Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.48 KB, 40 trang )

TIỂU LUẬN MOÂN HỌC
CHUYÊN ĐỀ:

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN DIỆN TÍCH VÙNG TRỒNG HOA,
CÂY CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

-Thaùng11 naêm 2015-

1


Teõn chuỷ ủe: D

ỏn phỏt trin din tớch vựng trng hoa, cõy
cnh trờn a bn tnh Lõm ng.

-Thaựng 11 naờm 20152


MỤC LỤC

3


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền kinh tế nước ta ngày càng trên đà phát triển, mức sống của người dân ngày càng
nâng cao, ngoài nhu cầu vui chơi giải trí, thẩm mỹ, người ta còn tìm đến với cây xanh,
thiên nhiên, trong đó có nhu cầu về hoa, kiểng ngày càng lớn.
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ phát triển hoa kiểng ngày càng tăng một
cách đáng kể, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và phục vụ
xuất khẩu,nó đã trở thành hàng hóa mang lại lợi nhuận cao, là một động lực mạnh mẽ


thúc đẩy phát triển ngành nghề hoa kiểng, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động.
Sản xuất hoa kiểng mang đặc điểm thâm canh với cường độ cao trên cùng diện tích đất,
cho phép sử dụng hiệu quả đất đai, thu hút nhiều nguồn vốn đa dạng trong nhân dân.
Lâm Đồng là tỉnh miền núi thuộc Nam Tây Nguyên Việt Nam, có diện tích tự nhiên là
977.395 ha, độ cao trung bình từ 800- 1500m so với mực nước biển, khí hậu ôn hòa
quanh năm, nhiệt độ trung bình từ 17-20oc, lượng mưa trung bình năm là 2.000 mm, độ
ẩm khoảng 80-85%, rất phù hợp cho nhiều loài hoa, cây kiểng. Tài nguyên thực vật rất
phong phú, bên cạnh các cây công nghiệp chủ lực như cà phê, chè, cao su, điều... thì hiện
nay, việc phát triển cây hoa, cây cảnh Lâm Đồng, đặc biệt tại Đà Lạt, đang được xem là
có vai trò quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng.
Do đó việc xây dựng chương trình quy hoạch phát triển hoa, cây kiểng, đến năm 2030
cho tỉnh Lâm Đồng là việc làm cần thiết. Nhằm khắc phục sự suy thoái nhiều loại hoa,
cây cảnh, sưu tầm, bảo vệ, phục tráng và phát triển các giống hoa quý, một số giống hoa
quý tại Đà Lạt đã bị thoái hóa, chưa khôi phục lại được, do đó cần đầu tư về mặt khoa học
công nghệ kỹ thuật vào nôi trồng, đồng thời phát huy các thế mạnh về điều kiện khí hậu
tự nhiên cũng như các giống hoa đặc hữu có nguồn gốc ôn đới hay nhiệt đới núi cao.
Phát triển hoa, cây kiểng, không những góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất
nông nghiệp kinh tế mà sản phẩm của nó con mang lại lợi ích kinh tế cao, phục vụ cho du
lịch và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cần thiết không thể thiếu được trong đời sống của người
dân đô thị.
Đà Lạt được mệnh danh là Thành phố ngàn hoa luôn có sức quyến rũ đặc biệt đối với du
khách khắp nơi bởi không khí trong lành, khung cảnh nên thơ, những truyền thuyết về
tình yêu thật lãng mạn và hàng ngàn loài hoa đẹp, quý hiếm mà nhiều nơi không có.
Đặc biệt Festival Hoa Đà Lạt vô cùng ấn tượng được tổ chức định kỳ 2 năm một lần tại
thành phố ngàn hoa với các chương trình trưng bầy triển lảm hoa, cây cảnh đẹp vô cùng
ấn tượng thu hút hàng ngàn khách du lịch Đà Lạt trong và ngoài nước tham dự.
Mục tiêu quy hoạch phát triển hoa, cây cảnh của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030: Diện
tích hoa, cây cảnh đạt: 7 ngàn ha;sản lượng: 1,3 tỷ cảnh. Đáp ứng được nhu cầu cần thiết
trong trong tỉnh và cả nước, cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu ngay tại thị trường trong
nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Trong thời kỳ 2015-2030, ngoài đáp ứng nhu cầu nội địa,

kim ngạch xuất khẩu hoa, cây cảnh tỉnh Lâm Đồng phấn đấu đạt 1 tỷ USD/năm.
Sưu tập, phục tráng và đổi mới cơ cấu giống hoa, cây cảnh, đồng thời bảo tồn nhiều loài
4


hoa, cây cảnh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, khảo sát và phát triển các giống hoa nhập
nội phục vụ người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Ứng dụng công nghệ sinh học trong việc chọn lọc, lai tạo và nhân giống nhằm đa dạng
hóa nguồn giống hoa cũng như cây cảnh phục vụ chiến lược phát triển ngành hoa, cây
cảnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng.
Sưu tập lưu trữ và phát triển nguồn giống hoa, cây cảnh hiện có của tỉnh, khảo sát và
phát triển các giống hoa nhập nội trong điều kiện khí hậu tỉnh Lâm Đồng.
Lai tạo và chọn lọc các giống hoa đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Ứng dụng kỹ thuật mới trong việc chọn tạo giống hoa, màu hoa, tạo dáng và tăng cường
khả năng chống chịu sâu bệnh.
Nhân giống hoa, cây cảnh bằng hạt, bằng nuôi cấy mô tế bào đáp ứng nhu cầu sản xuất
có tính công nghiệp.
Thực hiện dự án quy hoạch phát triển diện tích trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng năm 2015-2030, trong đó tập trung quy hoạch tại TP. Đà Lạt; TP. Bảo Lộc; thị
trấn Đức Trọng; huyện Lạc Dương và huyện Lâm Hà.

