Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Giáo án lớp 5 trọn bộ theo phân phối chương trình TUẦN 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.17 KB, 36 trang )

Thứ ………ngày ……… tháng ……..năm 20...
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tập đọc
Buôn chư lênh đón cô giáo
I. Mục tiêu:
- HS phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội
dung từng đoạn.
- Hiểu nội dung bài: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học
hành. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3; HS khá, giỏi trả lời được tất cả các câu hỏi).
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ. Vấn đáp. Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc diễn cảm.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 Hs đọc lại bài Hạt gạo làng ta
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài Hạt gạo
làng ta.
- Nhận xét, bổ sung.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Quan sát tranh ảnh minh họa.
- Ghi tên bài lên bảng.


- Đọc tên bài cá nhân, đồng thanh.
b) Luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc
- 1 Hs đọc bài.
- Hướng dẫn HS chia đoạn:
+ Đoạn 1: Căn nhà sàn chật…dành cho
khách.
+ Đoạn 2: Tiếp theo … đến chém nhát dao.
+ Đoạn 3: Tiếp theo … đến xem cái chữ
nào.
+ Đoạn 4: Còn lại.
- GV sửa phát âm kết hợp giải nghĩa một số - HS đọc nối tiếp đoạn (2- 3 lượt).
từ khó.
- Gv hướng dẫn cách đọc.
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu.
- 1 HS đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài.
- HS lắng nghe.
+ Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm
gì?
+ Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để
+ Người dân Chư Lênh đón cô giáo Y Hoa dạy học.
như thế nào?
+ Người dân Chư Lênh đón cô giáo Y Hoa
rất trang trọng và thân tình. Họ đến chật
ních ngôi nhà sàn. Họ mặc quần áo như đi


+ Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất

hào hứng chờ đợi và yêu quý cái chữ?
+ Tình cảm của người Tây Nguyên với cô
giáo, với cái chữ nói lên điều gì?

+ Nội dung bài nói lên điều gì?
* Đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn
3- 4.
+ GV đọc mẫu và hướng dẫn đọc.
+ Y/c HS luyện đọc theo cặp
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học

hội. Họ trải đường đi cho cô giáo từ dưới
chân cầu thang tới cửa bếp giữa nhà sàn
bằng những tấm lông thú mịn như nhung.
Già làng đứng đón khách ở giữa nhà sàn,
trao cho cô giáo một con dao để cô chém
một nhát vào cây cột, thực hiện nghi lễ để
trở thành người trong buôn.
+ Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô
giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng
phắc khi xem cô giáo viết. Y Hoa viết xong,
bao nhiêu tiếng cùng hò reo.
+ Tình cảm của người Tây Nguyên đối với

cô giáo, với cái chữ cho thấy:
+ Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu
biết.
+ Người Tây Nguyên rất quý người, yêu cái
chữ.
+ Bài cho thấy người Tây Nguyên quý
trọng cô giáo, mong muốn con em được
học hành.
- 4 HS đọc tiếp nối 4 đoạn, nêu cách đọc
hay.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm trớc lớp.

- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.

F Rút kinh nghiệm: .....................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................


Thứ ………ngày ……… tháng ……..năm 20...
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tập đọc
Về ngôi nhà đang xây
I. Mục tiêu:
- HS biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất
nước. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; HS khá, giỏi trả lời được toàn bộ câu hỏi trong bài).
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:

- Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ.
- Vấn đáp
- Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc diễn cảm.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc lại bài Buôn Chư Lênh đón - 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài Buôn Chư
cô giáo.
Lênh đón cô giáo?
- Nhận xét, bổ sung.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Quan sát tranh ảnh minh họa.
- Ghi tên bài lên bảng.
- Đọc tên bài cá nhân, đồng thanh.
b) Luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc
- 1 HS đọc bài.
- Hướng dẫn HS chia đoạn.
- 1 HS chia đoạn.
+ Đoạn 1: Chiều đi học về…còn nguyên

màu vôi gạch.
+ Đoạn 2: còn lại.
- HS đọc tiếp nối đoạn (2- 3 lượt).
- Gv hướng dẫn cách đọc.
- GV sửa phát âm kết hợp giải nghĩa một số
từ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Y/c 1 HS đọc toàn bài.
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
- HS nghe.
* Tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc thầm và TLCH.
+ Các bạn nhỏ quan sát các ngôi nhà đang + Các bạn nhỏ quan sát các ngôi nhà mới
xây khi nào?
xây khi đi học về.
+ Những chi tiết nào vẽ nên hình ảnh một + Những ngôi nhà đang xây với giàn giáo
ngôi nhà đang xây?
như cái lồng che trở, trụ bê tông nhú lên,
các bác thợ nề đang cầm bay, ngôi nhà thở
ra mùi vôi vữa, còn nguyên màu vôi gạch,
những rãnh tường chưa trát.


+ Tìm những hình ảnh so sánh nói nên vẻ
đẹp của ngôi nhà?

+ Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho
ngôi nhà được miêu tả sống động hơn?


+ Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói
nên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?

+ Nội dung bài nói lên điều gì?
* Đọc diễn cảm:

- Những hình ảnh: Giàn giáo tựa cái lồng.
Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây.
Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong. Ngôi
nhà như bức tranh còn nguyên màu gạch,
vôi.
- Những hình ảnh: Ngôi nhà tựa vào nền
trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa. Nắng
đứng ngủ quên trên những bức tường. Làn
gió mang hương, ủ đầy trên những rãnh
tường chưa trát. Ngôi nhà lớn lên với trời
xanh.
- Hình ảnh những nhôi nhà đang xây nói
lên:
+ Đất nước đang trên đà phát triển.
+ Đất nước là một công trình xây dựng lớn.
+ Đất nước đang thay đổi từng ngày, từng
giờ.
+ Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây
thể hiện sự đổi mới của đất nước.

- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn
1.

- 2 HS đọc tiếp nối 2 đoạn và nêu cách đọc

hay.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm trớc lớp.

- Nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.

- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.

- Nhận xét
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
F Rút kinh nghiệm: .....................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................


Thứ ………ngày ……… tháng ……..năm 20...
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tập làm văn
Luyện tập tả người
(tả hoạt động)
I. Mục tiêu:
- Nêu được nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong
bài văn (BT1).
- Viết được một đoạn văn tả hoạt động của một người (BT2).
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Phân tíc mẫu; rèn luyện theo mẫu; tự bộc lộ.

III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Phiếu bài tập dành cho HS.
2/- HS: Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c HS đọc một biên bản cuộc họp tổ,
họp, lớp, họp chi đội của mình trong giờ
trước.
- Nhận xét, bổ sung.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Y/c HS làm việc theo cặp.
- GV lần lượt nêu từng câu hỏi của bài và
y/c trả lời.
+ Xác định đoạn của bài văn?

+ Nêu nội dung chính của từng đoạn?

+ Tìm những chi tiết tả hoạt động của bác
Tâm trong bài văn?

Hoạt động của học sinh
- Báo cáo sĩ số

- Hát vui.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc biên bản của mình.
- Vài HS nhận xét.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe giới thiệu
- Đọc tên bài cá nhân, đồng thanh.

- 1 HS đọc bài và y/c của bài.
- HS trao đổi theo cặp.
+ Đoạn 1: Bác Tâm….. loang ra mãi.
+ Đoạn 2: Mảng đường hình chữ nhật….
Khéo như vá áo.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- 3 HS tiếp nối nhau phát biểu.
+ Đoạn 1: Tả bác Tâm đang vá đường.
+ Đoạn 2: Tả kết quả lao động của bác Tâm.
+ Đoạn 3: Tả bác Tâm đứng ngắm mảng
đường đã vá xong.
- Những chi tiết tả hoạt động:
+ Tay phải cầm búa, tay trái xếp rất khéo
những viên đá bọc nhựa đường đen nháy
vào chỗ trũng.
+ Bác đập búa đều đều xuống những viên
đá, hai tay đưa lên, hạ xuống nhịp nhàng.


+ Bác đứng lên vươn vai mấy cái liền.
Bài 2:
- GV y/c HS hãy giới thiệu người mình
định tả.

- Y/c HS viết đoạn văn
- Nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học

- 2 HS đọc bài và y/c của bài.
- HS tiếp nối nhau giới thiệu.
+ Em tả về bố em đang xây bồn hoa.
+ Em tả mẹ em đang nấu cơm.
+ Em tả ông em đang đọc báo.
- 1 HS viết vào giấy khổ to, lớp làm vào vở.
- 3 HS đọc đoạn văn của mình.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.

F Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................


Thứ ………ngày ……… tháng ……..năm 20...
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tập làm văn
Luyện tập tả người
(tả hoạt động)
I. Mục tiêu:
- HS biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người (BT1).

- Dựa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người (BT2).
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Phân tíc mẫu; rèn luyện theo mẫu; tự bộc lộ.
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Phiếu bài tập dành cho HS.
2/- HS: Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
- Nhận xét, bổ sung.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Phần nhận xét
- Y/c HS quan sát tranh minh hoạ bài Hạng
A Cháng.
+ Qua bức tranh, em cảm nhận được điều gì
về anh thanh niên?
- Y/c HS đọc bài Hạng A Cháng và trả lời
câu hỏi:
+ Xác định phần mở bài và cho biết tác giả
giới thiệu người định tả bằng cách nào?

+ Ngoại hình Hạng A Cháng có gì nổi bật?

