Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

Tình hình hoạt động và đánh giá kết quả SXKD, đánh giá tình hình tài chính và công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần vận tải biển bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.96 KB, 88 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP
LỜI MỞ ĐẦU

Chúng ta có biết, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong cơ chế
thị trường phải quan tâm đến nhiều vấn đề như: Nghiên cứu thị trường, tổ chức
sản xuất kinh doanh, quảng cáo, xúc tiến bán hàng và đặc biệt là quản lý tài
chính trong doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay xu thế cạnh tranh là tất yếu, bất kỳ
một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng cần quan tâm đến nhu cầu thị
trường đang và cần sản phẩm gì? Vì vậy doanh nghiệp cần quan tâm và phấn
đấu sản xuất sản phẩm có chất lượng cao nhất với giá thành thấp để thu lợi
nhuận nhiều nhất. Muốn vậy doanh nghiệp sản xuất phải tổ chức và quản lý tốt
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quá trình sản xuất của doanh nghiệp sẽ bị gián đoạn và không thể thực hiện
được nếu thiếu nguyên vật liệu. Do vậy yếu yếu tố đầu vào của quá trình sản
xuất là vật tư, để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành đều đặn doanh
nghiệp phải có kế hoạch mua và dự trữ các loại vật tư hợp lý, phải đảm bảo cung
cấp vật tư đầy đủ, kịp thời cả về số lượng và chất lượng. Mà trong đó vật liệu
chiếm tỷ trọng lớn và là đối tượng lao động cấu thành lên sản phẩm. Muốn có
được các thông tin kinh tế cần thiết để tiến hành phân tích và đề ra các biện pháp
quản lý đúng, kịp thời nhu cầu vật liệu cho sản xuất, sử dụng vật liệu tiết kiệm
có lợi nhất thì các doanh nghiệp sản xuất cần phải tổ chức kế toán nguyên vật
liệu.
Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của công tác quản lý và hạch toán vật
liệu kết hợp với việc tìm hiểu thực tế công tác kế toán vật liệu và qua thời gian
thực tập tại Công ty TNHH thương mại và vận tải biển Văn Úc với kiến thức thu
nhận đựơc tại trường, với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng
SV: Trần Thị Giang

Page 1



BÁO CÁO THỰC TẬP
dẫn, các cô chú và anh chị phòng tài chính kế toán công ty , em nhận thấy công
tác kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ có tầm quan trọng lớn với mỗi
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Bởi vậy em đã chọn và viết báo cáo thực tập với đề tài: "Tình hình hoạt
động và đánh giá kết quả SXKD, đánh giá tình hình tài chính và công tác tổ
chức kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần Vận tải
Biển Bắc"
Báo cáo thực tập được chia làm 3 phần:
Phần 1. Giới thiệu công ty.
Phần 2. Tìm hiểu hoạt động tài chính của công ty.
Phần 3. Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại
công ty.
Trong quá trình hoàn thành báo cáo thực tập, mặc dù đã có sự cố gắng nỗ
lực nhưng do thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu cũng như thực tiễn còn hạn
chế nên đề tài này khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các Thầy Cô giáo,
các cán bộ lãnh đạo, các cô chú và anh chị kế toán ở công ty thông cảm và góp ý
chỉ bảo để đề tài này được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

SV: Trần Thị Giang

Page 2


BÁO CÁO THỰC TẬP

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY
Chương I.

Sự ra đời, hình thành phát triển công ty
-

Sự ra đời và hình thành công ty
Công ty TNHH thương mại và vận tải biển Văn Úc

-

Địa chỉ: Số 17/25/55/128 đường An Đà, phường Đằng Giang, quận Ngô

I.

Quyền, thành phố Hải Phòng.

-

-

Mã số thuế: 0201107546

-

Giám đốc công ty: Vũ Thị Hồng Dược

Công ty TNHH thương mại và vận tải biển Văn Úc có GCN đăng kí kinh doanh
số 0600322023, được sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp lần đầu
ngày 20/10/2003, đăng kí thay đổi lần thứ 06 ngày 06/12/2012.
Kể từ ngày thành lập, Công ty TNHH thương mại và vận tải biển Văn Úc
không ngừng phát triển và hiện là chủ sở hữu đội tàu biển với tổng trọng tải
trên 15.000DWT hoạt động đa dạng trong khu vực Đông Nam á. Đội ngũ

công nhân viên, thuyền viên hiện đang có trên100 người.
Với đội ngũ công nhân viên, thuyền viên lành nghề, có năng lực kinh nghiệm
trong lĩnh vực hàng hải và thương mại, đội tàu của Công ty TNHH thương mại
và vận tải biển Văn Úc đã phục vụ khách hàng nhanh chóng, hiệu quả và đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.
Công ty TNHH thương mại và vận tải biển Văn Úc luôn chăm lo chất lượng
thuyền viên bằng việc tuôn thủ đầy đủ các yêu cầu và quy tắc của công ước
SV: Trần Thị Giang

Page 3


BÁO CÁO THỰC TẬP
STWC 95. Công ty TNHH thương mại và vận tải biển Văn Úc sẵn sàng cung
cấp cho các chủ tàu trong và ngoài nước những thuyền viên có năng lực, kinh
nghiệm để làm việc trên các loại tàu.

