Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Skkn giáo dục du lịch bền vững qua môn địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.88 KB, 25 trang )

Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY THÌ

34.58.03

BÁO CÁO KẾT QUẢ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CẤP: CƠ SỞ

; TỈNH:

Tên sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục du lịch bền vững
qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án
Môn/nhóm môn: Địa lí
Tổ bộ môn: Khoa học xã hội
Mã môn: 58
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Ngân
Điện thoại: 0975.600.608
Email:


Vĩnh Phúc, năm 2015

1


Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án

• Vấn đề mới/cải tiến SKKN đặt ra và giải quyết so với các SKKN trước
đây (ở trong nhà trường hoặc trong Tỉnh):


- Giáo dục du lịch bền vững – một vấn đề cần thiết trong sự phát triển
bền vững nói chung. Thông qua đó, giáo dục thái độ hành vi, kĩ năng
của HS khi tham gia du lịch; có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ
tài nguyên du lịch.
- Phương pháp dạy học dự án là một công cụ hữu hiệu để giáo dục du
lịch bền vững cho học sinh lớp 12.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN
VỊ

Bình Xuyên, ngày 03 tháng 04 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Nguyễn Thị Thúy Ngân

2


Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do lựa chọn đề tài
Khi nền kinh tế phát triển mạnh, đời sống được nâng cao thì du lịch là nhu
cầu không thể thiếu. Ngành du lịch tuy đã phát triển từ rất lâu trên thế giới,
nhưng trong thời kì sơ khai, du lịch chưa phát sinh nhiều vấn đề về môi trường.
Du lịch hiện nay đang có những dấu hiệu của sự phát triển không bền
vững: ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên… vì vậy cần phải phát triển
du lịch bền vững.
Du lịch bền vững là một bộ phận của phát triển bền vững, vì vậy cần giáo
dục du lịch bền vững trong cộng đồng dân cư.

Học sinh THPT là bộ phận chiếm số đông, là khách du lịch đông đảo trong
tương lai, giáo dục du lịch bền vững cho học sinh THPT là việc làm cần thiết.
Trong quá trình giảng dạy GDDLBV ở các nhà trường phổ thông hiện nay,
đặc biệt là đối với học sinh lớp 12 – THPT, có thể sử dụng rất nhiều các phương
pháp dạy học khác nhau. Trong đó, dạy học dự án được coi là một phương pháp
dạy học tích cực nhằm khắc phục những hạn chế của phương pháp dạy học
truyền thống, tạo cơ hội cho học sinh được bộc lộ những năng lực của bản thân
và tinh thần làm việc hợp tác. Thông qua việc tổ chức các dự án GDDLBV sẽ
làm thay đổi nhận thức, thái độ cũng như hành vi của các em trong việc thực
hiện các mục tiêu GDDLBV. Dạy học theo dự án là mô hình dạy học trong đó
học sinh tham gia vào việc tìm hiểu những vấn đề hấp dẫn và cuối cùng phải tạo
ra được những sản phẩm thực tế. Trong quá trình thực hiện dự án, vai trò của
giáo viên là người cố vấn và tham vấn chứ không phải là người “cầm tay chỉ
việc” cho học sinh của mình. Còn chính học sinh sẽ là những người thu thập dữ
liệu từ nhiều nguồn khác nhau rồi tiến hành phân tích, tổng hợp và tích luỹ kiến
thức. Cuối cùng, học sinh sẽ tự trình bày những kiến thức mới mà các em tích
luỹ thông qua dự án và được đánh giá dựa trên những gì đã thu thập được cũng
như là tính khúc triết, hợp lý trong cách thức trình bày của các em.
Vì những lí do trên, tôi xin trình bày đề tài sáng kiến kinh nghiệm là:
“Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự
án”.

3


Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án
2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chủ chốt của việc nghiên cứu là xác định cách thức, biện pháp tổ
chức giáo dục du lịch bền vững bằng phương pháp dạy học dự án cho học sinh
qua môn Địa lí 12 – chương trình cơ bản.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài; khảo sát điều tra thực tế
tình hình giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí, việc sử dụng phương pháp
dạy học dự án trong quá trình giảng dạy ở một số trường THPT, tiến hành thực
nghiệm sư phạm, rút ra những kết luận và những đề xuất chủ yếu.
4. Đối tượng và khác thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12
bằng phương pháp dạy học dự án.
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Duy Thì.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn trong phạm vi chương trình Địa lí 12 – THPT (Chương trình
cơ bản).
- Đi sâu giải quyết một vấn đề: “Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí
12 (Chương trình cơ bản) bằng phương pháp dạy học dự án”.
6. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Phương pháp hệ thống cấu trúc,
phương pháp phân loại, phương pháp lịch sử, Phương pháp thống kê toán học.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp chuyên gia, phương
pháp khảo sát đều tra, phương pháp thực nghiệm.
7. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm
Chương 1: Giáo dục du lịch bền vững – một chủ đề trong dạy học Địa lí 12 –
THPT
Chương 2: Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy
học dự án
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

