Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤCTÌNH TRẠNG TRÂU, BÒ CHẾT HÀNG LOẠT TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN TẠI MỘTSỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.94 KB, 42 trang )

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
TÌNH TRẠNG TRÂU, BÒ CHẾT HÀNG LOẠT TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN TẠI MỘT
SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
TỔNG QUAN
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ NGOÀI
NƯỚC 
10.1. Ngoài nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trên thế giới,
liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh
giá tổng quan)
           Trâu, bò là loài động vật phân bố khắp trên thế giới, chúng có mặt ở các vùng tự nhiên và
sinh thái khác nhau trên trái đất, chúng có khả năng tự kiếm thức ăn cao. Tuy nhiên, do tầm vóc,
khối lượng lớn nên trâu bò đòi hỏi lượng thức ăn lớn. Mỗi ngày, một con trâu bò có thể sử dụng
tới 30 - 50 kg thức ăn (Orskov, 1994). Vì vậy, để phát triển chăn nuôi trâu bò cần có diện tích bãi
chăn thả và trồng cây thức ăn cho chúng. Khác với những loài vật ăn thịt và động vật ăn tạp, dạ
dày trâu bò có 4 túi (dạ cỏ, tổ ong, lá sách, múi khế) để phù hợp với sự tiêu hóa thức ăn có nhiều
chất thô xơ như cỏ, rơm, xác thực vật. Tiêu hóa ở dạ cỏ chiếm vị trí rất quan trọng trong quá trình
tiêu hóa ở trâu bò vì hầu như thành phần chủ yếu của thức ăn trâu bò (rơm, cỏ) được tiêu hóa ở
đây. Dạ cỏ  vừa có dung tích lớn nhất (200 - 250 lít) lại có  hệ thống vi sinh vật cộng sinh rất phát
triển, chúng gồm nhóm động vật nguyên sinh (Protozoa), vi khuẩn (Bacteria), nấm (Philips,
2001).   Protozoa có số lượng khoảng 1 triệu con/1g thức ăn dạ cỏ, có khả năng sinh sản rất
nhanh (4 - 5 thế hệ/ngày), chúng có khả năng công phá vỡ màng xenlulo (màng xơ khó tiêu hóa
nhất của tế bào thực vật). Từ đó, giải phóng ra các thành phần dinh dưỡng bên trong như tinh bột,
đường, các protit… Chúng sử dụng một phần cho sự phát triển bản thân chúng, mặt khác giúp vi
khuẩn phát triển. Vi khuẩn tiếp tục  phân giải xenlulo, hemixenlulo  thành các sản phẩm đường
mạch ngắn như disaccarit, polysaccarit  và sau đó tiếp tục biến thành các axít béo bay hơi, axít
lactic. Nhóm vi khuẩn lactic, streptococcus cũng góp phần chuyển hóa chất bột đường. Quá trình
phân giải chất xơ của dạ cỏ sẽ tạo thành sản phẩm là các axít béo bay hơi (Axít acetic/60 - 70%,
Axít propionic/15 - 20 %, axít butyric /10-15 %), các thể khí như CO2, CH4, H2, O2, NH3…Các
axít béo bay hơi chính là nguồn cung năng lượng cho các hoạt động của cơ thể trâu bò và là chất
béo của sữa bò.
            Sự có mặt của hệ thống vi sinh vật còn giúp trâu bò sử dụng được nguồn  Nitơ phi protein


như carbamid,  muối amon tạo thành protid của chính bản thân vi sinh vật, xác vi sinh vật lại là
nguồn cung chất đạm cho trâu bò ở phần sau đường tiêu hóa. Các hoạt động trên chỉ có thể diễn
ra thuận lợi khi dạ cỏ: Có độ pH thích hợp: từ 6,4 - 7. Nếu pH giảm (do thiếu lượng Bicarbonate
natri trong nước bọt, do khẩu phần có nhiều thức ăn tinh  hệ thống vi khuẩn lên men axít lactic
hoạt động mạnh làm pH dạ cỏ chuyển sang axít) sẽ ức chế sự phân giải chất xơ, giảm khả năng
tiêu hóa. Chính vì vậy trong nuôi dưỡng, thức ăn của trâu bò cần có độ ẩm cao 70 - 80% và phải
cho  uống đầy đủ nước sạch, có nhiệt độ từ 38 - 410C. Chính vì vậy trong điều kiện rét lạnh
không cung cấp đủ nước và nhiệt độ nước quá lạnh cũng như cung cấp quá nhiều tinh bột và thiếu
thức ăn thô xanh trong khẩu phần thì trâu bò cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát
triển.
Trâu bò có ngưỡng chịu đựng tương đối cao đối với biến động của nhiệt độ môi trường trong
trường hợp đáp ứng tốt các nhu cầu khác của chúng (Preston, 1995). Đối với trâu bò trưởng


thành, các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra rằng: ngưỡng chịu đựng với nhiệt độ là từ 5 - 350C;
bê nghé là từ 10 - 380C. Nhiệt độ thích hợp nhất đối với trâu bò cho quá trình trao đổi chất là từ
18 - 220C. Nghiên cứu trên bò sữa của Christopherson và cs chỉ ra rằng giới hạn nhiệt độ tối ưu
từ -5°C đến 210C (Christopherson và Young, 1986). Tuy nhiên nó cũng có thể tồn tại trong điều
kiện - 370C một thời gian ngắn (Widowski, 1998). Khi nhiệt độ môi trường xuống -18°C thì trâu
bò sẽ bị stress nặng ngay cả trong điều kiện đầy đủ thức ăn, không dịch bệnh. Nếu nhiệt độ -12°C
(MacDonald và Bell 1958) sẽ ảnh hưởng đến sản lượng sữa. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp,
trâu bò sẽ tăng cường trao đổi chất để duy trì nhiệt độ cơ thể. Khi đó khả năng tiêu thụ thức ăn
của trâu bò sẽ tăng lên, nhu động dạ cỏ tăng dẫn đến thức ăn bị chuyển nhanh khỏi dạ cỏ và các
chất chứa trong dạ cỏ bị mất nước nhanh chóng (Westra & Christopherson, 1976; Gonyou và cs,
1979). Để duy trì thân nhiệt, trâu bò phải huy động nguồn năng lượng từ các nguồn trong cơ thể,
bắt đầu từ các nguồn gluxit, nếu thiếu sẽ phải lấy từ các nguồn lipid rồi đến protein để sản sinh
năng lượng. Khi đó các cơ quan tổ chức sẽ bị tổn thương, hệ thống men trao đổi chất bị rối loạn,
trâu bò có biểu hiện: niêm mạc nhợt nhạt, run rẩy, phù thũng, gầy yếu và chết. Lúc này các loại
thức ăn cung cấp năng lượng hết sức quan trọng đối với trâu bò để chúng duy trì quá trình trao
đổi chất. Các loại thức ăn cần được chế biến để nâng cao giá trị dinh dưỡng và tính ngon miệng,

