Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

NGÂN HÀNG câu hỏi CSSK NGƯỜI CAO TUỔI (124 câu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.64 KB, 22 trang )

NGÂN HÀNG CÂU HỎI HỌC PHẦN
CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI
I. Chọn đáp án đúng:
Những thay đổi thể chất của người già gồm:
a. Phản ứng chậm
d. Dễ mắc bệnh hơn người trẻ
b. Sự đi đứng chậm chạp
e. Gãy xương lâu lành hơn người trẻ.
c. Trí nhớ suy giảm
f. Ngủ nhiều hơn
A. a,b,c,d,f.
B. a,b,c,d,e.
C. a,b,d,e,f
D. a,b,c,d,e,f.
Có mấy các dạng tâm lý của người cao tuổi.
A. 8
B. 9
C. 10
D. 11
Theo phân chia lứa tuổi Theo Tổ chức Y tế Thế giới, người cao tuổi là người:
A. Từ 45 đến 59
B. Từ 60 đến 74
C. Từ 75 đến 89
D. Từ 90 trở lên
Đặc điểm nào “không” thuộc dạng tâm lý xa lánh cuộc sống.
A. Người cao tuổi này có tính cách từ xưa đến nay vẫn ưa sống bằng nội tâm.
B. Yêu cầu của họ đối với cuộc sống những năm tháng cuối đời không cao.
C. Họ bình tĩnh ứng phó với các vấn đề trong cuộc sống.
D. Họ không muốn nhờ người khác giúp đỡ, tâm lý thâm trầm, lối sống trầm lặng.
Đặc điểm nào thuộc dạng loại bi quan tự trách.
A. Người cao tuổi này hết sức tự ti, tâm trạng ủ rũ và nản lòng thoái chí.


B. Người cao tuổi này có tính quen ỷ lại, rất cần người khác giúp đỡ về mặt tình cảm
trong cuộc sống.


C. Tranh thủ sự đồng tình của người khác nhằm thoả mãn nhu cầu tình cảm.
D. Thuộc tính cách yếu đuối.
Đặc điểm nào thuộc dạng năng động thích làm việc.
A. Tranh thủ sự đồng tình của người khác nhằm thoả mãn nhu cầu tình cảm.
B. Tích cực duy trì các hoạt động vốn có từ trước.
C. Người cao tuổi này dễ tìm thấy sự thăng bằng trong tâm lý và dễ thích nghi với hoàn
cảnh.
D. Làm những công việc mà mình ưa thích, hợp với sức mình.
Điều nào không đúng khi cư xử với người cao tuổi.
A. Quan tâm đến những nhu cầu thực tế và căn bản của các cụ.
B. Kiên nhẫn, tìm cách chứng minh là các cụ sai lầm.
C. Lắng nghe các cụ nói và ghi nhận.
D. Cung cấp và tạo điều kiện cho các cụ có những sinh hoạt giải trí.
Tâm lý người cao tuổi dạng xa lánh cuộc sống:
A. Thích giao tiếp.
B. Không thích sống trầm lặng.
C. Yêu cầu không cao.
D. Yêu cầu cao.
Tâm lý người cao tuổi dạng phẫn nộ bất mãn:
A. Cho rằng thất bại là do bất mãn.
B. Mặc cảm mình có lỗi.
C. Trút oán hận lên người khác.
D. Rất cần người khác giúp đỡ.
Về tình cảm, người cao tuổi:
A. Hay quên những kỷ niệm xưa.
B. Sống bằng những kỷ niệm xưa.

C. Không nghỉ mình hết vai trò trong gia đình.
D. Nhiều kiến thức nhanh chóng bị lạc hậu.


Các loại tâm lý người cao tuổi, ngoại trừ:
A. Loại vui vẻ, tích cực.
B. Loại xa lánh cuộc sống.
C. Loại chán chường.
D. Loại bất cần đời.
Về nhận thức ở người cao tuổi:
A. Có kinh nghiệm nên tiếp thu cái mới dễ.
B. Hiểu rõ mặt mạnh của mình.
C. Tăng tự tin.
D. Không nản chí.
Về tâm lý người cao tuổi:
A. Có mô hình thống nhất cho mọi người.
B. Không có mô hình thống nhất cho mọi người.
C. Phần lớn ít đa dạng.
D. Cứng nhắc, ít thay đổi.
Về nhân cách ở người cao tuổi:
A. Thường có tính ổn định.
B. Hiểu tâm lý người đời.
C. Hiểu biết bất cập với thời đại.
D. Coi trọng vật chất.
Phát biểu nào đúng về thói quen ăn uống trong một thời gian dài của người cao tuổi
A. Người cao tuổi thường giữ thói quen ăn uống được hình thành từ nhiều năm và rất khó
thay đổi.
B. Cách ăn uống của người cao tuổi là kết quả của thói quen ăn uống được hình thành và
duy trì trong một thời gian dài.
C. Thực phẩm cũng có mối liên quan với kỷ niệm đẹp lúc còn trẻ nên ảnh hưởng rất lớn

