Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

lUẬN văn THẠC sĩ các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào TỈNH VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.62 KB, 92 trang )

n


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG

LÊ THỊ XUYÉN

CÁC YÉU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÉN QUYÉT ĐỊNH
ĐẦU TƯ TRỰC TIÉP NƯỚC NGOÀI VÀO
TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ NGÀNH: 60 34 01 02

Vĩnh Long, 2016


Ì1

[f

m
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG

LÊ THỊ XUYÉN

CÁC YÉU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÉN QUYÉT ĐỊNH
ĐẦU TƯ TRỰC TIÉP NƯỚC NGOÀI


VÀO TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ NGÀNH: 60 34 01 02

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN PHÚ SON


Vĩnh Long, 2016

Ì1

[f


MỤC LỤC

4


TÀI LIỆU THAM KHẢO

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. FDI: đầu tư trực tiếp nước ngoài
2. KCN: khu công nghiệp

3. WTO: tổ chức Thương mại thế giới
4. IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế
5. USD: đô la Mỹ
6. GDP: tổng thu nhập quốc nội
7. GRDP: tổng thu nhập của một địa phương
8. PCI: chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh
9. ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
10. DN: doanh nghiệp
11. Tp. HCM: thành phố Hồ Chí Minh
12. OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
13. UNCTAD: Tổ chức hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển
14. BCC: hợp tác kinh doanh
15. BOT: xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
16. BTO: xây dựng - chuyển giao - kinh doanh
17. BT: xây dựng - chuyển giao
18. PPP: đối tác công tư
19. UNICEF: Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc
20. THCS: trung học cơ sở
21. THPT: trung học phổ thông
22. ĐTNN: đầu tư nước ngoài
23. GCNĐT: giấy chứng nhận đầu tư
24. TNHH: trách nhiệm hữu hạn
25. HĐBT: Hội đồng bộ trưởng
26. UBND: Ủy ban nhân dân
27. CBCC: Cán bộ công chức


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được
rất nhiều thành tựu về kinh tế quan trọng, ngày càng được bạn bè quốc tế đánh giá

cao. Để tiếp cận nhanh những tiến bộ khoa học công nghệ của thế giới, đưa khoa
học kỹ thuật vào sản xuất nhằm làm tăng giá trị hàng hóa và tính cạnh tranh trên thị
trường trong nước và thế giới, một trong những cách thức hiệu quả nhất là mời gọi
đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment).
1 Lý do chọn đề tài

FDI là một yếu tố quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế. FDI tạo ra các
liên kết trực tiếp, ổn định và lâu dài giữa các nền kinh tế. Nó khuyến khích chuyển
giao công nghệ giữa các quốc gia, và cho phép các nước tiếp nhận đầu tư quảng bá
sản phẩm, hình ảnh của mình rộng rãi hơn trên thị trường quốc tế. FDI cũng là một
nguồn bổ sung kinh phí đầu tư quan trọng cho các quốc gia, đặc biệt là các nước
đang phát triển như Việt Nam.
Tỉnh Vĩnh Long là một tỉnh có diện tích nhỏ nhất ĐBSCL, nhưng lại có
nhiều lợi thế như: nằm ở trung tâm của một vùng kinh tế, giao thương thuận tiện
hơn khi có cầu Mỹ Thuận và cầu Cần Thơ, giao thông với các trung tâm kinh tế lớn
như thành phố Hồ Chí Minh được rút ngắn nhờ sự quan tâm đầu tư từ Trung Ương.
Tuy nhiên, cho đến nay, Vĩnh Long chỉ có 27 dự án FDI còn hiệu lực hoạt động, đa
số lại là dự án nhỏ nên chưa tác động mạnh đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn tỉnh.
Nếu so sánh với các tỉnh lân cận như Bến Tre - 45 dự án, Tiền Giang - 66 dự
án, Trà Vinh - 33 dự án, thì Vĩnh Long còn quá ít với con số 27 dự án. Vấn đề được
đặt ra ở đây là tại sao Vĩnh Long có nhiều lợi thế như vậy mà không thu hút được
FDI? nên tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Long” để tìm ra nguyên nhân nào đã làm cho tỉnh Vĩnh
Long kém hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư và từ đó đề xuất giải pháp khắc phục.

Trang 7


2


Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư nước
ngoài khi đầu tư vào tỉnh Vĩnh Long, từ đó đưa ra giải pháp để tăng cường FDI của
tỉnh Vĩnh Long.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng FDI tại tỉnh Vĩnh Long.
Mục tiêu 2: Phân tích đánh giá của nhà đầu tư đối với các nhân tố thu hút FDI
vào Vĩnh Long.
Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới.
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
1/ Thực trạng FDI của tỉnh Vĩnh Long như thế nào?
2/ Những yếu tố nào tác động đến quyết định đầu tư FDI tại tỉnh Vĩnh Long? 3/
Những giải pháp nào để cải thiện những yếu tố tác động đến thu hút đầu tư FDI vào tỉnh
Vĩnh Long?
3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào việc phân tích đánh giá của nhà đầu tư đối với các nhân tố
thu hút FDI vào Vĩnh Long
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Từ năm 1993 đến tháng 12 năm 2015 (từ khi có DN FDI đầu tiên
đầu tư vào tỉnh Vĩnh Long đến nay).
Về không gian: 27 DN nước ngoài đang đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
4