làm tăng khả năng thu nhận đồng thời giúp chúng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt (Skerman  &
Riveros, 1990).
Các tác giả Bailey, 2005; Franzluebbers & Stuedemann, 2006; Rinehart , 2006 đã tiến hành các
nghiên cứu trong các hệ thống chăn nuôi trâu, bò với quy mô lớn và nhỏ để tìm ra các biện pháp
khắc phục, các kỹ thuật phù hợp nhằm cải thiện năng suất và tình trạng dịch bệnh cũng như tình
trạng trâu, bò chết trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao, thấp trong mùa đông lạnh và mùa hè
nóng. Kết quả chỉ ra rằng cần có một chiến lược tổng thể để giải quyết vấn đề bao gồm: chăn nuôi
có kiểm soát, có thức ăn đầy đủ, cải thiện về số lượng và chất lượng thức ăn, cải thiện việc sử
dụng phụ phẩm cây trồng, cho ăn bổ sung với nghé và bê vào những thời điểm quan trọng của
năm và cải thiệt điều kiện chuồng trại tốt hơn sẽ khắc phục được yếu tố stress do nhiệt độ.
Young (1981) cho rằng trong điều kiện lạnh có thể gây ra những thay đổi nội tiết và thích ứng của
trâu bò dẫn đến giảm hiệu quả tiêu hóa. Mader (2003) đã có nghiên cứu để tìm ra các biện pháp
làm giảm thiểu khó khăn trong chăn nuôi bò ở mùa giá lạnh. Để khắc phục những bất lợi về thời
tiết thì nhân tố cốt lõi là đảm bảo điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc tốt.
Khi thời tiết lạnh giá kết hợp với thiếu thức ăn sẽ làm giảm khả năng chống chịu của trâu bò. Các
nhà khoa học đã đưa ra một số chỉ tiêu để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thời tiết đến khả năng
chống chịu của trâu bò, bao gồm nồng độ hormone glucocorticoid. Ngoài ra còn một số các chỉ
tiêu khác sẽ bị  ảnh hưởng như tần số hô hấp, nhịp tim, khối lượng và tình trạng cơ thể ...(Collins
and Weiner, 1968); Christison and Johnson, 1972; Ingram và cs., 1980; Gould và Siegel, 1985;
McGlone và cs., 1987, Morrow-Tesh và cs., 1994); Zulkifli và cs., 1994; Hicks và cs., 1998;
Ishizaki and Kariya, 1999; Wolfensen và cs., 2000).
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy, trong điều kiện lạnh giá, khả năng tiêu hóa và sử dụng thức
ăn của trâu bò cũng giảm rõ rệt, cụ thể trong điều kiện lạnh giá, trâu bò có thể tăng mức thu nhận
thức ăn lên từ 20 - 40% (Graham và cs., 1982) để bù đắp lượng nhiệt sản sinh ra cho duy trì thân
nhiệt. Do đó việc cung cấp đầy đủ thức ăn và phòng chống mất nhiệt bằng phương pháp cải tiến
điều kiện nuôi nhốt đóng vai trò quan trọng trong phòng chống rét cho trâu bò, đặc biệt là bê
nghé và trâu bò già.
Kinh nghiệm đúc kết qua các nghiên cứu trong các hệ thống chăn nuôi quy mô nhỏ ở Indonesia



(Lisson và cs, 2010) đã chỉ ra rằng các khó khăn cần khắc phục để trách tình trạng ảnh hưởng của
nhiệt độ thấp đến chăn nuôi trâu bò là: kết hợp tốt các giải pháp kỹ thuật đồng bộ nhưng chúng
phải phù hợp với đặc điểm lý sinh của con vật. Tương tự như vậy, nghiên cứu của Devendra
(2000) cũng cho rằng từ các kiến thức sẵn có về sinh lý vật nuôi, điều kiện tự nhiên, thời tiết, số
liệu nguồn cấp thức ăn hàng năm, các yêu cầu cung cấp thức ăn chăn nuôi, báo cáo đánh giá
mức độ dư thừa thức ăn nông nghiệp và điều kiện kinh tế của người chăn nuôi sẽ xây dựng được
chiến lược có hiệu quả để đối phó với tình trạng trâu bò chết rét một cách bền vững trong hệ thống
nông nghiệp.
 
* Các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan
1. Bailey, D. W. (2005). "Identification and Creation of Optimum Habitat Conditions for
Livestock." Rangeland Ecology & Management 58(2): 109-118.
2. Collins, K. J.  and J. S. Weiner. 1968. Endocfinological aspects  of  exposure  to  high 
environmental temperatures. Physiol. Rev.  48:785
3. Devendra, C. (2000). "Strategies for Improved Feed Utilisation and Ruminant Production
Systems in the Asian Region". Asian-Aus. J.Anim.Sc. 13 Supplement July 2000 B: 51-58.
4. Franzluebbers, A. J. and Stuedemann, J. A. (2006). "Pasture and cattle responses to fertilization
and endophyte association in the southern Piedmont, USA." Agriculture, Ecosystems &
Environment 114(2-4): 217-225.
5. Gould, N. R. and H. S. Siegel. 1985. Effects of corticotropin and heat on corticosteroid -binding
capacity and serum corticosteroid in white rock chickens. Poult. Sci. 64:144-148.
6. Mader, T. L. (2003). "Environmental stress in confined beef cattle." J. Anim Sci. 81(14_suppl_2):
E110-119.
7. Lisson, S. et al. (2010). "A participatory, farming systems approach to improving Bali cattle
production in the smallholder crop-livestock systems of Eastern Indonesia." Agricultural Systems
103: 486 - 497.
8. Preston T R 1995 Tropical Animal Feeding - A Manual for Research Worker. FAO Animal
Production and Health Paper 126. Rome. 
9. Rinehart, L. (2006). "Cattle Production: Considerations for Pasture-Based Beef and Dairy
Producers." ATTRA Publication #IP305.( />10. Young, B. A. (1981). "Cold Stress as it Affects Animal Production." J. Anim Sci. 52(1): 154163.