đối với người cao tuổi.
D. Cả 3 đáp án trên.
Phát biểu nào sau đây đúng về yếu tố tâm lý ảnh hưởng dinh dưỡng ở người cao tuổi:


A. Có người ăn quá mức để tìm niềm vui trong ăn uống khi buồn chán nên dẫn đến tăng
cân – béo phì.
B. Sự lo âu còn làm tăng tiết dịch tiêu hóa dẫn đến các bệnh lý về dạ dày như: viêm loét
dạ dày,....
C. Sự lo âu còn làm giảm tiết dịch tiêu hóa dẫn đến giảm hiệu quả hấp thu chất dinh
dưỡng.
D. Sự lo âu không ảnh hưởng tới tiết dịch tiêu hóa.
Có mấy nhu cầu dinh dưỡng người cao tuổi:
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10
Phát biểu nào sau đây sai về ảnh hưởng của thuốc đến dinh dưỡng ở người cao tuổi.
A. Một số thuốc làm thay đổi khẩu vị và khả năng nhận biết mùi nên sẽ làm giảm sự
ngon miệng và sở thích ăn uống.
B. Thuốc còn có thể làm tăng nhu cầu sử dụng một số chất dinh dưỡng nhất định.
C. Tốc độ chuyển hóa của thuốc và giải độc chất bởi gan ở người cao tuổi sẽ nhanh hơn
so với người trẻ hoặc trung niên.
D. A và B.
Các phát biểu nào sau đây là đúng về nhu cầu dinh dưỡng của người cao tuổi:
A. Quá trình lão hóa thường đi kèm với sự tăng nhu cầu năng lượng do giảm họat động
thể lực và giảm chuyển hóa cơ bản.
B. Quá trình lão hóa thường đi kèm với sự tăng nhu cầu năng lượng do tăng họat động
thể lực và giảm chuyển hóa cơ bản.
C. Quá trình lão hóa thường đi kèm với sự giảm nhu cầu năng lượng do giảm họat động

thể lực và giảm chuyển hóa cơ bản.
D. Quá trình lão hóa thường đi kèm với sự giảm nhu cầu năng lượng do tăng họat động
thể lực và giảm chuyển hóa cơ bản.
Các phát biểu nào sau đây là đúng về nhu cầu dinh dưỡng của người cao tuổi:


A. Nhu cầu chất đạm ở người cao tuổi giảm so với lúc trẻ. Tuy nhiên, khả năng tiêu hóa
và hấp thu đạm ở người cao tuổi thấp, khả năng tổng hợp chất đạm của cơ thể cũng giảm
nên rất dễ xảy ra tình trạng thiếu đạm.
B. Nhu cầu chất đạm ở người cao tuổi bằng so với lúc trẻ. Tuy nhiên, khả năng tiêu hóa
và hấp thu đạm ở người cao tuổi thấp, khả năng tổng hợp chất đạm của cơ thể cũng giảm
nên rất dễ xảy ra tình trạng thiếu đạm.
C. Nhu cầu chất đạm ở người cao tuổi tăng so với lúc trẻ. Tuy nhiên, khả năng tiêu hóa
và hấp thu đạm ở người cao tuổi thấp, khả năng tổng hợp chất đạm của cơ thể cũng giảm
nên rất dễ xảy ra tình trạng thiếu đạm.
D. Cả 3 đáp án đều sai.
Các phát biểu nào sau đây là “không” đúng về nhu cầu dinh dưỡng của người cao tuổi:
A. Người cao tuổi nên hạn chế muối và các loại đường mía, bánh kẹo, nước ngọt…
B. Người cao tuổi nên ăn nhiều acid béo no và hạn chế chất béo không no.
C. Người cao tuổi nên hạn chế các loại thịt nhất là thịt mỡ. Thay vào đó thì nên ăn cá (ít
nhất 3 bữa cá trong tuần).
D. Người cao tuổi nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, khoai, bắp, mì,...
Các phát biểu nào sau đây là “không” đúng về nhu cầu dinh dưỡng của người cao tuổi:
A. Người cao tuổi thường giảm nhạy cảm với cảm giác khát nước nên dễ bị thiếu nước.
Do đó, cần chú ý uống nước thường xuyên dù không khát, nhất là vào mùa hè.
B. Chất xơ giúp thải độc chất qua đường tiêu hóa, hạn chế táo bón, giảm hấp thu
cholesterol từ chế độ ăn vào cơ thể.
C. Người cao tuổi nên hạn chế muối hoặc các thực phẩm mặn (mắm, khô, dưa muối, đồ
hộp…) trong khẩu phần.
D. Các chất gây oxy hóa có nhiều trong rau quả bao gồm: Vitamin E, C , B, PP, betacaroten, lutein, lycopen, các chất màu trong thảo mộc, rau quả.

Tỉ lệ giữa FR và AO tuổi càng cao thì:
A. AO/FR giảm.
B. AO/FR cân bằng.
C. AO/FR >1.
D. AO/FR ≥1.