Phương pháp nghiên cứu

4.1 Khung nghiên cứu
Dựa trên cơ sở: 1) Lý thuyết OLI: J.H Dunning cho rằng: 3 điều kiện cần
thiếtđểmộtdoanh nghiệp có động cơ tiến hànhđầu tư trực tiếp khi có lợi thế về sở
hữu, lợi thế về địa điểm, lợi thế về nội bộ hóa - OLI: Ownership Advantages,

Trang 8


LocationAdvantage, Intemalization Incentives; 2) Tình hình thực tế tại địa bàn nghiên
cứu, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 1: Mô hình nghiên cứu

42. Phương pháp nghiên cứu
Sơ đồ thể hiện các bước trong tiến trình nghiên cứu:

Hình 2: Các bước trong tiến trình nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ: Xây dựng bảng câu hỏi thô rồi dùng phương pháp phỏng
vấn chuyên gia, là các nhà quản lý am tường về lĩnh vực đầu tư nước ngoài, hoàn

Trang 9


thiện bảng câu hỏi phỏng vấn.
Nghiên cứu chính thức: được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
tính. Giai đoạn nghiên cứu định tính sẽ tiến hành thu thập dữ liệu qua phỏng vấn

trực tiếp với bảng câu hỏi, sau đó việc phân tích dữ liệu sẽ được thực hiện. Kết quả
phân tích sẽ là cơ sở để đề xuất giải pháp.
4.3 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các báo cáo liên quan đến FDI từ Sở Kế
hoạch đầu tư tỉnh Vĩnh Long, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long, Ban Quản lý các khu công
nghiệp tỉnh Vĩnh Long, Sở Khoa học Công nghệ, trên website của Tổng cục Thống
kê, Cục quản lý Đầu tư nước ngoài, VCCImekong hay các bài viết được đăng trên
tạp chí và các công trình nghiên cứu khoa học.
Số liệu sơ cấp: Thông tin thu thập từ phiếu điều tra thông qua việc phỏng
vấn chuyên gia là các nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Long.
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua quy trình sau:
Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi.
Xây dựng bảng câu hỏi thô dựa trên nền tảng các thông tin cần thu thập trong
mô hình lý thuyết.
Phỏng vấn các chuyên gia là các nhà quản lý và hiệu chỉnh các câu hỏi dựa
trên ý kiến đóng góp.
Bước 2: Phỏng vấn các DN FDI.
Bước 3: Nhập số liệu.
Bước 4: Xử lý số liệu.
4.4 Phương pháp phân tích
Dùng thống kê mô tả trên phần mềm Microsoft Excel để phân tích số liệu.
Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu những vấnđề
kinh tế - xã hội cần phân tích trong mối quan hệ chặt chẽ về mặt định tính của các
hiện tượng và quá trình. Một số đại lượng cần tính trong phương pháp này là:
+ Giá trị trung bình: Bằng tổng tất cả các giá trị biến quan sát chia cho số
quan sát.

Trang
10



+ Độ lệch chuẩn: là căn bậc hai của phương sai.
+ Phương sai: là trung bình giữa bình phương các độ lệch giữa các biến và
giá trị trung bình của các biến đó.
5

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài luận văn được thực hiện để trả lời các câu hỏi nghiên cứu về thực
trạng FDI của tỉnh Vĩnh Long, nó có tác động như thế nào đến phát triển kinh tế của
tỉnh và những yếu tố nào tác động đến quyết định đầu tư FDI tại tỉnh Vĩnh Long.
Thông qua đó đáp ứng ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
-

Đánh giá tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Vĩnh Long.

-

Xác định các yếu tố khẳng định thu hút dòng vốn FDI vào tỉnh Vĩnh Long.

-

Gợi ý chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu hút dòng vốn FDI vào tỉnh
Vĩnh Long từ kết quả nghiên cứu của đề tài.

6

Lược khảo tài liệu nghiên cứu
• FDI và tăng trưởng kinh tế


-

Nguyen Thi Phuong Hoa (2004), kết luận FDI có tác động dương tới tăng trưởng
kinh tế của các địa phương thông qua hình thành, tích lũy tài sản vốn và có sự
tương tác cùng chiều giữa FDI với nguồn nhân lực.

-

Le Thanh Thuy (2007), nhận định FDI đã bổ sung cho đầu tư trong nước giúp
cho việc mở rộng sản xuất, giảm thâm hụt ngân sách, đóng góp vào kim ngạch
xuất khẩu, giải quyết việc làm.

-

Anh và Thang (2007), nghiên cứu các nhân tố quyết định dòng vốn FDI ở các
tỉnh thành Việt Nam cho thấy quy mô thị trường, lao động và cơ sở hạ tầng có tác
động ý nghĩa lên FDI, trong khi chính sách của chính phủ thông qua chỉ số cạnh
tranh cấp tỉnh không có ý nghĩa.

-

Le Viet Anh (2009), nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế
ở Việt Nam cho thấy đóng góp của FDI đối với tăng trưởng được ước tính 7%
trong 37% tổng số vốn đóng góp cho sự tăng trưởng trong giai đoạn 1988 - 2002.
Phân tích hồi qui cho thấy rằng FDI có mối quan hệ dương với đầu tư trong nước
và tăng trưởng kinh tế, cũng như FDI tạo ra những tác động dương đáng kể trong

Trang
11



ngắn hạn và dài hạn lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
-

Chien etal. (2012) khẳng định FDI có tác động dương lên tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010.

