Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

ĐẶC điểm BỆNH tật và THỰC TRẠNG QUẢN lý sức KHỎE THUYỀN VIÊN năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.44 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

ĐẶC ĐIỂM BỆNH TẬT VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ
SỨC KHỎE THUYỀN VIÊN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
CHUYÊN NGÀNH Y HỌC BIỂN
MÃ SỐ:

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG
2. PGS.TS. TRẦN THỊ QUỲNH CHI

HẢI PHÒNG- 2015


LỜI CÁM ƠN
Hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng cám ơn:
Ban giám hiệu, các thầy cô Phòng đào tạo sau đại học, Khoa Y học biển
trường Đại học Y dược Hải Phòng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập tại trường.
Ban lãnh đạo Viện Y học biển Việt Nam, cùng các đồng nghiệp của Khoa
Khám bệnh và quản lý sức khỏe thuyền viên, Khoa Nội tổng hợp I, Khoa xét
nghiệm tổng hợp và các khoa phòng liên quan đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ
tôi trong quá trình công tác, học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc tới:


GS.TS Nguyễn Trường Sơn - Viện trưởng Viện Y học biển Việt Nam,
Trưởng khoa Y học biển - Trường Đại học Y dược Hải Phòng. Thầy hướng
dẫn PGS.TS Trần Thị Quỳnh Chi – Phó Viện trưởng Viện Y học biển Việt
Nam, Phó trưởng khoa Y học biển, TS. Nguyễn Thị Thùy Dương. Thầy cô đã
tận tâm dạy dỗ, tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài này.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia đình và bạn bè
đã luôn ở bên cạnh động viên tôi vượt qua mọi khó khăn để tôi hoàn thành
luận văn này.
Tác giả luận văn

Nguyền Thị Tường Vân


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được tác
giả nào khác công bố trong một công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyền Thị Tường Vân


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 1: Tổng quan


3

1.1. Đặc điểm môi trường tự nhiên, điều kiện lao động trên biển và
ảnh hưởng của điều kiện sống đến sức khỏe thuyền viên

3

1.2. Đặc điểm bệnh tật của thuyền viên

12

1.3. Vấn đề quản lý sức khỏe thuyền viên

17

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

29

2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

29

2.2. Phương pháp nghiên cứu

29

Chương III: Kết quả nghiên cứu

40


3.1. Đặc điểm bệnh tật của thuyền viên

40

3.2. Thực trạng quản lý sức khỏe thuyền viên

53

BÀN LUẬN

60

4.1. Đặc điểm bệnh tật của thuyền viên đến khám tại Viện Y học biển

60

4.2. Thực trạng quản lý sức khỏe thuyền viên

68

Kết luận

73

Kiến nghị

74

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
BMI

Chỉ số cơ thể ( Body Mass Index)

BT

Bình thường


CTNC

Chỉ tiêu nghiên cứu

CI

Khoảng tin cậy

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

ĐTĐ

Điện tâm đồ

ĐTNC


Đối tượng nghiên cứu

GCNSK Giấy chứng nhận sức khỏe
ICD-X

International Classification of diseases- X( Bảng phân loại bệnh tật
quốc tế lần thứ X)

IMGS

International Medical Guider for shops (Hướng dẫn y tế quốc tế cho
tàu biển)

IMO

International Maritime Organization (Tổ chức Hàng hải quốc tế)

KQNC

Kết quả nghiên cứu

KSK

Khám sức khỏe

KST

Ký sinh trùng

SOLAS Safety of life at the Sea( An toàn sinh mạng trên biển)

MLC

Maritime Labor Convention (Công ước lao động hàng hải)

NCEP

National Centers for Environmental Prediction

STCW

Standards of training certification and watchkeeping for seafarers
(Tiêu chuẩn cấp chứng chỉ đào tạo và trực ca cho thuyền viên)

THA

Tăng huyết áp

TV

Thuyền viên

WHO

World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại chỉ số BMI theo tiêu chuẩn của WHO sử dụng cho 32
người Châu Á- 1998
Bảng 2.2. Phân loại huyết áp cho người từ 18 tuổi trở lên theo JNC VII


33

Bảng 2.3. Phân loại rối loạn đường máu theo WHO 2000

35


Bảng 2.4. Phân loại mức độ rối loạn lipid máu theo NCEP ATP III 35
(2001)
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi đời

40

Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi nghề

40

Bảng 3.3. Phân loại chỉ số BMI của thuyền viên

42

Bảng 3.4. Tỷ lệ rối loạn lipid máu

42

Bảng 3.5. Tỷ lệ rối loạn đường máu

42

Bảng 3.6. Phân loại rối loạn đường huyết lúc đói theo BMI


42

Bảng 3.7. Đặc điểm nhịp tim của thuyền viên

43

Bảng 3.8. Tỷ lệ mắc bệnh chung của thuyền viên

45

Bảng 3.9. Tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm nghề ở thuyền viên

46

Bảng 3.10. Tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm tuổi nghề ở thuyền viên

