Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Dự án nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho người dân và khách tham quan công viên Thống Nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 21 trang )

DỰ ÁN NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO
NGƯỜI DÂN VÀ KHÁCH THAM QUAN CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT

A. MÔ TẢ DỰ ÁN
1. Tiền đề xây dựng dự án
Tính cấp thiết của dự án
Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có vị trí địa
lý - chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các địa phương khác trong cả
nước. Trải qua các thời kì biến đổi của lịch sử và các lần điều chỉnh địa giới, năm
2

2008 Hà Nội có diện tích 3.348,5 km ; dân số là 6,45 triệu người, mật độ trung
2

bình là 1.926 người/km .
Trong vùng trung tâm, Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan hành chính cao
nhất của Nhà nước, là trung tâm hàng đầu về khoa học - công nghệ, đào tạo, y
tế, văn hóa. Trên địa bàn TP Hà Nội hiện có hơn 100 công viên, vườn hoa, hàng chục
hồ nước sinh thái phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của khoảng bảy triệu người. Hệ
thống công trình phúc lợi công cộng này được kỳ vọng là những địa điểm sạch đẹp,
văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, tại nhiều công viên, vườn hoa lại lộn xộn, nhếch nhác,
mất an ninh, trật tự, khiến khách du lịch và người dân không khỏi phiền lòng, lo lắng.
Theo 1 cuộc khảo sát điều tra của phóng viên báo Nhân Dân trong những ngày
cuối tháng 4 năm 2013 tại các vườn hoa và công viên tại Hà Nội cho thấy thực trạng
các công viên, vườn hoa tại thủ đô thực sự đáng buồn. 11 giờ 30 phút, ngày 24-4 tại
vườn hoa trước cổng Trường đại học Công Ðoàn, trên đường Tây Sơn (quận Ðống
Ða), chúng tôi thấy có 15 quán bán đủ loại: nước giải khát, bún, bỏng gạo, giày dép,
thịt bò khô, chim cảnh; ở một góc vườn hoa, người dân dựng lán lấn chiếm, đồ đạc cũ
vứt chỏng chơ; sáu, bảy người lái xe ôm liên tục mời chào, chèo kéo khách; một
người đàn ông thản nhiên đứng tiểu tiện ở gốc cây. Chúng tôi đi sang Công viên gò
Ðống Ða, cũng nằm trên đường Tây Sơn gần đó, vì là buổi trưa, cho nên quầy vui


chơi im ắng, mấy chiếc tàu lượn, đu quay được trùm kín bởi tấm vải bạt nhàu nhĩ; bãi
trông xe ở công viên này thì tấp nập xe cộ, lấn chiếm, cản trở lối đi.
Trước đó, nhiều lần dạo quanh các tuyến đường ở khu vực hồ Tây, như Thanh
Niên, Thụy Khuê, Quảng Bá, Lạc Long Quân... chúng tôi dễ dàng bắt gặp những hiện
tượng "chướng tai, gai mắt". Khoảng 15 giờ 30 phút ngày 22-4, đi dọc đường Thanh


Niên, ven hồ Tây, lúc này trời mới hơi nhạt nắng, nhưng chúng tôi đã thấy hàng chục
quán nước, hàng rong bắt đầu rục rịch hoạt động. Chủ các quán đem ghế nhựa bày la
liệt để chiếm chỗ trên các lối đi và luôn miệng mời chào người qua lại. Gần đó, khu
vực vườn hoa Lý Tự Trọng nằm ở góc đường Thanh Niên - Thụy Khuê, một số người
nằm ngồi vạ vật tại bậc thềm đá, thảm cỏ, áo quần phơi bừa bãi. Phía bên kia đường
Thụy Khuê, nơi vườn hoa Mai Xuân Thưởng, rải rác năm, sáu người đàn ông vẫn
nằm ngủ say sưa trên ghế đá và trên yên xe máy.
Một buổi trưa, đến cổng Công viên Thống Nhất, ở phía đường Trần Nhân
Tông, đập ngay vào mắt chúng tôi là bãi đỗ xe tràn lan, một nhà hàng ăn uống, khách
ra vào tấp nập. Ở phía cổng công viên trên đường Nguyễn Ðình Chiểu cũng là nơi
trông giữ xe lộn xộn. Tại khuôn viên nơi đây, chúng tôi không thấy các dịch vụ vui
chơi, giải trí lành mạnh, cần thiết của một công viên lớn vào bậc nhất ở Hà Nội. Lác
đác vài chiếc tàu lượn, đu quay, cầu trượt cũ kỹ, hoen gỉ nằm im lìm. Hơn chục quầy
bán giải khát, bia hơi hoạt động ầm ĩ, bên cạnh những nhà vệ sinh bốc mùi hôi hám.
Buổi chiều cùng ngày, trở lại công viên này, quan sát ở đoạn cổng nằm trên đường Lê
Duẩn, chúng tôi thấy nhiều người tụ tập bán chim, cây cảnh, cá cảnh. Bước chân vào
bên trong công viên, chứng kiến cảnh tượng nhốn nháo với hàng trăm người già, trẻ
nhỏ, trai gái đi bộ chen chúc, chật chội, ồn ào. Nhiều người đi tập thể dục với bộ dạng
nhếch nhác, thậm chí cởi trần, mồ hôi nhễ nhại.
Như vậy, có thể thấy rằng các công viên, vườn hoa tại thủ đô
đang gặp phải một số vấn đề trong vận hành, quản lý. Đó là việc đất
công viên được "xẻ" để dùng cho việc xây dựng các nhà hàng, bãi
đỗ xe, các dịch vụ vui chơi hay thậm chí là cả siêu thị. Phần nhiều

