Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

CUỘC THI vận DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn để GIẢI QUYẾT các TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO học SINH TRUNG học cơ sở năm học 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.4 MB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN KIẾN AN

BÀI DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2015-2016

TÊN TÌNH HUỐNG:
“Tìm hiểu vai trò của khu di tích, danh thắng Núi Voi, huyện An Lão,
thành phố Hải Phòng trong những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm”
LĨNH VỰC DỰ THI


1. Họ và tên: Nguyễn Đức Tú – Lớp 8A
Ngày sinh: 08/05/2002
2. Họ và tên: Lê Hoàng Ngọc Yến – Lớp 8B
Ngày sinh: 03/11/2002
Học sinh: Trường THCS Trần Hưng Đạo
Địa chỉ: Tổ 19, phường Lãm Hà, Quận Kiến An, thành phố Hải Phòng
Điện thoại: 0313576000
Email:


Năm học 2015 - 2016

I.TÊN TÌNH HUỐNG:
“Tìm hiểu vai trò của khu di tích danh thắng Núi Voi , huyện An Lão ,
thành phố Hải Phòng trong những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm”

Tình huống:


Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Giêng ( ngày lễ hội của Núi Voi, An Lão
Hải Phòng) năm 2015 , lớp em tổ chức đi tham gia trải nghiệm sáng tạo ở
Núi Voi. Trong quá trình chúng em đi tham quan một vòng khu di tích danh
thắng Núi Voi ,Bạn Tú ngạc nhiên hỏi “ Tại sao ở một vị trí địa hình như thế
này , Núi Voi lại khoác trên mình những truyền thuyết bí ẩn mang đậm tính
chất lịch sử với nhiều chiến công vẻ vang trong những thời kì chống giặc
ngoại xâm của nhân dân Hải Phòng ?
Xuất phát từ câu hỏi đó , chúng em bắt đầu tiến hành “Tìm hiểu vai trò
của khu di tích danh thắng Núi Voi , huyện An Lão , thành phố Hải Phòng
trong những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm”

II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Vận dụng các kiến thức liên môn vào việc tìm hiểu vai trò của khu di tích
danh thắng Núi Voi , huyện An Lão , thành phố Hải Phòng trong những cuộc
kháng chiến chống giặc ngoại xâm” để hình thái độ tình cảm , tình yêu quê hương
đất nước, từ đó có hành động , việc làm cụ thể trong việc giữ gìn , bảo tồn và phát
huy những giá trị lịch sử văn hóa của khu di tích danh thắng Núi Voi.
- Biết được vị trí địa lí , địa hình của Núi Voi .
- Vai trò của Núi Voi trong những cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
- Biết được những giá trị về khảo cổ học.
- Giá trị về văn hóa, lịch sử (trong đó có những nét đặc sắc về văn hóa tâm linh)
- Tiềm năng về thắng cảnh du lịch, về văn hóa ẩm thực và văn hóa dân gian.
- Những biện pháp bảo vệ khu di tích danh thắng Núi Voi.
- Hình thành tính tự giác trong học tập, bước đầu hình thành các thao tác
tư duy nghiên cứu khoa học: Kĩ năng quan sát, kĩ năng thu thập xử lí thông tin,
2


kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng giao tiếp...Thúc đẩy việc gắn kết kiến thức trong
nhà trường và trải nghiệm sáng tạo trong thực tiễn.


III. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
- Quần thể di tích Núi Voi , danh thắng nổi tiếng của huyện An Lão, Hải
Phòng được ôm ấp bởi hai con sông hiền hòa Lạch Tray và Đa Độ , không chỉ
có vách đá chênh vênh ngàn năm rêu phủ ,những hang động lớn giữ được nét
nguyên sơ huyền bí , vùng đất Núi Voi còn chứa đựng cả một kho tàng văn hóa
qua các thời đại . Vẻ đẹp thiên nhiên tạo hóa cùng với sức sống mãnh liệt có giá
trị lịch sử - văn hóa ở mảnh đất này luôn có sức hấp dẫn lạ kì với chúng em.
- Hiện nay , một bộ phận học sinh THCS ngại học những bộ môn Lịch sử,
Địa lí, GDCD, Văn học. Vì vậy trên thực tế rất nhiều bạn học sinh chưa biết rõ về
những giá trị lịch sử - văn hóa của Núi Voi, ngại tìm hiểu địa lí, lịch sử địa phương.
- Bằng những kiến thức đã học như: Địa lí, Sử học, Văn học, Giáo dục
công dân,… trong trường THCS và tìm hiểu các nguồn tư liệu khác, chúng em
muốn góp sức nhỏ bé của mình vào việc tuyên truyền, giữ gìn , bảo tồn và phát
huy khu di tích danh thắng Núi Voi- địa danh nổi tiếng ở quê hương em.
Chúng em tiến hành:
- Tìm hiểu thực tế, trải nghiệm sáng tạo.
- Tìm hiểu thêm các thông tin sách, báo mạng, internet,...
- Đến trung tâm văn hóa huyện An Lão, Hải Phòng xin tư liệu.
- Đến bảo tàng Núi Voi - huyện An Lão chụp lại những hình ảnh, di chỉ
khảo cổ để làm minh chứng.
- Trực tiếp gặp gỡ và hỏi người dân địa phương trong vùng ,đặc biệt hỏi
các cụ cơ niên khoảng 80 tuổi còn nhớ lại kể về những chiến tích trong những
cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm ở Núi Voi.

3


IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1. Tích hợp các môn học
* Môn Địa Lí:
Có kiến thức địa lí địa phương về tự nhiên , xã hội của Núi Voi, An
Lão ,Hải Phòng. Có kỹ năng tìm hiểu, lắng nghe và phân tích bản đồ hành chính
có thể chỉ dẫn , giới thiệu với bạn bè, du khách đến tham quan Núi Voi.
* Môn Lịch sử:
Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của khu di tích lịch sử Núi Voi.
* Môn Văn học:
Giúp chúng em vận dụng thể loại văn nghị luận trong thuyết minh tiến
hành giải quyết tình huống ,tìm hiểu những câu thơ về núi Voi.
* Môn Giáo dục công dân
- Có ý thức trong việc tuyên truyền, giữ gìn , bảo tồn và phát huy khu di
tích danh thắng Núi Voi.
* Môn Tin học
Giúp chúng em biết cách khai thác, sử dụng thông tin trên Interrnet. Kĩ
năng đánh máy, sao lưu thông tin... nhanh và hiệu quả hơn.
* Môn Âm nhạc
Giúp em tìm hiểu và biết , nghe được bài hát về địa danh núi Voi như
bài:" Huyền thoại núi Voi” của nhạc sĩ Thuận Yến.
2. Rèn luyện kĩ năng sống
- Trong quá trình chúng em tham gia cuộc thi ,chúng em rèn luyện được
cho bản thân một số kĩ năng sống: Kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng đối diện với thực tế, kĩ năng tìm kiếm thông tin , tư liệu, hình
ảnh...
3. Các tài liệu tham khảo
- Sách, tư liệu, các bài báo, mạng Internet, thông tin từ những người dân
địa phương.

4



V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
1. Vị trí địa lí, địa hình Núi Voi
- Cách trung tâm thành phố không xa khoảng 20km về phía tây nam. Núi
Voi - Xuân Sơn là một quần thể núi đá, núi đất khá cao, xen kẽ lẫn nhau, nhấp
nhô, uốn khúc qua địa phận của 3 xã Trường Thành, An Tiến và An Thắng của
huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.

- Về mặt địa lí, địa chất học thì hàng triệu năm về trước Núi Voi còn nằm
nổi trên phần bờ biển đá Đông Bắc. Ngày nay , vẫn còn sò , hến bám trong các
hang , vách đá ở độ cao 5- 10m. Cũng chính vì thế nhờ sóng biển , mưa gió ,
thời gian mà vùng núi đá vôi này đã tạo nên và ẩn chứa tiềm tàng trong mình
khá nhiều những hang động huyền bí , lạ kì hấp dẫn đến lạ lùng với con người.

