Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

tâm lí tiếp nhận tác phẩm báo chí của công chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.69 KB, 31 trang )

A.

MỞ ĐẦU:

Một tác phẩm báo chí độc đáo, mới mẻ, hoàn chỉnh và được xã hội
thừa nhận bao giờ cũng chứa đựng một lượng thông tin có giá trị nhất, đó là
lượng thông tin chính xác nhất, trung thực nhất, tin cậy nhất, hấp dẫn nhất,
kịp thời nhất, có hiệu quả, hiệu ứng xã hội cao nhất. Đây chính là các tiêu
chí của cái hay trong một tác phẩm báo chí.
Mỗi người làm báo khi thể hiện tác phẩm phải đảm bảo tính trung
thực đến mức không ai có thể tìm ra bất cứ một sự giả dối nào. Tác phẩm
báo chí hàm chứa lượng thông tin về các sự kiện, các vấn đề nảy sinh trong
cuộc sống một cách trọn vẹn, kịp thời, đảm bảo sự khách quan, trung thực,
đúng bản chất, mang lại lợi ích thiết thực cho công chúng. Cái hay của báo
chí không phải chỉ là hương, hoa, ý tưởng trầm sâu như cái hay của văn
chương, nghệ thuật, mà đó chính là sự tác động trực tiếp về nội dung tư
tưởng tạo ra sự lan toả thông tin mang lại hiệu qủa cao trong xã hội. Một tác
phẩm báo chí hay bao giờ cũng là một tác phẩm báo chí có nội dung tư
tưởng tốt và hình thức thể hiện tốt. Công chúng tiếp nhận tác phẩm báo chí
có nhu cầu thoả mãn sự hưởng thụ cái hay về nội dung tư tưởng và hình thức
thể

hiện.

Nói tới công chúng là nói tới chủ thể tiếp nhận tác phẩm báo chí. Một sản
phẩm báo chí không phải chỉ thoả mãn nhu cầu thông tin của một người mà
của nhiều người tuỳ theo cấp độ thông tin và tính chất xã hội của nó. Sức lan
toả của thông tin theo cả chiều sâu và chiều rộng. Chiều sâu bao giờ cũng là
điều cần thiết trước hết, có thể được coi là nguyên nhân và động lực tạo ra
chiều rộng, có sâu thì mới có rộng, vì sâu nên mới rộng. Chiều sâu của tác
phẩm báo chí chính là mục đích thông tin được thẩm thấu thông qua từng




đối tượng tiếp nhận, trong đó cái hay giữ vai trò hạt nhân tạo nên sự bùng nổ
và lan truyền thông tin, hay nói cách khác là sự lan tỏa thông tin. Một tác
phẩm báo chí càng hay bao nhiêu thì sức lan toả càng lớn, nó có thể vượt
qua mọi chướng ngại để đến với công chúng như không khí trong lành và
cơm ăn, nước uống hằng ngày
Tâm lí tiếp nhận tác phẩm báo chí là một quá trình nhằm thỏa mãn
nhu cầu tiếp nhận thông tin. Ngay từ khi hình thành, con người đã có nhu
cầu thông tin và được thông tin. Không được thông tin con ngườu sẽ trở nên
lạc lõng, xa lạ với thế giới xung quanh, bị tách ra khỏi xã hội, khó có thể tồn
taiij được. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin càng cao. Điều kiện
thỏa mãn nhu cầu thông tin cho con người là một tiêu chí đánh giá sự phát
triển của xã hội. Xuất phát từ nhu cầu thông tin của con người mà báo chí đã
ra đời, Nhu cầu thông tin thôi thúc con người phải thỏa mãn bàng các tác
phẩm báo chí
Tâm lí tiếp nhận tác phẩm báo chí là một thuộc tính tâm lí tương
đối bền vững cùng với điều kiện tiếp nhận thỏa mãm một cách tối đa nhu
cầu tiếp nhận (thuộc nhu cầu thông tin) của con người. Thông qua các giác
quan, con người tiếp nhận cược mội sự vật hiên tượng. Tâm lí tiếp nhận là
sản phẩm của vật chất có tổ chức cao – não bộ của con người. tâm lí tiếp
nhận là hình ảnh chủ quan của thế giớ khách quan trong bộ óc con người
Tâm lí tiếp nhận tác phẩm báo chí là tất cả các trạng thái, quá trình,
thuộc tính tâm lí được công chúng sử dụng để tiếp nhận một tác phẩm báo
chí, nhằm thỏa mãn tinh thần của cá nhân, nhóm, cộng đồng.


B. NỘI DUNG
I.TÂM LÍ TIẾP NHẬN TÁC PHẨM BÁO CHÍ:
1. Những đặc tính tâm lí tiếp nhận tác phẩm báo chí của công

chúng:
a.Tính ổn định:
Công chúng tiếp nhận cấ tác đọngu bên ngoài :máu sắc, kích
thước, mang tính ổn định cao. Công chúng tiếp nhận ngôn ngữ (nói, viết )
mang tính giả định ước lệ, xong về mặt ngữ nghĩa cũng mang tính ổn định
cao .Điều đó thể hiên ở các quy tác ngữ pháp, ý nghĩa phổ biến của từ vựng
b. Tính trình tự :
Quá trình tiếp nhận thông tin qua tác phẩm báo chí của công
chúng bao giờ cũng tuân theo quy luật từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp. Các thao tác tư duy những trình tự phân tích, tổng hợp, so sánh để đi
đến những phán đoán về các thôn tin đó.
Tính trình tự tiếp nhận ở mỗi nhóm công chúng không giống nhau.
Nó phụ thuộc vào mức độ hiểu biết, tâm thế sẵn sàng tiếp nhân thông tin của
công chúng từng nhóm công chúng. Tâm lí tiếp nhận mức độ hiểu biết, tâm
thế sẵn sàng tiếp nhận là trung tâm tiếp nhận.
Phương pháp luận rút ra từ đây cho các nhà báo là phải xác định
được trung tâm tiếp nhận của tưng nhóm công chyungs để có những tác
phẩm báo chí đáp ững nhu cầu tiếp nhân của công chúng
c. Tính tích cực:
Tính tích cự của tiếp nhận thông tin được xem xét trên tính tự giác
và tự phát cuả quá trính tiếp nhận. Tính tự phát thể hiện ở phản xạ mang tính
bản năng


