Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Khai thác một số di tích gắn với tục thờ bà chúa muối ở thái thụy nhằm phát triển du lịch tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 99 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên khắp dải đất chữ “S” Việt Nam, từ miền núi, trung du cho đến đồng
bằng, miền biển, đều tồn tại những lễ hội, những dạng thức, nghi lễ thờ cúng khác
nhau gắn với một truyền thuyết, một thế lực siêu nhiên hay một nhân vật lịch sử.
Trong số các tín ngưỡng dân gian, các tục thờ gắn với đối tượng thờ không phải là
một thế lực siêu nhiên nào đó, mà là hình ảnh con người thì có rất nhiều đối tượng
thờ là nữ. Có những nữ anh hùng từng là tướng quân, dựng cờ khởi nghĩa, có công
lao to lớn đối với đồng bào, với dân tộc Việt Nam. Có những nữ danh nhân không
cầm đao, cầm mác nhưng đó lại là hình ảnh của con người có tấm lòng kiên trinh,
đức hạnh sánh ngang với núi cao, biển rộng hay đó là người đã sinh thành ra một
đấng anh hùng, một vĩ nhân đứng lên để bảo vệ Tổ quốc khi đất nước lâm nguy. Có
những nữ anh linh, không là nữ tướng, không sinh thành ra những anh hùng của
thời đại, nhưng, đó lại là nhân vật gắn với một giai đoạn lịch sử có thật, hay đó là
nữ tổ nghề của một ngành nghề truyền thống nào đó được nhân dân biết ơn và suy
tôn lên như một vị thần. Trải qua bao năm tháng, bao lớp bụi trần của thời gian, tục
thờ gắn với nhân vật là nữ đã phát triển trên khắp đất nước Việt Nam và không biết
chính xác là có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, nó đã có từ rất lâu và phát triển, kéo dài
đến tận ngày hôm nay.
Cũng chịu sự ảnh hưởng của tục thờ gắn với nhân vật là nữ, Thái Thụy là
một trong 8 đơn vị hành chính của Thái Bình, nơi đây có 447 di tích trong tổng số
2539 di tích của tỉnh Thái Bình đã và chưa được xếp hạng. Các di tích ở Thái Thụy
chủ yếu gắn với đối tượng thờ là những nhân vật lịch sử và trong đó có những nhân
vật là nữ danh nhân. Người ta tìm đến các di tích, các vị thần linh ấy để tìm thấy sự
che chở, bình an, cầu may mắn, cầu tài, cầu lộc, cầu công danh như một chỗ dựa
tinh thần trong cuộc sống thực tại đầy rẫy những khó khăn, vất vả. Trước những
thăng trầm của cuộc sống, người ta ngày càng coi trọng đời sống tinh thần, càng tìm
về những cái vô hình để cầu mong cái hữu hình nhiều hơn.
Hiện nay, trên địa bàn của huyện Thái Thụy, mà cụ thể là ở xã Thụy Hải, có
di tích gắn với tục thờ Bà Chúa Muối đang ngày càng nhận được sự quan tâm, chú
ý, thu hút khách thập phương đến thăm. Di tích ngày càng thu hút các đối tượng du


1


khách khác nhau đến thăm bởi lẽ, đây không chỉ là những công trình kiến trúc độc
đáo, khác biệt mà còn ẩn chứa trong đó là bao giá trị lịch sử, giá trị tâm linh kiến
trúc. Khác với các di tích gắn với đối tượng thờ là nữ, những di tích gắn với tục thờ
Bà Chúa Muối không chỉ đơn thuần là thờ phụng một nhân vật gắn với một giai
đoạn của lịch sử có thật, mà nhân vật ấy còn là một vị tổ nghề được suy tôn lên là
Thành hoàng làng của người dân địa phương. Đứng trên góc độ của người nghiên
cứu, tác giả thấy rằng đây là những di tích không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, tâm
linh, tín ngưỡng mà bên cạnh đó còn có giá trị khai thác để phục vụ cho hoạt động
du lịch trong tương lai nếu có những định hướng, đầu tư và quan tâm đúng mức của
các cấp chính quyền địa phương để có thể đưa các di tích gắn với tục thờ Bà Chúa
Muối trở thành điểm kết hợp trong các chương trình du lịch. Tuy nhiên hiện nay,
các di tích gắn với tục thờ Bà Chúa Muối chưa được quan tâm đúng mức và vẫn
chưa được khai thác một cách hiệu quả nhằm phát huy những giá trị vốn có của di
tích. Từ thực tế trên cho thấy, việc nghiên cứu vấn đề “Khai thác một số di tích gắn
với tục thờ Bà Chúa Muối ở Thái Thụy nhằm phát triển du lịch tỉnh Thái Bình” thực
sự có ý nghĩa thực tiễn. Chính vì vậy, nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ có một
đóng góp nhất định trong việc khai thác và sử dụng hiệu quả giá trị của các di tích
gắn với tục thờ Bà Chúa Muối để phát triển du lịch, thay đổi diện mạo của Thái
Thụy nói riêng và của toàn tỉnh Thái Bình nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Viết về mảnh đất Thái Bình, đã có nhiều tác giả với các công trình nghiên
cứu khác nhau về những di tích ở đây như Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Đức Minh,
Dương Thị Phương Thúy, Phạm Minh Đức, Phạm Thị Nết, Phạm Thị Lan…
Phạm Minh Đức, Phạm Thị Nét, Phạm Thị Lan (1991) trong cuốn “Hội lễ
dân gian ở Thái Bình”đã giúp người đọc có được cái nhìn tổng quan về các lễ hội
dân gian ở Thái Bình, trong đó có lễ hội Bà Chúa Muối. Tuy nhiên, các tác giả
chưa đi sâu làm rõ những nét độc đáo của lễ hội Bà Chúa Muối.

Viết về di tích và lễ hội ở Thái Bình phải kể đến các tác giả như Nguyễn Thị
Hồng (2011) với đề tài “Thực trạng và một số đề xuất nhằm phát triển du lịch tại
làng chạm bạc Đồng Xâm (Hồng Thái – Kiến Xương – Thái Bình)”; tác giả Phạm
Thị Xim (2012)với đề tài “Giá trị văn hóa đền Đồng Bằng trong phát triển du lịch
2


tỉnh Thái Bình”; tác giả Dương Thị Phương Thúy (2015) với đề tài “Lễ hội chùa
Keo trong phát triển du lịch tỉnh Thái Bình”. Có thể thấy rằng, đây là những đề tài
viết về các di tích thuộc các huyện khác nhau của Thái Bình, hoàn toàn không viết
về xã Thụy Hải (Thái Thụy) mà cụ thể hơn là di tích gắn với tục thờ Bà Chúa Muối.
Về với mảnh đất Thụy Hải (Thái Thụy, Thái Bình), mà cụ thể hơn là đến với
tục thờ Bà Chúa Muối, có Báo cáo sưu tầm (1999) “Hội Làng Quang Lang với tục
múa ông Đùng bà Đà và tục rước nước reo ống trên biển” đã cho giúp người đọc
có được cái nhìn cụ thể hơn về mảnh đất và con người Quang Lang (nay là xã Thụy
Hải) với những lễ hội dân gian miền biển. Tuy nhiên, báo cáo mới chỉ dừng lại ở
những nét khảo tả về lễ hội mà cụ thể hơn là một tục trong lễ hội Bà Chúa Muối
“tục múa ông Đùng bà Đà”.
Gần đây nhất, tác phẩm truyện thơ “Chuyện Bà Chúa Muối” (2013) của tác
giả Nguyễn Quang Minh ra đời. Đây là tác phẩm truyện thơ kể về cuộc đời của Bà
Chúa Muối từ lúc Bà sinh ra cho đến khi Bà về nơi tiên cảnh. Có thể thấy, đây là tác
phẩm mang tính chất kể lại một câu chuyện, hoàn toàn không có dấu hiệu đi sâu
nghiên cứu về một khía cạnh hay vấn đề nhất định nào đó của di tích gắn với tục
thờ Bà Chúa Muối hay là nghiên cứu về tục thờ này.
Ngoài Báo cáo sưu tầm của Sở Văn hóa thôn tin Thái Bình và tác phẩm
truyện thơ “Chuyện Bà Chúa Muối” nói trên thì cho đến thời điểm hiện tại, chưa có
một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào viết về tục thờ Bà Chúa Muối hay di tích
gắn tục thờ Bà Chúa Muối.
Từ những tìm hiểu cho thấy, đề tài “Khai thác một số di tích gắn với tục thờ
Bà Chúa Muối ở Thái Thụy nhằm phát triển du lịch tỉnh Thái Bình”có tính chất

hoàn toàn mới và không trùng lặp với bất kì công trình nghiên cứu nào.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là góp phần phát huy giá trị của các di tích
gắn với tục thờ Bà Chúa Muối phục vụ phát triển du lịch của huyện Thái Thụy nói
riêng và của tỉnh Thái Bình nói chung. Đồng thời đóng góp và làm phong phú thêm
nguồn tư liệu viết về xã Thụy Hải (Thái Thụy).

