Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

hoạt động lập pháp của quốc hội lí luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.89 KB, 12 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MÔN LUẬT HIẾN PHÁP
BÀI TẬP NHÓM: HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP CỦA QUỐC HỘI – LÍ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN
LỚP: 4036
NHÓM: 4036A1
MỤC LỤC
A.

LỜI NÓI ĐẦU
I. lí luận về hoạt động lập pháp của Quốc hội
1. khái lược về Quốc hội

B.

2, khái niệm lập pháp
NỘI DUNG
1


II. lịch sử phát triển chức năng lập pháp qua các kiểu nhà nước
III. thực tiễn hoạt động lập pháp của Quốc hội Việt Nam
1. hoạt động lập pháp của Quốc hội
2. một số giải pháp nâng cao hoạt động lập pháp của Quốc hội
IV. ý nghĩa của hoạt động lập pháp của Quốc hội
C.

A.
B.


I.
1.

Kết luận

LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG
LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP CỦA QUỐC HỘI
Khái quát về Quốc hội.
Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước (còn gọi là cơ quan đại diện), do nhân
dân trực tiếp bầu ra. Các cơ quan này được nhân danh quyền lực nhân dân để tiến
hành các hoạt động theo quy đinh của Pháp luật, phải chịu trách nhiệm và báo cáo
trước nhân dân (cử tri) về mọi hoạt động của mình.
Trên thế giới tồn tại một số loại Quốc hội như:
2


+ Một viện: Quốc hội chỉ bao gồm một viện duy nhất. Ví dụ: Việt Nam, Trung
Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc,...
+ Lưỡng viện: Quốc hội bao gồm hai viện là Thượng nghị viện và Hạ nghị viện.
Ví dụ như Hoa Kỳ, Canada, Liên Xô (cũ)… Đại biểu quốc hội tại hạ nghị viện
thường là do người dân trực tiếp bầu, nên còn gọi là dân biểu. Trong khi đại biểu
quốc hội tại thượng nghị viện thường được gọi là nghị sĩ, hay là thượng nghị sĩ.
a.

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hiến pháp 2013 quy định : “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân,
cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Các đại biểu Quốc hội do cử tri cả nước bầu ra.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính

sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh
của đất nước. Quốc hội có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, củng cố và phát
triển bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương . Quốc hội thực hiện quyền
giám sát tối cao với toàn bộ hoạt động của Nhà nước, giám sát việc tuân theo Hiến
pháp và pháp luật.
Các cơ quan của quốc hội gồm: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và
các ủy ban của Quốc hội.

a.

Sự ra đời và phát triển của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
Ngày 16, 17 tháng 8 năm 1945, tại Tân Trào, Quốc dân đại hội được triệu tập đã
quyết định nhiều vấn đề quan trọng, lập ra Ủy ban dân tộc giải phóng Trung ương.
Quốc dân đại hội được coi là tiền thân của Quốc hội nước ta.
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, nhân dân ta tiến hành cuộc Tổng tuyển cử tự do trong
cả nước, bầu ra Quốc hội nước Việt Nam dân chủ công hòa. Đó là Quốc hội khóa 1
của nước ta.
Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội vào ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chính phủ liên hiệp
kháng chiến được thành lập và Quốc hội bầu ra Ban dự thảo hiến pháp. Tại kỳ họp
thứ hai, Quốc hội thông qua Hiến pháp đầu tiên. Do hoàn cảnh lịch sử khó khăn

3


lúc bấy giờ, Quốc hội không thể giải tán để bầu ra Nghị viện mới theo quy định
của Hiến pháp 1946 . Do đó, Quốc hội tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến năm 1959.
Kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa I từ ngày 29 tháng 12 năm 1956 đến ngày 25
tháng 1 năm 1957 đã quyết định sửa đổi bản Hiến pháp 1946 cho phù hợp với tình
hình. Và Hiến pháp 1959 được ra đời. Theo Hiến pháp 1959, cơ quan quyền lực

