Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Những phương pháp và biện pháp thích hợp để dạy học truyện ngắn “rừng xà nu” của nguyễn trung thành ở lớp 12 từ góc độ loại thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.97 KB, 21 trang )

Phần I: Đặt vấn đề
Lý do chọn đề tài.
Thực trạng các giờ dạy đọc văn hiện nay còn đơn
điệu tẻ nhạt, khiến học sinh không hứng thú học văn
dẫn đến chất lượng môn này ngày càng giảm sút. Một
trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng
đó là khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm, nhiều
giáo viên không xác định đúng “chất của loại” trong
thể. Xa rời bản chất loại thể của tác phẩm. Vì thế khi
khai thác tác phẩm văn học không những không làm cho
tác phẩm trở nên sống động, giàu sức hấp dẫn mà ngược
lại làm cho tác phẩm khô khan, chết cứng. “Bệnh công
thức cứng nhắc, bệnh rập khuôn, máy móc, bệnh xã hội
dung tục... đều sinh ra từ đó”.
“Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành là một trong
những tác phẩm hay, đặc sắc trong chương trình ngữ văn
THPT được giảng dạy ở lớp 12. Tác phẩm không phải chỉ
đem tới thông tin mà là một hệ thống tín hiệu kích
thích để bùng nổ thông tin. Nói theo cách lập luận của
thầy Nguyễn Viết Chữ: “ở đây “cái lạ”, “cái thật”,
“cái ảo”, “cái thực” trong thế giới hình tượng nghệ
thuật gợi mở ra bao nhiêu điều thú vị trong trường
liên tưởng của người đọc”. (Phương pháp dạy học tác
phẩm theo loại thể - T.S Nguyễn Viết Chữ - NXBĐHQG Hà
Nội - 2001).
Nhưng tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
cũng như một số tác phẩm khác trong chương trình ngữ
văn THPT hiện nay vẫn chưa được tiến hành khai thác
đúng hướng. Trong nhà trường vẫn giảng “Rừng xà nu”
1



như một truyện ngắn tự sự. Nguyễn Xuân Lạc trong cuốn
“Để thấy những vì sao” nhận xét: “Tư tưởng dạy học văn
mới vẫn chưa chiếm lĩnh được trận địa giảng dạy, phần
đông giáo viên hiện nay vẫn giảng dạy theo phương pháp
cũ. Sự đơn điệu của cách dạy này trước hết ở nội dung
giảng dạy, ở cách khai thác, phân tích tác phẩm văn
chương”. Chính vì thế người tiếp nhận không lĩnh hội
được những vấn đề “ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái
bề xa” của tác phẩm.
Yêu cầu có tính cấp thiết hiện nay là phải xác
định đúng “chất của loại” trong khi hướng dẫn học sinh
đọc hiểu tác phẩm. Bởi “Giảng dạy tác phẩm theo loại
thể chính là một phương diện lớn của việc giảng dạy
tác phẩm văn học trong sự thống nhất giữa hình thức
với nội dung, một sự giảng dạy đi đúng hướng với quy
luật và bản chất của văn học, đồng thời đảm bảo hiệu
quả giáo dục cao nhất”
Đối với “Rừng xà nu” Của Nguyễn Trung Thành phải được
khai thác như một truyện ngắn trữ tình.
Vì những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Những
phương pháp và biện pháp thích hợp để dạy - học truyện
ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành ở lớp 12 từ
góc độ loại thể”. Mục đích là đưa đến những vấn đề lý
luận hiện đại ứng dụng trong tình hình thực tiễn giảng
dạy truyện ngắn “Rừng xà nu”. Mong muốn đem đến những
điều mới mẻ để khiến học sinh say mê và hứng thú khi
học tác phẩm này. Những phương pháp và biện pháp thích
hợp sẽ khơi dạy rung động thẩm mỹ, đốt lên ngọn lửa
say mê văn học trong tâm hồn thế hệ trẻ.