3


* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tục thờ Bà Chúa Muối ở Thái Thụy (Thái
Bình) bằng cách nêu rõ nguồn gốc, quá trình phát triển, đặc điểm, nghi lễ thờ cúng
và vai trò, ý nghĩa của tục thờ Bà Chúa Muối đối với đời sống văn hóa của người
diêm dân vùng biển.
- Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị của
các di tích gắn với tục thờ Bà Chúa Muối ở Thái Thụy (Thái Bình).
- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và khai thác các di tích gắn với tục
thờ Bà Chúa Muối nhằm phát triển du lịch Thái Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tục thờ Bà
Chúa Muối và một số di tích gắn với tục thờ Bà Chúa Muối.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu về tục thờ Bà Chúa Muối.
- Phạm vi về không gian: Thái Bình là nơi duy nhất trên đất nước Việt Nam
có phủ và đền thờ Bà Chúa Muối. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu đề tài tập trung
tìm hiểu về tục thờ Bà Chúa Muối và một số di tích gắn với tục thờ Bà Chúa Muối ở
Thái Thụy, Thái Bình.

- Phạm vi về thời gian: Thực trạng hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng tại các di
tích gắn với tục thờ Bà Chúa Muối trong những năm gần đây.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau
đã được sử dụng:
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: các thông tin này được thu thập từ
các nguồn khác nhau như từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình, phòng
Văn hóa huyện Thái Thụy, các bài báo, video được đăng tải trên các trang mạng. Từ
đó phân tích, tổng hợp chắt lọc lấy nội dung phù hợp.
- Phương pháp khảo sát thực địa (điền dã): phương pháp này sử dụng nhằm
điều tra tổng hợp về thực trạng sinh hoạt tín ngưỡng tại các di tích gắn với tục thờ
Bà Chúa Muối.
4


- Phương pháp điều tra xã hội học: để phân tích rõ thực trạng và đề xuất một số
giải pháp mang tính khả thi, đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
và phương pháp phỏng vấn sâu. Trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 năm
2016, tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra lấy ý kiến từ một số doanh nghiệp lữ
hành đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn Thái Bình, Hải Phòng. Đồng thời, tác
giả cũng tiến hành phỏng vấn sâu đối với cán bộ phụ trách văn hóa của xã Thụy Hải
và cán bộ lãnh đạo của Phòng Văn hóa huyện Thái Thụy. Mặt khác, để có được
đánh giá khách quan về tính khả thi của việc phát triển du lịch tại các điểm di tích
thờ Bà Chúa Muối, tác giả đã tiến hành phát phiếu khảo sát đối với 50 du khách tại
một số điểm du lịch ở Thái Thụy (Thái Bình).
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: là việc lựa chọn, sắp xếp các dữ liệu thu
thập được, từ đó tổng hợp lại rồi đưa ra những nhận định, đánh giá, kết luận về đối
tượng nghiên cứu.
- Phương pháp liên ngành: ngoài những phương pháp trên, khi nghiên cứu đề
tài tác giả còn kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch sử để tìm hiểu về thân thế của

đối tượng thờ.
6. Đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận
Đề tài đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về tục thờ Bà Chúa Muối bằng
việc nêu ra nguồn gốc, quá trinh hình thành và phát triển, đặc điểm và nghi lễ thờ
cúng cũng như vai trò và ý nghĩa của tục thờ đối với đời sống văn hóa của người
dân Thụy Hải (Thái Thụy, Thái Bình). Đây là cơ sở và nền tảng để phục vụ nghiên
cứu chuyên sâu về các di tích gắn liền với tục thờ Bà Chúa Muối.
Về mặt thực tiễn
- Đề tài có thể trở thành tư liệu phục vụ cho quá trình tìm hiểu và nghiên cứu
về tín ngưỡng, lễ hội tại Thái Thụy, đóng góp một phần nào đó vào nguồn tư liệu
tham khảo trong hoạt động hướng dẫn du lịch.
- Đề tài sẽ góp phần củng cố thêm tình yêu quê hương, yêu nghề truyền thống
của địa phương và càng thêm yêu quý, thêm kính trọng Bà Chúa Muối – Mẫu làng
Quang Lang (Thụy Hải, Thái Thụy).
- Đề tài đã tổng hợp và khái quát hóa những giá trị lịch sử, tâm linh, nghệ thuật
kiến trúc đặc sắc tại các di tích gắn với tục thờ Bà Chúa Muối ở Thái Bình, dựa vào
5


đó làm cơ sở xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, nhằm phát triển du lịch huyện
Thái Thụy và cao hơn nữa là du lịch Thái Bình.
- Đối với các cơ quan ban ngành có liên quan, đề tài góp phần làm phong phú
nguồn tư liệu tham khảo giúp các cơ quan chức năng có thể đưa ra những định
hướng để bảo tồn, khai thác và phát huy những giá trị của di tích gắn với tục thờ Bà
Chúa Muối.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung
chính của đề tài bao gồm 3 chương.
Chương 1. Khái quát về tục thờ Bà chùa Muối ở Thái Thụy (Thái Bình)

Chương 2. Thực trạng bảo tồn và khai thác một số di tích gắn với tục thờ Bà
Chúa Muối nhằm phát triển du lịch Thái Bình
Chương 3. Giải pháp bảo tồn và khai thác một số di tích gắn với tục thờ Bà
Chúa Muối nhằm phát triển du lịch Thái Bình.

6


Chương 1
Khái quát về tục thờ Bà Chúa Muối ở Thái Thụy, Thái Bình
1.1. Khái quát về huyện Thái Thụy (Thái Bình)
Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Thái Bình
tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía Bắc, Hưng Yên ở phía Tây
Bắc, Hải Phòng ở phía Đông Bắc, Hà Nam ở phía Tây, Nam Định ở phía Tây và
Tây Nam. Phía Đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ).
Thái Bình được bao bọc bởi hệ thống sông, biển khép kín. Với bờ biển dài trên
50 km và 4 cửa sông lớn chảy qua địa phận của tỉnh: Phía Bắc và Đông Bắc có sông
Hóa dài 35,3 km, phía Bắc và Tây Bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng) dài 53
km, phía Tây và Nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưu
cấp1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh dài 65 km. Đồng thời, Thái Bình còn có 5 cửa
sông lớn (Văn Úc, Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý, Lân). Các sông này đều chịu ảnh hưởng
của chế độ thủy triều, mùa hè mức nước dâng nhanh, lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa
cao, mùa đông lưu lượng giảm nhiều, lượng phù sa không đáng kể.
Là 1 trong 8 huyện của Thái Bình, huyện Thái Thụy được thành lập từ ngày
17 tháng 6 năm 1969 do hợp nhất 2 huyện Thái Ninh với Thụy Anh. Huyện Thái
Thụy nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam
và Đông Nam giáp huyện Tiền Hải, phía Tây Nam giáp huyện Kiến Xương, phía
Tây giáp huyện Đông Hưng (Thái Bình), phía Tây Bắc giáp huyện Quỳnh Phụ. Về
phía Bắc, Thái Thụy giáp với các huyện của thành phố Hải Phòng là: huyện Vĩnh
Bảo ở phía chính Bắc (ranh giới là sông Hóa), huyện Tiên Lãng ở phía Đông Bắc