nhà nước cao nhất không phải là Nghị viện nhân dân mà chính là Quốc hội.
Quốc hội khóa II (1960 – 1964 ) : tiếp tục truyền thống, củng cố, tăng cường Nhà
nước dân chủ nhân dân
Quốc hội khóa III ( 1964 – 1971 ): Quốc hội lãnh đạo nhân dân đánh thắng cuộc
chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, tiếp tục xây dựng CNXH ở miền Bắc.
Quốc hội khóa IV ( 1971 – 1975 ): Quốc hội lãnh đạo nhân dân đánh thắng đế
quốc Mỹ xâm lược, giành được độc lập, tự do cho đất nước.
Quốc hội khóa V ( 1975 – 1976): Ngày 25 tháng 6 năm 1976, nhân dân cả nước
bầu ra Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, có nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã
hội trên phạm vi cả nước. Đó là Quốc hội khóa VI
Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ bảy thông qua Hiến pháp 1980
Quốc hội khóa VII ( 1981 – 1987 ): Tiếp tục nhiệm vụ xây dựng xã hội chủ nghĩa
Quốc hội khóa VIII ( 1987 – 1992): Là Quốc hội của thời kỳ đổi mới. tại kỳ hợp
thứ mười một, bản Hiến pháp 1992 được thông qua. Nhân dân ta bầu ra Quốc hội
khóa IX
Quốc hội khóa IX ( 1992 – 1997 ): Động viên cả nước tiếp tục công cuộc đổi
mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quốc hội khóa X ( 1997 – 2002): Tiếp tục công cuộc đổi mới đất nước. Tại kỳ
hợp thứ mười, Quốc hội đề ra nghị quyết về sửa đổi và bổ sung Hiến pháp 1992
Quốc hội khóa XI ( 2002 – 2007): Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Quốc hội khóa XII ( 2007 – 2011): Đây là Quốc hội của thời kỳ hội nhập và phát
triển toàn diện đất nước sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Quốc hội khóa XIII ( 2011 – 2016): Quốc hội tiếp tục thời kỳ hội nhập và phát
triển toàn diện đất nước. Thông qua Hiến pháp 2013 tại kỳ hợp lần thứ sáu.
4


2. Khái niệm lập pháp
a. Định nghĩa lập pháp

Lập pháp là hành vi giám sát hành pháp của Quốc hội từ việc thẩm tra ở các Ủy
ban đến việc chất vấn, tranh luận, thảo luận của các đại biểu Quốc hội tại nghị
trường hay tổ, rồi biểu quyết thong qua một đạo luật.
Lập pháp không đồng nghĩa với làm luật, không phải là tìm ra các quy tắc xử
sự hợp lí của xã hội mà chỉ là hành vi kiểm tra, giám sát quy tắc xử sự mà hành
pháp tìm ra có hợp luật tự nhiên hay không.
b. Đặc điểm của hoạt động lập pháp
- Hoạt động lập pháp mang tính tất yếu, bởi pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất
mà Nhà nước sử dụng để quản lí xã hội nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ quyền
và lợi ích của mọi người dân.
- Hoạt động lập pháp phải mang tính khach quan, không phụ thuộc vào ý muốn
chủ quan của một cá nhân hay tổ chức nào mà phải xuất phát từ nhu cầu điều chỉnh
bằng pháp luật các quan hệ xã hội.
- Hoạt động lập pháp là một nội dung quan trọng trong cơ chế tổng thể lãnh đạo
và quản lí xã hội, là sự chuyển hóa nội dung, hình thức lãnh đạo của Đảng thành
nội dung, hình thức pháp lý.
- Hoạt động lập pháp thể hiện quyền lực nhà nước, là lĩnh vực hoạt động đặc thù
riêng của nhà nước, mang tính bắt buộc thi hành đối với mỗi cá nhân, tổ chức trong
xã hội.
- Hoạt động lập pháp mang tính nhân dân, nhân dân bầu ra Quốc hội, quyền lực
Quốc hội là sự tín nhiệm của nhân dân đối với đại biểu Quốc hội.
3. Quy trình lập pháp:
Theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, quy trình lập pháp
nước ta trải qua 6 bước
Bước 1: lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
+ Đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh (đưa sáng kiến lập pháp): Luật Việt Nam
quy định rất rộng rãi, cụ thể các chủ thể tại điều 33 Luật văn bản hiện hành.
5



+ Thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
+ Quốc hội xem xét, thông qua dự kiến chương trình xây dựng.
+ Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh
chương trình.
Bước 2: Soạn thảo luật, pháp lệnh:
+ Thành lập ban soạn thảo và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo
+ Lấy ý kiến đối với dự án Luật, pháp lệnh.
+ Thẩm định dự án Luật do Chính phủ trình.
Bước 3: Thẩm tra dự án Luật:
+ Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban có trách nhiệm chủ trì thẩm tra dự án Luật
thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách.
+Ủy ban Pháp luật có trách nhiệm thẩm tra để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp
và tính thống nhất của dự án Luật với hệ thống pháp luật.
+ Ủy ban Các vấn đề xã hội thẩm tra việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong
dự án Luật
Bước 4: Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến về dự án Luật (điều
48)
- Giai đoạn này nhằm đảm bảo đưa trình dự án Luật ra Quốc hội được chuẩn bị
chu đáo, đúng quy trình Luật định và nâng cao chất lượng của dự án Luật;
- Trên cơ sở ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, cơ quan tổ chức, đại biểu
Quốc hội trình dự án Luật có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý hoàn
thiện dự án
Bước 5: Thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý và thông qua:
- Quốc hội: xem xét, thông qua dự án Luật tại một hoặc hai kỳ họp Quốc hội
(điều 51).
Bước 6: Công bố Luật.

6



- Chủ tịch nước ban hành lệnh để công bố Luật chậm nhất là mười lăm ngày kể
từ ngày luật được thông qua.
LỊCH SỬ LẬP PHÁP QUA CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC

II.

Cho đến nay vẫn chưa có một kết luận cụ thể nào về thời điểm ra đời quyền lập
pháp.Nhưng chắc chắn dù hiểu quyền lập pháp theo quan điểm nào đi chăng nữa
thì quyền lập pháp cũng do nhà nước quy định và pháp luật bảo đảm thực hiện nên
ta có thể khẳng định:sự ra đời quyền lập pháp gắn liền với sự ra đời của nhà nước
và pháp luật,bởi bất cứ một nhà nước nào cũng cần cũng cần xây dựng một hệ
thống pháp luật và những thiết chế đảm bảo cho hệ thống pháp luật đó được thực
hiện.
Tuy quyền lập pháp luôn đi cùng với nhà nước và pháp luật nhưng quan niệm về
quyền lập pháp ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi kiểu nhà nước khác nhau là không
giống nhau.
Nhà nước chủ nô:

1.

Thời kì đầu khi xuất hiện nhà nước và pháp luật,quyền lực nhà nước được tổ
chức hết sức đơn sơ,chủ yếu dựa vào sự cưỡng bức của giai cấp chủ nô với tầng
lớp nô lệ.Quyền lực nhà nước không được phân chia rạch rũi thành quyền lập
pháp,hành pháp và tư pháp.Tuy nhiên ở một góc độ nào đó ta vẫn thấy được sự
phân chia nhiệm vụ giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước.Ví dụ như trong bộ
máy nhà nước Aten,Lamã…đại hội nhân dân là cơ quan làm luật.Như vậy,ở nhà
nước chủ nô,quyền lập pháp đó xuất hiện.
2. Nhà nước phong kiến
- Trong nhà nước phong kiến, quyền lực tập trung vào tay vua. Vua là người

đứng đầu triều đình, giúp việc cho vua là bộ máy quan lại ở trung ương và địa
phương. Vua nắm giữ toàn bộ quyền lực tối cao của nhà nước, vừa ban hành pháp
luật, vừa tổ chức thực hiện pháp luật, vừa là quan tòa tối cao xét xử những vụ án
lớn.
7