2


Phần II. Nội dung nghiên cứu
A. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Với đề tài này, điều chúng tôi đặc biệt quan
tâm là đưa đến những vấn đề lý luận hiện đại ứng dụng
trong tình hình thực tiễn giảng dạy truyện ngắn “Rừng
xà nu”. Mong muốn đem đến những điều mới mẻ để khiến
học sinh say mê và hứng thú khi học tác phẩm này.
Những phương pháp và biện pháp thích hợp sẽ khơi dậy
rung động thẩm mỹ, đốt lên ngọn lửa say mê văn học
trong tâm hồn thế hệ trẻ.
B. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
3


Đối tượng: là học sinh khối 12.
Phạm vi nghiên cứu: Chương trình ngữ văn lớp 12
THPT.
C. Phương pháp nghiên cứu.
- Qua giảng dạy trực tiếp ở các lớp, kết hợp kinh
nghiệm giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp.
- Qua các đợt hoạt động chuyên môn trong nhóm hoặc
tổ chuyên môn, trao đổi thống nhất về nội dung và cách
soạn giảng, tiến trình lên lớp những bài khó, kiểm
nghiệm qua thực tế giảng dạy
I. Cơ sở lý luận của đề tài.
1. Nhà văn là người thai nghén sinh ra tác phẩm,
là cha đẻ của tác phẩm, bởi vậy để hiểu rõ tác phẩm

thì phải hiểu thi pháp của nhà văn. Nguyễn Trung Thành
được nhớ như nhà văn của Tây Nguyên. Trong tác phẩm
của Nguyễn Trung Thành luôn chất chứa chất thơ làm say
lòng người. Người đọc luôn bắt gặp ở đây bút pháp trữ
tình và anh hùng ca luôn luôn cất lên ở cung bậc cao,
phù hợp với khung cảnh cuộc sống và con người được
phản ánh.
Cảm hứng trữ tình thấm đượm, giọng điệu đằm thắm
sôi nổi, cảm xúc tinh tế, ngọt ngào, cái nhìn lành khỏe, trong trẻo, cách hành văn vừa phơi phới lại lắng
sâu, và vẻ trang trọng giàu tính sử thi là những cung
bậc

khác

nhau

cùng

thống

nhất

trong

ngòi

bút

của


Nguyễn Trung Thành.
Về mặt chọn lọc chi tiết Nguyễn Trung Thành cũng
đứng ở góc độ riêng. Nếu như Phan Tứ hay Anh Đức bao
giờ cũng đưa vào truyện của mình những chi tiết chân
4


thực để cố gắng biểu hiện một cuộc sống với tất cả vẻ
gồ ghề, gai góc của nó, thì trái lại, Nguyễn Trung
Thành thường đi sâu vào những chi tiết giàu chất thơ,
những gì đã xúc động tâm hồn nhà văn một cách mạnh mẽ.
Cảnh vật, con người và cuộc sống trong văn của Nguyễn
Trung Thành bao giờ cũng đẹp, một vẻ đẹp huyền ảo như
được tô điểm bằng những màu sắc lãng mạn, làm cho
người đọc phải say sưa, ngây ngất.
Sở trường của Nguyễn Trung Thành là miêu tả những
nhân vật anh hùng với những nét khái quát cô đọng, hàm
súc, tạo nên những hình khối lớn, những tính cách kiên
cường. Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định vẻ đẹp độc đáo
trong sáng tác nghệ thuật và quan niệm về con người
của nhà văn. Đó là quan niệm độc đáo về con người anh
hùng “Nguyên Ngọc suốt đời đi tìm cái hùng - cũng là
cái đẹp trong cảm quan thẩm mỹ của anh. Đối với Nguyên
Ngọc, đó là một nhu cầu tự thân, một sự thôi thúc bên
trong, thôi thúc của máu...”. Một điều đặc biệt là tác
giả có tài chọn lọc những chi tiết nhỏ, những chi tiết
giàu tính tạo hình, và giàu chất thơ làm phong phú
thêm tính cách nhân vật.
2. Tây Nguyên là mảnh đất có nền văn hoá với nhiều
truyền thuyết đẹp, với những mối quan hệ tốt đẹp giữa

những con người và thiên nhiên. “Sức mạnh, sự hùng
mạnh của núi đá cao lớn, sông dữ, rừng thẳm, của những
cây đại thụ trường sinh, của muôn loài cầm thú... cũng
là sức mạnh, sự hùng dũng của con người. Vẻ yêu kiều
của mây nước, của trăm vạn loài chim trời, của sông
suối, của gió rừng cũng là vẻ yêu kiều của con người”
5