II.

Điều lệ hoạt động của công ty.
Công ty áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam, ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và
các quy định về sửa đổi, bổ sung có liên quan do Bộ Tài chính ban hành.
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng
12 hàng năm.
Báo cáo tài chính và các nghiệp vụ kế toán được lập và ghi sổ bằng Đồng
Việt Nam (VND).
- Công ty sử dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
- Công ty sử dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng và khấu

hao nhanh. Áp dụng theo đúng chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ
theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của bộ tài chính.
- Hình thức ghi sổ: Công ty ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ

SV: Trần Thị Giang

Page 4


BÁO CÁO THỰC TẬP

Chương II.
Chức năng nhiệm vụ của công ty
I.

Các tuyến vận tải chính của công ty.

- Công ty TNHH thương mại và vận tải biển Văn Úc là đơn vị chuyên cung cấp

dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển ( nội địa và quốc tế ), đường thủy và
đường bộ có uy tín trên thị trường Việt Nam.
-

Cùng với mối quan hệ cộng tác, kết hợp với hầu hết các cảng biển, cầu

bến xếp dỡ hàng tại Việt Nam. Công ty TNHH thương mại và vận tải biển Văn
Úc luôn sẵn sàng đảm nhiệm công việc xếp dỡ hàng hóa tại cảng, khu neo cho
các loại hàng rời, hàng bao, hàng thiết bị công trình đảm bảo an toàn và kịp thời.
-


Các tuyến vận chuyển trong nước:
+ Tuyến Bắc- Nam
+ Tuyến khu 5 gồm: Hải Phòng – Đà Nẵng, Hải Phòng – Quy Nhơn, Hải
Phòng – Cửa Ông – Nha trang.

- Các tuyến nước ngoài:

+ Tuyến Đông Nam Á
+ Tuyến Đông Bắc Á
+ Tuyến chở thuê
Trong đó tuyến vận chuyển nội địa vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
II.

Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu.
Ngành nghề kinh doanh chính: Vận tải hàng hóa: bằng đường biển,
đường thuỷ nội địa, vận tải bộ, đường sắt và quốc tế. Kinh doanh dịch vụ đại lý

SV: Trần Thị Giang

Page 5


BÁO CÁO THỰC TẬP
vận tải, đóng tàu và các kết cấu nổi, sửa chữa tàu biển, thương mại, sản xuất vật
liệu xây dựng, bốc xếp, dịch vụ hậu cần Logistic.
-

Từ ngày thành lập công ty liên tục hoạt động kinh doanh trong các lĩnh

vực liên quan đến vận tải hàng hóa, kinh doanh thương mại, cung ứng máy móc,

trang thiết bị hàng hải…
+

Hàng hóa vận chuyển thường xuyên, chiến lược và là thế mạnh là: Than

đá, Clinker, xăng dầu các loại.
+

Hàng hóa vận chuyển khác: Xi măng, sắt thép, phân bón: DAP, Ure,

Kali, cát, đá, phụ gia xi măng, hàng nông sản, muối v.v…
- Dịch vụ vận chuyển hàng hóa nội địa
-

Nhận vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển, đường bộ, đường sông

-

Dịch vụ vẩn tải đường biển nội địa và Đông Nam Á

-

Đại lý tàu biển cho các loại tàu

-

Đại lý vận tải đường biển

-


Dịch vụ kê khai hải quan

III.

Công tác khai thác nguồn hàng.
Công ty có một số khách hàng trực tiếp thường xuyên tương đối ổn

định từ trước đến nay như:
-

Công ty xi măng Hoàng Thạch ( xi măng, clinke)

-

Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Xuân Việt.

-

Công ty CP hóa dầu PETROLIMEX.

-

Công ty than miền Trung ( than).
Ngoài ra công ty còn tìm kiếm nguồn hàng qua môi giới, qua những
đơn chào hàng gửi tới công ty hoặc qua mạng internet.

