Tải bản đầy đủ (.pdf) (248 trang)

Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Canh Tác Cho Một Số Giống Chè Nhập Nội Tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.48 MB, 248 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

VŨ THỊ QUÝ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC
CHO MỘT SỐ GIỐNG CHÈ NHẬP NỘI
TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số: 62.62.01.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Tất Khƣơng
2. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông

THÁI NGUYÊN - 2014


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa có ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Mọi trích dẫn trong luận án đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Vũ Thị Quý


ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận án này tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của nhiều cá nhân và cơ quan trong nước.
Trước hết, tác giả xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới hai thầy
hướng dẫn trực tiếp là PGS.TS. Lê Tất Khương và PGS.TS. Nguyễn Ngọc
Nông đã hết sức tận tình giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình và có rất nhiều đóng góp
trong nghiên cứu và hoàn thành luận án của nghiên cứu sinh.
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên, đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho nghiên cứu sinh được tham
gia học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tác giả xin chân thành cảm
ơn Trung tâm Thực hành thực nghiệm đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho nghiên
cứu sinh thực hiện các thí nghiệm đồng ruộng tại Trường và hoàn thành luận án.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, lãnh đạo Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Thái Nguyên, Chi cục thống kê
Thái Nguyên. Xin cảm ơn UBND xã Phúc Trìu - thành phố Thái Nguyên, Chi
nhánh Chè Sông Cầu - Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên và Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc trong việc cung cấp số liệu và
thông tin liên quan đến đề tài, bố trí thí nghiệm đồng ruộng và hợp tác triển
khai xây dựng mô hình trồng chè có sự tham gia của nông dân.
Tác giả xin được cảm ơn sự giúp đỡ của Ban chủ nhiệm Khoa cùng cán
bộ, giảng viên Khoa Tài nguyên & Môi trường - Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên đã tạo điều kiện về thời gian nghiên cứu, vật chất, kỹ thuật,
công sức và trí tuệ cho nghiên cứu sinh.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Sau đại học - Đại học Thái Nguyên, Phòng
Quản lý đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo
điều kiện thuận lợi để nghiên cứu sinh hoàn thành luận án của mình.
Công trình còn có sự động viên, đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp và
gia đình.
Tháng 6 năm 2013



iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. viii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 3
4. Những đóng góp mới của đề tài.................................................................... 3
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................................... 4
6. Cấu trúc của luận án ................................................................................... 5
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI........ 6
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 6
1.1.2. Cơ sở lựa chọn giống chè tốt ................................................................ 8
1.1.3. Cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của cây chè ............................ 8
1.1.4. Cơ sở của việc nghiên cứu nhân giống chè bằng hình thức giâm cành .... 13
1.1.5. Cơ sở xác định một số biện pháp kỹ thuật canh tác chè trong thời
kỳ KTCB............................................................................................... 15
1.1.6. Yêu cầu sinh thái của cây chè ............................................................. 18
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu chè trên thế giới ................................... 19
1.2.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới .................................................... 19
1.2.2. Tình hình nghiên cứu chè trên thế giới ............................................... 21
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu chè ở Việt Nam................................. 34
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam ................................... 34



iv
1.3.2. Tình hình nghiên cứu chè ở Việt Nam ................................................ 38
1.4. Một số vấn đề rút ra từ tổng quan tài liệu .............................................. 51
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 54

2.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 54
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 58
2.2.1. Hiện trạng và những yếu tố hạn chế trong sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên ... 58
2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các giống chè nhập nội tại
Thái Nguyên ......................................................................................... 58
2.2.3. Nghiên cứu khả năng giâm cành của các giống chè nhập nội có
triển vọng tại Thái Nguyên .................................................................... 58
2.2.4. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác chè trong thời kỳ KTCB
đối với 2 giống chè Keo Am Tích và Phúc Vân Tiên tại Thái Nguyên ........... 58
2.2.5. Xây dựng mô hình trình diễn đối với 2 giống chè Keo Am Tích và
Phúc Vân Tiên tại Thái Nguyên ............................................................ 59
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 59
2.3.1. Phương pháp điều tra đánh giá hiện trạng và các yếu tố hạn chế trong
sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên.......................................................... 59
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các giống
chè nhập nội tại Thái Nguyên ................................................................ 60
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu khả năng nhân giống bằng hình thức
giâm cành của các giống nhập nội có triển vọng tại Thái Nguyên ......... 60
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác chè
trong thời kỳ KTCB đối với 2 giống chè Keo Am Tích và Phúc Vân
Tiên tại Thái Nguyên ............................................................................ 61
2.3.5. Xây dựng mô hình trình diễn đối với 2 giống chè Keo Am Tích và
Phúc Vân Tiên tại Thái Nguyên ............................................................ 64

2.4. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 64


v
2.4.1. Theo dõi các chỉ tiêu hình thái ............................................................ 65
2.4.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng ...................................................................... 66
2.4.3. Chỉ tiêu về năng suất .......................................................................... 66
2.4.4. Các chỉ tiêu về chất lượng .................................................................. 67
2.4.5. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại ................................................................ 69
2.4.6. Theo dõi các chỉ tiêu về giâm cành ..................................................... 70
2.5. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng ............................................................. 71
2.6. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 71
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 72

