Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

BT Tình huống về chỉ dẫn địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.39 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

A.

LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại Thế giới
(WTO). Từ đó, đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội trong việc mở rộng thị trường, giao
thương với các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng mang lại không ít
những khó khăn thách thức với những nước đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt là
trong việc phát huy lợi thế của hàng hóa nước mình, tăng tính cạnh tranh tại thị trường
trong và ngoài nước. Có một giải pháp hiệu quả và bền vững đối với vấn đề này, đó
chính là áp dụng bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Mặc dù vậy, trên thực tế, các hành vi vi phạm
bảo hộ chỉ dẫn địa lý vẫn diễn ra công khai, khó kiểm soát. Tình huống dưới đây là một
ví dụ cụ thể về hành vi này:
“Anh A và chị B ở huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh có một đại lí chuyên thu
mua cà phê hạt từ tỉnh Buôn Mê Thuột (tạm gọi là đại lí cà phê). Sau khi thu mua cà
phê, anh chị thuê nhân công rang, xay, tẩm ướp thêm hương liệu và bán sản phẩm có
dán nhãn cà phê Buôn Mê Thuột này ra thị trường. Trong một lần kiểm tra cơ quan
quản lí thị trường tiến hành thu toàn bộ số cà phê thành phẩm của đại lí này và lập
biên bản vi phạm với hành vi vi phạm chỉ dẫn địa lí.
1


Lập luận của cơ quan quản lí thị trường trong trường hợp này là gì? Anh chị hãy
giải thích tình huống trên”.
B.

NỘI DUNG
Cơ sở lý luận

I.


1.

Khái niệm chỉ dẫn địa lý
Khoản 22, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 định nghĩa chỉ dẫn địa lý: “là dấu hiệu
dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc
gia cụ thể”.
Theo khái niệm trên, chỉ dẫn địa lý trước hết phải là những dấu hiệu được sử dụng
trên sản phẩm, hàng hóa. Có nhiều loại dấu hiệu dùng để biểu thị sự vật, hiện tượng như
các dấu hiện nhìn thấy được ví dụ như hình ảnh, màu sắc, từ ngữ,… hay các dấu hiệu
không nhìn thấy được như âm thanh, tiếng động, mùi vị.
Tiếp theo, chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để thông tin, chỉ dẫn sản phẩm có nguồn
gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Nguồn gốc địa lý của
sản phẩm được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ rất đa dạng, có thể là một khu vực,
một địa phương, một vùng lãnh thổ hay một quốc gia; phù thuộc vào điều kiện địa lý
bao gồm yếu tố tự nhiên và yếu tố con người nơi sản xuất ra quyết định. Trên thực tế,
các sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ta hiện nay thường là các dấu hiệu từ
ngữ thể hiện tên gọi hay chỉ dẫn đến một địa phương cụ thể. Đó thường là đơn vị hành
chính cấp tỉnh, thành phố hay cấp huyện, cấp xã như thanh long Bình Thuận, nước mắm
Phan Thiết, vải thiều Lục Ngạn, xoài cát Hòa Lộc, chè Tân Cương,…

2.

Đặc điểm chỉ dẫn địa lý.
Từ khái niệm và các quy định liên quan đến chỉ dẫn địa lý trong Luật Sở hữu trí tuệ
2005, có thể thấy bốn đặc điểm nói lên sự khác biệt của chỉ dẫn địa lý so với các loại tài
sản trí tuệ khác như sau:
Thứ nhất, chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu được sử dụng trên sản phẩm với mục đích thông
tin, xác định sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc
gia cụ thể. Đây là điểm quan trọng nhất để phân biệt chỉ dẫn địa lts với các chỉ dẫn
thương mại khác như nhãn hiệu hay tên thương mại. Nếu như nhãn hiệu được dùng để

phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau và tên thương mại được
2


