Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Giáo dục truyền thống yêu nước qua các tác phẩm văn học việt nam trong ngữ văn 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.18 KB, 25 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Cơ sở lý luận
Chủ nghĩa yêu nước là nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần của
người Việt Nam. Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng viết: “Dân ta có một lòng
nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta…”. Với bất cứ nền văn học
nào trên thế giới nếu thiếu hoặc không tồn tại nội dung yêu nước trong văn học, thì
nền văn học đó là nền văn học phát triển khập khiễng, không có định hướng.
Không phải ngẫu nhiên mà trong kho tàng Văn học Việt Nam có số lượng
không nhỏ những tác phẩm giáo dục con người về truyền thống yêu nước đáng tự
hào của người Việt. Chủ nghĩa yêu nước đã trở thành một nội dung lớn xuyên suốt
chiều dài lịch sử nền văn học. Mỗi tác phẩm văn học do người Việt sáng tạo ra đều
rất tự nhiên, chảy trong nó dòng chảy của truyền thống yêu nước. Vì thế giáo dục
truyền thống yêu nước cho học sinh qua các tác phẩm văn học Việt Nam là vô cùng
cần thiết và quan trọng.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Trong bản ''Di chúc'' của chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác viết: “Bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết''. Đó là trách
nhiệm mà ngành giáo dục phải thực hiện cấp tốc lúc này: bồi dưỡng nhân tài và
khơi dậy truyền thống yêu nước. Bên cạnh nhiệm vụ xây dựng Tổ quốc, hơn bất cứ
một quốc gia nào khác trên thế giới, nhân dân ta cũng ý thức rõ được vai trò to lớn
của việc bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới hiện nay, chủ nghĩa xã hội đang bị
xuyên tạc, mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự suy thoái về đạo đức lối sống…
đang làm suy giảm niềm tin của thế hệ trẻ vào tương lai của chủ nghĩa xã hội.
Muốn có chủ nghĩa xã hội thì trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa,
điều đó phụ thuộc vào phần lớn ở ý chí con người, ở sức mạnh tri thức mà mỗi dân

11



2
tộc đang sở hữu. Vì thế việc khơi gợi truyền thống yêu nước, giáo dục ý thức trách
nhiệm công dân ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết.
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung
ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. BCH Trung
ương Đảng đã đưa ra quan điểm chỉ đạo: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” . Với mục tiêu tổng quát: “Giáo
dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả
năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt
và làm việc hiệu quả”, cụ thể là: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú
trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống”.
Thực hiện Công văn số: 4509/BGDĐT-GDTrH ngày 03/9/2015 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học
2015-2016: “…tập trung dạy cách học, cách nghĩ; bảo đảm cân đối giữa trang bị
kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh”. Nếu
như không giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh một cách hệ thống thì khó
có thể có được con người phát triển toàn diện như chỉ đạo của BCH Trung ương
Đảng, và việc thực hiện nhiệm vụ năm học trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Việc
giáo dục truyền thống yêu nước đang có sức hút nhất định và ảnh hưởng rất lớn đến
việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh bậc THPT đối với sức mạnh
chính trị của mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, trong thực tiễn: giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh ở
các trường THPT lại chưa thành một hệ thống, chưa được đánh giá đúng ý nghĩa
tầm quan trọng. Cùng với thực trạng này là những hệ lụy đáng buồn của xã hội phát
triển. Cuộc sống hối hả khiến con người trở nên sống vội vàng, vô cảm, thờ ơ
trước nỗi đau của những người xung quanh mình. Vật chất dư thừa, đầy đủ làm cho
con người đặc biệt là thanh niên không có mục tiêu để phấn đấu, mà chìm đắm
trong cuộc sống hưởng thụ, ích kỉ. Vì vậy cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục tư
22



3
tưởng cho thanh niên để các em sống lành mạnh, có lý tưởng tốt đẹp, từ đó tạo ra
sức mạnh gìn giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp của đất nước.
Hiện nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu về tích hợp giáo dục truyền
thống yêu nước cho học sinh ở các trường THPT, ở miền núi huyện Mường
Khương- tỉnh Lào Cai vấn đề này lại càng trở nên mới mẻ.
Từ cơ sở và lí luận thực tiễn trên, từ tầm quan trọng của việc giáo dục truyền
thống yêu nước cho học sinh, xuất phát từ mục tiêu đào tạo nhân lực trong tình
hình mới để góp phần đổi mới căn bản và toàn diện, trăn trở cùng ngành giáo dục,
người viết xin được trình bày SKKN: “Giáo dục truyền thống yêu nước qua các
tác phẩm văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 10”.
2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu:
Với SKKN này, tôi xác định rõ phạm vi nghiên cứu là các tác phẩm văn học Việt
Nam trong chương trình Ngữ văn 10 (chương trình chuẩn).
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối 10, cụ thể là lớp 10A2, 10A3 trường THPT
số 2 Mường Khương.
Trong Nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách giáo dục đã chỉ rõ:
“Trong bối cảnh hiện nay, cần giáo dục thế hệ trẻ yêu quê hương, Tổ quốc Xã hội
chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản, ý thức làm chủ tập thể tinh thần đoàn kết
thân ái, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, có ý thức kỉ luật, tôn trọng và
bảo vệ của công,có đức tính thật thà khiêm tốn dũng cảm”. Vì vậy, là một giáo viên
trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn tôi chọn nghiên cứu SKKN này với mục đích:
Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh qua các tác phẩm văn học trong quá
trình giảng dạy. Từ đó khơi gợi trong nhận thức của các em tinh thần yêu nước và
lòng tự hào dân tộc qua những bài học gần gũi trên lớp, góp phần đổi mới giáo


33


4
dục một cách căn bản và toàn diện- một công việc cần thiết của ngành giáo dục
hiện nay.

3. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Bộ Giáo dục đã ra nhiều nội dung chương trình giáo dục tích hợp, tuy nhiên
nội dung giáo dục truyền thống yêu nước chưa được nghiên cứu thành một hệ
thống ở cả các bài Văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn THPT.
Với SKKN của mình, tôi muốn góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng và yêu
cầu của việc giáo dục truyền thống yêu nước qua các tác phẩm văn học Việt Nam
trong chương trình Ngữ văn 10. Từ đó đề xuất việc tích hợp giáo dục truyền thống
yêu nước trong các tác phẩm Văn học Việt Nam. Giúp người học nhận thức được ý
thức trách nhiệm với công việc học tập và những nhiệm vụ khác trong cuộc sống.
Học sinh được giáo dục những biểu hiện cụ thể về truyền thống yêu nước, giúp các
em tích cực làm việc tốt, làm việc có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày.

44


5

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG
YÊU NƯỚC QUA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM TRONG
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10
1.1 Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Truyền thống là những yếu tố về sinh hoạt xã hội phong tục tập quán lối

sống đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình được lưu truyền từ
đời này sang đời khác.
Truyền thống yêu nước là nguyên tắc đạo đức và chính trị một tình cảm xã
hội mà nội dung của nó là lòng trung thành với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ
và hiện tại của dân tộc, là ý chí bảo vệ những lợi ích quốc gia.
Biểu hiện của truyền thống yêu nước:
Biểu hiện của lòng yêu nước ban đầu còn sơ khai, chưa hình thành rõ khi con
người sống bầy đàn ở thời kì nguyên thủy. Nhưng trong quá trình tiến hóa và phát
triển của mình, lòng yêu nước ngày càng được thể hiện rõ nét đặc biệt là qua các
cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi của dân tộc hoặc vùng lãnh thổ. Mỗi con người dù
tuổi già tóc bạc hay thanh xuân, họ đều không tiếc phần máu xương trong cuộc đời
tươi đẹp của mình để chiến đấu bảo vệ những thành quả mà người đi trước đã để
lại. Mỗi tấc đất quê hương đều thấm đượm những giọt mồ hôi, nước mắt và máu
của đồng bào ruột thịt, nên khi quân giặc giày xéo lên chủ quyền thì tất cả đều xung
phong ra trận, giết giặc, thật đáng tự hào.

55


6
Yêu nước là truyền thống thiêng liêng trong mỗi con người, được biểu hiện
rất cụ thể như sau:
+ Đó là lòng yêu quê hương, yêu nơi chôn nhau cắt rốn, yêu những người ruột thịt,
yêu xóm làng, bờ tre gốc lúa (yêu thiên nhiên con người trên đất nước).
+ Có lòng tự hào dân tộc, tự hào về những chiến công vẻ vang của cha ông trong
quá khứ hào hùng, tự hào hãnh diện vì mình là người Việt Nam kiên trung bất
khuất. Tự hào, biết ơn lớp lớp những người anh hùng lưu danh dũng cảm xả thân vì
cộng đồng.
+ Tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm bảo vệ chủ quyền độc lập.
+ Có tinh thần cần cù và sáng tạo trong lao động để xây dựng và phát triển đất

nước trên nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là để biểu hiện lòng yêu nước là ta
làm những công việc vĩ đại mà trong mỗi người cần biểu hiện cụ thể gần gũi và
thực hành ngay trong đời sống hàng ngày.
Việc học sinh không vứt rác bừa bãi làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi
trường, tham gia sôi nổi tích cực mọi hoạt động của Đoàn trường, giúp đỡ những
bạn gặp khó khăn trong lớp…
Những hành động nhỏ bé, thiết thực ấy được thầy cô bồi đắp từng ngày qua
mỗi bài giảng, qua mỗi một tác phẩm văn chương. Thông qua mỗi tác phẩm các em
được giáo dục về truyền thống yêu nước, đó sẽ là hành trang để sau này các em trở
thành những công dân Việt Nam ưu tú.
1.2. Các văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện vấn đề sáng kiến
Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 (khóa
XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách
giáo khoa giáo dục phổ thông và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
66


7
Công văn số: 4509/BGDĐT-GDTrH ngày 03/9/2015 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 20152016.
Chỉ thị số 3131/CT-BGDĐT ngày 25/8/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016.
Chương trình hành động số 153-CTr/TU ngày 06/01/2014 của Tỉnh ủy Lào
Cai về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế”.