Tính tự giác thể hiện xu thế muons tạo ra sự hòa hợp trong nhận
thức của mỗi cá nhân. Khi gặp 1 nguồn thông tin khác nhau tính tự phát
ngoài luồng, công chúng thường không tiếp nhận hoặc tiếp nhận 1 cách đè
dặt, miễn cưỡng
2. Hoạt động tiếp nhận tác phẩm báo chí:
Cũng như hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp nhận tác

phẩm báo chí bị chi phối bởi mục đích và động cơ mà hành động của công
chúng tiếp nhận hướng tới mục đích là nền tảng làm nảy sinh nhu cầu và sẽ
quyết định mức độ nhu cầu cao hay thấp cấp thiết hay không. Việc công
chúng nảy sinh nhu cầu tiếp nhận tác phẩm báo chí có nhiều lí do chủ quan
và khách quan tâm lí tiếp nhân tác phẩm báo chí nghiên cứu những lí do đó
và xác định được lí do chủ yếu sẽ tạo điều kiện tiếp nhận và tìm ra phương
thức thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận một cách tối đa
a. Nhu cầu và thái độ tiếp nhận:
Nhu cầu tự thân:
Công chúng tiếp nhạn tác phẩm báo chí do nhu cầu tự thân thì
việc tiếp nhận tác phẩm báo chí diễn ra một cách chủ động, tự giác tự
nguyện. Thái độ thường tích cực của báo chí mang tính ổn định cao. Đối với
công chúng có nhu cầu tự thân thì báo chí không thể thiếu được trong đời
sống của họ.
Ngoài ra các yếu tố khác làm nảy sinh nhu cầu tiếp nhận thì
thường thể hiên thái độ ngược lại, không bền vững. Nhu cầu tiếp nhận đôi
khi lại bị chi phối bởi đặc điểm về vị trí xã hội hoàn cảnh sống nhận thức
của từng nhóm công chúng về báo chí. Nếu xem báo chí như là một trong
những công cụ phục vụ cho việc bổ sung kiến thức chuyên sâu của công việc
đang làm thì thái độ tiếp nhận (nhất là đối với các tạp chí chuyên ngành) rất
cầu thị . Hầu hết mọi chuyên ngành chủ chốt trong xã hội đều có các tạp chí


đại diện chính báo chí ngoài việc cung cấp thông tin đaiị chúng thí cung cấp
cả thông tin chuyên ngành giúp công chúng thường xuyên bổ sung trau dồi
nghiệp vụ. Một số chuyên ngành có tốc độ phát triển nhanh (công nghệ
thông tin ,một số khoa học ứng dụng). Để một công nghệ mới ra đời được
kiểm chứng, thực tế và in thành sách giáo khoa thì tốm thời gian khá dài.
Trong thời gian ấy đã có biết bao công nghệ mới đã được phát minh. Nếu
nhóm công chúng nào đó chỉ tích lũy kiến thức chuyên ngành bằng những

sách thì khó tránh khỏi lạc hậu. Báo chí cung cấp cho công chúng không chỉ
kiến thức chính xác mà còn mang tính cập nhật nhanh nhạy hơn rất nhiều so
với sách. Đấy là chưa kể đến nhu cầu giải trí, học tập kĩ năng, kinh nghiêm
sống của nhóm công chúng thanh niên
Mức độ tiếp nhận:
Tiếp nhận nhiều hay ít, thường xuyên hay không thường xuyên,
việc sử dụng thời gian trong việc tiếp nhận tác phẩm báo chí được hiểu là
mức độ tiếp nhận. Đây là vấn đề khá phức tạp. Việc sử dụng ít thời gian
không đồng nghĩa với nhu cầu tiếp nhận thấp. Giữa nhu cầu và thời gian tiếp
nhận luôn có mâu thuẫn. Có công chúng có nhu cầu tiếp nhân cao, nhưng
thời gian dành cho tiếp nhận quá eo hẹp. có thể nêu ra một số mức đọ tiếp
nhận như:
-

Cố định về thời gian tiếp nhận báo chí trong ngày
Tiếp nhận lúc nhiều, lúc ít, lúc có, lúc không

Cố định về thời ddiemr tiếp nhận về thời điểm tieps nhạn báo chí
-

Tiếp nhận bất cứ lúc nào có thể.

gian

Hoàn toàn không tiếp nhận các tác phẩm báo chí vì li do thời

Phương thức tiếp nhận:
Phương thức tiếp nhận được phân loại dựa trên hoạt động của các

giác quan: đọc, nghe ,xem, kết hợp các giác quan ứng với mỗi loại hình báo



chí thì có phương thức tiếp nhận cụ thể. Đọc báo là phương thức tiếp nhận
truyền thống.
Thị hiếu tiếp nhận :
Là mức độ biểu hiện cao của nhu cầu tiếp nhận nhu cầu ở mức độ
này được thường xuyên thỏa mãn thường trở thành ham thích ,say mê, nếu
không muốn nói là đam mê chúng thường ở 2 dạng thị hiếu lành mạnh(tích
cực) và thị hiếu tầm thường(tiêu cực) . Ngoài ra thị hiếu còn bị chi phối bởi
trình độ văn hóa và phần nào bị tác động của ngoại cảnh tác động của tâm lí
lây lan (của tâm lí đám đông) thị hiếu tiếp nhạn của congchungs chính là sở
thích đọc, nghe xem,…những tác phẩm báo chí những loại thông tin gì?
Nghiên cứu những vấn đề công chúng quan tâm tiếp nhận qua tác
phẩm báo chí chính là chất lượng nội dung thông tin mà mỗi nhà báo, mỗi
cơ quan báo chí phải đáp ứng. Thông tin báo chí cần phong phú, đa dạng
nhiều chiều và đặc biệt là phải mới cập nhật hơn mang tính trực tiếp trong
chuyển tải thông tin, tính cương quyết hơn đặc biệt là trên mặt trận chống
tiêu cực. Quan tâm đến tâm lí quảng cáo và văn hóa quảng cáo. Từng nhà
báo, tờ báo, đài phát thanh truyền hình,từng chuyên mục không đưa thông
tin trùng lặp. Luôn đổi mới nội dung thông tin phản ánh xu hướng phát triển
kinh tế -xã hội, khoa học kĩ thuật của đất nước. Những tờ báo, tạp chí
chương trình đã có công chúng chuyên biệt nên tăng cường thông tin về
những vấn đề mà nhóm công chúng đó quan tâm.
Nghiên cứu thị hiếu tiếp nhận của công chúng là nghiên cứu, cải tiến
hình thức của mỗi tờ báo mỗi chương trình sao cho thẩm mỹ tiện ích,bắt mắt
,bắt tai.
b. Quá trình tiếp nhận các tác phẩm báo chí của công chúng:
Quá trình này rất đa dạng mang tính chất tự thân quá trình này phụ
thuộc vào nhận thức của từng người và không phải bao giờ mục đích tiếp