(ranh giới là đoạn cửa Thái Bình của sông Thái Bình).
Thái Thụy được bồi đắp bởi phù sa của 2 con sông lớn Thái Bình và Trà Lý,
địa hình có xu thế cao dần về phía biển, có 27 km bờ biển, hệ thống sông ngòi
chằng chịt với các sông chính là sông Hoá, sông Diêm Hộ và sông Trà Lý. Sông
Hoá chảy qua phía Bắc của huyện, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Thái Thụy và
huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng đổ ra biển ở cửa Thái Bình. Sông Diêm Hộ chảy từ
Tây sang Đông chia huyện thành 2 khu: Khu Bắc và khu Nam, đổ ra biển ở cửa
Diêm Điền. Sông Trà Lý là chi lưu của sông Hồng, chạy qua phần phía Nam huyện,
7


phân định ranh giới giữa huyện Thái Thụy với huyện Tiền Hải và Kiến Xương, đổ
ra biển ở cửa Trà Lý.
Thái Thụy có 1.552,3 ha rừng ngập mặn, tập trung tại các xã ven biển, có tác
dụng lớn trong phòng hộ đê biển, điều hoà khí hậu và có giá trị lớn về cảnh quan
môi trường, bảo tồn hệ sinh thái ngập nước ven biển, có bãi biển Cồn Đen (thuộc
địa phận xã Thái Đô) rộng hàng chục ha là nơi có thể phát triển ngành du lịch biển.
Với đặc điểm điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy, Thái Thụy có một tiềm
năng hải sản phong phú, đồng thời nghề muối cũng trở thành nghề truyền thống của
bao thế hệ diêm dân nơi đây.
1.2. Khái quát về nghề làm muối ở Thái Thụy (Thái Bình)
Thái Thụy có 47 xã và 1 thị trấn, trong đó Thụy Hải hiện nay là xã duy nhất
của huyện Thái Thụy nói riêng và tỉnh Thái Bình nói chung còn duy trì nghề làm
muối truyền thống. Thụy Hải là một làng biển thuần chất, người dân nơi đây chủ
yếu sống bằng nghề làm muối và đánh bắt thủy hải sản.
Làm muối là nghề truyền thống của địa phương được duy trì hàng trăm năm
nay. Trước kia, cả xã Thụy Hải cùng làm muối. Lao động sản xuất muối ở đây chủ
yếu là người già, phụ nữ và trẻ em từ 11-16 tuổi. Sản xuất muối cực nhoc, vất vả,
nhưng thu nhập thấp và không ổn định. Công nghệ sản xuất trước kia lạc hậu, hầu
hết các công đoạn làm muối duy trì theo phương pháp thủ công, truyền thống

“phương pháp phơi cát”.
Quy trình sản xuất muối phơi cát:
Nước biển được đưa vào sân phơi qua hệ thống cống mương bằng thủy triều. Trên
bề mặt sân phơi đã rải một lớp cát mỏng làm trung gian để nhận nhiệt bức xạ mặt trời và
muối từ nước biển. Nước biển ngấm từ dưới lên vào trong lớp cát sẽ được bay hơi tạo ra
cát mặn. Cát mặn được thu lại, dùng nước chạt có nồng độ thấp hoặc nước biển hòa tan
muối để lấy được nước chạt có nồng độ cao hơn trong một thiết bị gọi là chạt lọc. Nước
chạt thu được chảy vào chỗ chứa gọi là thống con, thống cái. Sau đó nước chạt nồng độ
cao được múc lên ô kết tinh để phơi tạo thành muối. Muối được cào, gom và thu lại
chuyển vào kho chứa bằng xe cút kít hoặc bằng thúng gánh.
Dây chuyền sản xuất gồm 3 công đoạn chính:
- Cấp nước biển
8


- Sản xuất cát mặn và lọc chạt
- Kết tinh muối

Nước biển
Hệ điều tiết
Hệ thống thủy lợi
Mao dẫn(thấm)
Nước
biển

Cát
Sân cát (phơi cát)

Thu cát
Bể chạt lọc

Nước chế chạt
nồng độ thấp

Nước chạt
(nồng độ cao)
Kết tinh
Thu muối
(muối ướt)

Muối thành phẩm

Kho chứa
Nước ót

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình sản xuất muối phơi cát
(Nguồn: Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối)
Phương pháp làm muối truyền thống của diêm dân Thụy Hải có nhiều hạn chế
sản lượng và năng suất thấp. Muối do diêm dân sản xuất đều là muối có nhiều tạp
chất, hàm lượng natri clorua không đạt tiêu chuẩn dùng trong công nghiệp.
Từ năm 2011- 2013, xã Thụy Hải được tiếp nhận Dự án “Xây dựng mô hình
Tổ hợp tác và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất muối sạch” tại Hợp tác xã Đại
Đồng do Trung tâm Khuyến nông Thái Bình triển khai. Tham gia thực hiện dự án,
9


diêm dân đã xây dựng được Tổ hợp tác để hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, đồng thời áp dụng công nghệ mới, thay đổi vị trí chạt lọc truyền thống từ sát
ô kết tinh ra giữa ruộng phơi cát để giảm nhẹ sức lao động, và phơi nước muối đã
cô đặc trên nền bạt HDPE. Những công đoạn này đã giảm được sức lao động vì
không phải dùng xe cút kít để vận chuyển cát và cải thiện chất lượng sản phẩm vì

muối phơi trên nền bạt HDPE sẽ trắng và ít tạp chất hơn.
Công nghệ sản xuất muối được cải tiến giúp năng suất và chất lượng muối
nâng lên đáng kể, đời sống diêm dân phần nào được cải thiện... Tuy nhiên, diêm dân
ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tác động của biến đổi khí
hậu, thời tiết không theo quy luật mùa. Năm 2014, các tháng 4,5,6,7,8 là mùa sản
xuất muối chính song chỉ có từ 02 đến 08 ngày sản xuất được muối trong một tháng,
nắng thì gián đoạn xen kẽ, nhiệt độ lại cao oi bức nên rất khó khăn cho người sản
xuất muối. Mặt khác, nghề sản xuất muối phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên và
độ mặn nước biển, do lượng mưa hàng năm tăng cao cùng hệ thống kênh mương
thuỷ lợi và tiêu nước thải dân sinh, công nghiệp nên lượng nước thải theo các cửa
sông đổ ra biển rất lớn đã đẩy tầng nước mặn ra xa, dẫn đến khó đưa nước mặn vào
đồng muối để sản xuất. Trong nội đồng kênh tiêu nước của đồng muối lại phải tiêu
chung nước thải dân sinh của khu dân cư, nguồn nước bị phân huỷ giảm độ mặn
nên đã giảm năng suất muối đáng kể. Ngoài ra, những năm qua, một lượng lớn
muối từ nơi khác được chuyển về địa phương bán với giá rẻ cạnh tranh với muối
sản xuất tại địa phương do vậy muối của HTX sản xuất ra rất khó tiêu thụ và thu
nhập ngày công của xã viên rất thấp. Thu nhập bình quân 01 lao động chỉ từ
250.000 - 500.000 đồng/tháng, trong khi nghề sản xuất muối đòi hỏi lực lượng lao
động khỏe mạnh vì phải thực hiện xong các khâu sản xuất và thu hoạch trong một
ngày (làm ngày nào thu xong ngày đó không thể để lưu sang ngày hôm sau) và phải
lao động trong môi trường nắng nóng khắc nghiệt. Thực tế những năm vừa qua,
nguồn nhân lực của HTX hết sức khó khăn, số lao động còn đang làm muối có tuổi
đời cao từ 50 tuổi trở lên, nhiều hộ không có lao động để tiếp tục làm muối nên đã
bỏ sản xuất. Tính đến thời điểm này, HTX Đại Đồng sử dụng 39,7 ha sân cát sản
xuất muối và 7,7 ha thiết bị và ô phơi muối (chưa tính diện tích giao thông, thuỷ lợi)
và 10 ha đầm nuôi thuỷ sản nội đồng). Qua thống kê của Trung tâm khuyến nông
10