5


Nhìn vào tổng thể cảnh quan, Núi Voi là một quần thẻ núi và đồi giống
như một đàn voi từ từ tiến ra biển. Sông hai mặt(Bắc và Nam) Lạch Tray và Đa
Độ uốn khúc lượn quanh.Thật là sơn thủy hữu tình.
Lạch Tray thăm thẳm sông và biển
Núi biếc nghìn năm bóng chẳng mờ
Mỏi mắt nhìn non voi vẫn phục
Chồn chân ngắm cảnh khách còn mơ….
Núi Voi là một quần thể danh thắng thơ mộng giữa miền đồng bằng phì
nhiêu. Dáng tựa như hòn non bộ khổng lồ với những hang sâu, động lớn, hồ.Trên
đỉnh núi có một khoảng đất tương đối bằng phẳng gọi là bàn cờ cõi tiên. Tương
truyền vào những đêm đẹp trời, trăng thanh, gió mát các vị tiên trên trời xuống đó
để đánh cờ, các tiên nữ múa hát vui mừng trong cảnh thái bình. Do vậy ngay dưới
tượng sơn có tên làng không đặt tự bao giờ, làng “ Tiên Hội”. Núi Voi - Xuân

Sơn có rất nhiều hang động, to lớn và đẹp, nhiều hang động đến hang động ngày
nay còn chưa ai thám hiểm ra. Nổi tiếng là hang Họng Voi, hang Ông Già Vị.
Hang Họng Voi có nhiều nhũ đá tạo ra những hình thù rất huyền ảo, kì thú như :
Ông Tiên , hổ, báo, voi, trụ thạch ... có nhũ đá hình bầu sữa mẹ ngày đêm nhỏ
nước không bao giờ hết. Dân gian nói rằng nước sữa mẹ rất quý chứa được nhiều
bệnh tật ... Đặc biệt trong hang có giếng nước trong vắt không bao giờ cạn, tương
truyền thả quả bòng vào giếng, quả bòng sẽ trôi ra sông Lạch Tray nằm dưới chân
núi Voi. Hang ông Già Vị một hang động đẹp đi sâu vào trong lòng núi, có rất
nhiều ngách. Hang do ông già tên là Vị, một chiến sĩ du kích người xã Trường
Thành, trong kháng chiến chống Pháp đã phát hiện ra. Sau đó lực lượng kháng
chiến làm nơi hoạt động bí mật.

6


2.Giá trị lịch sử, khảo cổ học
Từ những thập kỉ 30 của thế kỉ XX, những nhà khảo cổ Pháp đã khám phá
và khẳng định khu vực núi Voi là một di tích khảo cổ học. Là một trong những
địa điểm khảo cổ học lớn ở miền ven biển Đông Bắc nằm giữa hành lang Đông
Tây. Nơi đây là cái nôi của người tiền sử và sơ sử ẩn chứa nhiều dấu ấn lịch sử
về thời kỳ đồ đá, đồ đồng…. Những công cụ lao động của người cổ như: “ Rìu
đá, bôn đá, quả cân đá, bàn mài đá,.. đang được trưng bày tại Bảo tàng Núi Voi,
là những hiện vật cực quý, minh chứng cho vùng đất có chiều sâu, bề dày lịch sử
văn hoá cùng với những truyền thuyết bí ẩn và hấp dẫn.