nhận cũng rõ ràng và mang tính xã hội cao chính vì thế mà tác phẩm báo chí
đến được với công chúng. Quá trính tiếp nhận sản phẩm báo chí rất đa dạng,
mang tính chất tự thân quá trình này phụ thuộc vào nhận thức của từng
người và không phải bao giờ mục đích tiếp nhận cũng được biểu hiện rõ
ràng. Tất nhiên mỗi một cá nhân tiến nhận 1 tác phẩm báo chí đều có 1 mục
đích riêng. Yếu tố tâm lí cá nhân chi phối lên mục đích tiếp nhận tác phẩm
báo chí. Sự tiếp nhận này mang tính chất vừa tự giác vừa không tự giác. Có
rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tiếp nhận tác phẩm báo chí khác nhau (đây
là điểm khác biệt với quá trình tiếp nhận vơi kiến thức môn học).
Có sự biến đổi cơ bản của nôi dung thông tin khi đi từ quá trình
sáng tạo tác phẩm báo chí đến quá trình tiếp nhận tác phẩm báo chí.Có 3
chiều hướng chính của sự biến đổi thông tin:
+ Chiều hướng thu hẹp theo hướng đơn giản và ít nội dung thông tin
+ Chiều hướng đa dạng hơn do sự tác động của bối cảnh tiếp nhận
tác phẩm báo chí
+ Chiều hướng có sự sai lệch do nhận thức của chủ thể tiếp nhận
hoặc những lí do khác
Điều khác biệt cơ bản là sự biến đổi nội dung thông tin , tính mục
đích giúp cho quá trình truyền thông tin được gói gọn. Những chiều hướng
trên trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí xảy ra rất thường xuyên, bởi
vì trong quá trình tiếp nhận tác phẩm báo chí người ta rất dễ hiểu sự sai lệch
của nội dung thông tin. Một trong những chức năng của báo chí là định
hướng giúp công chúng hiểu đúng nội dung thông tin. Một trong những
biện pháp là tạo ra bối cảnh tiếp nhận tác phẩm báo chí cho công chúng. Do
đối tượng tiếp nhận tác phẩm báo chí là công chúng nên tác phẩm báo chí
đến với đối tượng cần xem xét qua cơ chế tâm lí, con đường tiếp nhận . Cơ
chế tâm lí tiếp nhận có mô hình chung là như trên. Nhưng mỗi loại hình báo



chí có nét riêng trong cơ chế tấm lí tiếp nhận. Báo in thông qua xem và đọc
Báo phát thanh thông qua nghe, báo hình thông qua xem,nhìn và nghe kết
hợp đây là cơ chế tiếp nhận tổng hợp. Đằng sau hoạt động của các giác quan
kể trên là hoạt động của thần kinh trung ương não bộ.
Đầu tiên là giác quan cảm nhận được ánh sáng, âm thanh, kí tự, tiếp
theo là quá trình nhận biết ánh sánh, âm thanh,kí tự là những gì? Muốn nhận
ra chúng là cái gì? trong cơ chế nhận biết bắt buộc phải có khuôn mẫu sẵn
được tích lũy trong não bộ qua nhiều lần tiếp nhận tại thời điểm này thuộc
tính chọn vẹn của quá trình tâm lí - tri giác giúp cho não bộ nhận ra được
hình ảnh của đối tượng tiếp nhận. Với cơ chế tâm lí tiếp nhận nay báo in có
nhiều ưu thế hơn bởi tính lưu lại thông tin, còn báo hình và báo phát thanh
thì không.
Phương pháp luận rút ra từ đây là giúp công cúng có nhiều khuôn
mẫu về những vấn đề mà tác phẩm báo chí đang đề cập đến. các nhà báo kĩ
thuật( báo hình, báo nói) phải nghiên cứu năng lực nhận biết phân tích của
các giác quan , từ đó xác định công chúng của tời báo, chương trình cụ thể
đã có khuôn mẫu gì để tác động. Khác với các loại hình báo chí khác phóng
viên báo hình phải nghiên cứu chuẩn xác 1 cảnh quay được dùng trong bao
nhiêu lau để công chúng tiếp nhận một cách có hiệu quả. Tâm lí học báo chí
đã chứng minh ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng cho quá trình tri giác. Lời
bình trong báo hình có thể giúp cho việc tạo ra ý nghĩa cho hình ảnh, tăng
hiệu quả và định hướng thái độ tiếp nhận của công chúng, nhưng đôi khi
đánh lạc hướng sự tiếp nhận của công chúng
Một mặt quá trình tiếp nhận tác phẩm báo chí mang tính cá nhân bị
chi phối bởi mục đích. Mặt khác quá trình tiếp nhận tác phẩm báo chí chiụ
sự tác động của các quy luật tâm lí, đám đông công chúng báo chí từ đó tạo
ra hiệu quả lâu dài của báo chí đói với ý thức của công chúng, có sự định


hướng trong quá trình nhận thức tạo ra dư luận xã hội lâu dài trong từng thời

điểm cụ thể. Tóm lại cơ chế tâm lí tiếp nhận tác phẩm báo chí thể hiện ở: các
giác quan ,não bộ.
3. Con đường tiếp nhận tác phẩm báo:
Phụ thuộc vào đặc trưng của từng loại hình báo chí tác phẩm báo
chí tác động vào quá trình nhận thức của con người khác biệt nhau. Quá
trình nhận thức đi từ nhận thức cảm tính sang nhận thưc lí tính. Tiếp nhận
tác phẩm báo chí bằng các giác quan mà chủ yếu là 2 giác quan cơ bản sau:
Thính giác và thị giác, 2 giác quan này có khả năng tác động cao kích thích
lớn. Tương ứng với mỗi loại hình báo chí có những giac quan chủ đạo cà
những con đường tiếp nhận sản phẩm báo chí phù hợp.
Thị giác tác động chủ đạo đến tác phẩm báo chí – thuộc loại hình
báo in. Báo in (gồm nhật báo báo thưa kì, tuần báo, tạp chí…) loại báo này
có 2 loại kích thích tác động: hình ảnh tĩnh và chữ viết, hai loại này tạo ra
hai kiểu tiếp nhận khác nhau. Tiếp nhận bàng hình ảnh tĩnh là tiếp nhận cảm
tính còn tiếp nhận chữ viết là kiêu thiếp thị giác lí tính. Tiếp nhận theo
phương pháp cảm thính là tiếp nhận bằng con đường nhận thức cảm tính,
còn tiếp nhận theo thị giác – là phương pháp nhận thức lí tính . Báo in khác
với báo phát thanh sự tác động của nó có hệ thông nghiêm túc rõ ràng định
hướng,có hệ thông có chính kiến, quan điểm và thái độ của quần chúng. Báo
in dựa vào con đường tiếp nhận lí tính là chủ yếu. Thông tin là yếu tố liên
quan thì giác quan cảm tính ban đầu là rất cần thiết. Vì vậy đọc báo mang lại
hiệu quả khá cao. Phương thức tổ chức tiếp nhận là thị giác cảm tính . Sử
dụng phương pháp chuyển từ thị giác lí tính sang thị giác cảm thính. Sử
dụng phương pháp chuyển thị giác lí tính sang thị giác cảm tính ở giai đoạn
đầu của quá trình tiếp nhận tạo ra sức hấp dẫn ban đầu của tác phẩm báo chí
(cụ thể đối với 1 tờ báo) phương pháp về mặt hình thức biểu hiên ở việc