- Bước đầu đã có sự phân biệt chức năng giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp,
song cũng chỉ là sự phân công nhiệm vụ giữa các cơ quan giúp việc cho vua.
- Riêng ở phương Tây, khi chế độ phong kiến mới được thiết lập, trong xã hội
diễn ra tình trạng phân quyền cát cứ. Quyền lực của nhà vua bị hạn chế. Quyền lập
pháp lúc này thuộc về các lãnh chúa trong phạm vi lãnh địa của mình.
3. Nhà nước tư sản
- Thời kì đầu khi nhà nước tư sản ra đời, một loạt các học thuyết mới được
hình thành và phát triển, điển hình là thuyết phân chia quyền lực của Montesquieu.
Theo đó, quyền lực nhà nước gồm ba thứ quyền lực chủ yếu là quyền lập pháp,
quyền hành pháp và quyền tư pháp, được phân chia cho ba hệ thống cơ quan nhà
nước khác nhau, độc lập với nhau nhưng có thể kiềm chế, đối trọng và tương tác
lần nhau. Quyền lập pháp được trao cho nghị viện – cơ quan đại diện cao nhất cho
các tầng lớp dân chủ trong xã hội.
- Trong thời kì đầu của cuộc cách mạng tư sản, tư tưởng tự do và phong trào
đấu tranh đòi bình đẳng của nhân dân diễn ra mạnh mẽ. Nghị viện ra đời nhằm hạn
chế quyền lực nhà vua. Đây có thể coi là thời kì hoàng kim của quyền lập pháp.
Quyền hành pháp chỉ mang tính chấp hành quyền lập pháp, phụ thuộc ý chí của
Nghị viện – cơ quan do nhân dân bầu ra, thay mặt cho nhân dân, thực hiện quyền
lực nhà nước (tức quyền lực nhân dân).
- Ở giai đoạn phát triển sau của nhà nước tư sản, quyền hành pháp dần dần bị
quyền lập pháp thao túng. Theo xu hướng đó, cho đến nay, quyền hành pháp trở
thành quyền lực trung tâm trong cơ cấu quyền lực nhà nước của các nhà nước dân
chủ và pháp quyền.

4. Nhà nước xã hội chủ nghĩa:
Sự phát triển của quyền lập pháp trong các nước xã hội chủ nghĩa mà ví dụ tiêu
biểu là Việt Nam:Trước đây do những nhận thức hạn chế mà thuyết tam quyền
phân lập không được vận dụng một cách hợp lí.Trải qua một thời gian dài dưới chế
độ tập trung quan liêu bao cấp,nền kinh tế nước ta có tụt hậu rất nhiều so với thế
giới.Đứng trước sự lựa chọn phải đổi mới hay là mãi mãi tụt hậu,đại hội Đảng
Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI đã mạnh dạn đề ra đường lối đổi mới,trong đó có
8


sự nhận thức lại một số quan điểm về tổ chức quyền lực nhà nước. Hiến pháp 1992
ghi nhận sự thay đổi tích cực đó,đó khẳng định nhà nước Việt Nam là nhà nước
của dân,do dân và vì dân,quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.Quốc hội là cơ
quan đại diện của nhân dân,do nhân dân bầu ra,là cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất,đồng thời là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.
III. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP CỦA QUỐC HỘI
Trong thời gian qua, công tác lập pháp của Quốc hội thường xuyên được đổi mới
và ngày càng có hiệu quả hơn. Đặc biệt, từ năm 1992 đến nay, hoạt động lập pháp
được Quốc hội quan tâm đẩy mạnh trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 và quán triệt
các chủ trương, đường lối của Đảng, và do vậy đã đạt được những kết quả quan
trọng.
Nhìn chung, số lượng các văn bản luật, pháp lệnh do Quốc hội, Ủy ban Thường
vụ Quốc hội ban hành ngày càng tăng, với chất lượng ngày càng được nâng lên. Cụ
thể, nếu Quốc hội khóa IX (1992 - 1997) ban hành được 41 luật, bộ luật và 43 pháp
lệnh; Quốc hội khóa X (1997 - 2002) ban hành được 34 luật, bộ luật và 40 pháp
lệnh thì với việc thực hiện các quy định mới qua sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp
năm 1992 (năm 2001) và việc cải tiến mạnh mẽ quy trình xem xét, thông qua luật,
Quốc hội khóa XI (2002 - 2007) đã thông qua 84 luật, bộ luật (đạt kỷ lục, hơn gấp
đôi các khóa trước). Trong đó có những đạo luật lần đầu tiên ban hành ở Việt Nam,
như Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Xây

dựng, Luật Thủy sản, Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế. Trong
nhiệm kỳ rút ngắn, chỉ gần 4 năm, nhưng Quốc hội khóa XII (2007 - 2011) cũng đã
thông qua được 67 luật, bộ luật và 14 pháp lệnh. Trong nửa đầu nhiệm kỳ khóa
XIII (từ năm 2011 đến tháng 9-2013), Quốc hội đã thông qua 37 luật, bộ luật và 7
pháp lệnh.
Nội dung các vấn đề được điều chỉnh trong các luật ngày càng mở rộng, bao
phủ các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ quy trình, thủ tục ban hành văn bản quy
phạm pháp luật đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công
nghệ, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, tổ chức bộ máy nhà nước, hành
chính, dân sự, hình sự, tư pháp,... Quốc hội đã quy định tổ chức và hoạt động của
9


Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và
chính quyền địa phương; quy định hàm, cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân,
hàm, cấp ngoại giao và những hàm cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy
chương và danh hiệu vinh dự nhà nước. Nhiều văn bản luật về kinh tế thuộc các
lĩnh vực: doanh nghiệp, đầu tư, ngân hàng, tín dụng, thương mại, kinh doanh bất
động sản, cải cách chính sách thuế,… được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới,
bảo đảm phù hợp với điều kiện, mục tiêu phát triển đất nước, yêu cầu thực hiện các
cam kết quốc tế, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là việc Việt Nam
gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Một số quan hệ kinh tế quan trọng,
phức tạp, nhạy cảm, như quản lý và sử dụng tài sản nhà nước; quản lý nợ công;
trưng mua, trưng dụng tài sản; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế tài nguyên; thuế
thu nhập cá nhân;... đã được Quốc hội dành nhiều thời gian, trí tuệ, công sức xây
dựng thành luật và ban hành. Đồng thời, Quốc hội đã quan tâm sửa đổi, bổ sung
kịp thời các chế định pháp luật không còn phù hợp thuộc các lĩnh vực, như ngân
hàng; tín dụng; thuế; đầu tư xây dựng cơ bản; phòng, chống tham nhũng; quốc
tịch; giao thông đường bộ; xuất bản; sở hữu trí tuệ, điều ước quốc tế;... để đáp ứng
nhu cầu hội nhập, phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

VI. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI
V. Ý NGHĨA HOAT ĐỘNG LẬP PHÁP CỦA QUỐC HỘI
Quốc hội do nhân dân bầu ra, là cơ quan đại biểu cao nhất đại diện cho ý chí
nguyện vọng của nhân dân vì vậy hoạt động lập pháp của Quốc hội có ý nghĩa:
- Đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm, thúc đẩy và phát triển quyền dân
tộc tự quyết, nhân quyền và dân quyền của cá nhân, con ngưới Việt Nam.
- Góp phần xây dựng nhà nước Việt Nam trở thành nhà nước pháp quyền XHCN
“ của dân, do dân và vì dân”.
- Quốc hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân, nắm rõ tâm tư, nguyên vọng
của nhân dân, vì vậy hiểu rõ nhân dân muốn gì và cần sinh hoạt theo quy tắc nào,
10


từ đó tìm ra các quy tắc được sát và hợp với luật tự nhiên, hợp với ý nguyện của
dân, mang lại hạnh phúc cho nhân dân.
- Quốc hội chiếm được lòng tin của nhân dân tạo điều kiện thuận lợi để vận động
quần chúng nhân dân thực hiện tốt các quy định của pháp luật
- Hoạt động lập pháp của Quốc hội trong thời kì đổi mới còn tạo ra cơ sở pháp lý
hữu hiệu cho cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh.
hiến, lập pháp đã phát huy vai trò xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn;
kiện toàn tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan nhà nước từ
Trung ương tới địa phương.
VI. KẾT LUẬN
Hoạt động lập pháp của Quốc hội đã tạo cơ sở pháp lý phục vụ công cuộc đổi
mới toàn diện đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta theo hướng ngày
càng sâu rộng, trọng tâm. Hướng vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế,
hội nhập quốc tế, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân…
Góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào

năm 2020. Hiện nay, hoạt động lập pháp của Quốc hội cơ bản đáp ứng được yêu
cầu đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước.

C. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bùi Ngọc Sơn: Những góc nhìn lập pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004
Văn phòng Quốc hội: Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, Nxb.CAND, Hà
Nội, 2015.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb.CAND,
Hà Nội, 2014, 2015.
/>11


/> />g_cong_tac_lap_phap_cua_Quoc_hoi

12



×