Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC TỰ NHIÊN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.67 KB, 66 trang )

BÀN VỀ
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC TỰ NHIÊN NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 2011 – 2020
VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Nguyễn Văn Hiệu

Hà Nội
Tháng 11 năm 2009 – Tháng 4 năm 2010


MỤC LỤC
Mục

Nội dung

Trang

1

BỐN SỨ MẠNG CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN NƯỚC TA

01

2

PHƯƠNG HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC TỰ
NHIÊN NƯỚC TA ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

05


2.1

Các hướng nhằm thực hiện sứ mạng làm giàu kho tàng tri thức
Việt Nam để đảm bảo cho dân tộc ta làm chủ được thiên nhiên

05

2.1.1

Bảo vệ môi trường

05

2.1.1.1

Từ kiểm soát ô nhiễm đến đánh giá chất lượng môi trường nước

05

2.1.1.2

Xử lý khí thải

06

2.1.1.3

Xử lý ô nhiễm môi trường bằng các phương pháp sinh học

06


2.1.1.4

Tạo ra polyme tự phân huỷ sinh học và tái chế polymer

07

2.1.1.5

Phát triển năng lượng xanh

08

2.1.2

Hạn chế tác hại của thiên tai

10

2.1.2.1

Dự báo bão chính xác

10

2.1.2.2

Giảm nhẹ tác hại của lũ

11


2.1.2.3

Ngăn ngừa xói lở

12

2.1.2.4

Chống hạn hán và ngăn ngừa hoang mạc hoá

13

2.1.2.5

Cảnh báo động đất và sóng thần

15

2.1.3

Thích nghi với khí hậu bị biến đổi

15

2.1.3.1

Chung sống với nước biển dâng

16


2.1.3.2

Chung sống với thời tiết nóng lên

17

2.1.3.3

Di dời dân cư ra khỏi vùng bị ngập lụt nước biển

18

2.1.4

Làm chủ lãnh hải và thực hiện đặc quyền quốc gia trên vùng đặc
quyền kinh tế

19

2.2

Các hướng nhằm thực hiện sứ mạng tăng cường tiềm lực khoa
học để làm chủ công nghệ cao được chuyển giao từ nước ngoài

20

2.2.1

Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin


20

2.2.2

Phát triển công nghiệp năng lượng

22

i


2.2.2.1

Sử dụng năng lượng hạt nhân

22

2.2.2.2

Sử dụng năng lượng mặt trời

23

2.2.2.3

Đón đầu năng lượng hydro

23


2.2.2.4

Thăm dò và chuẩn bị khai thác bể than đồng bằng sông Hồng

24

2.2.3

Phát triển công nghiệp dược liệu

25

2.2.4

Phát triển công nghiệp đóng tàu và công nghiệp xây dựng các công
trình biển

26

2.3

Các hướng nhằm thực hiện sứ mạng phát triển tiềm lực khoa
học để sáng tạo ra những kỹ thuật và công nghệ cần thiết cho sự
phát triển của đất nước mà không cần hoặc không thể được
chuyển giao từ nước ngoài

27

2.3.1


Phát triển Khoa học Nông nghiệp

27

2.3.2

Phát triển Y học

32

2.3.3

Nghiên cứu khoa học để phát triển công nghiệp dược liệu và dược
phẩm

35

2.3.4

Phát triển Khoa học và Công nghệ Nanô

36

2.3.5

Phát triển Luyện kim

38

2.4


Các hướng phát triển khoa học theo những hướng là sở trường
của người Việt Nam và do đó có khả năng đạt trình độ tiên tiến
trên thế giới sau hai thập kỷ

39

2.4.1

Phát triển Toán học

39

2.4.2

Phát triển Khoa học Thông tin và Máy tính

39

2.4.3

Phát triển Khoa học tính toán

39

2.4.4

Phát triển các khoa học lý thuyết

39


3

NHỮNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KHOA HỌC TỰ NHIÊN NƯỚC TA
ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

41

3.1

Bảo vệ môi trường

41

3.2

Dự báo, né tránh và hạn chế thiên tai

41

3.3

Phát triển các nguồn tài nguyên khả tái tạo

42

3.3.1

Xây dựng các khu sinh quyển


42

3.3.2

Phát triển tài nguyên thực vật

42

3.3.3

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước

42

ii


3.3.4

Làm giàu thêm quỹ đất nông nghiệp

42

3.4

Phát triển Khoa học nông nghiệp

43

3.5


Phát triển Khoa học y-dược

43

3.6

Phát triển Công nghệ cao

44

3.7

Phát triển Toán học và Khoa học tính toán

44

4

CÁC HƯỚNG ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN KHOA HỌC TỰ NHIÊN VIỆT
NAM

45

4.1

Toán học

45


4.2

Nhóm các ngành khoa học mang tính vật lý (physical sciences)

45

4.2.1

Cơ học

45

4.2.2

Vật lý

46

4.2.3

Hoá học

46

4.2.4

Khoa học vật liệu ứng dụng

47


4.3

Nhóm các ngành khoa học về sự sống

48

4.4

Nhóm các lĩnh vực khoa học đa ngành

49

4.4.1

Lĩnh vực Khoa học về bảo vệ môi trường

49

4.4.2

Lĩnh vực Khoa học về trái đất và không gian

49

4.4.3

Lĩnh vực Khoa học nông nghiệp

51


4.4.4

Lĩnh vực Khoa học y-dược

52

4.4.5

Lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng Khoa học thông tin và máy tính
và Khoa học tính toán

54

4.4.6

Lĩnh vực Khoa học và Công nghệ nanô

56

4.5

Kết luận

57

5

CÁC GIẢI PHÁP LỚN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

58


5.1

Tăng cường sự lãnh đạo của nhà nước

58

5.2

Nâng cao năng lực quản lý khoa học

58

5.2.1

Nâng cao chất lượng việc lập kế hoạch nghiên cứu khoa học

58

iii


5.2.2

Nâng cao năng lực quản lý việc sử dụng vốn đầu tư của nhà nước
cho khoa học

58

5.2.3


Nâng cao chất lượng đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học

58

5.3

Tăng cường công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống các đơn vị
khoa học hoạt động bằng ngân sách nhà nước

59

5.3.1

Cải cách chính sách đãi ngộ

59

5.3.2

Tinh giản hệ thống các đơn vị nghiên cứu

59

5.3.3

Chú trọng công tác chính trị tư tưởng trong đội ngũ khoa học

59


5.4

Chấn hưng giáo dục

59

5.5

Tranh thủ sự hợp tác quốc tế

60

5.5.1

Thực hiện hội nhập quốc tế về khoa học

60

5.5.2

Thu hút vốn ODA xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc đào tạo nguồn
nhân lực và phát triển công nghệ cao

60

5.5.3

Thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư phát triển công nghiệp
công nghệ cao


60

5.6

Tăng cường sự đầu tư của nhà nước và khuyến khích sự đầu tư
của các doanh nghiệp

61

5.6.1

Đầu tư của Chính phủ

61

5.6.2

Đầu tư của các Bộ, Ngành Trung ương

61

5.6.3

Đầu tư của Ủy ban Nhân dân các Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung
ương

61

5.6.4


Đầu tư của các doanh nghiệp

61

iv


BÀN VỀ
Chiến lược phát triển khoa học tự nhiên nước ta giai đoạn 2011 – 2020
và Tầm nhìn đến năm 2030

1.

BỐN SỨ MẠNG CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN NƯỚC TA

Trong thập kỷ đầu tiên vừa qua của thế kỷ 21 đất nước ta đã nhanh chóng phát
triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Trình độ công nghệ được
nâng cao một cách rõ rệt, một số tập đoàn công nghiệp hiện đại như dầu khí, điện lực,
đóng tàu, .v.v... đã hình thành. Sự ổn định về chính trị, đường lối đối ngoại cởi mở và
sự hội nhập của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới đang tạo ra cho chúng ta
triển vọng tiếp thu công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ các nước có công nghiệp
phát triển cùng với vốn đầu tư và vốn vay tín dụng của nước ngoài để phát triển một số
lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao sản xuất ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và
được tiêu thụ trên thị trường thế giới, cũng như khả năng ứng dụng các thành tựu hiện
đại của khoa học thế giới vào sản xuất và đời sống ở nước ta. Chẳng hạn như các tập
đoàn công nghiệp công nghệ cao trên thế giới như Intel (Hoa Kỳ), Samsung (Hàn
Quốc), Hồng Hải (Đài Loan), .v.v... đều có dự định sẽ xây dựng các nhà máy sản xuất
các vật liệu, linh kiện và thiết bị điện tử và công nghệ thông tin ở nước ta với doanh thu
của mỗi tập đoàn nhiều tỷ USD một năm. Trước thời cơ thuận lợi đó, Chính phủ đã có
chủ trương tăng tốc phát triển công nghệ thông tin để trở thành một nước mạnh trên thế

giới về công nghệ thông tin. Muốn làm cho các triển vọng tốt đẹp đó trở thành hiện
thực phải có đủ nội lực để nắm bắt thời cơ. Nội lực đó rõ ràng không phải là tiền vốn,
vì vốn là do nước ngoài đầu tư hoặc đi vay của nước ngoài. Nội lực đó là nguồn nhân
lực chất lượng cao và trình độ cao, là tiềm lực khoa học của đất nước, là trí tuệ của
cộng đồng khoa học Việt Nam. Nội lực ấy không thể nhập khẩu từ nước ngoài, mà phải
do chính người Việt Nam chúng ta tạo nên với sự hợp tác, giúp đỡ của bè bạn trên thế
giới. Nội lực ấy chỉ có thể được tạo nên nhờ phát triển khoa học, chỉ có thể là thành
quả của sự nghiệp phát triển khoa học ở nước ta.
Đồng thời với thời cơ thuận lợi trình bày ở trên, chúng ta lại đang đứng trước
những thử thách gay go, những khó khăn lớn, có thể sẽ trở thành nguy cơ: đó là sự ô
nhiễm môi trường đang diễn ra ở khắp nơi do nước thải công nghiệp và khí thải của các
phương tiện giao thông không được xử lý hoặc chưa được xử lý đúng mức nhưng
không bị ngăn chặn kịp thời; đó là sự ô nhiễm môi trường nuôi thuỷ sản do quy trình