47

Bảng 3.11. Phân loại tăng huyết áp theo mức độ nặng nhẹ

48

Bảng 3.12. Tỷ lệ thuyền viên bị THA theo nhóm nghề nghiệp

49

Bảng 3.13. Tỷ lệ thuyền viên bị THA theo nhóm chức danh

49


Bảng 3.14. Tỷ lệ mắc một số bệnh hô hấp của thuyền viên

50

Bảng 3.15. Tỷ lệ mắc một số bệnh tiêu hóa của thuyền viên

50

Bảng 3.16. Tỷ lệ mắc một số bệnh hệ tiết niệu của thuyền viên

51

Bảng 3.17. Tỷ lệ mắc một số bệnh thần kinh của thuyền viên

51

Bảng 3.18. Biến đổi sức nghe theo nhóm nghề nghiệp

52

Bảng 3.19. Đặc điểm tâm lý của thuyền viên

53

Bảng 3.20. Công tác khám sức khỏe cho thuyền viên tại công ty

53

Bảng 3.21. Thực trạng quản lý sức khỏe tại tàu


54

Bảng 3.22. Kiến thức của sỹ quan boong phụ trách y tế

55

Bảng 3.23. Kỹ năng thực hành chuyên môn y học biển của sỹ quan y tế

56

Bảng 3.24. Thực trạng quản lý sức khỏe tại công ty

57

Bảng 3.25. Thực trạng tổ chức và nhân lực y tế tại Viện Y học biển

58

Bảng 3.26. Công tác khám sức khỏe cho thuyền viên

58


Bảng 3.27. Kết quả telemedecin đã được Viện Y học biển thực hiện

59


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo chức danh trên tàu

41

Hình 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo cấp bậc trên tàu

41

Hình 3.3. Đặc điểm điện tâm đồ của thuyền viên

44

Hình 3.4. Những biến đổi bất thường trên điện tâm đồ của thuyền viên

44

Hình 3.5. Tỷ lệ mắc các bệnh nội tiết, dinh dưỡng, chuyển hóa

48


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt nam có một vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho việc phát triển kinh tế
và giao thông hàng hải giữa các quốc gia. Nước ta có đường bờ biển dài 3260
km không kể các đảo. Ngoài vùng nội thủy, Việt Nam còn tuyên bố 12 hải lý
lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền
kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa. Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền,
quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng
1.000.000 km2 biển Đông. Với số lượng và trữ lượng tài nguyên hết sức dồi
dào và phong phú, vùng biển nước ta đóng vai trò cực kì quan trọng trong

phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của nước ta
Biển Đông là một biển lớn trong khu vực và trên thế giới. Biển Đông
tiếp giáp với 9 nước là Việt Nam, Trung quốc, Philippin, Indonexia, Bruney,
Malaysia, Singapore, Thái lan, Campuchia và Đài Loan. Biển Đông có vị trí
chiến lược với các nước trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương nói riêng và
các quốc gia trên thế giới, là đầu mối giao thông huyết mạch. Do vị thế hết
sức đặc biệt nên vùng biển trong khu vực Biển Đông cũng là đối tượng tranh
chấp vì lợi ích mà các quốc gia quan tâm gồm: ngư trường, khai thác tài
nguyên đặc biệt là dầu khí và kiểm soát một vị trí chiến lược.Việt Nam nằm ở
trung tâm biển Đông, có địa thế chính trị và kinh tế rất quan trọng không phải
quốc gia nào cũng có. Đảng và nhà nước ta đã xác định thế kỷ 21 là thế kỷ
của kinh tế biển.
Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế đất nước, ngành kinh tế
biển cũng không ngừng phát triển với lực lượng lao động trên biển ngày càng
đông trong đó có ngành hàng hải.


2

Sức khỏe của người lao động có ảnh hưởng rất lớn với năng suất lao
động, đặc biệt là trong môi trường khắc nghiệt như môi trường lao động trên
biển. Vậy những bệnh tật nào có tính chất nghề nghiệp đặc thù. Việc chăm
sóc sức khỏe thuyền viên trong một thời gian dài bị bỏ ngỏ, không được quan
tâm đúng mức. Thêm vào đó, ngành Hàng hải vẫn đang trên đà hội nhập quốc
tế đòi hỏi công tác y tế phải đáp ứng phù hợp với yêu cầu hội nhập. Vậy thực
trạng quản lý sức khỏe thuyền viên hiện nay như thế nào?
Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu
1. Nghiên cứu đặc điểm bệnh tật của thuyền viên đến khám sức khỏe
định kỳ tại Viện Y học biển Việt Nam
2. Mô tả thực trạng quản lý sức khỏe thuyền viên tại khu vực Hải

Phòng.
Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe thuyền
viên, nâng cao công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe thuyền viên, giúp thuyền
viên nâng cao sức khỏe kéo dài tuổi đời, tuổi nghề.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm môi trường tự nhiên, điều kiện lao động trên biển và ảnh
hưởng của điều kiện sống đến sức khỏe thuyền viên
1.1.1. Đặc điểm môi trường tự nhiên trên biển:
1.1.1.1. Ảnh hưởng của giông, gió, bão:
Trên bề mặt trái đất, biển là nơi hình thành các cơn áp thấp, dông, bão và
các trận cuồng phong, hậu quả gây nên những hiện tượng biển động với độ
cao sóng rất lớn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, sinh hoạt cũng như an
toàn sinh mạng của người lao động biển[45].
1.1.1.2. Ảnh hưởng của sóng biển và đại dương:
Đặc điểm về thủy văn bao gồm: thủy triều, dòng chảy, nhiệt độ nước
biển, độ mặn nước biển và sóng biển. Trong các yếu tố này, sóng biển có khả
năng ảnh hưởng lớn đến các hoạt động hàng hải, các hoạt động sản xuất trên
biển khác cũng như sức khỏe của người đi biển. Sóng biển chủ yếu do bão,
gió tạo thành, sóng bị phân hóa theo từng khu vực, theo từng mùa. Độ cao
sóng trung bình khoảng 1m, vào dịp gió mùa mà có biển động, độ cao sóng có
thể lên tới 3-4 m và trong giông bão độ cao sóng cực đại có thể lên tới 5 – 6m,
ảnh hưởng tới các hoạt động của tàu trên biển, có thể gây say sóng đối với
thuyền viên và ảnh hưởng đến nhiều hoạt động chức năng sinh lý của cơ thể
và khả năng lao động của họ. Sóng trong bão có thể đe dọa an toàn sinh mạng
của thuyền viên [45], [8], [75], [76].