4


Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án

Phần II. NỘI DUNG
Chương 1: GIÁO DỤC DU LỊCH BỀN VỮNG – MỘT CHỦ ĐỀ TRONG
DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 - THPT
1. Du lịch bền vững là xu hướng phát triển của du lịch thế giới và Việt Nam
Trên thế giới hiện nay, du lịch là ngành phát triển, trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn của nhiều quốc gia. Du lịch có vai trò quan trọng trong đời sống kinh
tế trong đời sống kinh tế - xã hội hiện đại.
- Du lịch tạo ra nguồn thu nhập lớn. Thu nhập này không chỉ trực tiếp tạo
ra từ nguồn doanh thu mà còn từ sự tác động của ngành du lịch tới nông nghiệp,
công nghiệp và các ngàn dịch vụ khác.
- Phục hồi sức khỏe của du khách, đáp ứng nhu cầu về vui chơi, giải trí, tìm
hiểu thiên nhiên, xã hội của người du lịch.
- Góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia.
- Góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên. Nhờ sự phát triển của du lịch mà
nhiều giá trị về tự nhiên, nhân văn được tái phát hiện, được tôn tạo, được bảo
tồn và phát triển, được biến thành các giá trị kinh tế. Rất nhiều vùng núi hay ven
biển không thuận lợi cho phát triển và phân bố các ngành công nghiệp hay nông
nghiệp, nhưng cảnh quan thiên nhiên lại rất độc đáo, môi trường không bị ô
nhiễm, và đấy là những địa điểm lí tưởng cho du lịch. Sức hấp dẫn của những tài
nguyên này đối với du lịch đòi hỏi ngành du lịch phải trích một phần lợi nhuận
để bảo vệ và cải tạo tài nguyên. Và đây sẽ có sự khết hợp hài hòa giữu tự nhiên kinh tế - văn hóa. Du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói, ít gây tác
động tiêu cực lên môi trường tự nhiên so với các ngành kinh tế khác.
Sự phát triển mạnh các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành giao thông vận tải
làm gia tăng số lượng khách du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch.
Sự đa dạng các loại hình du lịch càng làm cho ngành du lịch có vị trí và vai
trò quan trọng. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, ngành du lịch được coi là ngành
mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hôi đất nước.
Với sự phát triển của kinh tế và nhu cầu du lịch của con người, ngành du
lịch không còn hoạt động ở những khu vực nhất định mà mở rộng địa bàn và kéo
dài thời vụ du lịch.


5


Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án
2. Những đặc trưng cơ bản của phát triển du lịch bền vững
2.1. Cơ sở lí luận về PT DLBV
Phát triển được hiểu là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu
thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, kĩ thuật, văn hóa… Phát triển là xu
hướng tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung, xã hội loài người nói
riêng. Phát triển kinh tế - xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất
và tinh thần của con người bằng phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất,
nâng cao các giá trị văn hóa cộng đồng. Sự chuyển đổi của các hình thái xã hội
từ xã hội công xã nguyên thủy lên chiếm hữu nô lệ lên phong kiến rồi lên xã hội
tư bản… được coi là một quá trình phát triển.
Khái niệm bền vững ở đây được hiểu là tỉ lệ sử dụng tài nguyên không vượt
quá tỉ lệ bổ sung tài nguyên đó. Sử dụng bền vững tồn tại khi nhu cầu về một tài
nguyên thấp hơn cung cấp mới hay sự phân phối và tiêu dùng một tài nguyên
được giữ ở mức thấp hơn sản lượng bền vững tối đa.
Theo quan điểm của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN) đưa ra
năm 1980, phát triển bền vững phải cân nhắc đến hiện tượng khai thác các
nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như
khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan
xen nhau.
Tại Hội nghị về Môi trường toàn cầu RIO – 92 và RIO - 92+5, quan niệm
về phát triển bền vững được các nhà khoa học bổ sung, theo đó “Phát triển bền
vững được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thảo hiện của 3 hệ thống
tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ xã hội”.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, vì vậy bản thân của sự phát triển du
lịch đòi hỏi phải sự phát triển bền vững chung của xã hội và ngược lại. Khái

niệm du lịch bền vững mới xuất hiện gần đây. Từ đầu thập niên 1990 các nhà
khoa học trên thế giới đã đề cập nhiều đến việc phát triển du lịch với mục đích
đơn thuần về kinh tế đang đe dọa hủy hoại môi trường sinh thái, đến các nền văn
hóa bản địa. Hậu quả của các tác động này sẽ lại ảnh hưởng đến bản thân sự
phát triển lâu dài của ngành du lịch. Chính vì vậy dã xuất hiện các yêu cầu
nghiên cứu PT DLBV nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch
đảm bảo sự phát triển lâu dài.
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới tại Hội nghị về Môi trường
và Phát triển của Liên hợp quốc tai Rio de Janeiro năm 1992 “Du lịch bền vững
6


Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án
là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của
khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và
tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương
lai. DLBV sẽ có kế hoạch quản lí các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu
cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mĩ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự
toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các
hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”.
Năm 1996, “Chương trình Nghị sự 21 về Du lịch: Hướng tới phát triển bền
vững về môi trường” của Hội nghị Lữ hành Du lịch Thế giới (WTTC), Tổ chức
du lịch thế giới và Hội nghị Trái Đất đã đề ra 10 nguyên tắc nhằm đảm bảo phát
triển du lịch bền vững gồm:
- Du lịch phải hỗ trợ nhân dân sống một cách lành mạnh, hữu ích và hài
hòa với thiên nhiên.
- Du lịch phải góp phần giữ gì, bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái của Trái Đất.
Du lịch phải dựa trên sự bền vững về sản xuất và tiêu dùng.
- Phải loại bỏ hoặc hạn chế việc bảo hộ kinh doanh dịch vụ du lịch.
- Bảo vệ môi trường không thể tách dời với quá trình phát triển du lịch.