1


sản xuất thiếu cơ sở khoa học; đó là sự tàn phá nặng nề tài nguyên rừng không phải chỉ
do lâm tặc mà còn do kế hoạch phát triển kinh tế và cơ chế quản lý của các địa phương
thiếu cơ sở khoa học .v.v..., dẫn đến hậu quả là sự gia tăng thiên tai lũ lụt và hạn hán.
Đồng thời với các khó khăn đó, nước ta lại đang đối mặt với hiểm hoạ biến đổi khí hậu
toàn cầu đang đe doạ sẽ gây ra các tác hại to lớn mới: gia tăng bão lụt, hạn hán, tạo
cồn, tạo bãi bồi dẫn đến hiện tượng bồi lấp dòng sông làm cho nước sông vào mùa khô
bị chặn lại, không chảy được ra biển và bị tù đọng ở vùng hạ lưu sông gây ra sự biến
đổi hệ sinh thái, huỷ diệt một số loài thuỷ sinh, còn ở ven biển thì sóng biển làm xói lở
bờ biển, nước biển dâng gây ngập lụt và xâm nhập mặn làm cho diện tích trồng trọt và
sinh sống của dân cư đồng bằng bị thu hẹp, đe doạ an ninh lương thực .v.v...
Muốn cho sự phát triển đất nước được bền vững, một mặt chúng ta nỗ lực tham
gia các chương trình hành động quốc tế ngăn chặn sự biến đổi khí hậu, mặt khác phải
chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp hữu hiệu để đối phó với các tác hại cũng như sự gia

tăng các thiên tai bão, lụt, hạn hán do biến đổi khí hậu gây ra và thích ứng với các điều
kiện tự nhiên bị thay đổi do có sự biến đổi khí hậu.
Tham gia các chương trình hành động quốc tế thì còn có thể tiếp thu công nghệ
từ nước ngoài, chứ phòng, tránh và giảm nhẹ hoặc loại trừ các thiên tai lũ lụt, bão, hạn
hán, sạt lở bờ sông, bờ biển .v.v... càng ngày càng gia tăng do sự biến đổi khí hậu, và
thích nghi với các điều kiện tự nhiên bị thay đổi do mực nước biển dâng lên thì lấy đâu
ra các công nghệ, các giải pháp đã có sẵn ở nước ngoài mà tiếp thu, nhất là nước ta lại
nằm trong số rất ít nước bị tác hại mạnh nhất của sự biến đổi khí hậu. Chỉ có một con
đường duy nhất là nghiên cứu khoa học để tìm ra các giải pháp cần được thực hiện, các
công nghệ cần được áp dụng để ứng phó có hiệu quả với hiểm hoạ biến đổi khí hậu.
Đương nhiên là chúng ta sẽ hợp tác với bè bạn trên thế giới, trong đó có những nước
cũng có hoàn cảnh như nước ta, và sẵn sàng cùng với bè bạn trên thế giới chia sẻ cho
nhau những thành quả khoa học.
Đồng thời với hiểm họa biến đổi khí hậu và cũng liên quan đến sự biến đổi khí
hậu, chúng ta còn đứng trước một nguy cơ thứ hai là môi trường sống đang bị ô nhiễm
và tàn phá nghiêm trọng. Để ngăn chặn nguy cơ đó đương nhiên phải thực hiện các
biện pháp quản lý mạnh mẽ và kiên quyết áp dụng các công nghệ xử lý đã có, song như
thế chưa đủ. Còn phải có công nghệ phát hiện tức thời việc xảy ra ô nhiễm môi trường
trên một mạng lưới các điểm quan trắc và trong nhiều trường hợp muốn xử lý ô nhiễm
phải áp dụng công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài với chi phí quá cao. Khoa học

2


Việt Nam phải có đủ năng lực tạo ra được công nghệ phát hiện và công nghệ xử lý mới
với chi phí chấp nhận được.
Không phải chúng ta chỉ cần phát triển khoa học nhằm mục đích tìm ra các giải
pháp kỹ thuật, các công nghệ không thể được chuyển giao từ nước ngoài để ứng phó
với sự biến đổi khí hậu cũng như để cảnh báo kịp thời sự ô nhiễm môi trường vừa xuất
hiện. Còn có những kỹ thuật và công nghệ cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội mà

chúng ta phải nghiên cứu khoa học để tự sáng tạo ra, hoặc là vì không có sẵn ở nước
ngoài mà chuyển giao vào nước ta, hoặc là muốn tiếp nhận được từ nước ngoài phải trả
giá tiền quá cao, song nếu cố gắng nghiên cứu khoa học thì cũng có thể tự lực tìm ra
được mà lại ít tốn kém hơn. Vả lại chúng ta cũng không cam chịu suốt đời này qua đời
khác mãi mãi lúc nào cũng chỉ đi nhập công nghệ có sẵn ở nước ngoài, mà phải lựa
chọn những hướng khoa học cần cho nước ta và nếu nỗ lực thì chúng ta cũng có đủ sức
giải quyết, rồi tăng cường hợp tác quốc tế, học tập bè bạn và nhờ bè bạn giúp đỡ, tiếp
thu những thành tựu mới của nước ngoài và quyết chí nghiên cứu bằng được để vừa
đóng góp vào sự phát triển đất nước, vừa vươn lên theo kịp bè bạn. Người Nhật Bản,
người Hàn Quốc trước đây đã làm như vậy và đã thành công, người Trung Quốc cũng
đang làm như vậy và ai cũng thấy rằng họ sẽ thành công, chẳng lẽ giới khoa học Việt
Nam chúng ta lại không có ý chí bằng họ hay sao?
Ngoài ra, chúng ta còn có cơ sở để nuôi kỳ vọng về một sứ mạng vinh quang
nữa: phát triển một vài hướng khoa học hợp sở trường người Việt Nam mà lại không
đòi hỏi vốn đầu tư lớn, sau hai thập kỷ đạt được trình độ tiên tiến ở châu Á. Đó là một
số ngành khoa học lý thuyết, trong đó trước hết phải kể đến Toán học, nhưng không
phải chỉ có Toán học thuần tuý.
Nói tóm lại, trong thập kỷ này khoa học Việt Nam có bốn sứ mạng sau đây. Một
là, đảm bảo cho dân tộc ta làm chủ được thiên nhiên: bảo vệ được môi trường sống, dự
báo, đề phòng, né tránh và giảm nhẹ các thiên tai và ứng phó với hiểm họa biến đổi khí
hậu có hiệu quả, đảm bảo cho đất nước ta phát triển một cách bền vững trong hoàn
cảnh đầy khó khăn. Hai là, đảm bảo cho người Việt Nam chúng ta ứng dụng có hiệu
quả các thành tựu hiện đại của khoa học thế giới vào sản xuất và đời sống, làm chủ
được công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ những nước công nghiệp phát triển rồi
dần dần tiến lên sáng tạo ra công nghệ mới, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển
với các nước có nền công nghiệp tiên tiến. Ba là, nghiên cứu khoa học để có đủ tri thức
đặng tìm ra những giải pháp kỹ thuật, những công nghệ cần thiết cho sự phát triển của
đất nước mà không thể hoặc không cần được chuyển giao từ nước ngoài. Bốn là,

3



nghiên cứu những hướng nghiên cứu khoa học là sở trường của người Việt Nam, nhất
là những hướng vừa là sở trường của người Việt Nam, vừa có đóng góp thiết thực vào
sự phát triển bền vững của đất nước. Thực hiện bốn sứ mạng đó, khoa học tự nhiên
nước ta góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế tri thức ở nước ta,
góp phần làm cho nước ta trở thành một quốc gia văn minh, dân giàu, nước mạnh.

4


2.

