Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội quận Liên Chiểu - P4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.53 KB, 11 trang )

71
Phần thứ tư
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
4.1 Một số giải pháp chủ yếu
4.1.1 Huy động vốn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thông qua
giải pháp khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ v à vừa
Để thực hiện được mức tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề x ã
hội, môi trường như mục tiêu quy hoạch đã đề ra, nhu cầu huy động tổng vốn
đầu tư toàn xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu trong thời kỳ quy hoạch l à khá
lớn. Dự báo nhu cầu vốn đầu t ư phát triển cho cả thời kỳ 2011 - 2020 khoảng
58.512 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2011-2015 vốn đầu tư khoảng 17.245 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 vốn đầu tư khoảng 41.259 tỷ đồng.
Trong điều kiện khan hiếm nguồn vốn đầu t ư, cần chuyển đổi cơ cấu đầu
tư theo hướng nâng cao hiệu quả. Muốn vậy, phải đầu t ư theo chương trình, dự
án có trọng tâm, trọng điểm tạo tiềm lực cho phát triển lâu d ài và tạo các khâu
đột phá cho các ngành kinh tế của quận. Điều quan trọng là đề xuất tháo gỡ
những vướng mắc về cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế t ư nhân và
chú trọng trợ giúp doanh nghiệp vừa v à nhỏ. Tiếp tục cải thiện môi tr ường đầu
tư thông qua một số giải pháp như sau:
a) Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ khởi nghiệp doanh nghiệp
Trước hết, đó là vấn đề mặt bằng kinh doanh. Tuy có cải thiện so với
trước đây, nhưng việc tiếp cận với quyền sử dụng đất l àm mặt bằng kinh doanh
vẫn là vấn đề khó khăn, cản trở lớn nhất là đối với đầu tư mới cũng như đầu tư
mở rộng.
Tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng kinh doanh c ùng các dịch vụ hạ tầng
với thủ tục nhanh chóng, với chi phí hợp lý thông qua xây dựng các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp vừa v à nhỏ là biện pháp tương đối hiệu quả trong thu
hút đầu tư.
b) Tạo lập môi trường thuận lợi đi cùng với các điều kiện trợ giúp doanh
nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ


Tạo lập môi trường thuận lợi là chưa đủ cho sự phát triển v à nâng cao
năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp nói chung v à của từng doanh
nghiệp nói riêng, mà phải có trợ giúp tích cực nhiều mặt của nh à nước. Đặc
biệt, là đào tạo nâng cao năng lực quả n lý cho chủ sở hữu và người quản lý
doanh nghiệp. Các trợ giúp của cơ quan nhà nước các cấp không thể chỉ dựa
72
vào lòng nhiệt tình, hăng hái, làm theo phong trào, mà ph ải có tính chuyên
môn, chuyên nghiệp cao.
Thực tế, mấy năm qua cho thấy chỉ có nỗ lực c ủa Nhà nước, của các cơ
quan và công chức nhà nước là chưa đủ, mà phải tạo cơ chế huy động được sự
tham gia của các tổ chức xã hội như hiệp hội, các tổ chức quần chúng, các
trường đại học, viện nghi ên cứu, các tổ chức tư vấn về hỗ trợ khởi nghiệp và
phát triển doanh nghiệp. Đồng thời, sự hỗ trợ từ bên ngoài cũng chỉ có hiệu
quả, phát huy được tác dụng như mong muốn khi doanh nghiệp được tổ chức
theo loại hình hiện đại với địa vị pháp lý r õ ràng, được quản lý một cách minh
bạch, tuân thủ pháp luật, tôn trọng và tuân thủ các chuẩn mực đạo đức, văn hoá
kinh doanh.
c) Nâng cao tính chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp vừa v à nhỏ trong
việc huy động vốn phát triển sản xuất.
Trước những khó khăn trong việc vay vốn ngân h àng của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ mà nguyên nhân chủ yếu là khả năng cho vay của các ngân
hàng còn hạn chế, chưa nói đến năng lực đánh giá hiệu quả dự án của cán bộ
ngân hàng còn yếu, nguồn lực của các ngân hàng chưa mạnh.
Một mặt, cần có các giải pháp đối với ng ành ngân hàng, mặt khác, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần năng động, sáng tạo trong việc tạo ra v à tiếp
cận các nguồn tài chính khác quan trọng hơn rất nhiều, thay vì, phải cố sức đi
vay ngân hàng như hiện nay.
Phối hợp với các Hiệp hội ng ành nghề, tổ chức cho doanh nghiệp tiếp
cận với các chính sách hỗ trợ của Nh à nước. Cơ chế chính sách khuyến khích
phát triển kinh tế tư nhân của thành phố phải thực sự khuyến khích v à đưa