- Cần có sự tham gia của cộng đồng địa phương cùng sự nghiên cứu kĩ
lưỡng về bản sắc và văn hóa bản địa khi đưa ra các quyết định liên quan đến
phát triển du lịch.
- Du lịch phải tranh thủ mọi khả năng để tạo việc làm cho phụ nữ và người
dân bản xứ.
- Phát triển du lịch phải gắn liền với sự thừa nhận và ửng hộ bản sắc văn
hóa cũng như nhu cầu của người dân bản xứ.
- Phải tôn trọng các diều luật quốc tế về bảo vệ môi trường.
- Các nước cần thông báo cho nhau về những thiên tai có thể gây ảnh
hưởng xấu cho du khách hoặc điểm du lịch.
DLBV tuy còn mới mẻ nhưng nó có giá trị rất lớn về mặt khoa học và thực
tiển, đang thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường.
2.2. Các nguyên tắc đảm bảo cho PT DLBV
Một trong những đặc thù cơ bản của du lịch hơn bất cứ một hoạt động nào
khác, sự phát triển của du lịch rất phụ thuộc vào chất lượng của môi trường và
7


Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án
các nguồn tài nguyên du lịch (bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn). Chính vì vậy, bên cạnh những nỗ lực chung của toàn
xã hội, các ngành kinh tế khác, ngành du lịch trước hết phải có trách nhiệm với
tài nguyên và môi trường. Để thực hiện mục tiêu đó, PT DLBV cần tuân thủ các
nguyên tắc cụ thể sau:
- Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí.
- Giảm thiểu chất thải.
- Phát triển gắn liền với bảo tồn tính đa dạng.
- Phát triển phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội.
- Chia sẻ với lợi ích cộng đồng địa phương.
- Thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiển với cộng đồng địa phương và

các đối tượng liên quan.
- Chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường.
- Tăng cường quảng cáo tiếp thị một cách có trách nhiệm.
- Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu.
3. Những vấn đề cơ bản của tổ chức giáo dục du lịch bền vững ở nhà trường
phổ thông
3.1. Thực trạng
Việc GDDLBV ở nhà trường PT hiện nay chưa được quan tâm đúng mức.
Về phương pháp và hình thức tổ chức chưa đảm bảo được chất lượng đào tạo.
Chủ yếu là do giáo viên giới thiệu các tài nguyên du lịch và tiểm năng du lịch.
3.2. Mục tiêu
Học sinh THPT là bộ phận chiếm số đông, là khách du lịch đông đảo trong
tương lai. Vì vậy, mục tiêu của giáo dục DLBV là giáo dục thái độ hành vi, kĩ
năng của HS khi tham gia du lịch; có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ tài
nguyên du lịch
3.3. Nội dung
DLBV là xu thế phát triển của du lịch thế giới và Việt Nam; Du lịch Việt
Nam phát triển nhanh nhưng chưa bền vững; các hình thức PTDLBV và
PTDLBV ở địa phương.

8


Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án
Du lịch là một trong những công nghệ tạo nhiều lợi tức nhất cho đất nước.
Du lich có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đạt các Mục
Tiêu Phát triển Thiên niên kỷ mà Liên Hơp Quốc đã đề ra từ năm 2000, đặc biệt
là các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới tính, bền vững môi trường
và liên doanh quốc tế để phát triển.
Chính vì vậy mà du lịch bền vững là một phần quan trọng của phát triển

bền vững của Liên Hợp Quốc và của Định hướng Chiến lược phát triển bền
vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
4. Phương pháp dạy học dự án – công cụ hữu hiệu của giáo dục du lịch bền
vững
4.1. Khái niệm dự án
Thuật ngữ dự án trong tiếng Anh là “ project”, có nguồn gốc từ tiếng La
tinh và ngày nay được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo hay
một kế hoạch. Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong hầu hất các lĩnh
vực kinh tế - xã hội: trong sản xuất, doanh nghiệp, trong nghiên cứu khoa học
cũng như trong quản lý xã hội...
Dự án là một dự định, một kế hoạch cần được thực hiện trong điều kiện
thời gian, phương tiện tài chính nhân lực, vật lực xác định nhằm đạt được mực
đích đã đề ra. Dự án có tính phức hợp, tổng thể, được thực hiện trong hình thức
tổ chức dự án chuyên biệt.
Một dự án nói chung có những đặc điểm cơ bản sau:
- Có mục tiêu xác định rõ ràng
- Có thời gian quy định cụ thể
- Có nguồn tài chính, vật chất, nhân lực giới hạn
- Mang tính chất duy nhất (phân biệt với các dự án khác)
- Mang tính phức hợp, tổng thể
- Được thực hiện trong hình thức tổ chức dự án chuyên biệt
4.2. Dạy học theo dự án
Dạy học theo dự án (DHDA) là một kiểu tổ chức dạy học lấy hoạt động
của học sinh làm trung tâm. Kiểu dạy học này phát triển kiến thức và kĩ năng
của học sinh thông qua quá trình HS giải quyết một bài tập tình huống gắn với
thực tiễn bằng những kiến thức theo nội dung môn học – được gọi là dự án học
9


Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án

tập. Dự án đặt HS vào vai trò tích cực như: người giải quyết vấn đề, người ra
quyết định, điều tra viên hay người viết báo cáo. Thường thì HS đã làm việc
nhòm hoặc hợp tác với các chuyên gia bên ngoài và cộng đồng để trả lời các câu
hỏi và hiểu sâu hơn nội dung, ý nghĩa bài học. Học theo dự án đòi hỏi HS phải
nghiên cứu và thể hiện kết quả học tập của mình thông qua cả sản phẩm lẫn hình
thức thực hiện.
Quan điểm đào tạo hiện nay là tăng tính hành động, vận dụng kiến thức
giải quyết những vấn đề thực tiễn, DHDA là một trong những hình thức thực
hiện được quan điểm này.
Phần “ Địa lí địa phương” trong chương trình Địa lý 12 là phần mà nội
dung chương trình gắn bó chặt chẽ với thực tiễn địa phương. Đó là bức tranh
tổng thể về vị trí địa lý, tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm kinh tế - xã
hội, một số ngành kinh tế nổi bật của tỉnh (thành phố) nơi mà các em đang sinh
sống, hiện thực bức tranh đó đã, đang và sẽ được tô điểm bằng chính suy nghĩ,
hành động của các em. Từ đặc trưng nội dung phần học cho thấy hình thức dạy
học theo dự án có thể sử dụng được và sử dụng có hiệu quả trong dạy học.
4.3. Phương pháp dạy học dự án – công cụ hữu hiệu của giáo dục du lịch bền
vững
Phương pháp dạy học dự án mô phỏng phương pháp thiết kế, triển khai các
dự án kinh tế, xã hội…trong đó GV là người tổ chức, hướng dẫn, còn HS là
người triển khai thực hiện dự án theo các nội dung học tập để tạo ra sản phẩm có
giá trị thực tế.
Dạy học theo dự án góp phần gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành
động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc
tự lực, sáng tạo, giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả
năng cộng tác làm việc của người học.
4.4. Các bước tiến hành của dạy học theo dự án
Dạy học theo dự án được thực hiện theo 5 bước sau:
Bước 1: Xác định chủ đề và mục đích của dự án:
- GV và HS cùng nhau đề xuất ý tưởng, xác định chủ đề và mục đích của