PHƯƠNG HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC TỰ
NHIÊN NƯỚC TA ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Sự phát triển khoa học tự nhiên nước ta phải định hướng vào việc thực hiện
thành công những sứ mạng của khoa học tự nhiên Việt Nam đã được trình bày ở trên.
2.1.

Các hướng nhằm thực hiện sứ mạng làm giàu kho tàng tri thức Việt Nam
để đảm bảo cho dân tộc ta làm chủ được thiên nhiên

2.1.1. Bảo vệ môi trường
2.1.1.1.

Từ kiểm soát ô nhiễm đến đánh giá chất lượng môi trường nước

Nhiều dòng sông đang bị ô nhiễm trầm trọng vì các doanh nghiệp xả nước thải
không được xử lý hoặc được xử lý chưa đạt yêu cầu ra sông mà cơ quan bảo vệ môi

trường chưa có phương tiện để phát hiện ngay khi sự ô nhiễm vừa mới xảy ra và kịp
thời ngăn chặn. Muốn kiểm soát được môi trường trên một địa bàn rộng lớn phải xây
dựng một mạng lưới các trạm quan trắc, tại mỗi trạm đều đặt thiết bị cảm biến có chức
năng phát hiện trạng thái ô nhiễm trên mức được phép và tự động báo ngay về trung
tâm. Với trình độ kỹ thuật điện tử và công nghệ thông tin ở nước ta hiện nay, việc tự
động báo tin về trung tâm hoàn toàn có thể giải quyết được. Mặc dầu đã có nhiều chục
đề tài nghiên cứu các cấp về cảm biến, song cho đến nay chúng ta vẫn chưa có công
nghệ chế tạo hàng loạt các loại cảm biến cần thiết với giá thành chấp nhận được, vì
trình độ khoa học trong lĩnh vực này còn thấp, mà nhập khẩu từ nước ngoài thì quá tốn
kém, cho nên đành bất lực không kiểm soát được môi trường. Muốn khắc phục tình
trạng này phải tổ chức nghiên cứu khoa học về cảm biến đến nơi đến chốn. Đó là một
nhiệm vụ cấp bách của vật lý và hoá học nước ta.
Một loại môi trường nước khác có diện tích rất lớn mà chúng ta cũng cần kiểm
soát chất lượng thường xuyên để phát hiện ngay lập tức sự suy thoái chất lượng và xử
lý kịp thời là môi trường nước trong các đầm nuôi tôm. Lâu nay vẫn thường xảy ra
hiện tượng tôm chết hàng loạt vì sự ô nhiễm môi trường phát sinh ra trong chính quá
trình nuôi tôm, hoặc là vì sự thay đổi các tham số hoá học, vật lý của nước do các
nguyên nhân từ bên ngoài như do nước lũ tràn vào, do trời nắng, ...v.v..., gây thiệt hại
rất lớn. Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là năng suất tôm có xu hướng giảm dần
trên nhiều vùng mà chưa biết nguyên nhân, nhưng chắc là do chất lượng nước đã bị
thay đổi. Muốn kiểm soát được chất lượng nước để đảm bảo nuôi tôm đạt năng suất
cao và ổn định phải dùng các loại cảm biến khác cảm biến dùng để phát hiện ô nhiễm
do nước thải công nghiệp. Muốn chế tạo được hàng loạt các loại cảm biến kiểm soát

5


chất lượng môi trường nước nuôi tôm phải có sự kết hợp của các nhà vật lý, các nhà
hoá học và các nhà sinh học cùng nghiên cứu các quá trình vật lý lượng tử, các quá
trình hóa học, các vấn đề sinh học phân tử và di truyền phân tử để tìm ra nguyên lý xác

định các tham số vật lý và thành phần hoá học của môi trường, phát hiện ra sự tồn tại
của các loại vi sinh vật gây bệnh, các vi-rút và vi khuẩn trong môi trường, trên cơ sở đó
thiết lập phương pháp chế tạo ra các loại cảm biến cho phép xác định nhanh sự ô nhiễm
môi trường và nguyên nhân ô nhiễm để xử lý kịp thời. Đó là những nội dung nghiên
cứu khoa học rất hay và rất thiết thực.
2.1.1.2.

Xử lý khí thải

Nếu không kể đến việc giảm sự phát thải khí nhà kính thì có ba loại khí thải cần
phải được xử lý để bảo vệ môi trường không khí: khí thải (bao gồm cả bụi) từ các cơ sở
công nghiệp (bao gồm cả các làng nghề), khí do các phương tiện giao thông thải ra và
khí thải từ các lò đốt chất thải y tế. Giới khoa học Việt Nam đã biết rõ nguyên lý các
công nghệ xử lý khí thải công nghiệp. Trong giai đoạn 2001–2010 các nhà khoa học
vật liệu nước ta đã thu được nhiều kết quả nghiên cứu có giá trị về các vật liệu xúc tác
xử lý khí thải từ các phương tiện giao thông và từ các lò đốt chất thải y tế, song vẫn
còn nhiều nội dung khoa học cần được tiếp tục nghiên cứu để có cơ sở khoa học hoàn
thiện công nghệ đến mức có thể ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn.
Về việc xử lý khí thải từ các phương tiện giao thông trước hết cần nghiên cứu
ứng dụng các vật liệu xúc tác mới tìm ra trong thời gian gần đây để chế tạo ra các bộ
lọc khí thải của ô tô và xe máy được sử dụng một cách phổ biến, ngoài ra vẫn nên tiếp
tục nghiên cứu cơ bản để tìm ra các vật liệu mới hoàn hảo hơn.
Trong thời gian qua các nhà khoa học nước ta đã nghiên cứu thành công một số
vật liệu xúc tác đã được sử dụng để sản xuất ra các lò đốt chất thải y tế có khí thải hoàn
toàn đáp ứng các tiêu chuẩn Việt Nam, song vì các lò này phải đốt các chất thải ở nhiệt
độ còn cao cho nên chưa được sản xuất trên quy mô công nghiệp. Việc nghiên cứu
khoa học cần dấn lên một bước nữa, trong đó có việc nghiên cứu để tìm ra các chất xúc
tác cấu trúc nanô, hoạt động ở nhiệt độ thấp hơn các chất xúc tác hiện có, nhằm hạ thấp
nhiệt độ đốt chất thải, giảm chi phí vận hành đến mức có thể sử dụng rộng rãi trong
toàn quốc.

2.1.1.3.

Xử lý ô nhiễm môi trường bằng các phương pháp sinh học

Phương pháp phân huỷ sinh học, sử dụng các vi sinh vật để chuyển hoá và phân
huỷ các chất gây ô nhiễm, là phương pháp xử lý ô nhiễm do nước thải công nghiệp,

6


sinh hoạt và chăn nuôi .v.v... rất có hiệu quả. Muốn thiết lập được phương pháp cụ thể
phù hợp với từng hoàn cảnh phải nghiên cứu đa dạng vi sinh vật (đa dạng chủng loại,
đa dạng gen, enzym tham gia các cơ chế trao đổi chất trong quá trình chuyển hoá chất
gây ô nhiễm), các cơ chế phân huỷ sinh học, các điều kiện thích hợp cho sự hoạt động
của các gen .v.v...
Nghiên cứu các quá trình sinh học trong một số loài thực vật để tìm ra phương
pháp xử lý ô nhiễm bằng các loài thực vật kết hợp với vi sinh vật vùng bộ rễ cũng là
một hướng nghiên cứu rất có triển vọng.
Để xử lý các chất thải rắn hữu cơ và chuyển hoá thành phân bón hữu cơ cần
thiết cho sự phát triển nền nông nghiệp sạch có thể áp dụng công nghệ hiếu khí, sử
dụng các chế phẩm vi sinh vật và chế phẩm enzym. Việc nghiên cứu để tạo ra các chế
phẩm này là hết sức cần thiết.
2.1.1.4.