-

Chirstian và C.Richard (2012) khẳng định các biến vĩ mô như GDP và chi phí lao
động có tác động dương ý nghĩa lên FDI ở Việt Nam. Trong khi sự sụt giá của
đồng nội tệ lại có tác động âm.

-

Nguyễn Mại (2012) đã dùng phương pháp nghiên cứu định tính và kết luận rằng
FDI góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước.

-

Chien và Linh (2013) sử dụng dữ liệu bảng để đánh giá mối quan hệ giữa FDI và
tẳng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Kết quả cho thấy có mối quan hệ dương hai
chiều giữa FDI và GDP bình quân.
• FDI và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

-

Đỗ Thị Thủy (2001) nghiên cứu và FDI với sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam đã
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến FDI ở Việt Nam giai đoạn 1997 - 2000. Từ

những đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, tác giả đã nêu giải pháp để thu
hút FDI vào Việt Nam phục vụ CNH, HĐH đất nước.

-

Nguyễn Tiến Long (2010), kiểm định FDI chuyển dịch kinh tế ở Thái Nguyên,
với phương pháp phân tích định tính và định lượng từ số liệu giai đoạn 1993 2009 cho thấy: (i) FDI góp phần quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của tỉnh Thái Nguyên theo hướng CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; (ii) FDI tác
động tích cực đến cân đối tài chính Thái Nguyên, tăng nhanh kim ngạch xuất
khẩu , mở rộng thị trường, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và (iii)
FDI góp phần đẩy nhanh tốc độ độ thị hóa , phát triển kinh tế đồng đều tại các
vùng kinh tế của Thái Nguyên.

-

Nguyễn Tấn Vinh (2011), nghiên cứu FDI đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm thu hút và sử
dụng FDI thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. Hồ Chí Minh theo hướng hiệu quả và
bền vững.

Trang
12




FDI và thương mại

-


SajidAnwar và Lan Phi Nguyen (2011), với FDI và thương mại ở Việt Nam.
Bằng phương pháp định lượng xem xét tác động FDI đến xuất khẩu, nhập khẩu
của Việt Nam từ dữ liệu liên quan đến 19 đối tác thương mại lớn của Việt Nam
giai đoạn 1990 - 2007. Nghiên cứu cũng xem xét tác động của FDI đến thương
mại trong 3 giai đoạn: trước, trong và sau khủng hoảng tài chính châu Á, thực
nghiệm bổ sung cho mối liên kết giữa FDI và xuất khẩu, FDI và nhập khẩu cho
giai đoạn 1990 - 2007.

-

Nguyễn Khắc Minh (2015), nghiên cứu tác động của FDI, dao động tỷ giá, thị
trường tài chính đến các doanh nghiệp của các ngành định hướng xuất khẩu:
Trường hợp Việt Nam thời kỳ 2000- 2012. Sử dụng bộ dữ liệu lớn về các doanh
nghiệp định hướng xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2000-2012. Nghiên cứu này
xem xét có tồn tại chăng ảnh hưởng lan tỏa của FDI, tác động của dao động tỷ giá
và ảnh hưởng của thị trường tài chính lên các doanh nghiệp trong các ngành công
nghiệp định hướng xuất khẩu của ngành chế tác, đồng thời các ảnh hưởng lan tỏa
ngang và dọc của FDI, ảnh hưởng dao động tỷ giá và ảnh hưởng của thị trường
tài chính và phát hiện ra rằng không có chứng cứ về ảnh hưởng lan tỏa ngang
nhưng có chứng cứ và ảnh hưởng lan tỏa ngược ảnh hưởng lan tỏa xuôi dương
của FDI, ảnh hưởng âm của dao động tỷ giá và ảnh hưởng dương của thị trường
tài chính.



FDI và môi trường thu hút đầu tư

-

Dương Thị Bình Minh (2009), nghiên cứu cải thiện môi trường đầu tư, thu hút

vốn FDI ở một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho TP. Hồ Chí Minh.
Tác giả đề xuất mạng tính định hướng về cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường
thu hút FDI tại TP. Hồ Chí Minh cũng như cả nước nói chung.

-

Le Quoc Thinh (2011) trong nghiên cứu đã kết luận rằng nhóm yếu tố thị trường,
nguồn lao động, cơ sở hạ tầng và chính sách đầu tư là những yếu tố tác động đến
sự hài lòng của doanh nghiệp FDI về môi trường đầu tư của tỉnh Long An.

-

Chunlai Chen (2011): Tác giả trình bày một phân tích thuyết phục và giải thích

Trang
13


lý thuyết của FDI bằng các thực nghiệm để đánh giác yếu tố quyết định vị trí đầu
tư của các nhà đầu tư FDI, và có sự khác biệt trong hành vi đầu tư giữa các nhà
đầu tư lớn hoặc nhỏ.
• FDI và thể chế chính sách

-

Nguyễn Mạnh Toàn (2010) trong mô hình nghiên của mình, bằng phương pháp
thống kê, mô tả, đã kết luận rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển là yếu tố quan
trọng bậc nhất, kế đến là những chế độ đãi ngộ hỗ trợ đầu tư của chính quyền địa
phương, thị trường tiềm năng và cuối cùng là vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng xã hội.