1.1.1.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí và bức xạ mặt trời:
Lao động trên biển, thuyền viên chịu tác động trực tiếp của nhiệt độ
không khí nóng vào mùa hè và lạnh vào mùa đông. Về mùa hè, ngoài các bức
xạ trực tiếp từ mặt trời chiếu xuống, người lao động trên biển còn phải chịu


4

sức nóng gián tiếp từ các tia bức xạ từ mặt nước phản chiếu lên cộng với sức
nóng do các máy hoạt động tỏa ra. Chính điều này đã làm cho nhiệt độ bên
trong con tàu tăng lên từ 5oC đến 10oC, và cũng làm cơ thể thuyền viên luôn
trong trạng thái điều nhiệt cao, gánh nặng thân nhiệt tăng làm ảnh hưởng đến
chức năng của cơ thể như chức năng điều nhiệt, chức năng tuần hoàn, chức
năng bài tiết, hô hấp, tiêu hóa.
Mặt khác, nhiệt độ giữa trong và ngoài con tàu chênh lệch rất nhiều,
nhiệt độ giữa các phần của con tàu cũng có sự chênh lệnh, làm cho khả năng
điều nhiệt của cơ thể rất khó khăn và dễ bị cảm cúm [100].
1.1.2. Điều kiện môi trường lao động trên tàu:
Trong thời gian hoạt động trên biển, con tàu vừa là nơi lao động,
phương tiện lao động, đồng thời cũng là nơi ở, sinh hoạt vui chơi 24/24 của
thuyền viên. Vì vậy, môi trường trên tàu tác động đến sức khỏe thuyền viên
không những trong lúc lao động mà ngay cả lúc nghỉ ngơi, kể cả trong giấc
ngủ.
1.1.2.1. Môi trường vi khí hậu trên tàu:
Môi trường vi khí hậu gồm các yếu tố: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió.
Những yếu tố này có ảnh hưởng lớn và thường xuyên đến sức khỏe thuyền
viên.
 Nhiệt độ
Trong buồng máy của tàu biển, nhiệt độ rất cao (có khi tới > 40 0C). Sự
chênh lệch nhiệt độ khá cao giữa buồng máy với các vị trí khác trên tàu là rất

lớn [16], [20], [42], [66].
Khi lao động trong môi trường nóng thì có thể dẫn tới sự mất nước, điện
giải, mệt mỏi, giảm khả năng lao động, và có thể đe dọa tính mạng nếu tình
trạng mất nước nặng.


5

Với các tàu không có hệ thống điều hòa không khí, trong khoang tàu
nhiệt độ luôn cao hơn ngoài boong, nhất là vào mùa hè, còn đối với những tàu
được trang bị điều hòa không khí, sự chênh lệnh nhiệt độ giữa trong và ngoài
tàu lại ngược lại.
Người lao động di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác trong con tàu, giữa
trong và ngoài tàu, làm cho quá trình điều nhiệt luôn luôn phải thay đổi, cơ
thể khó thích nghi và dễ dẫn đến phát sinh các bệnh đường hô hấp [22], [42],
[66].
 Thông gió
Hiện nay, các tàu biển thuộc đội tàu quốc gia đang được hiện đại hóa
theo các Công ước hàng hải quốc tế nên về cơ bản tiêu chuẩn trên các con tàu
này đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Tuy nhiên, với một số tàu thuộc khu
vực tư nhân, các thành phần kinh tế khác do tàu nhỏ, do tận dụng các tàu cũ
quá niêm hạn sử dụng nên hầu hết không chỉ tiêu chuẩn thông gió mà cả
những tiêu chuẩn vệ sinh khác cũng không đảm bảo.
Vần đề này quan trọng nhất là với các lao động trong buồng máy, nơi
nhiệt độ, độ ẩm cao kết hợp với hơi xăng dầu làm ảnh hưởng đến sức chịu
đựng và khả năng lao động của thuyền viên [20, [42], [46], [61], [80].
 Độ ẩm không khí
Các tàu vận tải lớn nói chung do có hệ thống điều hòa không khí khá
đảm bảo nên độ ẩm tương đối ổn định. Trái lại, các tàu nhỏ, lạc hậu thông gió
tự nhiên nên độ ẩm tùy thuộc vào môi trường tự nhiên [45], [61].

1.1.2.2. Các yếu tố vật lý
 Tiếng ồn
Đây là vấn đề nan giải nhất trên các loại tàu biển hầu như không thể
khắc phục được mà những người lao động trên biển chỉ còn cách là chung