Tạo ra polymer tự phân huỷ sinh học và tái chế polymer

Việc khắc phục sự ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra sẽ có bước tiến có tính
chất đột phá nếu chúng ta sản xuất ra được polymer tự phân huỷ sinh học trên quy mô
công nghiệp để làm các loại túi và bao bì thay cho các loại túi và bao bì ny lông hiện
nay đang sử dụng, hoặc có thể làm biến tính các loại polymer khó phân huỷ hiện nay

đang sử dụng thành các polymer tổng hợp tự phân huỷ sinh học. Trên thế giới hiện nay
đã có nhiều công bố khoa học về polymer tự phân huỷ sinh học, bao gồm cả các loại có
được do biến tính polymer thông thường, song cho đến nay chưa ở đâu có công nghệ
sản xuất polymer tự phân huỷ sinh học dưới dạng một thương phẩm có giá thành chấp
nhận được, hoặc công nghệ biến tính polymer thông thường khó phân huỷ để trở thành
polymer tổng hợp tự phân huỷ sinh học. Có thể là vì ở các nước tiên tiến môi trường
được bảo vệ tốt, chưa có nhu cầu cấp bách về các loại công nghệ nói trên, cho nên
người ta mới chỉ nghiên cứu các vấn đề có tính chất khoa học cơ bản. Còn ở nước ta thì
đó lại là nhu cầu cấp bách, cho nên phải quyết tâm nghiên cứu khoa học để tự sáng tạo
ra công nghệ.
Để xử lý polymer rác thải khó phân huỷ người ta đã nghiên cứu phương pháp tái
chế bằng cách giải trùng hợp polymer thành các monomer và sử dụng các monomer
này làm nguyên liệu sản xuất polymer mới. Vì các phương pháp giải trùng hợp đều đòi
hỏi phải được thực hiện ở nhiệt độ cao, sử dụng các dung môi chọn lọc hoặc các thiết
bị cao áp đặc biệt, nên chưa thể áp dụng vào thực tiễn được. Rất nên nghiên cứu các
vấn đề khoa học để tìm ra phương pháp tái chế polymer khó phân huỷ thành polymer

7


tự phân huỷ sinh học mà ta có thể thực hiện trên quy mô công nghiệp với chi phí chấp
nhận được.
Ngoài các polymer được chế tạo từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ cần
nghiên cứu biopolymer tự phân huỷ sinh học được chế tạo từ các nguyên liệu thực vật.
Các loại biopolymer này thường dễ thấm nước và không bền bằng polymer đi từ dầu
mỏ. Có thể chế tạo vật liệu composite kết hợp cả hai loại đó để vừa thấm nước chậm,
vừa tương đối bền, song lại dễ phân huỷ sinh học. Cũng cần nghiên cứu tác động của
các chủng vi sinh vật lên các loại vật liệu này để làm cơ sở khoa học cho công nghệ
phân huỷ nhanh rác thải chứa các loại polymer đó thành phân bón hữu cơ. Thật là cả
một loạt các vấn đề khoa học có định hướng ứng dụng rất thiết thực, song rất khó và

đòi hỏi phải kiên trì nghiên cứu trong nhiều năm mới có thể tìm ra công nghệ.
Một vài nhà hoá học hàng đầu ở nước ta, tác phong nghiên cứu rất nghiêm
chỉnh, lâu nay vẫn theo dõi các công bố khoa học ở nước ngoài về polymer tự phân huỷ
sinh học, cũng có lần đã từng đăng ký đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, song vì tiêu chí
để đề tài được xét duyệt còn bất cập cho nên không được chọn, còn người khác có bản
đăng ký đạt các tiêu chí, được chọn và đã hoàn thành đề tài, được nghiệm thu, thì
nghiệm thu xong lại chỉ có thể đưa báo cáo tổng kết vào lưu trữ. Tôi mong cơ quan
quản lý rút kinh nghiệm, hoàn thiện hơn nữa cơ chế quản lý, đặc biệt là chú trọng đúng
mức sự cần thiết phải nghiên cứu khoa học, không nên quá nóng vội muốn có công
nghệ ngay khi chưa nghiên cứu khoa học. Trong thời gian làm công tác quản lý tôi đã
thành công trong việc chỉ đạo không ít đề tài nghiên cứu đòi hỏi thời gian tương đối
dài, đầu tiên nghiên cứu khoa học đến nơi đến chốn, khi đã nắm vững nguyên lý khoa
học rồi thì tiến hành nghiên cứu công nghệ. Nghiên cứu khoa học rồi đến công nghệ
polymer tự phân huỷ sinh học là một đề tài nghiên cứu phải được thực hiện theo cách
đó với sự hợp lực của các nhà hoá học và các nhà nghiên cứu vi sinh vật. Tôi tin rằng
nếu cách quản lý như tôi đã trình này ở trên được chấp nhận thì khoảng đến năm 2015
chúng ta sẽ sản xuất được polymer tự phân huỷ sinh học với giá thành chấp nhận được
để sử dụng rộng rãi, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường.
2.1.1.5.

Phát triển năng lượng xanh

Việc phát triển năng lượng xanh vừa góp phần giải quyết nhu cầu về năng lượng
đang tăng lên nhanh chóng, vừa bảo vệ môi trường, trong đó có việc tham gia chương
trình hoạt động quốc tế ngăn chặn biến đổi khí hậu toàn cầu. Có ba loại nguyên liệu
nguồn gốc sinh học để sản xuất năng lượng xanh có tiềm năng rất lớn ở nước ta là các
cây có dầu, các phế thải nông nghiệp và rong biển.
8



Những năm gần đây các nhà hoá học nước ta đã nghiên cứu thành công công
nghệ chế tạo biodiesel không phế thải từ các loại dầu thực vật ở nước ta. Sản phẩm
đồng hành có giá trị khoa học và kinh tế cao của biodiesel là các chế phẩm sinh học
bảo vệ thực vật và tự huỷ sau khi sử dụng. Nguyên liệu để chế tạo biodiesel lại có thể
là các loại hạt có dầu phế thải như hạt cao su, hạt chôm chôm của các nhà máy hoa quả
hộp, một số loại cây cho hạt có dầu làm nguyên liệu lại có tác dụng phủ xanh đất trồng
đồi trọc hoặc là cây rừng đầu nguồn như cây sở. Nghiên cứu các chất có hoạt tính sinh
học trong bã thải sau khi tách chiết dầu từ các loại hạt có dầu là một hướng nghiên cứu
vừa có giá trị thực tiễn, vừa có ý nghĩa khoa học.
Nền nông nghiệp nước ta hàng năm có một lượng lớn rơm rạ, thân cây ngũ cốc
và phân động vật, có thể được chế tạo thành nhiên liệu sinh học. Biến các phế thải đó
thành nhiên liệu vừa tạo thêm một nguồn năng lượng lớn cho đất nước, vừa góp phần
bảo vệ môi trường. Ở một vài nơi trên thế giới, cả châu Âu lẫn châu Á, đã bắt đầu có
các nhà máy sảm xuất nhiên liệu sinh học từ phế thải nông nghiệp, song công nghệ
chưa được phổ biến rộng rãi. Chúng ta phải bắt đầu ngay việc nghiên cứu các vấn đề
khoa học làm cơ sở cho công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học từ phế thải nông nghiệp
để xây dựng tiềm lực theo hướng khoa học rất quan trọng này, tiến tới sáng tạo ra công
nghệ hoặc ít nhất thì cũng có đủ vốn kiến thức để thực hiện việc chuyển giao công
nghệ từ nước ngoài vào nước ta đạt hiệu quả cao. Có hai loại phương pháp chuyển hoá
cellulose từ phế thải nông nghiệp thành ethanol: các phương pháp hoá học và các
phương pháp sinh học. Các phương pháp hoá học dựa vào các phản ứng hoá học xảy ra
ở nhiệt độ cao và cần sử dụng các chất xúc tác mới mà chúng ta phải nghiên cứu, còn
theo các phương pháp sinh học thì nguyên liệu được xử lý bằng cách sử dụng enzym và
nấm men để thuỷ phân và lên men. Nên đồng thời nghiên cứu cả hai loại phương pháp
rồi sẽ lựa chọn phương pháp có hiệu quả hơn, hoặc tìm ra phương pháp kết hợp hoá
học và sinh học.
Rong biển, cỏ biển cũng là một nguồn nguyên liệu cho nhiên liệu sinh học có
tiềm năng rất lớn ở nước ta. Diện tích nuôi trồng rong biển để sản xuất nhiên liệu sinh
học có thể lên đến hàng triệu hecta, và sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự dâng nước biển.
Cần bắt đầu ngay việc nghiên cứu các vấn đề là cơ sở khoa học của kỹ thuật nuôi trồng

rong biển và công nghệ sản xuất nhiên liệu từ rong biển.
Năng lượng hydro là một dạng năng lượng xanh có triển vọng và có trữ lượng
có thể xem là vô tận. Trên thế giới đã có nhiều công bố khoa học với nội dung liên
quan đến sự tách hydro từ nước, lưu giữ hydro thời gian lâu để sử dụng khi chưa dùng

9


đến và nhả hydro ra khi cần sử dụng. Cho đến nay ở trong nước chưa ai dám nghiên
cứu các vấn đề này, cho nên cần khuyến khích một vài cơ quan khoa học sớm tổ chức
nghiên cứu khoa học về các phương pháp tách hydro từ nước, về các vật liệu lưu giữ
hydro và về các phương pháp nhả hydro từ các vật liệu đó để sử dụng.
Nước ta có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời và đã bắt đầu sử dụng pin mặt
trời từ những năm 80 thế kỷ trước. Mặc dầu không thể sáng tạo ra công nghệ sản xuất
pin mặt trời với công suất và quy mô có thể cạnh tranh được với nước ngoài, song cũng
cần nghiên cứu khoa học để có kiến thức mà thực hiện chuyển giao công nghệ đạt hiệu
quả cao. Việc nghiên cứu các phương pháp trực tiếp biến năng lượng mặt trời thành
nhiệt năng để sử dụng rộng rãi trong đời sống, mang tính chất vật lý ứng dụng, có khả
năng tiết kiệm đáng kể nhu cầu sử dụng điện năng trong đời sống và cần được khuyến
khích.
Một số vấn đề về năng lượng sau này sẽ còn được trình bày thêm trong các phần
có liên quan.
2.1.2. Hạn chế tác hại của thiên tai
2.1.2.1.

