Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.41 KB, 38 trang )

Chủ điểm tháng 9
BẦU CÁN BỘ LỚP.
THẢO LUẬN VỀ NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH THCS
Mục tiêu giáo dục:
- Giúp học sinh:
+ Trình bày những suy nghĩ, ý tưởng về đội ngũ cán bộ lớp, về cách thức lựa
chọn cán bộ lớp. Từ đó tìm kiếm các lựa chọn hợp lý để giới thiệu để bình bầu
đội ngũ cán bộ lớp.
+ Giúp học sinh xác định giá trị trong nhiệm vụ người học sinh cuối cấp. Từ đố
đặt mục tiêu rèn luyện và học tập nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra.
--------------------------Ngày soạn:.......................
Ngày giảng:......................
Hoạt động 1:
BẦU CÁN BỘ LỚP
I. Mục Tiêu
Giúp học sinh:
- Hiểu được trách nhiệm của học sinh trong năm học cuối cấp và thống nhất
phương hướng hoạt động của lớp trong năm, hiểu được ý nghĩa và trách nhiệm
của việc bầu cán bộ lớp nhằm phát huy truyền thống nhà trường
- Biết cách rèn luyện kĩ năng sống : Lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp năng
động, sáng tạo. Thực hành kĩ năng sống đó
- Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ
động sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế
cuộc sống.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
Kĩ năng xác định tìm kiếm các lựa chọn hợp lí nhất để giới thiệu hoặc bình bầu
đội ngũ cán bộ lớp.
Kĩ năng trình bày suy nghĩ về đội ngũ cán bộ lớpvề cách thức lựa chọn cán bộ
lớp.
Kĩ năng kiểm soát cảm xúc lựa chọn cán bộ lớp.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.


Giáo viên hướng dẫn, cố vấn cho học sinh . Học sinh là người chủ động tổ chức
và điều hành hoạt động HS thảo luận, tranh luận, hỏi chuyên gia
IV. Phương tiện hoạt động.
+ Báo cáo tổng kết hoạt động của lớp trong năm học lớp và phương hướng hoạt
động của lớp trong năm học cuối cấp.
+ Hòm phiếu và phiếu bầu.
+ Một số tiết mục văn nghệ.
V. Tiến hành hoạt động.
1. Khám phá
Hát tập thể : Bài hát lớp chúng mình đoàn kết.
2. Kết nối:
HĐ1: Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu, thông qua chương trình
1


HĐ2: Đọc báo cáo về hoạt động của lớp, của cán bộ trong năm học vừa qua và
phương hướng hoạt động năm học cuối cấp
HĐ3: Thảo luận vấn đề đã nêu.
3.Thực hành: Bầu cán bộ lớp mới:
HĐ4:
+ Người điều khiển chương trình nhắc lại những tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ
lớp trong năm học cuối cấp. Sau đó đề nghị mọi người ứng cử, đề cử danh sách.
+ Bầu ban kiểm phiếu.
HĐ5:
+ Đại diện ban kiểm phiếu lên nêu rõ thể lệ bầu cử.
+ Tiến hành bầu cử, công bố kết quả bầu cử.
+ Tiến hành bầu cử, công bố kết quả.
HĐ 6
+ Cán bộ mới nhận nhiệm vụ. GVCN phát biểu ý kiến
( Văn nghệ: Giới thiệu một số tiết mục văn nghệ cá nhân, tập thể. )

4. Vận dụng
a. Nhận xét giờ học GVCN lớp nhận xét giờ học
b. Giao việc tuần sau.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, chuẩn bị 4 câu hỏi. Chuẩn bị nội dung cho tuần sau.
VI Tư Liệu
PHIẾU BẦU CÁN BỘ LỚP
STT

HỌ VÀ TÊN

1
2
3
4
5

CHỨC VỤ

- Lớp trưởng
- Lớp phó học tập
- Lớp phó lao động
- Lớp phó văn thể
- Lớp phó đời sống.
**********************

2


Ngày soạn:.......................
Ngày giảng:......................

Hoạt đông 2
THẢO LUẬN VỀ NỘI QUI VÀ NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH CUỐI CẤP
I. Mục tiêu
Sau hoạt động học sinh có khả năng
- Hiểu nhiệm vụ và quyền của học sinh cuối cấp THCS. Tự thấy được trách
nhiệm của bản thân mình phải hoàn thành tốt nhiệm vụ đó
- Biết cách rèn luyện kĩ năng sống : Kĩ năng xác định giá trị trong nhiệm vụ của
NHS cuối cấp năng động, sáng tạo. Thực hành kĩ năng sống đó. Kĩ năng sử dụng
các biện pháp hợp lý, có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ năm học cuối cấp
THCS.
- Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ
động sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế
cuộc sống.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
- Kĩ năng nhận thức về các giá t5rị của bản thân, điểm mạnh điẻm yếu khi thực
hiện nhiệm vụ của người HS cuối cấpTHCS.
- Kĩ năng xác định giá trị trong nhiệm vụ của NHS cuối cấp.
- Kĩ năng phản hồi, lắng nghe tích cực các các ý kiến tronh thảo luận.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về nhiệm vụ người học sinh cuối cấp.
- Kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện và học tập nhàm thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
Giáo viên hướng dẫn, cố vấn cho học sinh . Học sinh là người chủ động tổ chức
và điều hành hoạt động. Suy nghĩ thảo luận cặp đôi, chia sẻ , kĩ thuật bông
tuyết, bài tập tình huống.
IV. Phương tiện hoạt động
• Điều 13, 28, 29, 31 công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em.
• Câu hỏi: ( 4 Câu )
• Một số tiết mục văn nghệ.
V. Tiến hành hoạt động.
1. Khám phá

Hát tập thể bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan.
2. Kết nối: .
HĐ1: Thảo luận:
- Nêu các câu hỏi, học sinh thảo luận nhóm hoặc tổ
- Đại diện một vài nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Người dẫn chương trình chốt lại nhiệm vụ của học sinh cuối cấp, cụ thể là:
+
Phải hoàn thành chương trình các môn học đạt kết quả tốt.
+ Phải đạt kết quả cao trong học tập và xét tốt nghiệp
+ Phải rrèn luyện đạo đức tốt.
HĐ2: Văn nghệ, trò chơi
3


Có thể xen kẽ trong lúc hội thảo.
3.Thực hành:
Hs viết bản thu hoạch theo chủ đề: nhận thức về nhiệm vụ của hs cuối
cấp, đã đang và sẽ làm như thế nào để thực hiện nhiệm vụ trên.
4. Vận dụng .
a. Nhận xét giờ học.
GVCN lớp nhận xét giờ học
b. Giao việc tuần sau.
Thảo luận về lễ đăng kí tuần học tốt.
Phân công tổ 2 trang trí và chuẩn bị nội dung.
VI. Tư Liệu
- Điều 13, 28, 29, 31 công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em.
- Câu hỏi:
Câu 1: Theo công ước LHQ về quyền trẻ em, bạn thấy mình có những quyền gì?
Câu 2: Là học sinh lớp 9, bạn thấy mình phải thực hiện tốt những nghĩa vụ gì ?
Câu 3: Bạn thấy tàm quan trọng của việc thực hiện tốt những nhiệm vụ đó như

thế nào?
Câu 4: Để thực hiện tốt những nhiệm vụ đó cần những biện pháp gì?
***********************************