6

sống. Các nghiên cứu về ô nhiễm tiếng ồn trên tàu biển cho thấy: ngay cả khi
tàu trong cảng chỉ có máy đèn hoạt động thì mức độ ô nhiễm tiếng ồn cũng
lên tới ≥ 85 dBA [15], [20], [46], nhiều chỗ đã vượt chỉ tiêu cho phép ( trên
85 dBA). Trong hành trình tàu trên biển, phải chạy tất cả các máy chính thì
tiếng ồn còn cao hơn nhiều lần và diễn ra liên tục cả ngày đêm.
Ảnh hưởng của tiếng ồn đến chức năng của cơ thể:
- Với tiếng ồn tần số cao trước tiên gây giảm sức nghe, điếc nghề nghiệp
- Với tần số thấp, tuy không gây điếc nghề nghiệp nhưng cũng gây giảm
sức nghe và gây rối loạn hoạt động chức năng của hệ thần kinh thực vật, qua
đó ảnh hưởng tới chức năng của hàng loạt các cơ quan khác như: tim mạch,
tiêu hóa… Làm suy giảm sức khỏe thuyền viên, làm tăng sự sai sót, thiếu
chính xác trong công việc, dễ xảy ra tai nạn .[21], [22], [51], [89],[91]
- Ngoài ra, nếu tiếng ồn kết hợp với rung sẽ có tác dụng “hiệp đồng”,
[21],[53], [54], [66] làm tăng tác hại của nhau lên nhiều lần. Hai yếu tố ồn và
rung trên tàu biển là những tác nhân có hại nhất tác động lên sức khỏe của
thuyền viên. Theo nghiên cứu của Phạm Hồng Hải và cộng sự [21] đã tiến
hành đo sức nghe cho 238 thuyền viên chưa phát hiện trường hợp nào bị điếc
nghề nghiệp, chủ yếu gặp giảm sức nghe, nhất là các đối tượng có tuổi nghề
cao (trên 6 năm) và làm việc tại buồng máy. Nếu làm việc trên tàu từ 5 – 10
năm sẽ xuất hiện tổn thương thính giác (tiếng ồn trên 85dBA)[87],[96]. Tiếng
ồn trên tàu biển tuy ở mức tần số thấp < 500 Hz nhưng tác động đến cơ thể lại
liên tục từ ngày này qua ngày khác, gây trạng thái căng thẳng thần kinh kéo

dài, chứng rối loạn thần kinh chức năng: đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc
ngủ, tăng huyết áp. Viêm loét dạ dày… Gây suy giảm sức khỏe của thuyền
viên, làm tăng sự sai sót, không chính xác trong công việc, dễ dẫn đến các tai
nạn [18], [20], [21], [87], [96].


7

 Rung, lắc:
Dưới tác dụng của sóng, tàu bị chòng chành, người lao động rơi vào tư
thế bất lợi nên cơ thể luôn phải thực hiện các phản xạ để điều chỉnh tư thế nên
đòi hỏi hệ tiền đình và tiểu não phải vững vàng.
Tác động của rung, lắc lên chức năng của các cơ quan trong cơ thể tùy
thuộc vào biên độ, gia tốc và tần số của rung, chuyển.
Rung, lắc ảnh hưởng rất xấu lên hệ thống tuần hoàn và thần kinh cũng
như hệ thống cơ xương khớp. Hiện nay, người ta cũng quan sát thấy rung, lắc
ảnh hưởng đến các thành phần hóa sinh của máu. Nhiều tác giả cho rằng rung,
lắc làm tăng tác hại của tiếng ồn lên chức năng của cơ thể. Đây là rung toàn
thân, tần số thấp, là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình với biển hiện say sóng
[8], [15], [16], [42].
Về cơ chế gây rối loạn các hoạt động chức năng của cơ thể do tiếng ồn
và rung lắc là do ảnh hưởng của tiếng ồn, rung lên trục
Vỏ não

Hypothalamus

Tuyến yên

Tuyến thượng thận,


làm tăng tiết catecholamin dẫn đến tăng huyết áp.
 Chiếu sáng trên tàu
Ánh sáng là một yếu tố vật lý của môi trường tự nhiên hay nhân tạo. Con
người nhận biết thông tin về sự vật, hiện tượng của tự nhiên và xã hội 80% là
bằng con đường thị giác.
Trong lao động ánh sáng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến năng suất lao
động, chất lượng lao động và an toàn lao động. Ánh sáng không đảm bảo còn
gây ra tình trạng nhức mắt, mỏi mắt, giảm thị lực và nhức đầu, nhiều khi là
nguyên nhân gây ra các tai nạn lao động [79], [104].
 Sóng điện từ và sóng siêu cao tần


8

Tác dụng của các loại sóng này chủ yếu ảnh hưởng đến sức khỏe của
điện báo viên, các sỹ quan điều khiển và khai thác hệ thống Rada của tàu
(Rada dẫn đường, Rada tránh va, vô tuyến điện….). Các loại bức xạ này,
ngoài tác dụng sinh nhiệt làm tăng thân nhiệt còn tác động trực tiếp lên các bộ
phận khác của cơ thể, đặc biệt nhạy cảm với các mô có nhiều ngước như thủy
tinh thể, tinh hoàn, ruột, gan, thần kinh. Dewaden, Galauszko K. đã quan sát
trong số các điện báo viên của tàu có tuổi nghề từ 5 – 15 năm có những rối
loạn chức năng của hệ thần kinh, tuần hoàn và suy giảm thị giác cao hơn hẳn
các nhóm thuyền viên khác [67]. Filikowski J. cũng nhận thấy những người
tiếp xúc với bức xạ thường xảy ra một số các rối loạn như: đau đầu, mất ngủ,
trí nhớ kém, giảm khả năng hoạt động tình dục, mệt mỏi toàn thân, giảm trọng
lượng cơ thể [73].
1.1.2.3. Các yếu tố sinh học
Thuyền viên có nguy cơ mắc các dịch bệnh nguy hiểm vì tiếp xúc với
các động vật, côn trùng tồn tại trên tàu như chuột, gián, ruồi, muỗi…
Thêm vào đó thuyền viên còn theo con tàu đi đến các vùng địa lý khác

nhau dễ mắc các bệnh đặc trưng ở vùng đó.
Ngoài ra thuyền viên còn có nguy cơ tiếp xúc với những người mang
mầm bệnh nguy hiểm như virus viêm gan B, C, HIV….[14], [29], [56]
1.1.2.4. Các yếu tố hóa học
Trong quá trình lao động trên tàu, các thuyền viên cũng phải thường
xuyên tiếp xúc với nhiều tác nhân hóa học độc hại khác. Filikowski nhận xét
khói và các sản phẩm plastic dùng trong công nghiệp đóng tàu cũng góp phần
làm khó chịu cho đoàn thuyền viên [61]. Nồng độ hơi xăng dầu cao hơn 4 lần
tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra, chất hun trùng được sử dụng để bảo quản hàng
hóa trên tàu cũng gây ngột ngạt, khó chịu cho thuyền viên.