SV: Trần Thị Giang

Page 6



BÁO CÁO THỰC TẬP

Chương III.
Đặc điểm về tổ chức quản lý
I.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG
KHAI
THÁC TÀU

PHÒNG KỸ
THUẬT
VẬT TƯ

PHÒNG
NHÂN
CHÍNH

PHÒNG
PHÁP CHẾ
AN TOÀN

PHÒNG
KẾ TOÁN
TÀI CHÍNH


BAN
QUẢN LÝ
DỰ ÁN

Đ
ỘI ĐÓNG
TÀU

II. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
1. Ban Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc là người điều hành và có
quyền quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động
hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện
các quyền và nhiệm vụ được giao. Các Phó Tổng Giám đốc là người giúp
việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về phần
việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Tổng
Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng quy định của pháp luật và Điều
lệ Công ty.

SV: Trần Thị Giang

Page 7


BÁO CÁO THỰC TẬP
2. Phòng Khai thác tàu: Có chức năng quản lý và khai thác tàu, thương vụ
và thuê tàu vận tải biển, công tác kế hoạch sản lượng và doanh thu vận tải.
Nhiệm vụ của phòng là xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy định, quy trình
về công tác quản lý và khai thác tàu, công tác thương vụ, các quy định trong
kinh doanh xăng dầu sát và phù hợp với thực tế của Công ty và quy định của
Nhà nước; xây dựng và triển khai kế hoạch sản lượng, doanh thu hàng năm;

tổng hợp phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch khi kết thúc tháng,
quý, năm; đàm phán các hợp đồng thuê tàu và giải quyết các vụ tranh chấp trong
việc thực hiện hợp đồng thuê tàu.
3. Phòng Kỹ thuật - Vật tư: Phòng có chức năng tham mưu cho Tổng giám
đốc trong những lĩnh vực quản lý kỹ thuật, đầu tư phát triển đội tàu, quản lý vật
tư, phụ tùng và tài sản..., quản lý sửa chữa, bảo dưỡng tàu và tài sản; xây dựng
và hoàn thiện các quy chế, quy trình quản lý kỹ thuật vật tư thuộc lĩnh vực vật
tư, phụ tùng, sửa chữa đội tàu, các tài sản của Công ty; quản lý tài sản của Công
ty; trực tiếp kiểm tra đánh giá các đơn vị trong công tác kỹ thuật, sửa chữa, bảo
quản, bảo dưỡng của các tàu, các đơn vị trực thuộc; lập kế hoạch mua sắm vật tư
phụ tùng, xây dựng các phương án thanh lý, thu hồi vật tư, tài sản; triển khai các
công việc có liên quan đến: Công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ
tiên tiến, sáng kiến, cải tiến, hợp lý hoá sản xuất theo các quy định hiện hành
của Công ty.
4. Phòng Pháp chế An toàn: Có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc
trong những lĩnh vực an toàn và bảo vệ môi trường, an ninh tàu, bảo hiểm và
pháp chế hàng hải. Phòng có nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện các hệ thống
quản lý an toàn, kế hoạch an ninh tàu sát và phù hợp với thực tế của Công ty,
phù hợp với các quy ðịnh của Nhà nýớc và Bộ luật quản lý an toàn quốc tế, Bộ
luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng, các quy định của Tổ chức hàng hải
Quốc tế. Thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm P & I...
5. Phòng Kế toán tài chính: Có chức năng trong các lĩnh vực tài chính kế
toán, đầu tư, kế hoạch, tổ chức hệ thống kế toán. Nhiệm vụ của phòng là xây
SV: Trần Thị Giang

Page 8


BÁO CÁO THỰC TẬP
dựng hoàn thiện các quy chế, quy trình về quản lý tài chính, hạch toán kế toán

phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước, thực tế của Công ty; tổ chức
thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán trong toàn Công ty và trong hệ thống;
hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong lĩnh vực tài chính kế toán;
xây dựng phương án tổ chức hệ thống kế toán trong Công ty.
6. Đội tàu vận tải biển: Thực hiện các hoạt động kinh doanh của Công
ty.
7. Phòng Nhân chính: Có chức năng thực hiện công tác tổ chức cán bộ, lao
động tiền lương, quản trị hành chính, bảo vệ an ninh, đầu tư và ứng dụng công
nghệ tin học trong tổ chức quản lý điều hành. Phòng có nhiệm vụ xây dựng và
hoàn thiện các quy định, quy trình như: tổ chức cán bộ, tuyển dụng, đào tạo lao
động...; xây dựng và hoàn thiện quy định về chức năng nhiệm vụ các đơn vị
thành viên, các phòng nghiệp vụ; quản lý kho và phòng lưu trữ theo quy định
hiện hành của Công ty; quản lý và bổ sung hồ sơ nhân sự khối văn phòng Công
ty.
III. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty.