11. Ørskov E R 1994 Recent advances in understanding of microbial transformation in ruminants.
Livestock Production Science. Volume 39: 53-60.
12. Weiss W 1994 Estimation of digestibility of forages by laboratory methods. In Fahey Jr G F
(ed.) Forage Quality, Evaluation, and Utilization. Madison. Wisconsin. USA. pp 644-681.
            13. Singh, A., Jaiswal, R.S., Chauhan, S.S., Thakur, T.C., Singh, V., Joshi, Y.P.result1
Impact of feeding urea ammoniated paddy straw on utilization of nutrients, blood metabolites and
cost effectiveness on crossbred lactating cows  Indian Journal of Animal Sciences 77 (7), pp. 595598
 
10.2. Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở Việt Nam,
liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh
giá tổng quan


* Nghiên cứu về nguyên nhân gây chết trâu bò trong vụ đông
          Các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam đã chỉ ra rằng: Trâu bò là loài vật nuôi có khả năng
thích nghi cao, chịu đựng kham khổ tốt và ít bệnh tật, do vậy rất dễ nuôi và ít rủi ro (Tô Du, 2004).
Tuy nhiên, trong những điều kiện khắc nghiệt về thời tiết (nhiệt độ dưới 100C trong mùa đông), thể
trạng gia súc không tốt (gầy gò, lao tác quá sức), nguồn thức ăn hạn chế, ký sinh trùng và dịch
bệnh tiềm tàng thì khả năng chịu đựng của trâu bò rất kém trong mùa đông (Trần Văn Tường,
Nguyễn Hưng Quang, 2004; Trần Huê Viên, 2005; Nguyễn Văn Bình và Trần Văn Tường, 2006).
Một nguyên nhân gây chết là do dịch bệnh xảy ra vào đúng mùa đông lạnh nhiều khi trâu bò vừa
bị rét vừa không đủ nguồn thức ăn dẫn đến tình trạng trâu bò chết (Đặng Xuân Bình và cs, 2010).
Theo thông báo của Cục chăn nuôi Quốc gia, trong 2 năm 2008 và 2010 là những năm trâu bò
chết nhiều do rét. Tại thời điểm 17/2/2008, tổng số các loại trâu bò đã bị chết rét, chết đói trong
đợt rét đậm tại các tỉnh phía Bắc là 51.962 con, trong đó chủ yếu là bê, nghé non (chiếm 75%);
bò, trâu già (25%). Tính tới 22/01/2011 số trâu bò chết rét (Từ Thừa Thiên Huế trở ra) lên tới
24.249 con. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết rét đậm và rét hại (nhiệt độ dưới 50C) và các
tỉnh này trâu bò thường bị bùng phát dịch lở mồm long móng (FMD) kết hợp với thiếu nguồn thức
ăn.
Theo Nguyễn Văn Quang và cs, 2010; Nguyễn Hưng Quang, Thào Mí Chá, 2010, trong thực tế

sản xuất, không phải tất cả các nông hộ đều giải quyết tốt việc cung cấp thức ăn cho đàn gia súc
của mình. Kết quả điều tra tại các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy có tới gần 70% số hộ thiếu thức
ăn cung cấp cho trâu bò trong cả 12 tháng, trong đó đặc biệt là những tháng mùa khô mức độ
thiếu hụt nguồn thức ăn lên đến 60 - 80%; còn trong mùa mưa mức độ thiếu hụt chỉ khoảng 20 40%. Đáng chú ý là 100% số hộ chăn nuôi được điều tra cho tấy trâu bò thiếu thức ăn ít nhất 6
tháng/năm đặc biệt vào mùa khô lạnh. Chính vì lý do này mà tình trạng trâu bò chết rét càng diễn
ra nghiêm trọng trong những năm có mùa đông lạnh giá.
Cũng theo tác giả Nguyễn Văn Quang và cs (2010) thì lượng thức xanh được các hộ bổ sung vào
khẩu phần ăn cho gia súc nhai lại đạt mức thấp, trung bình từ 4,3 - 4,6 kg/con/ngày. Việc thiếu
thức ăn này là do điều kiện nguồn cung cấp thức ăn dự trữ không có nên nó ảnh hưởng rất lớn tới
tình trạng quản lý trâu bò trong vụ đông.
 Nghiên cứu của Lê Thị Thanh Huyền và cs (2010) ở các tỉnh vùng núi phía Tây Bắc Việt Nam chỉ
ra rằng các hộ dân nghèo nhất thường không nuôi trâu, bò hoặc chỉ nuôi số lượng ít nhằm phục
vụ cày kéo. Hộ dân chăn nuôi bò chủ yếu là các hộ có những lợi thế về vốn, lao động và nguồn
thức ăn cho trâu bò. Các hộ kinh tế khá có nguồn thức ăn đáp ứng đủ cho trâu, bò trong mùa thiếu
thức ăn xanh. Do đó những gia súc chết rét trong vụ đông lại tập trung vào những hộ nghèo là
những hộ có số con trâu bò ít, cho nên thiệt hại về kinh tế là rất lớn và có ảnh hưởng sâu sắc cho
các hộ nông dân nghèo.
 
* Các biện pháp  khắc phục tình trạng trâu bò chết trong vụ đông xuân
Nhằm hạn chế tối đa tình trạng trâu bò chết trong vụ đông thì chúng ta cần rất nhiều các biện
pháp đồng bộ để giải quyết. Theo tác giả Nguyễn Khắc Hiệp (2010) cần tiến hành các biện pháp
sau: i) Hướng dẫn bà con lùa đàn trâu, bò còn thả ngoài rừng về và nhốt trong chuồng có sự che
chắn gió để hạn chế mất nhiệt cho trâu, bò. Nếu có thể, trùm, phủ chăn cho trâu bò được ấm
thêm. ii, Trâu bò cần được ăn uống đầy đủ để có sức khoẻ tốt chống chịu với thời tiết giá rét. Nhà
nước và các cấp chính quyền hỗ trợ cho bà con trong việc cung cấp thức ăn khô cho trâu, bò trong
những ngày giá rét (có thể mua rơm khô cung cấp cho bà con ở miền núi cao, khó có điều kiện


cung cấp thức ăn khô đầy đủ cho trâu, bò trong những ngày rét đậm). iii, Cho trâu bò ăn những
thức ăn có tính bổ dưỡng để chống chịu với rét như nấu cháo các loại ngũ cốc có thể và có hoà