Parkinson là bệnh lý thoái hóa thần kinh, diễn tiến ...(a)... và thường gặp ở người cao
tuổi. Tổn thương chủ yếu của bệnh xảy ra ở các vùng tiết ra chất ...(b)... (liềm đen), là
chất dẫn truyền thần kinh trong mối liên hệ giữa thần kinh và cơ bắp.
A. (a) cấp tính – (b) Oxytocin
B. (a) mãn tính – (b) Dopamin
C. (a) mãn tính – (b) Oxytocin
D. (a) cấp tính – (b) Dopamin
Phát biểu nào sai sau đây về bệnh parkinson:
A. Bệnh lý thoái hóa thần kinh.
B. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi.
C. Một số triệu chứng điển như: run, trầm cảm, cứng đơ.
D. Bệnh có gặp ở người trẻ.
Bệnh parkinson triệu chứng run khi:
A. Khi vận động gắng sức và run một bên cơ thể.
B. Khi nghỉ ngơi và tư thế nửa nghỉ.
C. Khi nghỉ ngơi và khi vận động.
D. Khi vận động gặng sức và khi làm động tác hữu ý.
Một số triệu chứng cơ bản của bệnh Parkinson
A. Run, cứng đơ, chậm vận động, rối loạn mất thăng bằng
B. Run, cứng đơ, chậm vận động, rối loạn cảm xúc.
C. Run, cứng đơ, chậm vận động, rối loạn mất cảm giác.
D. Run, cứng đơ, chậm vận động, rối loạn mất cảm giác và cảm xúc.
Phát biểu nào ra đây là sai về bệnh Parkinson.

A. Run là triệu chứng thường gặp ở bệnh Parkinson.
B. Bệnh parkinson là không điều trị tốt tiến triển thành mãn.
C. Các triệu chứng trong bệnh Parkinson thường không đối xứng.
D. Ưu tiên hàng đầu điều trị nội khoa.
Triệu chứng nào sau đây không thuộc triệu chứng của bệnh Parkinson.


A. Khó quay cổ, xoay người.
B. Khó làm những cử động khéo léo của các ngón tay.
C. Nét mặt đờ đẫn, ít biểu lộ cảm xúc như người bình thường.
D. Người cứng đơ, dáng người đi thẳng đứng.
Triệu chứng nào sau đây thuộc triệu chứng của bệnh Parkinson.
A. Bệnh nhân rất khó khởi động các cử động của mình, mọi việc đều làm rất chậm chạp.
B. Bệnh nhân ngồi vào ghế khó khăn, đứng dậy khỏi ghế khó khăn.
C. Khi đi dễ bị té.
D. Cả 3 đáp án trên.
Khi giáo dục sức khỏe cho người bệnh Parkinson thì đâu “không” phải là dấu hiệu của
bệnh:
A. Thay đổi biểu cảm của nét mặt .
B. Đi kéo lết ở một bên chân, giọng nói trở nên nhỏ hơn, cảm giác run ở bên trong cơ thể.
C. Quên những sự việc quan trọng.
D. Cảm giác tê bì, kim châm, đau, hoặc khó chịu mơ hồ ở vùng gáy hoặc ở chân tay.
Tại sao trong điều trị bệnh Parkinson lại trì hoãn dùng L - dopa càng dài càng tốt.
A. Hiện tượng loạn động do dopamine.
B. Những khó khăn trong việc điều trị bệnh.
C. L - dopa không phải là thuốc thay thế dopamine.
D. Cả A và B.
Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở khoảng 5% đối với người:
A. 85 tuổi trở lên.
B. 55 tuổi trở lên.

C. 65 tuổi trở lên.
D. 75 tuổi trở lên.
Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở khoảng 20% đối với người:
A. 85 tuổi trở lên.
B. 55 tuổi trở lên.
C. 65 tuổi trở lên.


D. 75 tuổi trở lên.
Yếu tố nguy cơ của bệnh Alzheimer, ngoại trừ:
A. Tuổi; Giới tính
B. Cao huyết áp và thoái hóa khớp.
C. Tăng cholesterol máu.
D. Hội chứng Down; Dân tộc.
Bệnh Alzheimer là bệnh :
A. Dễ chữa.
B. Khó chữa.
C. Không chữa khỏi.
D. Chữa khỏi.
Khi thực chăm sóc chế độ ăn cho người bệnh Alzheimer khuyên người bệnh nên hạn chế:
A. Việc nấu nướng.
B. Xen kẽ món ăn khác nhau.
C. Ăn món ăn cầm tay.
D. Cho ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Khi thực chăm sóc chế độ sinh hoạt cho người bệnh Alzheimer nên “ngoại trừ”:
A. Để ngủ ngon giấc ban đêm.
B. Khuyến khích người bệnh tham dự nhiều sinh hoạt ban ngày.
C. Uống nhiều nước buổi chiều và ban đêm.
D. Không nên cho uống nhiều thuốc ngủ, giới hạn ngủ ngày.
Khi thực chăm sóc chế độ sinh hoạt cho người bệnh Alzheimer khuyên người nhà không

nên:
A. Tỏ ra khó khăn với người bệnh.
B. Mua giày có dây cột chắc chắn cho người bệnh.
C. Mua quần áo: cần quần áo bó sát người cho người bệnh.
D. Cả 3 đáp án trên.
Triệu chứng lâm sàng nào không thuộc loãng xương cột sống ở người cao tuổi:


A. Đau cột sống, co rút chi, gãy xương.
B. Đau cột sống, chiều cao giảm, gãy xương.
C. Đau cột sống, gù vẹo cột sống, gãy xương.
D. Đau cột sống, phồng đốt sống, gãy xương.
Khi chăm sóc cho người cao tuổi bị loãng xương, chế độ ăn 100g cua đồng có chứa:
A. 1.400mg calcium
B. 1.310mg calcium
C. 1.120mg calcium
D. 1.220mg calcium
Khi thực chăm sóc chế độ ăn cho người cao tuổi bị loãng xương khuyên người bệnh nên
hạn chế:
A. Calcium và protein, cà phê
B. Calcium và cà phê, rượu
C. Rượu bia và thuốc lá, cà phê.
D. Rượu, cà phê và protein
Khi chăm sóc cho người cao tuổi bị loãng xương, chế độ ăn 100g sữa bột tách bơ có
chứa:
A. 1.400 mg calcium
B. 1.310mg calcium
C. 1.120mg calcium
D. 1.220mg calcium
Khi chăm sóc cho người cao tuổi bị loãng xương, chế độ ăn 100g rau ngót có chứa:

A. 100mg calcium
B. 150mg calcium
C. 200mg calcium
D. 210mg calcium
Khi chăm sóc cho người cao tuổi bị loãng xương, chế độ ăn 100g lòng đỏ trứng vịt có
chứa:
A. 169mg calcium


B. 760 mg calcium
C. 146 mg calcium
D. 210mg calcium
Khi chăm sóc cho người cao tuổi bị loãng xương, chế độ ăn 100g cua bể có chứa:
A. 141 mg calcium
B. 131mg calcium
C. 1.120mg calcium
D. 1.220mg calcium
Khi chăm sóc cho người cao tuổi bị loãng xương, chế độ ăn 100g rau cần có chứa:
A. 469mg calcium
B. 460 mg calcium
C. 310 mg calcium
D. 210mg calcium
Khi chăm sóc cho người cao tuổi bị loãng xương, thực hiện y lệnh thuốc nhóm
bisphosphonat cần lưu ý cách dùng thuốc phải thật đúng như thế nào:
A. Uống nguyên cả viên thuốc (không nhai) với ly nước đầy vào lúc bụng trống.
B. Không được ăn uống thức uống gì khác 30 phút sau khi uống thuốc kể cả uống thuốc
bổ sung calcium.
C. Không được nằm mà phải ngồi thẳng lưng hoặc đứng ở tư thế thẳng đứng trong vòng
30 phút sau khi uống thuốc.
D. Cả 3 đều đúng.


Người cao tuổi loãng xương thì triệu chứng đau có những biểu hiện nào ngoại trừ là:
A. Đau nhức các đầu xương.
B. Đau nhức, mỏi dọc các xương dài.
C. Đau nhức như châm chích toàn thân.
D. Đau tăng về sáng, nghỉ ngơi hết đau.


Người cao tuổi loãng xương có những hậu quả nào sau đây:
A. Triệu chứng đau giảm kèm theo gù vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực…
B. Triệu chứng đau giảm kèm theo dễ gãy xương cổ tay, gãy lún đốt sống, gãy cổ xương
đùi.
C. Giảm khả năng vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người có
tuổi.
D. Cả 3 đáp án trên

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là:
A. Một bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng khí, sự giới hạn này hồi phục không
hoàn toàn.
B. Một bệnh biểu hiện bởi sự tăng đáp ứng viêm bất thường phế quản do các hạt độc hay
khí.
C. Một bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng khí, sự giới hạn này hồi phục không
hoàn toàn và bởi sự tăng đáp ứng viêm bất thường phế quản do các hạt độc hay khí.
D. Một bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng khí, sự giới hạn này hồi phục hoàn toàn.
Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là:
A. FEV1/FVC giảm.
B. PEF giảm.
C. FEV1 giảm.
D. FEF 25 – 75% giảm.
Tỉ lệ bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do thuốc lá là khoảng:

A. 70%
B. 75%
C. 80%
D. 90%
Cơ chế sinh bệnh quan trọng nhất gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là:


A. Giảm thanh thải nhầy – lông.
B. Viêm và các yếu tố nguy cơ.
C. Stress oxy hoá.
D. Mất quân bình proteinase và antiproteinase.
Các triệu chứng lâm sàng chính của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm :
A. Đau ngực, khạc đàm và khó thở..
B. Ho, khạc đàm và khó thở.
C. Khạc đàm và khó thở.
D. Ho ra máu, khạc đàm và khó thở.
Khi chăm sóc chế độ ăn cho người cao tuổi COPD, thì điều nào sau đây là sai.
A. Cho người bệnh ăn đủ calo, tăng đạm, tăng vitamin.
B. Chế biến hợp khẩu vị người cao tuổi, tránh thức ăn khó tiêu, thức ăn gây dị ứng.
C. Ăn hạn chế muối.
D. Cho người bệnh ăn đủ calo, tăng vitamin.
Khi chăm sóc chế độ ăn cho người cao tuổi COPD, thì điều nào sau đây là sai.
A. Nếu người bệnh khó thở phải chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ.
B. Cho người cao tuổi uống nhiều nước (2- 3 lít/ 24h) khi chưa có suy tim để đờm loãng,
dễ khạc.
C. Lập bảng cân bằng dịch để theo dõi lưỡng nước vào ra cho người cao tuổi COPD.
D. Nếu đờm nhiều, khó khạc phải tiến hành làm động tác vỗ rung lồng ngực cho người
cao tuổi để long đờm ra.
Chuẩn đoán điều dưỡng nào sau đây là “không” đúng trong người cao tuổi COPD.
A. Giảm lưu thông đường thở do co thắt cơ trơn phế quản.

B. Giảm lưu thông đường thở do tăng tiết dịch phế quản.
C. Giảm lưu thông đường thở do phù nề niêm mạc khí quản.
D. Giảm lưu thông đường thở do có khối u chèn vào đường thở.
Chuẩn đoán điều dưỡng nào sau đây là đúng trong người cao tuổi COPD.
A. Khả năng làm sạch đường thở không hiệu quả do tăng tiết dịch phế quản.
B. Khả năng làm sạch đường thở không hiệu quả do đờm quánh đặc.


C. Khả năng làm sạch đường thở không hiệu quả do người cao tuổi không biết cách ho
cho hiệu quả.
D. Cả 3 đáp án.
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm sử dụng thuốc ở người cao tuổi.
A. Thuốc lưu lại trên đường tiêu hóa lâu.
B. Các thuốc tan trong nước sẽ bị giảm nồng độ.
C. Các thuốc tan trong mỡ bị chậm khởi đầu.
D. Vận chuyển thuốc trong máu giảm xuống.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói sử dụng thuốc ở người cao tuổi.
A. Tăng nhu động ruột ở người cao tuổi, dù tăng lượng máu tuần hoàn đến ruột thì việc
hấp thu trở nên khó khăn và chậm chạp hơn.
B. Tăng nhu động ruột cũng như giảm lượng máu tuần hoàn đến ruột dẫn đến việc hấp
thu trở nên khó khăn và chậm chạp hơn.
C. Giảm nhu động ruột ở người cao tuổi, dù tăng lượng máu tuần hoàn đến ruột thì việc
hấp thu trở nên khó khăn và chậm chạp hơn.
D. Giảm nhu động ruột cũng như giảm lượng máu tuần hoàn đến ruột dẫn đến việc hấp
thu trở nên khó khăn và chậm chạp hơn.
Điều dưỡng khi cho người cao tuổi uống thuốc lợi tiểu, cần phải theo dõi nhất là:
A. Cân nặng.
B. Tình trạng phù.
C. Biểu hiện hạ kali máu
D. Lượng nước tiểu trong 24h.

Thuốc làm dịu, gây ngủ và an thần có các tác dụng phụ, ngoại trừ:
A. Rối loạn trí nhớ.
B. Rối loạn cảm xúc
C. A và B
D. Mất ngủ.
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về nguyên tắc dùng thuốc cho người cao tuổi.
A. Nên dùng nhiều các thuốc được cho là “thuốc bổ”.


B. Dùng thuốc càng ít càng tốt.
C. Không nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi.
D. Gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường.
Khi dùng aspirin cho người cao tuổi cần chú ý đến.
A. Người đau dạ dày, người cao tuổi dùng lâu bị ù tai, liều cao gây điếc.
B. Người đau dạ dày, người cao tuổi dùng lâu bị mờ mắt, liều cao mù.
C. Người bệnh thận, người cao tuổi dùng lâu bị ù tai, liều cao gây điếc.
D. Người bệnh thận, người cao tuổi dùng lâu mờ mắt, liều cao gây mù.
Khi dùng thuốc kháng sinh cho người cao tuổi cần chú ý đến.
A. Chỉ dùng phối hợp kháng sinh khi thật cần thiết.
B. Vi khuẩn gây bệnh trên người già dễ kháng lại với thuốc.
C. Xác định được vi khuẩn gây bệnh ở người già mới dùng thuốc kháng sinh.
D. Cả 3 đáp án trên.
(a) Tai biến mạch máu não là bệnh tiến triển kéo dài và có thể để lại di chứng nặng nề.
VÌ VẬY (b) Điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh bị tai biến mạch máu não phải chu đáo
và tránh để xảy ra loét ép.
A. a đúng, b đúng. a, b có liên quan nhân quả.
B. a đúng, b đúng. a, b không có liên quan nhân quả.
C. a đúng, b sai.
D. a sai, b sai.
Yếu tố nguy cơ của TBMMN là :

A. Béo phì.
B. Tăng huyết áp.
C. Tiểu đường
D. Cả 3 đáp án trên.
Trong trường hợp phù não, tăng áp lực nội sọ thì để người bệnh nằm tư thế:
A. Tư thế đầu bằng.
B. Tư thế nằm nghiêng phải.
C. Tư thế nằm đầu thấp.