(Nguyên Ngọc). Thiên nhiên đẹp, hoang dại, con người
thì kiêu dũng. Đó là những con người sống giữa núi
rừng bao la, họ yêu tự do, giàu sức sống, không chịu
khuất phục những ràng buộc, những trói buộc bất công.
Tây Nguyên cũng là mảnh đất có nhiều truyền thuyết
đẹp, mà nổi bật nhất là những truyền thuyết về lòng
yêu nước chống giặc ngoại xâm. Các dân tộc Tây Nguyên
bao đời đánh giặc bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của
mình.
Người con Tây Nguyên yêu nước thiết tha từ trong
huyết quản của mình. Tình yêu ấy bắt nguồn rất cụ thể,
từ tình yêu con suối, cánh rừng, đường đi lối rẽ.
Người Tây Nguyên quyết tâm đấnh đuổi đến cùng kẻ đã
tàn phá quê hương yêu dấu máu thịt của mình. Đó chính
là tình yêu nước lớn lao vĩ đại. “Rừng xà nu” là một
truyện ngắn trữ tình; là bài ca chủ nghĩa anh hùng
cách mạng; là bài ca về chất sử thi hoành tráng.
II. Những phương pháp và biện pháp thích hợp để dạy học tác phẩm

“Rừng xà nu” từ góc độ loại


thể.
1. Đọc diễn cảm với “Rừng xà nu” - một biện pháp
thủ công đặc biệt
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ văn bản trong sách
giáo khoa tiến tới đọc diễn cảm. yêu cầu đọc đoạn đầu,
đoạn mô tả cây xà nu với chất giọng ngọt ngào sâu
lắng. Phần sau, đặc biệt là đoạn kể chuyện của cụ Mết
phải trầm hùng, hào sảng, ngân vang.
- Gợi ý các em đọc tư lệu tham khảo cần thiết. Chú
ý trong tác phẩm có một số đoạn hay viết về hình tượng
6


cây xà nu, có thể yêu cầu các em đọc nhiều lần, hoặc
đọc thuộc.
2. Vận dụng đan xen bốn phương pháp lớn trong giờ
dạy - học “Rừng xà nu”
- Phương pháp đọc sáng tạo.
Đối với học sinh, cái khó khăn lớn nhất là phải
làm sao mà vượt qua được những yếu tố hữu hình của
ngôn ngữ để nắm bắt được những yếu tố vô hình của tác
phẩm như một chỉnh thể. Vì vậy giáo viên phải vận dụng
phương pháp đọc sáng tạo. Đọc để nhận thức được nội
dung tác phẩm, phong cách tác giả thể hiện trong tác
phẩm. Tác phẩm được dạy trong hai tiết, vì vậy giáo
viên phải hướng dẫn học sinh đọc trước ở nhà. Giáo
viên phải làm rõ đâu là giọng kể, đâu là giọng tả, đâu
là giọng trần thuật, giọng đối thoại. Việc đọc phải
làm nổi lên được những cung bậc tình cảm của tác giả
làm cho lời văn đọc lên lúc âm vang, lúc thiết tha sâu

lắng. Đọc làm sao để sống dậy được những tâm tư, tình
cảm của nhân vật gửi đằng sau những câu chữ ngủ yên.
- Sử dụng phương pháp gợi mở và biện pháp nêu vấn
đề thông qua việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong bài
giảng để tạo bầu không khí văn chương. Coi học sinh là
bạn đọc sáng tạo, người giáo viên cần tôn trọng sự
tiếp nhận của cá nhân học sinh, đồng thời khơi gợi tổ
chức cho học sinh tự hoạt động để đến với tác phẩm một
cách dê dàng.
Trong khi giảng giáo viên cần sử dụng biện pháp
nêu vấn đề. Cơ chế của biện pháp này là: Giáo viên đặt
câu hỏi - học sinh tri giác - giáo viên tổ chức quy
7