dự án.
- Xây dựng các tiểu chủ đề bằng cách đặt những câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở
đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào?
10


Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án
Bước 2: Các nhóm hình thành đề cương và lập kế hoạch thực hiện:
- Xác định mục tiêu dự án
- Hình dung nội dung chi tiết và các công việc cụ thể, cách thức thực hiện,
các điều kiện cần thiết, kinh phí, người tham gia... Dự kiến thời gian, địa điểm
triển khai công việc, phân công người thực hiện, dự kiến sản phẩm cần đạt. Tất cả
các vấn đề trên được trình bày trong đề cương hoạt động và kế hoạch thực hiện.
- Khơi gợi sự hứng thú: Tập thể nhóm phải động viên, khích lệ thể hiện sự
say mê, hứng khởi trong việc nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 3: Các nhóm thực hiện dự án:
- Thu thập thông tin: từ sách báo, tạp chí, mạng internet, khảo sát, điều tra,
phỏng vấn, thực địa...
- Xử lý thông tin: Tổng hợp, phân tích dữ liệu (có thể biểu hiện bằng sơ đồ,
biểu đồ...)
- Thảo luận thường xuyên giữa các thành viên trong nhóm để giải quyết các
vấn đề và kiểm tra tiến độ.
- Xây dựng sản phẩm: tập hợp các kết quả thành sản phẩm cuối cùng.
Bước 4: Giới thiệu sản phẩm dự án trước tập thể
Trình bày, giới thiệu sản phẩm bằng các cách: Bài viết, pwerpoint, bản đồ,
tranh ảnh, mô hình, kể cả việc đóng kịch, kể truyện...
Bước 5: Đánh giá kết quả đạt được so với mục đích xác định
- Học sinh tự rút ra những bài học từ việc học theo dự án: đã học được gì?
Hình thành được những thái độ tích cực nào? Có hài lòng với kết quả đạt được
không? Đã gặp những khó khăn gì và đã giải quyết như thế nào? Những cảm

nhận của cá nhân sau khi thực hiện xong một dự án?
- GV: đánh giá chất lượng sản phẩm giới thiệu, kết quả tự đánh giá, phương
pháp làm việc.
4.5. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo dự án
a. Ưu điểm
Dạy học theo dự án tạo cơ hội cho học sinh thực hiện nghiên cứu. Học sinh
được khám phá các ý tưởng theo sở thích và khả năng, phát triển tư duy sáng tạo
và niềm đam mê trong học tập, nghiên cứu.
11


Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án
Học sinh tự lực tìm hiểu và kiến tạo kiến thức
Có sự hợp tác với các bạn trong nhóm, tạo cơ hội để phát triển khả năng
trình bày, giao tiếp.
Rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu...
b. Nhược điểm
Việc xác định chủ đề hoặc nhiệm vụ học tập là bước đầu tiên, nhưng
thường gặp nhiều khó khăn. Nếu không xác định đúng chủ đề thì nội dung của
dự án tiến triển theo hai hướng bất lợi: Một là không có nhiệm vụ tìm hiểu vì
chủ đề quá đơn giản, hai là nhiệm vụ quá khó vượt quá khả năng cho phép vì
chủ đề quá lớn, quá sâu.
Nếu sự quản lý và điều hành nhóm không tốt thì việc thực hiện kế hoạch
không đều tay, chỉ tập trung vào một, hai cá nhân thực hiện còn các thành viên
khác “ăn theo” kết quả thu được sẽ không cao.
Việc thực hiện kế hoạch đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
Không phải nội dung nào, phần học nào cũng sử dụng được dạy học theo
dự án. DHDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lí thuyết mang tính
hệ thống cũng như rèn luyện kỹ năng cơ bản.


12


Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án
Chương 2: GIÁO DỤC DU LỊCH BỀN VỮNG QUA MÔN ĐỊA LÍ 12
BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN
1. Khả năng tổ chức GDDLBV quan môn Địa lí 12 – THPT
1.1. Chương trình SGK tạo ra nhiều khả năng cho GDDLBV
Sách giáo khoa Địa lý 12 (Ban cơ bản) gồm 42 bài, trong đó có 33 bài lí
thuyết và 9 bài thực hành phân bố theo các đơn vị kiến thức như sau:
Chia ra
Các nội dung theo chương trình
Số bài Lý thuyết
Thực
hành
Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập
1
1
1. Địa lý tự nhiên
12
10
2
- Vị trí địa lý, vi phạm lãnh thổ. Lịch sử
2
1
1
hình thành và phát triển lãnh thổ
- Đặc điểm chung của tự nhiên
8
7