4


Chủ điểm tháng 10
LỄ ĐĂNG KÝ THI ĐUA HỌC TẬP TỐT
TÌM HỂU THƯ BÁC HỒ
Mục tiêu chung.
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện kĩ năng sống
trong giờ HĐ GDNGLL.
- Học sinh hiểu được nội dung một số kĩ năng sống cần thiết của người học
sinh THCS.
- Trình bày lợi ích của các kĩ năng sống đối với bản thân trong học tập, rèn
luyện ở nhà trường và trong cuộc sống của gia đình, cộng đồng xã hội.
- Học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác Hồ trong Thư gửi các
học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước VN DCCH tháng 9 năm 1945.
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia các
HĐGD NGLL của lớp, của nhà trường.
- Biết thực hành các KNS trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với
người khác, với các tình huống trong HĐGDNGLL và trong cuộc sống ở nhà
trường, gia đình và cộng đồng.
5


- Biết học tập có kế hoạch, có phương pháp học tập tốt, biết đoàn kết giúp

nhau trong học tập theo lời dạy của Bác Hồ.
3. Thái độ:
- Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐ GDNGLL một cách chủ
động sáng tạo.
- Có ý thức rèn luyện các kĩ năng sống trong các hoạt động cụ thể của HĐ
GDNGLL.
- Học sinh có thái độ đúng đắn và có trách nhiệm trong học tập.
---------******---------Ngày soạn:.......................
Ngày giảng:......................
Hoạt động 1:
LỄ ĐĂNG KÝ THI ĐUA HỌC TẬP TỐT
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh nắm vững các chỉ tiêu thi đua học tâp tốt của lớp và xác định chỉ
tiêu phấn đấu của cá nhân trong năm học để đạt kết quả cao.
- Ủng hộ các biện pháp thi đua học tập tốt của lớp, có động cơ học tập đúng đắn để vươn
lên.
- Rèn luyện phương pháp học tập tích cực, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Biết cách rèn luyện kĩ năng sống : Tự tin giao ước thi đua học tập tốt. Kĩ năng
lắng nghe, phản hồi tích cực các bản giao ước, thi đua của tổ. Kĩ năng trình bày ỷ
tưởng về chỉ tiêu thi đua. Kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
mục tiêu thi đua học tập tốt.
- Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ
động sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế
cuộc sống.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
- Tự tin giao ước thi đua học tập tốt. Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực các
bản giao ước. thi đua của tổ. Kĩ năng trình bày ý tưởng về chỉ tiêu thi đua. Kĩ
năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ mục tiêu thi đua học tập tốt.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
Thảo luận ; Biểu đạt sáng tạo ; Hỏi và trả lời ; Trình bày một phút

IV. Phương tiện hoạt động
- Bản đăng kí, thư kí thi đua của các tổ. ; Bản dự thảo đăng kí thi đua của lớp phó
học tập.
- Các bài hát, ô chữ cái.
V. Tiến hành hoạt động.
1. Khám phá
Hát tập thể bài hát: Lớp chúng mình đoàn kết. Trò chơi khởi động.
2. Kết nối: .
HĐ1: Đăng kí thi đua
4 Tổ trưởng lên đăng kí thi đua cho tổ.
b, Bạn lớp phó học tập đọc dự thảo đăng kí thi đua học tập tốt
HĐ2: Lớp thảo luận , xây dựng chỉ tiêu.
HĐ3: Trò chơi: giải ô chữ và giải câu đố.
HĐ4: Văn nghệ xen kẽ.
6


3.Thực hành: Hs viết bản thu hoạch theo chủ đề: đăng kí thi đua cá nhân và
phương hướng thực hiện để đạt mục tiêu đã đặt ra:
4. Vận dụng .a. Nhận xét giờ học. GVCN lớp nhận xét giờ học
b. Giao việc tuần sau. Thi tìm hiểu thư Bác Hồ Phân công tổ 3 trang trí và
chuẩn bị
VI. Tư Liệu
Gợi ý nội dung đăng ký học tập tốt
Các chỉ tiêu phấn đấu:
+ Chuẩn bị tốt bài học, làm bài tập về nhà đầy đủ
+ Thực hiện tốt kỷ luật trong giờ học
+ Trung thực trong học tập
+ Đạt kết quả tốt trong học tập
+ Xác định các biện pháp thực hiện

Các chỉ tiêu đăng ký cần có các số liệu ngắn gọn, cụ thể, ví dụ 100% các thành
viên của tổ đi học đúng giờ, 100% làm bài tập về nhà đầy đủ.

Ngày soạn:.......................
Ngày giảng:......................
Hoạt động 2
TÌM HỂU THƯ BÁC HỒ
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nắm vững các thông tin trong thư Bác
- Biết cách rèn luyện kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin trong thư
Bác, kĩ năng trình bày suy nghĩ về các lời Bác Hồ dạy trong thư.
- Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ
động sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế
cuộc sống.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin trong thư Bác.
-Kĩ năng trình bày suy nghĩ về các lời Bác Hồ dạy trong thư.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
Động não, thảo luận, biểu đạt sáng tạo.
IV. Phương tiện hoạt động
Thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường.
Câu hỏi đáp án biểu điểm
7


Các bài hát, bài thơ, truyện kể, tiểu phẩm về Bác
V. Tiến hành hoạt động.
1. Khám phá
Hát tập thể bài hát : Ai yêu Bác Hồ Chí Minh. Như có Bác trong ngày vui đại
thắng

2. Kết nối: .
HĐ1 Thi tìm hiểu thư Bác :
Phần 1: Thi đọc thư Bác Hồ: mỗi tổ cử đại diện đọc thư Bác Hồ giám khảo chấm
và cho điểm
Phần 1: Thi trả lời câu hỏi từng tổ chọn số trên bảng, bạn dẫn chương trình đưa ra
câu hỏi tương ứng, tổ thảo luận cử đại diện trình bày sau khoảng thời gian quy
định
HĐ2 : thi sưu tầm thư Bác Mỗi tổ đọc một thư Bác đã sưu tầm được hoặc một
câu chuyện, bài thơ ...về Bác.
HĐ3: Văn nghệ xen kẽ.
3.Thực hành:
Hs viết bản thu hoạch theo chủ đề về Bác, cảm nhận về tấm gương, tình cảm về
Bác.
4. Vận dụng a. Nhận xét giờ học.
GVCN lớp nhận xét giờ học
b. Giao việc tuần sau. Phân công tổ 4 trang trí và chuẩn bị nội dung
VI. Tư Liệu :
- Thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường
- Những lời dạy của Bác Hồ được thể hiện trong Thư gửi học sinh nhân ngày
khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945 và
Thư gửi ngành Giáo dục ngày 16 -10 -1986

CHỦ ĐIỂM THÁNG 11. TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
* Mục tiêu của chủ điểm :
+ Công lao to lớn của Thầy , Cô .
+ Xác định trách nhiệm bổn phận của học sinh đối với Thầy, Cô .
+ Có thái độ kính trọng Thầy , Cô .
+ Rèn luyện hành vi , kĩ năng ứng xử có văn hoá trong giao tiếp với Thầy, Cô
Ngày soạn:.......................
Ngày giảng:......................