5


Phần I : TỔNG QUAN
I.Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu :
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên
theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khơ từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao
nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C, thời tiết ơn

hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm.. Lượng
mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%, số
giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng
và phát triển các loại cây trồng, vật ni có nguồn gốc ơn đới. Đặc biệt Lâm Đồng có khí
hậu ơn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm khơng xa các trung tâm đơ
thị lớn và vùng đồng bằng đơng dân.
Do đặc điểm địa hình, xã hội tạo cho tỉnh Lâm Đồng có những diện mạo vơ cùng phong
phú về điều kiện khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, quần thể động – thực vật và tính đa dạng
sinh học cao; phong tục, tập qn của các cộng đồng dân cư bản địa đa dạng và đặc sắc.
Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sơng Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú,
mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92 đập
dâng. Sơng suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình
0,6km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1%. Phần lớn sơng suối chảy từ hướng đơng bắc
xuống tây nam. Hầu hết các sơng suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh
thác ở thượng nguồn.
Các sơng lớn của tỉnh thuộc hệ thống sơng Đồng Nai.
Ba sơng chính ở Lâm Đồng là:
• Sơng Đa Dâng (Đạ Đờng)
• Sơng La Ngà
• Sơng Đa Nhim
Hệ thống cung cấp nước:
Hệ thống cấp nước đã hồn thiện tương đối tốt, hiện có: nhà máy cấp nước Đà Lạt, cơng
suất 35.000 m3/ngày-đêm hệ thống cấp nước thị xã Bảo Lộc, cơng suất 10.000 m3/ngàyđêm; hệ thống cấp nước huyện Đức Trọng, cơng suất 2.500 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp
nước huyện Di Linh, cơng suất 3.500 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Lâm Hà,
cơng suất 6.000 m3/ngày-đêm. Đồng thời với việc cấp nước, hệ thống xử lý nước thải
cơng nghiệp và sinh hoạt đang được hồn thiện.
Với những điều kiện tự nhiên ưu đãi, tỉnh Lâm Đồng có tiềm năng phát triển ngành
trồng và chế biến nơng – lâm sản, đặc biệt các cây trồng như chè, cà phê, rau, hoa, cây
dược liệu sản xuất hàng hóa, ứng dụng cơng nghệ cao.


6


Do những điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên nên Lâm Đồng sẽ là khu vực thích hợp để
thực hiện dự án quy hoạch phát triển diện tích trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng năm 2015-2030, trong đó tập trung quy hoạch tại TP. Đà Lạt; TP. Bảo Lộc;
thị trấn Đức Trọng; huyện Lạc Dương và huyện Lâm Hà.
Các căn cứ pháp lý để thực hiện việc quy hoạch :
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập,
phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006
của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT -BKH ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11
tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh
và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và
sản phẩm chủ yếu.
Quyết định 281/2007/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức
chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu.
Quyết định 146/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu
phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Nam đến năm 2010 và tầm nhìn
đến năm 2020.

7



II. Khaùi quaùt ñòa baøn nghieân cöùu :
1 Lịch sử hình thành :
1 tháng 11 năm 1899, chính quyền Pháp lập tỉnh Đồng Nai Thượng (Province de Haut
Donnai), tỉnh lỵ đặt tại Di Linh (Djiring)
Năm 1903, bãi bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng, chuyển thành đại lý hành chính Di Linh, do
đại diện của Công sứ Bình Thuận cai trị
Năm 1913, nhập đại lí Đà Lạt với đại lý Di Linh, gọi chung là đại lý Di Linh và vẫn
thuộc tỉnh Bình Thuận
6 tháng 1 năm 1916: thành lập tỉnh Lâm Viên, gồm đại lý Đà Lạt mới lập lại và đại lý Di
Linh, tách từ tỉnh Bình Thuận. Tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Tỉnh Lâm Viên còn được gọi là
Langbiang hay Lâm Biên
31 tháng 10 năm 1920: xóa bỏ tỉnh Lâm Viên, một phần lập ra thành phố Đà Lạt, phần
còn lại lập lại tỉnh Đồng Nai Thượng, tỉnh lỵ đặt tại Di Linh. Năm 1928 chuyển tỉnh lỵ
tỉnh Đồng Nai Thượng về Đà Lạt
8 tháng 1 năm 1941, lập lại tỉnh Lâm Viên, tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Tỉnh lị tỉnh Đồng Nai
Thượng chuyển về Di Linh
19 tháng 5 năm 1958, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng
thành tỉnh Lâm Đồng, đồng thời tách một phần đất sáp nhập với thành phố Đà Lạt, thành
lập tỉnh Tuyên Đức. Tỉnh Lâm Đồng gồm 2 quận Bảo Lộc (Blao) và Di Linh. Chính
quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt
Nam nhập tỉnh Lâm Viên với tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng. Như vậy tỉnh
Lâm Đồng do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam
Việt Nam đặt bao gồm 2 tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức do Việt Nam Cộng hòa đặt.
Tháng 2 năm 1976, sáp nhập tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Tuyên Đức thành tỉnh Lâm Đồng
mới, gồm thành phố Đà Lạt và 4 huyện: Bảo Lộc, Di Linh, Đơn Dương, Đức Trọng.
Ngày 14 tháng 3 năm 1979, chia huyện Bảo Lộc thành 2 huyện: Bảo Lộc và Đạ Huoai;
chia huyện Đơn Dương thành 2 huyện: Đơn Dương và Lạc Dương
Ngày 6 tháng 6 năm 1986, chia huyện Đạ Huoai thành 3 huyện: Đạ Huoai, Đạ
Tẻh và Cát Tiên
Ngày 28 tháng 10 năm 1987, chia huyện Đức Trọng thành 2 huyện: Đức Trọng và Lâm

Hà.
Ngày 11 tháng 7 năm 1994, chia huyện Bảo Lộc thành thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo
Lâm
Ngày 17 tháng 11 năm 2004, thành lập huyện Đam Rông trên cơ sở tách 3 xã thuộc
huyện Lạc Dương và 5 xã thuộc huyện Lâm Hà.
Ngày 8 tháng 4 năm 2010, chuyển thị xã Bảo Lộc thành thành phố Bảo Lộc.

8


2. Vị trí địa lí :
Lâm Đồng thuộc Nam Tây Nguyên, có tọa độ địa lý từ 11˚12’- 12˚15’ vĩ độ bắc
và 107˚45’ kinh độ đông. Phía đông bắc giáp với tỉnh Khánh Hoà, phía đông giáp với
tỉnh Ninh Thuận, phía tây giáp Đắk Nông, phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai và Bình
Phước, phía nam và đông nam gáp tỉnh Bình Thuận, giáp tỉnh Đắc Lắc ở phía Bắc.
Phía bắc tỉnh là dãy núi Yang Bông có đỉnh cao 1749 mét. Dãy núi phía nam có
đỉnh Đan Sê Na cao 1950 mét, đỉnh Lang Biang cao 2163 mét, Hòn Giao cao 1948 mét.
phía nam hai dãy núi là cao nguyên Lang Biang, trên đó có thành phố Đà Lạt ở độ cao
1475 mét. phía đông và nam tỉnh có cao nguyên Di Linh cao 1010 mét, địa hình khá bằng
phẳng và đông dân cư, là nơi đầu nguồn của sông La Ngà.
3 .Địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng :
Địa hình : Nằm ở phía nam Tây Nguyên, trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của
hệ thống sông suối lớn, địa hình đa số là núi và cao nguyên với độ cao trung bình từ 800
đến 1.000 mét so với mực nước biển, đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng
phẳng. Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc
xuống nam
Khí hậu : Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, chính
vì vậy khí hậu Lâm Đồng được chia làm 2 mùa riêng biệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa
mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau. Nhiệt độ cũng thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm.

Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ
quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm. Lượng mưa trung bình
1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%. Đặc biệt Lâm
Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm không xa các
trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân.
Thổ nhưỡng :
-Lâm Đồng có diện tích đất 977.219,6 ha, chiếm 98% diện tích tự nhiên, bao gồm 8 nhóm
đất và 45 đơn vị đất:
• Nhóm đất phù sa (fluvisols)
• Nhóm đất glây (gleysols)
• Nhóm đất mới biến đổi (cambisols)
• Nhóm đất đen (luvisols)
• Nhóm đất đỏ bazan (ferralsols)
• Nhóm đất xám (acrisols)
• Nhóm đất mùn alit trên núi cao (alisols)
• Nhóm đất xói mòn mạnh (leptosols)
-Đất có độ dốc dưới 25 độ, chiếm trên 50%, đất dốc trên 25 độ chiếm gần 50%. Chất
lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất có
khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên
9


Bảo Lộc - Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế
cao như cà phê, chè, dâu tằm. Diện tích trồng chè và cà phê khoảng 145.000 ha, tập trung
chủ yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà; diện tích trồng rau, hoa khoảng 23.800
ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng; chè, cà phê, rau, hoa ở Lâm Đồng đa
dạng về chủng loại, có những loại giá trị phẩm cấp cao. Đất có khả năng nông nghiệp còn
lại tuy diện tích khá lớn nhưng nằm rải rác xa các khu dân cư, khả năng khai thác thấp vì
bị úng ngập hoặc bị khô hạn, tầng đất mỏng có đá lộ đầu hoặc kết vón, độ màu mỡ thấp,
hệ số sử dụng không cao... Trong diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng chiếm 60%, còn

lại là đất trồng đồi trọc (khoảng 40%).
4 Dân cư :
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Lâm Đồng đạt gần 1.218.700 người, mật độ dân số
đạt 125 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 464.700 người, dân số sống
tại nông thôn đạt 754.000 người. Dân số nam đạt 609.500 người, trong khi đó nữ đạt
609.200 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 13,3 ‰
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, trên
địa bàn toàn tỉnh có 43 dân tộc cùng 18 người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc
kinh là đông nhất với 901.316 người, xếp ở vị trí thứ hai là người Cơ Ho với 145.665
người, người Mạ đứng ở vị trí thứ 3 với 31.869 người, thứ 4 là người Nùng với 24.526
người, người Tày có 20.301 người, Chu Ru có 18.631 người, người Hoa có 14.929 người,
Mnông có 9.099 người, người Thái có 5.277 người, người Mường có 4.445 người cùng
các dân tộc ít người khác như Mông với 2.894 người, Dao với 2.423 người, Khơ Me với
1.098 người...ít nhất là Lô Lô, Cơ Lao và Cống mỗi dân tộc chỉ có duy nhất 1 người.
Lâm Đồng là vùng đất mới có sức thu hút dân cư trong cả nước đến lập nghiệp, quần thể
dân cư ở đây chưa ổn định và liên tục biến động, hiện tượng di dân tự do trong những
năm qua từ các tỉnh khác nhau trong cả nước hội tụ về Lâm Đồng tuy có giảm nhưng vẫn
còn lớn, bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2005 có khoảng 5.000 người di cư tự do vào
Lâm Đồng.

10


5. Tình hình kinh tế-xã hội :
Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Lâm Đồng trong thời gian qua đã đạt được
tốc độ tăng trưởng cao trên 10%/năm, tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp chiếm 46% GDP
toàn tỉnh và chiếm 80% giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh với sản phẩm đặc thù như: rau,
hoa, chè, cà phê, bò sữa, bò thịt; giá trị canh tác bình quân toàn diện tích đất nông nghiệp
của tỉnh năm 2012 đạt 89 triệu đồng/ha/năm (tương đương 4.450USD/ha/năm).
Ngành nông nghiệp Lâm Đồng phát triển với mục tiêu nâng cao năng suất, sản lượng,

đảm bảo chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm; tập trung
phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi sang những đối tượng có ưu thế cạnh tranh của tỉnh; hình thành những vùng
chuyên canh tập trung chè, cà phê, rau, hoa với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.
Bên cạnh ngành kinh tế nông nghiệp, kinh tế lâm nghiệp cũng đóng góp vai trò quan
trọng trong việc ổn định đời sống cho người dân tại khu vực nông thôn thông qua các hoạt
động khoanh nuôi, quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng kinh tế, trong năm 2012 đã giao khoán
quản lý bảo vệ rừng 377.000 ha rừng cho 19.000 hộ, trong đó có 16.400 hộ là đồng bào
dân tộc với mức thu nhập bình quân 200.000đ/ha/năm.
III. Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện :
1. Nội dung nghiên cứu :
Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Lâm Đồng.
Những điều kiện thuận lợi của tỉnh Lâm Đồng trong việc trồng hoa, cây cảnh.
Những lợi ích kinh tế-xã hội của việc trồng hoa, cây cảnh
Tình hình thực tế, diện tích trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng .
Việc bảo tồn những loài hoa, giống cây cảnh quý hiếm những như tình hình xuất khẩu
hoa, cây cảnh ra nước ngoài.
Ứng dụng công nghệ sinh học trong việc chọn lọc, lai tạo và nhân giống nhằm đa dạng
hóa nguồn giống hoa cũng như cây cảnh
Đề xuất và nêu rõ lí do vì sao nên phát triển diện tích trồng hoa, cây cảnh tại Lâm Đồng
Khó khăn gặp phải và những thuận lợi trong việc phát triển diện tích trồng hoa, cây cảnh
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Kết luận và kiến nghị.
2 .Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp tiếp cận, thu thập thông tin : dựa trên nguồn thông tin thu thập được do kế
thừa, nghiên cứu , quan sát để làm sơ sở lí luận cho chủ đề nghiên cứu.
Phương pháp phi thực nghiệm : thu thập thông tin dựa trên việc quan sát những sự kiện
đã hoặc đang tồn tại .
11



