Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

MỘT số KINH NGHIỆM ôn LUYỆN PHẦN lí LUẬN văn cọc CHO học SINH đội TUYỂN HSG môn NGỮ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.82 KB, 10 trang )

MÔN VĂN

M

M

M V

MỘT SỐ KINH NGHIỆM ÔN LUYỆN PHẦN LÍ LUẬN VĂN
CHO HỌ S N
ỘI TUY N HSG MÔN NGỮ VĂN

ỌC

I. Kinh nghiệm giảng dạy kiến thức lí luận văn học
1. Cần trang bị cho học sinh các khái niệm, thuật ngữ cơ bản của lí luận văn học theo
từng chuyên đề, bài học cụ thể như: Tác phẩm văn học (Đề tài, chủ đề, tư tưởng, hình
tượng nghệ thuật, ngôn ngữ, kết cấu,... ), Đặc trưng của văn học (Tính tư tưởng, tính
hình tượng, tính sáng tạo),…
2. Cần vận dụng kiến thức lí luận vào tác phẩm một cách cụ thể, thiết thực, sát hợp,
tránh chung chung, giáo điều. Giáo viên cần chỉ cho học sinh thấy một vấn đề lí luận
có môn hình vạn trạng cách thể hiện trong từng tác phẩm khác nhau. Chỉ ra được
những điều đó có nghĩa là học sinh vừa hiểu rõ hơn về kiến thức lí luận vừa nắm chắc
tác phẩm văn học. Khi đó, kiến thức lí luận và kiến thức tác phẩm mới có thể hòa
quyện với nhau như một thể thống nhất hài hòa và chặt chẽ. Học sinh sẽ không còn
thấy học lí luận là nặng nề, khô khan, giáo điều và khiên cưỡng mà ngược lại, kiến
thức lí luận sẽ đi vào tác phẩm như một điều tự nhiên. Việc vận dụng lí luận sẽ được
thực hiện một cách nhuần nhuyễn, uyển chuyển, hiệu quả.
Ví như, khi cần làm rõ đặc điểm quan trọng nhất của tác phẩm trữ tình là bộc
lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của con người, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh
triển khai như sau: Trong thơ trữ tình, nguyên tắc chủ quan là nguyên tắc cơ bản


trong việc chiếm lĩnh hiện thực, là nhân tố cơ bản quy định những điểm cốt yếu của
thể loại này. Trước một hiện thực, mỗi nhà thơ có quyền và có nghĩa vụ phải biết
chiếm lĩnh bằng cái nhìn, bằng cảm nhận, bằng tấm lòng của chính mình, tuyệt đối
không sao chép, không lặp lại người khác. Tính chất cá thể hóa của cảm nghĩ và tính
chất chủ quan hóa của sự thể hiện là những dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình. Mọi
biểu hiện của cuộc sống được nói đến trong thơ đều gắn với tâm hồn, tình cảm, tư
tưởng của con người, đều thông qua cảm nhận chủ quan của nhà thơ, bộc lộ khá đậm
nét cái tôi của người cầm bút. Chính vì thế, có người cho rằng “Thơ là tiếng lòng”
(Diệp Tiếp), là những âm vang của tình cảm con người. Thơ là người thư ký trung
thành của trái tim. Nhưng đương nhiên, nghệ sĩ không chỉ ghi chép và sao chép một
cách máy móc những ý tứ trong lòng người mà còn phải biết cách chắt lọc, sáng tạo
và chuyển tải đến người đọc bằng con đường linh diệu nhất. A.Muýt-xê khẳng định:
“Hãy gõ vào tim anh, thiên tài là ở đó”. Đây là lời khuyên dành cho người nghệ sĩ
nói chung nhưng có lẽ đúng nhất với nhà thơ trữ tình. Gõ vào để trái tim mình tỉnh
giấc và rung lên bằng những nhịp đập nóng hổi chứ không phải là trái tim ngủ yên.
Trong cuộc đời thực, có nhiều người vẫn tồn tại dù cho trái tim đã “ngừng đập” từ
1