Hoạt động của học sinh

- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 2- 3 HS đọc lá đơn kiến nghị viết ở nhà.
- Vài HS nhận xét.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe giới thiệu
- Đọc tên bài cá nhân, đồng thanh.
- HS quan sát tranh Hạng A Cháng.
+ Qua bức tranh em thấy anh thanh niên là
người rất khoẻ mạnh và chăm chỉ.
- HS đọc toàn bài: Hạng A Cháng.
+ Mở bài: “Nhìn thân hình....khoẻ quá! Đẹp
quá!’’
– Nội dung: Giới thiệu về Hạng A Cháng.
– Giới thiệu bằng cách đưa ra lời khen về
thân hình khoẻ đẹp của Hạng A Cháng.
+ Thân bài:
– Hình dáng của Hạng A Cháng: ngực nở
vòng cung, da đỏ như lim, bắp chân, bắp tay
rắn như trắc gụ, vóc cao, vai rộng, người
đứng thẳng như cái cột đá trời trồng, khi đeo
cày trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ
cổ đeo cung ra trận.
– Hoạt động và tính tình: Lao động chăm chỉ,
cần cù, say mê, giỏi; tập trung cao độ đến


mức chăm chắm vào công việc.
+ Hạng A Cháng là một chàng thanh niên
khoẻ mạnh và tràn trề sức lực.

+ Kết bài: Câu văn cuối bài: Ca ngợi sức lực
+ Qua câu văn miêu tả hoạt động của A tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của
Cháng, em thấy A Cháng là người như thế dòng họ.
nào?
+ Bài văn tả người gồm có ba phần:
+ Tìm phần kết bài và nêu ý nghĩa của nó?
– Mở bài: Giới thiệu người định tả.
– Thân bài: Tả hình dáng và hoạt động của
+ Từ bài văn trên, em hãy nêu nhận xét về người đó.
cấu tạo của bài văn tả người?
– Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người định tả.
- 3 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm
theo.
2.3, Ghi nhớ
- Y/c HS đọc phần ghi nhớ sgk.

- 1 HS đọc y/c của bài tập
+ Em tả mẹ, ông, bà, em bé....
+ Phần mở bài giới thiệu về người định tả.
2.4, Luyện tập
+ Phần thân bài:
- GV hướng dẫn:
– Tả hình dáng (tuổi tác, tầm vóc, nước da,
+ Em định tả ai?
mắt, má, chân tay, dáng đi, cách nói, ăn mặc)
+ Phần mở bài em nêu những gì?
– Tả tính tình (Những thói quen của người đó
+ Em cần tả được những gì về người đó trong cuộc sống ....)
trong phần thân bài?
+ Phần kết bài: Nêu tình cảm, cảm nghĩ của

+ Phần kết bài em nêu những gì?
mình với người đó .
- Một số HS đọc bài.
- Y/c HS làm bài.
- Nhận xét- bổ sung.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nêu nội dung bài học
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
- Nhận xét
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
F Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................


Thứ ………ngày ……… tháng ……..năm 20....
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc
I. Mục tiêu:
- HS hiểu nghĩa từ hạnh phúc (BT1); tìm được từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ hạnh
phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc (BT2, BT3); xác định được yếu tố quan
trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc (BT4).
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ. Vấn đáp. Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Phiếu bài tập dành cho HS.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.

IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng đọc ghi nhớ
- Nhận xét
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Y/c HS làm việc theo cặp. Hướng dẫn
cách làm bài: Khoanh tròn vào chữ cái đặt
trước ý giải thích đúng nghĩa của từ hạnh
phúc và đặt câu với từ hạnh phúc.
- Y/c 1 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét- bổ sung.
Bài 2:
- Y/c HS làm bài tập trong nhóm 4.
- Nhận xét- kết luận.

Hoạt động của học sinh
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 2 HS nêu khái niệm động từ, tính từ, quan
hệ từ.
- Vài HS nhận xét.

- Cả lớp nhận xét bổ sung.

- Đọc tên bài cá nhân, đồng thanh.
- 1 HS đọc y/c và nội dung bài tập.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận và
làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài.
* Hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì
cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
* Đặt câu:
- Em rất hạnh phục vì đạt được danh hiệu
HS giỏi.
- Gia đình em sống rất hạnh phúc.
- 1 HS đọc y/c và nội dung bài tập.
- HS thảo luận theo nhóm 4.
* Những từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc:
sung sướng, may mắn,…
* Những từ trái nghĩa với từ hạnh phúc: Bất
hạnh, khốn khổ, cực khổ, cơ cực…


- Y/c HS đặt câu với các từ vừa tìm được.

Bài 3:
- Tổ chức cho HS thi tìm tiếp sức.

- Nhận xét- tuyên dương.
Bài 4:
- Y/c HS trao đổi theo cặp và trả lời câu
hỏi.

- Gọi HS phát biểu và giải thích tại sao em
lại chọn yếu tố đó.