3 .Các bước thực hiện :
Xác định chủ đề nghiên cứu bao gồm các bước: xác định mục đích nghiên cứu , xác
định giới hạn phạm vi của chủ đề; định rõ các mục tiêu nghiên cứu .
a) Sau khi lựa chọn được chủ đề xuất phát, xác định rõ mục đích, thực hiện bước tiếp
theo là giới hạn phạm vi và xác định cụ thể chủ đề cần nghiên cứu:
• Giới hạn, phạm vi : việc hoa và cây cảnh tại Lâm Đồng .
• Chủ thể nghiên cứu : diện tích và thực trạng trồng hoa, cây cảnh trên địa
bàn tình Lâm Đồng
b) Xác định mục tiêu nghiên cứu :
• Thực trạng trồng hoa, cây cảnh tại Lâm Đồng.
• Việc ứng dụng công nghệ cao, kĩ thuật tiên tiến trong việc trồng hoa, cây
cảnh tại Lâm Đồng.
• Đề xuất, kiến nghị về việc nên phát triển diện tích trồng hoa, cây cảnh trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Thu thập tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu : bằng những phương pháp thu
thập, quan sát, kế thừa tài liệu thu thập những thông tin :
• Căn cứ pháp lý, cơ sở khoa học để đưa ra dự án phát triển diện tích trồng hoa, cây
cảnh tại Lâm Đồng .
• Khái quát chung về địa bàn tỉnh Lâm Đồng : điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế
xã hội .
• Những điều kiện tự nhiên giúp Lâm Đồng thuận lợi trong việc trồng hoa , cây cảnh
• Những ứng dụng về công nghê, kĩ thuật trong việc trồng hoa, cây cảnh.
• Các vân đề liên quan đến việc trồng hoa, cây cảnh tại Lâm Đồng như: diện tích, tỉ
lệ xuất khẩu, thuận lợi và khó khăn, lợi ích kinh tế-xã hội mang lại,…..
Phân tích và thảo luận : phân tích thông tin thu thập được, đưa ra những ý kiến về việc
phát triển diện tích trồng hoa, cây cảnh tại Lâm Đồng.
Tổng hợp và đưa ra đề xuất, kiến nghị : Từ những thông tin đã thu thập được, tổng
hợp lại, đưa ra đề xuất, kiến nghị về việc phát triển diện tích trồng trọt hoa, cây cảnh tại

Lâm Đồng.

12


Phần II
I Khái Quát Về điều Kiện Tự Nhiên Của Tỉnh Lâm Đồng:
1.Vị trí địa lí
Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.000 m
so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tương đối phức tạp
chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng
đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ... và
những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng
- Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận
- Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai
- Phía nam – đông nam gáp tỉnh Bình Thuận
- Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc
-Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn; nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có thể chia thành 3 vùng
với 5 thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch dịch vụ và chăn nuôi gia súc.
2.Khí hậu:
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên
theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm .Nhiệt độ
trung bình từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm,thường ít có những biến

động lớn trong chu kỳ năm.
Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 –

87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ, thuận lợi cho phát triển du lịch
nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới.
Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và
nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân .
3.Địa hình:
Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.000 m
so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.764,79 km 2; địa hình tương đối phức tạp chủ
yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã
tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ... và
những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.
Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn;
nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có thể chia thành 3
13


vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du
lịch - dịch vụ và chăn nuôi gia súc.
Toàn tỉnh hiện có 12 đơn vị hành chính, trong đó có thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và
9 huyện với 145 xã, phường, thị trấn; trong đó có 47 xã vùng sâu, vùng xa, vùng trọng
điểm nằm trong danh sách các xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 1232/1999/QĐ TTg của thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thành phố Đà Lạt là trung tâm hành chính kinh tế - xã hội của tỉnh, cách các trung tâm kinh tế lớn của vùng và khu vực không xa,
hướng nam cách thành phố Hồ Chí Minh 300Km, Biên Hòa 270Km, Vũng Tàu 340Km,
hướng đông cách cảng biển Nha Trang 210Km.
4.Nguồn nước:
Hệ thống cấp nước đã hoàn thiện tương đối tốt, hiện có: nhà máy cấp nước Đà Lạt, công
suất 35.000 m3/ngày-đêm hệ thống cấp nước thị xã Bảo Lộc, công suất 10.000 m3/ngàyđêm; hệ thống cấp nước huyện Đức Trọng, công suất 2.500 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp
nước huyện Di Linh, công suất 3.500 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Lâm Hà,
công suất 6.000 m3/ngày-đêm. Đồng thời với việc cấp nước, hệ thống xử lý nước thải
công nghiệp và sinh hoạt đang được hoàn thiện.
Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú,

mạng lưới suối khá dày đặc, với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng. Nguồn nước phong phú,
hệ thống sông suối khá dày, tiềm năng thuỷ điện rất lớn.
5.Thổ nhưỡng:
Lâm Đồng có 9 nhóm đất khác nhau. Đất có độ dốc dưới 25 o chiếm trên 50%, đất dốc
trên 25o chiếm gần 50%. Chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh
có khoảng 255.400 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có 200.000 ha đất
bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công
nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè, dâu tằm. Diện tích trồng chè và cà
phê khoảng 145.000 ha, tập trung chủ yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm hà; diện
tích trồng rau, hoa khoảng 23.800 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng; chè,
cà phê, rau, hoa ở Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, có những loại giá trị phẩm cấp cao.
Đất có khả năng nông nghiệp còn lại tuy còn khá lớn nhưng nằm rải rác xa các khu dân
cư, khả năng khai thác thấp vì bị úng ngập hoặc bị khô hạn, tầng đất mỏng có đá lộ đầu
hoặc kết vón, độ màu mỡ thấp, hệ số sử dụng không cao... Trong diện tích đất lâm nghiệp,
đất có rừng chiếm 60%, còn lại là đất trồng đồi trọc (khoảng 40%).
Những điều kiện giúp Lâm Đồng thuận lợi trong việc trồng cây cảnh, hoa Lâm Đồng là
tỉnh có điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai cho nghề trồng hoa phát triển, đặc biệt là
các loại hoa cao cấp. Trong những năm qua, nông dân Lâm Đồng đã từng bước tiếp thu
khoa học kỹ thuật dưới nhiều hình thức thông qua hội thảo tập huấn, thực hiện các mô hình
khuyến nông, học hỏi kinh nghiệm sản xuất từ các nhà đầu tư nước ngoài tại Lâm Đồng