lâu. Đó là những kẻ sống ích kỉ, dửng dưng, vô cảm, tàn nhẫn, những kẻ sống mà
không cần có trái tim. Chúng không còn xứng đáng được gọi là con người mà là con
thú, là ác quỷ. Viên cảnh sát Gia-ve trong “Những người khốn khổ” của V.Huy-gô
hay cái xã hội thương lưu khốn nạn, chó đểu trong “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng
chính là những ví dụ. Còn trong văn chương nghệ thuật, một người nghệ sĩ không có
trái tim nóng hổi luôn đập cùng những nhịp điệu của cuộc đời thì chẳng thể sống
được trong lòng độc giả. Họ vẫn có thể tồn tại ngoài cuộc đời cùng bao kẻ vô cảm
khác nhưng họ không thể tồn tại được trong nghệ thuật. Bởi lúc đó, họ không còn
được mang danh hiệu cao quý là người nghệ sĩ, là “người cho máu”. Người nghệ sĩ
có thể mang một vẻ bề ngoài lạnh lùng nhưng tuyệt đối không được phép mang một
trái tim băng giá trong lồng ngực. Khi viết về cái chết oan khuất của người nghệ sĩ

Lor-ca trong bài “Đàn ghi ta của Lor-ca”, Thanh Thảo đã diễn tả tất cả nỗi đau đớn
bằng một chi tiết ám ảnh:
“tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy”
Dòng máu kia sẽ chẳng thể chảy tràn cùng âm thanh của tiếng đàn ghi ta nức
nở nếu không được thôi thúc từ chính những nhịp đập thổn thức trong trái tim của
Thanh Thảo. Ta chợt nhớ đến những tiếng đàn như khóc như than dưới năm đầu ngón
tay rỉ máu của Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du; tiếng đàn “ôm sầu
mang giận ngẩn ngơ”, “não nuột” khiến cho “Khắp tiệc hoa sướt mướt lệ rơi”, nhất là
“dòng lệ chan chứa hơn người” của vị Giang Châu Tư Mã trong “Tỳ bà hành” của
Bạch Cư Dị. Nếu không có sự hòa nhịp của cả ba linh hồn, ba trái tim ấy thì làm sao
có được bản nhạc tuyệt diệu đến vậy.
Như vậy, nghệ sĩ chân chính là người có trái tim luôn đập rộn ràng cùng với
từng hơi thở mà cuộc sống đã ban tặng cho mình. Nhưng kì diệu hơn là ngay cả khi
họ đã cạn máu, tàn hơi, đã lìa bỏ cõi trần thế thì những trái tim chân chính ấy vẫn đập
mãi với đời. Hãy đọc lời ước nguyện thật chân thành, cảm động của Tố Hữu trước
khi từ giã cõi đời, ta sẽ hiểu điều đó:
Xin tạm biệt cuộc đời yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ một nắm tro
Thơ gửi bạn đời, tro bón đất
Sống là cho và chết cũng là cho.
Mặt khác, hướng vào trái tim không có nghĩa là nhà thơ quay lưng lại với cuộc
sống bên ngoài để chìm đắm hoàn toàn trong thế giới cảm xúc biệt lập, trong ốc đảo
cái tôi của mình. Gõ vào trái tim cũng là một cách nói nhắc nhở nhà thơ phải biết mở
rộng cánh cửa lòng mình để đón nhận cuộc sống bên ngoài đang ùa vào, để trái tim
cùng hòa nhịp với những biến động của cuộc đời bên ngoài. Để rồi khi cuộc sống đã
2


thật đầy trong tim thì thơ sẽ tràn ra đầu ngọn bút như lời Tố Hữu tâm niệm. Một nghệ