D. Tư thế nằm đầu cao 300 .
Khi chăm sóc chế độ vận động cho người cao tuổi TBMMN, thì điều nào sau đây là sai:
A. Tránh lao động trí óc căng thẳng, lo lắng quá độ.
B. Vận động và xoa bóp tay chân.
C. Vỗ rung lồng ngực, long đờm cho người cao tuổi.
D. Hạn chế xoay trở cho người cao tuổi chỉ 2 lần/ngày.
Khi chăm sóc chế độ vận động cho người cao tuổi TBMMN, thì dự phòng bị:
A. Loét ép.
B. Viêm phổi.
C. Gãy xương.
D. A và B.
Khi chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi TBMMN thì:
A. Hạn chế muối dưới 5g/ngày, hạn chế mỡ, các chất béo động vật.
B. Kiêng rượu, thuốc lá, chè đặc.
C. Đặt sonde dạ dày nuôi dưỡng nếu người cao tuổi không có khả năng nuốt.
D. Cả 3 ý trên.
Chuẩn đoán điều dưỡng nào sau đây là đúng trong người cao tuổi TBMMN
A. Nhức đầu do tăng huyết áp.
B. Nhức đầu do tăng áp lực nội sọ.
C. Nhức đầu do hạ huyết áp

D. B và C.
Chuẩn đoán điều dưỡng nào sau đây là đúng trong người cao tuổi TBMMN
A. Mất khả năng vận động do gãy xương
B. Mất khả năng vận động do liệt.
C. Nguy cơ nhiễm trùng hô hấp do nằm lâu.
D. B và C
Trong chăm sóc cho người cao tuổi tăng huyết áp lượng muối cần đưa vào hằng ngày:
A. < 3 gam


B. < 4 gam
C. < 5 gam
D. < 6 gam
Trong bệnh tăng huyết áp người cao tuổi có thể gây ra biến chứng ở các cơ quan sau:
A. Tim và mạch máu.
B. Não và mắt.
C. Thận.
D. Tất cả các cơ quan trên.
Tổn thương sớm nhất mà tăng huyết áp người cao tuổi có thể gây ra là:
A. Tổn thương động mạch võng mạc.
B. Dày thất trái.
C. Nhồi máu cơ tim.
D. Cơn hen tim.
Người cao tuổi bị tăng huyết áp cần phải điều trị:
A. Thường xuyên và lâu dài.
B. Khi có một biến chứng.
C. Khi có nhiều biến chứng.
D. Khi đo huyết áp thấy tăng.
Chăm sóc cho người cao tuổi bị tăng huyết áp, khi thực hiện y lệnh sử dụng thuốc hạ
huyết áp. Người Điều dưỡng cần theo dõi huyết áp cho người bệnh:

A. Trước khi dùng thuốc.
B. Sau khi dùng thuốc.
C. Buổi sáng và buổi chiều.
D.Trước và sau khi dùng thuốc.
Khi chăm sóc cho người cao tuổi bị tăng huyết áp, kỹ năng quan trọng nhất của điều
dưỡng khi nhận định là:
A. Phát hiện được các biến chứng của tăng huyết áp.
B. Đo huyết áp đúng kỹ thuật.
C. Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm.


D. Khai thác được các thuốc mà người bệnh đã sử dụng.
Khi chăm sóc cho người cao tuổi bị tăng huyết áp, mục tiêu quan trọng nhất của việc
kiểm soát tăng huyết áp là:
A. Nhanh chóng đưa huyết áp về mức bình thường.
B. Ngăn ngừa và hạn chế các biến chứng của tăng huyết áp.
C. Giúp cho người bệnh bớt các khó chịu do tăng huyết áp gây ra.
D. Cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Khi chăm sóc cho người cao tuổi bị tăng huyết áp chế độ ăn có tác dụng hạn chế tăng
huyết áp rõ rệt nhất là:
A. Hạn chế natri, giàu kali.
B. Hạn chế mỡ.
C. Hạn chế calo.
D. Bổ sung chất khoáng và các yếu tố vi lượng.
Để kiểm soát tốt tăng huyết áp người cao tuổi, ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của
thầy thuốc cần phải:
A. Không dùng các chất kích.
B. Loại bỏ các yếu tố nguy cơ.
C. Tránh các thói quen xấu trong sinh hoạt.
D. Tránh các sang chấn về mọi mặt.