14


II. Tình hình trồng hoa, cây cảnh tại Lâm Đồng:
1. Thực trạng :
Lâm Đồng là tỉnh có điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai cho nghề trồng hoa phát
triển, đặc biệt là các loại hoa cao cấp. Trong những năm qua, nông dân Lâm Đồng đã từng
bước tiếp thu khoa học kỹ thuật dưới nhiều hình thức thông qua hội thảo tập huấn, thực hiện
các mô hình khuyến nông, học hỏi kinh nghiệm sản xuất từ các nhà đầu tư nước ngoài tại

Lâm Đồng…. và quá trình tích lũy kinh nghiệm sản xuất từ hàng chục năm. Nông dân sản
xuất hoa ở Lâm Đồng cũng đã nhanh chóng ứng dụng các công nghệ mới về giống, kỹ thuật
canh tác tiên tiến, sản xuất hoa trong nhà lưới, nhà kính. Diện tích trồng hoa ngày càng được
mở rộng và hình thành nên những vùng chuyên canh, vùng sản xuất hoa hàng hóa có quy mô
lớn, chất lượng cao như ở thành phố Đà Lạt; các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương
và hiện đang tiếp tục được mở rộng sang các huyện Lâm Hà, Di Linh, thị xã Bảo Lộc. Sản
phẩm hoa của Lâm Đồng đã xuất khẩu đến thị trường các nước Đông Nam Á như: Nhật Bản,
Hàn Quốc, Singapore… và cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước với hai thị trường
chính là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài các loại hoa đã phổ biến và trở thành các giống truyền thống của địa phương như
lys trắng, glayơn đỏ đô, hoa hồng,… trong những năm 1990, nhiều giống hoa đồng tiền
(gerbera) cũng được di nhập vào vùng hoa Thái Phiên và có trên 25 giống hoa hồng được
nông dân tự thử nghiệm tại vùng Cam Ly.
Năm 1984, chương trình nghiên cứu về cây lan Đà Lạt (Cymbidium) được khởi động. Với
kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật, hàng trăm ngàn cây địa lan cấy mô với các giống quý hiếm đã
được nhân nhanh và phục vụ kịp thời cho nhu cầu giống của địa phương. Theo thống kê năm
1988 của Trạm Nuôi cấy mô thực vật Đà Lạt (thuộc Ban Khoa học – Kỹ thuật Đà Lạt), vào
thời điểm này, Đà Lạt có trên 250 giống lan cymbidium nhập nội, có 9 loài tự nhiên với trên
25 biến chủng có giá trị về mặt di truyền, có thể làm nguồn ban đầu để lai tạo giống mới.
Ngoài ra, Đà Lạt còn có khoảng 300 loài lan tự nhiên thuộc khí hậu nhiệt đới núi cao, có giá
trị về mặt sưu tập khoa học và di truyền chọn giống, trong đó đáng kể nhất là các loài thuộc
chi Dendrobium, Paphiopedilum, Coelogyne, Bulbophyllum,…
Trong những năm qua các doanh nghiệp sản xuất hoa trong và ngoài nước tại Lâm Đồng đã
nhập khẩu nhiều giống hoa mới lạ như hoa hồng, cẩm chướng, cúc nhật, kiết tường, loa kèn,
hồng môn, đồng tiền, lan vũ nữ, hồ điệp, glayơn,… từ các nước như Hà Lan, Nhật Bản, Đài
Loan… để tổ chức sản xuất và cung ứng cho nhu cầu cây giống của địa phương, góp phần
làm phong phú giống hoa Lâm Đồng.
Nhằm tăng cường các chính sách trong lĩnh vực sản xuất hoa, trong thời gian qua tỉnh
Lâm Đồng luôn có nhiều chính sách phát triển nông nghiệp, trong đó có các dự án phát
triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đối với cây hoa đã được xây dựng và triển khai

thực hiện bao gồm:
15


Dự án quy hoạch khu nông nghiệp công nghệ cao huyện Lạc Dương, trên cơ sở nhà
nước quy hoạch, tích tụ đất đai, phân lô, xây dựng hạ tầng cơ sở (đường, điện, hệ thống
thông tin...) thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư sản xuất hoa theo
hướng công nghệ cao.
 Dự án quy hoạch vùng sản xuất rau, hoa, dâu tây chất lượng cao tại các huyện Đơn
Dương, Đức Trọng và thành phố Đà Lạt với quy mô 1.731 ha. Dự án này nhằm từng bước
nâng cấp mức độ ứng dụng công nghệ trong nông dân thông qua các điểm trình diễn, từ
đó tạo động lực phát triển và chuyển giao công nghệ cho toàn vùng chuyên canh hoa với
quy mô khép kín.
Dự án đầu tư nâng cao nâng cao năng lực sản xuất giống hoa chất lượng cao do các
Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp thực hiện nhằm cung ứng giống sạch bệnh, có
chất lượng cao cho các vùng sản xuất hoa công nghệ cao của Tỉnh.
Ngoài ra, tỉnh Lâm Đồng còn đầu tư xây dựng các mô hình điểm sản xuất hoa trong nhà
kính ứng dụng các công nghệ tiên tiến để tạo điều kiện cho bà con nông dân tham quan
học tập tiếp thu những kỹ thuật canh tác tiên tiến và ứng dụng công nghệ nhà mái che
plastic, giá thể, hệ thống chiếu sáng... từng bước nâng cấp nông dân sản xuất hoa theo
hướng công nghệ cao.
Thực tế cho thấy ngành sản xuất hoa Đà Lạt- Lâm Đồng có những đặc trưng mà các
vùng trồng hoa khác trong cả nước không có được, đó là:
Là vùng sản xuất hoa hàng hóa có độ cao lý tưởng từ 900-1600 m so với mặt biển.
Là vùng sản xuất hoa quanh năm, rất phong phú về chủng loại và số lượng lớn.
Là vùng sản xuất hoa trọng điểm, giá trị xuất khẩu chiếm trên 80% giá trị xuất khẩu hoa
toàn quốc.
Nhiều giống hoa ôn đới, bán ôn đới, giống hoa đặc sản chỉ có Đà Lạt trồng được.
Là địa phương ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất hoa có chất luợng cao nhiều
nhất toàn quốc, với sản luợng cây giống invitro khoảng 12- 14 triệu cây, trong đó xuất khẩu