- Bắt đầu từ thời các vua Hùng đã cho xây thành,đắp lũy, dựng trại tại
đây. Đặc biệt là thời vua An Dương Vương. (Trích dẫn tư liệu lịch sử)
- Theo Việt sử lược – một tác phẩm khuyết danh thời Trần đã ghi chép về
một sự kiện diễn ra ở Núi Voi hồi thế kỉ XI như sau: “ Năm Kỉ Mão , niên hiệu
Hội Phong thứ 7(1698) đời vua Lý Nhân Tông mùa thu tháng 9 xây chùa trên

núi Voi An Lão . Nay là chùa Long Hoa. Những năm 1989 – 2000, Cục bảo tồn
bảo tàng Bộ văn hóa thông tin – bảo tàng Hải Phòng và huyện An Lão đã có
những cuộc khảo sát , tìm kiếm dấu vết của chùa Long Hoa . Một vài hòn đá kê
chân cột và dấu tích móng chùa vẫn còn. Đặc biệt khi nghiên cứu văn hóa của
chùa Bụt Mọc Tiên Hội thì thấy ghi là Tượng Phật của chùa Long Hoa sau khi
tàn phá được nhân dân trong vùng đem đến chùa Bụt Mọc lưu giữ và thờ ở đó.
Quả thật , chùa Long Hoa từ xa xưa đã in vào tiềm thức của nhân dân trong
vùng qua câu ca tồn tại hàng nghìn đời :
7


“ Cảnh Long Hoa bốn mùa thanh tĩnh
Đình Chi Lai trung chính sườn non
Bốn bề chân núi dân thôn
Tiếng thiều, tiếng trúc véo von đi về.”

- Tại đây nhà Mạc xây dựng thành quách, luyện binh, đào hào, đắp lũy.
Tiếc rằng những công trình này nay không còn nữa, chỉ lưu vết lại qua dấu tích
tên một số địa danh như hang Chạn(bếp ăn), Đấu đong quân, kênh nhà Mạc,
cung công chúa...
3.Vai trò của khu di tích danh thắng Núi Voi , huyện An Lão , thành
phố Hải Phòng trong những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm
Trong Biên niên sử ngành Giáo dục – Đào tạo TP Hải Phòng đã ghi rõ :
Núi Voi là nơi có rất nhiều di tích lịch sử từ thời Hai Bà Trưng với nữ tướng Lê
Chân. Với vị trí hiểm yếu thuận lợi về tấn công , phòng thủ và bảo toàn lực
lượng khi có quân xâm lược Nữ tướng Lê Chân đã chọn núi Voi làm địa điểm
chiêu binh mại mã và tích trữ lương thảo, che mắt quân thù và xây dựng căn cứ
đánh giặc. Nhân dân địa phươngg đã lập đền thờ Bà ngay trong đền Hang để
tưởng nhớ tới công lao to lớn của Nữ tướng Lê Chân. Hang nhỏ nhưng quả thật
lộng lẫy , uy nghi . Hai bên có động Nam Tào , Bắc Đẩu , núi Xẻ Đầu, dưới tán

cây đại cổ thụ từ sườn non cao tỏa rợp bóng sớm chiều. Trước cửa đền Hang có
4 chữ lớn là : “ Thánh mẫu linh từ”.
Trong đền Hang có câu thơ ca ngợi công đức của Bà:
8


“ Thời cổ lưu danh khí hương còn để lại
Vạn kim di tích truyền thống vẫn phụng thờ”
“ Sống tướng mãnh , chết thần thiêng anh linh dũng quyết
Diệt tham tàn trừ bạo nghiêng lừng lẫy uy danh”