9

1.1.2.5. Sự thay đổi đột ngột qua các vùng khí hậu và múi giờ khác nhau
Ngày nay, nhờ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, công nghệ đóng
tàu cũng có nhiều bước tiến, các tàu ngày càng hiện đại, tốc độ di chuyển
ngày càng nhanh, nó có thể di chuyển qua các vùng địa lý có múi giờ và khí
hậu rất khác nhau trong thời gian ngắn, làm cho cơ thể khó thích nghi với
những thay đổi khí hậu đột ngột, nếu kéo dài có khả năng ảnh hưởng bất lợi
đến tình trạng sức khỏe, bệnh tật và giảm khả năng lao động của người lao
động trên biển [20], [42], [58], [68],[69].
1.1.3. Điều kiện xã hội, vệ sinh dinh dưỡng trên tàu
1.1.3.1. Điều kiện vi xã hội trên tàu
Trong hành trình trên biển, thuyền viên bị cách biệt với đời sống xã hội
thường ngày trên đất liền. Mọi lao động, sinh hoạt của họ đều bị giới hạn
trong khoảng không gian chật chội của con tàu. Mặt khác môi trường vi xã
hội trên tàu biển là môi trường đặc biệt, chỉ có một giới (xã hội đồng giới), tạo
ra gánh nặng về tâm lý cho thuyền viên. Do đó, dễ làm cho người lao động
trên biển dễ bị mất cân bằng về tâm lý, dễ phát sinh các rối loạn về hành vi

tâm thần. Nhiều tác giả cho rằng trong các loại gánh nặng về tâm lý- xã hội
của người đi biển loại khó khăn nhất mà thuyền viên phải chịu đựng là:
- Sự cô lập với đất liền trong thời gian tàu hành trình trên biển.
- Sự xa cách lâu ngày với gia đình, xã hội, bạn bè, người thân...đã gây ra
cho người lao động trên biển cảm giác buồn chán tù túng.
- Khó khăn trong việc sử dụng thời gian nhãn rỗi trên tàu.
- Sự xa cách vợ, bạn tình, người khác giới, thuyền viên sống trong xã hội
đồng giới đã gây cho thuyền viên cảm giác căng thẳng về tình dục. Dẫn đến
hậu quả, khi tới cảng, thuyền viên sẵn sàng sinh hoạt tình dục với gái làng
chơi hoặc thủ dâm hoặc sinh hoạt đồng giới, nên dễ lây nhiễm các bệnh lây


10

truyền qua đường tình dục (STD), cũng là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc
các rối loạn hành vi và tâm thần [14],[46],[47],[58],[68],[69].
Ngoài ra thuyền viên đặc biệt là thuyền viên tàu viễn dương còn bị tách
biệt khỏi cộng đồng, xã hội, chính trị và văn hóa trên đất liền, thiếu thông tin,
đây cũng là một gánh nặng về thần kinh tâm lý đáng kể tới [47],[68],[69],
[91], [98], [103].
Để duy trì hoạt động liên tục của con tàu trên biển, người lao động phải
bắt buộc thực hiện chế độ đi ca (mỗi người lao động làm 2 ca trong một ngày,
mỗi ca làm 4 giờ) khoảng thời gian nhàn rỗi họ dành để ngủ một phần, nhưng
thực chất thời gian còn lại là dư thừa. Khi rảnh rỗi, người lao động bình
thường trên đất liền có thể phục vụ gia đình, tham gia vào hoạt động vui chơi
giải trí, các quan hệ xã hội khác nhưng trên tàu người lao động không có điều
kiện để thực hiện các hoạt động trên. Mặc dù, ngày nay nhiều con tàu hiện đại
được trang bị khá đầy đủ phương tiện tập luyện, vui chơi, giải trí nhưng
không gian sống gò bó không thể thay thể được môi trường trên đất liền. Thời
gian của họ tuân thủ theo thời gian biển khá đơn điệu, nhàm chán: ăn, ngủ,

chơi và chờ đến lượt đi ca vì vậy gây nên một trạng thái tâm lý ổn định, đời
sống tẻ nhạt và dễ dẫn đến các hoạt động tiêu cực như cờ bạc, nghiện thuốc
lá, rượu và họ thường cho phép mình “xả hơi” ngay khi tàu cập bến. Điều này
thường mang lại những hệ lụy từ các tệ nạn xã hội cho thuyền viên [58], [68],
[105].
Vấn đề tổ chức lao động trên biển cũng ảnh hưởng đến sức khỏe thuyền
viên. Việc tổ chức lao động khi tàu hành trình trên biển thường rất chặt chẽ và
nghiêm ngặt giống như quân đội. Các hoạt động của họ thường đơn điệu,
buồn tẻ, lặp đi lặp lại gây buồn chán. Tạo nên tình trạng căng thẳng về tâm
sinh lý, ảnh hưởng tới cơ quan của cơ thể và ảnh hưởng không tốt đến sức
khỏe thuyền viên [58], [69].