Hoạt động 1
LỄ ĐĂNG KÍ “TUẦN HỌC TỐT, THÁNG HỌC TỐT”
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh nắm vững ý nghĩa của tuần học tốt, tháng học tốt để lập thành
tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Biết cách rèn luyện kĩ năng sống. Tích cực hưởng ứng lễ đăng kí thi đua.
8


- Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ
động sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế
cuộc sống. Đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập. Tích cực hưởng ứng lễ đăng kí thi
đua.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
Kĩ năng nêu vấn đề về thực hiện tuần học tốt, tháng học tốt; kĩ năng trình bày suy
nghĩ làm thế nào thực hiện tuần học tốt, tháng học tốt; kĩ năng đặt mục tiêu lập kế
hoạch thực hiện tuần học tốt tháng học tốt.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
Thảo luận; biểu đạt sáng tạo, hỏi và trả lời; trình bày một phút
IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động
Các tổ thảo luận xây dựng kế hoạch thi đua của lớp.
Chương trình hoạt động của tổ, lớp, cá nhân.
Cá nhân xây dựng kế hoạch của bản thân
Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ..
V. Tiến hành hoạt động.
1. Khám phá
Hát tập thể bài hát về thầy cô, trường lớp
2. Kết nối: .
HĐ1 Người điều khiển tuyên bố lý do, ý nghĩa của tuần học tốt, tháng học tốt lập
thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

HĐ2 : Thảo luận cá nhân, tổ.
Bạn sẽ làm gì để lập thành tích chào mừng ngày 20/11.
HĐ3: Các tổ trình bày ý kiến
Cả lớp bổ sung kế hoạch thi đua phù hợp với tình hình lớp
HĐ4 : Biểu quyết thông qua biên bản.
HĐ5 : Văn nghệ xen kẽ.
HĐ6: Cá nhân trình bày bản xây dựng kế hoạch của bản thân.
3. Thực hành:
Hs viết bản thu hoạch cá nhân về việc thực hiện tuần học tốt tháng học tốt của
mình, cán bộ lớp viết bản tổng kết sau tuần học tốt ,tháng học tốt.của lớp
4. Vận dụng .
a. Nhận xét giờ học. GVCN lớp nhận xét giờ học
b. Giao việc tuần sau.
Hoạt động sau: kỉ niệm ngày nhà giáo Việt nam.
Phân công tổ 1 trang trí và chuẩn bị nội dung
VI. Tư Liệu
Các chỉ tiêu thi đua đầu năm; các bản đăng kí thi đua
Các tổ trao đổi và viết đăng ký thi đua tuần học tốt theo chủ đề “Hoa điểm
tốt dâng thầy cô ”. Nội dung đăng ký nên ngắn gọn cụ thể theo 2 chỉ tiêu:
+ Kỷ luật giờ học
+ Số điểm tốt đạt được của cá nhân trong tổ và của cả tổ
Ban thi đua đề ra tiêu chuẩn đánh giá thi đua giữa các tổ:
+ Mỗi điểm 9, 10 là 1 bông hoa
+ Mỗi điểm 1, 2, 3, 4 bị trừ đi 1 bông hoa.
9


Kết thúc mỗi tuần sẽ căn cứ vào số hoa điểm tốt của mỗi tổ để xếp thi đua
tuần của các tổ.
--------------------********------------------Ngày soạn:.......................

Ngày giảng:......................
Hoạt động 2
TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh nâng cao nhận thức về ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
- Biết ứng xử có văn hoá đối với các thầy cô giáo.
- Biết cách rèn luyện kĩ năng sống.
- Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ
động sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế
cuộc sống. Đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập. Tích cực hưởng ứng lễ kỉ niệm ngày
nhà giáo Việt Nam.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
- Kĩ năng tự tin tham gia lễ kỉ niệm ngày hội của các thầy cụ giỏo.
- Kĩ năng giao tiếp ứng xử với thầy cụ giáo.
- Kĩ năng tìm kiếm lựa chọn các nội dung, hình thức tham gia lễ kỉ niệm .
- Kĩ năng thể hiện sự thông cảm với lao động sư phạm của thầy cô.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
Thảo luận; kể chuyện biểu đạt sáng tạo.hỏi và trả lời; trình bày một phút.
IV. Phương tiện hoạt động
- Câu chuyện tấm gương về tình thầy trò, vai trò, công ơn của thầy cô giáo.
- Những kỷ niệm sâu sắc của thầy và trò trong 4 năm học THCS.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
- Hoa, tặng phẩm
V. Tiến hành hoạt động.
1. Khám phá
Hát tập thể bài hát về thầy cô, trường lớp
2. Kết nối: .
HĐ1 : Người điều khiển tuyên bố lý do, ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam
20/11.
HĐ2 - Chúc mừng các thầy cô giáo.

- Tặng hoa, quà cho các thầy cô
HĐ3: Các cá nhân trình bày cảm nghĩ của mình về ngày 20/11 theo hình thức kể
chuyện, đọc thơ ..về thầy cô giáo
HĐ4 : Thi viết .vẽ, sáng tác thơ ,truyện.... giữa các tổ mỗi tổ trình bày một tác
phẩm của mình theo chủ đề dành tặng các thầy cô giáo.
HĐ5 : Văn nghệ xen kẽ.
HĐ6: - Phụ huynh phát biểu tặng hoa thầy cô
- Các thầy cô phát biểu ý kiến.
3. Thực hành:
Hs viết bản thu hoạch cá nhân về việc đó làm được thể hiện lòng biết ơn các thầy
cô, trình bày dự định, ước mơ của mình trong những ngày sau
4. Vận dụng .
10


a. Nhận xét giờ học. GVCN lớp nhận xét giờ học
b. Giao việc tuần sau. Chủ điểm tháng 12: uống nước nhớ nguồn
Hoạt động sau: “thanh niên phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc”
Phân công tổ 2 trang trí và chuẩn bị nội dung
VI. Tư Liệu
Chu Văn An - người thầy mẫu mực