Kế toán trưởng

Kế toán phó
Kế toán tổng hợp

Kế toán tiền
lương và các
khoản trích

SV: Trần Thị Giang

Kế toán vốn
bằng tiền, tập
hợp chi phí và

tính giá thành

Kế toán hàng
tồn kho và tài
sản cố định

Thủ quỹ

Page 9


BÁO CÁO THỰC TẬP

1. Kế toán trưởng : là người chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về việc
hạch toán kế toán, điều hành công việc chung của phòng kế toán, trực tiếp kiểm
tra các nghiệp vị phát sinh, quản lý vốn, ký duyệt các chứng từ, báo cáo trước
khi trình tổng giám đốc. Đồng thời phải ký duyệt quyết toán quý, năm theo đúng
quá trình kinh doanh.
2. Kế toán phó kiêm kế toán tổng hợp : Có nhiệm vụ kết chuyển giá vốn và
doanh thu bán hàng để xác định kết quả kinh doanh và theo dõi tình hình nguồn
vốn của công ty, lập báo cáo tài chính, quyết toán tài chính, kê khai quyết toán
thuế.
3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương : hàng kỳ tập hợp
bảng chấm công, phiếu nghiệm thu sản phẩm hoàn thành của tàu để làm căn cứ
tính lương và các khoản trích theo quy định của nhà nước.
4. Kế toán vốn bằng tiền, tập hợp chi phí và tính giá thành : Viết phiếu
thu, phiếu chi, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, mở sổ theo dõi vốn bằng tiền. Tập
hợp giá thành sản phẩm, đối chiếu số liệu với kế toán tổng hợp.
5. Kế toán hàng tồn kho và tài sản cố định : Viết phiếu nhập kho,xuất kho,
tính giá thành hàng xuất kho, kết hợp với thủ kho hàng kiểm kê. Theo dõi tình

hình tăng giảm TSCĐ, nguồn hình thành tài sản, tính và trích khấu hao TSCĐ.
6. Thủ quỹ : Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt trên cơ sở các chứng từ thi, các
chứng từ chi, giấy tạm ứng, lập sổ theo dõi quỹ, báo cáo tồn quỹ theo quy định.

SV: Trần Thị Giang

Page 10


BÁO CÁO THỰC TẬP

Chương IV.
Đặc điểm về lao động tiền lương tại công ty
I.

Đặc điểm về lao động.
1.

Công tác tổ chức lao động tại Công ty
BẢNG KẾT CẤU LAO ĐỘNG CÔNG TY
Yếu tố

Năm 2012

Năm 2013

Số lượng bình

115


123

Mức lương bình quân (đ/ng/tháng)

3.978.624

4.345.622

Đại học, trên đại học

34

36

Cao đẳng, trung cấp, sơ câp

65

66

Lao động phổ thông

16

21

Lao động nữ

31


33

Lao động nam

84

90

Phân theo trình độ chuyên môn

Phân theo giới tính

Qua biểu trên ta thấy, năm 2012 công ty có 115 cán bộ công nhân viên và tới
năm 2013 số cán bộ công nhân viê đã tăng lên 123 người. Sự gia tăng cả về số
lượng và chất lượng lao động cho thấy công ty đang dần hoàn thiện hơn trong
việc sử dụng lao động có hiệu quả. Hầu hết các cán bộ chủ chốt của công ty đều
có trình độ đại học và trên đại học và được bố trí làm việc đúng với chuyên môn
đào tạo.
Về tiền lương, với những biến động về giá cả, công ty đã cải thiện tiền lương
cho công nhân viên. Lương binh quân năm 2013 tăng 10.92% so với năm 2012.
Có thể thấy lực lượng lao động nữ của công ty ít hơn rất nhiều so với lao
động nam. Có sự chênh lệch này là do đặc thù kinh doanh của công ty. Lao động
SV: Trần Thị Giang

Page 11


BÁO CÁO THỰC TẬP
nữ chủ yếu làm việc tại văn phòng. Đội ngũ lao động trực tiếp hoàn toàn là nam
có đủ sức khỏe và bản lĩnh để phù hợp với điều kiện sóng gió vất vả trên tàu và

có tay nghề đáp ứng được hoạt động đi trên biển, các cán bộ sỹ quan có khả
năng chuyên môn tốt để điều hành và khai thác đội tàu.
II.
1.

Đặc điểm về tiền lương
Các hình thức tiền lương.
Việc tính và trả lương ở doanh nghiệp có thể thực hiện theo nhiều hình
thức khác nhau, tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc,
trình độ quản lý mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn Các hình thức sau:

1.1.