những hạng mục lấn chiếm đất công này không có giấy phép xây
dựng và sử dụng sai mục đích ban đầu. Cùng với đó là vấn đề vệ
sinh môi trường và cảnh quan công viên nhếch nhác bẩn thỉu do rác
thải bị người dân và khách tham quan xả ra công viên mặc dù
thùng rác vẫn được bố trí đầy đủ.
Từ thực trạng trên đòi hỏi cần phải có một hoạt động kiến
nghị, phản ánh đến cơ quan chức năng về việc lấn chiếm đất công
viên và một chương trình giáo dục về bảo vệ cảnh quan công viên
và môi trường phù hợp, thu hút được sự quan tâm và tham gia của
cộng đồng từ đó thay đổi nhận thức và quan điểm của cộng đồng


cũng như có những cam kết hành động bảo vệ và giữ gìn cảnh quan
công viên xanh, sạch, đẹp.
Bối cảnh thực hiện dự án:
Việt Nam xếp trong nhóm các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề
nhất từ hậu quả của biển đổi khí hậu vì có đường bờ biển dài, địa
hình phức tạp và khí hậu nằm ở vùng nhiệt đới. Theo một nghiên
cứu năm 2012 của Ngân hàng thế giới (World Bank – WB), gần 16%
diện tích, 35% dân số và 35% GDP của Việt Nam có thể bị thiệt hại
nghiêm trọng nếu mực nước biển dâng lên 5 m.
Thực tế, những năm gần đây, biến đổi khí hậu càng hiện hữu
khi mà tần suất và cường độ thiên tai ngày càng gia tăng, gây ra
nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế,
văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trường. Theo báo cáo năm
2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong chu kỳ 10 năm từ
2001-2010, các loại thiên tai như: bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng
ngập, hạn hán, xâm nhập mặn và các thiên tai khác đã làm thiệt hại
đáng kể về người và tài sản, đã làm chết và mất tích hơn 9.500
người, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5%

GDP/năm.
Vấn đề môi trường và bảo vệ cảnh quan đang trở thành đề tài
nóng hổi tại Việt Nam, tuy nhiên ý thức của người dân nhìn chung
vẫn chưa cao, phần lớn đều chưa có thói quen bảo vệ môi trường,
đặc biệt là môi trường nơi công cộng như vườn hoa, công viên. Các
câu lạc bộ môi trường hay các web tuyên truyền lối sống xanh dù
đã có nhiều hoạt động thiết thực và bổ ích, ví dụ như sáng
28/9/2014, tất cả các quận, huyện, Thị đoàn trên địa bàn thành phố
Hà Nội đồng loạt tổ chức các đội tình nguyện bóc xóa quảng cáo rao
vặt trái phép, vệ sinh môi trường.
Đối với cấp Thành phố tại 10 điểm mẫu: con đường Gốm sứ,
Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, Bảo tàng Dân
tộc học Việt Nam, Vườn hoa Lê Nin, Hồ Thiền Quang, Hồ Hoàn Kiếm,
Vườn hoa Lý Tự Trọng, Vườn Thú Hà Nội, Công viên Nghĩa Đô đội
thanh niên tình nguyện “Hà Nội xanh” đã phối hợp với đoàn viên
thanh niên các quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Cầu


