Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

DOI MOI DAY HOC LICH SU PHO THONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.93 KB, 2 trang )

Căn cứ vào trường phổ thông nơi đơn vị đang công tác, xem có đổi mới phương
pháp dạy học lịch sử không và đổi mới ở chỗ nào, vì sao phải tiến hành đổi mới
Liên hệ bộ môn lịch sử lâu nay đã đổi mới những gì ?
Hiện nay ở trường tiểu học việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung môn lịch sử
nói riêng, đang được chú trọng và tiến hành đổi mới một cách sinh động nhờ có sự quan tâm
đầu tư soạn giảng, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh ở trên lớp
Tuy nhiên, việc dạy học theo hướng đổi mới này chưa được thực hiện đều ở đại bộ phận giáo
viên của nhà trường. Nhiều tiết dạy vẫn chưa tổ chức được cho học sinh sưu tầm tư liệu và
chuẩn bị bài chu đáo, chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh tham gia học hỏi và tìm hiểu
kĩ bài học. Điều này dẫn đến nhiều học sinh không biết gì về truyền thống lịch sử cha ông
hay nhầm lẫn rất nhiều các khái niệm với nhau . Giáo viên gặp không ít khó khăn khi dạy
Lịch sử Việt Nam, nguyên nhân trên là do sách lịch sử của chúng ta viết về các thời kì còn
nặng về chính trị và quân sự, nêu quá chi tiết về diễn tiến của các trận chiến, vì thế việc đổi
mới đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường là một nhu cầu tất yếu để cho các em học
sinh có thể nắm vững kiến thức và học tốt môn học này
Đổi mới ở chỗ :
- Trong việc soạn giảng, giáo viên thiết kế bài bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng của môn
học, bài học. Sắp xếp các hoạt động của giáo viên, học sinh một cách phù hợp đặc điểm của
từng bài và sử dụng thiết bị dạy học
- Đối với những bài mới, khó trong chương trình, giáo viên thông qua họp tổ chuyên môn,
thảo luận và thống nhất những nội dung trọng tâm cần truyền đạt cho học sinh và thống nhất
những hoạt động của học sinh trong các mục của bài đó để phát huy tính tích cực chủ động,
sáng tạo của các đối tượng học sinh.
- Giáo viên biết cách tổ chức cho học sinh biết sưu tầm tư liệu, thông tin nhằm chuẩn bị cho
bài học mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng thiết bị, phương
tiện trực quan, tham quan thực tế phục vụ cho việc dạy học đạt hiệu quả.
- Thay đổi tư duy trong dạy học.
- Tuỳ thuộc vào đặc trưng của bộ môn giáo viên tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình
nắm bắt kiến thức, tránh sự nhàm chán, căng thẳng trong mỗi giờ học, tích cực dạy học theo
phương pháp nêu vấn đề.
- Giúp học sinh nâng cao tính tự học, tham gia họat động nhóm đạt hiệu quả cao và cá thể


hoá trong học tập.
Vì sao phải tiến hành đổi mới
- Như trước đây để giảng dạy bộ môn lịch sử giáo viên chỉ cần cung cấp kiến thức trong bài,
hỏi những câu hỏi trong bài cho học sinh nghe chứ không có sự cộng tác và trả lời của học
sinh. Vì thế làm cho tiết học trở nên nhàm chán, nhạt nhẻo
- Học tập chỉ qua SGK làm cho học sinh cảm thấy không hứng thú với môn học này và các
em sẽ trở nên lười học và không mấy tập trung
Vì thế việc đổi mới đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đã khiến mối
quan hệ thầy - trò trong nhà trường bắt đầu có sự thay đổi. Vị trí trung tâm của người thầy
không còn ở nghĩa truyền thống và đã bắt đầu dịch chuyển sang học sinh. Giáo viên không
chỉ đơn thuần truyền thụ kiến thức cho học sinh tiếp nhận mà còn là sự phản ảnh trở lại của
các em. Trong thời đại bùng nổ thông tin, khi học sinh có nhiều kênh tiếp nhận thông tin thì
1


trường học phải là kênh duy nhất truyền đạt kiến thức một cách có hệ thống, trong đó, giáo
viên đóng vai trò là người hướng dẫn. Trên quan điểm như vậy, trường khuyến khích mọi
học sinh phải chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp để có thể hình dung trước những khái niệm,
kiến thức sẽ phải tiếp thu và khắc sâu.
Nhân cách con người không thể phát triển qua việc tiếp thu tri thức mà phát triển bằng hoạt
động và trong các hoạt động của chính người ấy. Tính chất của hoạt động ảnh hưởng quyết
định đến sự hình thành nhân cách: hoạt động rập khuôn, bắt chước máy móc, học tập theo lối
tái hiện sẽ cho kết quả là những con người chỉ biết một cách máy móc, thiếu năng động, sáng
tạo. Muốn có những con người năng động, sáng tạo cần phải tổ chức các hoạt động vui chơi,
học tập tích cực, sáng tạo. Muốn có những con người có năng lực hợp tác, có khả năng làm
việc cùng đồng đội, cần tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập theo nhóm, mang tính chất
tập thể.
Do đó để đổi mới phương pháp dạy học đạt hiểu quả cao, giáo viên cần phải
- Thứ nhất, bồi dưỡng tình cảm, giáo dục thái độ: HS chủ động, sáng tạo; GV dạy học theo
phương pháp nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động dạy học cho HS.

- Thứ hai, thiết kế bài giảng phải khoa học, xác định rõ hoạt động của GV và HS ( câu hỏi
đặt ra phải hợp lí có tính chất phân loại HS, bài học cần xác định nội dung trọng tâm, vừa
sức, giúp HS nắm vững bản chất kiến thức, tránh ghi nhớ máy móc).
- Thứ ba, ứng dụng CNTT, sử dụng TBDH, thí nghiệm, thực hành, liên hệ thực tế.
- Thứ tư, ngôn ngữ, tác phong của GV chuẩn xác.
- Thứ năm, dạy học sát đối tượng ( bồi dưỡng HS khá giỏi và giúp đỡ HS yếu kém).
- Thứ sáu bắt đầu tiết học nhẹ nhàng, tự nhiên phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh
tiểu học.
Kết luận :
Mỗi giáo viên chúng ta cần xác định vai trò chủ đạo của trong đổi mới phương pháp
dạy học, trước hết phải tìm tòi phương pháp truyền đạt có hiệu quả, kích thích tích tư duy,
sáng tạo của học sinh. Chủ động tự bồi dưỡng chuyên môn, tìm tài liệu chuẩn phù hợp với
nhận thức của học sinh để cung cấp cho các em như: Giáo viên thường xuyên theo dõi cập
nhật những thông tin, những số liệu liệu sự kiện lịch sử qua các phương tiện thông tin (sách,
báo phim ảnh...) để có tư liệu giảng dạy gây hứng thú cho học sinh. Qua đó hướng dẫn học
sinh sưu tầm tài liệu để chủ động sáng tạo trong tiếp thu kiến thức.

2



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×