Hình thức tiền lương theo thời gian:
Là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và
thang bảng lương của nhà nước quy định và hợp đồng lao động đối với cán bộ
công nhân viên, người làm công. Tiền lương theo thời gian có thể tiến hành trả
lương theo thời gian giản đơn và trả lương theo thời gian có thưởng. Các hình
thức trả lương theo thời gian bao gồm:
- Lương tháng:
Căn cứ vào thời gian lao động và hệ số lương theo quy định của người
lao động để tính lương phải trả.
Lương phải
trả trong
tháng

mức lương tối thiểu*(hệ số lương+phụ cấp) *số ngày lv thực
=
số ngày lv trong tháng(22 ngày)


tế trong tháng

- Lương tuần:
SV: Trần Thị Giang

Page 12


BÁO CÁO THỰC TẬP
Được áp dụng trả cho các đối tượng lao động có thời gian lao động
không ổn định mang tính chất thời vụ.
Tiền lương tháng*12 tháng
Lương tuần =
số tuần làm việc theo chế độ
- Lương ngày:
Trả cho người lao động căn cứ vào mức lương ngày và số ngày làm việc
thực tế trong tháng. Lương ngày thường áp dụng để trả lương cho lao động trực
tiếp hưởng lương thời gian, tính lương cho người lao động trong những ngày hội
họp, học tập hoặc làm nghĩa vụ khác và làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH.
Tiền lương tháng
Lương ngày =
Số ngày làm việc theo chế độ(22 ngày)
- Lương giờ:
Áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp trong thời gian làm việc
không hưởng lương theo sản phẩm. Ưu điểm của hình thức này là đó tận dụng
được thời gian lao động của công nhân nhưng nhược điểm là vẫn chủa gắn tiền
lương với kết quả của từng người lao động, theo dừi phức tạp.
Tiền lương ngày
SV: Trần Thị Giang


Page 13


BÁO CÁO THỰC TẬP
Lương giờ =
Số giờ làm việc theo chế độ(8 giờ)
1.2.

Hình thức trả lương theo sản phẩm
Là hình thức trả lương theo số lượng và chất lượng công việc đó hoàn thành,
hình thức trả lương theo sản phẩm áp dụng cho các bộ phận có công nhân tham
gia trực tiếp vào sản xuất sản phẩm, trả lương theo hình thức này khuyến khớch
người lao động tăng năng suất góp phần tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội.
- Tiền lương theo sản phẩm ttrực tiếp không hạn chế :
Với cách này, tiền lương phải trả cho người lao động được tính trực tiếp theo số
lượng sản phẩm đó hoàn thành đúng quy định chất lượng sản phẩm, đơn giá tiền
lương sản phẩm đó quy định, không chịu sự hạn chế nào.
Tiền lương trả theo sản phẩm trực tiếp =số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy
cách * đơn giá tiền lương 1 sản phẩm.
Hình thức này áp dụng đối với lao động trực tiếp sản xuất và đây là hình
thức được áp dụng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp :
Hình thức trả lương này áp dụng để trả lương cho lao động gián tiếp ở các
bộ phận sản xuất như công nghệ điều chỉnh máy, sửa chữa thiết bị, bảo dưỡng
máy mãc, lao động làm nhiệm vụ vận chuyển vật liệu,thành phẩm...

SV: Trần Thị Giang

Page 14



BÁO CÁO THỰC TẬP
Trả lương theo thành phẩm gián tiếp khuyến khích những người lao động
gián tiếp phối hợp với lao động trực tiếp để nâng cao năng suất lao động, cùng
quan tâm tới kết quả chung.Tuy nhiên, hình thức này không đánh giá được đúng
kết quả lao động của người lao động gián tiếp.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng có phạt:
Để khuyến khích người công nhân có ý thức trách nhiệm trong sản xuất,
công tác, doanh nghiệp có chế độ tiền thưởng khi người công nhân đạt được
những chỉ tiêu mà doanh nghiệp đó quy định như thưởng về chất lượng sản
phẩm tốt, thưởng về tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư.
Trong trường hợp người lao động làm ra sản phẩm hỏng, lãng phí vật tư,
không đảm bảo ngày công quy định... thì có thể phải chịu mức tiền phạt trừ vào
mức tiền lương theo sản phẩm mà họ được hưởng.
Thực chất của hình thức trả lương này là sự kết hợp giữa tiền lương trích
theo sản phẩm với chế độ tiền thưởng, phạt mà doanh nghiệp quy định.
Hình thức này đánh vào lợi ích người lao động, làm tốt được thưởng, làm
ẩu phải chịu mức phạt tương ứng, do đó, tạo cho người công nhân có ý thức
công việc, hăng say lao động.
- Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến:

SV: Trần Thị Giang

Page 15


BÁO CÁO THỰC TẬP
Theo hình thức này, ngoài tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp còn tuỳ
theo mức độ vượt mức sản xuất sản phẩm để tính thêm một khoản tiền lương
theo tỉ lệ luỹ tiến. Trường hợp này được áp dụng khi doanh nghịêp cần đẩy

mạnh tiến độ thi công hoặc thực hiện công việc có tính đột xuất, công việc cần
hoàn thành sớm.
Hình thức tiền lương khoán

1.3.