Dự báo bão chính xác

Trong những năm gần đây kỹ thuật dự báo bão ở nước ta đã được cải thiện
nhiều. Nhà nước đã đầu tư và đang tiếp tục đầu tư lớn hơn nữa cho ngành khí tượng
thuỷ văn trang bị các thiết bị hiện đại đặt tại nhiều địa điểm trên đất liền và trên các hải

đảo để đo các tham số của khí quyển chuyển động, nhằm có được các số liệu cần thiết
cho việc dự báo bão. Ngành khí tượng thuỷ văn nước ta cũng đã có quan hệ hợp tác
mật thiết với các cơ quan dự báo bão các nước trong khu vực, với các tổ chức khí
tượng quốc tế, để thu được kịp thời thông tin về bão do các nước trong khu vực thông
báo. Trên cơ sở những số liệu đo được và những thông tin về bão ở các nước xung
quanh, bằng phương pháp dự báo truyền thống đã thành thạo dựa vào suy luận, cơ quan
dự báo khí tượng thủy văn nước ta đã dự báo khá tốt nhiều cơn bão xảy ra trong những
năm qua. Tuy nhiên, do những biến động về thời tiết càng ngày càng khắc nghiệt, thỉnh
thoảng lại xảy ra một cơn bão có diễn biến quá phức tạp, thành thử nếu chỉ bằng
phưưong pháp truyền thống dựa vào suy luận đã có thì không có tài gì dự báo chính
xác được. Trên cơ sở các số liệu đo được bằng các thiết bị quan trắc và thu được từ các
thông báo của các cơ quan khí tượng các nước trong khu vực, phải tính ra được các
tham số về chuyển động của bão như vị trí, hướng đi và tốc độ của trung tâm bão, tại
từng thời điểm trong một khoảng thời gian tương lai nào đó, vài ba ngày chẳng hạn

10


hoặc lâu hơn một chút, và điều chỉnh dần cho chính xác hơn. Làm như thế có nghĩa là
phải thiết lập và giải một bài toán khí động lực học trong một khoảng không gian rộng
lớn là vùng biển nước ta. Điều kiện biên của bài toán đó phụ thuộc vào các điều kiện
địa lý của nước ta cho nên không có sẵn bài toán đó ở nước ngoài để có thể tiếp thu
ngay lời giải, mà phải nghiên cứu khoa học để tìm ra. Trước hết phải phát triển khí
tượng học, hải dương học, vật lý khí quyển và khí động lực học rồi thiết lập bài toán.
Có đầu bài rồi, lại phải giải rất nhanh, vì nếu giải chậm quá thì bão đã đi vào lãnh thổ
rồi mà vẫn chưa dự báo xong! Muốn giải nhanh các bài toán khí động lực học với điều
kiện ban đầu và điều kiện biên phức tạp như là bài toán cần phải giải để dự báo bão,
phải phát triển khoa học tính toán.
Nói tóm lại, muốn dự báo bão được chính xác phải phát triển các chuyên ngành
khí tượng học, vật lý khí quyển, khí động lực học và khoa học tính toán để sử dụng

thành thạo phương pháp số trị. Đó là một nhiệm vụ cấp bách nhưng chưa được thực
hiện.
2.1.2.2.

Giảm nhẹ tác hại của lũ

Khác với đồng bằng sông Cửu Long là nơi mà con người có thể và cần phải
chung sống với lũ, ở miền Bắc và miền Trung lũ là một thiên tai phải tránh. Trước kia,
nước lũ từ thuợng nguồn các con sông dồn về hạ lưu không kịp thoát ra biển nên dâng
cao lên, tràn qua các con đê hoặc làm vỡ đê, khiến đồng ruộng và các khu dân cư bị
ngập lụt. Ta gọi loại lũ đó là lũ lụt. Trong những năm gần đây tại các vùng núi lại hay
xảy ra lũ quét từ trên núi cao bất thình lình dội xuống, thường là dọc theo các con suối,
kéo theo cả đất đá, gây ra thiệt hại lớn về nhà cửa và sinh mạng của dân cư sinh sống
dọc bờ suối. Muốn tìm được các biện pháp giảm nhẹ tác hại của các thiên tai này phải
nghiên cứu một loạt các vấn đề khoa học sẽ được trình bày dưới đây.
Muốn đề phòng lũ phải dự báo được khi nào và ở đâu sẽ có lũ. Lũ lụt chỉ xảy ra
khi có mưa lớn ở thượng nguồn hoặc khi nước lũ từ nước ngoài chảy vào theo các con
sông có thượng nguồn ở nước ngoài dâng cao. Chúng ta đã có các trạm thuỷ văn quan
trắc nước lũ từ nước ngoài chảy vào. Muốn dự báo lũ lụt do mưa cần dự báo thời tiết
chính xác và nắm chắc các quy luật của lũ trên các lưu vực sông.
Miền Trung thường hay bị lũ lụt tàn phá mà chưa đề phòng, chưa né tránh được
tốt là vì chúng ta chưa biết đầy đủ các quy luật về lũ trên hệ thống sông ngòi từng khu
vực, ngay cả khi còn chưa có các hồ chứa nước của các nhà máy thuỷ điện. Nay còn có
thêm hiện tượng xả lũ của các nhà máy thuỷ điện, các quy luật về lũ lại càng trở nên
phức tạp. Nghiên cứu các quy luật về lũ, trên cơ sở đó điều chỉnh thiết kế các hồ chứa
11


nước, thiết lập quy trình xả lũ đồng bộ, hợp quy luật của các nhà máy thuỷ điện trong
khu vực của từng con sông hoặc trên từng hệ thống các con sông thông với nhau ở

miền Trung, là một nhiệm vụ cấp bách của khoa học Việt Nam. Việc xây dựng và vận
hành hệ thống các hồ chứa nước của các nhà máy thuỷ điện có cơ sở khoa học chắc
chắn góp phần làm giảm lũ lụt. Ở những nơi chưa giảm được lũ thì phải né tránh lũ, di
dời dân cư ra khỏi các khu vực thấp dễ bị ngập lụt, ít nhất là từ khi được dự báo có
nguy cơ bị ngập lụt cho đến khi hết nguy cơ đó. Việc bảo vệ rừng và trồng lại những
diện tích rừng đã bị tàn phá đương nhiên phải do chính quyền thực hiện, song cũng cần
sự đóng góp của khoa học. Thí dụ như để trồng lại rừng trên những diện tích rừng đã bị
tàn phá nên nghiên cứu các điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu rồi tìm ra các loại cây thích
hợp với các điều kiện đó và đồng thời là một loại cây cho ta một dạng lâm sản có giá
trị kinh tế, như các hạt có dầu để làm nguyên liệu sản xuất biodiesel.
Trong những năm gần đây lũ quét xảy ra luôn, lúc ở chỗ này, lúc ở chỗ khác, mà
chúng ta chưa thể cảnh báo kịp thời để cho dân tránh đi. Mặc dầu chưa thể cảnh báo
được việc xảy ra lũ quét, song chúng ta hoàn toàn có thể và cần phải nghiên cứu các
điều kiện địa lý, địa mạo, địa chất các khu dân cư dưới chân núi hoặc ven bờ suối để
chỉ ra những nơi có nguy cơ bị lũ quét khi có mưa lớn, đồng thời đề xuất các biện pháp
đối phó để tránh thiệt hại về người và ít thiệt hại về của khi lũ quét xảy ra như di dời
dân cư đến nơi an toàn, hoặc các biện pháp ngăn ngừa, trước hết lại vẫn là việc bảo vệ
rừng hoặc trồng lại rừng ở các quả núi phía trên khu dân cư. Chỉ ra được tất cả các khu
dân cư có nguy cơ bị lũ quét khi có mưa lớn trong cả nước là một khối lượng công việc
khổng lồ, cần có nhiều người tham gia thực hiện. Trước hết phải nghiên cứu để xác
định cụ thể các điều kiện địa lý, địa mạo, địa chất được dùng làm tiêu chí để tìm ra
những địa điểm có nguy cơ lũ quét và đề xuất các biện pháp ngăn ngừa hoặc né tránh.
Ngoài lũ quét, một hiện tượng tương tự là sự trượt lở đất trên các sườn núi cũng đã xảy
ra ở nhiều nơi trên các vùng núi phía Bắc và miền Trung. Trong mùa mưa vừa qua dọc
theo đường Hồ Chí Minh vừa xây dựng xong có tới mấy trăm điểm bị trượt lở, thiệt hại
rất lớn. Rõ ràng là việc thiết kế con đường này đã không có căn cứ khoa học. Rất cần
nghiên cứu khoa học để tìm ra các biện pháp khắc phục hiện tượng trượt lở dọc đường
Hồ Chí Minh và tránh bị trượt lở khi xây dựng các công trình ven sườn núi từ nay trở
đi cũng như để di dời các khu dân cư khỏi các địa điểm có nguy cơ trượt lở đất.
2.1.2.3.