trình bày trang 1 hay ½ trang, 1 ở 1 tờ báo cụ thể để thấy được tính hấp dẫn
theo nguyên tắc của thị giác cảm tính. Nguyên tắc này được biểu hiện như

sử dụng màu sắc kích cỡ chữ và phụ thuộc vào quy luật lan tỏa, liên quan
đến thị giác cảm tính tạo ra những điểm mạnh, gây ấn tượng đối với công
chúng. Sử dụng nội dung trong những điểm, đường mạnh tạo ra được tính
hấp dẵn bất ngờ đây là đặc ddiemr tiếp nhận cảm tính của thị giác.
Diện tích của trang báo được chia làm nhiều đoạn nhỏ để tạo được
những điểm, đường mạnh để thu hút công chúng báo chí. Kết họp với những
hình ảnh độc đáo điển hình có ý nghĩa lí tính. Nếu sử dụng nhiều hình ảnh
cụ thê trong bài viết tạo ra được hiệu quả trong tiếp nhận nhưng đôi khi cũng
gây cho công chúng nhận thức vụn vặt,ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận
thông tin tông thể. Những hình ảnh phải được lựa chọn thể hiên tính khái
quat cao. Điều này đòi hỏi nhà báo phải có tư duy hình ảnh và tư duy trừu
tượng. Tính hấp dẫn và tính tiếp nhận được biểu hiện ở quá trình này
4. Các biện pháp tác động đến quá trình tiếp nhận tác phẩm báo
chí:
Nhờ có tính ổn định tương đối của sự tiếp nhận mà xác định được
ngưỡng trong nội dung thông tin chuyển tải. Nó là một trong những quy luật
của quá trình nhận thức. Mỗi 1 công chúng tiếp nhận tác động bên ngoài với
hình thức mầu sắc, kích cỡ tương đối ổn định. Nhà báo phải cấu trúc bài báo
chương trình của mình sao cho dựa vào tính ổn định của quá trình tiếp nhận
để thu được hiệu quả báo chí tối đa.
Tính ổn định biểu hiện về mặt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Để
chuyển tải một nội dung thông tin nào đó, nhà báo phải lựa chọn từ cho
“đắt”, thao tác trên các thuật ngữ cho thật chuẩn. Mặc dù có sự biến đổi về
nội dung thông tin nhưng vẫn tạo ra điểm chung giữa thu và phát thông tin.


Quá trình tiếp nhận diễn ra phức tạp nhưng nhờ có tính ổn định nên quá trình
này luôn được bảo đảm.
Căn cứ vào tính trình tự cử squas trình tiếp nhận tác phẩm báo chí.
Nhà bào có thể cấu trúc tác phẩm báo chí theo mô hình phụ thuộc vào cả thể

loại báo chí. Muốn tạo ra tính tích cực của tiếp nhận cần phải chú ý đến tâm
thế, vị thế. Đôi khi thông tin quá nhiều chiều cũng tạo ra tâm thế chối bỏ,
không tạo được sự hòa hợp trong sự tiếp nhận.
Mặt khác phải xác định được ngưỡng tiếp nhận, ngưỡng tiếp nhận
cho ta biết khả năng, tâm thế, vị thế tiếp nhận của công chúng vào từng thời
điểm xác đinh . Cùng với thông tin chính xác. Đa chiều phản ánh khách
quan, ngưỡng tiếp nhận thích hợp chắc chắn tính tích cực của tiếp nhận tác
phẩm báo chí của từng công chúng và nhóm công chúng được củng cố và
phát triển, ngược lại dưới, hoặc vượt ngưỡng tiếp nhận tính tích cực của tiếp
nhận sẽ cản trở quá trình tiếp nhận. Sự tác động giữa các yếu tố bên trong
(nhu cầu thông tin ) và bên ngoài(điêu kiện vật chất), tác phẩm báo chí (tâm
lí lây lan tâm lí đám đông),của tâm thế tiếp nhận là việc đấu tranh để tạo ra
trạng thát tâm lí hòa hợp của nhận thức trong mỗ công chúng báo chí. Tâm
thê tiếp nhận ảnh hương trực tiếp đến quá trình tiếp nhận tác phẩm báo chí
và gián tiếp đến nhân cách sáng tạo tác phẩm báo chí. Môi trường bối cảnh
tâm lí đặc biệt là bầu không khí tiếp nhận tác đông mạnh đến quá trình tiếp
nhận tác phẩm báo chí của công chúng. Ngoài ra, tư tưởng trong cùng 1 thời
điểm tiếp nhận đóng vai trò quyết định cho nên cần tránh sự mâu thuẫn trong
tư tưởng tiếp nhận .
II. TÂM LÍ TIẾP NHẬN BÁO CHÍ CỦA CÔNG CHÚNG
ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA BÁO DÂN TRÍ:
1. Vài nét cơ bản về báo dân trí:


Báo điện tử Dân trí là một trong những tờ báo mạng có tên tuổi và
tầm ảnh hưởng đối với độc giả. Dantri.com là trang báo điện tử của trực
thuộc Trung ương Hội khuyến học Việt Nam, có nhiều giải báo chí quốc gia
trong những năm gần đây. Từ bước đầu chập chững, thiếu thốn về cơ sở vật
chất cũng như ít ỏi về nhân lực, Dân trí đã trưởng thành, phát triển với bức
tiến vững chắc trong làng báo chí Việt Nam. Hơn 5 năm là quãng đường

không ngắn nhưng Dantri.com chứng tỏ được là một trong những tờ báo
mạng có lượng truy cập lớn nhất Việt Nam (2010). Sự quan tâm của độc giả
cả nước, sự đánh giá của người làm nghề, là nguồn động viên, cổ vũ tinh
thần anh, chị em trong tòa soạn nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng bài
vở, ngày càng hay hơn nữa.Để có được thành quả như ngày hôm nay, cán
bộ, lãnh đạo và phóng viên Dân trí không thể quên được những ngày đầu “
chân ướt chân ráo” đặt viên gạch nền móng đầu tiên để gây dựng tờ báo
mạng này. Mọi việc còn khá mới mẻ, khi mà báo mạng thời kì 1997 – 2001,
Dantri.com còn manh nha thành lập với ý tưởng tạo ra trang đưa tin kết hợp
với báo giấy. Ban đầu báo là trang thông tin điện tử của báo Khuyến học và
Dân trí – cơ quan ngôn luận của TƯ Hội khuyến học Việt Nam. Hình thức
và nội dung của báo khá đơn giản và đơn điệu, thậm chí nếu khách quan mà
nhận định là phiên bản tin thứ hai của báo in. Chủ yếu báo đưa các hoạt
động giáo dục, khuyến học của khắp các địa phương trên địa bàn cả nước.
Với hơn 40 phóng viên đa phần được chuyển từ báo in sang để phát
triển báo mạng, kinh nghiệm làm báo thì có thừa nhưng cập nhật công nghệ
là cả một vấn đề. Quyết định cải tiến để báo hấp dẫn hơn, lãnh đạo báo đã
chủ trương đưa phóng viên vừa học bồi dưỡng để tiếp thu về mạng đồng thời
cho họ chủ động thực hành dần dần cho quen. Đi tắt đón đầu, 4/2005,
dantri.com kế thừa phần giao diện và bố cục nội dung của trang tin tổng hợp
Tintucvietnam.com, chính thức online trên mạng. Giai đoạn này được đánh