-

Dang Duc Anh (2013), nghiên cứu FDI và chất lượng thể chế ở Việt Nam. Bằng
cách sử dụng dữ liệu từ khảo sát năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và FDI từ khi gia
nhập WTO của trên 60 tỉnh/thành phố, tác giả ghi nhận tỉ lệ thuận giữa thể chế và
thu hút FDI. Đặc biệt, tỉnh giải ngân FDI lớn thường có chất lượng thể chế tốt
hơn. Kết quả cũng nhận định dòng vốn FDI tác động đến thể chế lớn hơn ở các
tỉnh miền Bắc so với quốc gia, đồng thời có thể sử dụng FDI như một chất xúc
tác cho cải cách thể chế trong nước và thúc đẩy hội tụ chất lượng thể chế giữa các
vùng miền Việt Nam.

-

Nguyễn Minh Tiến (2013) trong nghiên cứu bằng phương pháp phân tích thực
nghiệm cho thấy rằng các nhân tố thuộc quy mô thị trường, thể chế chính sách, cú
sốc kinh tế và lực lượng lao động có hiệu ứng tích cực lên FDI.

-

Nguyễn Quốc Việt, Chu Thị Nhường, Trần Thị Giáng Quỳnh, Phạm Thị Hiền
(2014) trong nghiên cứu của nhóm, đã chỉ ra rằng thể chế thực thi tại các địa
phương có tác động mạnh mẽ đối với khả năng thu hút FDI trong khi những thể
chế hỗ trợ lại không có tác động.

7

Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận.

Chương 2: Thực trạng và kết quả nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn từ năm 1993 đến 2015.
Chương 3: Giải pháp cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Long.

Trang
14


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN


1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ FDI VÀ THU HÚT FDI
1.1.1

-

Khái niệm về đầu tư, đầu tư trực tiếp

Theo Luật đầu tư năm 2005 của Việt Nam thì Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn
bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các
hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật
có liên quan.

-

Đầu tư là việc bỏ tiền vốn để mua các công cụ tài chính hoặc tài sản khác để có
được lợi nhuận. Đầu tư có liên quan đến tiết kiệm hay trì hoãn tiêu dùng.

-


Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia

quản lý hoạt động đầu tư.
1.1.2

-

Khái niệm FDI

Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund, IMF, 1977,1993), Đầu
Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Foreign Direct Investment, FDI) là một công cuộc
đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp (direct investor)
đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư
trực tiếp (direct investment enterprise) trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu
này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI.

-

Như vậy, FDI sẽ tạo thành một mối quan hệ lâu dài giữa một công ty chủ quản
(người đầu tư trực tiếp) và một công ty phụ thuộc (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp)
đặt tại một quốc gia khác với quốc gia của công ty chủ quản. Công ty chủ quản
không nhất thiết phải kiểm soát toàn bộ hoạt động của công ty phụ thuộc (trong
trường hợp công ty chủ quản không chiếm đa số cổ phiếu của công ty phụ thuộc)
và phần FDI chỉ tính trong phạm vi tỉ lệ sở hữu của công ty chủ quản đối với
công ty phụ thuộc.

-

Khái niệm của OECD (1996): Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư được thực hiện

nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc biệt là
những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh

Trang
15


nghiệp nói trên bằng cách: thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một
chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư, mua lại toàn bộ doanh nghiệp
đã có, tham gia vào một doanh nghiệp mới,cấp tín dụng dài hạn (trên 5 năm), và
quyền kiểm soát: nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên.
-

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO, 1996) đưa ra định nghĩa như sau về FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước
chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với
quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các
công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà
người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp
đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là
"công ty con" hay "chi nhánh công ty".
Ở Điều 3 của Luật đầu tư Việt Nam được Quốc Hội thông qua 11/2005 đã
nêu rõ: “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham
gia quản lý hoạt động đầu tư”.

1.1.3

Thu hút FDI

Nếu FDI là một hình thức đầu tư quốc tế, thì thu hút FDI là hoạt động vận

động khuyến khích và chuẩn bị điều kiện để thực hiện FDI. Trên cơ sở khái niệm
này có một số điểm chính về thu hút FDI như sau:
-

Thu hút FDI là hoạt động để vận động các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một
quốc gia hoặc một vùng hay một tỉnh... của quốc gia đó.

-

Việc thu hút này phải gồm rất nhiều biện pháp và phải có những bước đi thích
hợp cũng như có rất nhiều chủ thể tham gia vào quá trình đó, từ công việc của các
cá nhân, các tổ chức, các doanh nghiệp, chính quyền địa phương và chính quyền
trung ương.

-

Thu hút FDI có thể dưới các hình thức chủ động và bị động.

-

Các hình thức thu hút FDI chủ động xảy ra khi các đơn vị của quốc gia đang hoạt
động trong việc tìm kiếm đối tác kinh doanh; thuyết phục các nhà đầu tư đầu tư
vào Việt Nam và các địa phương; xây dựng hành lang pháp lý để khuyến

Trang
16


khích dòng vốn FDI vào các ngành công nghiệp, lĩnh vực và các ngành kinh tế có nhu
cầu thu hút đầu tư.

-

Các hình thức thu hút thụ động khác nhau từ một thực thể chủ động thành chờ
đợi thụ động các đối tác, sau đó giới thiệu và đề nghị các nhà đầu tư về những
thuận lợi và điểm đến để giúp họ quyết định nơi để đầu tư vào.