Theo hình thức này, công nhân được giao việc và tự chịu trách nhiệm
với công việc đó cho tới khi hoàn thành.
2.

Hình thức trả lương của công ty.

Với chức năng chính là kinh doanh, dịch vụ vận tải biển nên công ty sử
dụng nhiều nhân công do đó nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng số chi phí kinh doanh của công ty. Do vậy công ty áp dụng hai hình thức
trả lương, là trả lương gián tiếp và lương trực tiếp.
Bảng danh sách nhân viên phòng kế toán của công ty
STT
1
2
3
4
5

Họ và tên
Nguyễn Thị Hiền
Nguyễn Thị Diên
Đỗ Khắc Sử
Nguyễn Văn Hải
Bùi Hoài Thương


SV: Trần Thị Giang

Chức danh
TP
KT
KT
KT
KT

Bậc lương
A1.3
A1.2
A1.1
A1.1
B1.1

Hệ số
5.9
4.5
4.0
4.0
3.0

Page 16


BÁO CÁO THỰC TẬP
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG
Đơn vị: Phòng Kế toán

( Đơn vị: đồng)
Lương tối thiểu: 1.050.000

Lương thời gian

Thêm giờ
Số

Số

côn
g

tiề
n

Phụ cấp
(ăn trưa.
xăng xe.
điện
thoại)

Tổng số

Tạm ứng kỳ
1

Thực lĩnh
kỳ 2


Các khoản khấu trừ vào lương
BHXH

BHYT

BHTN

ST
T

HỌ VÀ TÊN

Chức
vụ

Hệ
số

Hệ
số

Số
công

Số tiền

1

Nguyễn Thị Hiền


TP

A1.3

5.9

26

4.897.000

500.000

5.397.000

1.500.000

293.820

73.455

48.970

416.245

3.480.755

2

Nguyễn Thị Diên


KT

A1.2

4.5

26

3.735.000

400.000

4.135.000

700.000

224.100

56.025

37.350

317.475

3.117.525

3

Đỗ Khắc Sử


KT

A1.1

4.0

26

3.320.000

400.000

3.720.000

700.000

199.200

49.800

33.200

282.200

2.737.800

4

Nguyễn Văn Hải


KT

A1.1

4.0

26

3.320.000

400.000

3.720.000

700.000

199.200

49.800

33.200

282.200

2.737.800

5

Bùi Hoài Thương


KT

B1.1

3.0

26

2.490.000

400.000

2.890.000

700.000

149.400

37.350

24.900

211.650

1.978.350

2.100.000

19.862.000


4.300.000

1.065.720

266.430

177.620

1.509.770

14.052.230

Tổng

17.762.000

0

0

Cộng

Tổng số tiền lương tháng 10/2011 của Phòng Kế toán là: 14.054.230 VNĐ (viết bằng chữ:Mười bốn triệu không trăm năm mươi tư nghìn hai
trăm ba mươi đồng chẵn).
Người lập biểu

SV: Trần Thị Giang

Kế toán trưởng


Thủ trưởng đơn vị

Page 17


BÁO CÁO THỰC TẬP
(Ký. họ tên)

SV: Trần Thị Giang

(Ký. họ tên)

(Ký. họ tên)

Page 18


BÁO CÁO THỰC TẬP

Chương V.
Đặc điểm cơ sở vật chất, kỹ thuật
Giới thiệu về cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty.
Do là công ty thương mại và vận tải biển và lĩnh vực kinh doanh chính là

I.

kinh doanh đại lý vận tải, đóng tàu và các kết cáu nổi, sửa chữa tàu biển… vì
1.

vậy cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty bao gồm:

Hệ thống văn phòng, hệ thống kho, hệ thống cảng
(cảng Hải Phòng, cảng Cái Đá). Văn phòng giao dịch của công ty được đặt
tại 128 An Đà, Đằng Giang, Ngô Quyền HP. Văn phòng công ty có 1 điều hòa, 5
máy điện thoại, 16 máy vi tính phục vụ cho các phòng ban nhân viên văn phòng.
Kho bến bãi để chứa hàng. Bến neo, cảng để đỗ tàu…
2. Phương tiện vận tải: Tàu Mỹ An trọng tải từ 5.000 DWT đến 5.999DWT
và tàu Văn Úc trọng tải trên 15.000 DWT chuyên trở hàng hóa theo đơn đặt
hàng.
Công cụ dụng cụ như thiết bị văn phòng, công cụ chuyên đóng, sửa chửa tàu
biển
Bảng phân loại tài sản theo hình thái biểu hiện (31/12/2013)
Loại tài sản

Nguyên giá

Giá trị hao mòn

Giá trị còn lại

Tàu

10,909,090,909

(606,060,610)

10,303,030,299

Máy vi tính
Máy điều hòa
Máy điện thoại

……

II.