giá là bước ngoặt của báo mạng điện tử, người Việt Nam bắt đầu quen dần
với việc truy cập internet, máy tính trở nên phổ thông hơn với từng hộ gia
đình. Người ta không chỉ vào mạng để chat, gửi email, nghe nhạc, chơi
game… mà còn vào để cập nhật thông tin hàng ngày, từng phút từng giây
những chuyển động của đời sống trong nước cũng như trên thế giới.
Dantri.com có được bước đột phá đáng kể khi được cấp giấy phép hoạt
động báo điện tử trên Internet số 1050/GP - BTTTT Hà Nội, ngày 15-072008. Giống như tờ giấy thông hành, dantri tạo được cái nhìn thiện cảm của

đông đảo độc giả. Năm 2009, theo đánh giá của Alexa (công cụ thống kê
trung gian uy tín) thì Dân trí xấp xỉ 8 đến 9 triệu lượt/ngày. Theo thống kê
của Google, địa chỉ của tờ báo này ( là cụm từ được
tìm kiếm đứng thứ 9 trong năm 2009 trên toàn cầu. Các tin tức của Dân Trí
được cập nhật hàng giờ, nóng hổi, thu hút, hấp dẫn bạn đọc. Việc phát triển
của tờ báo đòi hỏi nguồn nhân lực dồi dào, có tài năng nên chỉ sau một
khoảng thời gian ngắn, nhân sự của báo đã tăng lên gấp đôi. Hiện tại Dân trí
có hơn 100 phóng viên, trụ sở của báo có ở 3 miền Bắc, Trung, Nam, số
lượng cộng tác viên lên tới hàng ngàn người ở khắp các địa phương trong cả
nước. Trụ sở chính của báo đặt tại Số 2 (nhà 48) Giảng Võ, Quận Đống Đa,
Hà Nội, trang bị khá đầy đủ cơ sở vật chất.
Đội ngũ phóng viên trẻ, năng động, chịu được áp lực công việc kết
hợp với sự dạn dày kinh nghiệm của các nhà báo lão thành đã khiến lượng
bài trong ngày luôn phong phú, mới lạ, độc đáo. Ở từng giai đoạn khác nhau
thì báo có các thư kí tòa soạn phụ trách nội dung chính. Các chuyên mục
chính của dantri.com bao gồm: sự kiện, xã hội, thế giới, thể thao, giáo dục,
giải trí, nhịp sống trẻ, tình yêu – giới tính, sức khỏe, sức mạnh số, kinh
doanh, ô tô – xe máy, chuyện lạ. Trước tình trạng báo in chỉ sống nhờ quảng
cáo là chính, Dân trí cải cách phương pháp làm việc, không thể bị động


trong xu thế mở cửa. Nếu như trước kia báo mạng đưa tin, bài của báo in thì
giờ xu hướng là ngược lại. Báo in Khuyến học và Dân trí chỉ có bài về hoạt
động của hầu hết các hội khuyến học trong cả nước còn lại chủ yếu lấy lại từ
báo mạng. Tuy nhiên đó cũng gần là xu hướng chung của đa số tờ báo mạng
và báo in lớn, phù hợp với quy luật của thời đại.
Phóng viên của báo có thể yên tâm làm việc vì lương và nhuận bút
của Dantri.com trả khá sát với tình hình giá cả thị trường. Mặt khác, nhờ áp
dụng “chính sách” làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít nên tùy thuộc vào khả
năng của phóng viên nên việc lương cao, lương thấp là do chính bản thân

anh ta quyết định. Lương thử việc của báo là 2 triệu, phóng viên chính thức
thấp nhất là 3,5 triệu nhiều nhất là 15, 10 triệu. Đó là những con số đáng
khích lệ đối với những người mong muốn có cơ hội được làm ở Dân trí.
Cuối năm 2009 Báo Khuyến học & Dân trí - Báo Điện tử Dân trí đoạt giải A
về đề tài Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng 2004 - 2009 với tác
phẩm “Thủ tục để làm người còn sống - Quả bom thời hậu chiến” của nhà
báo Bùi Hoàng Tám.

Năm 2010 niềm vui tiếp tục đến với báo Điện tử

Dân trí khi tờ báo đoạt 3 giải thưởng tại Lễ trao giải báo chí quốc gia 2010.
Loạt bài phản biện việc xây dựng khách sạn trong công viên Thống nhất của
các tác giả Cấn Cường, Phương Thảo đã vinh dự được trao giải B (không có
giải A). Cùng đó, loạt bài về thu - chi sai tại một trường tiểu học ở Hà Nội
của phóng viên Hồng Hạnh và loạt bài về cậu bé bị bệnh tim Nguyễn Văn
Sao của phóng viên Tuấn Hợp đã đạt giải khuyến khích. Thành quả đã được
chứng minh bằng giải thưởng quan trọng và nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước
khen ngợi. Nhân kỉ niệm 5 năm thành lập (15/7/2005 - 15/7/2010), đồng chí
Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đánh giá,
Báo Điện tử Dân trí đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành một
trong những trang báo điện tử có lượng truy cập hàng đầu, góp phần to lớn


vào sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, nâng cao
dân trí và khơi gợi tinh thần nhân văn, nhân ái.
2. Phân tích chuyên trang nhịp sống trẻ trên báo dân trí:
Vấn đề mà các bài viết trên trang nhịp sống trẻ của báo dân trí
đưa ra chỉ đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của thanh niên, bởi những bài viết
này chỉ đề cập đến những vấn đề liên quan đến công tác đoàn, những định
hướng về nghề nghiệp cho thanh viên, hay những tấm gương thanh niên làm