1.1.3

Các hình thức FDI

FDI có thể được phân loại dựa trên quan điểm của nhà đầu tư (hoặc nước đi
đầu tư) hoặc của nước sở tại. Từ góc nhìn của các nhà đầu tư, Caves (1971) FDI
được chia thành 3 loại:
-

Công ty đa quốc gia “theo chiều ngang” sản xuất các sản phẩm cùng loại hoặc
tương tự ở các quốc gia khác nhau.

-

Công ty đa quốc gia “theo chiều dọc” có các cơ sở sản xuất ở một số nước nào
đó, sản xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của nó ở một số nước khác.

-

Công ty đa quốc gia “đa chiều” có các cơ sở sản xuất ở các nước khác nhau mà
chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc.

-


Theo Helpman (1984) chỉ ra rằng các công ty đa quốc gia có mục đích tối đa hóa
lợi nhuận và giảm thiểu chi phí sản xuất như vận tải, thuế... vì vậy, họ sẽ chia
hoạt động sản xuất ở nhiều nước trên thế giới. Ở giai đoạn sản xuất cần rất nhiều
nhân lực có tay nghề, các hoạt động sản xuất được tổ chức tại các quốc gia có chi
phí lao động thấp. Trong trường hợp này, các quốc gia này sẽ nhập khẩu trung
gian hàng hóa như máy móc từ các công ty đa quốc gia và xuất khẩu sản phẩm đã
hoàn thành. Các hình thức FDI nêu trên được gọi là FDI theo chiều dọc.
Với quan điểm đầu tư - nước tiếp nhận FDI có thể được phân loại thành: FDI
thay thế nhập khẩu, FDI tăng xuất khẩu và FDI bằng nỗ lực của chính phủ.
FDI thay thế nhập khẩu liên quan đến sản xuất sản phẩm được nhập khẩu từ
nước đi đầu tư. Việc này làm giảm nhập khẩu của các quốc gia và giảm xuất khẩu
của các nước đầu tư. Hình thức này phụ thuộc vào kích thước của thị trường đầu tư
của nước tiếp nhận, chi phí vận chuyển, và các rào cản thương mại.
Hình thức thứ hai được khuyến khích vì mong muốn tìm kiếm đầu vào mới

Trang
17


cho sản xuất như nguyên vật liệu và các sản phẩm trung gian. FDI cũng được phân
loại dựa trên cách mở rộng khai thác ưu điểm của đầu tư tại nước tiếp nhận để tăng
doanh thu đầu tư. Bên cạnh đó, FDI tìm kiếm cho nguồn lao động giá rẻ tại nước
tiếp nhận để giảm chi phí sản xuất. Mở rộng FDI bị ảnh hưởng bởi lợi thế của các
công ty hoạt động trong nước của các nhà đầu tu như: quy mô doanh nghiệp, tập
trung nghiên cứu và phát triển (R&D) và khả năng sinh lợi của lợi thế công nghệ.
FDI bằng nỗ lực của chính phủ: là sự trợ cấp đầu tư theo quy định của nước
sở tại, tạo công ăn việc làm, rút ngắn sự chênh lệch giữa các khu vực tiếp nhận,
cũng như giảm thâm hụt cán cân thanh toán (UNCTAD, 2002).
Theo Luật đầu tư của Việt Nam, có các hình thức đầu tư trực tiếp như
sau: Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài;

Doanh nghiệp liên doanh (A Joint Venture Enterpise)
Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) hợp
đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT, PPP.
Góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại công ty.
1.1.4

1.1.4.1

Tác động của FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư

Tác động tích cực
Là nguồn vốn hỗ trợ cho phát triển

FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn
ngoại tệ của các nước nhận đầu tư, đặc biệt là đối với các nước kém phát triển.
Hầu hết các nước kém phát triển đều rơi vào cái “vòng luẩn quẩn”đó là: Thu
nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp, vì vậy đầu tư thấp và rồi hậu quả lại là thu nhập
thấp. FDI là một cú hích phá vỡ một mắt xích trong cái “vòng luẩn quẩn” này. Vốn
đầu tư là cơ sở tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới công nghệ, kỹ thuật,
tăng năng suất lao động... Từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập, tăng tích lũy cho sự phát
triển của xã hội.
Đặc biệt là FDI, nguồn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà
không gây nợ cho các nước nhận đầu tư. Theo mô hình lý thuyết “hai lỗ hổng” của
Cherery và Stront có hai cản trở chính cho sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia

Trang
18


đó là: Tiết kiệm không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư được gọi là “lỗ hổng tiết

kiệm”.Và thu nhập của hoạt động xuất khẩu không đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho
hoạt động nhập khẩu được gọi là “lỗ hổng thương mại”. Hầu hết các nước kém phát
triển, hai lỗ hổng trên rất lớn. Vì vậy FDI góp phần làm tăng khả năng cạnh tranhvà
mở rộng khả năng xuất khẩu của nước nhận đầu tư, thu một phần lợi nhuận từ các
công ty nước ngoài, thu ngoại tệ từ các hoạt động dịch vụ cho FDI.
Chuyển giao công nghệ