7.000.000 cây/ năm.
Là địa phương trồng hoa áp dụng quy trình sản xuất theo hướng công nghệ cao, có những
doanh nghiệp đạt trình độ sản xuất công nghệ cao cấp khu vực Đông Nam Á.
Là địa phương trồng hoa duy nhất thu hút công nghệ canh tác tiên tiến có quy mô lớn
đạt và vượt tiêu chí doanh nghiệp công nghệ cao.
16


Là địa phương thu hút nguồn vốn FDI trồng hoa nhiều nhất và có quy mô lớn so với cả
nuớc ( khoảng 16 doanh nghiệp).
Là địa phương duy nhất có Hiệp Hội hoa, tổ chức nghề nghiệp giúp cho tổ chức sản
xuất ngành hoa có tính cộng đồng cao.
Địa phương duy nhất có doanh nghiệp có quầy trưng bày hoa lớn nhất Việt Nam hiện
nay và có tầm cỡ khu vực.
Năm 2004, Đà Lạt đã bắt đầu xuất khẩu cây giống hoa, cây cảnh sang một số nước ở khu
vực châu Âu như Bỉ, Hà Lan….. mà bước khởi đầu là công ty cổ phần Công nghệ sinh học
Rừng hoa Đà Lạt với việc đầu tư thiết bị, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến trên lĩnh vực nuôi
cấy mô thực vật vào sản xuất. Sau 15 năm triển khai các tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn,
ngành hoa Lâm Đồng đã có một ngân hàng giống hoa rất phong phú lên đến hàng trăm
giống sản xuất. Chỉ riêng hoa cúc đến nay đã có trên 100 giống… Kỹ thuật canh tác hoa
của nông dân ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hoa Đà Lạt –
Lâm Đồng. Hiện nay, giá trị sản xuất hoa theo hướng nông nghiệp công nghệ cao tại Đà
Lạt -Lâm Đồng đã đạt 400-500 triệu đồng/ha/năm; với những chủng loại hoa đặc biệt có
thể có doanh thu đạt trên 1 tỷ đồng/ha/năm.
Đạt được những thành quả trên là do Đà Lạt - Lâm Đồng có điều kiện khí hậu quanh
năm ôn hòa, mát mẻ; đất bazal màu mỡ rất thích hợp cho nhiều chủng loại hoa ôn đới, á
nhiệt đới phát triển quanh năm mà các địa phương khác trong khu vực miền Nam không
nơi nào có được. Chất lượng hoa Đà Lạt - Lâm Đồng có màu sắc đẹp, tươi thắm, độ bền
hoa lâu hơn bởi yếu tố khí hậu, biên độ giao động nhiệt giữa ngày và đêm lớn, độ cao so
với mực nước biển cao nên khả năng tích lũy dinh dưỡng cho cây hoa phát triển tốt hơn

những nơi khác. Đặc biệt là các loại hoa hồng, tulip, glayơn … có độ dày của cánh hoa,
độ bền và hương thơm cũng hơn hẳn những nơi khác. Sân bay Liên Khương đã mở rộng
các đường bay quốc tế và nội địa, là một cơ hội cho các nhà đầu tư đến Lâm Đồng, đồng
thời sản phẩm hoa cao cấp của Đà Lạt có nhiều điều kiện để đến với thị trường trong và
ngoài nước một cách nhanh nhất. Xu thế hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu hiện nay sẽ
là cơ hội để các sản phẩm hoa Lâm Đồng có thể thâm nhập vào thị trường quốc tế ngày
một lớn hơn.
Nông dân đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất, có khả năng ứng dụng công
nghệ mới và tiến bộ kỹ thuật về sản xuất giống, kỹ thuật canh tác, ứng dụng các công
nghệ tưới… trình độ sản xuất đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng được
yêu cầu phát triển. Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng cơ sở qua nhiều năm phát triển
cơ bản đã đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất. Một số cơ quan nghiên cứu khoa học
chuyên ngành của trung ương và của tỉnh có đội ngũ cán bộ chuyên môn và cơ sở vật chất
có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước cho sự phát
triển các sản phẩm hoa cao cấp thông qua các mô hình hàng năm; đặc biệt là các chính
17


sách nhằm hỗ trợ vốn, hỗ trợ ứng dụng hoa học kỹ thuật, ứng dụng giống mới, côquy mô
doanh nghiệp và nông dân có số lượng sản xuất cây giống lớn hơn nhiều lần.
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã tập trung chỉ đạo sản xuất áp dụng ngày càng
sâu rộng các kết quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Do vậy,
khoa học công nghệ từng bước có tác động cho sản xuất ngày một cao hơn, kết cấu khoa học
công nghệ trong sản phẩm nông nghiệp ngày càng sâu hơn, điều đó đã góp phần nâng cao giá
trị bình quân 01 ha đất nông nghiệp năm 2008 đạt 52 triệu đồng/năm; tính đến thời điểm hiện
nay đã đạt 150.000 ha có thu nhập trên 60 triệu đồng, trong đó có trên 10.000 ha đạt doanh
thu từ 100 triệu đến 2,0 tỷ đồng. Toàn tỉnh có gần 3.200 ha áp dụng kỹ thuật cao như nhà
kính, nhà lưới, tưới nuớc tiết kiệm, màng phủ nông nghiệp (trong đó hoa 1.521 ha, chiếm
40%)... và có trên 1.200 ha nhà kính, nhà lưới để sản xuất hoa cao cấp. Kỹ thuật canh tác và
ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất hoa ở Đà Lạt - Lâm Đồng nhìn chung có mặt