Ngăn ngừa xói lở

Từ nhiều năm nay trên nhiều con sông từ bắc chí nam vẫn hay xảy ra hiện tượng
xói lở bờ sông, có nơi cả nhà dân lẫn trụ sở Ủy ban nhân dân làm trên bờ sông đều đã
12


sụp đổ xuống sông. Ở nhiều vùng ven biển và cửa sông, sóng nước đánh vào cũng gây
ra hiện tượng xói lở bờ sông, bờ biển, đê biển. Nguyên nhân gây xói lở bờ sông thường
là tác động của dòng nước chảy tự nhiên trên sông từ phía thượng nguồn xuống hạ lưu.
Phát triển thuỷ động lực học, nghiên cứu các quy luật động lực học của dòng chảy
trong khu vực xung quanh nơi xảy ra xói lở, áp dụng các phương pháp của khoa học
tính toán và dùng các máy tính điện tử hiệu năng cao để giải các bài toán thuỷ động
lực học có liên quan, sẽ tìm ra cách điều chỉnh dòng chảy phía thượng lưu để ngăn
chặn hiện tượng xói lở. Đó thực sự là một bài toán thú vị và rất thiết thực.
Sự xói lở đê biển, bờ biển và bờ sông ở các vùng cửa sông do sóng đánh vào
gây ra sẽ bị giảm đi nhiều, thậm chí có thể không xảy ra nữa, nếu ở ven bờ biển hoặc
ven bờ sông nơi có nguy cơ bị xói lở có rừng ngập mặn. Có thể nói rằng rừng ngập
mặn được trồng một cách thích hợp là lá chắn rất tốt ngăn không cho sóng đánh vào bờ
gây xói lở. Ngoài tác dụng ngăn sóng, rừng ngập mặn còn là môi trường sinh thái thích
hợp cho sự sinh sống của các loài thủy sinh ven biển và do đó có thể được dùng làm
diện tích nuôi tự nhiên một số loài thuỷ sản. Việc nghiên cứu các vấn đề khoa học về
rừng ngập mặn đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm và cần được chú
trọng phát triển ở nước ta.
Ngược lại với sự xói lở bờ sông, bờ biển, đê biển là hiện tượng bồi lấp lòng
sông, cửa sông, cảng biển do sự lắng đọng cát và phù sa. Để đảm bảo giao thông đường
thuỷ ở nhiều nơi hàng năm phải nạo vét, hút cát và bùn đổ sang chỗ khác nên rất tốn
kém. Nạo vét xong, sau một thời gian lại bị bồi lấp. Phát triển thuỷ động lực học,
nghiên cứu các quy luật động lực học của dòng chảy đưa cát và phù sa đến các vùng bị

bồi lấp, áp dụng các phương pháp của khoa học tính toán, có thể tìm ra các giải pháp
khắc phục hiện tượng bồi lấp một cách cơ bản. Việc khắc phục hiện tượng bồi lấp lòng
sông, cửa biển còn làm cho lũ thoát nhanh hơn, giảm nhẹ thiên tai lũ lụt.
2.1.2.4.

Chống hạn hán và ngăn ngừa hoang mạc hoá

Trong những năm gần đây không những bão lụt càng ngày càng trở nên trầm
trọng hơn mà hạn hán cũng gia tăng, ở vùng này nước lụt mênh mông ngập hết xóm
làng vừa rút thì ở vùng kia ruộng đồng lại trở nên khô cằn nứt nẻ vì hạn hán. Rồi chưa
biết chừng chính nơi năm nay bị ngập lụt thì năm sau lại bị hạn hán, còn nơi năm nay
bị hạn hán thì năm sau lại bị ngập lụt. Khi đồng ruộng bị hạn hán thì nước là một tài
nguyên thiên nhiên quý giá, nhưng khi lũ lụt tàn phá xóm làng thì nước là tác nhân gây
ra thiên tai. Giới khoa học Việt Nam có nhiệm vụ cấp bách là nghiên cứu một cách
toàn diện các vấn đề khoa học về tài nguyên nước trong từng vùng lãnh thổ nước ta để
13


xây dựng cơ sở khoa học cho các chương trình hành động của xã hội nhằm khai thác có
hiệu quả những lợi ích mà tài nguyên nước có thể đem lại cho con người, đặc biệt là
việc đảm bảo nước cho sinh hoạt của dân cư và đáp ứng các nhu cầu về nước của nông
nghiệp.
Chúng ta đã nghiên cứu từ lâu về trữ lượng nước ngầm và khả năng khai thác
nước mặt trong từng vùng lãnh thổ và có dữ liệu khá đầy đủ. Trên cơ sở những dữ liệu
đã có, chúng ta đã xây dựng nhiều hồ chứa nước nhân tạo để dự trữ nước cho việc
chống hạn và đồng thời dùng cho các nhà máy thuỷ điện. Đồng bằng sông Hồng vừa
trải qua một trận hạn hán khắc nghiệt chưa từng có, song nhờ các hồ chứa Thác Bà,
Tuyên Quang và Hoà Bình đồng loạt xả nước, chúng ta đã khắc phục được hạn hán.
Còn ở miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long thì lại khác. Tệ nạn phá rừng trầm
trọng ở miền Trung đang làm suy giảm nguồn tài nguyên nước ở vùng này và gây ra

nguy cơ hạn hán. Sự suy giảm lưu lượng nước chảy theo sông Mêkông từ nước ngoài
vào lãnh thổ nước ta cùng với các biến động bất thường về thời tiết cũng đang đe doạ
gây ra hạn hán và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Đương nhiên ở miền
Trung thì chặn đứng nạn phá rừng phải là công việc cấp bách, song đó là vịệc quản lý
nhà nước. Hãy cứ cho là nhà nước đã ngăn chặn được nạn phá rừng và quyết tâm trồng
lại những khu rừng đã bị phá. Muốn trồng lại rừng cho nhanh, thay cho các loại cây gỗ
có từ trước và đã bị chặt cần nghiên cứu để tìm ra mà trồng các loại cây có bộ rễ sâu
giữ nước trong đất rừng, có cành lá xum xuê chống xói mòn, mà lại mọc nhanh. Hơn
nữa, để tăng thu nhập cho người dân giữ rừng nên chọn các loại cây cho thêm một loại
lâm sản không phải là gỗ, như các cây có dầu để lấy dầu làm nguyên liệu cho công
nghiệp sản xuất biodiesel, hoặc bằng những kết quả nghiên cứu về sinh thái học tạo ra
những vùng sinh thái dưới tán rừng thích hợp cho việc trồng một số loại cây thuốc
hoặc cây lương thực như cây rong giềng ở Việt Bắc. Khoa học đóng vai trò quan trọng
trong việc trồng lại các khu rừng đã bị phá. Để khắc phục nguy cơ hạn hán và xâm
nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long và nguy cơ hạn hán ở miền Trung cần nghiên
cứu về tài nguyên nước trong hai vùng lãnh thổ này để làm cơ sở khoa học cho việc đề
xuất và thực hiện các biện pháp trữ nước ngọt từ cuối mùa mưa đủ để đáp ứng các nhu
cầu về nước ngọt của sản xuất nông nghiệp trong mùa khô.
Sự suy giảm các chất dinh dưỡng cho cây trồng cũng như sự xói mòn đất do quy
trình canh tác bất hợp lý cùng với nạn hạn hán đang làm đất nông nghiệp ở nhiều nơi bị
thoái hoá và trở nên cằn cỗi, có nguy cơ sẽ không trồng trọt được nữa: bị hoang mạc
hoá. Nếu đất bị hoang mạc hoá trở nên cứng như đá thì gọi là hoang mạc hoá đá, còn

14


nếu đất bị hoang mạc hoá trở nên giống như cát thì gọi là sa mạc hoá. Muốn tìm ra các
biện pháp ngăn chặn hiện tượng hoang mạc hoá đá hoặc sa mạc hoá phải nghiên cứu
khoa học về tài nguyên đất và khoa học về tài nguyên nước. Đất trở nên hoang mạc
hoá do bị nhiễm mặn trong mùa khô vì thiếu nước ngọt, gọi là hoang mạc hoá mặn, mà

không có nước ngọt để ngọt hoá, thì phải nghiên cứu để chuyển thành diện tích nuôi
trồng hải sản.
2.1.2.5.