Thái Bình, đến nay đã có 48 hộ, tương đương 6,5 ha không còn sản xuất muối, để

cỏ mọc gây lãng phí quỹ đất. Nghề muối tỉnh Thái Bình đang đứng trước nhiều khó
khăn và có nguy cơ mai một nếu không có sự vào cuộc của các cấp, các ngành.
1.3. Sự hình thành và phát triển của tục thờ Bà Chúa Muối ở Thái Thụy
(Thái Bình)
1.3.1. Nguồn gốc hình thành
Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, việc thờ cúng các vị thần linh nữ là
một hiện tượng khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Trên khắp dải đất chữ S của Việt
Nam, từ miền núi, trung du, đồng bằng cho đến cao nguyên, miền biển, ở đâu cũng
có hiện tượng tôn sùng, thờ cúng này. Trong cuốn “di tích lích sử văn hóa Việt
Nam” của Viện Hán Nôm thì cứ trong số 1000 di tích văn hóa thì có 250 di tích thờ
cúng các vị thần hay danh nhân là nữ.
Lật lại những trang sử hào hùng, sáng chói của dân tộc Việt Nam, dù ở bất kỳ
thời kỳ nào, giai đoạn nào thì cũng có những cuộc kháng chiến vang dội, và cho dù
những cuộc kháng chiến ấy thành hay bại, thắng hay thua thì cũng đều có sự tham gia
đóng góp không nhỏ của người phụ nữ. Có những vị nữ anh hùng đã hi sinh, và được
triều đình hoặc nhân dân suy tôn lên như vị thánh thần để tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ
công lao. Ví như Nữ tướng Lê Chân (Đền Nghè - Hải Phòng), nữ tướng Thánh Thiên
(được thờ ở Ngọc Lâm, Yên Dũng, Bắc Ninh) hay Bát Nạn Đại Tướng Vũ Thị Thục
(thờ ở Phượng Lâu, Phủ Ninh, Phú Thọ) và Tiên La (Hưng Hà, Thái Bình)…
Một số vị thần linh nữ mặc dù không có nguồn gốc là nữ tướng nhưng vẫn được
nhân dân thờ phụng bởi họ có thể là những bà mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục
nên những vị anh hùng của dân tộc, hoặc, đó là những người phụ nữ đảm đang, kiên
trinh, hay là một nhân vật lịch sử minh chứng cho một giai đoạn lịch sử có thật của dân
tộc. Có rất nhiều danh nhân nữ được nhân dân tôn làm Thành Hoàng làng. Và một
minh chứng rõ nhất cho điều này chính là Tam phi Nguyễn Thị Nguyệt Ảnh của vua
Trần Anh Tông, tức Bà Chúa Muối đã được nhân dân suy tôn lên làm Thành Hoàng
làng, như một minh chứng về sự tồn tại của một giai đoạn lịch sử có thật, và cũng là sự
tồn tại của một làng nghề truyền thống – nghề làm muối.
Tục thờ Bà Chúa Muối đã có cách ngày nay mấy trăm năm. Bà Chúa Muối tức
Tam phi Nguyễn Thị Nguyệt Ảnh là vợ Ba của vua Trần Anh Tông, sinh năm 1280

tại Trang Quang Lang nay là thôn Trang Lang Đông xã Thụy Hải, huyện Thái
11


Thụy, tỉnh Thái Bình trong một gia đình làm nghề muối. Từ nhỏ bà là người có tài
mạo khác thường, học rộng, biết nhiều, nhan sắc hơn người. Thấy việc đồng áng vất
vả, muốn giúp bố mẹ nhưng mỗi lần bà ra ruộng mây đen kéo đến che rợp cả một
vùng vì thế dân làng đã bàn kế đóng cho Bà chiếc thuyền mang muối đi buôn ở các
vùng xa. Trong một lần thuyền của bà đỗ tại bến Long Biên, quan quân của Vua
Trần Anh Tông đã phát hiện ra bà tuyệt sắc giai nhân. Bà đã được vua Trần đưa về
cung làm vợ và phong làm Đệ Tam Cung Phi. Bà được Vua Trần Anh Tông rất
sủng ái sau đó có thai nhưng thai nhi đã qua 9 tháng 10 ngày mà vẫn không sinh đẻ
được. Vua Trần cho rước bà về quê ngoại ở Quang Lang, hy vọng chút khí biến mát
lành may ra cứu vớt được thai nhi và bà. Thấy Bà chiều nào cũng ngồi bên cửa sổ
nhìn ra cánh đồng muối của làng, lũ trẻ mục đồng hò nhau lấy bồ cỏ làm người nộm
vây quanh nhẩy múa để bà bớt nỗi buồn. Nhìn lũ trẻ nhẩy múa rất vui, bà mỉm cười
rồi qua đời vào ngày 14 tháng tư năm Mậu Tuất. Để tưởng nhớ bà, Vua Trần Anh
đã cho lập đền thờ và tổ chức lễ hội vào ngày 14 tháng 4 âm lịch hàng năm.
1.3.2. Quá trình phát triển
Thái Bình là tỉnh đất chật, người đông, kinh tế nông nghiệp sớm phát triển. Cư
dân sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, cùng với nghề phụ là sản xuất tiểu thủ
công nghiệp và một bộ phận nhỏ sống bằng nghề làm muối, đánh bắt thuỷ hải sản.
Tuy vậy đời sống văn hoá tinh thần của cư dân nơi đây không nghèo nàn, ngược lại
khá phong phú, đa dạng và thuần nhất, thể hiện rõ nét trong các lễ hội diễn ra hằng
năm. Đặc biệt là ở Thụy Hải, người dân thờ cúng tổ tiên và thờ các vị tổ nghề gắn
với nghề nghiệp sinh tồn của họ. Người dân nơi đây có một cuộc sống tinh thần sôi
động với nhiều lễ hội phong phú, hấp dẫn. Trong hệ thống lễ hội ấy, có một lễ hội
được xem là đặc sắc, độc đáo mang bản sắc, hơi thở của vùng miền, đó chính là lễ
hội ông Đùng, bà Đà gắn với tục thờ Bà Chúa Muối.
Theo truyền thuyết kể lại rằng, từ khi Nguyệt Ảnh sống trong cung điện nhưng

lòng không nguôi nhớ về quê nhà, nhà vua đành phải đồng ý xuất lụa là, vàng bạc
rồi cho quân lính đưa Nguyệt Ảnh về quê. Không lâu sau, vào ngày 14 tháng 4, bà
qua đời. Vua Trần Anh Tông được tin lòng thương tiếc vô cùng đã sắc phong cho
bà làm Phúc thần. Người dân làng Quang Lang biết ơn và lập đền thờ để con cháu
đời đời nhớ ơn, tưởng nhớ công lao của bà. Trải qua bao năm tháng, cứ đúng vào
12


ngày 14 tháng 4 lại diễn ra lễ hội ông Đùng, bà Đà với điệu múa ông Đùng, bà Đà
mang đậm bản sắc văn hóa địa phương nhằm cầu mong sự sinh sôi, nảy nở, thịnh
vượng và cũng chính là để tưởng nhớ về Bà Chúa Muối.
Theo lời ông Lê Minh Tụ, Bí thư chi bộ thôn Quang Lang Đoài, trưởng ban
điều hành làng Quang Lang (xã Thụy Hải, Thái Thuy): từ bao đời nay, hàng năm cứ
vào ngày 14 tháng Tư (âm lịch) người dân trong làng lại tổ chức lễ hội tại đền thờ
Bà Chúa Muối hay còn gọi là lễ hội ông Đùng bà Đà với các nghi lễ trang nghiêm,
thành kính. Dù bận mải bất kỳ công việc gì, ra khơi đánh bắt hải sản hay đi làm ăn
xa, những người con quê hương vẫn thu xếp công việc trở về chăm lo việc làng. Và
cho đến ngày nay, tại thời điểm hiện tại, người dân vẫn gìn giữ và duy trì tục thờ
này như một nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương.
1.3.3. Việc thờ cúng Bà Chúa Muối
1.3.3.1. Đặc điểm nơi thờ cúng
Thái Bình là nơi duy nhất trên dải đất chữ “S” Việt Nam có phủ và đền thờ Bà
Chúa Muối. Tại các di tích này đều có đặt tượng Bà Chúa Muối, tuy nhiên quy mô
di tích còn tương đối nhỏ không được nguy nga, tráng lệ như các di tích khác trong
tín ngưỡng thờ Mẫu, hay gần hơn là so với các di tích thờ Nữ thần nói chung.
Mặc dù quy mô của các di tích gắn với tục thờ Bà Chúa Muối còn tương đối
nhỏ, nhưng việc thờ cúng lại được hết sức chú trọng, tạo nên một không khí linh
thiêng riêng cho di tích. Do Bà Chúa Muối được dân làng Quang Lang (Thụy Hải,
Thái Thụy), coi trọng và suy tôn lên làm Thánh Mẫu của làng, như một vị Thành
hoàng làng, vị tổ của nghề muối nên tại những nơi thờ tự Chúa, hương khói nghi