4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học

+ Cô ấy rất may mắn trong cuộc sống.
+ Tôi sung sướng reo lên khi được điểm 10.
+ Cô ấy thật bất hạnh.
- 1 HS đọc y/c và nội dung bài tập.
- HS thi tìm từ tiếp sức theo hướng dẫn.
* Ví dụ: phúc ấm, phúc bất trùng lai, phúc
đức, phúc hậu, phúc lợi, phúc lộc, phúc
phận, vô phúc, có phúc…..
- HS đọc y/c và nội dung bài tập.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi ý kiến của
mình về hạnh phúc.
* Tất cả các yếu tố trên đều có thể tạo nên
hạnh phúc nhưng mọi người sống hoà thuận
là quan trọng nhất. Nếu:
+ Một gia đình nếu con cái học giỏi nhưng
bố mẹ mâu thuẫn, quan hệ giữa các thành
viên trong gia đình rất căng thẳng cũng
không thể có hạnh phúc được.
+ Một gia đình mà các thành viên sống hoà
thuận, tôn trọng yêu thương nhau, giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ là một gia đình hạnh

phúc.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.

F Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................


Thứ ………ngày ……… tháng ……..năm 20....
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Luyện từ và câu
Tổng kết vốn từ
I. Mục tiêu:
- HS nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò,
bạn bè theo yêu cầu của BT1, BT2. Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo
yêu cầu của BT3 (chọn 3 trong số 5 ý a, b, c, d, e).
- Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ. Vấn đáp. Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: - Phiếu bài tập.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c HS đặt câu với từ hạnh phúc.
- Nhận xét, bổ sung.

3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Tổ chức cho HS hoạt động trong
nhóm.

- Nhận xét, bổ sung.
Bài 2:
- Y/c HS làm việc theo nhóm, báo cáo dưới
hình thức thi xem nhóm nào tìm được
nhiều thành ngữ, tục ngữ đúng hơn.
- Nhận xét, tuyên dương.

Hoạt động của học sinh
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- HS tiếp nối nhau đặt câu.
- Vài HS nhận xét.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.

- Đọc tên bài cá nhân, đồng thanh.
- Đại diện các nhóm báo cáo; mỗi nhóm báo
cáo một ý, các nhóm khác bổ sung.
+ Người thân trong gia đình: cha, mẹ, chú,
dì, ông, bà, thím, mợ, cậu, cô, bác, anh, chị
em, cháu, chắt, chút, anh rể, chị dâu…
+ Những người gần gũi em ở trường học:
thầy giáo, cô giáo, bạn bè, ….

+ Các nghề ngiệp khác nhau: công nhân,
nông dân, hoạ sĩ, bác sĩ, giáo viên…..
- 1 HS đọc Y/c bài.
- HS trao đổi theo nhóm 6.
- Đại diện các nhóm lên dán bảng, trình bày.
a, Tục ngữ, thành ngữ nói về quan hệ gia
đình:
+ Chị ngã em nâng.
+ Anh em như thể thay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
+ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.


- Nhận xét, bổ sung.
Bài 4:
- Y/c HS tự làm bài tập.

+ Con có cha như nhà có nóc.
+ Máu chảy ruột mềm,...
b, Tục ngữ, thành ngữ nói về quan hệ thầy
trò:
+ Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
+ Kính thầy yêu bạn.
+ Tôn sư trọng đạo.
c, Tục ngữ, thành ngữ nói về quan hệ bạn
bè:
+ Học thầy không tày học bạn.
+ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

- 1 HS đọc Y/c bài tập.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm tiếp nối nhau báo cáo
kết quả.
a, Miêu tả mái tóc: đen nháy, đen mượt, đen
mướt, nâu đen, hoa râm, bạc phơ, óng ả,
óng mượt….
b, Miêu tả đôi mắt: một mí, hai mí, bồ câu,
ti hí, đen nháy, tinh ranh, trầm tư, mơ màng.
c, Miêu tả khuôn mặt: trái xoan, thanh tú,
nhẹ nhõm, vuông vức, vuông chữ điền, bầu
bĩnh, phúc hậu,…..
d, Miêu tả nước da: trắng trẻo, trắng nõn nà,
trắng hồng, trắng như trứng gà bóc, ngăm
ngăm, bánh mật……
e, Miêu tả vóc người: vạm vỡ, mập mạp, to
bè bè, cân đối,….
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- 1 số HS đọc thành tiếng trước lớp.

4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.

- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.

Bài 3: (HS có thể chọn 3 trong 5 ý)
- Y/c HS làm việc theo nhóm đôi.


- Nhận xét
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
F Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................


Thứ ………ngày ……… tháng ……..năm 20....
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu:
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại
đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của SGK; biết trao đổi về ý nghĩa
câu chuyện; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- HS khá, giỏi kể được một câu chuyện ngoài SGK.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ.
- Vấn đáp
- Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
- GV: Phiếu bài tập dành cho HS.
- HS:
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số

Hoạt động của học sinh

- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.