Triệu chứng cơ năng thường gặp của tăng huyết áp ở người cao tuổi là:
A. Xoàng
B. Khó thở
C. Nhức đầu
D. Ruồi bay
Chọn câu nói đúng trong người cao tuổi tăng huyết áp
A. Càng cao tuổi nguy cơ tăng huyết áp càng cao.
B. Muối biển có nhiều khoáng chất nên tốt cho tăng huyết áp.
C. Thừa cân không liên quan gì đến tăng huyết áp.
D. Tăng huyết áp là di truyền nên tốt nhất dùng thuốc.


Khi chăm sóc người cao tuổi tăng huyết áp có thể giảm bớt khi:
a. Giảm ăn muối.
b. Khẩu phần ăn cân đối.
c. Tránh lạm dụng rượu bia.
d. Hoạt động thể lực đều đặn.
e. Duy trì cận nặng hợp lý.
f. Không hút thuốc lá.
A. a,b,c,d,e,f.
B. a,b,c,e,f.
C. a,c,d,e,f.
D. a,b,c,d,f.
Câu nói nào sau đây đúng khi giáo dục sức khỏe về bệnh tăng huyết áp.
A. Nếu bố hoặc mẹ tăng huyết áp, con sẽ bị tăng huyết áp.
B. Người trẻ không bị tăng huyết áp.
C. Không cần thông báo cán bộ y tế biết vấn đề tăng huyết áp trong gia đình.
D. Khi gia đình có 3 anh chị em mà có 2 người tăng huyết áp thì cần phải quan tâm hơn
về vấn đề huyết áp bản thân.
Khi chăm sóc cho người cao tuổi suy tim tác dụng chính của chế độ nghỉ ngơi đối với

người cao tuổi là:
A. Giảm tần số tim.
B. Giảm nhu cầu tiêu thụ oxy cơ tim.
C. Giảm gánh nặng làm việc cho tim.
D. Cải thiện lưu lượng tim.
Khi chăm sóc cho người cao tuổi suy tim tác dụng chủ yếu của việc nằm nghỉ ở tư thế
nửa ngồi, nửa nằm đối với người cao tuổi suy tim là:
A. Giảm sự chèn ép của các tạng trong ổ bụng.
B. Tạo điều kiện để phổi giãn nở tốt hơn.
C. Hạn chế sự ứ huyết ở phổi.
D. Hạn chế dòng máu từ phía dưới lên phổi.


Khi chăm sóc cho người cao tuổi suy tim, nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người cao
tuổi suy tim là:
A. Hạn chế muối.
B. Hạn chế calo.
C. Dễ hấp thu.
D. Không làm tăng gánh nặng cho tim.
Khi chăm sóc cho người cao tuổi suy tim sử dụng thuốc lợi tiểu, điều quan trọng nhất mà
điều dưỡng cần phải chú ý theo dõi là:
A. Cân nặng người bệnhvà tình trạng phù.
B. Lượng nước tiểu trong 24h.
C. Biểu hiện hạ kali máu.
D. Tất cả các biểu hiệu trên.
Khi chăm sóc cho người cao tuổi suy tim việc giáo dục sức khoẻ cho người cao tuổi suy
tim được coi là có kết quả khi:
A. Người bệnh tuân thủ chế độ chăm sóc và điều trị.
B. Người bệnh thực hiện chế độ ăn bệnh lý.
C. Người bệnhthực hiện đúng chế độ thuốc mà thầy thuốc chỉ dẫn.

D. Người bệnh hạn chế tối đa hoặc loại bỏ được các yếu tố nguy cơ.
Khi chăm sóc cho người cao tuổi suy tim độ I và II chế độ ăn hạn chế muối ăn nhạt là cần
thiết
A. dưới 0.5 gam muối /ngày nếu suy tim độ I và II.
B. dưới 1 gam muối/ngày nếu suy tim độ I và II.
C. dưới 1.5 gam muối /ngày nếu suy tim độ I và II.
D. dưới 2 gam muối /ngày nếu suy tim độ I và II.
Khi chăm sóc cho người cao tuổi suy tim độ III và IV chế độ ăn hạn chế muối ăn nhạt là
cần thiết
A. dưới 0.5 gam muối /ngày nếu suy tim độ III và IV.
B. dưới 1 gam muối/ngày nếu suy tim độ III và IV.
C. dưới 1.5 gam muối /ngày nếu suy tim độ III và IV.


D. dưới 2 gam muối /ngày nếu suy tim độ III và IV.
Bệnh suy tim ở người cao tuổi là bệnh :
A. Dễ chữa.
B. Khó chữa.
C. Không chữa khỏi.
D. Chữa khỏi.
Khi chăm sóc cho người cao tuổi suy tim, các yếu tố làm nặng thêm bệnh suy tim, ngoại
trừ:
A. Thói quen ăn mặn.
B. Lao động nặng.
C. Uống thuốc giữ muối.
D. Hoạt động trí óc nhiều.
Khi chăm sóc cho người cao tuổi suy tim, nên cho người cao tuổi suy tim mạn dùng
thuốc lợi tiểu vào…
A. Buổi sáng tránh mất ngủ về đêm.
B. Buổi chiều tăng cường tác dụng của thuốc.