Giấy và lực lượng chức năng của đơn vị thu gom được trên 1 tấn rác
thải, bóc, xóa biển quảng cáo, rao vặt trái phép đồng thời tham gia
quét vội gốc cây, vệ sinh ven hồ; đồng thời, các đội tình nguyện
tham gia tuyên truyền tới người dân trong việc bảo quản các di tích,
danh lam, thắng cảnh, giữ gìn vệ sinh môi trường nơi công cộng.
Trong ngày ra quân có khoảng 3.500 tình nguyện viên, đoàn
viên thanh niên trên địa bàn thành phố đã tháo dỡ, bóc xóa trên
15000 biển quảng cáo, rao vặt trái phép đồng thời sơn mới các vị trí
vừa bóc xóa, thu gom hàng chục tấn rác thải góp phần nâng cao ý
thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân bắt đầu từ việc sạch
nhà, sạch ngõ, sạch khu phố. Tiêu biểu như: huyện đoàn Thanh Trì
đã huy động 320 đoàn viên tham gia bóc xóa, tháo dỡ biển quản

cáo trái phép, phá dỡ, thu gom 45m3 bê tông, xỉ đất, quét vôi 420
gốc cây trên các tuyến đường chính của huyện; quận đoàn Ba Đình
chỉ đạo 100 đoàn viên thanh niên làm sạch con đường gốm sứ, vớt
rác hồ Ngọc Khánh, bóc xóa quảng cáo, rao vặt trái phép, quét vôi
gần 200 gốc cây.
Dự án nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho người
dân và khách tham quan công viên Thống Nhất hướng tới các hoạt
động thay đổi ý thức và nâng cao hiểu biết về môi trường, tầm quan
trọng của công viên Thống Nhất-“lá phổi xanh” của thành phố. Sau
đó dự án nếu được ủng hộ có thể mở rộng ra các công viên khác
như công viên Cầu Giấy, công viên Dịch Vọng, công viên Thủ Lệ,…
Cơ sở thực hiện dự án:
Lý do chọn công viên Thống Nhất làm nơi thí điểm cho dự án:
Công viên Thống Nhất rộng khoảng 50 ha (27,8 ha mặt đất và 21 ha
mặt nước của hồ Bảy Mẫu) là một trong những công viên lớn nhất
của thủ đô và nằm ở ngay trung tâm thành phố. Công viên tiếp giáp
với 4 mặt phố Trần Nhân Tông, Nguyễn Đình Chiểu, Lê Duẩn và Đại
Cồ Việt và có có hai cửa lớn nằm ở phố Trần Nhân Tông và đường Lê
Duẩn. Do nằm ở vị trí thuận lợi và là địa điểm vui chơi được nhiều
người yêu thích vì thế việc tạo ra một ngày hội giáo dục về môi
trường và bảo vệ cảnh quan công viên có thể thu hút được sự chú ý
và tạo sức lan toả mạnh mẽ đến cộng đồng.


Giải pháp đưa ra: Với mong muốn cùng cộng đồng chung tay
bảo vệ cảnh quan và môi trường công viên Thống Nhất, chúng tôi
đưa ra giải pháp hoạt động truyền thông và chương trình môi
trường mang tên: Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường
cho người dân và khách tham quan công viên Thống Nhất.


2. Đối tượng dự án
Dự án hướng đến người dân và khách tham quan công viên
Thống Nhất. Vì vậy khi dự án được thực hiện thì đối tượng hưởng lợi
chính là:
-

Dân cư quận Hai Bà Trưng và các khu vực lân cận: trẻ em,

-

người cao tuổi thanh niên, người tập thể dục, dạo mát
Khách tham quan: khách vãng lai, người nước ngoài
Bộ mặt cảnh quan công viên được chỉnh trang, cải tạo theo
hướng tích cực

3. Mục đích của dự án
- Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ
môi trường và cảnh quan công viên Thống Nhất.
- Kiến nghị lên các cơ quan quản lý quy hoạch và xem xét
vị trí hợp lý cho các hộ kinh doanh, quán nước.
- Thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường.