Đến thời nhà Mạc đã xây dựng thành quách , Vương Triều , huyện
quận… để lại như một dấu tích về giang sơn nhà Mạc .
- Núi Voi còn được xem như một thành lũy bảo vệ thành phố Cảng trong
suốt đường dài lịch sử kháng chiến của ông cha ta , đặc biệt là 2 cuộc kháng
chiến thần thánh vừa qua – cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc kháng chiến
chống Mĩ.
- Nếu ai đó đã hơn một lần đến Núi Voi thì hãy qua Hang Già Vị. Cái tên
“Hang Già Vị” ấy đã nói trọn vẹn về một sự tích của người chiến sĩ Núi Voi.
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp , người du kích già Núi Voi có tên là Ôn
Văn Vị đảm việc nhiệm vụ canh gác , đánh kẻng trên đỉnh núi (mỗi khi có giặc
về) để báo động cho dân làng và du kích biết . Sau nhiều lần thất bại , quân giặc
biết được một phần lí do vì sao, bèn tập trung quân vây bắt , song người du kích
đó đã rút lui vào hang an toàn . Quân giặc tức giận bắn súng , thả lựu đạn , dùng
rơm , rạ hun khói , gọi đầu hàng nhưng chúng đã thất bại. Nhưng rồi đến năm
9


1953, du kích Ôn Văn Vị đã hi sinh anh dũng trong trận chiến đấu ác liệt ở Núi
Voi với quân giặc . Để ghi nhớ công lao người liệt sĩ ấy , nhân dân trong vùng

đã đặt tên cái hang ấy rất thân thiết và dân dã là “ Hang Già Vị”

Với hình ảnh 29 cô gái dân quân Núi Voi“ Những cô gái dân quân treo
mình trên vách đá, lưng chừng trời bắn máy bay rơi máy bay Mỹ” bảo vệ phòng
tuyến quan trọng nơi cửa ngõ phía tây Hải Phòng và lời thề bất tử như khắc vào
vách đá của đội du kích Núi Voi; họ đã trở thành huyền thoại và trở thành câu
chuyện mãi khắc ghi trong tâm trí những người dân nơi đây.
“ Đứng trên đỉnh núi ta thề
Không giết được giặc không về núi Voi”

Trong những ngày bom đạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống giặc
Mỹ xâm lược, tháng 4 năm 1968 Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 2 được tổ
chức tại đây thông qua nghị quyết, động viên nhân dân thành phố quyết tâm
đánh bại âm mưu chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
10


Núi Voi ngày nay còn đó những địa chỉ đỏ như hang Thành uỷ, hang
Huyện uỷ, hang Già Vị, trận địa súng phòng không,…vầ truyền thống du kích
Núi Voi mãi mãi là niềm tự hào của người dân An Lão và thành phố Hải Phòng.
Và chính nơi đây ngày 29/9/1959 , đồng chí Trường Chinh lúc đó là Tổng
Bí Thư của Đảng đã về thăm Núi Voi. Đứng tại Chùa Chi Lai đồng chí Trường
Chinh đã viết để lại bút tích nhắc nhở nhân dân ta giữ gìn di tích lịch sử này.

Chính hình ảnh núi Voi bất khuất kiên cường trong mưa bom bão đạn bảo
vệ và dựng xây quê hương đất nước đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ
Thuận Yến khi ông về thăm Núi Voi và để lại bài hát “ Một thời để nhớ” như
một kỉ niệm không quên của mình.
“ Đứng giữa đồng xanh núi mang màu đá xám
Gọi nắng Xuân về đợi mùa Thu trăng lên

Như người mẹ hiền dãi nắng dầm sương
11


Ôm ấp trong lòng những người con quê hương.
Những cô gái dân quân treo mình bên vách đá
Lưng chừng trời ngắm bắn máy bay rơi.
Chiến tranh đi qua, bão tố đi qua
Trên đỉnh núi bàn cờ tiên vẫn đợi
Núi xanh kia là nơi tiên hội
Tôi xin hát về Người huyền thoại núi Voi ơi...”
Núi Voi đúng là thành lũy bảo vệ Thành phố Cảng. Những chiến công đó
cũng không dễ dàng như sự hi sinh của các bà mẹ Việt Nam anh hùng để góp
phần làm cho dân tộc ta làm nên chiến thắng.
Hồ Chủ Tịch tặng hoa cho một bà mẹ người xã Tân Viên – An Lão trong
dịp Người về thăm tỉnh Kiến An năm 1959.