2. Kiểm tra bài cũ:
- Y/ c HS tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của - HS tiếp nối nhau kể lại chuyện.
chuyện Pa- xtơ và em bé.
- Vài HS nhận xét.
- Nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Lắng nghe.
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Nhiểu HS nhắc lại tên bài
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn kể chuyện
Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- GV phân tích đề, dùng phấn gạch chân các
từ ngữ quan trong trong đề.
- Y/c HS đọc phần gợi ý.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- Y/c HS giới thiệu những câu chuyện mình - HS tự giới thiệu câu chuyện của mình.
định kể cho bạn cùng nghe.
Kể trong nhóm:
- 4 HS ngồi cùng bàn tạo thành nhóm cùng
- HS thực hành kể chuyện trong nhóm.
kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
+ Giới thiệu chuyện.

+ Kể những chi tiết làm nổi rõ những hoạt
động của nhân vật.
+ Trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
Kể trước lớp.

- 5 HS thi kể chuyện trước lớp.


- Tổ chức cho HS thi kể
- Nhận xét- bình chọn câu chuyện hay nhất.
- HS kể chuyện hấp dẫn nhất.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.

- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.

- Nhận xét
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
F Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................


Thứ ………ngày ……… tháng ……..năm 20....
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Môn: Chính tả
Bài: Nghe – viết: Buôn chư lênh đón cô giáo
I. Mục tiêu cần đạt:

- HS nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Làm được BT2a.
II. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Phiếu bài tập dành cho HS.
2/- HS: - VBT, Dụng cụ học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c HS viết 5 từ đầu có âm tr/ ch.
- GV nhận xét
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn nghe- viết chính tả:
* Trao đổi về nội dung đoạn văn.
+ Đoạn văn cho em biết điều gì?
* Hướng dẫn viết từ khó:
- Y/c HS đọc, tìm các từ khó khi viết chính
tả.
- Y/c HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm
được.
* Viết bài.
- GV hướng dẫn viết bài vào vở.
- GV đọc bài.
* Soát lỗi chính tả.
- GV đọc lại bài viết.
- Gv thu chấm 8 bài.

Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2:
- Y/c HS làm việc theo nhóm.

- Nhận xét- sửa sai cho HS.
Bài 3: HS khá, giỏi về nhà làm thêm.

Hoạt động của học sinh
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- HS viết bảng con.

- Lắng nghe
- Nhiều em đọc lại tên bài.
- 1 HS đọc đoạn văn.
+ Đoạn văn nói lên tấm lòng của bà con Tây
Nguyên đối với cô giáo và cái chữ.
- HS tìm và nêu các từ khó, ví dụ: Y Hoa,
phăng phắc, quỳ, lồng ngực…
- HS viết bảng con.

- HS viết bài vào vở.
- HS tự soát lỗi chính tả.

- 1 HS đọc y/c và nội dung bài tập
- HS làm bài theo nhóm:
+ Tra (tra lúa) – cha (mẹ)
+ Trà (uống trà) – chà (chà sát)
+ Trao (trao cho) - chao (chao cánh)
+ Tráo (đánh tráo) – cháo (bát cháo)

+ Trò (làm trò) – chò (cây chò)
* Thứ tự các tiếng cần điền.


( truyện, chẳng, chê, trả, trở )
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.

- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.

- Nhận xét
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
F Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................


Thứ ………ngày ……… tháng ……..năm 20….
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Đạo đức
Tôn trọng phụ nữ (tiết 2)
GD kĩ năng sống
I. Mục tiêu:
- HS nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và những người phụ
nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
II. Giáo dục kĩ năng sống

- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng đặt mục tiêu vươn lên trong học tập và trong cuộc sống
III. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Thảo luận nhóm ; làm việc cá nhân; trình bày 1 phút.
IV. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Phiếu bài tập. Thẻ chữ.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
V. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Tại soa người phụ nữ là những người
đáng tôn trọng?
- Nhận xét
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) HĐ1: Xử lí tình huống (bài tập 3)
* Mục tiêu: HS hình thành kĩ năng xử lí
tình huống.
* Tiến hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS
thảo luận.
- GV theo dõi HD.
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả
thảo luận.
- GV kết luận:
a, Chọn trưởng nhóm phụ trách sao cần

phải xem khả năng tổ chức công việc và
khả năng hợp tác với bạn khác trong công
việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn
bạn. Không nên chọn Tiến chỉ vì bạn đó là

Hoạt động của học sinh
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 2HS nêu ghi nhớ.
- Vài HS nhận xét.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.

- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.

- HS thảo luận theo nhóm 4.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.


con trai.
b, Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến
của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn
nữ phát biểu.
Hoạt động 2: Làm bài tập 4 (sgk)
* Mục tiêu: HS biết những ngày và tổ
chức xã hội dành riêng cho phụ nữ, biết đó
là biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ và bình
đẳng giới trong xã hội.
* Tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận theo

nhóm.
- GV kết luận:
+ Ngày 8 tháng 3 là ngày quốc tế phụ nữ.
+ Ngày 20 tháng 10 là ngày Phụ nữ Việt
Nam.
+ Hội phụ nữ, câu lạc bộ các nữ doanh
nhân là các tổ chức xã hội dành riêng cho
phụ nữ.
Hoạt động 3: Ca ngợi phụ nữ Việt Nam
(bài tập 5)
* Mục tiêu: HS củng cố bài học.
*Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hát, múa, đọc thơ
hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà
em yêu mến, kính trọng.
- GV theo dõi, tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.

- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm báo cáo.

- HS chuẩn bị theo nhóm 6.
- Các nhóm lên trình bày.

- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.

- Nhận xét
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học

- Nhận xét tiết học
F Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................
..............................................................................................................................................


Thứ ………ngày ……… tháng ……..năm 20….
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Địa lí
Thương mại và du lịch
GDMTBĐ – Mức độ: Liên hệ
GDBĐKH – Liên hệ
I. Mục tiêu:
- HS nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch:
+ Xuất khẩu: Khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thuỷ sản, lâm sản; nhập khẩu: Máy
móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu,...
+ Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển.
- Nhớ tên một số điểm du lịch: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng,
Nha Trang, Vũng Tàu,...
- HS khá, giỏi:
+ Nêu được vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế.
+ Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch: Nước ta có nhiều phong cảnh
đẹp, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội,...; các dịch vụ du lịch
được cải thiện.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ. Vấn đáp. Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: - Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Phiếu học tập dành cho HS.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
- Báo cáo sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hát vui.
+ Nước ta có những loại hình giao thông - 3 HS tiếp nối nhau trình bày.
nào?
- Vài HS nhận xét.
- GV nhận xét
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Lắng nghe.
- Ghi tên bài lên bảng.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
b) Các hoạt động
* Hoạt động 1: Hoạt động thương mại.
- HS thảo luận và trả lời các câu hỏi.
+ Hoạt động thương mại có ở những đâu + Hoạt động thương mại có ở khắp nơi trên
trên đất nước ta?
đất nước ta trong các chợ, các trung tâm
thương mại, các siêu thị, trên các phố.
+ Những địa phương nào có hoạt động + Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là nơi
thương mại lớn nhất cả nước?
có hoạt động thương mại lớn nhất nước ta.
+ Nhờ có hoạt động thương mại mà sản
+ Nêu vai trò của các hoạt động thương phẩm của các ngành sản xuất đến được tay

mại?
người tiêu dùng. Người tiêu dùng có sản
phẩm để sử dụng. Các nhà máy, xí nghiệp
bán được hàng có điều kiện thúc đẩy sản


+ Kể tên một số hàng xuất khẩu ở nước ta?
+ Kể tên một số mặt hàng chúng ta phải
nhập khẩu?
* Hoạt động 2: Ngành du lịch ở nước ta.
- Y/c HS thảo luận theo nhóm và trả lời các
câu hỏi sau.
+ Em hãy nêu một số điều kiện để phát
triển du lịch ở nước ta?
+ Cho biết vì sao những năm gần đây,
lượng khách du lịch đến nước ta tăng lên?

xuất phát triển.
+ Nước ta xuất khẩu các khoáng sản, hàng
công nghiệp nhẹ, các mặt hàng thủ công ,
nông sản, thuỷ sản…
+ Việt Nam thường nhập khẩu máy móc,
thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu… để sản
xuất, xây dựng.
- HS thảo luận theo nhóm và trả lời các câu
hỏi.
+ Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp và
nhiều di tích lịch sử nổi tiếng.
+ Lượng khách du lịch đến nước ta tăng lên
vì:

- Nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh, di
tích lịch sử.
- Nhiều lễ hội truyền thống.
- Các loại dịch vụ du lịch ngày càng được
cải thiện.
+ Bãi biển Vũng Tàu, Bãi Cháy, Đền Hùng,
Sa Pa…

+ Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước
ta?
* GDMTBĐ: Một trong những thế mạnh
mà biển mang lại cho con người là du lịch
biển. nước ta có nguồn lợi để phát triển
ngành này. Mặt trá của du lịch biển là ô
nhiễm biển, vì vậy cần nâng cao ý thức
BVMT, đặc biệt là các khu du lịch biển.
4. Củng cố - dặn dò:
*GDBĐKH: Thay đổi khẩu phần ăn hằng
ngày ăn nhiều rau xanh, hoa quả tốt cho sức
khỏe, vừa góp phần giảm khí thải nhà kính.
Chọn các thiết bị ít tiêu hao năng lượng.
chọn mua các sản phẩm nội địa sẽ ít tiêu
hao nhiên liệu. Nước ta có tiềm năng du
lịch việc phát triển du lịch sẽ có nhiếu hoạt
động tiêu cực đến môi trường và tạo ra khí
nhà kính. Cần có gắng tuyên truyền
BVMT, các hoạt động du lịch xanh nhằm
BVMT và hạn ché khí thải nhà kính.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nêu nội dung bài học

- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
- Nhận xét
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học

F Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................