doanh nghiệp vào trạng thái phải luôn đổi mới công nghệ sản xuất, ho àn thiện
công nghệ quản lý. Thúc đẩy sự ra đời nhanh chóng của các doanh nghiệp mới,
nhất là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có công nghệ mới. Phải đặt
mọi sự trợ giúp, ưu đãi trong khuôn khổ của cơ chế thị trường và bằng những
giải pháp có tính thị tr ường. Các chính sách n ày phải thể hiện sự ưu đãi có
trọng điểm, thứ tự ưu tiên, thể hiện định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
quận.
Từ góc độ doanh nghiệp, phát triển mạnh các ng ành công nghiệp phụ trợ
là một trong những nội dung c ơ bản của Chương trình phát triển doanh nghiệp
được triển khai tích cực ở quận trong giai đoạn tới. Quận xác định hướng phát
triển các ngành công nghiệp phụ trợ cụ thể, đồng thời, gắn liền với sự hỗ trợ
các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ vừa thúc
đẩy phát triển doanh nghiệp .
73
4.1.2 Thực hiện chương trình, quận "công nghệ xanh"
Liên Chiểu là trung tâm phát triển công nghiệp của th ành phố, với mục
tiêu phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực
hiện tiến bộ, công bằng x ã hội và bảo vệ môi trường. Thực hiện chương trình
quận “công nghệ xanh” được xem như là một biện pháp hữu hiệu nhất để giải
quyết các vấn nạn môi trường. Mục tiêu của chương trình là:
- Phát triển bền vững bằng những công nghệ thân thiện với môi trường,
không làm tổn hại đến nguồn tài nguyên thiên nhiên hay ảnh hưởng nguy hại
đến những thế hệ tương lai.
- Tạo dựng một chu trình kín trong sản xuất, nghĩa là phế phẩm của một
quy trình sẽ là nguyên liệu của một quy trình sản xuất khác.
- Giảm thiểu tối đa phế thải độc hại v à tăng cường khả năng tái tạo sản
phẩm cũ thành nguyên liệu mới.
- Công nghệ xanh đòi hỏi cần phải sử dụng năng lượng hợp lý, giảm
thiểu tác hại đến môi tr ường, bảo vệ môi trường thiên nhiên.
Một số nội dung của chương trình, triển khai thực hiện đến năm 2020:

Triển khai rà soát, điều chỉnh quy hoạch v à tổ chức thực hiện phát triển
các ngành kinh tế tác động mạnh mẽ tới môi tr ường nhằm hình thành cơ cấu
kinh tế hợp lý, bảo đảm tỷ trọng công nghệ sạch ng ày càng tăng. Nhất là ngành
công nghiệp, chú trọng phát triển c ông nghiệp bền vững, sử dụng tiết kiệm t ài
nguyên thiên nhiên, kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải một cách có hiệu quả.
Trong quá trình cơ cấu lại ngành công nghiệp, phải ưu tiên phát triển các ngành
công nghiệp sạch, thân thiện với môi tr ường. Khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư đổi mới công nghệ nâng dần tỷ lệ công nghệ sạch. Phát triển v à đẩy mạnh
việc sử dụng công nghệ, thiết bị bảo vệ môi tr ường thích hợp và tiên tiến.
Thể chế hoá các chủ tr ương, chính sách, ch ỉ định rõ các cơ quan chủ trì
và mối quan hệ phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh li ên quan với bảo vệ
môi trường. Trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường, cần sớm phối hợp với các Sở,
ngành xây dựng mới hoặc hoàn thiện các văn bản và kiến nghị UBND thành
phố Đà Nẵng ban hành đồng bộ khung pháp lý về bảo vệ môi trường trên địa
bàn quận, như:
- Tiêu chuẩn và nguyên tắc đối với sản xuất sạch tr ên địa bàn quận Liên
Chiểu, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam.
- Tiêu chuẩn môi trường và đưa vào danh mục tiêu chuẩn để lựa chọn
các ngành nghề, công nghệ sản xuất v à sản phẩm khuyến khích đầu t ư trên địa
bàn quận Liên Chiểu.
74
- Tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ môi trường đối với các ng ành công
nghiệp được phát triển trên địa bàn quận Liên Chiểu, đặc biệt, là công nghiệp
hoá chất, cao su, công nghiệp điện, điện tử và công nghiệp sản xuất mô tô, xe
máy.
- Quy trình đánh giá tác động môi trường và cơ chế giám sát chặt chẽ
việc thực hiện các nội dung đánh giá tác động môi tr ường trước khi cấp phép
đầu tư cho doanh nghiệp vào địa bàn quận Liên Chiểu.
- Văn bản quy phạm pháp luật v à cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp
ở địa bàn quận Liên Chiểu để thúc đẩy quá tr ình thay thế công nghệ sản xuất