3.1. Hiện trạng và các yếu tố hạn chế trong sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên .... 72
3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên có liên quan đến sản xuất chè của
tỉnh Thái Nguyên .................................................................................. 72
3.1.2. Hiện trạng sản xuất chè ở Thái Nguyên .............................................. 73
3.1.3. Các yếu tố thuận lợi và hạn chế đối với sản xuất chè của tỉnh
Thái Nguyên ......................................................................................... 77
3.1.4. Một số giải pháp khắc phục các yếu tố hạn chế trong việc sản xuất
chè ở Thái Nguyên ................................................................................ 78
3.2. Đặc điểm nông sinh học của các giống chè nhập nội tại Thái Nguyên ......... 78
3.2.1. Đặc điểm hình thái của các giống chè nhập nội tại Thái Nguyên ........ 79
3.2.2. Khả năng sinh trưởng búp của các giống chè nhập nội tại Thái Nguyên ..... 85
3.2.3. Năng suất của các giống chè nhập nội tại Thái Nguyên ...................... 88
3.2.4. Một số loại sâu hại chính trên các giống chè nhập nội tại Thái Nguyên .... 91
3.2.5. Chất lượng của các giống chè nhập nội tại Thái Nguyên .................... 92
3.3. Kết quả nghiên cứu khả năng nhân giống vô tính của một số giống
chè nhập nội có triển vọng tại Thái Nguyên .......................................... 99

3.3.1. Tỷ lệ ra rễ và tỷ lệ nảy mầm hom giâm của một số giống chè nhập
nội có triển vọng tại Thái Nguyên ......................................................... 99


vi
3.3.2. Tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn của hom chè ở một số giống nhập nội
có triển vọng tại Thái Nguyên ............................................................... 101
3.3.3. Chất lượng cây xuất vườn của hom chè ở một số giống nhập nội có
triển vọng tại Thái Nguyên ................................................................... 102
3.4. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho hai
giống chè Keo Am Tích và Phúc Vân Tiên trong thời kỳ KTCB tại
Thái Nguyên ....................................................................................... 104
3.4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất của 2
giống chè Keo Am Tích và Phúc Vân Tiên tuổi 3 tại Thái Nguyên ..... 105
3.4.2. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật đốn tạo hình đến sinh trưởng và
năng suất của 2 giống chè Keo Am Tích và Phúc Vân Tiên tuổi 3 tại
Thái Nguyên ....................................................................................... 112
3.4.3. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật bón phân đến sinh trưởng, năng
suất và chất lượng của 2 giống chè Keo Am Tích và Phúc Vân Tiên
trong thời kỳ KTCB tại Thái Nguyên .................................................. 120
3.5. Xây dựng mô hình trình diễn đối với 2 giống chè Keo Am Tích và
Phúc Vân Tiên tại Thái Nguyên .......................................................... 135
3.5.1. Các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất chè
của mô hình tại Thái Nguyên .............................................................. 135
3.5.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình tại Thái Nguyên ................................. 136
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 138

1. Kết luận .................................................................................................. 138
2. Đề nghị ................................................................................................... 139
CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ ......................

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................
XỬ LÝ THỐNG KÊ .........................................................................................
PHỤ LỤC .......................................................................................................


vii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

CT

Công thức

DT

Diện tích

ĐKTN

Điều kiện tự nhiên

ĐVT

Đơn vị tính

Đ/c


Đối chứng

KTCB

Kiến thiết cơ bản

KL

Khối lượng

KAT

Keo Am Tích

KHKT

Khoa học kỹ thuật

MH

Mô hình

NS

Năng suất

NSCT

Năng suất cá thể


NSTT

Năng suất thực thu

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

PVT

Phúc Vân Tiên

PP

Phương pháp

SL

Sản lượng

ST

Sinh trưởng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN


Thí nghiệm

TNMT

Tài nguyên môi trường


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới giai đoạn
2001 - 2010 ......................................................................................... 20
Bảng 1.2. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng một số nước trồng chè
chính trên thế giới năm 2010 ............................................................... 20
Bảng 1.3. Thực trạng về giống chè ở Việt Nam và định hướng tới năm 2015..... 35
Bảng 2.1. Các công thức thí nghiệm 2 .......................................................... 61
Bảng 2.2. Các công thức thí nghiệm 3 .......................................................... 61
Bảng 2.3. Các công thức thí nghiệm 4 .......................................................... 62
Bảng 2.4. Lượng phân bón theo tiêu chuẩn 10TCN 445 - 2001 của Bộ NN
& PTNT .............................................................................................. 63
Bảng 2.5. Các công thức thí nghiệm 5 .......................................................... 63
Bảng 2.6. Phương pháp bón phân ở các công thức thí nghiệm 5 ................... 64
Bảng 3.1. Kết quả phân tích đất tại địa bàn nghiên cứu năm 2006 ............... 73
Bảng 3.2. Cơ cấu giống chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 - 2010 .......... 74
Bảng 3.3. Đặc điểm thân và tán của các giống chè nhập nội 5 tuổi tại
Thái Nguyên....................................................................................... 80
Bảng 3.4. Khả năng phân cành các giống chè nhập nội 5 tuổi tại Thái Nguyên .... 82
Bảng 3.5. Đặc điểm hình thái lá của các giống chè nhập nội 5 tuổi tại
Thái Nguyên ...................................................................................... 84
Bảng 3.6. Mật độ búp và khối lượng búp của các giống chè nhập nội 5