1
- Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên
2
2
2. Địa lý dân cư
4
3
1
3. Địa lý kinh tế
23
19
4
- Chuyển dich cơ cấu kinh tế
1
1
- Địa lý các ngành kinh tế
+ Một số vấn đề phát triển và phân bố nông
5
4
1
nghiệp
+ Một số vấn đề phát triển và phân bố công
4
3
1
nghiệp
+ Một số vấn đề phát triển và phân bố các
2
2
ngành dịch vụ

11
9
2
- Địa lý các vùng kinh tế
4. Địa lý địa phương
2
2
Với cấu trúc chương trình Địa lí 12 (Ban cơ bản) như trên đã tạo ra nhiều
khả năng cho GDDLBV.
1.2. Trình độ nhận thức, đặc điểm tâm lí của HS lớp 12 rất phù hợp cho việc
GDDLBV bằng PP dự án
Học sinh ở lứa tuổi này đã có sự chuyển biến tâm lí từ trẻ em lên người lớn,
lứa tuổi mà các em đã có khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh… và khao khát
nhận thức, tìm tòi những vấn đề về thế giới quan như sự thay đổi về đời sống
13


Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án
trên Trái đất, về tự nhiên, về KT – XH… Xuất phát từ khả năng nhận thức cũng
như trí tuệ của lứa tuổi này mà các môn học đã xây dựng một hệ thống cấu trúc
chương trình một cách hoàn chỉnh, trong đó có bộ môn Địa lí. Trong giai đoạn
phổ thông trung học chương trình Địa lí sẽ cung cấp cho HS một hệ thống các
khái niệm hoàn chỉnh về Địa lí KT – XH cũng như các kĩ năng Địa lí khác.
Một số chương trình nghiên cứu của các nhà tâm lí giáo dục học về quá
trình nhận thức của HS THPT ở nước ta hiện nay đều cho rằng: Ở lứa tuổi này
(15 – 17) các em muốn đi sâu vào tìm hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng cũng
như nguyên nhân của các quá trình Địa lí. Mặt khác, ở lứa tuổi này các em cũng
đã có một trình độ hiểu biết nhất định trong học tập, đã có năng lực quan sát,
phân tích, khái quát và có khả năng tự học, độc lập nắm tri thức nếu được giáo
viên hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo,…

1.3. Tình hình giảng dạy ở trường phổ thông hiện nay
Trong các môn học ở trường phổ thông, vai trò của môn Địa lí có thể ít
được HS chú ý đến và nó thực sự bị coi là một môn phụ, không thu hút được
hứng thú của HS, từ đó dẫn đến tư tưởng chán nghề của GV. Chính vì vậy, tỉ lệ
HS hứng thú học tập môn Địa lí vẫn còn ở mức thấp.
Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Để đổi mới phương pháp dạy học, đòi hỏi
người thầy không chỉ có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng mà còn phải tự mình
vượt qua thói quen đã ăn sâu, bám rễ (một số giáo viên còn bám theo chương
trình sách giáo khoa cũ, phương pháp dạy học truyền thống đã ăn sâu vào nghiệp
vụ sư phạm nên khó dứt bỏ trong nghày một, ngày hai). Để đổi mới phương
pháp dạy học, đòi hỏi người thầy phải làm quen với công nghệ thông tin và
những phương tiện dạy học hiện đại, sử dụng được đa dạng các hình thức kiểm
tra đánh giá, tiếp cận với những đòi hỏi mới về yêu cầu kiến thức, kĩ năng cùng
như tâm lí học trò…
Phương pháp dạy học phổ biến ở các trường THPT hiện nay là các phương
pháp truyền thống, dễ gây cảm giác nhàm chán, HS khó tiếp thu, không đảm bảo
yêu cầu của việc đổi mới. Trong dạy học truyền thống, tư duy phát triển một cách
tuần tự và có giới hạn, kiến thức tiếp nhận sau quá trình học tập trên lớp chỉ dừng
lại ở mức biết và hiểu. Để thực hiện sự hiểu, HS phải áp dụng giải nhiều bài tập,
vì thế trình độ tư duy chỉ dừng ở mức độ áp dụng, HS cùng rất khó có thể thiết lập
một tổng thể kiến thức mới (kiến thức tổng hợp), hay vận dụng một các sáng tạo

14


Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án
vào giải quyết một vấn đề thực tiễn. Dạy học dự án hướng tới phát triển kĩ năng
sống, hợp tấc, giao tiếp, quản lí, tổ chức, điều hành, ra quyết định, tích hợp công
nghệ thông tin vào giải quyết công việc và thực hiện các ản phẩm… Do vậy việc

đưa những phương pháp mới vào việc dạy học là rất phù hợp.
2. Nguyên tắc xác định nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học để GDDLBV cho HS lớp 12
Xuất phát từ nội dung bài học và đảm bảo tính chọn lọc khi lồng ghép vào
chương trình Địa lí. Việc lựa chọn chủ đề của dự án phụ thuộc vào sự hứng thú,
quan tâm của HS và kinh nghiệm các em đã có. Chủ đề dự án có thể hấp dãn với
một học sinh, một nhóm HS hay cả lớp. Bằng việc quan sát và thảo luận trên
lớp, GV sẽ phát hiện ra HS quan tâm đến vấn đề gì, vấn đề già thực sự hấp dẫn
với các em. Ngoài ra, còn có các cách làm khác như: hộp thư gợi ý thu thập sáng
kiến, đề nghị của HS, báo tường, sự kiện mang tính thời sự, thảo luận lấy ý
kiến… Chủ đề diễn đạt tốt nhất dưới dạng một vấn đề cần giải quyết. Kết quả
cuối cùng của dự án học tập sẽ là lời giải đáp cho vấn đề đó. Điều này kích thích
học sinh hoạt động, lên kế hoạch và đặ mục tiêu đề ra.
PP dạy học phải kích thích được động cơ, hứng thú của người học, đồng
thời đảm bảo được lượng thời gian cho phép của mỗi bài học
Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phải đảm bảo tính vừa
sức, phù hợp với đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của HS
3. Thiết kế hoạt động GDDLBV bằng phương pháp dự án
Dựa vào chương trình SGK, nội dung và yêu cầu bài học, bài 44, 45 tìm
hiểu về Địa lí địa phương được chọn để thiết kế theo phương pháp dự án.
Quy trình thiết kế bài học được thực hiện như sau:
Nội dung dự án: Tìm hiểu du lịch địa phương Vĩnh Phúc
1. Mục tiêu: Sau khi thực hiện dự án, HS có khả năng:
- Nêu được đặc điểm cơ bản và tình hình phát triển du lịch ở Vĩnh Phúc.
- Xác định và diễn tả những dấu hiệu của sự phát triển du lịch không bền vững.
- Đề xuất những ý tưởng của bản thân về phát triển du lịch bền vững.
2. Những điều kiện cơ bản:
- Các phương tiện khảo sát thực tế như máy ảnh…và các tài liệu có liên quan.