sử dụng để phân biệt các chủ thể kinh doanh khác nhau và tên thương mại được sử dụng
để phân biệt các chủ thể kinh doanh khác nhau trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh
doanh thì chỉ dẫn địa lý có chức năng phân biệt sản phẩm, hàng hóa của vùng này với
sản phẩm, hàng hóa được sản xuất ở vùng khác.
Thứ hai, đặc điểm về đối tượng được bảo hộ bởi chỉ dẫn địa lý. Khoản 22 Điều 4
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định rõ chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu được dùng cho sản
phẩm. Khác với nhãn hiệu được sử dụng cho cả sản phẩm và dịch vụ thì chỉ dẫn địa lý
chỉ được sử dụng cho sản phẩm, mà chủ yếu là sản phẩm nông sản.
Thứ ba, chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý được xác định đặc biệt hơn so với chủ sở hữu
của các tài sản trí tuệ khác. Nếu như các đối tượng sở hữu trí tuệ khác như sáng chế,
phát minh, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp,… thường là tài sản tư của cá nhân hoặc tổ
chức thì chỉ dẫn địa lý lại là một loại tài sản đặc biệt, nó là tài sản công thuộc sở hữu
Nhà nước.
Thứ tư, thời hạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý cũng khác biệt so với thời hạn bảo hộ một số
tài sản trí tuệ khác. Xuất phát từ việc xác định chỉ dẫn địa lý chỉ là tài sản công còn các
tài sản trí tuệ khác có thể là tài sản tư của cá nhân, tổ chức, mà Luật Sở hữu trí tuệ 2005
không giới hạn bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý, theo đó “Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn
có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp”. Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý chỉ bị
chấm dứt hiệu lực nếu các điều kiện tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản
phẩm đó.
3.

Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Thứ nhất, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương,
vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.

Ví dụ: Đối với vải thiều Thanh Hà, để trở thành chỉ dẫn địa lý, loại vải này đã thỏa
mãn một trong những dấu hiệu bắt buộc là “có nguồn gốc địa lý” từ khu vực địa lý
tương ứng với chỉ dẫn địa lý theo quy hoạch trong bản đồ, điều đó có nghĩa là vài thiều
Thanh Hà đều có nguồn gốc xuất xứ từ huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Theo như
trong hồ sơ đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ, thì Thanh Hà gồm 24 xã và 1 thị trấn: Thanh
Xuân, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Thanh Xá, Thanh Khê, Thị trấn Thanh Hà, Thanh An,
3


Thanh Lang, Việt Hồng, Hồng Lạc, Tân Việt, Cẩm Chế, Liên Mạc, Trường Thành, Vĩnh
Lập, Thanh Bính, Thanh Hồng, Thanh Cường, Hợp Đức, Tiền Tiến, Thanh Hải, Tân An,
Phượng Hoàng, An Lương, Quyết Thắng và tất cả địa danh này đều được bảo hộ chỉ dẫn
địa lý vải thiều Thanh Hà.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại vải của huyện Thanh Hà khi mang ra thị trường
đều được dán nhãn hàng hóa “Thanh Hà” mà chỉ bao gồm những khu vực đạt được
những điều kiện địa lý như mô tả trong đơn đăng kí và hiện tại đang sản xuất các sản
phẩm vải thiều Thanh Hà. Như vậy, có thể trong cùng một xã, thị trấn nhưng có nơi đủ
điều kiện mang chỉ dẫn địa lý và cũng có nơi không đủ điều kiện.
Thứ hai, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ
yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng
với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Ví dụ: Bưởi Phúc Trạch là một trong những đặc dản luôn gắn liền với tên gọi của
huyện Hương Khê từ rất lâu. Trước năm 1867, dưới triều vua Tự Đức. Theo chuyện dân
gian, cách đây gần 200 năm, trong vườn nhà của một gia đình ở xã Phúc Trạch có một
cây bưởi đơn đột biến tự nhiên cho những quả vàng ươm, ăn ngon khác lạ. Người dân
trong vùng bắt đầu chiết cành giâm trồng từ cây bưởi này. Đến nay, giống bưởi này đã
thành đặc sản của vùng và được gọi là bưởi Phúc Trạch, tên của xã nơi xuất xứ giống
bưởi này. Quả bưởi Phúc Trạch có hình cầu dẹt hoặc tròn, phần sát cuống phẳng. Vỏ
quả khi chín màu vàng chanh. “…”. Về chất lượng, chất lượng của quả bưởi Phúc Trạch
là kết quả của sự kết hợp hài hòa các yếu tố bao gồm hàm lượng đường tổng số trên