11

1.1.3.2. Điều kiện dinh dưỡng trên tàu
Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe thuyền viên.
Vấn đề dinh dưỡng từ lâu đã là mối quan tâm không những của chính những
người đi biển mà còn là vấn đề thu hút sự nghiên cứu của nhiều nhà nghiên
cứu y học biển.
Từ xa xưa, khi con người còn sử dụng các phương tiện hàng hải thô sơ,
vấn đề cung cấp và bảo quản lương thực, thực phẩm, nước uống trong các
chuyến vượt biển dài ngày luôn là mối quan tâm hàng đầu của đoàn thuyền
viên.
Ngày nay, việc cung cấp lương thực, thực phẩm, nước uống cho những
chuyến đi biển dài ngày có nhiều tiến bộ. Nhưng việc đảm bảo chất lượng
thực phẩm được bảo quản vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là những loại thực
phẩm tươi sống như rau xanh, hoa quả, thịt… Đây không chỉ là khó khăn đối
với tàu Việt Nam mà cả với tàu nước ngoài trang bị hiện đại. Rau xanh bảo
quản trong hầm lạnh nhưng sau 5 -7 ngày rau bị biến chất, mất dần các chất

dinh dưỡng, vitamin… khi chế biến không mang lại cảm giác ngon miệng
như thực phẩm tươi.
Tàu biển lại hành trình kéo dài nhiều tháng thậm chí hàng năm, nên các
bữa ăn trên tàu phần nhiều thường đơn điệu mất cân đối về dinh dưỡng, nhất
là thiếu vitamin [16], [20],[42]. Việc thiếu rau xanh, hoa quả trong bữa ăn còn
gây nên thiếu chất xơ, một thành phần chính làm tăng nhu động ruột, chống
táo bón, do đó dễ phát sinh các bệnh do thiếu chất xơ, vitamin. Theo nghiên
cứu của Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Thị Ngân và cộng sự [41] cho thấy tỷ
lệ thuyền viên của công ty VOSCO bị mắc các bệnh về tiêu hóa, đặc biệt là
táo bón, trĩ rất cao. Nghiên cứu của Nguyễn Trường Sơn, Trần Quỳnh Chi về
đặc điểm môi trường lao động và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người lao
động cũng cho kết quả tương tự [42].


12

Thực đơn mất cân đối sẽ gây ra một loạt các rối loạn chuyển hóa về
Glucid, lipid, Protid, sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh về tim mạch,
huyết áp. Đối với những người say sóng nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng càng
lớn do nôn nhiều [76].
Do đó vai trò dinh dưỡng với thuyền viên có ý nghĩa rất quan trọng.
1.1.3.3. Vệ sinh môi trường tên tàu
Ở những tàu đang hành trình trên biển, điều kiện xử lý, giữ gìn vệ sinh
trên tàu khó khăn hơn khi tàu cập bến hoặc trên đất liền. Càng khó khăn với
những tàu nhỏ, điều kiện vệ sinh không được đảm bảo, nhiều tàu không thực
hiện nghiêm ngặt chế độ 3 diệt theo định kỳ nên trên tàu thường có các côn
trùng và động vật truyền bệnh. Theo một số nghiên cứu của Bùi Thị Hà [18],
Nguyễn Thị Hải Hà[20], Nguyễn Lung[26],[27], Nguyễn Trường Sơn [41],
[42] việc giữ gìn vệ sinh trên tàu biển khó khăn do khoảng không gian của tàu
là chật hẹp, nơi sinh hoạt và hoạt động sản xuất kề nhau, ý thức giữ gìn vệ

sinh của thuyền viên chưa cao, công tác 3 diệt (diệt ruồi muỗi, diệt gián, diệt
chuột) hầu như chưa được thực hiện thường xuyên trên tàu.
Như vậy, tất cả các yếu tố môi trường khí hậu tự nhiên, điều kiện lao
động, môi trường vi xã hội, các điều kiện vật chất, tinh thần…trên tàu đều có
xu hướng bất lợi cho thuyền viên, nếu tình trạng kéo dài sẽ gây ra những rối
loạn chức năng tâm lý, nặng hơn sẽ thành bệnh lý, ảnh hưởng không tốt đến
sức khỏe và khả năng lao động của người đi biển.
1.2. Đặc điểm bệnh tật của thuyền viên
1.2.1. Đặc điểm bệnh tật của thuyền viên
Ngành hàng hải nước ta phát triển muộn hơn so với các nước trong khu
vực và thế giới. Việc nghiên cứu và phục vụ sức khỏe cho các đối tượng đi
biển chưa được chú ý đúng mức.


13

Môi trường lao động trên biển hết sức khó khăn. Chính vì vậy, nhiều
nước đã sớm chú ý tới việc nghiên cứu tình hình sức khỏe và bệnh tật của
thuyền viên và đề xuất các biện pháp nhằm bảo đảo và nâng cao sức khỏe cho
thuyền viên. Hầu hết các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đều
khẳng định môi trường lao động và môi trường sinh sống trên biển là yếu tố
chính ảnh hưởng đến sức khỏe và các bệnh tật có tính chất đặc thù của đoàn
thuyền viên [15], [20], [35], [56].