77


8

Chương 2
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG
YÊU NƯỚC QUA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM TRONG
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10
2.1 Vài nét về địa bàn thực hiện sáng kiến
Mường Khương là một huyện biên giới phía Bắc của Việt Nam nằm
trong tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 55 km về phía Đông Bắc. Mường
Khương có dân số trên 50 nghìn người bao gồm 14 dân tộc khác nhau. Người
H'Mông là dân tộc đa số trong huyện (chiếm 41,8% tổng người). Bản Lầu một
trong những xã thuộc huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Đây là một
trong những xã vùng thấp của huyện Mường Khương.
Xã Bản Lầu nằm ở phía Tây Nam, cách trung tâm huyện lỵ 30 km. Phía
Đông giáp xã Bản Xen, huyện Mường Khương. Phía Nam giáp các xã Bản
Cầm và Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng. Phía Tây giáp Trung Quốc. Phía Bắc giáp
xã Lùng Vai, huyện Mường Khương.
Xã Bản Lầu gồm các thôn: Cốc Chứ, Làng Ha, Lùng Cẩu, Na Nhung 1, Na
Nhung 2, Na Lin, Bổ Quý, Trung Tâm, Na Pao, Lùng Tao, Thủ Lùng, Na Mạ 1, Na
Mạ 2, Đồi Gianh, Pạc Bo, Na Lốc 1, Na Lốc 2, Na Lốc 3, Na Lốc 4, Cốc Phương.

88


9
Nằm trên địa bàn xã Bản Lầu, Trường THPT số 2 Mường Khương đã có hơn
mười năm hình thành và phát triển. Đến nay, trường đã có được những thành tích

khá ổn định, bền vững so với những trường THPT trong địa bàn tỉnh. Năm học
2015-2016, trường THPT số 2 Mường Khương có 12 lớp học, chia làm ba khối,
trong đó, khối 10 có 133 học sinh.
Được nhà trường giao nhiệm vụ giảng dạy hai lớp 10A2, 10A3 trong năm
học này, tôi đã vận dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm đổi mới
phương pháp đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh hiện nay.
Trong đó số lượng học sinh lớp 10A2, 10A3 ở các lớp như sau:
Trường
THPT số 2 Mường

Số lớp khối

Tổng số

Số HS lớp

Số HS lớp

10
4

học sinh
133

10A2
37

10A3
31


Khương
Nhìn chung, học sinh ở các trường THPT của Trường THPT số 2 Mường
Khương đại đa số là con em đồng bào miền núi, có đời sống đặc biệt khó khăn,
nhưng có tinh thần hiếu học, yêu con chữ, say mê học tập. Vì thế, thực hiện sáng
kiến ở trường, người viết sẽ khơi gợi được truyền thống yêu nước đối với học sinhthế hệ thanh niên tương lai của huyện.
2.2 Những thuận lợi- khó khăn của việc giáo dục truyền thống yêu nước qua
các tác phẩm văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 10.
2.2.1 Thuận lợi
Dân tộc Việt Nam ta có bề dày lịch sử về truyền thống yêu nước. Yêu nước
gắn với chống ngoại xâm đã từng trở thành lý tưởng sống cao đẹp của thanh niên
thời chiến.
Trong thời đại công nghệ thông tin người học sinh được tiếp cần với nhiều
nguồn kiến thức về truyền thống yêu nước.
99


10
Về phía nhà trường truyền thống yêu nước được quan tâm giáo dục trong
nhiều bộ môn học như môn Lịch sử, môn Giáo dục công dân, môn Giáo dục quốc
phòng, môn Ngữ văn…
2.2.2 Khó khăn
Xã hội hiện đại, học sinh tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, nhưng ở lứa
tuổi chưa có khả năng lựa chọn vấn đề một cách chín chắn nên các em dễ hiểu sai
lệch vấn đề, hoặc hiểu vấn đề một cách cứng nhắc, không linh hoạt, không biết vận
dụng thực tế.
Trong nhà trường, học sinh được học nhiều môn học, có nhiều nội dung kiến
thức học sinh cần nắm bắt, nghiên cứu nên nhiều khi các e chưa nhận thức được hết
tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống yêu nước trong nhà trường.
Xã hội hiện nay đang tồn tại nhiều hiện tượng xuống cấp đạo đức, thói hư tật xấu
như ăn chơi sa đọa, lười lao động, sống không có lý tưởng mục đích… những hiện

tượng ấy dẫn dắt người thanh niên trở nên hư hỏng và quên mất truyền thống yêu
nước quý báu của dân tộc.
Một số hiện tượng tiêu cực của xã hội vẫn tồn tại khiến học sinh mất niềm
tin vào cuộc sống xã hội, mờ nhạt dần tinh thần yêu nước trong các em.
Về phía nhà trường đã quan tâm giáo dục truyền thống yêu nước nhưng còn
nặng về truyền đạt lý thuyết, chưa có tính thực tế sáng tạo nên chưa thu hút được
nhiều học sinh.
2.3 Nguyên nhân của thực trạng
2.3.1 Nguyên nhân khách quan
Do phân phối chương trình còn nặng về cung cấp kiến thức hàn lâm nên thời
gian để giáo viên gợi mở liên hệ giáo dục thực tế còn hạn chế.
Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn, cần thiết phải phân tích hình tượng để tìm
hiểu ý nghĩa tư tưởng của văn bản, từ đó mới rút ra những bài học liên hệ thực tế có
tính giáo dục cho nên thời gian để liên hệ thực tế là rất ít.
1010