7,46%, độ Brix trên 10, hàm lượng axit hữu cơ thấp vừa phải (0,26-0,79%), hàm lượng
Vitamin C từ 32,29 đến 75mg/100g và đi kèm vị he rất nhẹ. Sự kết hợp các yếu tố này
đã tạo nên vị ngọt thanh dễ chịu, chua nhẹ, để lại dư vị sau khi ăn khá lâu. Chất lượng
đặc biệt của bưởi Phúc Trạch có được là nhờ điều kiện tự nhiên đặc thù của khu vực địa
lý như địa hình lòng chảo, khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa, đất trồng phù hợp. Bên cạnh
các điều kiện tự nhiên đặc thù, các bí quyết canh tác và bảo quản bưởi của người dân
địa phương cũng là yếu tố góp phần tạo nên chất lượng đặc thù của bưởi Phúc Trạch.
4.

Ý nghĩa của việc xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

4


Đối với nhà sản xuất, việc xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý sẽ là công cụ pháp lý
quan trọng chống lại các hành vi giả mạo chỉ dẫn địa lý và cạnh tranh không lành mạnh
đối với các sản phẩm hay nông sản chính danh do họ sản xuất ra, gắn với việc cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền ghi nhận họ là người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đó một
cách hợp pháp. Hơn nữa, xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý giúp các nhà sản xuất tăng
doanh số bán hàng và lợi nhuận. Thực tế là dù chỉ dẫn địa lý chỉ là tài sản vô hình
nhưng có thể tác động đến tâm lý muốn mua sản phẩm phẩm có đặc tính, chất lượng và
nổi tiếng của người tiêu dùng. Thực tế là sau khi được đăng ký bảo hộ xuất xứ vào năm
2001, nước mắm Phú Quốc đã tăng được sản lượng và giá bán lên tới 30% còn vải thiều
Lục Ngạn và gạo tám xoan Hải Hậu có giá bán cao hơn từ 1,5 đến 3 lần. Bên cạnh đó,
việc xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý còn giúp cho các nhà sản xuất duy trì được
lượng khách hàng truyền thống trong khi có thể thu hút được lượng lớn các khách hàng
tiềm năng ở cả trong và ngoài nước. Chúng thực sự là những ý nghĩa sát sườn và quan
trọng nhất đối với nhà sản xuất.
Đối với người tiêu dùng, chỉ dẫn địa lý với khả năng cung cấp những thông tin liên
quan đến chất lượng, danh tiếng và nguồn gốc của sản phẩm, cho phép người tiêu dùng

dễ dàng phân biệt một sản phẩm được tín nhiệm trên thị trường với các sản phẩm khác
cùng loại. Không chỉ dừng lại ở đó, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi mua
bán, tiêu thụ các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tin tưởng vào chất lượng sản phẩm
tương xứng với cái giá mà mình đã trả bởi chất lượng, danh tiếng, nguồn gốc địa lý của
sản phẩm mang tính chỉ dẫn địa lý đã được pháp luật xác nhận và bảo hộ.
Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa của đất nước thì chỉ dẫn địa lý góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn nói riêng và của cả nước nói chung, tăng khả
năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam ở thị trường trong và ngoài nước. Trong lĩnh
vực xã hội, chỉ dẫn địa lý sẽ giúp hạn chế di dân, phát triển kinh tế đồng đều giữa các
vùng. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực văn hóa thì chỉ dẫn địa lý giúp bảo vệ tốt hơn các di
sản truyền thống của dân tộc như kĩ thuật sản xuất, kỹ năng trồng trọt, chế biến sản
phẩm,…; mở rộng hơn thì việc bảo hộ hay xác lập quyền với chỉ dẫn địa lý còn tác động
đến việc bảo vệ môi trường thể hiện qua việc nhiều nông sản mang chỉ dẫn địa lý sản

5


xuất theo cách thức, phương pháp truyền thống cho phép giữ gìn giá trị đất nông nghiệp
đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Tóm lại, hoàn toàn có cơ sở để khẳng định rằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý thực sự mang
lại nhiều lợi ích to lớn cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng trong khi có sự đóng góp
tích cực tới sự phát triển nền kinh tế - xã hội - văn hóa đất nước.
5.

Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý.



Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam.




Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị
chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng.



Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử
dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc sản phẩm



Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

6.

Các hành vi được xác định là xâm phạm chỉ dẫn địa lí.
Hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý
Theo quy định tại khoản 3 Điều 129 Luật SHTT, những hành vi xâm phạm quyền đối
với chỉ dẫn địa lí là:
• Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ
từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu
chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
• Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang
chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý.
• Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho
người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó.
• Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang,

rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý
đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ
dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo
các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.
Các yếu tố để xác định hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý
• Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi đối tượng đang được bảo hộ.
• Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
6




Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền đối với chỉ dẫn

địa lý và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép.
• Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra
tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng
hoặc người dùng tin tại Việt Nam.
II. Giải quyết tình huống.
“Buôn Mê Thuột” là một thương hiệu nổi tiếng trong khu vực và trên toàn thế giới về
sản phẩm cà phê của Việt Nam. Trước tiên, theo Quyết định 806/QĐ-SHTT ngày
14.10.2005 cấp chứng nhận đăng bạ số 0004, công nhận bảo hộ quốc gia chỉ dẫn địa lý
Cà phê Buôn Mê Thuột đối với sản phẩm cà phê nhân Robusta thì “Buôn Mê Thuột với
cà phê nhân” đã được bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lí. Chỉ dẫn địa lí này được Sở
Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk quản lí.
Các doanh nghiệp muốn đăng ký sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Mê
Thuột thì phải được sự cho phép của Hiệp hội cà phê Buôn Mê Thuột và đại diện Sở
Khoa học và Công nghệ Đắk Lắk cùng các sở, ngành chức năng quản lý Nhà nước liên
quan được UBND tỉnh Đắk Lắk ủy quyền, chịu trách nhiệm cấp và quản lý quyền sử
dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Mê Thuột.

Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Mê Thuột là sản phẩm cà phê nhân
Robusta có nguồn gốc nguyên liệu từ vùng địa danh Buôn Mê Thuột. Bên cạnh đó,
ngoài tiêu chuẩn về nơi sản xuất, các doanh nghiệp đăng ký chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn
Mê Thuột còn cần phải đảm bảo chất lượng mang tính chất đặc trưng của cà phê nơi
đây.
Tuy nhiên, trong sự việc trên đại lý của anh A, chị B đã tự ý mua cà phê từ Buôn Mê
Thuột rồi chế biến sản phẩm, đóng gói, lấy nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột rồi bán ra
thị trường. Thế nên họ đã có sai phạm ở những điểm sau:
Thứ nhất, sử dụng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhưng chưa có sự cho phép của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền. Muốn sử dụng chỉ dẫn địa lý này họ phải có trách nhiệm
đăng ký với hiệp hội cà phê Buôn Mê Thuột và tại các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Việc phải đăng ký với hiệp hội cùng các cơ quan này không phải là vô cớ. Mà là
do nguyên nhân sâu xa là các doanh nghiệp cùng kinh doanh một sản phẩm nên sự cạnh
tranh là không tránh khỏi, tuy nhiên trong nhiều trường hợp là cạnh tranh không lành
mạnh (sử dụng hàng kém chất lượng để giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh), tranh
giành thị trường của nhau, gây mất đoàn kết trong cộng đồng các doanh nghiệp trong
7


nước, trừ khi họ bắt tay hợp tác với nhau. Việc có các Hiệp hội sẽ bảo vệ quyền lợi cho
các cá nhân, tổ chức kinh doanh cùng một sản phẩm, giúp các doanh nghiệp, đại lý có
định hướng đúng đắn hơn trong hoạt động kinh doanh, giúp các hội viên của hiệp hội
tham gia các hội chợ nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, quản lý, đảm bảo chất lượng
hàng hóa và tạo uy tín sản phẩm tại thị trường trong và ngoài nước. Từ đó đảm bảo
thương hiệu chỉ dẫn địa lý mỗi khi xuất ra ngoài thị trường. Điều này phổ biến đối với
những mặt hàng sản phẩm mang tính “đặc sản”, vì thế đã có rất nhiều hiệp hội được
thành lập (Hiệp hội Cà phê Buôn Mê Thuột, Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, Hiệp hội
nước mắm Phan Thiết…). Đại lí cà phê này ở Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Tức là
đại lí này không thuộc hiệp hội cà phê Buôn Mê Thuột, vậy nên những hành động của
đại lý này đã trực tiếp gây phương hại đến Hiệp hội và danh tiếng cà phê Buôn Ma