bằng cao hơn các vùng trồng hoa khác trong nước, là vùng trồng hoa có lợi thế so sánh về
điều kiện thời tiết. Do vậy, Đà Lạt- Lâm Đồng có thể trồng được nhiều vụ trong năm, trồng
nhiều loại hoa trong một vùng sinh thái mà các địa phương khác không trồng được.
Một trong những tiến bộ khoa học công nghệ có tác động mạnh mẽ trong việc ứng dụng
công nghệ cao trong sản xuất hoa là kỹ thuật sản xuất giống hoa từ công nghệ nhân giống
invitro. Công nghệ này ở Đà Lạt được nghiên cứu và chuyển giao vào sản xuất từ những
năm 1980, phát triển mạnh trong những năm gần đây; đến nay toàn tỉnh có 35 cơ sở ứng
dụng công nghệ nuôi cấy mô thực vật (riêng tại thành phố Đà Lạt có 29 cơ sở), hàng năm
cung cấp cho thị trường từ 12 - 14 triệu cây giống sạch bệnh, chủ yếu là sản xuất các giống
hoa cao cấp.
-Việc ứng dụng nhân giống invitro tại Lâm Đồng có các đặc điểm như sau:
Là địa phương đứng đầu cả nước về quy mô nhân giống invitro phục vụ sản xuất trong
nuớc và tham gia xuất khẩu.
Gắn nghiên cứu với sản xuất kinh doanh rất rõ nét.
Công nghệ nhân giống invitro không chỉ phát triển ở các cơ quan nghiên cứu, trường Đại
học mà còn ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp và quy mô hộ gia đình.
Đầu tư công nghệ nhân giống không chỉ các doanh nghiệp trong nuớc mà còn rất nhiều
các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Là một trong những công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp theo
hướng công nghệ cao trong sản xuất hoa tại Lâm Đồng.
ng nghệ mới.
18


Kỹ thuật canh tác và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất hoa ở Đà Lạt- Lâm
Đồng nhìn chung có mặt bằng cao hơn các vùng trồng hoa khác trong nước, là vùng trồng
hoa có lợi thế so sánh về điều kiện thời tiết, do vậy Đà Lạt- Lâm Đồng có thể trồng được
nhiều vụ trong năm, trồng nhiều loại hoa trong một vùng sinh thái mà các địa phương
khác không trồng được. Lâm Đồng cũng là địa phương có các yếu tố cơ sở vật chất kỹ
thuật có tác động đến nghề trồng hoa theo hướng hàng hoá quy mô lớn mà các mà các địa

phương khác trong toàn quốc chưa có điều kiện như ở Lâm Đồng.
- Có 02 Trường Đại học (Đại học Đà Lạt, Đại học Yersin) có đào tạo chuyên ngành
Nông học và Sinh học đã góp phần quan trọng cho việc tạo nguồn nhân lực mạnh mẻ cho
nghề trồng hoa ở Lâm Đồng.
- Có các cơ quan Nghiên cứu khọc của Trung ương và địa phương tham gia đầu tư
nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về hoa như: Viện nghiên cứu Hạt nhân, Phân viện
sinh học Đà Lạt, Trung tâm nghiên cứu Rau, Hoa và Khoai tây, Trung tâm nghiên cứu và
ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp Lâm đồng.
UBND Tỉnh Lâm Đồng và các địa phương có thế mạnh sản xuất hoa đã phê duyệt các
chưng trình dự án chuyên về hoa đã tạo “cú huýt” thúc đẩy cho ngành trồng hoa phát triển
với tốc độ nhanh.
Có nhiều thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất và tiêu thụ hoa, đặc biệt có nhiều nhà
đầu tư nước ngoài mang giống hoa mới và công nghệ cao vào khai thác tiềm năng lợi thế
so sánh của Đà Lạt- Lâm Đồng.
Hiện nay ở Lâm Đồng có khoảng 33 cơ sở sản xuất cây giống theo công nghệ invitro
(riêng TP.Đà Lạt có 28 cơ sở) là điều kiện nhân nhanh các giống hoa mới. Kỹ thuật trồng
hoa trong nhà kính, nhà lưới, sử dung kỹ thuật tưới tiết kiệm nước được các thành phần
kinh tế ngày càng áp dụng rộng rãi, hiện nay toàn tỉnh có khoảng 1000 ha và được xem
đây là một trong những cơ sở kỹ thuật quan trọng làm tăng tính cạnh tranh của hoa Đà
Lạt- Lâm Đồng.
-Tình hình sản xuất hoa tại Lâm Đồng :

19


Mặc dù tiềm năng phát triển là rất lớn nhưng ngành sản xuất hoa Đà Lạt – Lâm Đồng
đang đứng trước những khó khăn thử thách to land. Đó là quy mô canh tác còn nhỏ lẻ,
phân tán, bình quân đất sản xuất hoa chỉ đạt 0,3 - 0,4 ha/hộ; địa hình không thuận lợi, khả
năng cơ giới thấp, giao thông còn khó khăn. Phần lớn diện tích sản xuất còn phụ thuộc
điều kiện thời tiết, vì vậy nông dân chủ yếu sản xuất các loại hoa truyền thống giá trị thấp,

chưa chú trọng phát triển diện tích canh tác các loại hoa cao cấp. Chất lượng sản phẩm
chưa đáp ứng kịp thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng, sức cạnh tranh của sản
phẩm nông nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước thấp. Các giống hoa truyền thống
hiện đang sản xuất ngày càng xuống cấp cả về năng suất, chất lượng và khả năng kháng
chịu sâu bệnh.
Đại đa số nông dân còn thiếu vốn để đầu tư ứng dụng khoa học kỹ và các công nghệ
mới, mức đầu tư phát triển sản xuất thấp, chưa cân đối. Cơ sở vật chất kỹ thuật thiết yếu
phục vụ vho sản xuất ngành hoa chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển (thiếu kho lạnh,
dịch vụ đầu vào về giống, vật tư kỹ thuật…). Diện tích áp dụng công nghệ mới còn chiếm
tỷ lệ thấp, thiếu tập trung, không đồng bộ gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý và
giảm sức thu hút đối với doanh nghiệp, chưa tạo được động lực phát triển công nghệ chế
biến.
Thị trường tiêu thụ còn bấp bênh, thiếu ổn định, khả năng tiếp cận nhu cầu thị trường
thấp, đặc biệt ở các nông hộ sản xuất nhỏ lẻ. Phần lớn nông dân còn sản xuất tự phát,
chạy theo thị trường trôi nổi. Mối liên kết giữa nông dân với nông dân, nông dân với
doanh nghiệp còn rất hạn chế, sản xuất thiếu kế hoạch dẫn đến trong cùng một thời điểm
có những loại sản phẩm bị dư thừa, còn loại khác rất khan hiếm. Kênh cung cấp thông tin
về giá cả, nhu cầu thị trường cho người sản xuất chưa được thiết lập. Các doanh nghiệp
gắn kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm với nông dân còn rất hạn chế, chưa có những chế tài
mạnh mẽ đối với các nông hộ vi phạm ký kết hợp đồng với doanh nghiệp.
20