một tỷ lệ đường cần thiết cho trâu, bò ăn để tăng sức khoẻ, khả năng chống chịu rét cho trâu, bò
trong những ngày giá rét. Trong thức ăn của trâu bò, cho ăn kèm những chất (có tính dược ấm
nóng) để nâng cao sức chịu rét cho trâu, bò như gừng sống (Sinh khương). iv, Có thể dùng biện
pháp hơ (phương pháp cứu của Đông y), mồi lửa vào một số huyệt để tăng cường sức đề kháng,
chịu lạnh cho trâu, bò.
Theo khuyến cáo của Cục Chăn nuôi Quốc gia, 2010 thì cần có một số biện pháp phòng chống
đói, rét cho trâu, bò trong mùa đông như sau: Trước khi vào mùa đông: Chuẩn bị chuồng trại đảm
bảo diện tích đủ nuôi nhốt trâu, bò; củng cố lại nền chuồng, mái che, tường bao quanh, đảm bảo
nền chuồng luôn khô ráo trong mùa đông; che chắn chuồng nuôi đảm bảo đủ ấm, không bị gió
lùa, mưa hắt vào làm ẩm, ướt chuồng. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc khử trùng chuồng
trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi. Chuẩn bị nguồn cây thức ăn cho trâu, bò đảm bảo diện
tích cỏ hoặc cây thức ăn thô xanh khoảng 300 m2/con. Tận dụng triệt để nguồn phế phụ phẩm
nông nghiệp để chế biến, dự trữ thức ăn cho đàn trâu, bò, đặc biệt là rơm, thân, lá cây ngô trong
vụ thu đông (đảm bảo mỗi hộ chăn nuôi tối thiểu có 01 cây rơm). Khi mùa mưa, lượng thức ăn thô
xanh nhiều, phải có kế hoạch ủ chua thức ăn thô xanh, dự trữ cho trâu, bò (bình quân 01 tấn thức
ăn ủ chua trở lên/01 con trâu, bò) hoặc trồng cây ngô dày với diện tích khoảng 500m2/con.
Tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng và sức khoẻ
cho đàn trâu, bò để chống rét, chống bệnh dịch. Những con trâu, bò già, yếu cần có kế hoạch
nuôi vỗ béo để bán giết thịt, hoặc phải có chế độ chăm sóc đặc biệt để giữ gìn sức khoẻ chống lại
đói, rét trong vụ đông - xuân. Đối với bê, nghé cần có chế độ chăm sóc hợp lý để tăng cường sức
đề kháng với bệnh, dịch và giá rét trong vụ đông. Thực hiện tiêm phòng các loại vắc xin phòng
các bệnh truyền nhiễm cho 100% số trâu, bò, bê, nghé trong diện phải tiêm phòng, tiêm định kỳ 2
lần/năm (vụ xuân - hè, vụ thu - đông) hoặc tiêm phòng bổ sung cho trâu, bò chưa được tiêm
phòng chính vụ, theo quy định của thú y. Tổ chức tẩy ký sinh trùng đường máu, ký sinh trùng
đường ruột cho trâu, bò, bê, nghé (tiên mao trùng, giun đũa cho bê, nghé,...). Định kỳ thực hiện vệ
sinh, tiêu độc, khử trùng, xử lý chất thải chăn nuôi để hạn chế dịch bệnh lây lan. Tăng cường kiểm
tra, giám sát chặt chẽ đàn trâu, bò để phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời khi bệnh, dịch xảy
ra.
           Trong mùa đông, khi nhiệt độ dưới 120C người chăn nuôi cần thực hiện lùa trâu, bò về
chuồng, lán tạm, tuyệt đối không thả rông tự do ngoài đồng, ngoài bãi chăn thả, trên rừng qua

đêm. Cho trâu, bò nghỉ làm việc và cho ăn đầy đủ dinh dưỡng, khẩu phần ăn từ 10 - 20 kg thức
ăn/con/ngày, trong đó: 15 - 18 kg cỏ tươi xanh hoặc cỏ ủ chua, 3 - 4 kg rơm, 1 - 1,5 kg thức ăn
tinh, cho uống nước ấm pha muối loãng (20 - 30g muối/con/ngày). Chúng ta có thể dùng thêm
một số thuốc tăng sức đề kháng, thuốc phòng cước chân...Thực hiện biện pháp chống rét cho trâu,
bò bằng cách dùng chăn, bao tải khoác cho trâu, bò, hoặc có thể dùng bóng điện, đốt than củi,
trấu để sưởi ấm cho trâu, bò đặc biệt là trâu, bò già, bê, nghé. (Nguyễn Khắc Hiệp, 2010).
* Các biện pháp giải quyết về thức ăn cho trâu bò trong vụ đông
Việt Nam có một khối lượng lớn phụ phẩm nông nghiệp có thể làm thức ăn cho gia súc nhai lại.
Số lượng gia súc nhai lại ở Việt Nam còn rất ít so với nguồn thức ăn sẵn có và nếu những nguồn
thức ăn này được sử dụng tốt thì có thể tăng gấp đôi số lượng gia súc này mà không phải sử dụng
đến nguồn thức ăn của các loài dạ dày đơn (Từ Quang Hiển và cs, 2002; Trần Văn Tường, 2004).
Thế nhưng một thực tế hiện nay, trâu bò ở khu vực miền núi lại đang thiếu thức ăn trong các vụ


đông. Theo Nguyễn Xuân Trạch (2003): Nghiên cứu chế biến và sử dụng nguyên liệu là phụ phẩm
nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả chuyển hoá
thức ăn cũng như tận dụng các nguồn thức ăn rẻ tiền sẵn có ở địa phương, đồng thời tăng khả
năng lựa chọn các loại nguyên liệu thức ăn khác nhau cho gia súc. Chế biến và sử dụng nguyên
liệu thích hợp góp phần tăng tỷ lệ sử dụng các loại nguyên liệu thức ăn khác nhau, đặc biệt là thức
ăn không truyền thống, tăng sử dụng các loại thức ăn địa phương và phụ phế phẩm góp phần hạ
giá thành sản phẩm chăn nuôi, kích thích chăn nuôi phát triển.
Bùi Văn Chính và Nguyễn Hữu Tào (1995) đã tiến hành nghiên cứu dùng biện pháp kiềm hoá
để chế biến và dự trữ thân cây ngô già làm thức ăn cho trâu bò; Lý Kim Bảng và Lê Thanh Bình
(1988) nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật trong việc bảo quản thức ăn ủ xanh cho trâu bò. Kết quả
thí nghiệm cho thấy mẫu ủ sau 5 - 6 tháng có kết quả khá tốt, thức ăn ủ có hàm lượng axít lactic
cao, thơm ngon hơn so với không ủ và đặc biệt là việc bảo quản thức ăn xanh này đảm bảo cung
cấp đầy đủ thức ăn thô xanh trong mùa khô.
Nghiên cứu xử lý rơm để tăng giá trị làm thức ăn cho trâu bò đã có rất nhiều tác giả quan tâm.
Lê Xuân Cương và cs (1993) nghiên cứu tác dụng của rơm ủ urea đối với sức sản xuất của bò
sữa và trâu cày. Kết quả nghiên cứu trong 2 năm 1991 - 1992 đã cho thấy rằng thành phần