sĩ chân chính phải biết thổi hồn và đặt được một trái tim vào trong tác phẩm, đồng
thời biết làm cho trái tim độc giả cùng hòa nhịp với trái tim ấy thì anh ta sẽ có được
một tác phẩm bất hủ.
3. Khi đưa lí luận vào bài thi, học sinh thường liên hệ với những nhận định của các
nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học nổi tiếng. Điều này có tác dụng rất lớn trong
việc nâng cao chất lượng bài viết. Những nhận định đó làm cho mạch lập luận thêm
chặt chẽ, thuyết phục, sâu sắc. Qua đó, học sinh thể hiện được kiến văn sâu rộng,
công phu. Tuy nhiên, để điều này thực sự đạt hiệu quả cao thì giáo viên cần phải lưu
ý cho học sinh những nguyên tắc cơ bản như sau. Trước hết, các em phải hiểu được
những nhận định đó một cách chính xác, chắc chắn, đến nơi đến chốn, tránh mơ hồ,
ngộ nhận. Nhiều khi sự hiểu sai, vận dụng sai còn gây phản tác dụng, lợi bất cập hại.
Sau đó, học sinh cần phải biết liên hệ, vận dụng một cách vừa đủ, trúng vấn đề,
không tham liên hệ quá nhiều vì dễ khiến bài viết dài dòng, lan man, sa đà, phô diễn
kiến thức mà không trúng vấn đề. Nói ít mà chất lượng còn hiệu quả hơn là nói nhiều
mà không tập trung.
Ví như, ta có đoạn phân tích, liên hệ như sau về đặc điểm của thơ trữ tình: Đi
qua cánh cửa của chính trái tim và tâm hồn mình luôn là một lối đi đúng đắn để dẫn
một nhà thơ tới cuộc đời mà không sợ lạc hướng, sai đường đồng thời cũng không sợ
hòa lẫn với người khác. Vì đó vừa là lối đi chung trong niềm đồng cảm, đồng điệu, tri
âm của nhà thơ với độc giả vừa là lối đi riêng tạo nên phong cách độc đáo của nhà
thơ này với nhà thơ khác. Độ dài, chiều sâu của bài thơ trữ tình gắn liền với độ dài,
chiều sâu của cảm xúc. Cảm xúc ngân vang đến đâu thì câu thơ được gọi ra đến đó.
Cảm xúc ngừng thì bài thơ cũng kết thúc. Cảm xúc trong tim có mãnh liệt, dâng trào
hoặc thâm trầm, sâu sắc thì câu chữ trên trang thơ mới có hồn. Khi cảm xúc trong tim
đã được tích lũy đầy đủ, thì dù nhà thơ không muốn hoặc không có chủ ý những câu
thơ đích thực vẫn cứ ra đời. Nói cách khác, tác phẩm thơ trữ tình thường ra đời từ
những cơn sóng cảm xúc dâng lên trong lòng thi nhân khi có một tác động nào đó của
ngoại cảnh. Mai-a-cốp-xki đã khẳng định rằng cảm xúc và tư tưởng của bài thơ khi
đã được tích lũy đầy đủ thì chẳng khác gì khối thuốc nổ có thể làm cháy bùng những
năng lượng nhân bản cực lớn. Ngược lại, khi cảm xúc chưa có, hoặc đã có nhưng

chưa đủ độ chín, thì dù muốn nhà thơ cũng không thể có được những tác phẩm giá trị
mà chỉ có những dòng chữ nửa vời, sống sượng, gượng ép, vô hồn, giả tạo. Chính vì
vậy, Tố Hữu đã từng viết: “Thơ chỉ tràn ra khi cuộc sống trong tim đã thật đầy”.
4. Khi trích dẫn ý kiến, học sinh không nhất thiết phải ghi lại đầy đủ từng câu, từng
từ. Việc này vừa khiến cách em phải ghi nhớ quá nhiều, quá ôm đồm vừa có thể dẫn
đến nhớ sai, dễ gây nhầm lẫn. Vì thế, sau khi giúp học sinh hiểu được đúng tinh thần,
3


tư tưởng của nhận định, giáo viên chỉ cần yêu cầu các em nhớ được những từ, cụm từ
quan trọng nhất mà đôi khi chúng ta tạm gọi là từ khóa. Cách làm này giúp các em
không phải ghi nhớ máy móc, giáo điều quá nhiều mà rèn luyện khả năng ghi nhớ
chủ động, sáng tạo. Hơn nữa, khi trích dẫn như vậy, bài viết của các em sẽ không gây
cảm giác lan man, sáo rỗng, khoe kiến thức mà trúng vấn đề.
Chẳng hạn, khi bàn về đặc trưng của truyện ngắn, ta có thể triển khai như sau :
Truyện ngắn là tác phẩm tự sự có quy mô, dung lượng nhỏ, vì thế, mỗi truyện ngắn
có thể ví như “một lát cắt” của hiện thực cuộc sống. Về đặc điểm kết cấu, cốt truyện,
truyện ngắn thường hướng tới việc khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện một nét bản
chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Nếu ví tiểu thuyết
như một dòng sông thì truyện ngắn là một "khúc sông", nhưng qua khúc sông ấy phải
cho người đọc thấy cả dòng sông. Cho nên sự kiện phải được dồn nén, chọn lọc. Bút
pháp trần thuật của truyện ngắn thường là chấm phá. Vì thế, yếu tố quan trọng bậc
nhất của truyện ngắn là những chi tiết "cô đúc", có dung lượng lớn và lối hành văn
mang nhiều "ẩn ý", tạo cho tác phẩm những "chiều sâu chưa nói hết" (Từ điển thuật
ngữ văn học). Vì thế, cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian,
không gian hạn chế, thường ít có nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Đến lượt mình, các sự
kiện đó lại được hình thành từ nhiều chi tiết nghệ thuật. Không có chi tiết nghệ thuật
thì các sự kiện trong tác phẩm tự sự cũng trở thành vô hồn. Bởi truyện ngắn có nhiều
chi tiết cô đúc nên người đọc phải phát huy khả năng liên tưởng, tưởng tượng để cảm
nhận và thấu hiểu hết những ý nghĩa hàm ẩn.