Thứ ………ngày ……… tháng ……..năm 20….
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Khoa học
Thủy tinh
GDBVMT – Mức độ: liên hệ / bộ phận.
I. Mục tiêu cần đạt:
- HS nhận biết một số tính chất của thuỷ tinh.
- Nêu được công dụng của thuỷ tinh.
- Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Lập sơ đồ tư duy; thực hành; trò chơi.
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: - Hình minh hoạ sgk.
- Phiếu bài tập dành cho HS.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Hãy nêu tính chất và ứng dụng của xi
măng?

- GV nhận xét
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Các hoạt động
HĐ1: Những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh.
- Y/c HS quan sát các hình trong sgk và trả
lời các câu hỏi sau:
+ Hãy kể tên các đồ dùng làm bằng thuỷ
tinh mà em biết?
+ Dựa vào kinh nghiệm đã sử dụng đồ thuỷ
tinh em cho biết thuỷ tinh có màu sắc như
thế nào?
+ Khi thả một chiếc cốc thuỷ tinh xuống
sàn nhà thì điều gì sẽ xảy ra? Tại sao?
[ GV kết luận: Có rất nhiều đồ dùng được
làm bằng thuỷ tinh: cốc, chén, li, bát, nồi,
lọ hoa, dụng cụ thí nghiệm, cửa số, vật lưu
niệm,... những đồ dùng này khi va chạm
mạnh vào vật rắn sẽ bị vỡ.
HĐ 2: Các loại thuỷ tinh và tính chất của

Hoạt động của học sinh
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 2, 3 HS nêu.
- Vài HS nhận xét.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe.

- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.

HS quan sát và trả lời các câu hỏi.
+ Một số đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh
như: li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, ống
đựng thuốc tiêm, cửa kính, màn hình ti vi,
đồ lưu niệm,...
+ Đều trong suốt.
+ Chiếc cốc sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh. Vì
chiếc cốc bằng thuỷ tinh nên khi va chạm
với nền nhà rắn sẽ bị vỡ.


chúng.
- Y/c HS Làm việc theo nhóm và trả lời các
câu hỏi sau:
+ Thuỷ tinh thường có những tính chất gì?
Thuỷ tinh thường được dùng làm gì?

+ Loại thuỷ tinh chất lượng cao có những
tính chất gì? Thuỷ tinh chất lượng cao được
dùng để làm gì?
+ Em có biết người ta chế tạo đồ thuỷ tinh
bằng cách nào không?
+ Đồ dùng bằng thuỷ tinh dễ vỡ, vậy chúng
ta có những cách nào để bảo quản các đồ
dùng bằng thuỷ tinh?
[ GV kết luận: + Thuỷ tinh thường trong
suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không
cháy, không hút ẩm và không bị a- xít ăn

mòn. Thuỷ tinh chất lượng cao rất trong,
chịu được nóng, lạnh, bền, khó vỡ được
dùng để làm các đồ dùng và dụng cụ trong
y tế, phòng thí nghiệm, những dụng cụ
quang học chất lượng cao.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học

- HS đọc thông tin trong SGK, dựa vào kinh
nghiệm thực tế, thảo luận theo nhóm và trả
lời các câu hỏi.
+ Thuỷ tinh thường trong suốt, không gỉ,
cứng nhưng dễ vỡ, không cháy, không hút
ẩm và không bị a- xít ăn mòn. Dùng để sản
xuất cốc, chén, li, kính mắt, chai, lọ, ống
đựng thuốc tiêm, cửa sổ, đồ lưu niệm,...
+ Thuỷ tinh chất lượng cao rất trong, chịu
được nóng, lạnh, bền, khó vỡ. Được dùng
làm chai, lọ trong phòng thí nghiệm, đồ
dùng y tế, kính xây dựng, kính của máy
ảnh, ống nhòm,...
+ Đung nóng chảy cát trắng và các chất
khác rồi thổi thành các hình dạng mình
muốn.
- HS thảo luận nhóm đôi:
+ Trong khi sử dụng hoặc lau rửa chúng thì
cần phải nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh.

+ Để nơi chắc chắn, tránh rơi vỡ.

- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.

F Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................
..............................................................................................................................................


Thứ ………ngày ……… tháng ……..năm 20….
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Khoa học
Cao su
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết một số tính chất của cao su.
- Nêu được một số công dụng, cách bảo quản một số đồ dùng bằng cao su.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Lập sơ đồ tư duy; thực hành; trò chơi.
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: - Hình trong sgk. Một số đồ dùng làm bằng cao su.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Hãy nêu tính chất và ứng dụng của thuỷ
tinh?
- Nhận xét
3. Bài mới:

a) Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Các hoạt động
a. Hoạt động 1: Một số đồ dùng làm bằng
cao su.
+ Hãy kể tên các đồ dùng làm bằng cao su
mà em biết?
+ Dựa vào kinh nghiệm thực tế đã sử dụng
đồ dùng làm bằng cao su, em thấy cao su
có tính chất gì?
] GV kết luận: Cao su có tính chất đàn
hồi.
b. Hoạt động 2: Tính chất của cao su:
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- Y/c HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn
của GV. Quan sát mô tả hiện tượng và kết
quả quan sát.
Thí nghiệm 1
+ Ném quả bóng cao su xuống nền nhà.