tuổi tại Thái Nguyên ............................................................................ 85
Bảng 3.7. Thời gian sinh trưởng và số đợt sinh trưởng của các giống chè
nhập nội 5 tuổi tại Thái Nguyên .......................................................... 87
Bảng 3.8. Năng suất các giống chè nhập nội tại Thái Nguyên (Năm
2003 - 2005) ....................................................................................... 89


ix
Bảng 3.9. Tình hình một số loại sâu hại chính trên các giống chè nhập nội
5 tuổi tại Thái Nguyên ......................................................................... 91
Bảng 3.10. Phân loại chè nguyên liệu của các giống nhập nội 5 tuổi tại
Thái Nguyên ....................................................................................... 93
Bảng 3.11. Khối lượng thành phần búp 1 tôm 2 lá các giống chè nhập nội
5 tuổi tại Thái Nguyên ......................................................................... 94
Bảng 3.12. Thành phần sinh hoá búp 1 tôm 2 lá các giống chè nhập nội 5
tuổi tại Thái Nguyên ............................................................................ 96
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá chất lượng chè xanh các giống chè nhập nội
5 tuổi tại Thái Nguyên theo phương pháp cảm quan............................ 98
Bảng 3.14. Tỷ lệ ra rễ và tỷ lệ nảy mầm hom giâm của một số giống chè
nhập nội có triển vọng tại Thái Nguyên ............................................. 100
Bảng 3.15. Tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn của hom giâm một số giống chè
nhập nội có triển vọng tại Thái Nguyên ............................................. 101
Bảng 3.16. Một số chỉ tiêu chất lượng cây xuất vườn của hom giâm một
số giống chè nhập nội có triển vọng tại Thái Nguyên (cây con 12
tháng tuổi) ......................................................................................... 103
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng thân, cành và tán
của giống chè Keo Am Tích tuổi 3 tại Thái Nguyên .......................... 106
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng thân, cành và tán
của giống chè Phúc Vân Tiên tuổi 3 tại Thái Nguyên ........................ 107
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số yếu tố cấu thành năng suất

và năng suất của giống chè Keo Am Tích tuổi 3 tại Thái Nguyên ............ 108
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống chè Phúc Vân Tiên tuổi 3 tại Thái Nguyên ....... 109
Bảng 3.21: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số loại sâu hại chính ở
giống chè Keo Am Tích tuổi 3 tại Thái Nguyên ................................ 111


x
Bảng 3.22: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số loại sâu hại chính ở
giống chè Phúc Vân Tiên tuổi 3 tại Thái Nguyên .............................. 111
Bảng 3.23: Ảnh hưởng của kỹ thuật đốn tạo hình đến sinh trưởng thân,
cành và tán của giống chè Keo Am Tích tuổi 3 tại Thái Nguyên ....... 113
Bảng 3.24: Ảnh hưởng của kỹ thuật đốn tạo hình đến sinh trưởng thân,
cành và tán của giống chè Phúc Vân Tiên tuổi 3 tại Thái Nguyên ..... 114
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật đốn tạo hình đến một số
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống chè Keo Am Tích
tuổi 3 tại Thái Nguyên ....................................................................... 116
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật đốn tạo hình đến một số
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống chè Phúc Vân
Tiên tuổi 3 tại Thái Nguyên............................................................... 117
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật đốn tạo hình đến một số
loại sâu hại chính ở giống chè Keo Am Tích tuổi 3 tại Thái Nguyên . 119
Bảng 3.28. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật đốn tạo hình đến một số
loại sâu hại chính ở giống chè Phúc Vân Tiên tuổi 3 tại Thái Nguyên 120
Bảng 3.29. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ đến sinh trưởng thân,
cành và tán của giống chè Keo Am Tích tuổi 3 tại Thái Nguyên ....... 121
Bảng 3.30. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ đến sinh trưởng thân,
cành và tán của giống chè Phúc Vân Tiên tuổi 3 tại Thái Nguyên ..... 123
Bảng 3.31. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ đến các chỉ tiêu về búp
của giống chè Keo Am Tích tuổi 3 tại Thái Nguyên .......................... 124

Bảng 3.32. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ đến các chỉ tiêu về búp
của giống chè Phúc Vân Tiên tuổi 3 tại Thái Nguyên ........................ 125
Bảng 3.33. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ đến năng suất của
giống chè Keo Am Tích (tuổi 2 - tuổi 4) tại Thái Nguyên ................. 126


xi
Bảng 3.34. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ đến năng suất của
giống chè Phúc Vân Tiên (tuổi 2 - tuổi 4) tại Thái Nguyên .............. 127
Bảng 3.35. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ đến thành phần sinh hoá
búp 1 tôm 2 lá của giống chè Keo Am Tích tuổi 3 tại Thái Nguyên ..... 129
Bảng 3.36. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ đến thành phần sinh hoá
búp 1 tôm 2 lá của giống chè Phúc Vân Tiên tuổi 3 tại Thái Nguyên .... 129
Bảng 3.37. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ đến chỉ tiêu thử nếm
chè xanh của giống chè Keo Am Tích tuổi 3 tại Thái Nguyên ........... 130
Bảng 3.38. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ đến chỉ tiêu thử nếm
chè xanh của giống chè Phúc Vân Tiên tuổi 3 tại Thái Nguyên ......... 131
Bảng 3.39. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ đến một số loại sâu hại
chính trên giống chè Keo Am Tích tuổi 3 tại Thái Nguyên ............... 132
Bảng 3.40. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ đến một số loại sâu hại
chính trên giống chè Phúc Vân Tiên tuổi 3 tại Thái Nguyên.............. 132
Bảng 3.41. Hiệu quả kinh tế của các liều lượng phân hữu cơ đối với giống
chè Keo Am Tích và Phúc Vân Tiên (Trung bình 4 năm 2006 - 2009)
tại Thái Nguyên (tính cho 1ha) .......................................................... 134
Bảng 3.42. Một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất chè của mô
hình chè tuổi 3 tại Thái Nguyên năm 2010 ........................................ 135
Bảng 3.43. Hiệu quả kinh tế ở các mô hình chè tuổi 3 tại Thái Nguyên
năm 2011 (tính cho 1ha) .................................................................... 136