kinh tế giỏi,… Các bài viết nhìn chung là có thông điệp rõ ràng. Ví dụ: “Gặp
chàng khiếm thị với trái tim khát khao làm báo” của Phạm Oanh , Bài viết
mang thông điệp ca ngợi tấm gương khao khát được làm báo của bạn trẻ
khiếm hiện đang là cộng tác viên cho VOV giao thông, đồng thời thể hiện ý
trí nghị lực đáng khâm phục của người khuyết tật.
Nhìn chung thể loại bài viết là phù hợp với thanh niên, công chúng mà
sản phẩm báo chí hướng tới. Các bài báo có cách trình bày rõ ràng, mạch
lạc, hợp lô gich. Sử dụng ngôn ngữ rất dễ hiểu.
Vấn đề mà các bài báo đưa ra luôn được tiếp cận ở góc độ con người,
các bài viết dù khía cạnh này hay khía cạnh khác thì cũng luôn hướng tới
tương lai của thanh niên, đặc biệt là “đi vào” thế giới nội tâm và thị hiếu của
giới trẻ như: “thú chơi cầu pha lê “hút” giới trẻ”, “cô đơn trong chính ngôi
nhà của mình”, những định kiến hẹn hò, Nhiều bài gây được ấn tượng đặc
biệt bằng các chi tiết và lối phân tích. “Sinh viên sau những ngày hậu thi cử”
“bi hài chuyện chăm con đi thi”….Trong các bài viết đều có sự kết hợp giữa
tính khách quan và tính chủ quan, tùy vào từng thể loại bài viết và từng vấn
đề đề cập mà sự kết hợp đó là nghiêng về chủ quan hay khách quan.
Có một số tác phẩm đã làm tăng được uy tín của tác giả và sản phẩm
báo chí tuy nhiên hầu hết các bài viết trong trang này của báo dân trí vẫn
chưa làm tăng được uy tín của tác giả và sản phẩm báo chí, bởi những bài


viết này chỉ mới đưa tin về sự việc và phản ánh về những tấm gương người
tốt việc tốt mà thôi.
Các tác phẩm trên chuyên trang này nhìn chung là đã phần nào đó
thỏa mãn được những đòi hỏi đặc thù của loại hình báo chí nhằm tác động
hiệu quả đến cơ chế tác động thông tin đến công chúng.
3. Phân tích một số tác phẩm tiêu biểu:
Gặp chàng khiếm thị với trái tim khát khao làm báo
(Dân trí) - Mắt không nhìn thấy nhưng hàng ngày anh vẫn bước

trên các nẻo đường với một trái tim khao khát được trở thành một nhà
báo thực sự. Đó là Hoàng Văn Lý, CTV thường xuyên của “Niềm tin ánh
sáng” trên kênh VOV giao thông Đài tiếng nói Việt Nam.
Mới gặp lần đầu khó ai có thể nghĩ một người khiếm thị như Lý lại
đang làm công việc của một nhà báo. Với số lượng chạy đều đặn 3 số/tuần
Hoàng Văn Lý là một trong những phóng viên “cứng” cả về tuổi nghề cũng
như chất lượng các tác phẩm.
Các chương trình phát thanh như “Tắt đèn thắp sáng yêu thương”,
“Vượt qua bóng tối”, “Người thắp sáng niềm tin”, “Những sắc màu của âm
thanh”…phát trên kênh VOV giao thông đã thu hút được đông đảo các thính
giả nghe đài.
Chỉ với máy ghi âm và chiếc mic nhỏ anh đã tự mình đi tìm hiểu,
phỏng vấn lấy ý kiến và Hoàng Văn Lý còn kiêm luôn cả khâu biên tập để
cho ra một tác phẩm hoàn chỉnh.
Chị Nguyễn Thị Hồng Minh, phụ trách chuyên mục “Niềm tin ánh
sáng” kênh VOV giao thông đánh giá: “Lý được đào tạo trong môi trường
báo chí chuyên nghiệp vì thế mà kiến thức cũng như khả năng làm báo của


em rất tốt. Những sản phẩm em làm tôi hoàn toàn yên tâm và tất cả đều
không phải biên tập lại”.
Cùng trò chuyện với Hoàng Văn Lý để hiểu rõ hơn về công việc làm
báo “đặc biệt” này của anh.

Hoàng Văn Lý đang thực hiện phỏng vấn cho chương trình truyền
thanh.
Chào anh, anh có thể nói cụ thể hơn về công việc anh đang làm tại
chương trình “Niềm tin ánh sáng” trên kênh VOV giao thông?
Đây là một chương trình đặc biệt dành cho người khiếm thị mà tôi
may mắn được tham gia làm từ những số đầu tiên cách đây 2 năm. Là CTV

thường xuyên của đài, công việc của tôi là lên kế hoạch đề tài từ đó tìm
kiếm, thu thập thông tin, gặp gỡ, phỏng vấn sau đó viết bài. Tôi cũng may
mắn sử dụng được phần mềm để làm khâu biên tập, cắt gọt âm thanh để tạo
sản phẩm hoàn chỉnh.


Là một người khiếm thị nhưng lại có thể tự đi phỏng vấn rồi biên tập
âm thanh, anh có thể chia sẻ “bí quyết” để có thể làm được điều đó?
Công việc của tôi buộc phải di chuyển đến chỗ này chỗ kia nên
những nơi đi nhiều thì tôi nhớ. Ở xa một chút thì hầu như là tôi đi lại bằng
xe buýt, lên xe hay xuống chỗ nào thì tôi hỏi và người ta chỉ cho. Còn việc
phỏng vấn thì tôi thực hiện như người bình thường thôi, hỏi và giải thích
mình ở cơ quan này và đang làm công việc như thế này.
Một điều cũng rất may mắn đối với tôi đó là hầu hết mọi người đều
giúp đỡ rất nhiệt tình để tôi hoàn thành công việc. Công đoạn biên tập âm
thanh thì tôi sử dụng được nhờ phần mềm hỗ trợ đọc âm thanh cho người
khiếm thị, dùng nhiều thành quen nên tôi không cảm thấy khó khăn gì cả.
Trong khi tác nghiệp có bao giờ anh gặp khó khăn đặc biệt khiến anh
muốn từ bỏ công việc hiện tại chưa?
Tôi luôn ý thức được rõ làm báo là khó khăn và vất vả đặc biệt là đối
với bản thân mình. Để nói là từ bỏ công việc hiện tại thì tôi chưa bao giờ
nghĩ đến nhưng khó khăn cũng có rất nhiều. Ở đây tôi không nói đến kiến
thức chuyên môn mà khó khăn đến từ chính đôi mắt không nhìn thấy của
mình.
Tôi nhớ có không ít lần chương trình làm phải cần phỏng vấn một vài
nhân vật có tiếng và hơi khó tính một chút. Khi tôi đến để gặp gỡ họ thì biết
có nhiều PV báo đài khác cũng ở đó.
Lúc đó tôi cảm thấy rất khó khăn để có thể lấy được thông tin nên đã
trở về nhà và thực hiện phỏng vấn qua điện thoại. Làm cách này khiến tôi
thấy bình tĩnh hơn nhiều và chính bản thân người được phỏng vấn đó cũng

không biết mình là người khiếm thị.