4. Giá trị về văn hóa, lịch sử
- Núi Voi là một vùng đất cổ kính chứa đựng một kho tàng văn hóa, lịch
sử phong phú, quê hương của nhiều danh tài, mặc sĩ như: Đại học sĩ Bùi Mộng
Hoa , Trạng nguyên Trần Tất Văn, Tiến sĩ nhà thơ yêu nước Lê Khắc Cẩn .
Nhiều công trình kiến trúc cổ (đình, chùa, đền, miếu) được xây lại, từ thế kỷ XI
- XII được sử sách ghi lại cùng với tháp Tường Long (Đồ Sơn) hình thành nên
như một trong những trung tâm Phật giáo đô hội sầm uất của quốc gia Đại Việt
thời bấy giờ, có danh nhân Bùi Mộng Hoa mở trường dạy học từ thế kỷ XI, cùng
thời với Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội.
12


- Theo tương truyền của người dân địa phương, mỗi người há miệng để

giọt nước ở vách núi chảy vào miệng sẽ được may mắn, hạnh phúc.

5.Tiềm năng về thắng cảnh du lịch, về văn hóa ẩm thực và văn hóa dân gian
- Nhìn toàn cảnh quan khu di tích lịch sử Núi Voi như một Vịnh Hạ Long
cạn.Chùa Bụt Mọc – một dấu san trầm ấm bên một dốc trên. Gió từ sông,từ
nhũng cánh đồng và thung lũng mát rượi thổi về.Lòng ta khoan khoái đến dễ
chịu,cảm giác nhẹ nhàng bâng khuâng khi đến nơi này. Đúng như nhiều nhà
nghiên cứu, quản lí đã nhận định: Núi Voi có nhiều giá trị, đáng chú ý là những
giá trị riêng độc đáo. Nếu người ta thích thưởng ngoạn thì có quang cảnh sơn
thủy hữu tình, hang động kì thú, rừng núi thâm sâu. Người ta thích tìm hiểu lĩnh
hội, nghiên cứu về văn hóa,lịch sử núi Voi thì có cả một bảo tàng . Cần nghỉ
ngơi, tĩnh dưỡng giảm nhẹ ưu phiền, căng thẳng thì có chùa chiền, đền đài, miếu
mạo ẩn hiện nơi núi non huyền ảo - nơi từng là một trong những trung tâm Phật
giáo đồ sộ sầm uất từ thế kỉ XI - XII
- Về văn hóa ẩm thực và văn hóa dân gian từ xưa cũng nổi tiếng với một
số sản vật của vùng núi rừng, vùng đất cổ Câu Lậu.. Người ta muốn thưởng thức
hương vị đậm đà của quê hương, xứ sở thì đã có những trái hoa trái ngọt ngào,
những sản vật và nguồn thực phẩm độc đáo của vùng rừng núi, những sản phẩm
văn hóa tinh thần thú vị, nhẹ nhàng, thấm đẫm chất văn hóa của dân tộc truyền
13


thống. Rõ ràng ở ngay trong một thành phố công nghiệp lớn có được núi Voi với
những ưu việt nhằm đáp ứng thỏa mãn những nhu cầu căn bản về du lịch - nghỉ
dưỡng (như trên đã nêu) thật quả là một điều vô cùng quý báu mà ta không thể
bỏ qua được.
- Nơi ấy chẳng những có di tích như đình chùa Chi Lai ở sườn phía Bắc
với tán cây cổ thụ và vườn chè nổi tiếng Chi Lai.