- Nhận được sự ủng hộ của người dân và các cấp chính
quyền, ban quản lý công viên Thống Nhất, mở rộng ra là sự
ủng hộ của người dân thành phố Hà Nội.
- Mở rộng quy mô dự án hướng đến các công viên khác trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
4. Các mục tiêu cụ thể
- Tổ chức ban kiến nghị lên các cấp quản lý: ban quản lý

công viên Thống Nhất, UBND phường Lê Đại Hành, quận Hai
Bà Trưng
- Tổ chức ngày hội tuyên truyền Công viên xanh hướng
đến người dân và khách tham quan
Dự án mong muốn những người tham gia có thêm ý thức,
một hành động dù lớn, dù nhỏ vẫn có ý nghĩa bảo vệ môi
trường.
Cách thức thực hiện:
- Ban kiến nghị gồm các tình nguyện viên tâm huyết, các
nhà khoa học, cán bộ hưu trí tổ dân phố có tiếng nói, hiểu
và yêu mến công viên Thống Nhất để cùng phản ánh hiện
trạng hiện nay của công viên: khu vực cổng bị lấn chiếm
làm quán trà đá, nước mía (lấn chiếm lối đi của người đi bộ,
khói thuốc gây ô nhiễm,rác thải bẩn do bã mía vứt ra gây
ruồi nhặng, mùi khó chịu), có họp chợ tự phát vào buổi sáng
(bán các loại thịt, cá, rau gây mất mĩ quan, ô nhiễm môi
trường và mùi khó chịu vào buổi sáng)… sau khi phản ánh
sẽ có bản kiến nghị quy hoạch hợp lý các điểm kinh doanh
để đỡ gây phản cảm và đảm bảo vệ sinh môi trường. Đây là
hoạt động kéo dài và cần sự ủng hộ của nhiều người.


- Tổ chức một ngày hội tuyên truyền vào ngày Chủ nhật khi
mà lượng người dân và khách tham quan tăng cao. Ngày
hội sẽ diễn ra trong một ngày và có nhiều hoạt động nhỏ
như sau:
+ Đạp xe diễu hành 2 vòng quanh công viên Thống Nhất
qua 4 phố Trần Nhân Tông, Nguyễn Đình Chiểu, Lê Duẩn và
Đại Cồ Việt. Dự kiến đội đạp xe gồm 20-30 người. Mục tiêu:
thu hút sự chú ý và tham gia của người dân xung quanh.

+ Tuyên truyền về việc không sử dụng túi nilong, vứt rác
đúng nơi quy định, không câu cá trong hồ Bảy Mẫu gây ảnh
hưởng đến các động vật thuỷ sinh và hệ sinh thái lòng hồ.
Mục tiêu là nâng cao nhận thức cho người dân và khách
tham quan về bảo vệ môi trường và cảnh quan.
+ Thi vẽ tranh cho trẻ em dưới 12 tuổi về chủ đề: Em và
cây xanh. Bài thi đánh giá cao sẽ nhận được một phần quà
lưu niệm của BTC. Mục tiêu là nhận được khoảng 30 bài dự
thi.


+ Thực hiện cam kết bảo vệ môi trường bằng cách kí tên
của người tham gia vào một bức tranh lớn vẽ về môi trường
và Trái đất được trưng bày trong ngày hội. Mục tiêu có
khoảng 300 chữ kí cam kết bảo vệ môi trường.
+ Trưng bày các sản phẩm tái chế từ các vật dụng cũ hỏng,
giấy báo, ống hút, vỏ chai nhựa…. Mục tiêu khoảng 20 vật
trưng bày ví dụ như đồng hồ làm từ bìa, đèn điện tái chế từ
ống hút, chuông gió bằng giấy…
+ Chiến dịch làm sạch công viên và trợ giúp vớt rác trên
lòng hồ cùng với công nhân và lao công làm việc trong công
viên Thống Nhất. Mục tiêu là tuyên truyền và giúp người
dân hiểu được sự vất vả, khó nhọc của các cô chú lao công.
+ Xen giữa trong khoảng thời gian các hoạt động diễn ra là
các bài nhảy flashmob của các tình nguyện viên và bạn trẻ
yêu môi trường. Các bạn TNV sẽ cùng mặc áo đồng phục
màu xanh có thể hiện hình ảnh về cây xanh, Trái đất và môi
trường. Dự kiến tất cả TNV sẽ tham gia và có thể hướng dẫn
cho các bạn trẻ muốn tham gia. Mục tiêu là khuấy động
chương trình, tạo sự hào hứng cho mọi người.