Thuột.
Thứ hai, vi phạm theo điểm b khoản 2 Điều 129 Luật SHTT: “Sử dụng chỉ dẫn địa lí
được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí nhằm mục đích
lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lí”. Sản phẩm cà phê nhân Robusta của
Buôn Ma Thuột nổi tiếng về chất lượng không chỉ vì do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
của vùng đất trồng mà còn do cách chế biến đặc trưng của người dân nơi đây đã biến
hạt cà phê thành đặc sản, tạo nên sự khác biệt với các loại cà phê khác. Và đó là lý do
Tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định 647/QĐ-UB, ngày 20/4/2010 nhằm hướng dẫn
thực hiện quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến cà phê. Tuy nhiên,
trong sự việc này, Đại lý cà phê của anh A và chị B đã tự thu mua cà phê từ Buôn Mê
Thuột (Tuy nhiên, cũng không thể đảm bảo chất lượng nguồn nhập của đại lý do không
có sự quản lý chặt chẽ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) rồi mang về thành phố Hồ
Chí Minh chế biến, tẩm ướp thêm nguyên liệu. Dù không biết chất lượng ra sao, nhưng
việc tự mua về rồi chế biến không đúng quy trình, dán nhán sản phẩm rồi bán ra thị
trường đã xâm phạm chỉ dẫn địa lý đối với cà phê Buôn Mê Thuột của đại lý, làm ảnh
hưởng đến uy tín, chất lượng và cả lợi ích kinh tế của cà phê chính hiệu. Cụ thể là đại lý
đã sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Mê Thuột cho sản phẩm cà phê tương tự với sản
phẩm này và việc sử dụng đó nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của sản phẩm
của cà phê Buôn Mê Thuột.

8


Với phân tích như trên, cơ quan quản lí thị trường quyết định xử phạt đại lí này với vi
-

phạm chỉ dẫn địa lí dựa trên các căn cứ:
Cà phê Buôn Mê Thuột là chỉ dẫn địa lí đã được đăng kí bảo hộ theo Quyết định
806/QĐ-SHTT ngày 14.10.2005 cấp chứng nhận đăng bạ số 0004, công nhận bảo hộ


-

quốc gia chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột đối với sản phẩm cà phê nhân robusta.
Sản phẩm cà phê do đại lí này bán ra thị trường đã vi phạm điểm b khoản 2 Điều 129
Luật SHTT khi sử dụng chỉ dẫn địa lí cà phê Buôn Mê Thuột cho sản phẩm của mình
nhằm lợi dụng uy tín, danh tiếng của chỉ dẫn địa lí.
III. Thực trạng và giải pháp bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
1.
Thực trạng
Hoạt động xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam có thể nói đã có bước
phát triển đáng kể trong thời gian gần đây nhưng chưa có sự phát triển tương ứng với
tiềm năng.
Hoạt động quản lý chỉ dẫn địa lý sau khi được bảo hộ có thể nói là khâu yếu nhất.
Một số tổ chức quản lý tập thể của các nhà sản xuất đã được thành lập những vẫn hoàn
toàn bỡ ngỡ với chức năng, nhiệm vụ của mình. Trên thực tế, việc quản lý chất lượng
sản phẩm gần như vẫn thả nổi, hoặc nếu có thì ở mức độ sơ khai. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý
ở Việt Nam hiện nay mới chỉ chủ yếu dừng lại ở thủ tục đăng ký, xác lập quyền mà
chưa tiến hành được hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm để bảo vệ và phát triển uy
tín và chất lượng của chỉ dẫn địa lý. Nói tóm lại là hoạt động quản lý chỉ dẫn địa lý
thiếu tính quy mô và chuyên nghiệp.
Hoạt động bảo vệ chỉ dẫn địa lý chưa thực sự hiệu quả do chính các nhà sản xuất
chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc bảo vệ chỉ dẫn địa lý, ý thức tôn trọng
của người dân còn thấp, các cơ quan chức năng cũng còn lúng túng khi giải quyết tranh
chấp do thiếu kinh nghiệm và kiến thức.
Bên cạnh đó, thực tế cho thấy dù mới được bảo hộ nhưng những vi phạm tên gọi xuất
xứ - chỉ dẫn địa lý của Việt Nam cũng đã xuất hiện không chỉ trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia mà còn trên thị trường quốc tế. Điển hình nhất là những vi phạm đối với chỉ
dẫn địa lý “nước mắm Phú Quốc”. Không ai có thể phủ nhận Phú Quốc là một hòn đảo
của Việt Nam, nơi sản xuất thứ nước mắm ngon nổi tiếng ở cả thị trường trong nước và
thế giới. Thế nhưng, tại các cửa hàng, siêu thị của châu Âu và Hoa Kỳ, những chai nước