Lợi ích quan trọng mà FDI mang lại đó là công nghệ khoa học hiện đại, kỹ
xảo chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến. Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ
đầu tư không chỉ vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như
máy móc thiết bị, nguyên vật liệu... mà còn mang theo tri thức khoa học, bí quyết
quản lý, năng lực tiếp cận thị thường... Do vậy, về lâu dài, đây chính là lợi ích căn
bản nhất đối với nước nhận đầu tư. FDI có thể thúc đẩy phát triển các nghề mới, đặc
biệt là những nghề đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao. Vì thế nó có tác dụng to lớn
đối với quá trình công nghiệp hóa, dịch chuyển cơ cấu kinh tế của các nước nhận
đầu tư. FDI đem lại kinh nghiệm quản lý, kỹ năng kinh doanh và trình độ kỹ thuật
cho các đối tác trong nước nhận đầu tư, thông qua những chương trình đào tạo và
quá trình vừa học vừa làm. FDI còn thúc đẩy các nước nhận đầu tư phải cố gắng
đào tạo những kỹ sư, những nhà quản lý có trình độ chuyên môn cao để cung cấp
cho các doanh nghiệp FDI và tham gia vào các công ty liên doanh với nước ngoài.
Thực tiễn cho thấy, hầu hết các nước thu hút FDI đã cải thiện đáng kể trình
độ kỹ thuật công nghệ của mình. Chẳng hạn như đầu những năm 60 Hàn Quốc còn
kém về lắp ráp xe hơi, nhưng nhờ chuyển nhận công nghệ Mỹ, Nhật, và các nước
khác mà năm 1993 họ đã trở thành những nước sản xuất ô tô lớn thứ 7 thế giới.
Trong điều kiện hiện nay, trên thế giới có nhiều công ty của nhiều quốc gia
khác nhau có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài và thực hiện chuyển giao công nghệ cho
nước nào tiếp nhận đầu tư. Thì đây là cơ hội cho các nước đang phát triển có thể
tiếp thu được các công nghệ thuận lợi nhất. Nhưng không phải các nước đang phát
triển được “học” miễn phí mà họ phải trả một khoản “học phí” không nhỏ trong việc


Trang
19


tiếp nhận chuyển giao công nghệ này.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, các nước đang phát triển muốn
thực hiện mục tiêu quan trọng hàng đầu là đẩy mạnh ta kinh tế. Đây cũng là điểm
nút để các nước chậm phát triển và đang phát triển thoát ra khỏi các vòng luẩn quẩn
của sự đói nghèo. Thực tiễn và kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, các quốc gia
nào thực hiện chiến lược kinh tế mở của với bên ngoài, biết tranh thủ và phát huy
tác dụng của các nhân tố bên ngoài biến nó thành những nhân tố bên trong thì quốc
gia đó tạo được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Mức tăng trưởng ở các nước đang phát triển thường do nhân tố tăng đầu tư,
nhờ đó các nhân tố khác như tổng số lao động được sử dụng, năng suất lao động
cũng tăng lên theo. Vì vậy có thể thông qua FDIđể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Rõ ràng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy
kinh tế ở các nước đang phát triển. Nó là tiền đề, là chỗ dựa để khai thác những
tiềm năng to lớn trong nước nhằm phát triển nền kinh tế.
Thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế

Yêu cầu dịch chuyển nền kinh tế không chỉ đòi hỏi của bản thân sự phát triển
nội tại nền kinh tế, mà còn là đòi hỏi của xu hứng quốc tế hóa đời sống kinh tế đang
diễn ra mạnh mẽ hiện nay.
FDI là một bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại. Thông qua
qua hoạt động đầu tư này các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình
phân công lao động quốc tế. Để hội nhập vào nền kinh tế giữa các nước trên thế
giới, đòi hỏi mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với
sự phân công này.

Thông qua hoạt động FDI, đã làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành kinh tế
mới ở các nước nhận đầu tư cũng như sự phát triển nhanh chóng trình độ kỹ thuật
công nghệ ở nhiều ngành kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động ở một
số ngành này và tăng tỷ trọng của nó trong nền kinh tế. Song song đó, một số ngành
được kích thích phát triển bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng cũng có nhiều ngành bị

Trang
20


mai một đi, rồi đi đến chỗ bị xóa bỏ.
Một số tác động khác

Ngoài những tác động trên đây, đầ tư trực tiếp nước ngoài còn có một số tác
động sau:
Đóng góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước thông qua việc
nộp thuế của các đơn vị đầu tư và tiền thu tư việc cho thuê đất...
Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đóng góp cải thiện cán cân thanh toán quốc
tế cho nước tiếp nhận đầu tư. Bởi vì hầu hết các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài là
sản xuất ra các sản phẩm hướng vào xuất khẩu góp phần đóng góp của tư bản nước
ngoài và việc phá triển xuất khẩu là khá lớn trong nhiều nước đang phát triển. Cùng
với việc tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn mở
rộng thị trường cả trong nước và ngoài nước. Đa số các dự án FDI đều có phương
án bao tiêu sản phẩm. Đây gọi là hiên tượng “hai chiều” đang trở nên khá phổ biến
ở nhiều nước đang phát triển hiện nay.
Về mặt xã hội, FDI đã tạo ra nhiều chỗ làm việc mới, thu hút một khối lượng
đáng kể người lao độngở nước nhận đầu tư vào làm việc tại các đơn vị của đầu tư
nước ngoài. Điều đó góp phần đáng kể vào việc làm giảm bớt nạn thất nghiệp vốn
là một tình trạng nan giải của nhiều quốc gia. Đặc biệt là đối với các nước đang
phát triển, nơi có lực lượng lao động rất phong phú nhưng không có điều kiện khai

thác và sử dụng được. Thì FDIđược coi là chìa khóa quan trọng để giải quyết vấn đề
trên đây. Vì FDItạo ra được các điều kiện về vốn và kỹ thuật, cho phép khai thác và
sử dụng các tiềm năng về lao động.
Tuy nhiên sự đóng góp của FDI đối với việc làm trong nước nhận đầu tư phụ
thuộc rất nhiều vào chính sách và khả năng kỹ thuật của nước đó.
1.1.4.2