ngút quanh năm, góp phần tạo nên tính thiêng cho di tích, thu hút sự quan tâm, chú
ý của nhiều du khách thập phương.
Từ điều tra và quan sát thực tế, tác giả đã rút ra một vài nhận xét về các di tích
thờ Bà Chúa Muối như sau:
Cảnh quan: Nơi thờ tự Bà Chúa Muối là những nơi có không gian thoáng
đãng. Di tích thường có hướng quay ra cánh đồng muối hoặc ra biển. Ví như di tích
Phủ Bà Chúa Muối có hướng của chính điện quay ra cánh đồng muối của thôn
Quang Lang, còn di tích đền thờ Bà Chúa Muối nằm trong khuôn viên chùa Thái
Bình Hưng Quốc có hướng quay ra biển (hướng Nam, và tựa lưng vào chùa). Điều
này có lẽ là do Bà là người con của nơi đồng chua nước mặn, có tình yêu tha thiết
với hạt muối quê hương mà nơi bắt nguồn của những hạt muối mặn nồng ấy chính
13


là từ biển cả bao la. Có lẽ vì thế mà ngày trước, thế hệ cha ông đã có dụng ý xây
dựng như thế để ngày ngày Chúa được ngắm nhìn cảnh quan quê hương.
Kiến trúc: Có thể khẳng định rằng các di tích gắn với tục thờ Bà Chúa Muối
có giá trị về mặt lịch sử và tâm linh khá cao. Tuy nhiên, trải qua bao thăng trầm của
lịch sử, bao lớp bụi của thời gian, các di tích này đều đã được trùng tu, tôn tạo lại,
làm giảm đi giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật so với lúc ban đầu xây dựng. Mặc dù
vậy, các di tích này vẫn đảm bảo có những giá trị nhất định về mặt kiến trúc, nghệ
thuật xây dựng.
1.3.3.2. Bài trí nơi thờ cúng
Do điều kiện quy mô của di tích còn hạn chế, nên ở các di tích gắn với tục thờ
Bà Chúa Muối đều không trang trí ban thờ hoành tráng giống như những nơi thờ
Mẫu hay thờ Nữ thần khác. Các di tích này đều có chung đặc điểm là ban thờ của
Bà Chúa Muối thường được đặt ở chính giữa gian chính điện. Đây cũng chính là nơi
đặt tượng thờ của Chúa. Bên trái của ban thờ Chúa là nơi thờ thân phụ, và bên phải
là nơi đặt ban thờ thân Mẫu của Bà. Hạ ban, tức ban thờ phía dưới được phối thờ
với Quan Ngũ Hổ. Ở phía trên của gian thờ chính có hình ảnh của Thanh xà và

Bạch xà đang uốn lượn làm tăng thêm tính uy linh, tính thiêng cho di tích.
Về việc trang trí nơi thờ Bà Chúa Muối, cũng giống như những nơi thờ tự
khác, các di tích gắn với tục thờ Bà Chúa Muối cũng có những đồ thờ tương tự như
bát nhang, chén nước, lọ hoa, đèn cầy, mâm lễ. Trong những ngày diễn ra lễ hội
hoặc vào “sinh nhật” của Bà, theo lời Chúa dặn, người dân dâng lên Bà một đĩa
muối và một bát nước biển. Đĩa muối tượng trưng cho tình cảm mặn nồng giữa
Chúa và Đức vua Trần Anh Tông, còn bát nước biển như minh chứng nghĩa tình
của Chúa dành cho nhà vua tựa như biển trời bao la.
1.3.4. Lễ hội và hầu đồng Bà Chúa Muối
1.3.4.1. Lễ hội Bà Chúa Muối
Cũng giống như nghi lễ thờ Mẫu, hệ thống nghi lễ của tục thờ Bà Chúa Muối
rất đa dạng và phong phú. Từ bao đời nay, người dân Thụy Hải cứ vào ngày 14 tháng
4 âm lịch hàng năm lại tổ chức lễ hội Bà Chúa Muối diễn ra trong ba ngày với nhiều
hoạt động, nghi lễ đa dạng và phong phú như: dâng hương, diễu hành rước Chúa, ăn
cơm chay, văn nghệ, các trò chơi dân gian và không thể thiếu được lễ rước ông Đùng
và phá Đùng.
14


Đảng và Nhà nước ta luôn xem văn hóa là động lực của phát triển kinh tế.
Chính từ những tinh thần ấy, Uỷ ban nhân dân xã Thụy Hải đã kết hợp với Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình, định kỳ tổ chức lễ hội Bà Chúa Muối hai
năm một lần tổ chức mở rộng rước Bà đi vòng quanh làng để thăm cánh đồng muối.
Trong tục thờ Bà Chúa Muối, người dân còn muốn thể hiện một quan điểm sống
sâu sắc: Nhắc nhở các thế hệ sau này nhớ về cội nguồn, nhớ về hình ảnh một người
con gái nơi đồng chua nước mặn đã trở thành Tam phi, và rồi trở thành Mẫu làng
muối như một minh chứng làng muối đã có từ cách đây hàng trăm năm. Chính điều
đó đã góp phần vào việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa cộng
đồng, tăng thêm lòng tự hào và lòng yêu quê hương, đất nước.
Trước ngày hội làng, người dân Quang Lang chuẩn bị cho tục múa ông Đùng

bà Đà khá công phu. Họ lấy nia vẽ mặt ông Đùng bà Đà, rồi làm thân ông bà bằng
những rọ tre đan sơ sài theo kiểu mắt cáo, thân hình cao từ 1,2 đến 1,5m, đường
kính phía dưới rộng đủ cho một người chui vào. Ngoài ra còn có một số hình nộm
trẻ con, có trai có gái tượng trưng cho con cái của ông Đùng, bà Đà. Không khí
chuẩn bị cho lễ hội vô cùng náo nhiệt. Ngoài những hình nộm như tôm, cua, cá
được người dân làng vẽ lên để đem nghênh rước như hình ảnh đặc trưng của vùng
ven biển xã Thụy Hải, còn không thể thiếu những chiếc cà kheo truyền thống, một
dụng cụ mưu sinh gắn liền với cư dân miền biển.
Sáng sớm ngày 14/4, các thôn trong làng mang hình nộm ông Đùng bà Đà vào
đền thờ Bà Chúa Muối để tiến hành các nghi lễ dâng hương nghiêm trang, thành
kính, sau đó diễu hành rước Chúa. Cả đoàn rước gồm hàng nghìn người ăn mặc
chỉnh tề, mang theo cờ Tổ quốc, tượng Bác Hồ, kiệu Thánh, kiệu Mẫu, có cả các
đội múa Lân, múa Rồng, đội mõ, trống phách theo sau uốn lượn nối đuôi nhau đủ
màu sắc, kéo dài lên đến hơn một cây số mà dường như vẫn chưa dứt hẳn. Tại tất cả
đầu ngõ, người dân đều bày lễ trên bàn cao để cúng vọng cầu Chúa phù hộ một năm
làm ăn may mắn. Tối cùng ngày, nghi thức được cho là mong chờ nhất cũng diễn
ra, đó là nghi thức rước Đùng và phá Đùng. Vào chập tối, người dân đã quây kín
trước cửa đền để xem múa Đùng. Màn biểu diễn múa Đùng bao gồm một ông
Đùng, một bà Đà, tượng trưng cho hai bố mẹ và hai hình nộm con tượng trưng cho
con cháu. Khi múa, các hình nộm lúc thì nghiêng ngả, hết quay sang phải rồi lại
15


quay sang trái, lúc lại va vào nhau cho ông bà có cơ hội bày tỏ tình cảm với nhau.
Các vai ông Đùng bà Đà phải phối hợp sao cho thật nhuần nhuyễn có những lần
giáp mặt, thân chập vào nhau. Người làng Quang Lang giải thích: đó là lúc ông bà
"ăn nằm" với nhau tượng trưng cho ước vọng sinh sôi, nảy nở, mong nhiều hoa trái
của dân làng. Đùng bố, mẹ đi trước, các Đùng con quấn quýt theo sau.
Trong lúc múa, người ta xướng vang những câu ca tụng công đức của Bà
Chúa Muối như: "Lạy chúa! Muối của Chúa năm nay được mùa lắm! lạy Chúa, lạy