dinh dưỡng, tỷ lệ tiêu hoá, khả năng tổng hợp bằng hệ vi sinh vật dạ cỏ ở rơm ủ urea cao hơn
rơm không ủ 2 - 4%; ăn rơm ủ làm tăng năng suất sữa và không ảnh hưởng đến chất lượng
sữa.
Về chế biến và sử dụng rơm làm thức ăn cho gia súc nhai lại, Nguyễn Xuân Trạch (2005) đã
nghiêu cứu rất tỉ mỉ các giải pháp chế biến và hiệu quả của chúng được đánh giá bằng phương
pháp in sacco cũng như thí nghiệm sinh trưởng trên bò. Nguyễn Thị Tịnh và cs (2000) cũng
nghiên cứu đánh giá hiệu quả của một số công thức chế biến rơm cho bò và đánh giá bằng
phương pháp in sacco. Tác giả đã tiến hành đánh giá 4 công thức ủ gồm đối chứng (không ủ);
rơm ủ 4% urea ở 14 và 21 ngày; rơm ủ 4% Ca(OH)2 ở 14 và 21 ngày; rơm ủ 2% urea + 2%
Ca(OH)2 ở 14 và 21 ngày. Kết quả cho thấy nhìn chung các phương pháp xử lý đều làm tăng
chất lượng của rơm, trong đó xử lý rơm bằng 4% urea cho kết quả tốt nhất.
Ngoài nghiên cứu chế biến, xử lý rơm lúa, còn có một số tác giả khác nghiên cứu chế biến sử
dụng các loại phế phụ phẩm nông nghiệp khác làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Lã Văn Kính và
cs (1996) nghiên cứu các biện pháp chế biến, bảo quản quả điều, bã điều làm thức ăn cho bò
sữa. Vũ Chí Cương (2007) sử dụng phụ phẩm công nông nghiêp (lá và thân cây sắn, bã dứa...)
để nuôi vỗ béo bò thịt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thịt. Các nghiên cứu trên đã được áp
dụng tương đối hiệu quả và rộng rãi vào thực tiễn sản xuất. Các phương pháp này sẽ là cơ sở cho
các nghiên cứu sau này về bảo quản và chế biến thức ăn cho gia súc nhai lại trong những điểu
kiện và hoàn cảnh cụ thể.
 
* Các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan
1. Bùi Văn Chính, Nguyễn Hữu Tào (1995), Nghiên cứu chế biến và sử dụng phụ phẩm nông
nghiệp và nguồn thức ăn sẵn có ở nông thôn, Tuyển tập những công trình nghiên cứu KHKT chăn
nuôi (1969-1995), Viện chăn nuôi
2. Lê Xuân Cương (1993) Chế biến cỏ thành thịt sữa, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Thành phố Hồ
Chí Minh.
3. Vũ Chí Cương (2007), Nuôi dưỡng bò sữa ở các trang trại gia đình miền Bắc Việt Nam. NXB
Lao động - Xã hội



4. Tô Du (2004) Sổ tay chăn nuôi trâu bò ở gia đình. NXB Lao động - Xã hội
5. Từ Quang Hiển, Nguyễn Khánh Quắc, Trần Trang Nhung (2002), Giáo trình đồng cỏ cây thức
ăn gia súc. NXB Nông nghiệp.
6. Nguyễn Khắc Hiệp (2010), Một số biện pháp phòng chống đói, rét cho trâu, bò trong mùa
đông
7. Le Thi Thanh Huyen, Pera Herold, A. Valle Zárate, (2010) Farm types for beef production and
their economic success in a mountainous province of northern Vietnam in Agricultural Systems
103: 137–145.
8. Nguyễn Văn Quang, Hoàng Đình Hiếu, Nguyễn Duy Linh, Chung Tuấn Anh, Bùi Việt Phong, Hồ
Văn Núng, Nguyễn Duy Phương, Ngô Đức Minh (2010), Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải
pháp phát triển chăn nuôi trâu bò phù hợp với điều kiện của huyện Sìn hồ và Than Uyên, tỉnh Lai
Châu.
 
9. Nguyễn Thị Tịnh, Lê Minh Lịch (2000), Nghiên cứu hiệu quả của các phương thức bổ sung urê
khác nhau trong khẩu phần ăn của bò, Báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học Viện chăn nuôi,
tháng 7/2000.
10. Phạm Ngọc Thạch (2011), Kỹ thuật phòng chống rét cho trâu, bò.
11. Trần Văn Tường (2004), Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò. Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên
12. Nguyễn Xuân Trạch (2003), Sử dụng phụ phẩm nuôi gia súc nhai lại. NXB Nông nghiệp.
13. Nguyễn Xuân Trạch (2005), Bài giảng chăn nuôi trâu bò. Trường Đại học Nông nghiệp I Hà
nội
14. />MỤC TIÊU
- Đưa ra được các giải pháp kỹ thuật và quản lý trâu bò trong vụ đông xuân tại một số tỉnh miền
núi phía Bắc
- Giảm tỷ lệ trâu bò chết trong mùa đông ở một số tỉnh miền núi phía bắc xuống 30 - 35% so với
trước.
NỘI DUNG
- Nội dung 1: Điều tra thực trạng chăn nuôi trâu bò, tình hình trâu bò chết rét trong vụ đông xuân.
            1.1. Thu thập số liệu thống kê thứ cấp tại các tỉnh, huyện và xã thực hiện đề tài nghiên

cứu.
            1.2. Điều tra trực tiếp thực trạng chăn nuôi trâu bò, tình hình trâu bò chết rét tại hộ chăn
nuôi.
            1.3. Xác định nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng trâu, bò chết rét   
- Nội dung 2: Nghiên cứu khả năng sản xuất, chế biến dự trữ thức ăn xanh trong vụ đông xuân
nhằm phát triển chăn nuôi trâu bò bền vững.
2.1. Nghiên cứu khả năng sản xuất của một số giống cỏ phù hợp với điều kiện sinh thái tại vùng
nghiên cứu.
2.2. Nghiên cứu chế biến dự trữ thức ăn xanh trong vụ đông xuân và đánh giá chất lượng sau chế
biến.
- Nội dung 3: Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật (chăm sóc, thức ăn, chuồng trại, phòng bệnh)
đảm bảo giảm thiểu thiệt hại 30 - 35% đối với trâu bò trong vụ đông xuân tại một số tỉnh miền núi
phía Bắc.