Công tác quản lý hiện vật.
TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Vì
thế cần phải đặt ra yêu cầu cao về quản lý sử dụng cũng như yêu cầu về công tác
hạch toán TSCĐ trong công ty.
SV: Trần Thị Giang

Page 19


BÁO CÁO THỰC TẬP
1. Yêu cầu về quản lý.
Công tác kế toán TSCĐ trong công ty phải được quản lý tốt TSCĐ trên hệ
thống sổ sách và để phục vụ cho quá trình quản lý, kế toán phải cung cấp đầy
đủ, chính xác và kịp thời các thông tin về:
-

Quản lý TSCĐ về chủng loại theo đặc trưng kỹ thuật và đặc trưng kinh tế.

-

Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, nguồn hình thành tài sản…

-

Các thông tin về sử dụng và khấu hao TSCĐ như: thời gian sử dụng, phương
pháp thu hồi vốn, phương pháp khấu hao, phương pháp phân bổ chi phí

cho các đối tượng sử dụng.
2. Yêu cầu về tổ chức công tác kế toán TSCĐ.

-

Tổ chức phân loại TSCĐ và đánh giá TSCĐ theo đúng quy định. Tổ chức công
tác hạch toán ban đầu các nghiệp vụ biến động, khấu hao, sửa chữa TSCĐ, cũng
như việc phản ánh những nghiệp vụ này trên hệ thống sổ sách kế toán theo đúng
chế độ quy định và theo tính đặc thù của TSCĐ trong đơn vị.

-

Thực hiện tốt chế độ TSCĐ theo đúng chế độ và yêu cầu quản lý.
3. Cách thức quản lý giá trị.
3.1. Các phương pháp khấu hao.
Phương pháp 1: Phương pháp khấu hao theo đường thẳng
Là phương pháp khấu hao mà tỉ lệ khấu hao và số khấu hao hàng năm
không thay đổi theo suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
Công thức:
Mức khấu hao năm của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ/ Số năm sử dụng
Mức khấu hao tháng = Mức khấu hao năm/ 12 tháng
Có thể xác định mức khấu hao năm của TSCĐ theo công thức:
Mức khấu hao năm TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm
Trong đó
Tỉ lệ khấu hao năm = 1/ Số năm sử dụng
Phương pháp 2: Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều
chỉnh
SV: Trần Thị Giang

Page 20



BÁO CÁO THỰC TẬP
Là phương pháp khấu hao mà mức khấu hao hàng năm giảm dần theo thứ
tự những năm sử dụng.
Công thức:
Mức khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao
nhanh
Trong đó :
Tỉ lệ khấu hao nhanh = ( 1/ Số năm sử dụng ) x Hệ số điều chỉnh
Bảng hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng TSCĐ
Thời gian sử dụng của TSCĐ
Đến 4 năm ( T < 4 năm)
Trên 4 đến 6 năm ( 4 < T< 6 )
Trên 6 năm ( T > 6 )

Hệ số điều chỉnh (lần)
1,5
2
2,5

Phương pháp 3 : phương páp khấu hao theo lượng sản phẩm, dịch vụ.
Là phương pháp khấu hao mà mức khấu hao hàng tháng , hàng năm thay
đổi phụ thuộc
vào lượng sản phẩm, dịch vụ thực tế mà TSCĐ đã tạo ra.
Công thức :
Mức khấu hao hàng tháng = Lượng sản phẩm được tao ra trong tháng x
mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm, dịch vụ
Trong đó :
Mức trích khấu hao bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm, dịch vụ = Nguyên

gía TSCĐ/ Sản lượng theo công suất thiết kế.
Mức khấu hao hàng năm = Tổng mức trích khấu hao của 12 tháng
Hoặc :
Mức khấu hao hàng năm = Lương sản phẩm, dịch vụ thực tế tạo ra trong
năm x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sả phẩm , dịch vụ.
Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ
1 Xác định phạm vi phải trích khấu hao TSCĐ và tổng nguyên giá TSCĐ
phải trích đầu kỳ kế hoạch.
SV: Trần Thị Giang