II. Kinh nghiệm ra đề lí luận văn học:
1. Dựa trên những ý kiến, nhận định có sẵn:
Đây là kiểu ra đề phổ biến nhất. Giáo viên có thể dựa trên những ý kiến, nhận
định nổi tiếng của các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình về văn học để ra những đề lí
luận.
Với kiểu này, điều đầu tiên cần làm là giáo viên phải chọn ra được những nhận
định có giá trị, phù hợp với chuyên đề cần ôn luyện. Sau đó, giáo viên cần phải biết
thiết kế đáp án một cách chính xác, đầy đủ.
Ví dụ cụ thể:
“Nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học không bao giờ chỉ là sự lí giải dửng
dưng, lạnh lùng mà gắn liền với cảm xúc mãnh liệt”(Lê Ngọc Trà).
Hãy giải thích, bình luận ý kiến trên và chứng minh bằng các đoạn văn bản
sau:
“Những cảm giác ban ngày lắng đi trong tâm hồn Liên và hình ảnh thế giới
quanh mình, mờ mờ đi trong mắt chị. Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi
4


không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Nhưng
Liên không nghĩ được lâu, mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên
tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối”.
(Hai đứa trẻ - Thạch Lam)
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”.
(Sóng - Xuân Quỳnh)
Trả lời:

a. Giải thích, bình luận ý kiến (2,0 điểm):
- Qua tác phẩm văn học, nhà văn lí giải cuộc sống, con người: Tác phẩm văn học thể
hiện những cách giải thích, đánh giá, nhận xét, nói tóm lại là thể hiện tư tưởng, quan
điểm của nhà văn về thời đại, cuộc sống, con người.
- Những suy nghĩ, lí giải của nhà văn trong tác phẩm văn học gắn với cảm xúc mãnh
liệt:
+ Sự lí giải của nhà văn về cuộc sống, con người không giống với cách lí giải của các
nhà triết học, xã hội học, sử học… bởi lẽ sự lí giải của các nhà khoa học này phải đáp
ứng yêu cầu khách quan, không mang tính chủ quan.
+ Trái lại, tác phẩm văn học là sự lí giải tràn đầy cảm xúc của nhà văn (vai trò của
cảm xúc trong sáng tạo nghệ thuật): Nhà văn luôn gắn sự lí giải với cảm xúc. Thông
qua cảm xúc, nhà văn thể hiện những lí giải của mình về cuộc sống bằng thái độ yêu
ghét, trân trọng, đồng tình, phê phán, tố cáo...
- Đôi khi, cảm xúc của nhà văn thể hiện một cách tinh tế, gián tiếp, bề ngoài tưởng
như “dửng dưng, lạnh lùng” nhưng thực chất, bên trọng luôn ẩn chứa cảm xúc dâng
trào.
b. Chứng minh (8,0 điểm):
* Đoạn văn trong “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam (3,0 điểm):
- Đoạn văn diễn tả tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật Liên sau khi đoàn tàu đêm đi qua
phố huyện, đây là hoạt động cuối cùng trong một ngày và cũng là những dòng suy
tưởng cuối cùng của Liên trước khi chìm vào giấc ngủ. Vì thế, chúng mang tính tổng
kết, chiêm nghiệm.
- Đây là giây phút bình lặng, sâu lắng hiếm hoi trong cõi lòng Liên bởi tâm hồn đa
cảm của cô không còn phải nhìn thấy những hình ảnh gợi bao nỗi buồn, bao ưu tư,
5