11
2.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Giáo viên: Một thực tế của việc dạy văn là cảm xúc của người dạy khô cứng,
thiếu phương pháp kỹ năng, thậm chí thiếu cả kiến thức thực tế. Giáo viên chưa chú
trọng đổi mới phương pháp dạy học, nặng về kiến thức thuyết trình, chưa quan tâm
đến chủ thể người học. Đồng thời giáo viên cũng chưa linh hoạt trong dạy học tích
hợp các nội dung kiến thức trong bài học. Hàng năm, các cơ sở giáo dục đều thực
hiện việc bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao trình độ, nhưng dường như chưa có
chuyển biến trong cách dạy, còn nhiều hình thức phiến diện, sức ì giáo viên còn
lớn, có thói quen dạy học cũ từ trước và lười đổi mới. Đặc biệt giáo viên chưa lưu
tâm được việc dạy người qua dạy chữ.
Học sinh: Do tâm lý lứa tuổi chưa hoàn thiện, các em còn mải chơi, chưa có
suy nghĩ sâu sắc nên chưa quan tâm và nhận thức đúng về truyền thống tốt đẹp của

dân tộc. Nhiều học sinh hiện nay học văn theo kiểu cực chẳng đã; miễn sao đủ
điểm để qua, để lên lớp hay vượt qua các kỳ thi mà không có chút hứng thú. Nếu
học phổ thông gặp phải giáo viên dạy văn “không có lửa” thì năng lực học văn
càng tệ. Đối tượng này sẽ học văn theo kiểu đối phó, chiếu lệ, hậu quả là trơ lì cảm
xúc, mọi tư duy cảm xúc đều nhuốm màu kim tiền là điều khó tránh khỏi.
Thói quen lười biếng, thụ động của người học đang thực sự làm cùn mòn, thủ tiêu
cảm hứng học văn. Phần đông người học ngày càng xa rời thói quen đọc sách, để
cho văn hóa nghe - nhìn lấn lướt là một thực trạng đáng báo động.

1111


12

Chương 3
TÍCH HỢP GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC
QUA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN 10
3.1 Giáo dục tích hợp truyền thống yêu nước qua các bài giảng
1. Chiến thắng Mtao Mxây (Trích “Đăm Săn” - Sử thi Tây Nguyên).
- Nội dung kiến thức bài học:
Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp của người anh hùng trong cuộc chiến bảo vệ
cộng đồng.
- Nội dung giáo dục tích hợp:
Từ việc cảm nhận vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn giáo viên giáo dục
học sinh tinh thần trách nhiệm của công dân với cuộc sống xung quanh mình. Mỗi
công dân phải biết trọng danh dự của bản thân, gắn bó tha thiết với cuộc sống gia
đình, làng xóm, nơi mình sinh sống, phải xác định rõ tầm quan trọng của cá nhân
mình trong công cuộc xây dựng đổi mới địa phương.
2. Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy (Truyền thuyết).

- Nội dung kiến thức bài học:
1212


13
Giúp các em nắm được nguyên nhân mất nước Âu Lạc và bài học lịch sử về
việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Nội dung giáo dục tích hợp:
Thông qua nhân vật An Dương Vương giáo dục cho học sinh bài học thành
công về việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời là một công dân phải luôn có
ý thức cảnh giác với kẻ thù, không được chủ quan khinh địch dù trong bất cứ hoàn
cảnh nào. Với nhân vật Mị Châu cần giáo dục cho học sinh biết cách dung hòa ba
mối quan hệ: cá nhân- gia đình- đất nước trong đó đặt lợi ích của cộng đồng cao
hơn lợi ích cá nhân, bởi vì chỉ khi giải quyết được lợi ích cộng đồng thì lợi ích cá
nhân mới được thực hiện. Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay đất nước ta mở rộng
hội nhập giao lưu với nhiều quốc gia trên thế giới thì tinh thần cảnh giác càng cần
được coi trọng.
3. Tấm Cám (Truyện cổ tích).
- Nội dung kiến thức bài học:
Giúp học sinh nắm được vẻ đẹp cuộc đời Tấm với sức sống mãnh liệt của
con người trước sự vùi dập của kẻ ác.
- Nội dung giáo dục tích hợp: Từ cuộc đời Tấm và 4 lần hóa thân của Tấm giáo dục
cho học sinh tinh thần đấu tranh đến cùng để bảo vệ cái thiện, cái đẹp. Giúp các em
hình thành lối sống lành mạnh tốt đẹp ngay từ khi còn nhỏ để lớn lên các em trở
thành người công dân có trách nhiệm với mục tiêu công bằng xã hội.
4. Tam đại con gà (Truyện cười).
- Nội dung kiến thức bài học:
Giúp học sinh thấy được bản chất dốt của “thầy”.
- Nội dung giáo dục tích hợp:
Từ bài học về cái dốt càng giấu lại càng lộ ra của anh học trò dốt đi làm thầy

giáo dục người học sinh mạnh dạn có tinh thần học hỏi để hoàn thiện mình chứ
không nên giấu dốt. Đồng thời mối người học sinh cần phải khiêm tốn, trung thực
1313