 Bệnh của hệ tuần hoàn: Ô nhiễm tiếng ồn, rung sóc, nhiệt độ cao, sóng
cao tần và sóng điện tử; sự lạm dụng rượu, thuốc lá, chế độ ăn giàu chất
đường đạm mỡ, trạng thái cô lập với đất liền, xa gia đình, đời sống văn hóa
thiếu thốn làm thuyền viên luôn ở trong trạng thái căng thẳng thần kinh nhất
là hệ thần kinh thực vật gây ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch của thuyền viên.
 Bệnh của hệ tiêu hóa: Do chế độ ăn thường bị mất cân đối, nhiều thịt ít

rau xanh, chế độ ăn nhiều đường mỡ và thói quen lạm dụng rượu bia…Hơn
nữa, thuyền viên phải chịu gánh nặng thần kinh tâm lý tạo ra trạng thái stress
liên tục kéo dài. Do các nguyên nhân trên góp phần làm tăng tỷ lệ mắc các rối
loạn và bệnh lý tiêu hóa: chứng táo bón chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là hội
chứng dạ dày- tá tràng, viêm đại tràng mạn tính, gan nhiễm mỡ.
 Bệnh của hệ tiết niệu: Nhiễm khuẩn tiết niệu chiếm tỷ lệ cao hơn các
bệnh khác. Bệnh sỏi tiết niệu và viêm bàng quang đứng thứ 2
 Các rối loạn hành vi và tâm thần: Do đặc điểm nghề nghiệp luôn sống
và lao động trên những chuyến hành trình trên biển, thường xuyên cô lập với
đất liền, gia đình , bạn bè, người thân… Đã tạo ra cho đoàn thuyền viên áp
lực tâm lý nặng nề, làm phát sinh trạng thái stress tâm lý.
1.2.2. Các nghiên cứu về đặc điểm bệnh tật của thuyền viên
* Các nghiên cứu nước ngoài


14

Sức khỏe của người lao động ảnh hưởng rất lớn tới năng suất lao động,
đặc biệt là lao động trong môi trường khắc nghiệt như lao động trên biển. Do
đó, nhiều nước có nhiều nghiên cứu nhằm bảm bảo sinh mạng, sức khỏe và
bệnh tật cả các thuyền viên và người đánh cá. Hầu hết các nghiên cứu đều
chứng tỏ môi trường lao động trên biển chính là yếu tố ảnh hưởng tới chất
lượng sức khỏe và phát sinh bệnh tật của thuyền viên. Các nghiên cứu của
Filikowski J.[74] trên các thuyền viên Balan các năm 1985 và 1987 đã chỉ ra
là có 32- 38% số thuyền viên khỏe mạnh hoàn toàn, số còn lại là các thuyền
viên có các rối loạn chức năng và bệnh lý rất cao( > 60%).
Các nghiên cứu của Filikowski J. Domierski R. [60] về những bệnh tật
có tính đặc trưng của thuyền viên Ba Lan, các tác giả đã nhận thấy rằng: Bệnh
rối loạn thần kinh chức năng chiếm tỷ lệ hàng đầu (15,67%), tiếp đó là bệnh
tăng huyết áp (9,7% tăng huyết áp thực sự), bệnh hệ thống cơ xương, bệnh

viêm loét dạ dày- tá tràng, bệnh sỏi tiết niệu…Những nghiên cứu của
Grimmer G, Kunz F. trên các thuyền viên của Đức và theo nghiên cứu của
Weng J, Yang D về điều tra tai nạn hàng hải nghiêm trọng chấn thương và tử
vong, nghiên cứu của Shilling R.S.F về tỷ lệ tai nạn của ngư dân Anh và
nhiều tác giả khác cũng cho thấy bệnh của hệ thống tiêu hóa, hệ thống tuần
hoàn chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến bệnh hô hấp, ngộ độc, tai nạn và bệnh của
hệ thống cơ xương [77], [93], [105], [108]
Theo một nghiên cứu tổng hợp của Eilif Dahl (2005) về sức khỏe của
655 thuyền viên trên 50 quốc gia [72], 1 năm có tới 32% thuyền viên phải xin
ý kiến tư vấn để điều trị tại tàu hoặc chuyển lên bệnh viện trên bờ. Những
bệnh thường gặp là bệnh về tiêu hóa (32% phải nghỉ làm việc), chấn thương
các loại (22%), viêm ruột thừa, chóng mặt, đau lưng cấp, nhiễm trùng tiết
niệu cấp và mệt mỏi mạn tính [Internatinal Maritime Health 2005]. Trong một
nghiên cứu khác, các tác giả Shuji Hisamura, Miho Ehara, Masataka Shoda từ


15

viện nghiên cứu Y học biển thuộc Trường Đại học tổng hợp Tokyo đã nghiên
cứu tỷ lệ bệnh tật của thuyền viên Nhật Bản từ năm 1986- 2000 [103] cho
thấy rằng 30% thuyền viên mắc các bệnh về tiêu hóa, 10% mắc các bệnh về
tuần hoàn.
Các nghiên cứu của Danish, Dolmeierski R, Nitka J, [66], [69] cho thấy
chiều hướng gia tăng các bệnh tim mạch của thuyền viên các nước Nga và Ba
Lan. Những bệnh lý thường gặp nhất là tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, bệnh
lý mạch vành. Các tác giả này cho rằng từ năm 1978 đến 1987 trong số các
thuyền viên Ba Lan được khám sức khỏe định kỳ đã phát hiện bệnh lý tim
mạch chiếm tỷ lệ hàng đầu (25,5%), trong đó rối loạn nhịp tim từ 7,24% (năm
1978) đã tăng lên 18,4% (năm 1987). Tỷ lệ thuyền viên có biểu hiện điện tâm
đồ bất thường rất cao 54,5%, trong đó rối loạn nhịp 12,6%, dày thất trái