Thí nghiệm 2:

Hoạt động của học sinh
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 3 em trình bày
- Vài HS nhận xét.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe.

- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
+ HS tiếp nối nhau kể.
+ Cao su dẻo, bền, cũng bị mòn.

- HS thảo luận theo nhóm.
- HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn của
GV. Quan sát mô tả hiện tượng và kết quả
quan sát.
+ Khi ta ném bóng cao su xuống nền nhà, ta
thấy quả bóng nẩy lên, chỗ quả bóng đập
xuống nền nhà bị lõm lại một chút sau lại
trở lại hình dạng ban đầu. Thí nghiệm
chứng tỏ cao su có tính đàn hồi.


+ Kéo căng sợi dây chun hoặc dây cao su
rồi thả tay ra.

+ Dùng tay kéo căng sợi dây cao su, ta thấy
sợi dây dãn ra nhưng khi ta buông tay ra thì
sợi dây lại trở lại hình dạng ban đầu. Thí
nghiệm chứng tỏ cao su có tính đàn hồi.

Thí nghiệm 3:
+ Thả một dây cao su vào chậu nước.

+ Thả một sợi dây chun vào bát nước, quan
sát ta không thấy có hiện tượng gì xảy ra.
Thí nghiệm đó chứng tỏ cao su không tan
trong nước.


- GV làm thí nghiệm 4 cho HS quan sát và
nhận xét.
- Y/c 1 HS lên cầm một đầu sợi dây cao su,
đầu kia GV đốt. Hỏi:
+ Em có thấy nóng ở đầu kia không? Điều
đó chứng tỏ điều gì?
+ Qua các thí nghiệm trên, em thấy cao su
có những tính chất gì?
+ Cao su được sử dụng để làm gì?
+ Có mấy loại cao su? Đó là những loại
nào?
+ Nêu cách bảo quản đồ dùng làm bằng cao
su?
] GV kết luận: Cao su có hai loại, cao su
tự nhiên và cao su nhân tạo.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học

+ Khi đốt một đầu sợi dây, đầu kia không bị
nóng, chứng tỏ cao su dẫn nhiệt rất kém.
+ Cao su có tính đàn hồi tốt, không tan
trong nước, không dẫn nhiệt, cách nhiệt.
+ Cao su được sử dụng làm săm, lốp xe;
làm các chi tiết của một số đồ điện, máy
móc và đồ dùng trong gia đình.
+ Cao su có hai loại, cao su tự nhiên và cao

su nhân tạo.
+ Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở
nơi có nhiệt độ cao hoặc ở nơi có nhiệt độ
quá thấp, không để các hoá chất dính vào
cao su.

- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.

F Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................
..............................................................................................................................................


Thứ ………ngày ……… tháng ……..năm 20….
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Lịch sử
Chiến thắng biên giới thu - Đông 1950
I. Mục tiêu:
- Hs tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ:
+ Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng
Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
+ Mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê.
+ Mất Đông Khê, địch rút quân khỏi Cao Bằng theo Đường số 4, đồng thời đưa lực lượng
lên để chiếm lại Đông Khê.
+ Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt, quân Pháp đóng trên Đường số 4 phải rút chạy.
+ Chiến dịch Biên giới thắng lợi, Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
- Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc
phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải
nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến
đấu.

II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ. Vấn đáp. Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: - Lược đồ chiến dịch biên giới thu - đông 1950.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Tường thuật lại chiến dịch Việt Bắc thu - - 2 HS nên bảng trình bày.
đông 1947?
- Vài HS nhận xét.
- GV nhận xét
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Lắng nghe.
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) * HĐ1: Hoạt động cả lớp
- Đọc SGK
- Yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ trong SGK. + Thực dân Pháp tăng cường lực lượng,
+ Vì sao thực dân Pháp âm mưu khoá chặt khoá chặt biên giới Việt- Trung nhằm cô lập
biên giới Việt- Trung?
căn cứ địa Việt Bắc.

+ Ta quyết định mở chiến dịch, khai thông
+ Trước tình hình đó chúng ta đã làm gì?
biên giới Việt – Trung, mở rộng quan hệ
* HĐ2: Làm việc theo nhóm
nước ta với các nước khác.
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ, đọc SGK, - HS thảo luận theo nhóm 4.
nêu sơ lược diễn biến của chiến dịch.
+ Trận đánh mở màn chiến dịch là trận + Trận đánh mở màn chiến dịch là trận đánh
đánh nào? Hãy thuật lại trận đánh đó?
Đông Khê. Ngày 16 – 9 – 1950 ta nổ súng
tấn công Đông Khê. Địch ra sức cố thủ
trong lô cốt và dùng máy bay bắn phá suốt


×