5. Địa điểm tiến hành dự án
Công viên Thống Nhất, ban quản lý và UBND phường Lê Đại Hành và
các cấp có liên quan.
Thuận lợi:
- Công viên Thống Nhất nằm ở trung tâm thành phố, là điểm
vui chơi nổi tiếng của người dân nên có thể thu hút được sự tham gia
của nhiều người.
- Công viên có nhiều khoảng rộng để tổ chức sự kiện lớn
Khó khăn:
- Kiến nghị, phản ánh là hoạt động khó khăn nhất, cần sự tham
gia của nhiều người có tiếng nói, tốn kém thời gian và vật chất, cần
người có trách nhiệm cao, áp lực.
- Nhân lực của dự án còn ít.
- Cán bộ dự án còn thiếu kinh nghiệm trong công tác điều hành,
quản lý dự án
6. Thời gian thực hiện dự án


Thời gian thực hiện trong vòng 3 tháng, trong đó bước thực hiện dự
án diễn ra trong 1 tháng (từ 1/1/2015 đến 1/2/2015)
Thời gian trọng điểm từ 6/12/2014 đến 1/2/2015.
Biểu đồ Gantt của dự án được mô tả như sau:

7. Hoạt động của dự án
Gồm 2 hoạt động lớn trong đó có 1 hoạt động kéo dài trong suốt dự
án và 1 hoạt động chính diễn ra trong 1 ngày chủ nhật.
Cụ thể chương trình hoạt động:
7.1. Hoạt động kiến nghị

Tổ chức ban kiến nghị gồm các nhà khoa học và chuyên gia môi
trường, kiến trúc, đô thị; các ban cán bộ hưu trí, tổ trưởng khu phố,
đoàn thanh niên, hội phụ nữ, mặt trận tổ quốc, các bạn trẻ TNV nhiệt
huyết, có quyết tâm thay đổi bộ mặt và cảnh quan công viên Thống
Nhất. Điều quan trọng là đề xuất quy hoạch được khu vực hợp lý cho


các quán nước, gửi xe; dẹp bỏ họp chợ tràn lan trước cổng công viên
vào buổi sáng.
Giai đoạn 1: Trình bản dự án và kêu gọi ủng hộ từ các bên liên quan
- Thời gian: 2/1/2015 – 8/1/2015
- Đối tượng: Liên lạc với các bên liên quan ở trên
- Địa điểm: Các tổ chức trên địa bàn
- Hoạt động: Đề xuất dự án, thu thập thông tin, tập hợp ý kiến
Giai đoạn 2: Kiến nghị, phản ánh
- Thời gian: 10/1/2015 - 24/1/2015
- Đối tượng: Cấp chính quyền địa phương
- Địa điểm: Phòng tiếp dân UBND phường Lê Đại Hành
- Hoạt động: Kiến nghị, phản ánh hiện trạng công viên, đề xuất
giải pháp
7.2. Ngày hội Công viên xanh
Tổ chức Ngày hội tuyên truyền và nâng cao ý thức cho người dân
vào Chủ Nhật 25/1/2015. Đây là hoạt động chính của dự án, dù chỉ
diễn ra 1 ngày nhưng sẽ có rất nhiều hoạt động diễn ra nên đòi hỏi
phải có sự chuẩn bị kĩ càng.
Giai đoạn 1: Tập trung cơ sở vật chất
- Thời gian: Kéo dài từ tháng 12/2014 đến khi Ngày hội diễn ra
- Địa điểm: Văn phòng và công viên Thống Nhất
- Công việc cụ thể:
+ Hoàn thành kế hoạch tổ chức, thống nhất các bên liên

quan
+ Tìm nguồn tài trợ từ các công ty, tổ chức có quan tâm
đến môi trường
+ Lên ngân sách, dự trù chi phí