Chủ động biên tập bằng phần mềm dành cho người khiếm thị để cho ra sản
phẩm cuối cùng.
Theo anh điều gì là quan trọng nhất đối với một người làm báo?
Với tôi thì điều quan trọng nhất đối với một người làm báo là phải có
niềm đam mê và sự kiên trì. Đam mê cũng chính là khởi nguồn cho mọi sự
sáng tạo. Sự kiên trì sẽ giúp bạn rèn luyện độ sắc của ngòi bút.
Nhân ngày báo chí cách mạng VN, anh có muốn nói điều gì đó đến
các phóng viên, nhà báo và các bạn đồng nghiệp của anh hay không?
Bản thân cũng là một người đang trực tiếp làm báo tôi rất vui vì có
một ngày kỉ niệm đối với ngành nghề của mình. Tôi xin gửi lời cám ơn chân
thành nhất là đối với các anh chị Phóng viên, Biên tập viên ở kênh VOV
giao thông nơi đã giúp tôi tích lũy, học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, nhất
là những kiến thức rất bổ ích mà tôi chưa bao giờ từng biết tới khi còn học
trên giảng đường đại học.
Tôi cũng muốn cảm ơn tới các anh chị phóng viên của một số báo mà
tôi có dịp được gặp gỡ. Họ đã động viên, cổ vũ tôi rất nhiều, giúp tôi thêm tự
tin để đi trên con đường mà mình đã lựa chọn.


Với các bạn sinh viên đang theo học ngành Báo chí tôi muốn chúc
cho các bạn luôn giữ cho ngọn lửa đam mê với nghề báo. Bởi phải có lòng
đam mê thì bạn mới có thể theo đuổi đến cùng nghề nghiệp đã chọn.
Vâng, xin cám ơn anh về cuộc trò chuyện. Chúc cho anh sẽ gặt hái
được nhiều thành công hơn nữa.
Phạm Oanh
( đăng ngày 21/06/2011 nhịp sống trẻ- dân trí)
Phân tích

Vấn đề mà bài báo đưa ra mới chỉ đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của
một bộ phận nhỏ công chúng, bởi đây chỉ là bài viết nêu gương một thanh
niên có ý chí nghị lực.
Bài viết gần như là chưa có thông điệp, đây chì là một bài nêu gương
người tốt việc tốt, nó chưa định hướng được dư luận xã hội.
Tuy chưa có thông điệp rõ ràng nhưng đầu đề của bài báo đã gây được
sự tò mò và kích thích nhu cầu đọc bài của công chúng.
Đây là một bài phản ánh, có cách trình bày rõ ràng, ngôn ngữ thông
dụng.
Vấn đề mà bài báo đề cập đến được tiếp cận ở góc độ con người, đó
là hướng tới bình dẳng giữa con người với con người
Bài báo chưa có chi tiết đặc biệt, cũng chưa có sự phân tích sâu, bài
này chỉ giống như một tin sâu về thanh niên khiếm thị.
Bài báo có sự kết hợp giữa tính khách quan và tính chủ quan, bởi
trong bài báo là trao đổi thông tin giữa tác giả đối tượng.


Do chưa có thông điệp rõ ràng, chưa có những chi tiết đặc biệt, chưa
có sự phân tích sâu vấn đề, đề tài này cũng khá phổ biến cho nên tác phẩm
này chưa làm tăng uy tín của tác giả và sản phẩm báo chí.
Tác phẩm này chưa đáp ứng được những đòi hỏi đặc thù của loại
hình báo chí nhằm tác động hiệu quả đến cơ chế tác động thông tin đến công
chúng.

Bi hài chuyện chăm con mùa thi
Mỗi khi con bước vào mùa thi, cha mẹ cũng như “ngồi trên đống
lửa”. Không học được cho con, họ chỉ biết dồn hết sự quan tâm để chăm
sóc. Nhiều bậc phụ huynh thực hiện triệt để công thức chăm con đến
“từng giấc ngủ, bữa ăn, giờ lên lớp hay khi ôn bài”.
Mẹ cười, con mếu

Ngay từ khi con gái bước vào đầu năm học cuối cấp, vợ chồng anh
Thanh (Hoàng Hoa Thám – Hà Nội) đã lập hẳn một kế hoạch chăm con.
Anh Thanh chịu trách nhiệm đưa đón con đi học chính – thêm, còn
việc ăn uống của con hoàn toàn do một tay chị Tuyết đảm nhiệm. Càng đến
ngày con vượt vũ môn, chị Tuyết càng lo lắng. Cả tháng nay chị loay hoay
với thực đơn cho con mỗi tuần.
Cứ nghe ai mách có món gì ngon bổ là chị ra chợ mua về chế biến và
bắt con ăn ngay. Nhìn vào thực đơn một của con chị, ai cũng phải giật mình
khi thời gian bữa ăn cuối cùng là 23h30 không gà hầm thì gà tần kèm sữa.
Hơn thế, để đảm bảo, anh Thanh còn thỉnh thoảng về quê (Hà Nam) đặt mua
gà mang lên cho đảm bảo.


Áp lực thi cử khiến sĩ tử rất dễ mệt mỏi, áp lực
“Con hay học đêm đến 2, 3h sáng không bổ sung những chất bổ
dưỡng thì lấy đâu ra sức mà học. Con thi cha mẹ chẳng học hộ được chỉ còn
cách giúp con là chăm con cho có sức khỏe tốt thôi”, chị Tuyết chia sẻ.
Còn với Tuấn Cường (ĐH Giao thông Vận tải HN) nhắc đến những
ngày ôn thi đại học năm trước vẫn thấy “gai người” với những món ăn bổ
não. Quan niệm “ăn gì bổ nấy”, học thi cần nhất là thực phẩm bổ não nên
trong thực đơn dành cho Cường ngày nào cũng phải có một món “thấy bảo
là tốt cho não”.
“Thôi thì đủ thứ đầu, não động vật, không óc lợn thì đầu cá nhưng sợ
nhất là món bí đỏ. Mẹ bảo bí đỏ vừa mát lại vừa bổ não dễ ăn nên trở thành
món thường trực. Nhiều khi ngấy đến tận cổ nhưng thương mẹ cặm cụi cả
ngày lại cố ăn để cho bố mẹ vui lòng và an tâm”, Cường cho hay.
Còn với gia đình nhà bác Công (Ngọc Hà, Hà Nội), việc cô cháu gái
chuẩn bị thi vào trường chuyên cũng trở thành tâm điểm của cả nhà. Để giúp
cháu, bà cũng “xí phần” chăm cháu bằng một bát thuốc bắc vào mỗi sáng.
Không đun bằng bếp ga hay ấm điện, bà sắm hẳn một chiếc bếp than tự tay