trình giải quyết. Muốn tạo được tình huống có vấn đề
phải xây dựng được một hệ thống câu hỏi có vấn đề
(chứa đựng những mâu thuẫn, trong nhận thức đánh giá).
Khi sử dụng phương pháp này giáo viên cần hướng dẫn
học sinh giải quyết vấn đề một cách đầy đủ, chính xác
bằng hình thức câu hỏi gợi mở.
- Phương pháp giảng bình: Giảng bình đã trở thành
một bí quyết trong giảng văn, khiến giờ giảng văn trở
nên hứng thú mang màu sắc cảm xúc và văn học rõ rệt.
- Phương pháp nghiên cứu cần được vận dụng nhằm
giúp học sinh hình thành và rèn luyện năng lực hoạt
động tư duy sáng tạo. tuy nhiên do thời gian có hạn,
phương pháp này chỉ nên thực hiện dưới dạng những bài
tập ở nhà hoặc trong buổi ngoại khóa.
- Phải có sự đan xen của các phương pháp.

3. Xây dựng hệ thống câu hỏi
Chú ý câu hỏi hình dung tưởng tượng, giảm câu
hỏi phát hiện. Câu hỏi hướng vào ba hình tượng: rừng
xà nu, cụ Mết, tnú và dân làng Xô man, Tnú và hình
tượng đôi bàn tay đẫm chất sử thi. Ngoài ra, các câu
hỏi nên hướng vào các hình tượng nghệ thuật, các chi
tiết nghệ thuật độc đáo, đặc sắc của tác phẩm.
Câu hỏi 1:

Em hãy đặt cho tác phẩm một cái tên

khác và lý giải tại sao tác giả lại đặt tên là “Rừng
xà nu”?
Dự kiến trả lời:
Tên khác: “Làng Xô Man” hay “Cuộc đời Tnú” thì có
thể gây cảm giác cụ thể hơn nhưng sẽ mất đi sức khái
quát, sự gợi mở. Mặt khác những nhan đề ấy không nêu
8


được tinh thần của tác phẩm, không thể hiện được đây
là truyện ngắn trữ tình. Vì thế với cách đặt tên “Rừng
xà nu” nó không chỉ ghi nhận tâm hồn tình cảm của tác
giả mà hơn cả, nó còn hàm chứa toàn bộ vẻ đẹp của tác
phẩm, vẻ đẹp của một thế giới sinh động, ngân vang
nồng căng sự sống...
Câu hỏi 2: Cảm nhận của em về không khí chiến
tranh trong tác phẩm?
Dự kiến trả lời:
- Ngay từ đầu tác phẩm, Nguyễn Trung Thành đã mở

đầu bằng câu văn chắc nịch: “Làng ở trong tầm đại bác”
Câu văn báo trước một sự hủy diệt bạo tàn, khốc liệt.
- Cảnh rừng xà nu bị tàn phá trong phần đầu tác
phẩm (chi tiết cụ thể)
Câu hỏi 3: Qua việc miêu tả đó tác giả đã cho thấy
một hiện thực gì nơi đây? Em liên tưởng đến phẩm chất
gì của dân làng Xô Man?
Dự kiến trả lời:
Làng phải đối mặt với đồn giặc, phải chấp nhận sự
đối đầu, thử thách, hy sinh và trong đấu tranh sẽ bộc
lộ toàn bộ sức mạnh tiềm tàng: kiên cường, bất khuất,
sức sống mãnh liệt...
Câu hỏi 4:

Nếu như cây tre đối với người miền

Bắc không chỉ là người bạn thân thiết mà tre còn “giữ
làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”.
Có thể nói như thế với cây xà nu đối với dân làng Xô
Man?
Dự kiến trả lời:
9