CHỦ ĐIỂM THÁNG 12. UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Mục tiêu chung.
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện kĩ năng sống
trong giờ HĐ GDNGLL.
- Học sinh hiểu được nội dung một số kĩ năng sống cần thiết của người học
sinh THCS.
- Trình bày lợi ích của các kĩ năng sống đối với bản thân trong học tập, rèn

luyện ở nhà trường và trong cuộc sống của gia đình, cộng đồng xã hội.
- Học sinh hiểu được công lao và tình cảm của thầy cô giáo đối với các em.
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia các
HĐGD NGLL của lớp, của nhà trường.
- Biết thực hành các KNS trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với
người khác, với các tình huống trong HĐGDNGLL và trong cuộc sống ở nhà
trường, gia đình và cộng đồng.
- Biết học tập có kế hoạch, có phương pháp học tập tốt, biết đoàn kết giúp
nhau trong học tập theo lời dạy của Bác Hồ.
3. Thái độ:
- Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐ GDNGLL một cách chủ
động sáng tạo.
- Có ý thức rèn luyện các kĩ năng sống trong các hoạt động cụ thể của HĐ
GDNGLL.
- Học sinh có thái độ đúng đắn và có trách nhiệm trong học tập.
___________________________________
Ngày soạn:.......................
Ngày giảng:......................
Hoạt động 1:

“THANH NIÊN PHÁT HUY
TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA DÂN TỘC”
11


I. Mục tiêu :
1. Kiến thức.
- Giáo dục học sinh truyền thống vẻ vang của dân tộc.
- Tự hào, xác định rõ trách nhiệm học tập, rèn luyện dể phát huy truyền thống đó.

2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kĩ năng sống.
3.Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một
cách chủ động sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như
thực tế cuộc sống. Đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập. Tích cực hưởng ứng thảo luận
” Thanh niên phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc.”
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
Kĩ năng tự tin tham gia thảo luận
Kĩ năng tỡm kiếm và sử lớ thụng tin về truyền thống cỏch mạng của dõn tộc.
Kĩ năng thể hiện suy nghĩ về truyền thống cách mạng của dân tộc.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
Thảo luận; hoạt động nhóm, kể chuyện biểu đạt sáng tạo.hỏi và trả lời;
trình bày một phút.
1V. Tài liệu và phương tiện hoạt động
- Câu chuyện tấm gương, tài liệu về : Truyền thống cách mạng kiên cường của
dân tộc để dành độc lập tự do.
- Các gương chiến đấu tiêu biểu,
- Bài hát ca ngợi con người, quê hương đất nước.
- Một số câu hỏi, câu đố về truyền thống cách mạng.
- Nhiệm vụ của học sinh lớp 9.
- Hoa, tặng phẩm
IV. Tiến hành hoạt động.
1. Khám phá
- Hát tập thể bài hát về Nguyễn Bá Ngọc
- Chơi trò chơi
2. . Kết nối: .
HĐ1 : Người điều khiển Tuyên bố lý do, ý nghĩa mục đích hoạt động
HĐ2-.
- Giới thiệu truyền thống cách mạng của Quê hương (Địa phương)
HĐ3: Khách mời nói chuyện
HĐ4: Đại diện tổ giới thiệu kết quả sưu tầm

+ Lớp góp ý bổ sung
HĐ5 :Văn nghệ xen kẽ.
HĐ6: Ngưởi điều khiển chương trình tóm tắt sưu tầm của cả lớp
HĐ7- Thảo luận:
+ Người điều khiển chương trình nêu các câu hỏi để lớp thảo luận
+ Cá nhân phát biểu
+ Người điều khiển tóm tắt kết quả thảo luận
3. Thực hành:
Hs viết bản thu hoạch cá nhân về việc đó làm được thể hiện lòng biết ơn các anh
hùng, sự phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc
4. Vận dụng .
a. Nhận xét giờ học.
GVCN lớp nhận xét giờ học
12


b. Giao việc tuần sau. Chủ điểm tháng 1: Mừng Đảng mừng xuân
Hoạt động sau: “Tìm hiểu về sự đổi mới và phát triển của đát nước”
Phân công tổ 3 trang trí và chuẩn bị nội dung
tt Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện
1 Dẫn chương trình
Châm
Bản chương trình
2 Thư ký
Dung
Giấy bút
3 Trang trí
Phong

Phấn màu
4 Văn nghệ
Thắng
Bài hát

Ghi chú

VI Tư Liệu ;
1) Nguyễn Đức Cảnh (sinh ngày 2-2-1908 và mất ngày 31-7-1932) là một nhà
hoạt động cách mạng Việt Nam.
Nguyễn Đức Cảnh là người làng Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Ông đã từng học trường Thành Chung tại Nam Định, sau về dạy học tại Bạch
Mai, vào làm thợ sắp chữ tại nhà in Lê Văn Tân để đi vào phong trào công nhân.
Ông tham gia Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Sau khóa huấn luyện
tại Quảng Châu năm 1927 ông về nước tham gia thành lập Đông Dương Cộng
sản Đảng ở số nhà 312 phố Khâm Thiên, Hà Nội ngày 17 tháng 6 năm 1929. Ông
là đại biểu chính thức tham gia thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1930
sau đó lấy tên chính thức là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sau cuộc khởi nghĩa Xô Viết Nghệ Tĩnh, tới Tháng 4 năm 1931 Nguyễn Đức
Cảnh bị Pháp bắt ở Vinh, giam ở nhà tù Hỏa Lò, sau bị xử tử tại nhà lao Hải
Phòng.

2) Các di tích lịch sử cách mạng
Nằm kề Cảng Hải Phòng - cửa khẩu giao lưu trong nước và quốc tế, Kiến An có
vị trí chiến lược trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Đất và người
Kiến An luôn xứng đáng với lời khen của Bác Hồ ''Truyền thống oanh liệt'' và
luôn tự hào với danh hiệu ''Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân'' do Nhà nước
phong tặng. Trên mảnh đất này còn lưu nhiều di tích lịch sử cách mạng thể hiện
truyền thống hào hùng của quân và dân Kiến An.
* Toà Chánh Sứ cũ: Nay là trụ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là

nơi mít tinh của hàng vạn người chào đón chính quyền cách mạng tỉnh Kiến An
ngày 24 tháng 8 năm 1945. Ngày đó đã trở thành ngày Truyền thống Cách mạng
Kiến An.
* Hầm chỉ huy mặt trận liên tỉnh Hải Kiến trên núi Cột Cờ: Nơi diễn ra trận đánh
quyết tử bảo vệ Kiến An ngày 25/4/1947 của 2 trung đội Vệ quốc đoàn và Công
an xung phong chống lại 2 trung đoàn bộ binh của Pháp có pháo binh, tàu chiến
13


và máy bay yểm trợ. Người chỉ huy trận đánh là anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân, liệt sỹ Trần Thành Ngọ cùng những người con của quê hương Kiến An
đã chiến đấu và hy sinh anh dũng. Căn hầm này được gắn biển di tích lịch sử
kháng chiến chống Pháp.
Kiến An có khá nhiều các di tích tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh
hùng liệt sỹ như: Tượng Bác Hồ về thăm Kiến An, Tượng Mẹ Sông Hồng - Quân
khu Ba, Đài tưởng niệm các anh hùng Liệt sỹ Ngã Năm, Di tích trận quyết tử trên
núi Cột Cờ, Nhà bia tưởng niệm anh hùng Trần Thành Ngọ, Bảo tàng Quân khu
3...
3) Lê Anh Xuân tên thật là Ca Lê Hiến (5 tháng 6 năm 1940 - 21 tháng 5 năm
1968) là một nhà thơ Việt Nam.