1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây chè là cây công nghiệp lâu năm, nhiệm kỳ kinh tế dài, mau cho sản
phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Chè có giá trị dinh dưỡng cao,
nước chè là thứ nước uống giải khát phổ biến của 2/3 dân số toàn thế giới
(Nguyễn Hanh Khôi, 1983) [25]. Hiện nay cây chè được trồng ở 35 tỉnh, trải
dài trên 15 vĩ độ Bắc và tập trung chủ yếu ở vùng Trung du, Miền núi phía
Bắc và Tây Nguyên. Việc trồng chè đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều
lao động, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh
thái (Đỗ Ngọc Quỹ - Nguyễn Kim Phong, 1997) [41]. Do đó cây chè đang
được Nhà nước và nhân dân quan tâm, phát triển [7].
Ngày nay, ở Việt Nam sản xuất chè đã trở thành ngành kinh tế quan
trọng với diện tích là 129.400 ha, trong đó có 113.200 ha cho sản phẩm (phụ
lục 2) với 275 nhà máy chế biến lớn, vừa và nhỏ, hàng vạn hộ nông dân sản
xuất và chế biến chè [7]. Hiện nay, giống chè ở nước ta rất đa dạng và phong
phú. Trong đó có nhiều giống chè không những có năng suất cao mà còn có
chất lượng tốt. Chúng ta đã có hàng trăm loại sản phẩm chè khác nhau với
hình thức bao bì mẫu mã khá hấp dẫn (Nguyễn Văn Toàn, 2008) [94]. Sản
lượng sản xuất ra năm 2009 đạt 185.700 tấn búp khô (phụ lục 2), xuất khẩu
trên 82.416 tấn (phụ lục 3). Tuy còn khiêm tốn nhưng về xuất khẩu, Việt Nam
đã đứng hàng thứ 8 về sản lượng và diện tích đã đứng thứ 5 trên thế giới.
Năng suất chè Việt Nam đã đạt 17,532 tạ khô/ha bình quân cả nước là trung
bình khá của thế giới (phụ lục 2).
Trong giai đoạn từ 2010 - 2015, nước ta chú trọng việc thay đổi giống
và công nghệ chế biến nhằm nâng cao chất lượng chè Việt Nam, nâng cao giá
trị sản phẩm chè xuất khẩu, mở rộng thị trường và thương hiệu để phát triển
ngành công nghiệp chè Việt Nam. Định hướng sử dụng giống chè của cả nước



2
đến năm 2015 là giảm diện tích chè Trung Du xuống còn 21,7%, tăng diện
tích giống chè chất lượng cao lên 33,5%, trong đó sẽ chú trọng với các giống
như chè Shan, sử dụng các giống mới như LDP1, LDP2, PH1 và một số giống
chè nhập nội như Keo Am Tích, Phúc Vân Tiên…, nhằm nâng cao sản lượng
chè xanh và chè Ô long (Nguyễn Văn Toàn, 2002) [59], (Nguyễn Văn Toàn,
2008) [93].
Thái Nguyên là vùng chè trọng điểm của cả nước, chè xanh của Thái
Nguyên nổi tiếng trong nước và trên thế giới. Điều kiện khí hậu, địa hình của
Thái Nguyên thích hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển, người dân Thái
Nguyên có kinh nghiệm trồng và chế biến chè từ lâu đời. Giá trị thu nhập bình
quân của người làm chè đã tăng từ 36,5 triệu đồng/ha (năm 2005) lên hơn 60
triệu đồng/ha, ở các vùng chè đặc sản, thu nhập có thể lên tới trên 100 triệu
đồng/ha hiện nay (Thảo Nguyên, 2011) [36]. Chính vì vậy mà cây chè được
xác định là cây trồng mũi nhọn của tỉnh. Hiện nay có trên 17.661 ha chè (phụ
lục 4) phân bố chủ yếu ở 9 huyện, thành phố, thị xã trên toàn tỉnh.
Tuy nhiên, kết quả điều tra tình hình sản xuất chè ở Thái Nguyên cho
thấy: Cơ cấu giống chè hiện nay còn nghèo nàn, tỷ lệ diện tích giống chè có
khả năng chế biến chè xanh đặc sản còn rất thấp, chiếm 5,82% diện tích chè
của tỉnh.
Để góp phần mở rộng diện tích, nâng cao sản lượng chè xanh đặc sản ở
Thái Nguyên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm
nông sinh học và biện pháp kỹ thuật canh tác cho một số giống chè nhập
nội tại Thái Nguyên”.
2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục đích của đề tài
Lựa chọn một số giống chè nhập nội có năng suất, chất lượng cao, đồng
thời xác định một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp trong thời kỳ kiến