- Cây xà nu gắn bó với con người và cuộc sống dân
làng
+ Xà nu có mặt trong đời sống hàng ngày
như tự ngàn đời nay của dân làng: “rừng xà nu ưỡn tấm
ngực lớn của mình ra che trở cho làng”; ngọn lửa xà nu
trong mỗi bếp, trong đống lửa nhà ưng tập hợp dân

làng, ngọn đuốc xà nu cháy sáng soi những đoạn rừng
đêm,

khói



nu

làm

tấm

bảng

cho

Tnú



Mai

học

chữ....
+

Xà nu tham dự vào những sự kiện quan


trọng của cuộc sống chống Mĩ: ngọn đuốc xà nu cháy
sáng

trong tay cụ Mết và tất cả dân làng vào rừng lấy

dáo mác đã giấu kỹ, chuẩn bị cho cuộc nổi dậy, và đêm
đêm làng Xô Man thức dưới ánh đuốc xà nu, mài vũ khí;
giặc đốt hai bàn tay của Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà
nu...; cũng ngọn lửa từ những đuốc xà nu soi sáng rực
cái đêm cả làng nổi dậy, soi rõ xác mười tên lính giặc
bị giết ngổn ngang quang đống lửa lớn giữa làng....
+ Xà nu chứng kiến sự giác ngộ, sự hy
sinh thầm lặng, lòng dũng cảm, ý chí quật khởi của dân
làng Xô Man: ánh lửa xà nu soi sáng lời dặn của anh
Quyết “người còn sống thì phải chuẩn bị vũ khí, sẽ có
ngày dùng tới ...”. Lửa xà nu thử thách ý chí cũng như
lòng dũng cảm của Tnú “không có gì đượm bằng nhựa xà
nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười
ngọn đuốc” lòng căm thù cháy giần giật như nhựa xà nu
bén nhạy để “bàn tay hận thù”, thành “bàn tay trả
thù”.
10


Câu hỏi 5: Việc chọn cây xà nu để miêu tả nhiều
lần và làm phông nền trong tác phẩm có tác dụng gì?
Dự kiến trả lời:
Hình tượng cây xà nu tạo nên vẻ đẹp hùng
tráng, chất sử thi lãng mạn cho câu chuyện về làng Xô
Man kiên cường, là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của

Nguyễn Trung Thành. Với hình tượng này, nhà văn đã thể
hiện không gian nghệ thuật rộng, phản ánh được bức
tranh hoành tráng của cuộc kháng chiến của nhân dân
Tây Nguyên. Làm nền cho câu chuyện mang vẻ đẹp trữ
tình, chất thơ nhưng cũng mang đậm chất anh hùng ca.
Câu hỏi 6: ấn tượng sâu sắc nhất về nhân vật cụ
Mết
Dự kiến trả lời:
- Là nhân vật tượng trưng cho lịch sử, cho truyền
thống của dân làng:
+

Ông

cụ

mang

một

vẻ

đẹp

cường

tráng,

trong tư thế kiêu dũng “ngực căng như một cây xà nu
lớn...”, mang vẻ đẹp như ta đã bắt gặp trong huyền

thoại Đam San.
+ Ông cụ còn mang một sức mạnh tinh thần
và vẻ đẹp về phẩm chất: là cầu nối giữa quá khứ với
hiện tại, và mở ra tương lai “Nhớ lấy, ghi lấy...”. Cụ
từng khẳng định “cán bộ là Đảng...”
Câu hỏi 7: Em biết được câu chuyện về cuộc nổi dậy
của dân làng Xô Man và số phận, cuộc đời Tnú qua ai?
Lời kể và không gian áy có tác dụng gì?
Dự kiến trả lời:
11


Xuất hiện qua lời kể của cụ Mết, qua sự hồi tưởng
của một già làng, trong sự chiêm ngưỡng của người
nghe. Câu chuyện được kể trong một đêm thiêng liêng,
ngoài nhà Ưng lấm tấm một trận mưa đêm, trong nhà một
đống lửa lớn được bốc lên, xung quanh dân làng nín
lặng lắng nghe, giọng cụ Mết trang nghiêm. Lời kể và
không gian ấy khiến cho câu chuyện về Tnú trở thành
truyện của lịch sử, của buôn làng, truyện của truyền
thống. Tnú đã trở thành niềm tự hào của dân làng.
Câu hỏi 8:

Qua câu chuyện đó em hãy hình dung lại

con đường giác ngộ cách mạng của Tnú?
Dự kiến trả lời:
- Hoàn cảnh xuất thân: Tnú có một tuổi thơ
nghèo khổ, là đứa con của làng Xô Man “cha mẹ nó mất
sớm, làng Xô Man này nuôi nó...”. Tnú đã tiếp nối

truyền thống của làng như một lẽ tự nhiên, và còn làm
rạng rỡ thêm truyền thống ấy.
+ Lúc dân làng bị giặc khủng bố, Tnú là
người hăng nhất đưa cơm cho cán bộ.
+ Tnú có quyết tâm cao khi học chữ; không
nhớ được mặt chữ Tnú lấy đá đập vào đầu cho nhớ chữ quyết tâm học chữ đã biểu hiện cho một quyết tâm hướng
tới lý tưởng.
+ Biểu hiện của phẩm chất gan dạ dũng cảm:
“Đi rừng Tnú xé rừng mà đi, bơi qua sông chọn chỗ nước
mạnh...” Bị giặc bắt, tra tấn dã man, chúng hỏi cộng
sản ở đâu?. Tnú đặt tay lên bụng mà nói “cộng sản ở
đây này”...
12


- Lớn lên: Tnú đi làm cách mạng, vượt lên bi
kịch cá nhân:
+ Vượt ngục trở về cùng dân làng chuẩn bị vũ
khí đánh giặc - nhưng cũng là lúc bi thương nhất khi
vợ anh - Mai bị giặc bắt tra tấn trước dân làng. Tnú
tận mắt chứng kiến, đôi mắt anh như hai cục lửa lớn,
anh nhảy xổ vào bọn lính, dang hai cánh tay chắc như
hai cánh lim ôm lấy mẹ con Mai.
+ Tnú không cứu được vợ con, bản thân anh bị
giặc bắt, đốt 10 đầu ngón tay bằng giẻ tẩm nhựa xà nu.
+ Anh ra đi lực lượng, “bàn tay hận thù” đã
thành “bàn tay trả thù”.
Câu hỏi 9: Tại sao Tnú có sức mạnh về thể chất,
có lòng dũng cảm, sự gan góc cùng tình thương yêu vô
hạn với vợ con mà không bảo về được vợ con và bản thân

anh thì bị bắt, bị đốt 10 đầu ngón tay? Hình ảnh về
bàn tay Tnú bị đốt cháy gợi cho em suy nghĩ gì?
Dự kiến trả lời:
Hình ảnh đó không chỉ tố cáo tội ác man rợ
của kể thù mà còn nêu lên một chân lý sâu sắc, đau
đớn: Khi Tnú chưa có vũ khí trong tay thì thứ nhựa
thấm đượm của núi rừng Tây Nguyên cũng thành ngọn lửa
hủy diệt bàn tay vun xới cho cây.
Câu hỏi 10:

Nhận xét về nghệ thuật xây dựng hình

tượng nhân vât Tnú?
Dự kiến trả lời:
- Ngôn ngữ trang trọng để xây dựng nhân vật
đẹp đến mức lý tưởng, đẹp nhất là chủ nghĩa anh hùng
cách mạng.
13


-

Dùng

những

hình

ảnh


ấn

tượng



biểu

tượng: Hình ảnh bàn tay gợi ra những chặng đường đời
của nhân vật vừa gợi ra những nét phẩm chất cụ thể; đó
là bàn tay nuôi dấu cán bộ, bàn tay cầm phấn viết chữ,
bàn tay lấy đá đập vào đầu cho nhớ chữ, bàn tay tình
nghĩa khi gặp lại Mai, bàn tay khắc cốt ghi xương mối
thù và trở thành bàn tay quả báo.
Câu hỏi 11: Khi gặp Dít Tnú chợt nhận ra “Mai!
Trước mặt anh là Mai đấy!” Em có suy nghĩ gì về hình
tượng Dít? Có phải hình tượng Dít là sự tiếp nối vẻ
đẹp của Mai không?
Dự kiến trả lời:
- Mai xưa kia chỉ biết yêu thương còn hình
tượng Dít, hình tượng thanh niên của thời đại cách
mạng không chỉ biết yêu thương mà còn biết căm giận,
biết vùng lên, biết chiến đấy, biết bảo vệ. Đây là
hình tượng cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh đã
trưởng thành mau chóng trong phong trào chống Mĩ để
trở thành người lãnh đạo tuyệt vời.
- Nét nổi bật ở nhân vật này là gan dạ, giặc
bắt uy hiếp tinh thần mà vẫn bình thản. Dít là biểu
tượng của cây xà nu mà không một tội ác nào diệt nổi.
ở hình tượng cô gái này nổi bật lên là sự rắn rỏi, tựa