Trong hành trình, du khách có thể thú vị hơn khi được thưởng thức “Chè

Chi Lai, khoai Tiên Hội” hay mía ngon nổi tiếng ở khu Kênh Mía thuộc khu vực
ven sông Văn Úc.
Không chỉ như vậy trong hang động có nhiều nhũ đá, măng đá với muôn
hình kỳ lạ như rồng chầu, hổ phục, đầu voi… Nhìn tổng thể cảnh quan du lịch núi
Voi chắc chắn không thể thiếu chỗ đứng của nó với thế mạnh về nghỉ dưỡng - du
lịch sinh thái ,văn hóa. Có khả năng đáp ứng suốt cả bốn mùa chứ không chỉ
nghiêng mạnh về mùa hè du lịch biển. Từ đó thấy du lịch Núi Voi có thể và cần
phải lấp chỗ trống và làm đa dạng hóa thị trường,sản phẩm du lịch Hải Phòng,

6. Đặc sắc lễ hội núi Voi
14


Núi Voi và lễ hội Núi Voi gắn liền với sự phát triển vùng đất, con người
An Lão. Trải qua nhiều biến động, thăng trầm lịch sử, quy mô tổ chức có thể to,
nhỏ khác nhau nhưng lễ hội Núi Voi vẫn luôn được duy trì từ hàng trăm năm
qua. Lễ hội là dịp người dân tôn vinh, tưởng nhớ những vị anh hùng dân tộc, lớp
lớp thế hệ người An Lão đã chiến đấu, xây dựng lên vùng đất này. Nên đã thành
tục lệ, lễ hội Núi Voi luôn được mở đầu bằng nghi thức tế lễ trang nghiêm tại
đền thờ nữ tướng Lê Chân nằm bên phía nam núi Voi và lễ tế thần hoàng tại
chùa, đình Chi Lai nằm phía bên kia dãy núi. Khu danh thắng, di tích núi Voi
vốn ẩn chứa trong mình nhiều dấu tích và những truyền thuyết lịch sử độc đáo,
càng trở nên linh thiêng trong không gian lễ hội.

Không chỉ để tôn vinh, tưởng nhớ các vị anh hùng, người có công với đất
nước, quê hương, lễ hội Núi Voi là dịp mỗi làng quê giới thiệu đến du khách xa
gần những tiềm năng quê hương mình. Ngay trong những ngày đầu năm mới,
15



khắp các làng trên, xóm dưới trong huyện đồng thời diễn ra rất nhiều lễ hội
truyền thống, những liên hoan văn nghệ, thể thao, để từ đó lựa chọn những tiết
mục đặc sắc nhất, những diễn viên, vận động viên tiêu biểu nhất tham dự lễ hội.
Đã thành truyền thống, ngày mồng 4 tháng Giêng hằng năm, xã Thái Sơn,
nơi có sới vật nổi tiếng của huyện, tổ chức hội vật mùa xuân, lựa chọn những đồ
vật tiêu biểu tham gia Hội vật tự do Núi Voi. Ngày mồng 3 Tết, xã Bát Trang tổ
chức giải bóng chuyền, xã Quang Trung liên hoan văn nghệ, xã An Thọ có giải
cờ tướng,… Đây đều là những nội dung nằm trong chương trình hoạt động của
lễ hội Núi Voi. Đến với lễ hội Núi Voi du khách được sống trong không gian
văn hóa truyền thống
Ngoài ra, tại lễ hội Núi Voi du khách sẽ được thưởng thức các sản vật,
món ăn nổi tiếng mang đậm hương vị quê hương: chè Chi Lai, khoai Tiên Hội…
Sự hòa quyện không gian đẹp của danh thắng Núi Voi với hoạt động
mang đậm nét dân gian truyền thống của người dân An Lão tạo nên nét riêng
hấp dẫn du khách đến lễ hội này.
7. Thực trạng việc bảo tồn di tích, lịch sử Núi Voi
Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định Núi Voi có tầm quan
trọng đặc biệt trong thế trận phòng thủ bảo vệ Tổ quốc . Núi Voi còn được xác
định là khu vực xây dựng căn cứ hậu phương số 1 khu vực phòng thủ của thành
phố nhưng hiện nay Núi Voi đã bị một số người chiếm đoạt diện tích đất phá
hỏng cảnh tự nhiên của Núi Voi. Không chỉ thế mà còn làm chậm quá trình phát
triển du lịch Núi Voi.