3.1. Nghiên cứu các biện pháp chăm sóc trâu bò, bê nghé để phòng chống rét trong vụ đông 
xuân.
3.1.1. Nghiên cứu các biện pháp chăm sóc  trâu bò trong vụ đông xuân
3.1.2. Nghiên cứu các biện pháp chăn sóc bê nghé trong vụ đông xuân
3.2. Nghiên cứu các giải pháp thức ăn cho trâu bò để phòng chống rét trong vụ đông  xuân.
            3.2.1 Nghiên cứu sử dụng khẩu phần bổ sung thức ăn tinh cho trâu, bò trong vụ đông
xuân.
            3.2.2 Nghiên cứu sử dụng thức ăn thô xanh bảo quản, chế biến cho trâu, bò trong vụ
đông xuân.  
            3.3. Nghiên cứu lựa chọn kiểu chuồng trại chăn nuôi trâu bò để phòng chống rét trong vụ
đông  xuân.
3.4. Nghiên cứu các biện pháp phòng bệnh cho trâu, bò trong vụ đông  xuân.
3.4.1. Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh và cách phòng trừ một số bệnh truyền nhiễm
trên đàn trâu, bò, bê, nghé trong vụ đông xuân.
3.4.2. Nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh tiêu chảy và cách phòng trừ bệnh trên đàn bê nghé trong

vụ đông xuân.
- Nội dung 4: Xây dựng mô hình chăn nuôi trâu bò áp dụng các giải pháp kỹ thuật (chăm sóc,
thức ăn, chuồng trại, phòng bệnh) phòng chống rét trong vụ đông xuân.
              4.1. Xây dựng mô hình chăn nuôi trâu bò áp dụng các giải pháp kỹ thuật phòng chống
rét.
            4.2. Tập huấn, diễn đàn cho cán bộ kỹ thuật và người dân trong phòng chống rét cho trâu
bò.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.     Phương pháp nghiên cứu 
2.1.1.     Nội dung 1: Điều tra thực trạng chăn nuôi trâu bò, tình hình trâu bò chết rét trong vụ
Đông - Xuân. 
- Thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra, đánh giá tại nông hộ bằng phương pháp điều tra, đánh giá có
sự tham gia của nông dân, đánh giá cho điểm kết hợp với phỏng vấn theo bộ câu hỏi trực tiếp các
hộ có trâu bò chết và không có trâu bò chết trong vụ Đông - Xuân từ 2008 - 2012. Tổng số mẫu
nghiên cứu (n) là 433 hộ. Số liệu sau khi điều tra thu thập được xử lý trên phần mềm thống kê
SPSS 21.0 và EVIEWS 6.0.
- Thu thập thông tin thứ cấp: Tiến hành thu thập các thông tin thống kê cấp xã, huyện, tỉnh về tình
hình và thực trạng trâu bò chết hàng loạt qua các năm 2008 - 2011.
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính để thu thập thông tin về tình hình chăn nuôi trâu bò
của các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu. Từ đó, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới nguyên nhân trâu
bò bị chết và sử dụng thang đo Likert để đo lường các yếu tố trên. Phương pháp định lượng được
sử dụng để phân tích bao gồm đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, trích rút các
nhân tố bằng phương pháp Phân tích Nhân tố khám phá (EFA).
- Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới việc trâu bò chết, nghiên cứu vận dụng mô
hình phương trình Binary Logistic (Logit), phương trình được mô tả như sau:
 
Trong đó: Biến phụ thuộc Y là biến hộ có trâu bò chết hay không (Y = 1 nếu hộ có trâu bò chết, Y =
0 nếu hộ không không có trâu bò chết). Các biến độc lập: Xi (i = 14); Pi là xác suất hộ có trâu bò
chết (với Y =1).



2.1.2.     Nội dung 2: Nghiên cứu khả năng sản xuất, chế biến dự trữ thức ăn xanh trong vụ Đông
- Xuân nhằm phát triển chăn nuôi trâu bò bền vững.
- Nghiên cứu thực trạng các loại cỏ, cây thức ăn tự nhiên trâu bò sử dụng trong năm trên bãi chăn
thả bằng cách:
+ Theo dõi, thu mẫu biến động số lượng loài, cá thể trên một đơn vị diện tích đồng cỏ, bãi chăn
thả thường xuyên tại các địa phương điểm hình nghiên cứu.
+ Xác định tên khoa học và phân loại của các loại cỏ, cây thức ăn tự nhiên dựa trên khoá phân
loại hiện hành của các tác giả Nguyễn Tiến Bân và cs (2001, 2003, 2005), Lê Khả Kế (1969,
1975) (trích theo Hoàng Chung (2004) và Hoàng Chung và Giàng Thị Hương (2006) và một số tài
liệu liên quan đến phân loại.
- Nghiên cứu thành phần cây thức ăn, phụ phẩm nông nghiệp được dùng làm thức ăn cho trâu bò
bằng cách theo dõi, điều tra hỏi đáp nông hộ chăn nuôi trong vùng.
- Nghiên cứu năng suất chính, phụ phẩm nông nghiệp bằng cách xác định ô thí nghiệm lấy mẫu
trên điểm đánh giá đặc trưng của giống, vùng miền và cách thức gieo trồng. Sau đó khoanh thành
hình vuông, chia theo đường chéo để tìm ra 5 ô lấy mẫu tại 4 góc và 1 điểm chính giữa giao nhau
của 2 đường chéo. Mỗi một ô lấy mẫu dùng thước đo 1 m2 diện tích. Tiến hành thu hoạch toàn bộ
chính và phụ phẩm. Phân loại, xử lý và định lượng bằng cân. Sau đó dựa vào mục đích, thực tế sử
dụng của từng loại mà tính toán khối lượng kg/1 m2 diện tích.
- Nghiên cứu khả năng sản xuất của một số giống cỏ phù hợp với điều kiện sinh thái tại vùng
nghiên cứu bằng sơ đồ bố trí thí nghiệm sau:
+ 05 giống cỏ bao gồm cỏ Guatemala, cỏ Ghine TD58, cỏ Mulato 2, cỏ VA06, cỏ Stylo được bố
trí trồng vào 5 ô thí nghiệm tại các hộ gia đình diện tích mỗi ô 100 -150 m2 (3 lần lặp lại) tại hai
vùng (vùng cao: có độ cao 800 - 1000 m và vùng thấp có độ cao từ 30 - <100 m) có điều kiện
sinh thái khác nhau để khảo sát khả năng thích nghi của các giống cỏ trên đối với vùng.
+ Các điều kiện về thổ nhưỡng và khí hậu thủy văn được phân tích đánh giá để có công thức bón
phân phù hợp với yêu cầu của giống cỏ.
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí khảo nghiệm các giống cỏ