lạc hậu, tốn nhiều năng l ượng, nguyên liệu bằng những công nghệ ti ên tiến,
hiện đại, công nghệ thân thiện với môi trường.
- Quy định một số chế tài buộc mỗi khu công nghiệp, doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh quy mô lớn v à vừa ở địa bàn quận Liên Chiểu phải thiết lập
các hệ thống tự quan trắc, giám sát về môi tr ường để cung cấp thông tin về chất
thải và mức độ ô nhiễm do hoạt động sản xuất của khu công nghiệp, doanh
nghiệp gây nên.
Xây dựng các kế hoạch ph òng ngừa, ngăn chặn, xử lý v à kiểm soát ô
nhiễm trên địa bàn quận. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức
của cộng đồng doanh nghiệp, ng ười dân về tầm quan trọng v à lợi ích của sản
xuất sạch hơn trong quá trình phát triển bền vững.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghi ên cứu, phát triển công
nghệ, thiết bị sản xuất sạch. L àm đầu mối tăng cường sự phối hợp giữa các c ơ
sở sản xuất và các nhà nghiên cứu công nghệ sản xuất sạch, đồng thời, đẩy
mạnh ứng dụng trong sản xuất.
Phối hợp với các cơ quan của thành phố áp dụng các biện pháp giảm
thiểu ô nhiễm do các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các c ơ sở
hiện có gây ra. Tiến h ành xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi tr ường
nghiêm trọng, buộc các cơ sở này phải lắp đặt các thiết bị kiểm soát v à xử lý ô
nhiễm.
Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phát triển, chuyển giao v à ứng dụng các hệ
thống năng lượng không gây hại cho môi tr ường, bao gồm: các nguồn năng
lượng mới và nguồn năng lượng có khả năng tái sinh. Khuyến khích sử dụng
các công nghệ tiêu tốn ít năng lượng và tích cực thực hiện chương trình tiết
kiệm năng lượng.
Ưu tiên đầu tư kinh phí đào tạo lực lượng cán bộ về quản lý môi tr ường
trên địa bàn quận. Hình thành một hệ thống tổ chức chuy ên trách chăm lo bảo
vệ môi trường trong các khu công nghiệp, trong từng cơ sở sản xuất. Xây dựng
75
một hệ thống quản lý theo ng ành dọc thống nhất, để có thể quản lý chặt chẽ

hơn công tác bảo vệ môi trường ở từng cơ sở, trong và ngoài khu công nghiệp.
Thực hiện chương trình “công nghệ xanh” với sản phẩm cuối c ùng,
thương hiệu “Quận công nghệ xanh” l à vấn đề vừa lâu dài, vừa cấp bách. Cần
phối hợp đồng bộ với các Sở, ng ành của thành phố, phối hợp tốt giữa các
phòng chuyên môn, các c ấp chính quyền ở quận, với sự đồng thuận cao của
nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn. Vì vậy, cần củng cố và duy
trì hoạt động này thường xuyên, toàn diện, rộng khắp trong suốt cả thời kỳ quy
hoạch. Tất cả những điều này sẽ mang lại hiệu quả cao h ơn trong sự nghiệp
phát triển công nghiệp bền vững tr ên địa bàn quận Liên Chiểu.
4.1.3 Giải pháp phát triển khoa học, công nghệ
Chính sách khoa học, công nghệ hợp lý l à giải pháp quan trọng đối với
việc thực hiện các mục tiêu của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Liên
Chiểu đến năm 2020. Do vậy, trong những năm tới cần đổi mới hoạt động của
hệ thống quản lý khoa học v à công nghệ hướng mạnh về phục vụ c ơ sở. Tăng
cường phổ biến thông tin khoa học kỹ thuật, th ông tin kinh tế thị trường đến
mọi tầng lớp nhân dân để họ vận dụng, ứng dụng v ào thực tiễn đời sống và sản
xuất. Tăng cường công tác ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật,
xây dựng mô hình trình diễn, tổng kết, nhân rộng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
trong việc áp dụng các thành tựu khoa khọc - công nghệ. Nhất là, trong lĩnh
vực công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin nhằm giải
quyết các vấn đề thiết yếu trong phát triển kinh tế, x ã hội, bảo vệ môi trường,
phòng chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân… Đẩy mạnh đ ào tạo, bồi
dưỡng, thu hút, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ trong
các khu vực hành chính, sự nghiệp và sản xuất kinh doanh tr ên địa bàn quận.
Xây dựng chương trình hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ. Trước
hết, liên kết với các Viện, các tr ường, các Trung tâm, các nh à khoa học hiện
đang có trên địa bàn quận để thực hiện các đề t ài, dự án khoa học, rút ngắn
khoảng cách về khoa học v à công nghệ của quận với các địa phương khác trong
thành phố, trong nước, phục vụ đắc lực cho quá tr ình hội nhập quốc tế. Khuyến
khích các tổ chức, cá nhân đầu t ư phát triển khoa học công nghệ tr ên địa bàn

quận.
4.1.4 Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội
Trong thời kỳ quy hoạch, các ngành công nghiệp, dịch vụ ở quận Liên
Chiểu dự kiến phát triển với tốc độ cao. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các dự án
phát triển đô thị với mức độ nhanh hơn. Từ đó, bên cạnh dân số tăng tự nhi ên,

×