như cây xà nu lớn lao lên bầu trời.
Câu hỏi 12:

ở bé Heng gợi cho em suy nghĩ gì về

trẻ em ở làng Xô Man trong tương lai?
Dự kiến trả lời:
- Heng nhỏ tuổi nhưng đã mang nét đẹp tiêu
biểu của người Xô Man. Heng cũng giống như Mai và Tnú
14


xưa kia, cậu bé ít nói nhưng nhanh nhẹn, lanh lợi đưa
đường thành thục, rắn rỏi.
- Heng gợi nhiều tin tưởng trong tương lai
đối với người đọc. Heng là bóng dáng của hình tượng
chàng trai Tnú ngày trước nhưng còn đi đựơc rất xa, xa
hơn nhiều trên con đường của Đảng, của Bác.
4. Tăng cường biện pháp hoạt động liên môn với
các phương tiện kĩ thuật của các ngành nghệ thuật.
Có thể cho học sinh xem một số tác phẩm hội họa về
hình tượng cây xà nu, về hình tượng đôi bàn tay Tnú.
Có thể cho học sinh xem một vài đoạn phim của đạo
diễn

điện

ảnh

của


Nguyễn

Văn

Thông

khi

thực

hiện

chuyển thể tác phẩm này.
Có thể cho học sinh nghe âm hưởng một bài ca hào
hùng về núi rừng tây Nguyên để tạo không khí giờ học.
Làm được các thao tác như đề xuất ở trên, chắc
chắn giờ học “Rừng xà nu” sẽ rất thú vị và hấp dẫn đối
với các em học sinh.

Phần III. Kết quả thử nghiệm.
1. Kết quả.
Trong khuôn khổ báo cáo sáng kiến kinh nghiêm này,
chúng tôi đề xuất những phương pháp và biện pháp thích
hợp để dạy học truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn
Trung Thành từ góc độ loại thể. Những suy nghĩ tìm tòi
15


của bản thân bắt nguồn từ một ý nguyện rất chính đáng

là làm sao bộ môn ngữ văn trong nhà trường ngày càng
phát huy mạnh mẽ hiệu lực giáo dục phong phú của nó,
góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục đích giáo dục
của nhà trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
Sau những cố gắng, nỗ lực kết hợp đồng bộ nhiều
biện pháp thực hiện, thực tế cho thấy tôi đã gặt hái
được nhiều kết quả khá khả quan. Nhiều em đã thực sự
có hứng khi học bộ môn này. Một số em trước đây chán
ghét môn văn nay có thể hoà hợp vào không khí chung
của lớp. Chính sự yêu thích, hứng thú học tập này là
động lực thúc đẩy các em có ý thức chuẩn bị bài vở,
sưu tầm tài liệu, hăng hái tham gia thảo luận trong
giờ học. Sự cố gắng ấy khiến cho kết quả học tập của
các em tiến bộ hơn nhiều so với năm học trước.
2. ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
1. Lý thuyết về phương pháp giảng dạy tác phẩm văn
học theo loại thể đã khẳng định: Mỗi tác phẩm văn học
đều tồn tại dưới hình thức một loại thể nhất định, đòi
hỏi một phương pháp, một cách thức giảng dạy phù hợp
với nó. Bởi vậy, qua báo cáo sáng kiến kinh nghiệm lần
này, chúng tôi muốn khẳng định thêm một lần nữa vấn đề
loại thể văn học trong thực tiễn giảng dạy ở trường
phổ thông đặt ra không những như một vấn đề tri thức
mà chủ yếu còn là vấn đề phương pháp. Chúng tôi đã
trình bày một cách đầy đủ nhất các công việc chính,
các thao tác, các biện pháp và phương pháp thích hợp
để có thể giúp giáo viên tiến hành dạy - học tốt tác
phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành từ góc độ
16