TT


Giống cỏ

Vùng cao (m2)

Vùng thấp (m2)


1

Guatemala

150

150

2

Mulato 2

120

100

3

Ghine TD58

150


150

4


VA 06

120

100

5

Stylo

120

120

- Nghiên cứu chế biến dự trữ thức ăn thô xanh trong vụ đông xuân và đánh giá chất lượng sau chế
biến như sau:
+ Thức ăn bảo quản bằng phương pháp ủ xanh: tiến hành bố trí 01 nghiên cứu lựa chọn tại một
trong ba xã vùng nghiên cứu phù hợp sử dụng phương pháp ủ xanh với 02 loại nguyên liệu từ cỏ
và thân lá cây ngô trong nông hộ. Sau đó theo dõi, thu thập mẫu để phân tích, đánh giá chất
lượng thức ăn ủ trong phòng thí nghiệm.
+ Loại thức ăn ủ xanh: Cỏ voi/VA 06 ủ chua và thân lá cây ngô ủ chua
+ Quy mô: 02 hộ chăn nuôi; số lượng thức ăn ủ xanh 1 tấn/hộ.
+ Các bước tiến hành ủ xanh thức ăn: Bước 1. Chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ: nguyên vật liệu
dùng để ủ xanh trong đề tài là thân cây ngô và cỏ voi/VA 06. Chuẩn bị dụng cụ: đào hố đất có
trải tấm nylon, yêu cầu hố sạch kín, không khí không lọt vào, hố đào ở vị trí trên cao tránh đọng

nước và không cho nước chảy vào hố. Hố ủ không để góc chết dễ đọng không khí, sử dụng loại
hố ủ 1 - 2 tấn. Bước 2. Phương pháp ủ: Cỏ trước khi ủ được cắt ngắn 7 - 10 cm để dễ kèn chặt.
Đáy hố lót một lớp rơm hoặc cỏ khô dày 15 - 20 cm. Sau đó xếp thức ăn thành từng lớp dày 30 40 cm rồi nén chặt hết lớp này tới lớp khác cho tới khi đầy hố. Phần trên phủ 1 lớp rơm hoặc cỏ
khô dày 15 - 20 cm, rồi lấp đất dày 40 - 50 cm. Đất lấp đắp hình mu rùa, xung quanh có rãnh
thoát nước để tránh đọng nước.


+ Các chỉ tiêu phân tích thành phần hoá học của mẫu thức ăn ủ xanh được phân tích qua các giai
đoạn ủ 30 - 90 ngày sau ủ về vật chất khô - được xác định theo Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 4326
- 2001; hàm lượng protein thô - được xác định theo Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 4328 - 2007;
hàm lượng xơ tổng số - được xác định theo Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 4329 - 2007; và giá trị
pH theo phương pháp thông thường.
- Thức ăn chế biến bằng phương pháp ủ urê: bố trí 01 thí nghiệm với 2 lô thí nghiệm ủ rơm và
thân lá ngô với urê tại một trong ba xã vùng nghiên cứu phù hợp.
+ Loại nguyên liệu ủ: rơm khô và thân lá cây ngô khô
+ Quy mô: 02 hộ chăn nuôi; số lượng thức ăn ủ urê 100 kg/hộ.
+ Phương pháp ủ: Các nguyên liệu gồm rơm lúa/thân lá cây ngô đã phơi khô, urê và nước sạch.
Các nguyên liệu được sơ chế, chuẩn bị đầy đủ và theo yêu cầu, sử dụng cân để định lượng các
nguyên liệu ủ theo các công thức tại bảng dưới. Sau đó trộn đều các nguyên liệu, tưới nước đảm
bảo ẩm độ 60% sau đó cho vào túi ủ. Các thức ăn ủ urê được ủ trong túi nilon 2 lớp, lèn thật chặt
và buộc kín để đảm bảo yếm khí.
+ Lấy mẫu thí nghiệm tại thời điểm sau khi ủ 7 và 14 ngày để đi phân tích vật chất khô; hàm lượng
protein thô; hàm lượng xơ tổng số tương tự như phân tích mẫu thức ăn ủ xanh cỏ như trên.
+ Công thức ủ rơm và thân lá cây ngô với urê như sau:
Bảng 2.2. Công thức ủ rơm và thân lá cây ngô với urea

TT

Nguyên liệu


Công thức ủ rơm với urê

Công thức ủ thân lá ngô với urê

1

Rơm khô

100 kg


-

2

Thân lá ngô

-

100 kg

3

Nước

100 lít

100 lít

4


Đạm urê

4 kg

4 kg


2.1.3.     Nội dung 3: Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật (chăm sóc, thức ăn, chuồng trại, phòng
bệnh) đảm bảo giảm thiểu thiệt hại 30 - 35% đối với trâu bò trong vụ đông xuân tại một số tỉnh
miền núi phía Bắc. 
- Nghiên cứu các biện pháp chăm sóc trâu bò, bê nghé để phòng chống rét trong vụ đông  xuân
bằng cách bố trí thí nghiệm theo dõi trong nông hộ chăn nuôi trâu bò với các phương thức chăn
nuôi như sau:
Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu các biện pháp chăn sóc

Diễn giải

ĐVT

Lô TN 1

Lô TN 2

Lô TN 3

Số lượng hộ tham gia

Hộ


8

9


7

Số trâu, bò theo dõi

Con

20

20

20

Tuổi trung bình của trâu, bò

Tháng

12 - 30

12 - 30

12 - 30

Thời gian theo dõi

Tháng



6 tháng (8/2012-2/2013)

6 tháng (8/2012-2/2013)

6 tháng (8/2012-2/2013)

Phương thức chăn nuôi

 