ước vọng của phố huyện nữa. Đoàn tàu đêm đã đi qua nên cô cũng không còn gì phải
mong mỏi, chờ đợi trong ngày hôm nay nữa: “Những cảm giác ban ngày lắng đi
trong tâm hồn Liên và hình ảnh thế giới quanh mình, mờ mờ đi trong mắt chị. Tưởng

như lúc này trong tâm tưởng Liên không còn có bất cứ một ý nghĩ hay cảm xúc gì.
- Thế nhưng, thực tế những mối ưu tư thường trực trong ngày vẫn ám ảnh Liên, vẫn
khiến cô phải nghĩ suy về cảnh ngộ và số phận hiện tại của mình. Đó là một cuộc
sống lờ mờ, nhạt nhòa, quẩn quanh, vô nghĩa, bế tắc nơi phố huyện nghèo. Nhạt nhòa
đến độ ngay cả cảm nhận của cô về cảnh sống hiện tại ấy cũng mơ hồ, xa xôi, không
thể nhận thức được một cách rõ ràng, triệt để: “Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu
sự xa xôi không biết”. Cũng giống như chính ước mơ của Liên và bao người dân phố
huyện: chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một điều gì tươi sáng hơn cho
cuộc sống thường ngày của họ. Bản thân họ cũng không thể biết mình ước mơ một
điều gì cụ thể mà chỉ chung chung, mơ hồ. Bởi kiếp sống của cô cũng như bao người
dân nơi đây chẳng khác gì ngọn đèn nhỏ leo lét, lay lắt qua ngày: “như chiếc đèn con
của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”.
- Nhưng tất cả suy nghĩ của Liên rồi cũng chỉ dừng lại ở đấy, giống như ngọn đèn
sinh mệnh của cô chỉ chiếu sáng được vùng đất hữu hạn nhỏ bé. Giấc ngủ đã đến rất
nhanh để đưa cô vào bóng đêm tuyệt đối: “Nhưng Liên không nghĩ được lâu, mắt chị
nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong
phố, tịch mịch và đầy bóng tối.” Giấc ngủ vốn mang đến sự nghỉ ngơi thanh thản của
con người nhưng với người dân phố huyện, nhiều khi ngủ nghĩa là chìm sâu vào sự
quẩn quanh, bế tắc trong số kiếp. Cũng như bao người dân nơi đây, Liên chưa bao
giờ có những đêm thức trắng để suy xét, nung nấu và nảy sinh được những suy nghĩ
mạnh bạo hơn về sự đổi thay. Giấc ngủ hàng đêm như thứ thuốc mê xoá đi bao khát
vọng đổi thay đã dâng lên trong lòng họ sau một ngày dài. Để rồi khi sáng hôm sau
tỉnh dậy, họ lại trở về với sự quẩn quanh, cam chịu. Bản thân Liên và bao người dân
phố huyện – những sinh mệnh quá đỗi nhỏ bé, yếu đuối, đáng thương – đã không có
khả năng tự thay đổi vận mệnh, hoàn cảnh của mình. Họ lặng lẽ sống trong âm thầm,
cam chịu và mòn mỏi đợi chờ một sự thay đổi từ bên ngoài để “cứu rỗi” mình.
- Tất cả sự lí giải về số phận của người dân phố huyện trong “Hai đứa trẻ” được thể
hiện qua những cảm xúc yêu thương, xót xa, đồng cảm pha lẫn nâng niu, trìu mến,
trân trọng của nhà văn Thạch Lam. Bằng trái tim của mình, nhà văn đã thực sự thâm
nhập rất sâu và thế giới tâm hồn, tình cảm của cô bé Liên để nắm lấy những sợi dây

tơ cảm xúc thật mong manh, mơ hồ, tinh tế và giăng vào hồn người đọc bằng những
câu văn thật mượt mà, trữ tình, đầy chất thơ. Phố huyện là một xó tối bị người đời bỏ
quên, nhưng bằng lòng yêu thương con người, Thạch Lam đã không quên họ. Để đến
bây giờ, bao thế hệ độc giả vẫn ngày ngày đi về phố huyện trong trang văn của ông
6


