nghi với điều kiện MT trong việc tìm kiếm và
dự trữ thức ăn, điều chỉnh cho phù hợp với đ.kiện thực tại.
+ Thiên tai và và các yếu tố tâm linh thần thánh
 Nhiều hiện tượng tâm linh được gắn liền với những yếu tố tâm linh thần
thánh.
 Con người cầu nguyện, thờ cúng những vị thần để cầu mong cuộc sống
được bình yên.

 Khi thiên tai xảy ra: là sự nổi giận của thần thánh, không thể dự phòng
được mà chỉ biết cầu xin.
+ Quan niệm về âm dương ngũ hành của người Châu Á


+ Quan niệm, niềm tin và thái độ đối với động vật thuộc các nền VN khác
nhau
 Bò (trâu) trong các nền VH khác nhau
 Hindu: kiêng ko ăn thịt bò
 Gà & các mục đích sử dụng gà
 Lợn và thịt lợn
 Đạo Hồi: kiêng, ko ăn
 Chó & quan niệm khác biệt văn hóa Đông-Tây


Một số thói quen, tập quán và môi trường sức khỏe tại VN
 Thói quen ăn uống
 Gỏi cá & tiết canh
 Gỏi cá (cá sống)
 Tiết canh
 Văn hóa ăn uống đường phố
 Thói quen sử dụng thuốc BVTC trong nông nghiệp
 Thói quen nhốt giữ vật nuôi gần nhà ở
 Thói quen không dùng nhà vệ sinh & sử dụng chất thải tươi trong trồng
trọt
 Vấn đề giới và sức khỏe




×