Chúa!". Sau đó, đoàn múa rời sân đền đi một vòng quanh làng, các Đùng con quấn
quýt xung quanh bố mẹ. Hết một vòng quanh làng, trở lại trước cửa đền, ai nấy lại
náo nức tham gia tục phá Đùng. Vừa nhanh, vừa mạnh, mọi người tiến về phía
những ông Đùng, ai cũng mong giành được về cho gia đình, người thân ít nhất một
nan tre, hay may mắn hơn là cái mặt nộm Đùng. Bởi người dân Quang Lang tin
rằng, nếu ai may mắn lấy được nan tre đem về gối đầu giường thì các cháu nhỏ ngủ
khỏi giật mình, không bị bệnh tật, cắm vào ruộng, vườn thì cho cây sai quả, mang
lên trên thuyền đi ra khơi thì sẽ đánh bắt được nhiều tôm cá…. Cho dù ở trong nhà,
dưới thuyền hay bất cứ đâu có cắm nan tre ông Đùng sẽ mang lại cho họ cuộc sống
sung túc, no đủ, mùa lúa, mùa cá, mùa muối bội thu, gia đình hạnh phúc và gặp
nhiều may mắn hơn.
Trải qua hàng trăm năm, lễ hội Bà Chúa Muối và tục rước Đùng kỳ lạ vẫn giữ
nguyên được bản sắc văn hóa vốn có của nó. Đến ngày lễ hội, những người làm
muối trên khắp cả nước cũng tìm về đây cùng dâng hương tỏ lòng thành kính đối
với Bà Chúa Muối và hoà mình trong lễ hội của quê hương. Lễ hội này đồng thời là
nơi gửi gắm bao ước vọng của dân làng muối về sự sinh sôi, nảy nở, nó đã được lựa
chọn, giới thiệu trong cuốn “Những nền văn minh thế giới” do Bộ Văn hoá Thông
tin xuất bản năm 1996.
Câu chuyện về Bà Chúa Muối ở Thái Bình sẽ còn sống mãi với thời gian và sẽ
không chỉ dừng lại ở đoạn đường, ngõ hẹp. Hôm nay cũng như mai sau nữa, câu
chuyện ấy cũng sẽ như con thuyền lướt sóng hòa với dòng người mỗi dịp về trẩy
hội trên miền quê Thụy Hải. Về với lễ hội, nghe sự tích về Bà Chúa Muối, mỗi
người như thấu hiểu, động lòng và cảm phục sâu sắc hơn trước cái đẹp, cái đức và

16


sự hi sinh đại diện cho hình tượng người phụ nữ Việt Nam nơi làng muối một vùng
quê Bắc Bộ.
1.3.4.2. Hầu đồng Bà Chúa Muối

Tuy có nhiều nghi lễ khác nhau trong tục thờ Bà Chúa Muối, nhưng tập trung
và điển hình nhất vẫn là nghi lễ hầu đồng (hầu bóng).
Hầu đồng hay hầu bóng là một trong những nghi lễ thờ cúng chính của tục thờ
Bà Chúa Muối. Đây là nghi lễ nhập hồn của thần linh vào thân xác của ông Đồng
hay bà Đồng, tái hiện lại hình ảnh của thần linh, nhằm phán truyền, chữa bệnh, ban
phúc lộc cho các tín đồ.
Trước khi hầu đồng, ông Đồng hay bà Đồng thông qua người chủ đền phải
làm lễ “chúng sinh” và “lễ thánh”. Đồ lễ chúng sinh được đặt trên một cái mâm,
trên đó có các đồ vàng mã cắt thành hình quần áo, tiền, lá vàng, thỏi bạc, những bát
cháo, bánh trái, và những thức ăn khác. Có khi trên mâm còn có mấy đồng tiền bỏ
vào chậu nước dành cho những vong hồn chết đuối.
Giúp trực tiếp cho ông Đồng và bà Đồng trong buổi lên đồng là Hầu dâng và
Cung văn. Người hầu dâng thường cũng là những người đã từng lên đồng. Họ giúp
ông Đồng và bà Đồng trong việc hầu Thánh, như thắp hương, dâng các loại vũ khí,
dâng thuốc lá, rượu, trầu… đặc biệt giúp người hầu trong việc thay lễ phục khi
chuyển từ giá đồng này sang giá đồng khác. Thông thường, hai hay bốn người hầu
dâng ngồi hai bên ông Đồng hay bà Đồng trước bàn thờ Thánh, họ mặc áo dài đen,
quần trắng, đội khăn xếp (nếu là nam), áo dài màu (nếu là nữ).
Cung văn giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong hầu đồng. Họ xướng nhạc và hát
cho việc trình diễn của ông Đồng và bà Đồng khi Thánh nhập. Nhạc cụ chủ đạo của
cung văn là đàn nguyệt, ngoài ra còn có trống ban (trống nhỏ), cảnh đồng, phách,
thanh la… Đặc biệt trong khi muá đồng, ban phát tài lộc, thưởng thơ phú… thì cung
văn vừa phải chơi nhạc vừa hát. Cung văn hát hay, đàn giỏi, mở đầu và dừng ngắt
đúng lúc đều được người hầu đồng thưởng tiền và ban lộc.
Theo trật tự thời gian, có thể phân một buổi hầu đồng thành các bước: Thánh giáng, thay
lễ phục, thắp hương làm phép, múa đồng, ban lộc và nghe văn chầu, Thánh thăng.

17



Sau khi đứng lên làm lễ và xin phép mọi người được nhập đồng, ông Đồng
hay bà Đồng trùm khăn đỏ phủ diện lên đầu để thực hiện nghi thức Thánh giáng,
Thánh nhập, một nghi thức quan trọng bậc nhất trong hầu đồng.
Khi thánh đã nhập, ông Đồng hay bà Đồng dùng tay ra hiệu và tung khăn phủ
diện, lúc này người hầu dâng giúp người hầu đồng thay lễ phục. Lễ phục của Bà
Chúa Muối gần giống với trang phục của Mẫu Thoải, cũng mang màu sắc trắng,
nhưng nếu như Mẫu Thoải có khăn dài để gấp thành hình mũ đội trên đầu thì Bà
Chúa Muối mang khăn dài, mảnh thả ở trên đầu.
Sau khi thay đổi lễ phục, ông Đồng hay bà Đồng làm lễ dâng hương. Các ông
Đồng hay bà Đồng nhận một số nén hương hay một bó hương từ tay người hầu
dâng (còn gọi là tay hương), rút một nén hương cầm trong tay phải, huơ lên phía
các nén hương khác làm động tác phù phép, mà những người hầu đồng gọi là “khai
quang”, tức xua đuổi đi cái trần tục, ma quỷ, làm thanh sạch để dâng cho các vị
Thánh. Sau khi làm lễ khai quang, các ông Đồng hay bà Đồng ném hương xuống
đất hay đưa cho người hầu dâng, rồi cầm bó hương tiến tới trước bàn thờ Thánh làm
lễ dâng hương. Việc dâng hương là một hành vi tôn kính, một lời cầu nguyện thầm
lặng biểu hiện bằng làn khói hương bốc lên trời.
Sự nhập hồn, tái sinh của thần linh vào cơ thể ông Đồng và bà Đồng còn được
biểu hiện sống động bằng các động tác múa. Động tác múa của người hầu đồng kết
hợp nhịp nhàng theo âm nhạc và lời hát tạo nên không khí nhộn nhịp, duyên dáng.
Múa xong, Thánh ngồi xuống. Lúc này, cung văn hát những bài chầu văn kể lại sự
tích, lai lịch, ca ngợi tài năng, sắc đẹp, công đức và tích truyện xưa của Bà Chúa
Muối, lúc Chúa gặp vua Trần.
Đây cũng là lúc những người ngồi xung quanh sán lại bên ông Đồng hay bà
Đồng để nghe phán truyền về tương lai hay dâng lễ vật cầu xin bảo hộ, cầu tài lộc,
chữa bệnh… trong lúc Thánh ngồi nghe hát cũng là lúc Thánh phát lộc. Lộc Thánh
có thể là nén hương đang cháy dở, lá trầu, quả cau hay các thứ bánh trái, hoa quả…
Sau khi ban phát lộc xong, thì Thánh thăng. Dấu hiệu Thánh thăng thường là
lúc ông Đồng, bà Đồng ngồi yên, khẽ rùng mình, tay bắt chéo trước trán, hay che
quạt lên đỉnh đầu… thì lúc đó người hầu phải nhanh chóng phủ khăn đỏ lên ông