Tác động tiêu cực
Chuyển giao công nghệ

Các công ty nước ngoài có thể sẽ chuyển giao những công nghệ kỹ thuật lạc
hậu và máy móc thiết bị cũ. Dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật cho nên máy móc công nghệ nhanh chóng trở thành lạc hậu. Vì vậy họ thường

Trang
21


chuyển giao những máy móc đã lạc hậu cho các nước nhận đầu tư để đổi mới công
nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm của chính nước họ, sử dụng
lao động ít hơn nhằm làm giảm giá thành sản phẩm.
Ngoài ra, rất khó tính được giá trị thực của những máy móc chuyển giao có
công nghệ cũ. Do đó nước đầu tư thường bị thiệt hại trong việc tính tỷ lệ góp trong
các doanh nghiệp liên doanh và hậu quả là bị thiệt hại trong việc chia lợi nhuận.
Gây tổn hại môi trường sinh thái

Do các công ty nước ngoài bị cưỡng chế phải bảo vệ môi trường theo các
quy định rất chặt chẽ ở các nước công nghiệp phát triển, thông qua đầu tư trực tiếp
nước ngoài họ muốn đầu tư sang các nước mà biện pháp cưỡng chế, luật bảo vệ môi
trường không hữu hiệu.

Tác động tiêu cực rõ nhất của các dự án FDI trong lĩnh vực sản xuất gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhiều doanh nghiệp FDI do vi phạm về bảo vệ môi
trường, đã bị chính quyền địa phương buộc phải đóng cửa, ngừng hoạt động vì
không có những biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường do chất thải sinh ra trong quá
trình sản xuất. Vấn đề mâu thuẫn giữa tăng trưởng sản xuất công nghiệp, duy trì
nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao với sự ô nhiễm môi trường do sản xuất gây ra vẫn là
bài toán nan giải. Điều này lại đặc biệt rõ nét trong hoạt động thu hút các dự án FDI
trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Hoạt động FDI chủ yếu được tiến hành trong
lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chất thải có nhiều thành phần độc hại, nếu không
được xử lý và kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ra ô nhiễm môi trường và chi phí xã hội
hiện tại và tương lai sẽ vô cùng lớn, làm giảm khả năng đạt tới mục tiêu phát triển
bền vững.
FDI tạo sự cạnh tranh không bình đẳng đối với một số doanh nghịêp trong
nước

FDI đã tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng, lành mạnh đối với các doanh
nghiệp địa phương cùng sản xuất một mặt hàng. Có nhiều trường hợp, đã phải
chuyển nhượng luôn phần vốn góp của đối tác trong nước cho đối tác nước ngoài
trong liên doanh do không cạnh tranh được trên thị trường. Có thể nói, trong thời

Trang
22


gian qua, tác động tiêu cực của FDI đối với doanh nghiệp trong nước thông qua
việc cạnh tranh chưa nhiều; nhưng đang có xu hướng tăng trong thời gian tới.
Những doanh nghiệp FDI, nhất là những công ty xuyên quốc gia có ưu thế về vốn,
trình độ công nghệ, quản lý sản xuất gây sức ép cạnh tranh đối với hoạt động sản
xuất, kinh doanh của những doanh nghiệp trong nước. Nhiều trường hợp, hàng hóa
và dịch vụ của công ty xuyên quốc gia lấn át, dẫn đến doanh nghiệp trong nước mất

dần thị trường, dễ lâm vào tình trạng phá sản.
Phụ thuộc về kinh tế đối với các nước nhận đầu tư

FDI đóng góp vốn bổ sung quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế và
thực hiện chuyển giao công nghệ cho các nước nhận đầu tư. Đồng thời cũng thông
qua các công ty xuyên quốc gia là những bên đối tác nươc ngoài để chúng ta có thể
tiêu thụ hàng hóa vì các công ty này nắm hầu hết các kênh tiêu thụ hàng hóa từ
nước này sang nước khác. Vậy nếu càng dựa nhiều vào FDI, thì sự phụ thuộc của
nền kinh tế vào các nước công nghiệp phát triển càng lớn. Và nếu nền kinh tế dựa
nhiều vào FDI thì sự phát triển của nó chỉ là một phồn vinh giả tạo. Sự phồn vinh
có được bằng cái của người khác.
Vấn đề chuyển giá và hạch toán lỗ của một số doanh nghiệp FDI

Đối với một số doanh nghiệp FDI theo hình thức liên doanh, phía đối tác
nước ngoài dùng nhiều thủ đoạn nâng cao giá thành sản phẩm thông qua các hoạt
động như quảng cáo, mua nguyên vật liệu từ nước ngoài, dẫn đến tình trạng thua lỗ
giả và làm giảm tỷ lệ phần vốn góp của phía Việt Nam trong liên doanh (thường chỉ
là 30% bằng quyền sử dụng đất). Do đó, hoặc là phía Việt Nam phải tăng vốn góp
hoặc là phải chuyển nhượng phần góp vốn của mình cho phía đối tác nước ngoài, từ
đó chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, gây nên thất thoát trong quản
lý kinh tế. Vấn đề này còn gọi là chuyển giá (transfering price).
Chuyển giá là những giao dịch về giá ẩn bên trong giao dịch giữa các công ty
mẹ và các chi nhánh, công ty con. Những giao dịch về giá này được thực hiện dựa
trên những tính toán bên trong của các công ty xuyên quốc gia và giá của những
giao dịch này không phản ánh đúng giá trị thị trường. Các công ty xuyên quốc gia