loại thể. Chúng tôi - những giáo viên trực tiếp giảng
dạy - thực sự mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào
sự nghiệp giáo dục, sự nggiệp trồng người của đất
nước, mà trước hết là làm sao chấm dứt được tình trạng
học sinh hiện nay chán học môn văn. Bằng phương pháp
dạy học văn mới mà chúng tôi đã thể hiện trong giờ dạy
đọc văn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành hi vọng
làm sống dạy tình yêu văn chương không chỉ đối với
những thày cô giáo dạy văn mà còn làm sống dạy tình
yêu văn chương của các em học sinh, để qua đó bồi
dưỡng tâm hồn các em, giúp các em sống sâu sắc hơn,
nhân bản hơn. Bởi một lẽ đơn giản dạy học văn chương
là dạy làm người, văn chương chính là phép màu nhiệm
thanh lọc tâm hồn mỗi con người.
2. Thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ
thông tin, của khoa học kỹ thuật. Trong bối cảnh ấy,
nhiều học sinh không mặn mà lắm với văn chương nghệ
thuật cũng là điều dễ hiểu. Trách nhiệm nặng nề của
người giáo viên dạy văn hiện nay là đem hết tâm huyết
của mình, đánh thức, khơi gợi niềm say mê, hứng thú
của học sinh, hướng học sinh đến chân trời. Chân thiện - mỹ để góp phần vào chiến lược đào tạo con
người - những chủ nhân của đất nước ngày mai.

17


Phần IV. Bài học kinh nghiệm.
- Để trở thành một giáo viên dạy giỏi tạo được một
tiết học có hiệu quả cao thì bản thân người giáo viên

phải khiêm tốn học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm giảng
dạy của bản thân và đồng nghiệp để từng bước nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Tổ chức những tiết dạy mẫu theo những sáng kiến
kinh nghiệm của bản thân và kiểm nghiệm kết quả phù
hợp với thực tế của học sinh và nhà trường thì các giờ
dạy theo phương pháp đổi mới mới có hiêụ quả.
Xác nhận của nhà trường
15 tháng 03 năm 2012
Người viết

Lê Thị Thao

18

Ngày


TƯ LIỆU THAM KHẢO
CHÍNH
1.

Nguyễn

Thị

Thanh

Hương


(2001),

“Dạy

học

văn



trường phổ thông”- NXBĐHQGHN.
2. Phan Trọng Luận (1999), “Phương Pháp dạy học văn” NXBĐHQG.
3. Nguyễn Viết Chữ (2001) “Phương pháp dạy học tác
phẩm văn chương theo loại thể - NXBĐHQQG - 4. Nhị Ca “Bàn tay Tnỳ và cõy xà nu” - Văn Nghệ quân đội.
5. Nhiều tỏc giả (2005) “Nâng cao kỹ năng làm văn nghị
luận” - NXBGD - .
6. Huỳnh Tấn Kim Khỏnh (2001) “Bài giảng văn học THPT”
- NXB trẻ - .
7. Ngữ văn 12 - t2 - NXBGD - 2008.
8. Ngữ văn 12 - t2 - SGV- NXBGD- 2008.
19


MỤC LỤC
Phần
1
Phần
3

I:


Đặt
II

vấn
-

đềNội



do

dung

A - Mục đích nghiên cứu của đề tài
3
B - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
C - Phương pháp nghiên cứu
3
20

chọn
nghiờn

đề

tài
cứu



I - Cơ sở lý luận của đề tài
3
II - Những phương pháp và biện pháp thích hợp để dạyhọc tác phẩm
“Rừng xà nu” từ góc độ loại thể.
Phần III - Kết quả thử nghiệm
12
Phần
14

IV

-

Bài

học

Tài liệu tham khảo
15

21

kinh

nghiệm




×