Đồng, bà Đồng, những người cung văn tấu nhạc và hát điệu Thánh xe giá hồi cung.
18


Việc hầu đồng để mưu cầu tài lộc cho bản thân mình, nhất là để cầu mong làm
ăn, buôn bán thuận lợi. Chẳng thế mà hằng năm, có rất nhiều người làm ăn buôn
bán, những người thương gia về phủ thờ Bà Chúa Muối để làm lễ, họ chấp nhận bỏ
ra một số lượng tiền đáng kể để chi cho các buổi hầu Thánh như thế.
1.4. Khái quát về một số di tích gắn với tục thờ Bà Chúa Muối ở Thái
Thụy (Thái Bình)
1.4.1. Đền thờ Bà Chúa Muối trong khuôn viên miếu ba thôn – chùa Hưng
Quốc
Đền thờ Bà Chúa Muối là một công trình kiến trúc đặc biệt kết hợp giữa đền
và chùa, tọa lạc trên mảnh đất Trang Quang Lang. Chùa quay hướng Bắc là nơi thờ
Đức Phật Thích ca Mâu Ni. Đền quay hướng nam là nơi thờ thánh Mẫu Tam Phi
Nguyễn Thị Nguyệt Ảnh (tức Bà Chúa Muối). Đây là một ngôi đền – chùa đẹp nhất
mà trong bia đá năm 1596 có đoạn viết như sau:
“Cổ tích Thái Bình hưng quốc tự, bản cổ truyền chi danh lam, bảo Nam bang
chi thắng cảnh…”
Nghĩa là:
“Khu đền chùa Thái Bình Hưng Quốc là nơi danh lam cổ truyền, là địa danh
thắng cảnh quý báu nhất dưới trời Nam…”
Năm 1963 đền thờ Bà Chúa Muối bị tháo bỏ, đến 1998 xây tạm căn nhà nhỏ thờ
Chúa trong khuôn viên chùa Hưng Quốc. Năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đã quyết định khôi phục lại đền thờ Bà Chúa Muối vào đúng nơi xa xưa đã thờ
phụng bà.
1.4.2. Phủ thờ Bà Chúa Muối ở thôn Tam Đồng
Thụy Hải là nơi duy nhất trên cả nước có phủ và đền thờ Bà Chúa Muối. Khi
về với phủ thờ Bà Chúa Muối, du khách sẽ được đắm chìm trong không gian thoáng
đãng, một không gian mở do những ô ruộng muối tạo nên.

Phủ thờ Bà Chúa Muối tọa lạc tại thôn Tam Đồng, xã Thụy Hải, huyện Thái
Thụy, Thái Bình. Theo lời kể của những người diêm dân nơi đây, thế hệ cha ông
ngày trước xây dựng phủ thờ Bà tại Tam Đồng với hướng quay ra cánh đồng muối
như để Chúa được ngày ngày ngắm nhìn cánh đồng muối quê hương. Nơi đây, cũng
chính là nơi Bà đã cùng cha mẹ làm ăn, sinh sống, gắn bó với nghề muối bao năm.
19


Phủ có kiến trúc gỗ, uy linh với những nét chạm bong kênh tinh luyện trên các
cấu kiện vì kèo, bẩy hiên, đầu dư, kẻ góc. Mái của phủ được lợp ngói mũi hài, ngói
lót. Dù quy mô của di tích còn tương đối nhỏ, tuy nhiên, nơi đây đã chứng kiến bao
sự kiện lịch sử gắn với Thụy Hải nói riêng và Thái Thụy nói chung trong suốt tiến
trình lịch sử mà tiêu biểu là trong thời kỳ cách mạng, đấu tranh bảo vệ quê hương,
đất nước. Bước cùng với bước tiến của lịch sử, di tích được xây dựng cách đây gần
700 năm đã dần xuống cấp. Vào năm 2006, ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã ra
quyết định số 721 – QĐUB cho phép trùng tu xây dựng lại ngôi phủ. Lễ khởi công
xây dựng vào ngày 24/3/2007 và chính thức khánh thành vào 14/10/2007. Với
những giá trị căn bản của di tích, phủ thờ Bà Chúa Muối được công nhận là Di tích
lịch sử cấp tỉnh. Hàng năm, vào ngày 14 tháng 4 âm lịch, nhân dân địa phương vẫn
thường mở hội rất đông vui để tưởng nhớ đến bà.
1.5. Ý nghĩa của tục thờ Bà Chúa Muối đối với đời sống văn hóa của người
dân Thái Bình
Việc thờ cúng Bà Chúa Muối có vai trò và ý nghĩa tích cực đối với đời sống
văn hóa tâm linh, tinh thần của người diêm dân nói riêng và người dân Thái Bình
nói chung.Trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, đồng bào ta đã trải
qua bao mất mát đau thương, bao cung bậc cảm xúc khác nhau. Có những niềm vui
tột độ, nhưng cũng có những nỗi đau tưởng chừng như xé tận tim gan. Từ thực tại
khắc nghiệt ấy, con người ta ngày càng tìm kiếm sự bảo trợ từ các vị thần linh mà
đặc biệt là các vị thần là nữ. Người ta tìm đến các vị thần linh nữ như cầu mong sự
bao bọc, chở che như vòng tay ấm áp của các bà, các mẹ, các chị rất đối gần gũi

thân thương. Và cho dù ở trong hoàn cảnh nào, dù là các tín ngưỡng dân gian thờ
các thế lực siêu nhiên, hay tục thờ các nhân vật là nữ thì các tín ngưỡng, tục thờ ấy
vẫn luôn hướng con người vào niềm tin của đời sống trần thế với mong muốn về
sức khỏe, tài lộc mà không phải là hướng con người về cuộc sống vĩnh hằng sau khi
chết. Chính điều đó dường như lại càng phù hợp hơn với hoàn cảnh và cách sống
của cư dân miền biển, khi họ luôn phải bơn trải với sóng gió mặn mòi của biển cả,
“bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, dãi nắng dầm sương để kiếm miếng cơm
manh áo, họ luôn mong muốn tìm được sự phù hộ của các vị thần để đem đến cho

20


họ bình an, may mắn, mùa màng bội thu, cầu cho những sản phẩm do họ làm ra được
“buôn may, bán đắt”.
Đến với các di tích đền chùa, miếu, phủ linh thiêng những người dân bình dị,
chất phác thật thà tìm thấy sự bình an trong tâm thức khi cuộc sống của họ phải trải
qua quá nhiều biến động.
Về với tục thờ Bà Chúa Muối ở Thái Thụy, Thái Bình, ta càng thấy rõ hơn sự
đề cao hình ảnh người phụ nữ với những phẩm chất tốt đẹp: sự tài hoa, vẻ đẹp sắc
nước hương trời, sự hi sinh, lòng vị tha. Tất cả những điều đó dường như đã hội tụ
lại trong hình ảnh Mẫu làng Quang Lang tạo nên hình ảnh của Bà Chúa Muối đẹp
tròn đầy trong tâm thức của người dân nơi đây. Hình ảnh ấy như đã trở thành một
huyền tích để con cháu lưu truyền đến mãi ngàn sau. Chẳng thế mà hàng năm,
người diêm dân nơi đây vẫn tổ chức lễ hội như một hình thức để tưởng nhớ đến Bà.
Tục thờ Bà Chúa Muối gắn liền với lễ hội ông Đùng bà Đà. Trải qua mấy trăm
năm nay, lễ hội ông Đùng bà Đà vẫn giữ nguyên được bản sắc độc đáo vốn có của
nó. Đến ngày lễ hội, không chỉ thu hút diêm dân của tỉnh đến tham dự mà cả những
người làm muối trên khắp đất nước cũng tìm về đây cùng dâng hương tỏ lòng thành
kính đối với Bà Chúa Muối và hoà mình trong không gian của lễ hội quê hương.
Từ lâu tục thờ Bà Chúa Muối đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống

tâm linh của người dân Thái Bình. Từ cụ già cho đến em nhỏ đều biết, đều kể về tích
truyện của Bà Chúa Muối như một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của
người dân. Những diêm dân nơi đây thờ Bà Chúa Muối với ước vọng cầu bình an,
cầu nghề muối phát triển, buôn may bán đắt. Đồng thời gửi gắm bao ước vọng của
dân làng muối về sự sinh sôi, nảy nở. Tục thờ Bà Chúa Muối đã góp phần làm phong
phú hơn đời sống văn hóa của người dân Thái Bình. Rõ ràng tục thờ Bà Chúa Muối
đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người diêm dân
qua bao nhiêu năm.
Tục thờ Bà Chúa Muối còn có vai trò cố kết cộng đồng những người có cùng một
tình yêu, một niềm tin vào Bà Chúa Muối. Tất cả những người đến với di tích thờ Bà,
mà hơn nữa là đến với lễ hội ông Đùng, bà Đà, càng thấy rõ hơn sự đoàn kết, cảm
thông lẫn nhau một cách sâu sắc. Tục thờ Bà Chúa Muối dù là ở trong quá khứ đầy rẫy
những chông gai hay thực tại đầy những khó khăn thử thách, thì các di tích gắn với tục
thờ Bà Chúa Muối vẫn luôn thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.
21


Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tại các di tích gắn với tục thờ Bà Chúa
Muối đã bắt đầu xuất hiện những hạt sạn như hiện tượng đốt vàng mã tràn lan, khấn
thuê, xem bói toán ngay tại di tích. Những hạt sạn ấy nếu có những biện pháp xử lý
hợp lý thì chắc chắn những nét đẹp văn hóa của tục thờ Bà Chúa Muối sẽ ngày càng
tỏa sáng hơn nữa, đóng góp vào kho tàng văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam

22


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Các di tích gắn với tục thờ Bà Chúa Muối ở Thụy Hải (Thái Thụy) đã cùng
tồn tại với người dân nơi đây qua bao năm tháng lịch sử, gắn bó mật thiết với cuộc
sống sinh hoạt tín ngưỡng của người dân và đã trở thành một nét đẹp văn hóa của

người dân Thụy Hải.
Thông qua chương 1 của đề tài “Khai thác một số di tích gắn với tục thờ Bà
Chúa Muối”, tác giả đã nêu rõ nguồn gốc, quá trình phát triển của tục thờ Bà Chúa
Muối cũng như những nghi lễ trong việc thờ cúng Bà Chúa Muối. Bên cạnh đó, tác
giả đã khái quát lại vai trò, ý nghĩa của tục thờ đối với người dân địa phương để từ
đó thấy được vị trí, chỗ đứng của di tích trong lòng người dân và đưa ra những đề
xuất, giải pháp phát triển du lịch phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của người dân
nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

23


Chương 2
Thực trạng bảo tồn và khai thác một số di tích gắn với tục thờ
Bà Chúa Muối nhằm phát triển du lịch Thái Bình
2.1. Giá trị của một số di tích gắn với tục thờ Bà Chúa Muối
2.1.1. Giá trị lịch sử
* Đền thờ Bà Chúa Muối
Thời gian qua đi, có những thứ đã không còn tồn tại, nhưng giá trị của nó thì
vẫn còn đó, trường tồn cùng với thời gian. Những di tích gắn với tục thờ Bà Chúa
Muối đến nay vẫn còn tồn tại như một minh chứng lịch sử về những tháng ngày đã
qua, minh chứng về một câu chuyện có thật, một nhân vật lịch sử có thật.
Về với đền thờ Bà Chúa Muối ở thôn Quang Lang, xã Thụy Hải, đền thờ nằm
trong cụm di tích lịch sử cấp quốc gia miếu ba thôn – chùa Thái Bình Hưng Quốc. Căn
cứ vào thần phả và bia đá còn lưu lại, chùa Hưng Quốc có vào năm 1047 – 1057, giữa
hai đời vua Lý Thái Tông và vua Lý Thánh Tông, cho đến khi Tam phi Nguyệt Ảnh
qua đời, nhận được chiếu chỉ của vua Trần Anh Tông, dân làng Quang Lang đã lập nên
đền thờ Bà Chúa Muối ngay trong khuôn viên của di tích. Tính đến nay, về mặt thời
gian tồn tại, di tích Chùa Thái Bình Hưng Quốc đã trải qua hơn 700 năm lịch sử, chứng
kiến bao sự kiện, bao thăng trầm cùng người dân địa phương.

Trong đền thờ hiện còn lưu giữ lại một số hiện vật có giá trị lịch sử, nhân văn
sâu sắc. Trên bia đá dựng năm 1596 còn lưu tại khuôn viên chùa, có đoạn viết “Cổ
tích Thái Bình Hưng Quốc tự, bản cổ truyền chi danh lam, bảo Nam bang chi thắng
cảnh…” Nghĩa là:“Khu đền chùa Thái Bình Hưng Quốc là nơi danh lam cổ truyền,
là địa danh thắng cảnh quý báu nhất dưới trời Nam…”. Chùa quay hướng Bắc là
nơi thờ Phật Thích ca Mâu Ni, đền quay hướng Nam là nơi thờ Tam phi Nguyệt
Ảnh - Bà Chúa Muối. Sự kết hợp giữa một ngôi đền và một ngôi chùa trong cùng
một quần thể di tích tâm linh trang nghiêm huyền bí, lưng tựa vào nhau ắt hẳn cũng
không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Trong đền thờ Bà Chúa Muối có tập sắc phong từ năm 1924 của vua Khải
Định phong cho bà phần nào là yếu tố tiên quyết, góp phần bổ sung thêm tính xác
thực cho một câu chuyện dân gian đã trải dài hơn 700 năm lịch sử. Không chỉ có
24


vậy, ở bên trong đền, ngay gian chính điện, có đặt một hiện vật được cho là có niên đại
hàng trăm năm tuổi, liên quan đến tích xưa của Bà Chúa Muối, Mẫu làng Quang Lang,
đến nay vẫn được người nhà đền bảo quản nguyên vẹn như viết thêm câu chuyện hồi
sinh và gắn bó về Bà Chúa Muối nơi tâm hồn người dân xứ sở, đó chính là con thuyền
được phỏng theo câu chuyện xa xưa cách đây hơn 700 năm. Con thuyền là do sự sùng
bái của nhân dân địa phương muốn tạo dựng lại kỷ niệm của Bà Chúa Muối để thờ và
mỗi một lần nhìn thấy thuyền thì nhớ lại câu chuyện xa xưa của Bà Chúa, là một cô gái
ở làng muối đã được kết duyên với vua Trần Anh Tông.
Có thể thấy rằng, các di tích gắn với tục thờ Bà Chúa Muối đều ẩn chứa trong
đó giá trị lịch sử được thể hiện ngay ở mặt thời gian tồn tại của di tích. Không chỉ
có thế, giá trị lịch sử còn được thể hiện ở những di vật còn lưu truyền lại đến ngày
nay, cũng như những giai thoại, những dấu mốc lịch sử gắn với di tích cũng như với
đối tượng thờ tự.
* Phủ thờ Bà Chúa Muối
Đến với phủ thờ Bà Chúa Muối ở thôn Tam Đồng, xã Thụy Hải, nơi đây chính

là một minh chứng về một giai đoạn lịch sử có thật của dân tộc. Phủ thờ Bà Chúa
Muối đã có từ cách đây hơn 700 năm đã chứng kiến bao sự kiện, bao thăng trầm của
lịch sử. Từ khi Tam phi Nguyễn Thị Nguyệt Ảnh thoát tục, vua Trần Anh Tông đã
vô cùng luyến tiếc xót thương, hạ chiếu sắc phong Phúc thần.
“Nhất truy phong từ ý Thái Hòa Đệ Tam Cung phi, linh ứng tôn thần”
Chiếu chỉ Quang Lang Trang và họ Nguyễn đến kinh thành rước mỹ tự về lập
cung điện cùng với từ đường họ Nguyễn thờ phụng. Kể từ đó, phủ và đền thờ Bà
Chúa Muối được lập, nhân dân ngày ngày đến hương khói, thờ phụng. Những di
tích này chính là nơi hội tụ các giá trị nhân văn thiêng liêng cao quý đặc trưng của
nét văn hóa mang bản sắc riêng của vùng diêm dân sinh sống. Hơn 700 năm tồn tại,
trải qua bao thăng trầm của lịch sử và biến cố của thời gian, ngày 15/5/2006, UBND
tỉnh Thái Bình đã ra quyết định số 721 – QĐUB cho phép trùng tu xây dựng lại
ngôi phủ. Việc tổ chức xây dựng có các tiểu ban, huy động vốn, giải phóng mặt
bằng và xây dựng. Lễ khởi công xây dựng vào ngày 24/3/2007 và chính thức khánh
thành vào 14/10/2007.

25


×