12,6%.
Theo nghiên cứu của Dasnish thấy rằng sau 5- 10 năm làm việc dưới tác
động của tiếng ồn có xuất hiện tổn thương thính giác, các rối loạn chức năng
hệ thần kinh, tuần hoàn và suy giảm thị giác cao hơn các nhóm thuyền viên
khác [57]. Thêm vào đó, các tai nạn trên biển và tỷ lệ bị thương và tử vong
cũng chiếm tỷ lệ đáng kể [94], [104], [108].
Có thể nhận thấy cơ cấu bệnh tật của các nước Châu Âu, Nhật Bản là:
đứng đầu là các bệnh hệ tiêu hóa, sau đó là bệnh hệ thống tuần hoàn, các rối
loạn thần kinh chức năng, bệnh cơ xương và các tổ chức liên quan, bệnh hệ
tiết niệu…[57], [60], [65], [74], [77], [103]
* Các nghiên cứu trong nước:
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước và ngành
hàng hải, sức khỏe thuyền viên ngày càng được nhiều tác giả quan tâm:
Nguyễn Lung (1995), Nguyễn Trường Sơn (2003), Bùi Thị Hà (2002, 2003)


16

đã cho thấy: tình trạng sức khỏe thuyền viên có liên quan tới tuổi nghề đi
biển. Trong khi đó thể lực của thuyền viên nước ta tuy rằng ngày càng được
nâng cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được với môi trường lao động cường độ
cao trên biển. Một số bệnh có tỷ lệ cao ở thuyền viên là: rối loạn thần kinh
chức năng, răng hàm mặt, nhiễm trùng [20],[35],[39],[42], [46],[47].
Theo Nguyễn Trường Sơn, Trần Thị Quỳnh Chi (2003): “Đặc điểm môi
trường lao động trên biển và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe và cơ cấu bệnh
tật của thuyền viên Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ bệnh
tăng huyết áp của thuyền viên Việt Nam là 14,66% cao hơn so với lao động
trên đất liền là 10,46%. Nhóm có biểu hiện bệnh lý thực sự chiếm 45,10% và
nhóm có các rối loạn chức năng là 9,10% [38].
Nguyễn Trường Sơn, Bùi Thị Hà (2003) đã nghiên cứu đề tài:” Đặc

điểm và cơ cấu bệnh tật của thuyền viên công ty vận tải xăng dầu đường thủy
I Hải Phòng”. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh của TV vận tải
xăng dầu (55,56%) cao hơn so với nhóm lao động làm việc trên đất liền
(42,77%). Tỷ lệ thuyền viên có các rối loạn chức năng chiếm 35,04%, có
9,4% là khỏe mạnh hoàn toàn [13].
Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Thị Ngân (2004) nghiên cứu: “Thực trạng
sức khỏe và cơ cấu bệnh tật của thuyền viên công ty VOSCO” cho thấy tỷ lệ
bệnh răng miệng chiếm tỷ lệ cao nhất (55,23%), TMH (49,13%), THA
(34,14%) có liên quan chặt chẽ với tuổi nghề đi biển và các chức danh khác
nhau trên tàu [38].
Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Văn Tâm (2007) nghiên cứu: “Đặc điểm sức
khỏe, cơ cấu bệnh tật của thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển của
nước ngoài năm 2006- 2007” của một số công ty xuất khẩu thuyền viên như:
INLACO, TMAS, FANCOL…. Đây là số thuyền viên Việt Nam đi “đánh
thuê” cho tàu nước ngoài. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thuyền viên bị


17

các rố loạn tim mạch là 12,53% trong đó tỷ lệ tăng huyết áp chiếm 9,83%, tỷ
lệ bệnh răng miệng là 14,68% [32].
Các nghiên cứu trên hầu hết được thực hiện ở Viện Y học Biển Việt
Nam. Đây là một trung tâm hàng đầu trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
cho các lao động và nhân dân biển đảo.
1.3. Vấn đề quản lý sức khỏe thuyền viên
1.3.1. Tầm quan trọng của quản lý sức khỏe thuyền viên
Giúp cho các chủ lao động kiểm soát được sức khỏe đầu vào. Bởi vì lao
động biển là một nghề rất độc hại, nặng nhọc và nguy hiểm, cần phải loại
ngay những trường hợp có bệnh lý tiềm tàng và chọn ra những đối tượng đủ
sức khỏe lao động trên biển để đào tạo vì chi phí cho đào tạo rất lớn. Mặt

khác, trong quá trình lao động trên biển sẽ làm các bệnh tật có sẵn nặng lên,
khả năng điều trị trên tàu rất hạn chế và chi phí cao hơn rất nhiều.
Giúp phát hiện một số bệnh lý không được làm việc trên tàu biển như:
động kinh, say sóng bẩm sinh để tránh gây lãng phí trong đào tạo.
Việc quản lý sức khỏe tốt sẽ giúp cho các chủ lao động kiểm soát được
tình trạng sức khỏe, các bệnh tật phát sinh trong quá trình lao động, qua đó có
các biện pháp để tạo điều kiện nâng cao sức khỏe cho các lao động biển. Với
những bệnh tật phát sinh trong quá trình lao động, nếu được phát hiện sớm
qua khám định kỳ sẽ làm cho khả năng phục hồi tăng lên, kinh phí điều trị
giảm.
Quản lý và khám sức khỏe cho các lao động biển còn nhằm đề xuất các
biện pháp đảm bảo sức khỏe, nâng cao chất lượng sức khỏe và kéo dài tuổi
nghề, tuổi đời cho các lao động biển.
1.3.2. Hoạt động y học biển ở các nước


×