Ngày soạn:.......................
Ngày giảng:......................
Hoạt động 2

HỘI VUI HỌC TẬP
I. Yêu cầu giáo dục
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học.
14



- Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết cách giải thích các hiện
tượng trong cuộc sống
- Hứng thú, chăm chỉ, có tinh thần vượt khó trong học tập để đạt kết quả cao
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động
- Kỹ năng tự nhận thức về khả năng của bản thân để tham gia hội vui học tập
- Kỹ năng tự tin khi tham gia hội vui học tập
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với người khác trong hội vui học tập
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các nội dung liên quan đến hội vui học
tập
- Kỹ năng hợp tác với người khác khi tham gia hội vui học tập
III. Các phương pháp dạy học tích cực được sử dụng
- Động não
- Trò chơi giáo dục
- Bài tập tình huống
- Biểu đạt sáng tạo
IV. Tài liệu và phương tiện:
- Hệ thống các câu hỏi, câu đố, bài tập, tình huống, vấn đề phục vụ cho việc ôn
tập do lớp lựa chọn và xây dựng
- Các phương tiện phục vụ cho hoạt động như: cây hoa để gài câu hỏi, giấy A 4 ,
bút lông
V. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá:
GV đặt vấn đề với HS: Hội vui học tập là dịp để các em thể hiện khả năng
nắm hiểu kiến thức các môn học của mình, đồng thời cũng giúp các em có điều
kiện giao lưu thông qua các hoạt động cụ thể. Đây là thời điểm ôn tập học kỳ I.
Trên cơ sở các em đã và đang ôn tập thi học kỳ I theo nhóm hoặc cá nhân, hôm
nay lớp chúng ta cùng nhau tổ chức hội vui học tập để các em tự trình bày hiểu
biết của mình và cùng nhau giải quyết những băn khoăn, thắc mắc nảy sinh trong

quá trình ôn tập
2. Kết nối:
Hoạt động 1: Trò chơi hái hoa
-Người điểu khiển chương trình phổ biến cách thức thi : trên cây hoa là những
bộng hoa câu hỏi có liên quan nội dung ôn tập của một vài môn(Văn, toán, anh,
sinh, lý, hóa..) và xen kẽ một vài câu hỏi vui chơi văn nghệ. Đại diện từng tổ lên
hái hoa, đọc to câu hỏi cho cả lớp cùng biết và suy nghĩ trong 1 phút sau đó trả
lời
- Nếu không trả lời được thì người khác sẽ trình bày suy nghĩ của mình trong 1
phút
Hoạt động 2: Hỏi – Đáp
- Người điều khiển mời 2 người tham gia hoạt động hỏi – đáp. Một người sẽ hái
hoa, người kia trả lời câu hỏi của người hái hoa. Người được hái hoa đọc to câu
hỏi cho cả lớp cùng biết, người trả lời trình bày suy nghĩ của mình. Các thành
viên khác có thể chia sẽ ý kiến
3. Thực hành:
Hoạt động 3: Thi ứng xử tình huống
15


- Đó là những tình huống này sinh trong quá trình ôn tập và đang trong phòng
thi . Người điều khiển đề nghị lớp đưa ra một vài tình huống cụ thể. Ví dụ:
+ Trong giờ ôn tập toán chuẩn bị thi HKI, bạn A không chú ý mà lại trêu bạn
không cho bạn học. Trong tình huống này, bạn sẽ giải quyết ra sau?
+ Giả sử trong giờ thi, bạn B đã cho bạn nhìn bài để chép vì câu hỏi đó quá khó,
liệu bạn có chép không?
Với tình huống đưa ra, người điều khiển yêu cầu lớp trình bày cách giải quyết
của mình. Mọi thành viên trong lớp có thể đưa ra những cách giải quyết khác
nhau. Mời GVPT phát biểu ý kiến. GVPT có thể gợi ý hoặc định hướng cách
giải quyết cho từng tình huống cụ thể

- HS có thể đưa ra các tình huống trong học tập hằng ngày để các bạn tham gia
giải các tình huống đó
4. Vận dụng:
- GV yêu cầu HS tiếp tục về nhà suy nghĩ và tự mình xây dựng các câu hỏi, bài
tập cho hội vui học tập tiếp theo
- Người điều khiển đánh giá chung về tinh thần thái độ tham gia của HS
- Người điều khiển tổng hợp kết quả các hoạt động và mời GV gợi ý các hoạt
động tiếp theo
VI. Tư liệu
- Các câu hỏi do các tổ chuẩn bị sẵn

CHỦ ĐIỂM THÁNG 1. MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
Mục tiêu chung.
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện kĩ năng sống
trong giờ HĐGDNGLL.
16


- Học sinh hiểu được nội dung một số kĩ năng sống cần thiết của người học
sinh THCS.
- Trình bày lợi ích của các kĩ năng sống đối với bản thân trong học tập, rèn
luyện ở nhà trường và trong cuộc sống của gia đình, cộng đồng xã hội.
- HS hiểu được công lao và tình cảm của thầy cô giáo đối với các em.
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia các
HĐGD NGLL của lớp, của nhà trường.
- Biết thực hành các KNS trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với
người khác, với các tình huống trong HĐGDNGLL và trong cuộc sống ở nhà
trường, gia đình và cộng đồng.