+ Tuyển tình nguyện viên thông qua các kênh thông tin
như fanpage, các website TNV, qua điện thoại. Sau đó rút
gọn danh sách TNV
+ Liên lạc với ban quản lý công viên để tổ chức ngày hội
+ Liên lạc với các CLB handmade đồ tái chế để trưng bày
các sản phẩm tái chế tại ngày hội.
+ Các công việc về tổ chức sự kiện: âm thanh, ánh sáng,
băng rôn, khẩu hiệu, tài liệu tuyên truyền, các dụng cụ
khác…
Giai đoạn 2: Tổ chức ngày hội
- Thời gian: 25/1/2015
- Công việc cụ thể: tổ chức các hoạt động chính
+ Đạp xe tuyên truyền, cổ động là xe đạp của các TNV có
gắn phướn cổ động của ngày hội. Lúc tuyển TNV có yêu
cầu phải có xe đạp
+ Cuộc thi vẽ tranh cho trẻ em dưới 12 tuổi về chủ đề:
em và cây xanh. Trao giải cho 5 em có 5 tác phẩm xuất
sắc nhất, thể hiện được tinh thần của cuộc thi và mang ý
nghĩ tuyên truyền về bảo vệ cây xanh, môi trường
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bảo
vệ môi trường bằng các tài liệu, các đoạn phim ngắn, các
câu chuyện thực tế. Mời các diễn giả là các nhà khoa học,
nhà tư vấn, người nổi tiếng cùng tham gia các hoạt động
tuyên truyền để thu hút thêm sự quan tâm của người dân.

+ Trưng bày sản phẩm tái chế từ các CLB handmade. Ví
dụ chậu trồng cây từ chai nhựa cũ, vừa tăng thêm không
gian xanh, vừa tận dụng chai nhựa cũ bỏ đi để làm vật
dụng trang trí, thân thiện với môi trường.


+ Chiến dịch dọn dẹp công viên và vớt rác trên mặt hồ
Bảy Mẫu, phụ giúp các công nhân vệ sinh đang làm việc
+ Kí tên cam kết bảo vệ môi trường trên 1 bức tranh lớn,
yêu cầu mọi người có ý thức hơn về bảo vệ môi trường nói
chung và bảo vệ cảnh quan công viên Thống Nhất nói
riêng
+ Nhảy flashmob cổ động cho ngày hội. Hoạt động diễn
ra sau khi đạp xe cổ động

7.3. Đánh giá dự án
- Thời gian: 2/2015
- Mục đích: Nghiên cứu các vấn đề phát sinh trong quá trình diễn ra
dự án, tổng hợp kết quả đã đạt được, rút kinh nghiệm cho các dự án
tiếp theo.
Nếu dự án thành công tại nơi thí điểm là công viên Thống Nhất thì có
thể mở rộng quy mô đến các công viên lớn khác tại thành phố.
Viết báo cáo dự án và thông cáo báo chí.
- Địa điểm: Hội trường ban quản lý công viên Thống Nhất và văn
phòng


8. Ý nghĩa của dự án
Tính khả thi: Dự án có nêu ra được hiện trạng hiện nay của công viên
Thống Nhất và đề xuất biện pháp giải quyết. Các hiện trang này đã

tồn tại từ lâu nên sẽ nhận được sự ủng hộ của mọi người.
Tính lâu dài: Các hoạt động của dự án được chuẩn bị kĩ càng trong
thời gian 3 tháng, trong ngày hội chính sẽ có nhiều hoạt động gây ấn
tượng lâu dài.
Tính hiệu quả: Dự án hướng tới sự thay đổi về cảnh quan công viên,
tạo ra sân chơi xanh sạch và lành mạnh cho người dân và khách
tham quan, chấm dứt tình trạng lộn xộn, nhếch nhác và mất vệ sinh.
Khả năng nhân rộng: Sau thi thực hiện thí điểm tại công viên Thống
Nhất, dự án hoàn toàn có thể áp dụng tại một số công viên khác như
công viên Cầu Giấy, công viên Tuổi Trẻ…
9. Rủi ro dự án
- Hoạt động kiến nghị, phản ánh có thể không hiệu quả
Giải pháp: Có thể việc kiến nghị, phản ánh sẽ không được giải quyết
tuy nhiên điểm cốt yếu của dự án là tuyên truyền nâng cao nhận
thức của người dân nên nếu không có nhu cầu sử dụng các dịch vụ
thì các quán nước, họp chợ sẽ không thể tồn tại được.
- Ban quản lý công viên có thể không cho phép tổ chức ngày hội
Giải pháp: có thể thuê đất của công viên, trình bản kế hoạch và mục
đích của chương trình để thuyết phục ban quản lý

10. Tính bền vững của dự án
- Sự tham gia của người dân: Vấn đề tại công viên Thống Nhất đều
được các phương tiện truyền thông, báo đài đưa tin cũng như người
dân đều đã nắm rõ nên kêu gọi để thay đổi sẽ có tính khả thi cao.
- Sự tham gia của các TNV: Trên địa bàn thành phố có rất nhiều các
tổ chức tình nguyện vì môi trường nên dự án chắc chắn sẽ tìm được


nhân sự phù hợp. TNV là hạt nhân của dự án, đóng vai trò quan trọng
trong vận hành và xử lý các vấn đề phát sinh.