Page 21


BÁO CÁO THỰC TẬP
2 Xác định nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao trong kỳ.
Nguyên giá đù kì kế hoạch phải khấu hao = Nguyên giá của toàn bộ
TSCĐ – Nguyên giá TSCĐ không phải khấu hao.
Nguyên giá bình quân tăng trong kỳ = (Nguyên giá tăng trong kỳ x số
tháng khấu hao trong năm )/ 12
Nguyên giá bình quân giảm trong kỳ= (Nguyên giá giảm trong kỳ x Số
tháng thôi khấu hao trong năm)/ 12
Nguyên giá bình quân phải tính khấu hao = Nguyên giá phải tính khấu
hao đầu kỳ + Nguyên giá bình quân tăng trong kỳ – Nguyên giá bình quân giảm
trong kỳ.
3 Xác định mức khấu hao bình quân hàng năm
Múc khẩu hao bình quân hàng năm = Nguyên giá bình quân phải tính
khấu hao x Tỷ lệ khấu hao bình quân tổng hợp năm.
3.2. Phương pháp khấu hao công ty áp dụng.
Trong quá trình sử dụng TSCĐ cho hoạt động kinh doanh giá trị của
TSCĐ bị giảm dần do sự hao mòn bao gồm:

-

Hao mòn hữu hình: là hao mòn về mặt vật chất do TSCĐ phục vụ cho sản xuất

-

kinh doanh và do tự nhiên làm giảm giá trị sử dụng.
Hao mòn vô hình: là sự giảm giá trị TSCĐ do điều kiện khoa học tiến bộ lam
cho TSCĐ của công ty trở nên lạc hậu
Để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ để tái sản xuất lại TSCĐ, người ta
tiến hành trích khấu hao bằng cách chuyển phần giá trị hao mòn của tài sản đó
vào giá trị sản phẩm tạo ra hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Theo
Quyết định 166/1999/QĐ- BTC quy định khấu hao được tính theo phương pháp
đường thẳng. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Phương
pháp này, số khấu hao hàng năm không thay đổi theo thời gian sử dụng hữu ích
của tài sản.
Mức khấu hao phải
trích
SV: Trần Thị Giang

Nguyên giá của TSCĐ
Thời gian sử dụng (năm)
Page 22


BÁO CÁO THỰC TẬP
bình quân năm
Mức khấu hao phải

Mức khấu hao bình quân năm


trích

12 tháng

bình quân tháng
Khấu hao được tính theo nguyên tắc tròn tháng, vì vậy những TSCĐ
tăng, giảm trong tháng này thì tháng sau mới tiến hành trích hoặc thôi trích khấu
hao. Theo đó, hàng tháng kế toán trích khấu hoa như sau:
Số khấu
hao

Số khấu hao
=

đã trích

Số khấu hao
+

của TSCĐ tăng

Số khấu hao
-

của TSCĐ giảm

phải trích

trong


thêm

đi

tháng này

tháng trước

tháng trước

trong tháng trước

Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi, công ty
phỉa xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị
còn lại trên sổ kế toán chia (: ) cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian
sử dụng còn lại ( được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký
và thời gian đã sử dụng) của TSCĐ.

Chương VI.
Đặc điểm cơ sở sản xuất
I.

Quy trình vận tải của công ty.

SV: Trần Thị Giang

Page 23



BÁO CÁO THỰC TẬP

Hợp đồng

Giấy vận chuyển

Giấy chứng nhận kết
quả giám định dạng

Biên bản giao nhận
hàng

Thanh lý hợp đồng

Hợp đồng tài chính

Doanh thu

SV: Trần Thị Giang

Page 24


BÁO CÁO THỰC TẬP
II.

Giải thích quy trình vận tải của công ty.
Hợp đồng là quy định mối quan hệ giữa người vận chuyển với người thuê

tàu. Người vận chuyển có thể là chủ tàu hay người quản lý tàu. Người thuê tàu

là các chủ hàng, các công ty xuất nhập khẩu. Tuy nhiên giữa người vận chuyển
và người thuê tàu ít khi ký hợp đồng trực tiếp mà thường thong qua các đại lý,
môi giới của mình. Đại lý công ty đưa ra rõ cách thức thuê tàu, cách tính cước
phí trên thị trường thế giới, các tập quán các cảng trên thế giới, vì thế khi ký hợp
đồng sẽ đảm bảo quyền lợi cho người ủy thác.
Sau khi ký hợp đồng thì giấy vận chuyển giao cho người vận chuyển giữ
và giấy chứng nhận kết quả giám định xác định số hàng đã giao đủ đúng số
lượng và quy cách.
Sau đó mới lập biên bản giao nhận hàng. Các chứng từ đều do người vận
chuyển giữ để làm thủ tục có liên quan. Và biên bản giao nhận hàng hai bên đều
giữ để làm chứng từ khi thanh lý hợp đồng.
Khi giao hàng tới nơi đúng thời hạn, đúng quy cách và đủ số lượng thì
tiến hành thanh lý hợp đồng. Và lập hợp đồng tài chính bàn giao cho người nhận
hàng ( người thuê tàu). Lúc đấy công ty mới có doanh thu.

SV: Trần Thị Giang

Page 25


×