và cùng rung lên bao cung bậc cảm xúc thương cảm giống như ông dành cho những
kiếp người nơi đây.
* Đoạn thơ trong bài “Sóng” của Xuân Quỳnh (3,0 điểm):
- Sóng luôn thao thức nhớ bờ (không ngủ được) bất kể giới hạn không gian (dưới
lòng sâu, trên mặt nước), thời gian (ngày đêm). Thủ pháp đối lập được vận dụng tài
tình. Tưởng rằng chỉ ở trên mặt nước con sóng mới sục sôi, cuộn trào, vậy mà ngay
cả khi chìm vào trong lòng đại dương yên tĩnh, sâu thẳm, con sóng vẫn không chịu
ngủ yên mà vẫn cồn cào vì nỗi nhớ bờ. Đó là những con sóng ngầm. Quả thật trong
tình yêu dường như không có giới hạn nào là không thể đến. Một nỗi nhớ mang tên
vĩnh cửu bởi có lẽ từ khi đại dương đầu tiên xuất hiện trên trái đất đến tận bây giờ,
chưa bao giờ mặt biển lặng sóng, chưa bao giờ sóng ngủ yên dù chỉ trong phút giây.
- Giống như em luôn nhớ về anh: cồn cào, da diết, thao thức, thường trực, đau đáu.
Nhưng người con gái không thể thao thức trong nỗi nhớ đến ngàn năm như con sóng.
Để tồn tại, người ta vẫn phải đi vào giấc ngủ như một điều tất yếu. Nỗi nhớ người yêu
không thể khiến cô gái thao thức mãi mãi nhưng nỗi nhớ ấy vẫn vẹn nguyên ngay cả
trong giấc ngủ. Nếu sóng nhớ bờ đến mức không ngủ được thì em nhớ anh đến mức
ngay cả khi ngủ không thể quên được. Có lẽ, với một con người, nỗi nhớ như thế
cũng đã đến tận cùng rồi. Xuân Quỳnh đã thành công trong một câu thơ vừa chân
thành vừa sâu sắc. Trong bài “Tự hát” ta cũng thấy sự chân thành, sâu sắc như thế:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em… cả khi chết đi rồi”.
- Khổ năm là khổ thơ duy nhất kéo dài đến sáu câu như thể hiện tình cảm trào dâng,
chan chứa phá vỡ cả khuôn khổ nhỏ hẹp của hình thức thơ ca.
- Đoạn thơ là sự lí giải về nỗi nhớ của người phụ nữ trong tình yêu. Xuân Quỳnh đã

viết bằng tất cả tình cảm chân thành, da diết của mình. Với Xuân Quỳnh, thơ ca là
một điều không thể thiếu trong cuộc sống, bởi thơ mang đến cho bà bao cảm xúc yêu
thương thiết tha, mãnh liệt, giúp người ta được sống hết mình, sống đúng nghĩa là con
người. Thiếu thơ ca, tâm hồn ấy sẽ thành dửng dưng, vô hồn, vô cảm:
“Trận mưa xuân dẫu làm ướt áo
Nhưng lòng em còn cảm xúc chi đâu
Mùa đông về quên nỗi nhớ nhau
Không xôn xao khi nắng hè đến sớm
Chuyện hôm qua sẽ trở thành kỉ niệm
Màu phượng chẳng nồng nàn trên lối ta đi.
Gió thổi nơi này chẳng lạnh tới nơi kia
Lời nói tâm tình trở nên nhạt nhẽo
Khi tiếng con tàu, em không thể hiểu
Tấm lòng anh trong mỗi chuyến đi xa.”
7


(Nếu ngày mai em không làm thơ nữa)
2. Tự thiết kế đề:
Trong dạng bài này, giáo viên không cần tìm kiếm, trích dẫn các nhận định có
sẵn mà tự đưa ra một ý kiến của chính mình. Điều này giúp cho giáo viên có thể chủ
động ra đề theo ý đồ ôn luyện của bản thân.
Ví dụ cụ thể:
Trên hành trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, văn chương không được
phép thờ ơ hay né tránh những điều đen tối, xấu xa. Nhưng văn chương sẽ không thể
hoàn thành được sứ mệnh cao cả của mình nếu cái đích cuối cùng mà nó đưa người
đọc tới không phải là cái đẹp của cuộc đời.
Anh/chị hãy giải thích và bình luận ý kiến trên. Hãy chứng minh ý kiến đó
bằng các tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam trong cả hai giai đoạn trước và sau
1945.