- Biết học tập có kế hoạch, có phương pháp học tập tốt, biết đoàn kết giúp
nhau trong học tập theo lời dạy của Bác Hồ.
3. Thái độ:
- Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐ GDNGLL một cách chủ
động sáng tạo.
- Có ý thức rèn luyện các kĩ năng sống trong các hoạt động cụ thể của HĐ
GDNGLL.
- Học sinh có thái độ đúng đắn và có trách nhiệm trong học tập.
---------------------------------------Ngày soạn:.......................
Ngày giảng:......................
Hoạt động 1,2:
TÌM HIỂU VỀ SỰ ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
I. Yêu cầu giáo dục
Sau hoạt động, học sinh có khả năng
- Hiểu quyền được tiếp nhận các thông tin, tư liệu về sự đổi mới và phát
triển đất nước do Đảng lãnh đạo
- Tự hào về Đảng, càng tin yêu Đảng hơn
- Không ngừng học tập và rèn luyện, biết phát huy những mặt tích cực
trong thời kỳ đổi mới , biết bày tỏ những quan điểm của mình trong việc đấu
tranh với những mặt tiêu cực trong đời sống hàng ngày
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về sự đổi mới, phát triển đất nước
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về những nét đổi mới, phát triển đất nước.
III. Các phương pháp - kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Suy nghĩ – thảo luận cặp đôi – chia sẻ
- Thảo luận
- Biểu đạt sáng tạo
IV. Tài liệu và phương tiện
- Các tư liệu (sách báo, thơ ca, tranh ảnh, bản tin,…) nói về sự đổi mới và
phát triển đất nước

- Một số tiết mục văn nghệ
- Giấy màu, bút màu, một vài dụng cụ khác
17


V. Tiến trình hoạt động
1. Khám phá
Người điều khiển nêu yêu cầu của hoạt động
Để mở đầu cho hoạt động hôm nay, xin mời các bạn hát bài “ Đảng cho ta mùa
xuân”
Các bạn thân mến. Để dành được độc lập, tự do, hạnh phúc đã có biết bao anh
hùng hy sinh cho Tổ quốc. Đó là kết quả lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Hôm nay
lóp chúng ta tổ chức với chủ đề “ Sự đổi mới và phát triển đất nước”.
2. Kết nối
Hoạt Động 1: NÊU VẤN ĐỀ, TRAO ĐỔI, THẢO LUẬN
Người điều khiển chương trình lần lượt đưa ra các câu hỏi hoặc các vấn đề.
Yêu cầu cả lớp suy nghĩ, phát biểu ý kiến trao đổi, thảo luận
1. Sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo baa81t đầu từ đâu?
2. Bạn hãy kể những nét chính về sự đối mới kinh tế của nước ta hiện nay?
3. Bạn hãy kể tên những thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay?
4. Bạn có thể nói cảm nhận của bạn về sự đổi mới đất nước về mặt đời sống văn
hóa hiện nay?
Các thành viên trong lớp trao đổi, thảo luận và có thể nêu thắc mắc hoặc một số
vấn đề để cả lớp cùng trao đổi.
Vấn đề nào chưa rõ có thể xin ý kiến cố vấn.
Người di62u khiển chương rình chốt lại kết quả trao đổi thảo luận.
Hoạt Động 2: SINH HOẠT VĂN NGHỆ
Người điều khiển giới thiệu từng tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị lên trình
diễn trước lớp. Đó là các tiết mục với các thể loại khác nhau: đơn ca, đọc thơ, kể
chuyện, múa, tốp ca,…về “Sự Đổi Mới và Phát Triển Đất Nước”.

3. Thực hành/luyện tập
Hoạt Động 3: CHIA SẺ CẶP ĐÔI, THẢO LUẬN
- Người diều khiển đặt câu hỏi để toàn lớp cùng tham gia suy nghĩ và phát biểu ý
kiến.
1. Hãy bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn đối với những hiện tượng tiêu cực
trong xã hội hiện nay cần phải đấu tranh loại bỏ.
2. Bạn có quyền được biết những thông tin về sự đổi mới và sự phát triển của đất
nước không?
3. Bạn có quyền được bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn với những hiện tượng
tiêu cực, sai trái hiện nay không? Tại sao?
4. Vận dụng
GV yêu cầu mỗi HS hãy phản ánh những ý kiến những người thân trong gia
đình cùng nghe để mọi người cùng chia sẻ.
VI. Tư liệu: Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em
Chủ điểm tháng 2: MỪNG ĐẢNG – MỪNG XUÂN
Mục tiêu chung.
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện kĩ năng sống
trong giờ HĐGDNGLL.
18


- Học sinh hiểu được nội dung một số kĩ năng sống cần thiết của người học
sinh THCS.
- Trình bày lợi ích của các kĩ năng sống đối với bản thân trong học tập, rèn
luyện ở nhà trường và trong cuộc sống của gia đình, cộng đồng xã hội.
- Học sinh hiểu được công lao và tình cảm của thầy cô giáo đối với các em.
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia các
HĐGD NGLL của lớp, của nhà trường.

- Biết thực hành các KNS trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với
người khác, với các tình huống trong HĐGDNGLL và trong cuộc sống ở nhà
trường, gia đình và cộng đồng.
- Biết học tập có kế hoạch, có phương pháp học tập tốt, biết đoàn kết giúp
nhau trong học tập theo lời dạy của Bác Hồ.
3. Thái độ:
- Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐ GDNGLL một cách chủ
động sáng tạo.
- Có ý thức rèn luyện các kĩ năng sống trong các hoạt động cụ thể của HĐ
GDNGLL.
- Học sinh có thái độ đúng đắn và có trách nhiệm trong học tập.
-------------------------------------------------Ngày soạn:...........................
Ngày dạy:............................
Hoạt động 1
SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG – MỪNG XUÂN
I. Yêu cầu giáo dục
Sau hoạt động học sinh có khả năng:
- Biết một số bài hát về Đảng và mùa Xuân.
- Thích hát nhạc về Đảng và mùa Xuân.
- Biết thiết kế, chuẩn bị một tiết mục văn nghệ.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động
- Tự nhận thức bản thân.
- Trình bày ý tưởng.
- Tìm kiếm, lựa chọn.
III. Các phương pháp - kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Đóng vai.
- Biểu đạt sáng tạo.
IV. Tài liệu và phương tiện
- Một số bài hát và tiểu phẩm.
- Trang phục, đạo cụ.

- Máy chiếu.
V. Tiến trình hoạt động
1. Khám phá:
- Thường vào dịp TẾT đất nước ta cũng đón sự kiện rất trọng đại đó là sự kiện
gì ?
- Cho các HS trả lời.
19


- Ghi bảng.
- Kết luận và liên hệ vào nội dung tiếp theo.
2. Kết nối:
Hoạt động 1: THI HÁT VỀ ĐẢNG VÀ MÙA XUÂN
- Mỗi đội hát một bài về mùa xuân, một bài về Đảng.
- Phải có múa, có trang phục phù hợp.
- BGK nhận xét bình chọn kế hoạch xuất sắc.
Hoạt động 2: THI DIỄN TIỂU PHẨM.
- Mỗi đội diễn một tiểu phẩm về mùa xuân.
- Có trang phục phù hợp.
- Thực hiện tiểu phẩm trong 15 phút.
- BGK nhận xét bình chọn kế hoạch xuất sắc.
3. Thực hành:
Hoạt động 3: THI VẼ TRANH ĐẢNG VỚI MÙA XUÂN
- Mỗi đội vẽ một bức tranh chủ đề Đảng với mùa Xuân.
- Chuẩn bị giấy, màu.
- Thực hiện trong 20 phút.
- BGK nhận xét bình chọn kế hoạch xuất sắc.
4. Vận dụng:
Giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà xoay quanh nội dung vừa hoạt động.
VI. Tư liệu:

- Tranh cổ động.
- Sách bài hát về Đảng và mùa Xuân.