3
thiết cơ bản (KTCB) để mở rộng diện tích và nâng cao sản lượng chè xanh
đặc sản tại Thái Nguyên.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định khả năng sinh trưởng, khả năng cho năng suất và chất lượng
của các giống chè nhập nội tại Thái Nguyên.
- Xác định được biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp trong thời kỳ
KTCB đối với một số giống chè nhập nội có triển vọng tại Thái Nguyên.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các số liệu khoa học về một
số giống chè mới nhập nội ở Việt Nam được trồng trong điều kiện sinh thái
của Thái Nguyên. Đây là công trình nghiên cứu lựa chọn các giống chè có
năng suất, chất lượng cao, đồng thời nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật
canh tác trong thời kỳ KTCB góp phần phát triển sản xuất chè xanh đặc sản tại
Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung cơ sở lý luận khoa học
cho việc phát triển chè ở Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu đề tài là tài liệu tham khảo và giảng dạy về cây
chè ở Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu đề tài đã lựa chọn được một số giống chè nhập nội
có năng suất, chất lượng cao, có khả năng nhân giống vô tính để đưa vào sản
xuất và xác định được các biện pháp kỹ thuật canh tác trong thời kỳ KTCB
đối với một số giống chè nhập nội để phát triển sản xuất chè xanh đặc sản tại
Thái Nguyên.
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
4.1. Xác định được 5 giống chè có triển vọng, là giống PT 95, Phúc
Vân Tiên, Keo Am Tích, Hùng Đỉnh Bạch và Long Vân 2000 để đưa vào sản

xuất chè xanh đặc sản ở Thái Nguyên.


4
4.2. Xác định được biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp cho 2 giống
chè Keo Am Tích và Phúc Vân Tiên trong thời kỳ kiến thiết cơ bản:
- Mật độ trồng thích hợp là 2,3 vạn cây/ha.
- Mức đốn tạo hình hợp lý: Giống chè Keo Am Tích, năm đầu đốn thân
chính cách mặt đất 20 - 25 cm, cành cách mặt đất 30 - 35 cm, năm thứ 2 đốn
cành chính cách mặt đất 30 - 35 cm, cành tán cách mặt đất 40 - 45 cm. Giống
Phúc Vân Tiên, năm đầu đốn thân chính cách mặt đất 25 - 30 cm, cành cách
mặt đất 30 - 35 cm, năm thứ 2 đốn cành chính cách mặt đất 40 - 45 cm, cành
tán cách mặt đất 45 - 50 cm.
- Lượng phân bón thích hợp cho 2 giống chè Keo Am Tích và Phúc
Vân Tiên là tuổi 1 bón 60 kg N : 45 kg P2O5 : 45 kg K2O, tuổi 2 bón 90 kg N :
45 kg P2O5 : 60 kg K2O + (50 tấn phân hữu cơ +100 kg P2O5), tuổi 3 bón 120
kg N: 60 kg P2O5 : 90 kg K2O với giống Keo Am Tích năng suất chè tuổi 3
đạt 1.870,67 kg/ ha; với giống Phúc Vân Tiên, năng suất chè tuổi 3 đạt
1.616,00 kg/ ha.
4.3. Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất chè tại Thái Nguyên khi áp
dụng kỹ thuật mới đã cho năng suất giống chè Keo Am Tích tuổi 3 đạt
2569,21 kg/ha; năng suất giống chè Phúc Vân Tiên tuổi 3 đạt 2289,34 kg/ha.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Đối tượng: Các giống chè nhập nội.
- Giới hạn nghiên cứu: Các thí nghiệm về biện pháp kỹ thuật canh tác
được nghiên cứu trong thời kỳ chè KTCB.
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Chi nhánh chè Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
+ Xã Phúc Trìu, Thành phố Thái Nguyên.



5
+ Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2005 đến 2011.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần “Mở đầu” và “Kết luận” nội dung chính của luận án gồm:
Chương 1. Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học của đề tài
Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận


6
Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Phân loại cây chè
Theo Đỗ Ngọc Quỹ và Lê Tất Khương (2000) [39] thì, tên khoa học của
cây chè lần đầu tiên được nhà Bác học người Thuỵ Điển Line đặt là Thea sinensis
vào năm 1753. Sau đó có nhiều cách đặt tên cho cây chè nhưng tên khoa học của
cây chè được nhiều người công nhận nhất là: Camellia sinensis [L] O. Kuntze.
Trong hệ thống phân loại thực vật chè được xếp loại như sau:
- Ngành hạt kín

: Angiosepermae

- Lớp 2 lá mầm

: Dicotyledonea


- Bộ chè

: Theales

- Họ chè

: Theaceae

- Chi chè

: Camellia (Thea)

- Loài

: Sinensis

Dựa trên đặc điểm các cơ quan dinh dưỡng (thân, lá, búp...), cơ quan
sinh thực (cánh hoa, đài hoa, nhị, nhuỵ, hoa, quả...) và đặc tính sinh hoá (hàm
lượng Tanin, Cafein...) các nhà khoa học trên thế giới đã có nhiều bảng phân
loại chè. Bảng phân loại được nhiều người công nhận nhất là bảng phân loại
của Cohen Stuart (1919); Tác giả đã chia Camellia Sinensis (L) O. Kuntze
làm 4 thứ chè chính sau:
- Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia Sinensis var bohea)
Chè Trung Quốc lá nhỏ có đặc điểm là thân bụi, phân cành nhiều, cành
thấp, lá nhỏ dày, gân lá không rõ, răng cưa nhỏ không đều, đầu lá tròn, búp
nhỏ, năng suất không cao, chất lượng bình thường, nhiều hoa, quả, có khả
năng chịu rét tốt.