mắm có xuất xứ từ Thái Lan, Hồng Kông với chỉ dẫn “nước mắm Phú Quốc” được bày
bán công khai. Thậm chí, ở Mỹ, chủ thể đứng tên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “nước mắm
9


Phú Quốc loại thượng hạng” với hình chữ S – là biểu tượng của Việt Nam là tập đoàn
công ty Kim Seng ở California. Ở trong nước, tình trạng “mượn thương hiệu nước mắm
Phú Quốc” đã trở nên phổ biến đến mức như “chuyện cơm nước hàng ngày, ai muốn
dùng… cứ dùng…”. Chỉ riêng ở thị trường thành phố Hồ Chí Minh có đến vài chục
nhãn hiệu đang sử dụng chữ “nước mắm nhĩ Phú Quốc” một cách rất vô tư. Việc sử
dụng trái phép chỉ dẫn địa lý như vậy không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà
cũng gây thua thiệt và ảnh hưởng đến thương hiệu nước mắm Phú Quốc
2.
Một số giải pháp tăng cường bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Thứ nhất, hoàn thiện các quy định pháp luật về chỉ dẫn địa lý và bảo hộ chỉ dẫn địa lý
như: Cần sửa đổi quy định tại Khoản 3 Điều 129 về các hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa
lý để nâng cao hiệu quả bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với mọi loại hàng hóa; Sửa Điều 205
về căn cứ xác định bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ; Bổ sung các
quy định về giám định Sở hữu trí tuệ;…
Thứ hai, hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho các doanh nghiệp, hiệp hội, làng nghề ở
địa phương để nâng cao chất lượng và tính ổn định của sản phẩm, nhằm hướng tới khả
năng được bảo hộ.
Thứ ba, khuyến khích thành lập các Hiệp hội ngành nghề sản xuất ở địa phương cũng
như xây dựng mô hình mẫu cơ chế quản lý và kiểm soát việc sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Thứ tư, nâng cao nhận thức cho công chúng, các nhà sản xuất doanh nghiệp đối với
việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
C. KẾT LUẬN
Thông qua việc tìm hiểu sự việc trên thì đặt ra yêu cầu cho các cơ quan nhà nước cần
có các giải pháp đồng bộ, giải quyết các hạn chế, tạo hành lang pháp lý nhằm bảo vệ các
chỉ dẫn địa lý hàng nông sản Việt Nam trong tình hình ngày càng có nhiều hành vi xâm

phạm ở thị trường trong và ngoài nước. Giúp cho các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của
Việt Nam có cơ hội phát triển rộng khắp hơn nữa. Thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của
nước ta từ kinh tế đến văn hóa, xã hội,…

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

10


1.

Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB. CAND,

2.
3.

2009.
Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Luận văn Tiến sĩ Luật học: “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập

4.

kinh tế quốc tế”, Vũ Thị Hải Yến, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2008.
Khóa luận tốt nghiệp: “Xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản Việt

5.

Nam”, Trần Nguyệt Ánh, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2011.
Khóa luận tốt nghiệp: “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng nông sản Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Nguyễn Đức Lâm, Trường Đại học Luật Hà


6.

Nội, 2011.
Khóa luận tốt nghiệp: “Kinh nghiệm bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với vải thiều Thanh Hà”,

7.

Phí Thị Ngọc Anh, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2012.
Quy chế quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột đối với sản phẩm cà phê nhân

8.

Robusta của tỉnh Đắk Lắk.
Website: htttp://noip.gov.vn và một số website khác.

11



×