Nuôi nhốt

Bán chăn thả

Chăn thả tự do

- Nghiên cứu sử dụng khẩu phần bổ sung thức ăn tinh cho trâu, bò trong vụ đông xuân như sau:
+ Nghiên cứu chế biến, đánh giá khả năng sinh khí in vitro gas production và sử dụng thức ăn thô
xanh để chăn nuôi bò trong điều kiện chăn nuôi trong nông hộ.
+ Thân ngọn cây sắn tươi được thu hoạch phần thân non chiếm 1/3 phần ngọn cây,  thu hoạch cả
lá sắn. Củ sắn tươi sau khi thu hoạch rửa sạch đất bám và được băm nhỏ bằng tay.
+ Các loại nguyên liệu thân ngọn cây sắn tươi, củ sắn tươi được băm nhỏ với kích thước khoảng
0,5 - 1 cm; lõi ngô và ngô hạt được nghiền nhỏ dạng bột. Các nguyên liệu không cần phơi khô
sau khi băm, mà ủ tươi. Tiến hành trộn đều các nguyên liệu với nhau theo tỷ lệ đã định, mỗi mẻ
trộn từ 500 - 600 kg nguyên liệu tươi sau đó nén chặt vào các túi ủ. Túi ủ dùng túi bạt dứa kích
thước 0,5 - 1,1 m; bên trong lồng hai lớp túi nilon cùng kích thước để đảm bảo điều kiện yếm khí
và tránh hư hại. Các nguyên liệu được lèn thật chặt theo từng lớp, sau đó buộc kín miệng túi ủ. sau
đó bảo quản trong điều kiện yếm khí bằng túi nilon. Thời gian bảo quản và sử dụng sau khi chế

biến 14 ngày cho đến 90 ngày sau ủ.
+ Bố trí thí nghiệm chế biến thức ăn theo sơ đồ như sau:
 


Bảng 2.4. Tỷ lệ phối trộn các công thức thức ăn bổ sung

TT

Nguyên liệu

ĐVT

Công thức 1 (CT1)

Công thức 2 (CT2)

1

Thân ngọn cây sắn tươi

%

4,0

4,0

2



Bột lõi ngô

%

20,0

16,0

3

Bột ngô

%

20,0

20,0

4

Củ sắn tươi

%

21,6

25,6


5


Rỉ mật đường

%

32,0

32,0

6

Ure

%

0,8

0,8

7

Premix khoáng, vitamin


%

0,8

0,8


8

Muối ăn

%

0,8

0,8

 

Tổng số

%

100

100


+ Lấy mẫu các công thức thức ăn bổ sung để phân tích thành phần dinh dưỡng. Phương pháp lấy
mẫu theo phương pháp TCVN 4325-2007.
+ Vật chất khô của các mẫu được xác định theo TCVN:  4326-2001; Hàm lượng protein thô được
xác định theo TCVN: 4328-1-2007; Hàm lượng xơ tổng số được tiến hành theo TCVN: 43292007; Hàm lượng lipit được tiến hành theo TCVN: 4331-2001; Hàm lượng khoáng tổng số được
tiến hành theo TCVN: 4327-2007); Năng lượng thô của thức ăn được tính theo phương trình của
Ewan, 1989 (NRC, 1998) như sau:
GE (Kcal/kgTA) = 4143 + (56*%EE) + (15*%CP) - (44*%Ash)
            R2 = 0,98
+ Phương pháp ước tính giá trị năng lượng trao đổi thông qua phương trình của Vũ Chí Cương và

cs (2008):
ME (kcal/kgDM) = 1885 + 21*GP24 + 2,49*DM - 21,6*CP.
+ Phương pháp ước tính tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ bằng phương trình của Menke và Steingass
(1988): OMD (%) = 31,55+0,8343*GP24.
(Trong đó: GP24 (ml) là thể tích khí trong xilanh chứa mẫu tại thời điểm 24 giờ sau ủ).
 
 
 
Bảng 2.5. Thành phần dinh dưỡng hỗn hợp thức ăn bổ sung

Diễn giải

ĐVT

Công thức 1 (CT1)

Công thức 2 (CT2)

Giá trị dạng sử dụng

Giá trị dạng vật chất khô


Giá trị dạng sử dụng

Giá trị dạng vật chất khô

Vật chất khô (DM)

%


69,13

-

66,74

-

Protein thô (CP)

%

8,37

12,11

8,31

12,45


Chất béo thô (EE)

%

1,31

1,89


1,27

1,90

Xơ thô (CF)

%

7,60

11,10

6,37

9,54


Khoáng tổng số (Ash)

%

3,19

4,61

3,16

4,73

Năng lượng trao đổi (ME)


MJ/kg

7,21

10,43

7,07

10,59

Đơn giá dạng sử dụng

VNđ/kg


2.864

4.143

2.904

4.351

+ Thí nghiệm in vitro gas production để xác định động thái sinh khí, tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh
dưỡng của hỗn hợp thức ăn được tiến hành theo phương pháp của Menke và Steingass (1988).
Các mẫu thức ăn sau khi nghiền nhỏ được cân vào các xylanh (khối lượng 200 ± 5 mg/mẫu), đặt
vào tủ ấm ở 390C trước khi được trộn với hỗn hợp dịch dạ cỏ và dung dịch đệm.
+ Dịch dạ cỏ được lấy vào buổi sáng trước khi cho ăn và bảo quản trong phích bảo ôn trước khi
lọc bỏ các mảnh thức ăn và trộn với dung dịch đệm. Dung dịch đệm được chuẩn bị từ ngày trước

để sáng hôm sau đặt vào bể nước ấm 390C trước khi pha chế với dịch dạ cỏ.
+ Sau khi đã chuẩn bị xong hỗn hợp dung dịch ủ, cho dung dịch ủ vào  xylanh mẫu (ở mức 30
ml/xylanh) và nhẹ nhàng đặt xylanh giá gỗ. Xylanh sẽ được đưa vào tủ ấm có quạt đối lưu đảm
bảo nhiệt độ luôn luôn là 39 ± 0,50C ủ liên tục 96 giờ. Trong quá trình ủ, cứ 3 giờ xylanh được
lắc một lần để đảm bảo chất nền được trộn đều trong dịch dạ cỏ.
+ Thí nghiệm chăn nuôi bò sử dụng khẩu phần thức ăn bổ sung, tiến hành trên các bò đực giai
đoạn 20 - 24 tháng tuổi, với 3 lô thí nghiệm bố trí như sau:
 
 
 
 
Bảng 2.6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm chăn nuôi bò sử dụng thức ăn bổ sung

Diễn giải

ĐVT


×