canh lửa, tỉ mẩn với từng thang thuốc mà bà “đích thân” lặn lội lên tận phố
cổ cắt cho cháu.
Thấy cháu nhăn nhó mỗi khi uống, bà lại xoa đầu: “Chẳng gì tốt bằng
thuốc bắc con ạ có ăn uống thế nào cũng không bằng một bát nước thuốc
này đâu con ạ”.
Hiện nay, trên các diễn đàn mạng dành cho chị em chăm con mùa thi
cũng là một trong những chủ đề thu hút rất nhiều topic trong đó một trong
những câu hỏi nhận được sự quan tâm nhiều nhất của các mẹ là tìm thuốc bổ
não cho con.
Một phụ huynh có nickname mecum lo lắng: “Năm nay con mình thi
đại học gia đình mình lo lắm. Nhiều lần hỏi bà chị họ làm bác sĩ về thuốc bổ
não đều bị chị nói và xua tay. Đọc nhiều sách báo cũng thấy nhiều lời cảnh
báo, nhưng mình nghĩ học thi mà có thêm trợ giúp của thuốc tây vẫn cứ tốt
hơn nên mẹ nào biết thông tin gì thì bảo cho mình với”.
Khổ vì bổ
Tuần vừa rồi hai vợ chồng anh Thanh – chị Tuyết lo “sốt vó” phải
cho con nhập viện vì mấy ngày liền con chẳng ăn uống được gì, việc tiêu
hóa cũng gặp trục trặc bất thường. Cầm lỉnh kỉnh những giấy xét nghiệm của
con anh chị mới ngã ngửa con bị rối loạn tiêu hóa vì chế độ ăn uống nhồi
nhét không khoa học, trong đó có thực phẩm có chứa quá nhiều đạm làm cho
con khó hấp thụ.
“Đến lúc đưa thực đơn hàng ngày của con cho bác sĩ xem, các bác
bảo: Thực đơn dành cho cháu mà tôi cứ tưởng thực đơn dành cho cả nhà.
Hai vợ chồng cứ nghĩ việc ăn uống đơn giản là phải cho con ăn thật nhiều đồ
bổ, càng ăn nhiều càng tốt”, chị Tuyết chia sẻ.
Không ít những sĩ tử mắc chứng “sợ ăn” chỉ vì bố mẹ chăm sóc quá
kỹ nhưng lại không khoa học mà dựa trên những kinh nghiệm truyền miệng.



Đến bây giờ, sau một năm “gắn bó” với những món bí đỏ, Cường
cũng miễn dịch với bí đỏ kể từ ngày thi xong đại học. Vừa cười Cường vừa
bảo: “Đến bây giờ, chỉ nhìn thấy là em thấy sợ không dám đụng đũa”.
Dinh dưỡng luôn là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của
các bậc phụ huynh mỗi khi mùa thi về. Việc nhồi nhét trong chế độ dinh
dưỡng của con có thể gây ra những hệ quả ngược mà nhiều khi cha mẹ
không thể lường trước.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng tính toán, trung bình học sinh phổ
thông cần từ 2.300 đến 2.700 calo trong ngày. Nhiều em vì quá chú tâm vào
việc học mà quên chuyện ăn uống nên dễ bị suy dinh dưỡng.
Ngược lại, có nhiều phụ huynh cho con ăn quá no hay cho ăn nhiều
chất đạm làm cho các em khó tiêu hóa cũng có hại cho sức khỏe.
Học sinh ôn thi tinh thần căng thẳng nên cần chia nhỏ bữa ăn để giúp
cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn. Tuyệt đối các em không được bỏ bữa ăn, trong đó
bữa ăn sáng rất quan trọng, vì vậy các em cần chú ý cả về số lượng và chất
lượng.
Các phụ huynh cần tránh cho con ăn các loại lục phủ ngũ tạng, các
loại chân gà hay các loại da động vật vì các thức ăn này không tốt cho sức
khỏe. Ngoài ra, cần quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm để tránh
trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra cho các em.
Phải chịu những áp lực học tập cũng như áp lực tâm lý rất lớn, cha
mẹ nên chọn cho con những thực phẩm dễ tiêu hóa, đảm bảo uống đủ nước
và cung cấp vitamin cần thiết. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện cho con thư
giãn nghỉ ngơi, không nên thể hiện sự lo lắng khiến con quá căng thẳng.
Trong thời điểm học ôn nước rút, một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp cho sĩ
tử có sức khỏe để có thể “vượt vũ môn hóa rồng”.


Hồng Khanh

(đăng ngày 20/06/2011 nhịp sống trẻ- dân trí.)
Phân tích:
Bài viết này đã làm tăng được uy tín của tác giả và sản phẩm báo chí,
với bài báo này tác giả đã đứng ra bênh vực cho quyền lợi chính đáng của
học sinh vào mùa thi, nói lên những bất cập khi mùa thi đến đặc biệt là
những gia đình có con đi thi, đây là một điều rất đáng ngợi khen.
Tác phẩm này đã thỏa mãn hết được những đòi hỏi đặc thù của
loại hình báo chí nhằm tác động hiệu quả đến cơ chế tác động thông tin đến
công chúng
4. Kết luận:
Nhà báo Hữu Thọ nhận xét: “Dân trí là tờ báo có bản sắc riêng, thông
tin nhanh, nhạy, đồng thời cho rằng, hoạt động xã hội là mặt mạnh và cũng
là “đặc sản” của Dân trí. Thành quả ngày càng được tiếp tục được nâng cao,
Tháng 10 năm 2010, Dân trí đã vượt mốc 10 tỷ lượt đọc kể từ khi có những
bạn đọc đầu tiên.. Thống kê của Google cho hay, con số kỷ lục về lượt truy
cập/tháng của Dân trí là 360 triệu. 100 triệu là tổng lượt xem trang Dân trí
trong tuần kỷ lục. Độc giả đặc biệt quan tâm đến những chuyên mục của báo
như tin tức xã hội, phóng sự, tấm lòng nhân ái khiến cho phóng viên, biên
tập viên nỗ lực hơn nữa. Bước qua khó khăn, thành công to lớn, phát triển
vũng chắc, Dân trí đã và đang chiếm được cảm tình của độc giả. Có nỗ lực,
dám nghĩ dám làm, báo mạng dantri.com tiếp tục đổi mới, tiến nhanh tiến xa
trên trên làng báo mạng Việt Nam”.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KÍCH THÍCH NHU CẦU VÀ CẢI
THIỆN ĐIỀU KIỆN TIẾP NHẬN SẢN PHẨM BÁO CHÍ (SPBC) CỦA
CÔNG CHÚNG:


×