14
trong học tập và trong cuộc sống để trở thành con người có kiến thức có học vấn,
con người mới trong quá trình xây dựng đất nước.
5. Nhưng nó phải bằng hai mày (Truyện cười).
- Nội dung kiến thức bài học:
Giúp học sinh cảm nhận được bản chất tham những, ăn của đút lót của quan
lại địa phương và số phận bi thảm của người lao động thấp cổ bé họng xưa.
- Nội dung giáo dục tích hợp:
Từ việc cảm nhận cuộc sống cơ cực của người dân thấp cổ bé họng, bản chất
tham lam trắng trợn của quan lại địa phương trong xã hội phong kiến giúp học sinh
thấy được cuộc sống trong xã hội phong kiến là bất công đáng lên án. Từ đó giúp
các em thấy tính ưu việt của xã hội hiện tại cố gắng xây đắp cho xã hội thêm công
bằng văn minh.
6. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (Ca dao).
- Nội dung kiến thức bài học:
Giúp học sinh nắm được nội dung nghệ thuật của những bài ca dao than thân
và yêu thương tình nghĩa.
- Nội dung giáo dục tích hợp:
Từ cuộc sống của con người trong xã hội phong kiến đặc biệt là cuộc sống
của những người lao động nghèo, những người phụ nữ ta thấy xã hội phong kiến
trọng nam khinh nữ nhiều bất công, rẻ rúng giá trị và thân phận con người. Từ đó
giáo dục các em trân trọng cuộc sống trong xã hội hiện tại, yêu thương, cảm thông
sâu sắc với cuộc sống bất hạnh của con người, đặc biệt luôn đấu tranh vì sự tiến bộ
của phụ nữ.
7. Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão).

- Nội dung kiến thức bài học:
Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của con người, thời đại nhà
Trần.
1414


15
- Nội dung giáo dục tích hợp:
Từ nội dung bài học giáo viên khơi gợi cho các em niềm tự hào về một thời
đại hào hùng rạng rỡ của lịch sử dân tộc- thời đại Đông A. Đồng thời giáo dục các
em hình thành những phẩm chất của một con người chân chính như sống phải có lý
tưởng cao đẹp – phải biết cống hiến những gì tinh túy nhất của mình cho Tổ quốc,
phải có chí khí, sẵn sàng xả thân hi sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất
nước.
8. Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi.
- Nội dung kiến thức bài học:
Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp bức tranh cảnh ngày hè sinh động và vẻ
đẹp tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi.
- Nội dung giáo dục tích hợp:
Từ nội dung bài học người giáo viên khơi gợi cho các em tình yêu thiên
nhiên, yêu cuộc sống bình dị ở chốn quê mùa lam lũ với những con người lao động
chân chính, chất phác. Thông qua đó giáo dục các em yêu công việc lao động chân
tay, yêu người lao động.
9. Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm).
- Nội dung kiến thức bài học:
Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách của Nguyễn
Bỉnh Khiêm qua lối sống Nhàn.
- Nội dung giáo dục tích hợp:
Từ vẻ đẹp cuộc đời và vẻ đẹp nhân cách trí tuệ của tác giả, giáo viên khơi
gợi trong các em lòng yêu mến, kính trọng tác giả- một nhà Nho có trí tuệ sáng

suốt, uyên thâm. Từ thái độ quay lưng với công danh, danh lợi trong thời buổi
nhiễu nhương giáo dục học sinh có lối sống tích cực với cuộc đời, trước mọi thị phi
phải giữ được bản lĩnh cứng cỏi, tâm hồn trong sáng.
10. Đọc Tiểu Thanh Kí (Nguyễn Du).
1515


16
- Nội dung kiến thức bài học:
Giúp học sinh hiểu được số phận bất hạnh của Tiểu Thanh, một cô gái tài sắc
trong xã hội phong kiến.
- Nội dung giáo dục tích hợp:
Từ việc cảm nhận cuộc đời bất hạnh của Tiểu Thanh giáo viên giúp các em
hình thành lối sống biết cảm thông chia sẻ với những con người bất hạnh trong
cuộc đời. Từ đó khơi gợi lòng đồng cảm, sự yêu thương, trái tim biết rung động
trước nỗi khổ đau của con người- đó là một trong những phẩm chất quan trọng của
con người mới Xã hội chủ nghĩa.
11. Phú sông Bạch Đằng - Trương Hán Siêu.
- Nội dung kiến thức bài học:
Giúp học sinh cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn trong
bài phú.
- Nội dung giáo dục tích hợp:
Từ nội dung bài học giáo viên khơi gợi trong các em lòng tự hào về dòng
sông Bạch Đằng lịch sử, nơi đây đã ghi dấu rất nhiều chiến công oanh liệt của ông
cha ta. Đồng thời qua lời kể của các bô lão về chiến trận trên sông, giúp các em
thấy được tài trí, đức độ, và tầm nhìn chiến lược của cổ nhân. Từ đó giúp các em
trân trọng quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc.
12. Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi.
- Nội dung kiến thức bài học:
Giúp học sinh nắm được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp, giá trị thơ

văn của tác giả Nguyễn Trãi; cảm nhận được tác phẩm là một áng văn chính luận
kiệt xuất với nhiều giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.
- Nội dung giáo dục tích hợp:
+ Từ những cảm nhận về vẻ đẹp cuộc đời vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi- con
người hết lòng tận trung báo quốc, tận lực phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân
1616