Trả lời:
a. Giải thích, bình luận:
- Văn chương luôn nhận thức và phản ánh cuộc sống muôn hình muôn vẻ, trong đó
con người chính là đối tượng trung tâm và quan trọng bậc nhất. Nhưng cuộc sống nói
chung và thế giới tâm hồn con người nói riêng lại là một thế giới vô cùng phong phú,
phức tạp và chứa đầy bí ẩn. Ở đó luôn tồn tại nhiều phương diện đối lập nhau, có cả
cái tốt lẫn cái xấu, cả cái thiện lẫn cái ác, mảng sáng lẫn mảng tối,...
- Mặt khác, khi phản ánh cuộc sống, văn học luôn đề cao cái nhìn chân thực, đầy đủ,
toàn diện và sâu sắc. Bởi vậy, nhà văn chỉ có thể hoàn thành được sứ mệnh cao cả
của mình khi biết nhìn chăm chú, nhìn thẳng, nhìn sâu vào hiện thực để phản ánh
được những góc khuất, mặt trái, những cái xấu xa, đen tối, đồng thời khám phá được
những vẻ đẹp trong con người và cuộc đời. Đó chính là cách để văn chương vừa góp
phần loại bỏ những cái xấu vừa ngợi ca những cái đẹp. Để rồi, cái đích cuối cùng mà
văn chương đưa người đọc tới chính là làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, như
nhà văn Thạch Lam từng khẳng định: Văn chương phải là thứ khí giới tinh thần thanh
cao và đắc lực để vừa tố cáo và thay đổi cái thế giới giả dối, tàn ác vừa làm cho lòng
người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn. Văn học được coi là nhân học chính
bởi giá trị và chức năng đó.
- Muốn làm được điều ấy thì dù nói về điều tốt hay điều xấu, nhà văn phải luôn giữ
vững cái nhìn chân thực và nhân văn, nghiêm khắc và bao dung: “Nói nghệ thuật tức
nói đến sự cao cả của tâm hồn. Đẹp tức là một cái gì cao cả. Đã nói đến cái đẹp là
nói đến cao cả. Có khi nhà văn tả một cái rất xấu, một tội ác, một tên giết người,
nhưng cái nhìn cách miêu tả cái đó phải là cao cả.” (Nguyễn Đình Thi).
8


- Đây là một ý kiến sâu sắc, toàn diện, phù hợp với tư tưởng, quan điểm của nhiều
nhà văn chân chính, tiến bộ. Ý kiến trên đã nêu lên những tiêu chuẩn để đánh giá giá
trị của một tác phẩm văn chương đích thực, đồng thời đặt ra yêu cầu đối với nhà văn
trong quá trình sáng tác.

b. Chứng minh:
- Học sinh có thể lấy một số tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam trong cả hai giai
đoạn trước và sau năm 1945 để làm sáng tỏ cho vấn đề:
+ Có thể chọn các tác phẩm trước 1945 như: Chí Phèo, Đời thừa, Hạnh phúc của một
tang gia, Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài,...
+ Có thể chọn các tác phẩm sau 1945 như: Tuyên ngôn Độc lập, Tiếng hát con tàu,
Người lái đò sông Đà, Hồn Trương Ba, da hàng thịt...
- Qua các tác phẩm, học sinh phân tích để làm sáng tỏ việc nhà văn đã ngợi ca vẻ đẹp
và phản ánh cả những mặt trái trong con người.
- Lưu ý:
+ Học sinh không cần lấy quá nhiều tác phẩm, chỉ cần đủ các giai đoạn và có tính hệ
thống, lựa chọn được các tác phẩm thực sự tiêu biểu, phù hợp.
+ Khuyến khích các bài có ý so sánh, đối chiếu giữa các tác phẩm để làm rõ thêm nét
chung và nét riêng nhưng chỉ cần ở mức độ vừa phải.

9


1. Những khó khăn của học sinh và giáo viên khi ôn luyện phần lí luận văn học:
- Có nhiều thuật ngữ, khái niệm mang tính hàn lâm, đôi khi còn khô khan khó tiếp
thu, lĩnh hội.
- Việc vận dụng kiến thức lí luận vào phân tích tác phẩm còn mang tính lí thuyết, đôi
khi còn sáo rỗng.
- Không biết vận dụng kiến thức lí luận vào phân tích tác phẩm như thế nào là vừa đủ
để không thừa, không thiếu.
2. Giải pháp:

10




×