Cảnh báo động đất và sóng thần

Ngành địa chấn nước ta đã được phát triển ở miền Bắc ngay từ khi hoà bình
được lập lại theo hiệp định Genève. Sau khi đất nước được thống nhất, Viện Vật lý địa
cầu đã xây dựng các trạm địa chấn ở các tỉnh phía Nam. Trong mấy chục năm qua,
ngành địa chấn đã từng bước được hiện đại hoá và đã lập được bản đồ phân vùng động
đất phù hợp với tình hình xảy ra động đất ở nước ta trong thời gian qua. Từ khi sóng
thần xảy ra trên thế giới, Viện Vật lý địa cầu được giao thêm nhiệm vụ cảnh báo sóng
thần.
Một vài năm gần đây trên thế giới đã xảy ra các trận động đất ngoài dự báo, tàn
phá các thành phố hết sức nặng nề. Đó có thể là dấu hiệu của một hoạt động địa chấn
mà trước đây chưa biết. Để đảm bảo an toàn cho các thành phố và các công trình lớn sẽ
được xây dựng trong tương lai cần tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực địa chấn
để nắm bắt được các thành tựu mới trên thế giới, tăng cường hiện đại hoá mạng lưới
quan trắc địa chấn và các phương tiện xử lý thông tin địa chấn, tăng cường nghiên cứu
địa chấn học.
2.1.3. Thích nghi với khí hậu bị biến đổi
Chúng ta sẽ nỗ lực thực hiện cam kết cùng với cộng đồng quốc tế ngăn chặn sự
biến đổi khí hậu, song ngăn chặn được đến đâu thì điều đó không tuỳ thuộc chúng ta.
Các nhà khí tượng thuỷ văn nước ta đã dự báo những hậu quả tại hại của sự biến đổi
khí hậu đối với nước ta, trong đó trước hết phải kể đến sự gia tăng các thiên tai bão, lũ
lụt, xói lở, hạn hán. Các biện pháp dự báo, phòng ngừa, né tránh và giảm nhẹ các thiên
tai đó đã được trình bày trong phần trước. Các thiên tai đó càng gia tăng do biến đổi
khí hậu thì các biện pháp trình bày trong phần trên càng phải được thực hiện khẩn
trương và quyết liệt hơn.
Các giải pháp khác trình bày trong Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi

khí hậu đã được Chính phủ phê duyệt đều là các giải pháp hết sức cần thiết, song chưa
đủ vì mới chỉ là các giải pháp được đề ra trong hoàn cảnh chưa kịp nghiên cứu các vấn

15


đề khoa học là cơ sở để tìm ra các giải pháp tích cực hơn, chủ động hơn. Tôi xin đề
xuất một số vấn đề khoa học cần nghiên cứu ngay để kịp tìm ra các giải pháp tích cực
hơn, chủ động hơn, nhằm thích nghi với những điều kiện tự nhiên mới đầy khó khăn
khi khí hậu bị biến đổi, và thực hiện sự phát triển đất nước một cách bền vững trong
bối cảnh gặp phải các điều kiện tự nhiên đầy khó khăn đó.
2.1.3.1.

Chung sống với nước biển dâng

Khi nước biển dâng thì các diện tích thấp ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long,
đồng bằng sông Hồng và duyên hải miền Trung bị ngập nước biển dần dần, rồi trong
mùa khô nước mặn lại còn theo các con sông thông với biển xâm nhập sâu vào đồng
bằng làm hỏng đất trồng lúa ở cả những nơi không bị ngập, làm cho diện tích đất trồng
lúa bị thu hẹp. Không thể tránh được tình huống đó, nhưng chúng ta không bó tay chịu
để mất trắng một vùng đất nông nghiệp rộng lớn. Phải nghiên cứu khoa học để tìm ra
các biện pháp làm cho các vùng bị ngập nước biển trở thành các vùng sinh thái nuôi
hải sản, gồm các diện tích nuôi thâm canh xen kẽ các rừng ngập mặn là nơi nuôi hải
sản tự nhiên. Tạo ra một vùng sinh thái ổn định là công việc đòi hỏi một thời gian dài,
nhưng nước biển lại cũng chỉ dâng lên dần dần nên chúng ta có đủ thời gian, miễn là có
khoa học. Chính phủ đã quyết định giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chủ trì thực hiện Đề án phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển. Nhờ thực hiện
chủ trương này đất nước ta sẽ được chắn từ phía biển và ở các cửa sông bởi những
cánh rừng ngập mặn bao la, dân ven biển và ở các vùng cửa sông trồng rừng ngập mặn
thành thạo và có sẵn các giống cây ngập mặn thích hợp với vùng triều ở từng nơi.

Nước biển sẽ dâng lên dần dần, đồng bằng bị ngập đến đâu ta trồng ngay rừng ngập
mặn đến đó. Ngoài tác dụng chắn sóng bảo vệ bờ và làm sạch môi trường nước bị ô
nhiễm, rừng ngập mặn còn là nơi sinh đẻ và nuôi dưỡng nhiều loại hải sản. Hệ sinh thái
rừng ngập mặn có năng suất sinh học cao, đặc biệt là nguồn lợi hải sản. Ở phía tây
Malaysia mỗi hecta rừng ngập mặn cho phép thu 2500 USD/năm nhờ đánh bắt hải sản,
còn ở Australia hơn 60% sản lượng hải sản đánh bắt được là các hải sản hàng năm có
thời kỳ cư trú trong các rừng ngập mặn ở cửa sông. Muốn khai thác được tiềm năng đó
của rừng ngập mặn nước ta, chúng ta cần nghiên cứu những vấn đề là cơ sở khoa học
của quy trình nuôi tự nhiên các loài hải sản có giá trị kinh tế như tôm, cua, nghêu, sò
trong rừng ngập mặn. Ở bên trong rừng ngập mặn cũng có thể làm các đầm nuôi tôm
thâm canh, miễn là có quy mô và mật độ vừa phải để rừng ngập mặn có thể xử lý hết
các chất phế thải do nuôi tôm mà ra. Nhờ có cây ngập mặn che bóng cho nên khi trời

16


nắng nóng nước ở trong rừng ngập mặn vẫn mát và làm dịu bớt sự nóng nực trong toàn
vùng.
Nói tóm lại, chúng ta không thể mất trắng các vùng đồng bằng bị ngập nước
biển, mà phải bằng khoa học và sự lao động sáng tạo biến các diện tích bị ngập đó
thành các rừng ngập mặn vừa được bảo tồn, vừa được khai thác một cách hợp lý theo
mô hình các khu dự trữ sinh quyển. Cũng không đợi đến khi có rừng ngập mặn được
trồng trên các diện tích bị ngập nước biển, mà ngay bây giờ đã cần phải nghiên cứu
khoa học để tìm ra các biện pháp tăng năng suất, nuôi tự nhiên các loại hải sản có giá
trị kinh tế trong các rừng ngập mặn hiện có.
Hiện tượng xâm nhập mặn dọc theo các con sông lớn chảy ra biển thì không cản
được, nhưng bằng các biện pháp công trình hoàn toàn có thể ngăn sự xâm nhập mặn từ
biển dọc theo các kênh và các sông nhánh nhỏ thông với các sông lớn bị nước biển
xâm nhập. Còn các diện tích trên sông lớn bị nhiễm mặn vẫn có thể dùng để muôi hải
sản nước lợ.

2.1.3.2.

Chung sống với thời tiết nóng lên

Thời tiết nóng lên, mùa hè dài ra, nóng bức hơn, mùa đông bị rút ngắn lại, thậm
chí trên một số vùng mùa đông sẽ không còn nữa. Sự thay đổi đó của thời tiết tác động
đến các hệ sinh thái tự nhiên trong cả nước và trước hết là ảnh hưởng xấu đến sản xuất
nông nghiệp, cùng với sự thu hẹp diện tích đồng bằng đe dọa an ninh lương thực quốc
gia. Là một nước mà phần lớn dân số là nông dân, chúng ta phải vượt qua thử thách đó
và bằng trí tuệ mà tìm ra các giải pháp tiếp tục phát triển nông nghiệp một cách bền
vững. Đó là một mục tiêu rất quan trọng của chiến lược phát triển sinh học và khoa học
nông nghiệp nước ta trong giai đoạn một – hai thập kỷ sắp tới.
Sự nóng lên của thời tiết có thể có tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây
trồng và làm giảm năng suất trồng trọt, làm thay đổi thời vụ gieo trồng, làm tăng khả
năng phát triển và lây lan các loài sâu bệnh, đồng thời cũng ảnh hưởng xấu đến sự sinh
sản và sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm cho các dịch bệnh trong chăn nuôi dễ phát
sinh và lây lan hơn. Để thắng được mối đe doạ đó chúng ta phải nỗ lực nghiên cứu
khoa học, ứng dụng các thành tựu mới và các phương pháp hiện đại của sinh học và
công nghệ sinh học trên thế giới để tạo ra các loại giống cây trồng và vật nuôi cũng
như kỹ thuật canh tác và chăn nuôi thích hợp với điều kiện thời tiết của khí hậu bị biến
đổi, vừa cho năng suất và phẩm chất cao, vừa có khả năng chống sâu bệnh hoặc dịch
bệnh, xây dựng một nền khoa học nông nghiệp (nông học) tiên tiến ở Việt Nam.

17


Trời nóng ẩm không những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người, mà còn
làm cho dân cư, nhất là dân nghèo và dân cư các vùng còn nghèo dễ bị mắc các bệnh
nhiệt đới, làm cho các loài vi khuẩn và côn trùng mang bệnh sinh trưởng nhanh và do
đó dịch bệnh dễ lây lan, lại có thể xuất hiện các dịch bệnh mới trước đây chưa từng xảy

ra cho nên chưa ai biết cách chữa, phải nghiên cứu khoa học để tìm cách chữa. Y học
đã và đang là một lĩnh vực khoa học đa ngành quan trọng, ngày nay lại càng trở nên
quan trọng hơn và phải được ưu tiên phát triển.
2.1.3.3.