Ngày soạn:...........................
Ngày dạy:............................
Hoạt động 2
TRỒNG CÂY LƯU NIỆM Ở TRƯỜNG
I. Yêu cầu giáo dục
Sau hoạt động, học sinh có khả năng
- Hiểu ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm của học sinh lớp cuối cấp ở
trường
20


- Khắc sâu tình cảm lưu luyến và tự hào về trường
- Có ý thức thường xuyên chăm sóc và bảo vệ cây
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động
- Kỹ năng xác định tìm kiếm các lựa chọn về cây lưu niệm
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ cây lưu ni65m cho nhà trường
- Kỹ năng hợp tác giữa các cá nhân, giữa các nhóm trong hoạt động trồng cây lưu
niệm
III. Các phương pháp - kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Động não
- Thảo luận
- Hoàn tất một nhiệm vụ
IV. Tài liệu và phương tiện
- Cảm tưởng về trồng cây lưu niệm
- Một cây non
- Dụng cụ trồng cây: cuốc, xẻng,…
- Que rào

V. Tiến trình hoạt động
1. Khám phá
Hát tập thể bài hát “Mái trường mến yêu”
Người điều khiển hỏi “Tại sao chúng ta phài làm cho trường ngày càng trở nên
xanh hơn không?”. Để làm được điều này thì mỗi HS phải làm gì để cho trường
xanh. Mỗi tổ đã có dự định phát biểu ý kiến.
Hôm nay lớp chúng ta cùng nhau trồng cây lưu niệm cho trường.
2. Kết nối
Hoạt Động 1: TRÌNH BÀY KẾ HOẠCH
- Kế hoạch trồng cây: trồng cây gì? Trồng cây ở vị trí nào trong sân trường?
- Kế hoạch chăm sóc cây
Sau đó GVCN thống nhất kế hoạch trồng và chăm sóc cây xanh,
Hoạt Động 2: THẢO LUẬN CHUNG
Người điều khiển chương trình nêu lần lượt các câu hỏi thảo luận
1. Bạn có suy nghĩ gì về việc trồng cây xanh trong sân trường?
2. Chúng ta phải có trách nhiệm giữ trường xanh như thế nào?
Mỗi HS sẽ tham gia nêu ý kiến của mình để cả lớp cùng tham khảo và bổ sung.
Thư ký ghi chép tát cả những phát biểu của cá bạn trong lớp để tổng hợp thành
kế hoạch trồng cây lưu niệm.
3. Thực hành/luyện tập
Hoạt Động 3: TRỒNG CÂY LƯU NIỆM
- Nhóm chuẩn bị cây trồng
- Đưa cây ra vị trí trồng cây
- Giới thiệu đội được giao nhiệm vụ trồng cây.
- Đội trồng cây đưa cây vào vị trí và trồng cây.
- Học sinh phát biểu cảm tưởng về trồng cây lưu niệm.
4. Vận dụng
Người điều khiển chương trình nhận xét kết quả hoạt động trồng cây lưu niệm.
GVCN dặn dò và giao nhiệm vụ cho đội chăm sóc cây xanh
VI. Tư liệu

21


- Xanh hóa nhà trường phổ thông
Xanh hóa nhà trường là một trong những nội dung quan trọng của công tác
giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam.
Vậy chúng ta phải làm gì để xanh hóa nhà trường phổ thông? Khi nói đến
xanh hóa,chắc nhiều người sẽ nghĩ đến việc trồng ây trong trường. Đúng vậy,
trồng cây là một trong những nội dung xanh hóa. Vì tất cả các trường học đều có
điều kiện để trồng cây. Ở nông thôn thì trồng cây ăn quả, trồng rau xanh,trồng
cây làm thuốc. Các trường miền núi thì tham gia phủ xanh đồi trọc, tham gia gây
giống cây rừng, rồng cỏ làm thức ăn gia súc. Các trường miền biển tham gia
trồng rừng chắn cát, trồng rừng ngập mặn. Ngay cả các trường ở thành phố, với
diện tích hạn hẹp thì trồng cây trong sân trường, trong vườn trường, trồng vườn
hoa, trồng cây trong chậu để xung quanh lớp, đặt tại hành lang,…
Tất cả các trường học đều cần trồng cây xanh vì cây làm đẹp trường học,
cây hấp thu khí cacbonic thải ra oxy, cây ngăn bụi, làm giảm tiếng ồn, làm không
khí trong lành, chống ô nhiễm.
Xanh hóa nhà trường phổ thông không chỉ có trồng cây xanh mà còn là
quản lý chất thải. Làm sao để giáo dục học sinh có thói quên vứt rác bừa bãi,
phân loại rác thải để có thể tái sử dụng chúng.

Chủ điểm tháng 3. TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
Mục tiêu chung.
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện kĩ năng sống
trong giờ HĐGDNGLL.
- Học sinh hiểu được nội dung một số kĩ năng sống cần thiết của người học
sinh THCS.
- Trình bày lợi ích của các kĩ năng sống đối với bản thân trong học tập, rèn

luyện ở nhà trường và trong cuộc sống của gia đình, cộng đồng xã hội.
- Học sinh hiểu được công lao và tình cảm của thầy cô giáo đối với các em.
2. Kĩ năng:
22


- Học sinh biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia các
HĐGD NGLL của lớp, của nhà trường.
- Biết thực hành các KNS trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với
người khác, với các tình huống trong HĐGDNGLL và trong cuộc sống ở nhà
trường, gia đình và cộng đồng.
- Biết học tập có kế hoạch, có phương pháp học tập tốt, biết đoàn kết giúp
nhau trong học tập theo lời dạy của Bác Hồ.
3. Thái độ:
- Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐ GDNGLL một cách chủ
động sáng tạo.
- Có ý thức rèn luyện các kĩ năng sống trong các hoạt động cụ thể của HĐ
GDNGLL.
- Học sinh có thái độ đúng đắn và có trách nhiệm trong học tập.
-----------------------------------------Ngày soạn:.............................
Ngày dạy:..............................
Hoạt động 1:
TỌA ĐÀM VỀ VAI TRÒ CỦA ĐOÀN VÀ LÍ TƯỞNG
CỦA THANH NIÊN HIỆN NAY.
I. Yêu cầu giáo dục
Về kiến thức:
- Giúp HS nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của Đoàn TNCSHCM và lí tưởng
của người thanh niên trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.
Về kĩ năng:
- Học tập rèn luyện theo tinh thần tiên phong của Đoàn.