- Sự đồng ý của cơ quan chính quyền: dự án đưa ra đề xuất thay đổi
và quy hoạch hợp lý hơn cho khu vực công viên Thống Nhất nên cần
sự cho phép của cơ quan chính quyền
11. Kết quả dự kiến đạt được
- Các hàng quán, quán nước cần được quy hoạch hoặc dọn ra địa
điểm hợp lý hơn, có thể là trong khu vực được phép kinh doanh chứ
không ngoài lấn ra ngoài cổng công viên và vỉa hè. Các hộ kinh
doanh phải cam kết vệ sinh sạch sẽ địa điểm hoạt động của mình,
không được xả rác bừa bãi.
- Chợ cóc buổi sáng trước cổng công viên phải được dẹp bỏ ngay để
trả lại môi trường trong lành và yên tĩnh của công viên.
- Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, sống xanh và tiết
kiệm năng lượng được đưa ra thảo luận và đồng tình, hưởng ứng của
người dân. Nếu mọi người cùng chung tay giữ gìn tài sản công cộng
cũng như cảnh quan thì công viên Thống Nhất sẽ là điểm đến lý
tưởng hơn. Các hoạt động đánh bắt cá dưới lòng hồ cần có biện pháp
ngăn chặn và xử lý các cá nhân do đã vi phạm nội quy của công viên
- Các bức tranh do các em thiếu nhi vẽ sẽ mang lại thông điệp ý
nghĩa về môi trường và cuộc sống. Từ đó các em sẽ được giáo dục về
nhân cách, yêu thiên nhiên, phát triển tính sáng tạo và ham học hỏi.

B. BẢNG TỔNG HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
Tất cả hoạt động của dự án được tổng hợp thành một bảng như sau:


STT Tên hoạt Thời
động
gian

Địa

điểm

1

Văn
phòng

2

Phân
11/2014
tích
dự đến
án
5/12/20
14
Chuẩn bị 6/12/20
cơ sở vật 14 đến
chất
24/1/20
14

Mô tả hoạt động

Kết quả
mong
muốn
Phân tích các khía Dự
án
cạnh liên quan của hoàn

dự án
chỉnh

Văn
phòng,
công
viên

Tìm nhà tài trợ,
tuyển tình nguyện
viên, chuẩn bị cơ sở
vật chất, tập huấn kĩ
năng
1/1/201 UBND
Ban kiến nghị, phản
5
đến phường ánh hiện trạng lấn
24/1/20 Lê Đại chiếm đất của công
15
Hành
viên Thống Nhất
và các
cơ quan
có liên
quan
25/1/20 Công
Ngày hội công viên
15
viên
xanh gồm các hoạt

Thống
động: đạp xe, vẽ
Nhất
tranh, tuyên tuyền,
triển
lãm,
nhảy
flashmob, cam kết
bảo vệ môi trường…

3

Hoạt
động
kiến
nghị,
phản
ánh

4

Hoạt
động
công
viên
xanh

5

Đánh giá 2/2015

dự án

Văn
phòng

6

Nghiên
2/2015
cứu mở
rộng

Văn
phòng


thể
vận hành
dự án
Giải
quyết
được hiện
trạng

Nâng cao
nhận
thức

nhận
được

phản hồi
tích cực
từ cộng
đồng
Đánh giá dự án, kết Dự
án
quả đạt được, bài thành
học kinh nghiệm
công
Nghiên cứu mở rộng Mở rộng
quy mô dự án
dự án

C. NGÂN SÁCH CỦA DỰ ÁN
Bảng dự trù kinh phí chi tiết
Đơn vị tính: Việt Nam đồng = VNĐ


STT

Đề mục chi phí

Số
lượn
g
I. Giai đoạn chuẩn bị dự án

Đơn vị Đơn giá
tính


Kinh phí

Ghi chú

100.000

Tài liệu về dự
án

4.000.00
0

Gồm chi phí
đi lại, viết đề
xuất…

A. Hoạt động kiến nghị, phản ánh
1

Tài liệu chuẩn bị 10
Tờ A4 400
(khoảng
50
trang)
2
Hỗ trợ cho ban 1
Ban
4.000.0
kiến nghị, phản
00