15



Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án
- PP: dạy học dự án
- Thời gian: Tìm hiểu thực tế trong thời gian 1 tuần, trình bày trên lớp 1 tiết.
- Dự kiến sản phẩm: Một bài báo cáo trước lớp hoặc 1 bài trình bày
powerpoint.
3. Tổ chức quá trình và các hoạt động dạy học
- Hình thành và xác lập các dự án tìm hiểu DLBV ở Vĩnh Phúc: khởi động
và đặt vấn đề nhận thức; động não và thu thập ý tưởng; hình thành dự án cụ thể;
xây dựng kế hoạch và chương trình thực hiện
- Tổ chức cho các nhóm HS thực hiện dự án: Tổ chức thu thập tài liệu thực
địa; tổ chức xử lí trình bày các kết quả; HS trình bày kết quả.
- Tổ chức tổng kết đánh giá: Trình bày sản phẩm; rút kinh nghiệm, đề ra
hướng hoạt động tiếp theo.
4. Đánh giá sản phẩm
- GV đánh giá kết quả dự án, tổng kết quá trình làm việc, HS đạt được
những gì về kiến thức, thái độ, hành vi sau khi thực hiện dự án.
- GV khích lệ động viên quá trình làm việc của HS, có các hình thức khen
thưởng, nhắc nhở với từng cá nhân, nhóm HS cụ thể.
5. Nội dung sản phẩm của dự án
HS trình bày bằng một bài báo cáo.
I. Đặc điểm cơ bản và tình hình phát triển du lịch ở Vĩnh Phúc
1. Đặc điểm cơ bản của du lịch Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc được biết đến là tỉnh có nhiều tài nguyên và tiềm năng để phát
triển du lịch. Thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ, Vĩnh Phúc có vị trí thuận lợi trong
giao lưu phát triển kinh tế và dịch vụ. Quốc lộ 2 chạy qua tỉnh đã được nâng cấp,
tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai – Côn Minh nối Hà Nội với các tỉnh phía Bắc
cùng với dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai – Côn Minh (Trung Quốc)
đang được xây dựng chạy qua địa bàn tỉnh, sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy hợp

tác phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa giữa các nước, vùng lãnh thổ có dòng
sông Mêkông chảy qua. Nằm kề với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, một
trong 2 cảng hàng không lớn nhất cả nước. Vĩnh Phúc gần với điểm đầu của
quốc lộ 18 nối với Quảng Ninh, là cánh cửa mở ra biển để phát triển các ngành

16


Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án
kinh tế cũng như dịch vụ du lịch. Đặc biệt, Vĩnh Phúc có lợi thế lớn nhờ giáp
ranh với Thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và cũng là trung
tâm du lịch lớn của cả nước. Ngoài giao thông đường bộ và đường sắt, Vĩnh
Phúc là địa phương có hệ thống sông khá dày đặc với hai con sông lớn là sông
Hồng và sông Lô, đây là một thế mạnh có thể phát triển các tour du lịch hấp dẫn
với việc xây dựng các bến thuyền du lịch ở những địa điểm thích hợp. Những
thuận lợi về giao thông sẽ góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển du lịch,
dịch vụ của tỉnh.
Vĩnh Phúc nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng Sông
Hồng với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Địa hình như vậy tạo cho Vĩnh
Phúc nhiều cảnh quan hấp dẫn như: Dãy Tam Đảo, nơi có Khu du lịch Tam Đảo
– Điểm nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho du khách; các hồ: Đại Lải, Bò Lạc, Vân
Trục, Thanh Lanh, Xạ Hương, đầm Vạc, đầm Rưng… là những tài nguyên du
lịch quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho Vĩnh Phúc; vườn cò Hải Lựu, vườn cò
Đạo Trù… là điểm du lịch sinh thái tham quan, nghiên cứu hấp dẫn gắn liền với
những tua du lịch đồng quê.
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc bộ Văn Lang thời các Vua Hùng dựng nước, trong
dòng chủ lưu lịch sử phát triển dân tộc. Trải qua quá trình phát triển thăng trầm
của lịch sử cho đến ngày nay, trên địa bàn tỉnh có hệ thống tài nguyên du lịch
nhân văn phong phú mang giá trị cao như: Khu Di tích Danh thắng Tây Thiên,
thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức, đền thờ Tả

tướng quốc Trần Nguyên Hãn, tháp Bình Sơn – chùa Vĩnh Khánh, chùa Hà
Tiên, cụm đình Hương Canh, đình Thổ Tang, Khu Di chỉ khảo cổ học Đồng
Đậu… các lễ hội truyền thống (lễ hội Tây Thiên, lễ hội Chọi trâu, lễ hội đền
Thính…); các làn điệu dân ca, dân vũ độc đáo (hát Trống Quân, hát Soọng cô,
hát Sịnh ca…) và các sản phẩm thủ công, làng nghề truyền thống (làng gốm
Hương Canh, làng mộc Thanh Lãng, làng rắn Vĩnh Sơn, làng rèn Lý Nhân, nghề
đá Hải Lựu...); trò chơi dân gian đặc sắc cùng nhiều món ăn đặc sản mang đậm
màu sắc địa phương của Vĩnh Phúc cũng là sức hút du khách.
2. Tình hình phát triển du lịch ở Vĩnh Phúc
Những năm qua, tiềm năng du lịch của Vĩnh Phúc đã được quan tâm, đầu
tư, khai thác đặc biệt là sản phẩm du lịch nghỉ mát, sinh thái và du lịch tâm linh.
Số lượng khách nội địa đến Vĩnh Phúc tăng trên 20%/năm; khách quốc tế tăng
17


Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án
bình quân trên 25%. Du lịch Vĩnh Phúc có thế mạnh về Tam Đảo, Đại Lải, Tây
Thiên; hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch được quan tâm; có vị trí gần thủ đô
Hà Nội và sân bay quốc tế Nội Bài. Tuy nhiên, du lịch Vĩnh Phúc cũng có mặt
còn yếu như: đội ngũ lao động trong ngành du lịch còn thiếu về số lượng, yếu về
chất lượng; sản phẩm du lịch còn hạn chế; khă năng kết nối với các địa phương
trong vùng còn yếu...
II. Những dấu hiệu của sự phát triển du lịch không bền vững
Du lịch Vĩnh Phúc có bước phát triển khá mạnh, góp phần thúc đẩy các
ngành kinh tế của tỉnh phát triển. Tuy nhiên, du lịch Vĩnh Phúc cũng đang đứng
trước khó khăn và sức ép về môi trường, đã xuất hiện những dấu hiệu của sự
phát triển không bền vững.
Tốc độ phát triển du lịch quá nhanh trong điều kiện còn thiếu phương tiên
xử lí môi trường, nhận thức và công cụ quản lí của Nhà nước về môi trường
trong ngành còn hạn chế nên vấn đề môi trường diễn biến khá phức tạp, rác thải

trong các khu du lịch dã ngoại và các điểm tham quan du lịch vẫn còn chưa
được xử lí. Nhiều loài sinh vật có nguy cơ bị suy giảm.
Việc khai thác các di tích lịch sử văn hóa của tỉnh phục vụ nhu cầu du lịch
trong thời gian qua còn hạn chế. Việc bảo tồn, nâng cấp các di tích lịch sử, văn
hóa, nghệ thuật phục vụ cho hoạt động du lịch còn nhiều bất cập. Biện pháp
quản lí cụ thể, sự phối hợp quản lí giữa các ngành, các cấp, các địa phương còn
chưa cao, do vậy, việc khai thác kinh doanh còn chưa thống nhất, gây tác hại
xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường. Hoạt động lễ hội diễn ra khá rầm
rộ trong nnhững năm gần đây, nhưng chủ yếu có tính tự phát và được tiến hành
theo cổ lệ một cách phục cổ.
Sản phẩm du lịch nhìn chung cón nghèo nàn, chất lượng của sản phẩm du
lịch chưa cao, sức cạnh tranh còn thấp. Tính đặc thù của sản phẩm còn chưa rõ
nét, lợi thế của mỗi vùng, môi địa phương chưa được khai thác và phát huy triệt
để. Các loại hình du lịch mới tuy đã được chú ý nghiên cứu phát triển, song chưa
thu hút được nhiều du khách.
Trình độ quản lí và đội ngũ cán bộ, nhân viên chưa ngang tầm đòi hỏi của
yêu cầu, nhiệm vụ phát triển ngành du lịch. Chất lượng đội ngũ trong ngành
chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách, nhất là khách quốc tế.

18


Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án
Xét trên quan điểm bền vững, thực trạng tài nguyên khai thác du lịch Vĩnh
Phúc trong thời gian gần đây đã bộc lộ những dâu hiệu của sự phát triển du lịch
thiếu bền vững.
III. Đề xuất những ý tưởng của bản thân về phát triển du lịch bền vững
- Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững
- Xây dựng qui hoạch cụ thể phát triển du lịch Vĩn Phúc
- Phát triển du lịch kết hợp với bảo vệ tài nguyên và môi trường

- Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch
- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực
- Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về du lịch

19


Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Mục đích và ý nghĩa của thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra đánh giá tính khả thi và hiệu quả của
việc thực hiện GDDLBV qua môn Địa lí 12 – THPT bằng PP dạy học dự án.
Thu thập ý kiến của GV và HS các lớp thực nghiệm về thực trạng giảng
dạy môn Địa lí và khả năng lồng ghép nội dung GDDLBV trong môn Địa lí hiện
nay làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài.
Kết quả thực nghiệm sẽ tạo ra cơ sở để đề xuất khả năng ứng dụng các kết
quả nghiên cứu cho GV và HS.
2. Nội dung và phương pháp của thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm với 2 giáo án với nội dung: Tìm hiểu du lịch địa
phương Vĩnh Phúc.
Một giáo án theo hướng HS làm trung tâm (thầy là người hướng dẫn, gợi ý,
HS là người tìm đề tài cho dự án và lên kế hoạch thực hiện)
Một giáo án theo hướng thầy làm trung tâm (thầy giáo nêu ra dự án cần
hoàn thành, cung cấp tài liệu liên quan cho học sinh)
3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm
Địa bàn thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm ở một số lớp tại một số
trường: THPT Nguyễn Duy Thì - Vĩnh Phúc, THPT Yên Dũng 3 – Bắc Giang.
Ở mỗi bài thực nghiệm chúng tôi chọn 1 GV dạy tại hai lớp cùng trường
trong đó có một lớp thực nghiệm, một lớp đối chứng.