17
giúp học sinh có lối sống cao đẹp như nhà thơ, tận tụy cống hiến hết mình cho dân
tộc. luôn có thái độ tích cực hăm hở giúp nước giúp đời, không nề hà công việc khó
khăn hay vấn đề tuổi tác
+ Núi sông bờ cõi, cương vực lãnh thổ của đất nước là do cha ông bao đời đổ máu
xương tôn tạo, đấu tranh, bảo vệ mới có được, mỗi người cần trân trọng yêu quý
từng nắm đất dưới chân mình, cố gắng học hành để đền đáp xương máu của cha
ông đã đổ xuống.
13. Tựa “Trích diễm thi tập” - Hoàng Đức Lương.
- Nội dung kiến thức bài học:
Giúp học sinh nắm được những lý do khiến thơ văn không được lưu truyền
hết ở đời, tâm huyết của tác giả khi làm công việc biên soạn văn chương.
-Nội dung giáo dục tích hợp:
Qua nội dung bài học giáo viên đặt câu hỏi với học sinh : việc sưu tầm, biên
soạn, gìn giữ thơ văn xưa để lưu truyền đến chúng ta là một việc như thế nào? Trả
lời câu hỏi ấy khiến các em thấy được sự khó khăn trong công việc bảo tồn di sản
văn hóa của cha ông. Từ đó giúp các em yêu mến trân trọng những di sản văn hóa,
thấy rõ vai trò trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ giữ gìn di sản văn hóa
của đất nước.
14. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung.
- Nội dung kiến thức bài học:
Giúp học sinh nắm được tầm quan trọng của hiền tài với quốc gia và ý nghĩa

to lớn của việc khắc bia tiến sĩ.
- Nội dung giáo dục tích hợp:
Đảng và nước ta rất coi trọng phát triển giáo dục, coi giáo dục và đào tạo
là quốc sách hàng đầu… với những chế độ chính sách rất cụ thể như xây dựng
hệ thống trường lớp học khang trang đến tận thôn bản; hỗ trợ tiền ăn, ở cho học
sinh bán trú…Từ đó giáo viên khơi gợi trong các em ý thức trách nhiệm học
1717


18
tập để trở thành người hiền tài, biết đem trí tuệ của mình để phục vụ lại công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước, tránh hiện tượng chảy máu chất xám
đang rất phổ biến trong xã hội hiện nay.
15. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – (Trích “Đại Việt sử kí toàn thư”) Ngô Sĩ Liên.
- Nội dung kiến thức bài học:
Giúp học sinh cảm phục và tự hào về tài năng, đức độ của Hưng Đạo Đại
Vương Trần Quốc Tuấn.
- Nội dung giáo dục tích hợp:
Từ việc tổ chức cho các em đọc hiểu các câu chuyện về Trần Quốc Tuấn,
giáo viên nêu câu hỏi: em có thái độ tình cảm thế nào với Trần Quốc Tuấn? Các em
sẽ thấy là Hưng Đạo Đại Vương là một vị anh hùng dân tộc, vị tướng có tầm nhìn
chiến lược thương yêu nhân dân, một con người trung thành tận tụy với đất nước.
Từ đó giáo dục các em có lòng yêu mến, kính trọng, tự hào sâu sắc về vị Quốc
Công, và có ý thức trách nhiệm học tập để đền đáp và không phụ lòng mong mỏi
của các thế hệ người đi trước.
16. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích “Truyền kì mạn lục”) – Nguyễn Dữ.
- Nội dung kiến thức bài học:
Giúp học sinh cảm phục những phẩm chất của Ngô Tử Văn.
- Nội dung giáo dục tích hợp:
Sau khi tổ chức cho các em nắm được nội dung bài học, giáo viên đặt câu hỏi

phát vấn: em có cảm nhận gì trước những phẩm chất của nhân vật Ngô Tử Văn? Từ
đó hướng các em học tập theo những phẩm chất tốt đẹp của Tử Văn. Đồng thời
khơi gợi ở các em tinh thần dám công khai đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác trong
xã hội mà chúng ta đang sống.
17. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích “Chinh phụ ngâm”) – Đoàn Thị
Điểm (?).
1818


19
- Nội dung kiến thức bài học:
Giúp học sinh hiểu được tâm trạng cô đơn buồn khổ và khát khao hạnh phúc
lứa đôi của người chinh phụ khi có chồng đi ra chiến trận vì cuộc chiến tranh phong
kiến phi nghĩa.
- Nội dung giáo dục tích hợp:
Từ việc tổ chức cho học sinh nắm được nội dung bài học giáo viên giáo dục
các em có thái độ lên án những cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đồng thời
khơi gợi trong các em sự cảm thông chia sẻ với cuộc sống của người chinh phụ, từ
đó biết trân trọng cuộc sống tốt đẹp của xã hội hôm nay.
18. Truyện Kiều, với hai đoạn trích “Trao duyên” và “Chí khí anh hùng” –
Nguyễn Du.
- Nội dung kiến thức bài học:
Giúp học sinh nắm được Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du
và hiện thực xã hội phong kiến tàn bạo, số phận bi thảm của con người qua tác
phẩm Truyện Kiều.
- Nội dung giáo dục tích hợp:
Nguyễn Du là một tác giả, một nhà văn hóa lớn của dân tộc, danh nhân văn
hóa của nhân loại, giáo viên đặt câu hỏi khơi gợi: Em học tập được điều gì qua
cuộc đời nhiều thăng trầm của tác giả? Từ đó giáo dục các em có lối sống biết lắng
nghe, biết quan sát và bộc lộ cảm xúc trước những hiện tượng của cuộc sống, tránh

lối sống thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm, phải biết trân trọng cái đẹp cái tài trong xã hội;
làm người phải trọng tình nghĩa, đặc biệt trong xã hội thực dụng hiện nay tình
nghĩa càng được đề cao trong thước đo phẩm chất làm người.
3.2. Hiệu quả của sáng kiến.
Sau khi áp dụng sáng kiến, tôi nhận thấy ý thức trách nhiệm với cộng đồng,
tinh thần yêu nước của các em đã có sự tiến bộ. So sánh kết quả trước khi áp dụng
và sau khi áp dụng sáng kiến, đồng thời qua nhiều giai đoạn kiểm chứng tôi đã thu
1919