ánh
B. Hoạt động ngày hội Công viên xanh
3

2

Người

100.000 200.000

4

Người

100.000 400.000

60

Tờ A4

400

120.000

2

Bình

25.000


50.000

60

Áo

80.000

4.800.00
0

8

Đồng phục của 15
BTC

Áo

80.000

1.200.00
0

9

In phướn xe đạp 30

Cái

50.000


1.500.00
0

10

Thuê âm thanh, 1
ánh sáng

Ngày

3.500.0
00

3.500.00
0

11

Thuê máy chiếu 1

Cái

450.000 450.000

4

5
6
7


Hỗ trợ cho ban
tuyển
TNV
(xăng xe, nước
uống,
điện
thoại)
Hỗ trợ cho ban
tìm nhà tài trợ
(tài liệu, xăng
xe, điện thoại)
Tài liệu tập huấn
cho TNV (10
trang)
Nước
uống
trong quá trình
tập huấn
Đồng phục cho
các bạn TNV

Tập huấn cho
ngày hội công
viên xanh
Tập huấn cho
ngày hội công
viên xanh
Đặt hàng từ
công ty in

đồng phục
Đặt hàng từ
công ty in
đồng phục
Dùng
cho
hoạt
động
đạp xe cổ
động
Thuê công ty
tổ chức sự
kiện
Thuê công ty
tổ chức sự
kiện


12

Thuê màn chiếu 1
120’’

Cái

150.000 150.000

13

Dựng sân khấu 1

ngoài
trời
2
(100m )
Phần
thưởng 5
cho các em nhỏ
tham gia vẽ
tranh
Ăn trưa cho TNV 90
và BTC

m2

120.000 12.000.0
00

Bộ

60.000

300.000

Suất

30.000

2.700.00
0


In bạt để kí cam 1
kết (5m2)
Bút dạ
10

m2

50.000

250.000

Cái

15.000

150.000

14

15

16
17

Tổng cộng

Thuê công ty
tổ chức sự
kiện
Thuê công ty

tổ chức sự
kiện
Phần thưởng
gồm 1 cuốn
sách+ bánh
kẹo
Gồm 1 suất
cơm
và 1
chai
nước
Lavie
Dùng để kí
cam kết
Dùng để kí
cam kết

31.870.
000

II. Giai đoạn thực hiện dự án
16

17
18

Chi phí khác: 1
Dụng cụ, đồ
dùng,
phát

sinh…
Quà tặng cho 5
CLB handmade

In chứng nhận
cho TNV
19
Móc khoá
kỉ
niệm
của
chương trình
20
Các
chi
phí
trong quá trình
thực hiện hoạt
động kiến nghị,
phản ánh
21
In bài viết báo
cáo, tổng kết dự
án (30 trang)
Tổng cộng

5.000.0
00

5.000.00

0

Bộ

200.000 1.000.00
0

60

Tờ

1.000

60.000

100

Cái

5.000

500.000

5.000.0
00

5.000.00
0

400


30.000

1

5

Tờ A4

11.590.
000

Gồm quà lưu
niệm, chứng
nhận, chi phí
Do BTC làm
Liên hệ với cơ
sở làm móc
khoá


Tổng cộng toàn dự án = 43.460.000

Bảng tổng hợp rút gọn
(Tổng hợp từ bảng chi tiết trên)
STT Đề mục chi phí cho hoạt động Kinh phí
1
2
3


Ghi chú

Hoạt động kiến nghị, phản 9.100.000
ánh
Hoạt động tổ chức ngày hội 34.330.000
công viên xanh
Báo cáo tổng kết
30.000

Tổng kinh phí toàn bộ dự án: 43.460.000 VNĐ
(Bốn mươi ba triệu bốn trăm sáu mươi ngàn đồng)

D. KẾ HOẠCH NHÂN SỰ CỦA DỰ ÁN

Ban tổ chức

Ban Nhân sự

Điều phối viên

Ban Đối ngoại

Ban Nội dung

Nhóm TruyềnNhóm
thôngTNV trong ngày
Nhóm
hội xin tài
Nhóm
trợ kiến nghị, phản

Quản
ánhlý tài chính


Tài liệu tham khảo
/>bile_dieutra/item/20222602.html
/> />a-noi-3500-tinh-nguyen-vien-tham-gia-don-dep-ve-sinh-moitruong.htm
Dự án cải tạo công viên thống nhất ở hà nội, Vũ Thành Tự Anh,
2008
/> />

/> />o/san_pham/chi_tiet.php?
ma=84



×