1.1.Diện tích:
Diện tích trồng hoa của Lâm Đồng tập chủ yếu thành phố Đà Lạt, huyện Đức Trọng,
huyện Lạc Dương, một phần nhỏ ở huyện Đơn Dương và một số địa phương khác như Di
Linh, Bảo Lộc. Năm 2009, diện tích trồng hoa của Lâm Đồng đạt 3.200 ha gieo trồng, sản
lượng hoa đạt trên 01 tỷ cành. Chủng loại hoa ngày càng đa dạng phong phú hơn, có
nhiều loại hoa chất lượng cao mang tính đặc trưng chỉ duy nhất trồng được và có hiệu quả
cao ở Đà Lạt - Lâm Đồng như: Lily, Cát tường, địa lan cymbidium… được thị trường

trong nước tiêu thụ mạnh và có giá trị xuất khẩu cao; trong đó thành phố Đà Lạt chiếm
gần 40% diện tích và trên 70% sản lượng cả tỉnh; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
diện tích gần 150 ha canh tác, chiếm 12% diện tích và khoảng 18 % sản lượng, chủ yếu là
hoa chất lượng cao; phần diện tích còn lại tập trung chủ yếu vào các nông hộ, các công ty
TNHH trong nước và các trang trại.

Diễn biến diện tích canh tác (ha) và sản lượng hoa (tr.cành) tại Đà Lạt – Lâm
Đồng từ 2003-2009

1.2 Thị trường tiêu thụ và tình hình xuất khẩu hoa tại Lâm Đồng :
21


Sau 15 năm triển khai các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, ngành hoa Đà Lạt – Lâm Đồng
đã có một ngân hàng giống hoa rất phong phú với vài trăm giống sản xuất, sản phẩm đa
dạng từ hoa cắt cành đến hoa chậu, hoa khô…. Hoạt động ứng dụng công nghệ nuôi cấy
mô thực vật để nhân giống cây trồng sạch bệnh tại Đà Lạt – Lâm Đồng đang diễn ra rất
phổ biến, dẫn đầu cả nước với hơn 35 phòng thí nghiệm của các đơn vị nghiên cứu khoa
học, các cơ sở tư nhân và của cả những doanh nghiệp sản xuất hoa hàng đầu Châu Á.
Bằng công nghệ cấy mô thực vật, sản phẩm cây giống sạch bệnh đã nhanh chóng tham gia
vào thị trường sản xuất hoa trong nước cũng như thị trường xuất khẩu.
Một số doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận với những đòi hỏi về chất lượng sản phẩm
hoa của thị trường đã mạnh dạn đầu tư, nhập khẩu công nghệ, thiết bị kỹ thuật tiên tiến
nhằm phục vụ cho sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn sản phẩm xuất khẩu. Nhiều trang trại,
hợp tác xã, hộ gia đình cũng áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất hoa như sử dụng nhà
kính, nhà lưới để sản xuất hoa chất lượng cao, sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt để tiết
kiệm nước, sử dụng các giống nuôi cấy mô sạch bệnh.
Sản lượng hoa tăng nhanh, giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân trên 24% và trên 10% ở
giai đoạn 2006-2010. Đến cuối năm 2008 sản lượng hoa đạt 950,5 triệu cành, năm 2009
đạt trên 1 tỷ cành.

Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hoa ước đạt 12,506 triệu USD với sản lượng xuất khẩu
đạt trên 100 triệu cành. Mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010 của
hoa Đà Lạt bình quân đạt 27,45%, cao hơn mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình
quân của cả tỉnh là 20,23%. Sản lượng hoa xuất khẩu năm 2009 tăng gấp 4,7 lần so với
năm 2005. Đến nay hoa Đà Lạt đã có mặt ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, tập trung ở
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, miền Tây, miền Trung. Bên cạnh đó, hoa Đà Lạt cũng
đã tham gia vào thị trường thế giới như Nhật Bản (gần 8 triệu USD, chiếm 63,39 % kim
ngạch xuất khẩu hoa), Úc (trên 1,2 triệu USD, chiếm 10,29%), EU (trên 1,8 triệu USD,
chiếm 14,9%), Đài Loan (5,3%), Singapor (0,4%) và các nước khác (5,6%).... Các công ty
xuất khẩu hoa trực tiếp có thể kể đến là công ty TNHH Agrivina (Dalat Hasfarm) đạt trên
9,1 triệu USD năm 2008, chiếm trên 90% kim ngạch xuất khẩu hoa toàn tỉnh; công ty
TNHH Apollo đạt trên 238 ngàn USD, chiếm trên 2,3%; các công ty CP Công nghệ Sinh
học Rừng Hoa Đà Lạt, công ty TNHH Hoa Trường Xuân, công ty TNHH Hoa lan Lâm
Thăng, công ty TNHH Việt Nam Thành Công… chiếm từ 0,09% đến dưới 3% tổng kim
ngạch xuất khẩu hoa.
Nhiều giống hoa mới được xuất khẩu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là sản
phẩm hoa hồng sấy khô xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, có giá trị cao gấp 10 - 12 lần
so với xuất khẩu hoa tươi (1 USD/hoa thành phẩm). Mỗi lẵng hoa hoàn chỉnh có giá từ 80
-600 nghìn đồng, thậm chí từ 1- 2 triệu đồng nếu thực hiện theo đơn đặt hàng.

22


-Biểu đồ thể hiện tình hình xuất khẩu hoa tại Lâm Đồng giai đoạn 2001-2009 :

23


Nhìn chung, tình hình xuất khẩu hoa tại Lâm Đồng đang ngày càng tăng do nhu cầu từ
các nước, nhiều giống hoa xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao .

Bằng việc áp dụng những công nghệ tiên tiến trong trồng trọt, chăm sóc, hoa tại Lâm
Đồng ngày cảng được nâng cao về chất lượng, và số lượng đáp ứng được những yêu cầu
cao từ các nước nhập khẩu.

-Các nước nhập khẩu hoa của Lâm Đồng giai đoạn 2004-2009 :

24


Chương trình phát triển sản xuất hoa của cả nước đã được Thủ tướng Chính Phủ phê
duyệt tại Quyết định số 182/1999/QĐ-TTg với mục tiêu đến năm 2010 đưa diện tích sản
xuất hoa của cả nước lên 8.000 ha, sản lượng 4,5 tỷ cành; trong đó xuất khẩu được 01 tỷ
cành với kim ngạch đạt 60 triệu USD.
25


×