Trang
23



thường sử dụng chuyển giá như là một biện pháp để hạch toán lãi thành lỗ, lãi nhiều
thành lãi ít, nhằm mục đích cuối cùng là thôn tính sở hữu đối với bên liên doanh
trong nước, tránh đánh thuế chuyển lợi nhuận, thuế nhập khẩu và kiểm soát tỷ giá.
Tác hại của lợi dụng chuyển giá không chỉ thiệt hại về mặt kinh tế mà còn tạo ra
cạnh tranh bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI.
Những mặt trái khác

Trong một số các nhà đầu tư không phải không có trường hợp hoạt động tình
báo, gây rối an ninh chính trị. Thông qua nhiều thủ đoạn khác nhau theo kiểu “diễn
biến hòa bình”. Có thể nói rằng sự tấn công của các thế lực thù địch nhằm phá hoại
ổn định về chính trị của nước nhận đầu tư luôn diễn ra dưới mọi hình thức tinh vi và
xảo quyệt.
Mặt khác, mục đích của các nhà đầu tư là kiếm lời, nên họ chỉ đầu tư vào
những nơi có lợi nhất. Vì vậy khi lượng vốn nước ngoài đã làm tăng thêm sự mất
cân đối giữa các vùng,giữa nông thôn và thành thị. Sự mất cân đối này có thể gây ra
mất ổn định về chính trị. Hoặc FDI cũng có thể gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội.
Những người dân bản xứ làm thuê cho các nhà đầu tư có thể bị mua chuộc, biến
chất, thay đổi quan điểm, lối sống và nguy cơ hơn là họ có thể phản bội Tổ Quốc.
Các tệ nạn xã hội cũng có thể tăng cường cùng với FDI như mại dâm, nghiện hút...
Những vấn đề trên có xảy ra hay không còn phụ thuộc vào chính sách và khả
năng tiếp nhận kỹ thuật của từng nước. Nếu nước nào tranh thủ được vốn, kỹ thuật
và có ảnh hưởng tích cực ban đầu của đầu tư trực tiếp nước ngoài mà nhanh chóng
phát triển công nghệ trong nước, tạo nguồn tích lũy, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ
và tiếp nhận kỹ thuật mới cũng như đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai trong nước
thì sẽ được rất nhiều từ việc tiếp nhận FDI.
Việc nhìn thấy những mặt trái của FDI không có nghĩa là phủ nhận những
lợi thế của nó, mà chúng ta chỉ lưu ý rằng không nên quá hy vọng vào FDI và cần
phải có những chính sách, những biện pháp kiểm soát hữu hiệu để phát huy những
mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của FDI. Bởi vì mức độ thiệt hại của FDI
gây


Trang
24


ra cho nước chủ nhà nhiều hay ít lại phụ thuộc rất nhiều vào chính sách, năng lực, trình
độ quản lý, trình độ chuyên môn của nước nhận đầu tư.
1.1.5

Vai trò của FDI đối với địa phương

Vai trò của FDI trong đầu tư, phát triển kinh tế và phát triển nguồn nhân lực:
Thực tế cho thấy rằng FDI làm tăng nguồn vốn của địa phương, việc thành lập các
doanh nghiệp FDI tạo việc làm, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp và làm chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
Với việc đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ, cần lượng nhân công
lớn như dệt may, sản xuất giày dép... các doanh nghiệp FDI đóng góp tích cực vào
công tác giải quyết việc làm cho người lao động địa phương. Đặc biệt, lao động
được doanh nghiệp FDI tuyển dụng thường có yêu cầu cao hơn và phải trải qua quá
trình đào tạo mới có thể làm việc được. Điều đó góp phần nâng cao trình độ tay
nghề chung của nguồn nhân lực trong tỉnh.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài đến với Vĩnh Long đa số đầu tư
vào ngành công nghiệp sẽ góp phần làm gia tăng tiềm lực công nghiệp của tỉnh, đẩy
nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại
hóa bằng cách tăng tỉ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP. Không những
thế, thông qua việc hợp tác, liên doanh với các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp
của địa phương sẽ có cơ hội tiếp nhận công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên
tiến và từng bước tiếp cận thị trường quốc tế;... nâng cao năng suất lao động, giảm
chi phí sản xuất, và nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm.
Có thể khẳng định, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là giải pháp giúp

cải thiện những khó khăn về nguồn vốn đầu tư, khai thác các tiềm năng sẵn có và
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
Vai trò của FDI trong sự tăng trưởng của xuất nhập khẩu:
Có thể thấy rằng nguồn vốn FDI đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực xuất
khẩu. Có thể thấy việc lựa chọn địa điểm đầu tư rất quan trọng đối với các doanh
nghiệp FDI. Việc tìm kiếm địa điểm đầu tư chủ yếu phục vụ các mục đích: Tìm
kiếm thị trường tiêu thụ và tối đa hóa lợi thế về chi phí. Do đó, các doanh nghiệp

Trang
25


×