C. Buổi sáng tăng cường tác dụng của thuốc.
D. Buổi chiều tránh mất ngủ về đêm.
Khi chăm sóc cho người cao tuổi tăng huyết áp chẩn đoán nào sau đây là đúng:
A. Nhức đầu, chóng mặt do tình trạng tăng huyết áp.
B. Nhức đầu do tình trạng tăng huyết áp, chóng mặt do thiếu máu.
C. Nhức đầu do thiếu máu, chóng mặt do tình trạng tăng huyết áp.
D. Nhức đầu, chóng mặt do thiếu máu.
Triệu chứng lâm sàng rõ ràng trong người cao tuổi loãng xương xuất hiện, khi khối lượng
xương của cơ thể thường đã giảm:
A. 10%
B. 20 %
C. 30%.
D. 40%


II. Phân biệt đúng, sai các câu sau đây bằng cách đánh dấu √ vào cột Đ cho câu đúng, vào
cột S cho câu sai:
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

Câu hỏi
Alzheimer là bệnh thoái hóa cả não bộ không hồi phục
Tuổi tỉ lệ với nguy cơ mắc bệnh
Nam dễ bị bệnh hơn phụ nữ giới
Bệnh có các triệu chứng mất trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, run,
hoang tưởng bị hại,...;
Loãng xương type II là loãng xương tuổi già gặp ở cả nam và nữ.
Khi loãng xương khuyên người cao tuổi không vận động, nên bất
động tại giường.
Sử dụng thuốc corticosteroid kéo dài có thể làm tăng nguy cơ
loãng xương.
Loãng xương có triệu chứng chột rút.
Phụ nữ sau phẫu thuật bỏ buồng trứng có nguy cơ loãng xương
cao.
Tăng huyết áp nguyên phát thường gây xuất huyết não
Teo cơ là một di chứng của tai biến mạch mãu não

Cần sử dụng thuốc chống đông sớm trong trường hợp xuất huyết
não
Tai biến mạch máu não là bệnh xảy ra đột ngột
Tai biến mạch máu não có thể để lại di chứng khó hồi phục
Chỉ có bệnh tiêm mạch gây suy tim
Trong suy tim phải đau tức hạ sườn phải do gan to ứ huyết
Khó thở ở người bệnh suy tim là do hen phế quản co thắt
Lượng nước tiểu ít ở người suy tim là do lượng máu đến thận
giảm
Gan to ở người bệnh suy tim là do ứ huyết
Khó thở khi nằm trong suy tim chủ yếu là do phổi bị chèn ép
Cần phải loại bỏ các hoạt động gắng sức cho bệnh suy tim.
Chỉ những người bệnh suy tim nặng mới cần ăn nhạt
Chỉ những người bệnh suy tim nặng mới cần phải hạn chế nước
uống
Không được phép truyền dich cho người bệnh suy tim

A

B


II. Phân biệt đúng, sai các câu sau đây bằng cách đánh dấu √ vào cột Đ cho câu đúng, vào
cột S cho câu sai:
1. Alzheimer là bệnh thoái hóa cả não bộ không hồi phục
2 Tuổi tỉ lệ với nguy cơ mắc bệnh
3. Nam dễ bị bệnh hơn phụ nữ giới
4. Bệnh có các triệu chứng mất trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, run, hoang tưởng bị hại,...
5. Loãng xương type1 xuất hiện trên 5 tuổi mãn kinh.
6. Khi loãng xương khuyên người bệnh không vận động, nên bất động tại giường.

7. Sử dụng thuốc corticosteroid kéo dài có thể làm tăng nguy cơ loãng xương.
8. Loãng xương thường chột rút vào ban đêm.
9. Phụ nữ sau phẫu thuật bỏ buồng trứng có nguy cơ loãng xương cao.
10. Tăng huyết áp nguyên phát thường gây xuất huyết não
11. - Teo cơ là một di chứng của tai biến mạch mãu não
12. - Cần sử dụng thuốc chống đông sớm trong trường hợp xuất huyết não
13. - Tai biến mạch máu não là bệnh xảy ra đột ngột
14. - Tai biến mạch máu não có thể để lại di chứng khó hồi phục.
15. - Chỉ có bệnh tiêm mạch gây suy tim
16. - Trong suy tim phải đau tức hạ sườn phải do gan to ứ huyết
17. - Khó thở ở người bệnh suy tim là do hen phế quản co thắt
18. - Lượng nước tiểu ít ở người suy tim là do lượng máu đến thận giảm
19. - Gan to ở người bệnh suy tim là do ứ huyết
20. - Khó thở khi nằm trong suy tim chủ yếu là do phổi bị chèn ép
21. - Cần phải loại bỏ các hoạt động gắng sức cho bệnh suy tim.
22. - Chỉ những người bệnh suy tim nặng mới cần ăn nhạt
23. - Chỉ những người bệnh suy tim nặng mới cần phải hạn chế nước uống
24. - Không được phép truyền dich cho người bệnh suy tim



×