Di dời dân cư ra khỏi vùng bị ngập lụt nước biển

Một phần dân cư vùng bị ngập nước biển sẽ chuyển từ nghề trồng trọt sang nghề
nuôi trồng hải sản trong rừng ngập mặn và trồng rừng ngập mặn, còn phần lớn phải
được di dời lên các vùng không bị ngập và có mật độ dân số thấp. Ngay sau khi miền
Nam vừa được giải phóng, chúng ta đã thực hiện thành công vệc di dời dân cư ngoại
thành Hà Nội vào Lâm Đồng xây dựng hai khu kinh tế mới Nam Ban và Lán Tranh,
sau này được sáp nhập thêm một số xã để trở thành huyện Lâm Hà. Về mặt tổ chức có
thể học kinh nghiệm của đợt di dời dân cư từ Hà Nội vào Lâm Đồng cách đây đã hơn
30 năm, song có thể nói ngay rằng các nơi trực tiếp nhận dân cư từ những vùng bị ngập
nước biển di dời đến là những vùng có những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt hơn nhiều
so với hai khu kinh tế mới ở Lâm Hà. Đó là những nơi mà rừng đã bị tàn phá, đất nông
nghiệp bắt đầu bị hoang mạc hoá đá hoặc sa mạc hoá. Để phủ xanh lại những vùng đất
trước đây là rừng, nhiều nơi không thể trồng những loại cây gỗ đã bị chặt vì mọc lâu
quá, mà phải tìm những giống cây mới thích hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng,
mọc nhanh, có bộ rễ sâu để giữ nước, có nhiều lá để chống xói mòn, lại cho một sản
phẩm có giá trị kinh tế không phải là gỗ để nuôi người giữ rừng, nếu không phải là cây
cao su thì là một loại cây có dầu như cây cọc rào, cây sở, .v.v..., hoặc tạo ra vùng sinh
thái dưới tán rừng thích hợp với việc trồng một vài loại cây thuốc, hoặc cây lương thực
như cây rong giềng.
Phải phát triển khoa học về đất và các lĩnh vực khoa học công nghệ có liên
quan, xây dựng cơ sở khoa học cho việc tìm ra các biện pháp khôi phục lại các vùng
đất bị hoang hoá khi cần di dời dân cư từ nơi bị ngập nước biển lên khai khẩn các vùng
đất này. Người Do Thái đã từng làm việc đó và đã thành công nhờ có trí tuệ. Chúng ta
nên theo gương họ và nỗ lực nghiên cứu khoa học về tài nguyên đất, khoa học về tài

nguyên nước, khoa học nông nghiệp (nông học) và các lĩnh vực khoa học có liên
quan. Đó cũng chính là chiến lược của Sơn Tinh để thắng Thuỷ Tinh trong truyền
thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.
18


2.1.4. Làm chủ lãnh hải và thực hiện đặc quyền quốc gia trên vùng đặc quyền kinh
tế
Lãnh thổ và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta trên biển Đông và biển Tây, sau
đây gọi tắt là vùng biển nước ta, do ông cha ta giành được và tốn bao xương máu để
gìn giữ sau mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, là tiềm năng to lớn mà chúng ta
phải bảo vệ và cần phát huy để phát triển kinh tế. Muốn làm được việc đó phải nghiên
cứu nhiều vấn đề khoa học về các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên
vùng biển nước ta.
Muốn phát hiện, thăm dò các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất phía
dưới đáy biển phải thành thạo các phương pháp thăm dò địa vật lý. Để có cơ sở khoa
học và dữ liệu cho việc thiết kế các công trình biển phải nghiên cứu hải dương học,
thuỷ động lực học biển, vật lý khí quyển và khí tượng học biển, địa chất biển, .v.v...,
phải áp dụng khoa học tính toán. Mặt nước biển là môi trường nuôi trồng hải sản có
tiềm năng hết sức lớn. Muốn biến tiềm năng này thành hiện thực cần nghiên cứu sinh
học biển và phải có đủ trình độ khoa học để dự báo bão và sóng thần, kịp thời thu các
sản phẩm và các phương tiện nuôi trồng về các địa điểm an toàn trên bờ hoặc trên các
hải đảo. Muốn đưa dân ra định cư ở các hải đảo để sử dụng mặt nước biển phải ứng
dụng các thành tựu của vật lý và hoá học để xác định phương pháp giải quyết yêu cầu
về năng lượng (điện và đun nóng) và nước ngọt cho dân cư. Muốn xây dựng các công
trình biển và các công trình trên hải đảo, muốn cho các thiết bị được sử dụng ở các hải
đảo không chóng hỏng vì bị ăn mòn, phải có trình độ khoa học về ăn mòn vật liệu ít
nhất đủ để có khả năng lựa chọn các vật liệu chịu đựng được các điều kiện trong môi
trường nước biển và khí quyển trên biển, tốt hơn nữa là có đủ khả năng tìm ra công
nghệ sản xuất các vật liệu có tính năng hoàn hảo đó.

Xung quanh các hải đảo phải trồng rừng ngập mặn, vừa để bảo vệ bờ biển của
hải đảo khỏi bị sóng đánh sạt lở, vừa là môi trường nuôi tự nhiên các loài hải sản. Cây
ngập mặn trồng quanh các đảo khác nhau có thể phải khác nhau, phải nghiên cứu để
lựa chọn giống cây và quy trình trồng thích hợp với từng đảo.
Nói tóm lại, để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển của nhà nước, khoa
học Việt Nam phải đi tiên phong ra biển.

19


2.2.

Các hướng nhằm thực hiện sứ mạng tăng cường tiềm lực khoa học để làm
chủ công nghệ cao được chuyển giao từ nước ngoài

2.2.1. Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin
Cách đây khoảng một thập kỷ, sau khi biết được thông tin về sự thành công tốt
đẹp của Ấn Độ và Ái Nhĩ Lan trong việc phát triển công nghệ phần mềm, Chính phủ đã
có chủ trương ưu tiên phát triển mạnh công nghệ thông tin để xây dựng công nghiệp
phần mềm ở nước ta thành một lĩnh vực kinh tế tri thức có kim ngạch xuất khẩu lớn,
người lao động có thu nhập cao, không gây ô nhiễm môi trường, lại không đòi hỏi vốn
đầu tư lớn, đồng thời bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin tạo ra một bước tiến
vượt bậc trong hoạt động quản lý bộ máy hành chính và quản lý xã hội của Chính phủ.
Đó là một chủ trương đúng, song vì việc tổ chức thực hiện có sai lầm cho nên chưa đạt
kết quả đáng kể. Gần đây lại mới có chủ trương soạn thảo đề án tăng tốc phát triển
công nghiệp công nghệ thông tin để nước ta sớm trở thành một cường quốc trong lĩnh
vực kinh tế này. Dù cho vốn có thể đi vay hoặc do các tập đoàn kinh tế kỹ thuật nước
ngoài đầu tư, công nghệ tiên tiến có thể chuyển giao từ nước ngoài, song để thực hiện
thắng lợi chủ trương mới nói trên nhất thiết phải nhanh chóng phát triển một số lĩnh
vực khoa học có liên quan. Chính vì chưa quan tâm đúng mức đến việc nghiên cứu

khoa học thông tin và máy tính điện tử cho nên trong thập kỷ vừa qua công nghệ thông
tin chưa phát triển được như mong muốn.
Ra đời và phát triển trên cơ sở những thành tựu của khoa học thông tin và máy
tính, công nghệ thông tin đã tạo ra cho con người một loại sản phẩm trí tuệ có giá trị
kinh tế, trước đây chưa từng có, mà việc sản xuất ra các sản phẩm đó không cần dùng
nguyên liệu được chế tạo từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên – các phần mềm. Sự
thâm nhập của công nghệ thông tin vào các lĩnh vực công nghệ điện tử, truyền thông
tin, hiển thị thông tin, tự động hoá, .v.v... đã tạo ra những sản phẩm tích hợp gồm cả
phần cứng lẫn phần mềm và dẫn đến sự tiến bộ vượt bậc trong các lĩnh vực công nghệ
này. Muốn thực sự trở thành một cường quốc về công nghiệp công nghệ thông tin, nền
công nghiệp đó của nước ta phải sản xuất ra các sản phẩm nói trên để tiêu thụ cả trên
thị trường quốc tế lẫn thị trường trong nước.
Vốn không có thì có thể đi vay hoặc do các tập đoàn công nghiệp nước ngoài
đầu tư, công nghệ chưa có thì cũng có thể chuyển giao từ nước ngoài, song nguồn nhân
lực thì chủ yếu phải là nguời Việt Nam. Các tập đoàn công nghiệp công nghệ thông tin
có danh tiếng ở các nước tiên tiến đang thiếu nhân lực có đủ kiến thức và trình độ kỹ

20


×