Trong quá trình chuẩn bị bài giảng cho lớp thực nghiệm, chúng tôi chuẩn bị
sẵn kế hoạch thực hiện phục vụ cho nội dung của bài học, lập sẵn một số câu hỏi.
Thống nhất với GV về phương pháp và nội dung cơ bản của bài dạy và các
bước tiến hành thực nghiệm. Ở đây lớp đối chứng GV vẫn dạy bình thường theo
tiến trình chung của bài dạy, thầy là nguyên cung cấp tư liệu, kiến thức cho HS.
Tổ chức kiểm tra trình độ nhận thức của HS sau bài dạy ở cả lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng.
20


Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án

Kết quả thực nghiệm:
Trường

THPT Nguyễn Duy Thì

THPT Yên Dũng 3

Lớp SLHS

Điểm
kém

Điểm
khá

(%)

Điểm

TB
(%)

(%)

Điểm
giỏi
(%)

ĐC

29

10

54

32

4

TN

33

5

47

42


6

ĐC

32

8

45

42

5

TN

33

4

38

50

8

4. Nhận xét kết quả thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng chất lượng học tập của các HS ở các
lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều này thể hiện ở chỗ đã có sự thay

đổi tương quan điểm số ở bài kiểm tra. So với lớp đối chứng kết quả kiểm tra ở
các lớp thực nghiệm như sau:
+ Điểm kém, điểm trung bình giảm.
+ Điểm khá, giỏi tăng lên.
Tuy nhiên, mới chuyển từ điểm trung bình lên điểm khá. Số lượng điểm
giỏi tăng lên chưa nhiều. Nguyên nhân của tình hình này là:
+ Thời gian thực nghiệm còn hạn chế.
+ Các em còn chưa thành thạo trước phương pháp học tập độc lập.
+ Trình độ HS còn yếu.
Việc khai thác nội dung GDDLBV trong SGK Địa lí giúp các em có hứng
thú học tập hơn.
Việc sử dụng PP dạy học dự án giúp HS có được kĩ năng suy nghĩ và làm
việc với thực tiễn dễ dàng hơn.
Hình thức dạy học ngoại khóa rất bổ ích với HS, đây cũng là nguyện vọng
của nhiều HS.

21


Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án
Mức độ thành công của bài học phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm dạy học
của GV.

Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Du lịch là ngành mũi nhọn, có triển vọng phát triển tốt.
Du lịch bền vững là xu hướng phát triển chung của thế giới và Việt Nam,
tuy nhiên hiện nay xuất hiện nhiều dấu hiệu của sự phát triển du lịch không bền
vững đòi hỏi cần nhận thức đúng để có biện pháp khắc phục.
Những năm gần đây, du lịch Vĩnh Phúc có bước phát triển khá mạnh mẽ,
tạo được sự chú ý của khách du lịch và các nhà đầu tư, đóng góp tích cực vào sự

nghiệp tăng trưởng kinh tế địa phương, có xu hướng trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, du lịch của tỉnh đã bộc lộ
những dâu hiệu của sự phát triển thiếu bền vững. Nghiên cứu phát triển bền
vững du lịch bền vững cho lứa tuổi học sinh là hết sức thiết thực, góp phần giáo
dục ý thức giữ gìn và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên và môi trường cũng là
góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh và của cả nước.
Giáo dục DLBV là việc làm cần thiết, tuy nhiên các hình thức giáo dục du
lịch bền vững trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu về nội dung và
phương pháp.
Phương pháp dạy học dự án là một công cụ hữu hiệu để giáo dục du lịch
bền vững cho HS lớp 12.
Trong thới gian hạn chế, đề tài đã bước đầu mở ra những định hướng cho
giáo viên và học sinh những phương pháp dạy học hiệu quả và chủ đề dạy học
địa lí địa phương mang tính cần thiết giáo dục ý thức, cung cấp kiến thức và
định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Do thời gian hạn chế, đề tài này
không tránh khỏi những thiếu xot, mong được sự góp ý của bạn bè, đồng nghiệp
và các em học sinh để đề tài được hoàn thiện hơn.

22


Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án

DANH MỤC VIẾT TẮT

THPT

: Trung học phổ thông

GV


: Giáo viên

HS

: Học sinh

GDDLBV

: Giáo dục du lịch bền vững

PT DLBV

: Phát triển du lịch bền vững

DHDA

: Dạy học dự án

KT – XH

: Kinh tế - xã hội

SGK

: Sách giáo khoa

TN

: Thực nghiệm


DC

: Đối chứng

23


Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án

MỤC LỤC

MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sở thương mại và du lịch Vĩnh Phúc, Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2010 và Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
2. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, Lí luận dạy học Địa lí (Phần đại
cương), NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2006.
3. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, Phương pháp dạy học Địa lí theo
hướng tích cực, NXB Đại học Sư phạm, năm 2004.
4. Nguyễn Trọng Phúc, Một số vấn đề trong dạy học Địa lí ở trường phổ
thông Việt Nam, NXB Giáo dục, năm 2001.
5. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hâu, Nguyễn
Kim Hồng, Địa lí Du lịch, NXB Tp. Hồ Chí Minh, năm 1996.
6. Lê Thông, Nguyễn Thị Minh Phương, Phạm Viết Hồng, Nguyễn Việt
Hưng, Ông Thị Đan Thanh, Trần Đức Tuấn, Nguyễn Đức Vũ, Địa lí 11
(sách giáo viên), NXB Giáo dục, năm 2007.

7. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ giáo dục
vì sự phát triển bền vững, Nâng cao nhận thức và phát triển du lịch bền
vững trong thời đại toàn cầu hóa, NXB Đại học Sư phạm, năm 2007.
24


Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án
8. Webside: vinhphuc.gov.vn

25


×