- Biết biểu đạt ý kiến của mình về vai trò của Đoàn, về lí tưởng của thanh niên,
học tập và rèn luyện theo tinh thần tiên phong của người Đoàn viên.
Về thái độ:
- Tự hào về Đoàn , ý thức tôn trọng và bảo vệ danh dự của Đoàn.
- Phấn đấu vươn lên Đoàn, học tập tốt, rèn luyện tốt theo tinh thần tiên phong của
Đoàn.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động
- KN trình bày suy nghĩ về vai trò của Đoàn và lí tưởng của thanh niên hiện nay.
- KN tự tin, tự trọng tham gia toạ đàm.
- KN lắng nghe, phản hồi tích cừc ý kiến của các bạn khác trong toạ đàm.
III. Các phương pháp dạy học tích cực được sử dụng
- Thảo luận
- Tranh luận
- Hỏi và trả lời
- Báo cáo một phút
IV. Tài liệu và phương tiện
- Các tư liệu , tài liệu , tranh ảnh ,… có liên quan đến chủ đề về Đoàn
- Thanh niên làm việc, học tập và rèn luyện, không ngừng phấn đấu cho lí tưởng
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
23


- Tham khảo : Bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt
Nam. 21-1-1955, HCM TT - T7, T455.
- Một số câu hỏi, câu đố, đáp án về truyền thống Đoàn .
- Quyền trẻ em : Điều 12, 13,15
- Các bài hát về Đoàn
- Các phương tiện khác như : Giấy màu, bút màu, hoa, phần thưởng….
V. Tiến hành hoạt động
1. Khám phá

- Mở đầu hoạt động, người điều khiển cho lớp thể hiện bài hát: “Tiến lên đoàn
viên”
- Sau khi lớp thể hiện bài hát, người điều khiển phỏng vấn nhanh một số học
sinh:
+ Nội dung bài hát “Tiến lên đoàn viên” nói về điều gì?
+ Cảm nghĩ của bạn khi nghe bài hát này?
Người điều khiển kết luận để dẫn vào hoạt động chính thức
2. Kết nối
Hoạt động 1: TỌA ĐÀM VỀ VAI TRÒ CỦA ĐOÀN VÀ LÝ TƯỞNG
CỦA THANH NIÊN HIỆN NAY.
Cách 1:
− Người điều khiển nêu câu hỏi về Đoàn, yêu cầu lớp trao đổi, thảo luận và trả
lời.
− Người điều khiển động viên, khích lệ các bạn tham gia
Cách 2 : Cuộc thi:
− Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố hoặc tranh ảnh … cho
các đội thi. Thời gian suy nghĩ là 10 giây. Hết 10 giây, đội nào có tín hiệu ( cắm
cờ, lắc chuông, đánh trống) sẽ được trả lời trước.
− Nếu có đội nào không đúng hoặc không trả lời được thì cổ động viên đội nhà
có quyền trả lời, sau đó mới đến cổ động viên các đội khác. Điểm của cổ động
viên sẽ được cộng vào điểm của đội nhà.
− Sau mỗi câu trả lời đúng, người dẫn chương trình xin ý kiến đánh giá của ban
giám khảo. Điểm được viết công khai trên bảng cho mỗi đội.
Hoạt động 2: Văn nghệ
- Cán bộ văn nghệ của lớp điều khiển chương trình văn nghệ: các bài hát, bài
thơ…ca ngợi Đoàn, liên quan chủ diểm 26/3 hoặc cho thi đua văn nghệ giữa các
tổ.
- HS trình diễn các bài hát, bài thơ…ca ngợi Đoàn biểu đạt sự sáng tạo về phong
cách cá nhân
3. Thực hành/luyện tập

Hoạt động 3 : Trình bày 1 phút
C1: Người điều khiển mời đại diện các đội nhắc lại những truyền thống tốt đẹp
của Đoàn bằng cách tự các bạn giới thiệu lại 1 phút các tư liệu, số liệu về truyền
thống của Đoàn.
C2: Người điều khiển gọi một số HS trình bày 1 phút với các câu hỏi sau:
+ Điều quan trọng nhất bạn thu hoạch được hôm nay là gì
+ Bạn có suy nghĩ gì về vai trò của Đoàn và lí tưởng của thanh niên hiện nay
24


- HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trên trong một phts. Câu trả lời giúp các em
củng cố kết quả hoạt động, cho thấy được các em đã nhận thức được những gì
sau hoạt động
4. Vận dụng.
GV hướng dẫn HS về nhà tiếp tục về vai trò của Đoàn và lí tưởng của
thanh niên hiện nay. Tìm hiểu các phong trào Đoàn ở địa phương
Kết thúc : GV nhận xét chung về kết quả và sự chuẩn bị của học sinh
V. TƯ LIỆU
1. Mốc lịch sử về Đoàn và các Đoàn viên tiêu biểu:
a) 26/3/1931: ngày thành lập Đoàn.
b) Đoàn viên thanh niên đầu tiên: Lý Tự Trọng
c) Các đoàn viên tiêu biểu hy sinh trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ:
(Lý Tự Trọng, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi…)
2. Bài hát về Đoàn:
Tiến lên Đoàn viên
3. Một số câu hỏi thảo luận
Câu 1 Đoàn thanh niên là gì?
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị – xã hội của nước Việt Nam,
do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn
luyện

Câu 2: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành lập ngày, tháng, năm nào?
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành lập ngày 26/3/1931
Câu 3: Bạn hãy cho biết về 8 đoàn viên TNCS đầu tiên?
* Tám đoàn viên TNCS đầu tiên gồm:
- Đồng chí Lê Hữu Trọng, với bí danh là Lý Tự Trọng
- Đồng chí Đinh Chương Long, với bí danh là Lý Văn minh,
- Đồng chí Vương Thúc Thoại, với bí danh là Lý Thúc Chất
- Đồng chí Hoàng Tự, với bí danh là Lý Anh Tự
- Đồng chí Ngô Chí Thông, với bí danh là Lý Trí Thông
- Đồng chí Ngô hậu Đức, với bí danh là Lý Phương Đức
- Đồng chí Nguyễn Thị Tích, với bí danh là Lý Phương Thuận
- Đồng chí Nguyễn Sinh Thản, với bí danh là Lý Nam Thanh.
Câu 4: Ý nghĩa của huy hiệu Đoàn?
+Biểu thị sức mạnh, ý chí của thanh niên Việt Nam, tính xung kích của tuổi trẻ
trong công việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 5: Mục đích lí tưởng của Đoàn thanh niên Cộng sản HCM là gì?
+Đoàn bao gồm những thanh niên tiến tiến, phấn đấu vì mục tiêu lí tưởng của
Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng văn minh.
Câu 6: Tính chất của Đoàn thanh niên Cộng sản HCM là gì?
+Có ba tính chất: tính chính trị, tính tiên tiến, tính quần chúng.
Câu 7: Chức năng của Đoàn thanh niên Cộng sản HCM là gì?
+Có ba chức năng:Đoàn là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam; Đoàn
là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên; Đoàn là người đại diện, chăm lo
và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ.
Câu 8: Vai trò, vị trí và mối quan hệ của Đoàn trong xã hội như thế nào?
25



×