7

Chè Trung Quốc lá nhỏ phân bố nhiều ở miền Đông, Đông nam Trung
Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam chè Trung Quốc lá nhỏ có thể tìm thấy ở Lạng
Sơn, Phú Hộ (Phú Thọ). Ngày nay chè Trung Quốc lá nhỏ được sử dụng làm
vật liệu lai tạo chọn ra những giống có khả năng chịu rét, những giống thích
hợp cho chế biến chè xanh, được trồng nhiều ở Trung Quốc, Đài Loan, Nhật
Bản và Việt Nam.
- Chè Trung Quốc lá to (Camellia Sinensis var macrophylla)
Chè Trung Quốc lá to thuộc dạng thân gỗ nhỏ, phân cành mau, lá to,
trung bình dài 12 - 15cm, rộng 5 - 7cm, răng cưa sâu không đều, đầu lá nhọn,
búp to trung bình có khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp cho
cả chế biến chè xanh và chè đen. Chè Trung Quốc lá to có khá nhiều hoa, quả,
có khả năng chịu đất xấu.
Nguyên sản của chè Trung Quốc lá to là ở Vân Nam, Tứ Xuyên Trung Quốc. Ở Việt Nam chè trung Quốc lá to phân bố nhiều ở các tỉnh
Trung du như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái... nên còn được
gọi dưới tên khác là chè Trung Du.
- Chè Shan (Camellia Sinensis var Shan)
Chè Shan có đặc điểm là thân gỗ, phân cành thưa, trong điều kiện tự
nhiên có thể cao từ 6 - 10m, lá to dài, có nhiều răng cưa sâu đều, đầu lá nhọn,
búp to, có nhiều lông tơ trắng mịn, trông như tuyết cho nên chè Shan còn
được gọi là chè Tuyết. Chè Shan có thể cho năng suất cao, chất lượng tốt,
thích hợp cho cả chế biến chè xanh và chè đen. Chè Shan ít hoa, quả hơn chè
Trung Quốc lá to, phân bố ở địa hình núi cao, ẩm, mát.
Nguyên sản của chè Shan là Vân Nam (Trung Quốc), Mianma. Ở Việt
Nam, chè Shan có nhiều ở vùng núi phía Bắc, ở cao nguyên Lâm Đồng với nhiều
tên gọi khác nhau như chè Shan Mộc Châu, Shan Tham Vè, Shan Trấn Ninh...


8
- Chè Ấn Độ (Camellia Sinensis var Assamica)
Là loại chè có dạng thân gỗ cao, to, lá to mặt lá gồ ghề, nhiều gợn sóng,

dạng lá bầu dục, búp to, có khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích
hợp cho chế biến chè đen và chè xanh.
Chè Ấn Độ ít hoa, quả, chịu rét kém, được trồng nhiều ở Ấn Độ,
Mianma, Vân Nam (Trung Quốc). Ở Việt Nam, chè Ấn Độ được trồng nhiều
ở Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên... từ chè Ấn Độ các nhà
khoa học Việt Nam đã chọn ra giống PH1, là giống có tiềm năng cho năng
suất cao.
1.1.2. Cơ sở lựa chọn giống chè tốt
Theo Lê Tất Khương và cs (1999) [27], Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn
Văn Tạo (2006) [22], Dự án phát triển chè và cây ăn quả (2002) [13], giống
chè được xác định là giống chè tốt tại một vùng phải đảm bảo các tiêu chuẩn
sau đây:
- Có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và thích ứng mạnh với điều
kiện ngoại cảnh của vùng sinh thái đem trồng. Năng suất giống mới phải cao
hơn giống địa phương ít nhất là 15% và ổn định.
- Có chất lượng cao hơn giống địa phương và phải phù hợp với yêu cầu
công nghệ chế biến hiện tại (chè đen, chè xanh hoặc chè ô long...) và yêu cầu
của thị trường.
- Có khả năng chống chịu sâu bệnh, đặc biệt với những loài sâu
bệnh hại chè nghiêm trọng, có phạm vi và mức độ thiệt hại lớn tới sản
xuất chè của vùng.
- Giống chủ yếu phải được nhân vô tính, phổ biến nhất hiện nay là biện
pháp giâm cành chè trong túi bầu đất.
1.1.3. Cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của cây chè
1.1.3.1. Một số đặc điểm hình thái của cây chè
Đặc điểm về hình thái của cây chè có liên quan đến các đặc trưng của
giống, căn cứ vào đó người ta có thể phân biệt được các giống và từ đó có thể