16


8. Biện pháp bảo vệ
Thông qua việc sưu tầm minh chứng lịch sử, nâng cao nhận thức của các
cấp chính quyền, nhân dân và học sinh trong việc bảo vệ di tích và những quần
thể xung quanh di tích.


Kiến nghị với các cấp chính quyền đưa ra những văn bản quy định có hiệu
lực pháp luật để phòng chống các việc làm xâm phạm di tích.
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như Internet, đài phát
thanh truyền hình, báo … để quảng bá với khách thập phương trong và ngoài
nước để phát triển du lịch.
17


VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Qua đây không những chúng em có thể mở mang thêm hiểu biết về lịch
sử đất nước và con người Hải Phòng, thưởng ngoạn cảnh danh lam khu di tích,
danh thắng Núi Voi giúp chúng em có thêm tình yêu, niềm tự hào quê hương em
mà còn làm cho chúng em ngày càng thêm yêu thích bộ môn Địa lí, Lịch sử.v.v
Có thể tuyên truyền cho bạn bè, người thân biết về những giá trị lịch sử
của Núi Voi . Từ đó, mọi người sẽ có ý thức bảo vệ và giữ gìn những gì mà tạo
hóa đã ban tặng cho chúng ta.
- Tăng khả năng liên kết giữa các bộ môn, giảm được thiên hướng học
lệch, quá coi trọng hoặc thờ ơ với bộ môn nào đó.
- Qua đây chúng em được trải nghiệm trong thực tế, gắn lí thuyết với thực
tiễn, giúp việc chiếm lĩnh kiến thức sâu hơn, kiểm chứng qua thực tế để soi sáng
lý thuyết. Ngoài ra còn giúp chúng em đóng góp phần nhỏ bé vào việc thúc đẩy
sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
-Tạo cho chúng em có cơ hội để rèn cách làm việc khoa học, tạo được
hứng thú, phát huy năng lực và sở trường của mỗi cá nhân. Đồng thời hình thành
được rất nhiều các kĩ năng như kĩ năng quan sát, thu thập thông tin. Đặc biệt là
hình thành cho chúng em năng lực giải quyết vấn đề và thấy mình như một nhà
nghiên cứu khoa học. Qua tham gia cuộc thi giúp chúng em và các bạn hiểu quá
trình học một cách mở và rộng hơn hoàn toàn không chỉ bó hẹp trong sách vở,
lớp học mà quan trọng là học từ thực tiễn cuộc sống.

Đặc biệt thực hiện được mục tiêu việc học của học sinh chúng em là: sau
khi học xong chuẩn đầu ra không chỉ là kiến thức mà cái quan trọng nhất là ta
biết làm được những gì hay nói một cách khác là giúp chúng ta hiểu một vấn đề
trong thực tiễn cuộc sống.

VII. KHUYẾN NGHỊ
Núi Voi có vai trò quan trọng trong những cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Có những giá trị về khảo cổ học, giá trị về văn hóa, lịch sử (trong đó có
những nét đặc sắc về văn hóa tâm linh). Có tiềm năng về thắng cảnh du lịch, về
18


văn hóa ẩm thực và văn hóa dân gian..Tuy nhiên hiện nay nơi đây đang bị bị
xâm hại rất nghiêm trọng.Vì vậy chúng em xin đề xuất những giải pháp nhằm
khắc phục tình trạng này:
+Tuyên truyền cho mọi người biết về giá trị nhiều mặt của Núi Voi
+Kết hợp với các cơ quan chức năng địa phương cũng như người dân nơi
đây tạo thành một liên minh bảo vệ núi Voi khỏi những sự xâm phạm.
Qua cuộc thi này này, em đề nghị mỗi cá nhân, mỗi tập thể phải có trách
nhiệm hơn nữa với việc giữ gìn và bảo tồn khu di tích danh thắng Núi Voi bằng
những việc làm cụ thể, thiết thực. Bài viết của chúng em còn nhiều hạn chế, kính
mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến!

19



×