20
nhận được kết quả về sự thay đổi nhận thức, số học sinh muốn được kết nạp vào
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tăng cao. Đây cũng là lực lượng xung kích của nhà
trường đi đầu trong mọi hoạt động tập thể do Đoàn thanh niên tổ chức.
Kết quả cụ thể như sau: Trường THPT số 2 Mường Khương

Trước khi thực nghiệm
(Khảo sát đầu năm)
Số học

Lớp

10A2
10A3

Sĩ số

37
31


Đội

Đoàn

viên

viên

28
25

9
6

Sau khi thực nghiệm
Học kì I
Học kì II
Số học
Số học

sinh

sinh

sinh

muốn

muốn


trở

trở

thành

thành

đoàn

đoàn

đoàn

viên
10
9

viên
15
12

viên
22
16

Đoàn
viên

15

12

muốn
trở
thành

Đoàn
viên

22
16

Qua bảng số liệu khảo sát, người viết nhận thấy đầu năm tỉ lệ học sinh là
đoàn viên ở tất cả các lớp đều thấp. Sau lần kết nạp Đoàn viên lần thứ nhất, tỉ lệ
đoàn viên đã tăng nhưng chưa cao, số học sinh muốn trở thành Đoàn viên đã biến
chuyển, đặc biệt là chi đoàn 10A2 đến hết năm học thì tỉ lệ Đoàn viên đạt 100%.
2020


21
Ta thấy số đoàn viên ở hai lớp thuộc khối 10, do tôi trực tiếp giảng dạy đã tăng lên
đáng kể. Như vậy, thay đổi nhận thức của học sinh không phải một sớm một chiều,
đó là cả một quá trình nhận thức dưới sự uốn nắn của các thầy cô giáo.
Nguyên nhân là do phần lớn ý thức của các em đã thay đổi sau mỗi bài học,
đặc biệt là những thông điệp tích hợp mà giáo viên đã gợi.
Bất cứ một quốc gia dân tộc và chế độ xã hội nào muốn tồn tại phát triển đều
phải quan tâm đến thanh niên, sự phát triển của thanh niên chẳng những quan hệ
đến vận mệnh và tương lai của đất nước, của dân tộc mà còn ảnh hưởng đến tương
lai của nhân loại. Do vậy, thanh niên luôn là lực lượng quan trọng của mỗi quốc
gia. Đây chính là nguồn quần chúng đông đảo cho Đảng. Vì vậy, giáo dục truyền

thống yêu nước cho thanh niên học sinh, cho thế hệ tương lai của đất nước sẽ đem
lại hiệu quả và giá trị vô cùng to lớn.
Cũng trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy: khi gắn giáo dục truyền thống
yêu nước qua mỗi bài giảng thì ý thức trách nhiệm của học sinh nâng cao hơn, các
em đã hiểu rõ hơn về vai trò ý nghĩa to lớn của việc được đến trường. Đây cũng là
một trong nguyên do hạn chế được tỉ lệ học sinh bỏ học ở các trường THPT trên
địa bàn huyện Mường Khương trong năm học qua.
Với công tác chuyên môn, khi tôi và đồng nghiệp áp dụng biện pháp giáo
dục tích hợp này vào bài học, người học được xác định ở vị trí trung tâm khám phá
tri thức nên các em rất hứng thú, hào hứng với tiết học. Từ đó giờ học Ngữ văn
không bị gò bó nặng nề về kiến thức giáo điều mà vô cùng cởi mở, sôi nổi.
Để thấy rõ hơn hiệu quả của SKKN, người viết đã thống kê số lượng học sinh có sự
thay đổi về nhận thức trách nhiệm sau khi giáo viên kết hợp biện pháp giáo dục
truyền thống yêu nước qua các tác phẩm Ngữ văn 10 như sau:
Trường THPT số 2 Mường Khương:
Lớp