9

chọn lựa ra được các giống có khả năng cho năng suất cao chất lượng tốt, một
số các đặc điểm đó là thân, cành, lá và búp chè.
Theo các tác giả Đỗ Ngọc Quỹ và Lê Tất Khương (2000) [39], Lê Tất
Khương và cs (1999) [27] thì hình thái của cây chè có đặc điểm cụ thể như sau:
a. Thân chè
Cây chè là cây đơn trục, thân thẳng, phân nhánh liên tục tạo thành hệ
thống cành chồi trên cây và hình thành nên tán cây. Tùy theo chiều cao phân
cành, kích thước thân chính và các cành chè mà người ta chia thân chè làm 3
loại sau:
- Thân bụi (biến chủng chè Trung Quốc lá nhỏ): Cây chè không có thân
chính rõ rệt, vị trí phân cành thấp, sát với cổ rễ. Cành nhỏ, tán chè có dạng
bụi, phân cành nhiều, tán rộng, thấp.
- Thân gỗ nhỡ (bán thân gỗ - biến chủng chè Trung Quốc lá to): là loại
hình trung gian có thân chính tương đối rõ, vị trí phân cành thường cách mặt
đất từ 20 - 30 cm. Điển hình là chè Trung Quốc lá to, ở Việt Nam là chè
Trung Du.
- Thân gỗ (biến chủng chè Ấn Độ, chè Shan): Là loại hình cây cao to,
thân chính rõ ràng, vị trí phân cành cao.
Bộ khung tán do thân và cành tạo nên, phản ánh rõ khả năng cho năng
suất của mỗi giống chè, tán cây càng to, càng tốt. Sinh trưởng của bộ khung
tán được biểu hiện qua các chỉ tiêu về hình thái của cây.
Căn cứ vào dạng thân người ta bố trí các mật độ khác nhau cho phù
hợp, người ta thường bố trí thân bụi với mật độ dày hơn, sau đó đến thân gỗ
nhỡ và cuối cùng thưa nhất là thân gỗ.
b. Cành chè
Cành chè do mầm dinh dưỡng phát triển thành. Tùy theo vị trí tương
đối của cành chè với thân chính mà người ta chia ra các cấp cành: cành cấp 1,


10

cấp 2, cấp 3. Cành cấp 1 được mọc ra từ thân chính, cành cấp 2 được mọc ra
từ cành cấp 1, cành cấp 3 được mọc ra từ cành cấp 2…
Thân và cành chè tạo nên bộ khung tán của cây chè. Với lượng cành
chè thích hợp và cân đối trên tán chè cây chè sẽ cho sản lượng cao, vượt quá
giới hạn đó sản lượng chè không tăng mà phẩm chất búp giảm do có nhiều
búp mù xòe. Do vậy trong sản xuất người ta áp dụng các biện pháp đốn, hái
hợp lý để tạo cho cây chè có bộ khung tán to, khỏe, nhiều búp, có khả năng
cho năng suất búp cao.
c. Búp chè
Búp chè là một đoạn non của cành chè được hình thành từ các mầm dinh
dưỡng. Búp chè trong quá trình sinh trưởng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố
ngoại cảnh va nội tại. Kích thước búp chè thay đổi theo giống, chế độ bón
phân, các biện pháp kỹ thuật canh tác và điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu).
Búp chè là nguyên liệu chế biến ra các loại chè do vậy búp chè có quan
hệ trực tiếp đến năng suất, chất lượng chè.
Có 2 loại búp đó là búp mù xòe và búp bình thường:
- Búp bình thường là búp gồm 1 tôm và 2 hay 3 lá thật non, có khối
lượng biến động từ 0,8 - 1,2 g đối với chè shan và 0,5 - 0,6 g đối với chè
Trung Du. Búp chè càng non thì phẩm chất chè càng tốt.
- Búp mù xòe là búp phát triển không bình thường, không có tôm mà
chỉ có 2, 3 lá non, khối lượng chỉ bảng ½ búp bình thường, tỷ lệ búp mù xòe
càng cao chất lượng chè càng kém. Búp mù xòe có thể là do đặc tính sinh vật
học của giống chè, do thời tiết không thích hợp hoặc do đất xấu hoặc kỹ thuật
canh tác chưa hợp lý.
d. Lá chè
Lá chè mọc cách trên cành chè, mỗi đốt có một lá, lá chè thường thay
đổi về hình dạng, màu sắc, kích thước tùy theo giống, tùy theo điều kiện tự
nhiên và điều kiện canh tác.



11
Lá chè là loại lá đơn, nguyên, có hệ gân lá rất rõ. Những gân chính của
lá chè không mọc ra tận mép lá mà nối với nhau thành hình mạng. Rìa lá có
răng cưa. Đầu lá, màu sắc lá, số đôi gân chính, hình dạng lá là các chỉ tiêu
phân loại giống. Những giống chè có mặt lá gồ ghề, mỏng, màu xanh sáng
thường có khả năng cho năng suất cao.
Lá chè mọc trên cành chè theo các thế lá khác nhau: Thế lá rủ, thế lá
ngang, thế lá xiên và thế lá úp. Thế lá ngang và thế lá rủ là đặc trưng của
giống chè cho năng suất cao.
1.1.3.2. Một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây chè
Sinh trưởng và phát triển là kết quả tổng hợp của nhiều chức năng sinh
lý trong cây, là hai quá trình xen kẽ không thể tách rời, sinh trưởng là cơ sở
cho phát triển và phát triển tạo điều kiện cho sinh trưởng.
Theo Đỗ Ngọc Quỹ và Lê Tất Khương (2000) [39] thì, chè là cây trồng
lâu năm có 2 chu kỳ phát triển: chu kỳ phát triển lớn và chu kỳ phát triển nhỏ.
a. Chu kỳ phát triển lớn hay còn gọi là chu kỳ phát dục cá thể của cây
chè, bao gồm cả đời sống của cây chè, được tính từ khi hoa chè được thụ
phấn, hình thành hạt, mọc thành cây, qua nhiều năm sinh trưởng, phát triển
đến khi già cỗi và chết. Chu kỳ này thường kéo dài 40- 50 năm, có khi tới
hàng trăm năm.
Các nhà khoa học Trung Quốc khi nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng
của cây chè, đã chia ra chu kỳ phát triển lớn của cây chè làm 5 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn phôi thai: là giai đoạn phôi hạt hoặc phôi của
mầm dinh dưỡng.
+ Giai đoạn phôi hạt (giai đoạn hạt giống): Được tính từ khi hoa chè
được thụ phấn, hình thành hạt và quả chín.
+ Giai đoạn phôi mầm dinh dưỡng: Được tính từ khi phôi mầm bắt đầu
phân hóa đến khi hình thành một cành mới có khả năng đem nhân giống vô
tính, giai đoạn này khoảng 60 - 80 ngày.