Lớp 10A2

Lớp 10A3

2121


22
Đầu năm

Cuối năm

Đầu năm


Cuối năm

17/37

33/37

15/31

26/31

45,95%

89,19%

48,39%

83,87%

Số lượng học sinh
có ý thức, trách
nhiệm tốt
Tỉ lệ

3.3 Ứng dụng vào thực tiễn
3.3.1 Bài học kinh nghiệm
Với khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” mục tiêu giáo dục của tất cả các bộ
môn là hướng vào giáo dục đạo đức hình thành nhân cách học sinh. Vì thế giáo dục
đạo đức ý thức trách nhiệm cho một công dân là một việc làm có ý nghĩa vô cùng
to lớn. Tôi cho rằng để giáo dục đạo đức hiệu quả thì cần bắt đầu từ việc giáo dục

truyền thống yêu nước qua mỗi bài học trên lớp.
Sau khi áp dụng sáng kiến này vào quá trình giảng dạy tôi rút ra được những
kinh nghiệm sau:
Người giáo viên cần nỗ lực tích cực từ khâu soạn giáo án đến các bước lên
lớp. Trong mỗi bài học, giáo viên cần khéo léo lồng ghép nội dung giáo dục tích
hợp, liên hệ thực tế cụ thể gắn với các sự kiện thời sự nóng bỏng hiện nay để khơi
gợi trách nhiệm của các em trong các tình huống cụ thể của cuộc sống.
Giáo viên cần tâm huyết với nghề dạy học, quan tâm đến tư tưởng của từng
học sinh, đặc biệt là những học sinh cá biệt. Cần có sổ ghi chép theo dõi để nhận
thấy sự chuyển biến của các em mà có những tác động kịp thời. Trao đổi với giáo
viên chủ nhiệm hoặc gia đình học sinh để nắm bắt hoàn cảnh, cuộc sống của các
em từ đó có những liên hệ thực tế phù hợp cho mỗi em.
3.3.2 Ý nghĩa

2222


23
Về phía giáo viên: thêm nhiệt huyết, yêu nghề nâng cao tư tưởng qua mỗi bài
giảng.
Về phía học sinh: hứng thú hơn với môn học, sống chan hòa có ý thức đạo
đức kỷ luật cao trong học tập và trong cuộc sống, sống có trách nhiệm với cộng
đồng.
Về phía xã hội: thêm tin tưởng vào sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà
nước thông qua hoạt động giáo dục của nhà trường.
3.3.3 Tính khả thi và khả năng áp dụng triển khai của sáng kiến
Đứng trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, SKKN của tôi có
thể áp dụng triển khai ở chương trình Ngữ văn 10 bậc THPT. Ngoài ra có thể tích
hợp giáo dục truyền thống yêu nước qua các môn học khác ngoài môn Ngữ văn
như môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân…trong các nhà trường.


PHẦN KẾT LUẬN
Là một trường học mới được thành lập trên địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt
khó khăn, người học lại đa số là con em người dân tộc thiểu số, để giáo dục cho
các em phải nhận thức sâu sắc về truyền thống yêu nước thì quả là khó khăn.
Nhưng qua mỗi bài giảng của mình, người giáo viên biết tích hợp những biểu hiện
cụ thể của lòng yêu nước giúp cho học sinh hiểu rằng yêu nước không phải là một
khái niệm trừu tượng, to tát mà thực ra yêu nước biểu hiện qua những hành động,
việc làm cụ thể thiết thực. Yêu nước là yêu thiên nhiên đất nước, yêu cảnh trí trên
quê hương mình, nơi mình đã sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Yêu nước là luôn
khắc sâu hình ảnh đất nước trong tim dù đi đâu cũng luôn nhớ về dải đất hình chữ S
anh hùng cùng màu cờ đỏ sao vàng năm cánh, là tự hào từ thẳm sâu khi cất lên lời
hát Quốc ca trang nghiêm thành kính… Tôi mong được góp một phần vào sự

2323


24
nghiệp giáo dục chung của tỉnh nhà trong thời kỳ đổi mới: Giáo dục truyền thống
yêu nước cho học sinh.
Kiến nghị
2.1. Với giáo viên:
Tận tâm với nghề, gìn giữ phẩm chất chính trị và đạo đức nhà giáo để học sinh noi
theo; không ngừng nâng cao trình độ và chuyên môn nghiệp vụ.
2.2. Với Sở Giáo dục và đào tạo Lào Cai
Tiếp tục đầu tư đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị như: xây dựng phòng
truyền thống, cung cấp nhiều đầu sách mới, xây dựng nhà đa năng để thu hút học
sinh vào các hoạt động vui chơi bổ ích.
Khuyến khích và phổ biến những sáng kiến hay, tích cực đến giáo viên và
học sinh trong tỉnh.

Tham mưu với Bộ Giáo dục về đổi mới chương trình vì sách giáo khoa hiện
hành chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; nặng
về dạy chữ, nhẹ về dạy người, chưa coi trọng hướng nghiệp…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 10 (ban cơ bản) - Nhà xuất bản giáo dục 2008.
2. “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10” (tập1-2)- Nguyễn Văn Đường, Nhà xuất bản Hà
Nội.
3. “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10” (tập1-2)- Phan Trọng Luận, Nhà xuất bản giáo
dục.
4. Phương pháp dạy học văn- Phan Trọng Luận- Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội.
5. Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh
– Ban tư tưởng – văn hóa Trung ương- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia..
2424


25
6. Lí luận văn học- Phương Lựu (chủ biên)- Nhà xuất bản Giáo dục.
7. Tư liệu Ngữ văn 10 (phần văn học)- Đoàn Thị Thu Vân (chủ biên)- Nhà xuất bản
Giáo dục.
8. Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 10- Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) – Nhà
xuất bản Giáo dục.
9. Sách Giáo dục công dân 10 - Nhà xuất bản giáo dục.
10. Tuyển tập 15 năm tạp chí Văn học và Tuổi trẻ (Tập 1,2) năm 2008 - Nhà xuất
bản Giáo dục.

2525



×