12
Giai đoạn phôi thai cần có chế độ canh tác hợp lý tạo điều kiện hình
thành hạt, hình thành cành giống để có giống tốt. Ngoài ra cần bảo quản hạt
giống và hom giống, gieo hạt và giâm cành đúng kỹ thuật.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn cây con - tính từ khi hạt nảy mầm mọc thành
cây cho đến khi cây ra hoa kết quả đầu (1 - 2 năm sau trồng). Giai đoạn này
cây sinh trưởng dinh dưỡng mạnh, tán cây và bộ rễ chủ yếu phát triển theo
chiều cao và chiều sâu hơn là chiều ngang gọi là ưu thế sinh trưởng hai đầu.
Vì vậy, biện pháp kỹ thuật nông nghiệp là cần chọn giống có chất lượng
cao, đảm bảo cho cây chè sinh trưởng tốt ngay từ đầu, cần chăm sóc chè con
đúng kỹ thuật, bón phân đúng yêu cầu.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn cây non - được tính từ khi cây ra hoa lần đầu
tiên cho tới khi cây có bộ khung tán ổn định (từ năm thứ 2 - 3 đến năm thứ 4
sau trồng). Giai đoạn này sinh trưởng dinh dưỡng của cây chè vẫn chiếm ưu
thế vì vậy cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật chăm sóc chè non, bón
phân, bảo vật thực vật, thâm canh ngay từ đầu. Tiến hành đốn tạo hình nhằm
hạn chế sinh trưởng đỉnh, kích thích mầm nách, cành ngang phát triển, tạo cho
cây chè có bộ khung tán to, khỏe, vững chắc.
- Giai đoạn 4: Giai đoạn chè lớn (giai đoạn kinh doanh sản xuất) - thời
kỳ này kéo dài 20 - 30 năm có khi tới 50 - 60 năm, phụ thuộc vào điều kiện
giống, đất đai, kỹ thuật canh tác.
- Giai đoạn 5: Giai đoạn chè già - giai đoạn này cây chè đã trải qua
thời kỳ kinh doanh sản xuất, cây chè có biểu hiện già cỗi, năng suất giảm
nhanh chóng.
b. Chu kỳ phát triển nhỏ là chu kỳ phát triển hàng năm của cây chè
được tính từ khi mầm chè bắt đầu phân hóa sau đốn cho đến khi mầm chè
ngừng sinh trưởng vào thời kỳ cuối năm. Ở Việt Nam, thời kỳ này thường
kéo dài 1 năm, từ tháng 1 đến tháng 12 hàng năm. Thời kỳ này quá trình



13
sinh trưởng dinh dưỡng của cây chè bao gồm sinh trưởng búp, sinh trưởng
cành và sinh trưởng rễ, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu, đất đai,
giống và chế độ canh tác.
- Búp chè hoạt động theo một quy luật nhất định và hình thành nên các
đợt sinh trưởng của cây chè. Trong điều kiện tự nhiên, không đốn, không hái
búp, một năm cây chè có từ 3 - 5 đợt sinh trưởng búp. Trong điều kiện có đốn
và hái búp, một năm cây chè có từ 6 - 8 đợt sinh trưởng búp. Số đợt sinh
trưởng càng nhiều thì số lứa hái càng nhiều, sản lượng nương chè càng cao.
- Cành chè, khi cây còn nhỏ, có đặc tính phân cành một trục, theo kiểu
phân đơn, có thân chính rõ rệt, tán cây không to. Cây chè lớn tuổi và chè già
có đặc tính phân cành hợp trục và thân chính không rõ. Sau khi hái búp hay
đốn thì cành chè phân nhánh theo kiểu trục hợp nhiều ngả. Dựa vào đặc tính
này người ta sử dụng biện pháp đốn, hái tạo tán cho cây chè (đặc biệt là ở thời
kỳ KTCB) làm tăng mật độ cành chè, mật độ búp chè (thời kỳ kinh doanh sản
xuất) tạo điều kiện cho cây chè có khả năng cho năng suất cao, chất lượng
nguyên liệu tốt.
Căn cứ vào đặc điểm của từng giai đoạn mà người ta xây dựng các biện
pháp kĩ thuật canh tác khác nhau nhằm tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng
phát triển tốt, có khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt, phát huy hết tiềm
năng của giống. Do vậy việc đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các
giống chè trong một vùng sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng.
1.1.4. Cơ sở của việc nghiên cứu nhân giống chè bằng hình thức giâm cành
Chè là một cây trồng có nhiệm kỳ kinh tế rất dài 40 - 50 năm, vì vậy
một quyết định đúng đắn hay sai lầm về giống sẽ ảnh hưởng đến hàng nửa
thế kỷ phát triển của vườn chè (Lê Tất Khương và cs, 1999) [27], (Nguyễn
Văn Hùng và Nguyễn Văn Tạo, 2006) [22], (Dự án phát triển chè và cây ăn
quả, 2002) [13].



×