Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Hai ý tưởng nên học tập từ hoa KỳPHÂN TẦNG GIÁO dục đại học và QUẢN lý đầu tư NGHIÊN cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 12 trang )

GS.TS. Lâm Quang Thiệp
LÂM QUANG THIỆP là Giáo sư về Địa vật lý (từ năm 1991) tại Đại học
Tổng hợp Hà Nội, về Giáo dục đại học và Khoa học đo lường trong giáo dục
(từ năm 2000) tại trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông
nhận bằng Tiến sĩ (1968) và Tiến sĩ khoa học (1982) tại Đại học Quốc gia
Moskva. Ông đã đảm nhiệm cương vị Vụ trưởng, Vụ Đại học, tại Bộ Giáo dục
và Đào tạo (1998-1997), Giáo sư thỉnh giảng tại University of New York,
Buffalo theo chương trình trao đổi học giả Fulbright (2001-2002).
Hiện nay ông là Giáo sư trường Đại học Thăng Long. Trong những năm gần
đây ông viết nhiều về các chủ đề giáo dục đại học và đo lường và đánh giá
trong giáo dục.


Hai ý tưởng nên học tập từ Hoa Kỳ:
PHÂN TẦNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ NGHIÊN CỨU

LÂM QUANG THIỆP
Phone: 04.35146068
E-mail:


NỘI DUNG
1. Ý tưởng thứ nhất: hệ thống GDĐH phân tầng của

California.
2. Ý tưởng thứ hai: Quản lý đầu tư nghiên cứu theo các
nguyên tắc từ báo cáo “Science – The Endless
Frontier” của Vannevar Bush .



I. Ý TƯỞNG THỨ NHẤT: HỆ THỐNG GDĐH
PHÂNTẦNG CỦA CALIFORNIA
1.TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẲNG CẤP THẾ GIỚI HAY
“HỆ THỐNG ĐẲNG CẤP THẾ GIỚI” GIÁO DỤC ĐẠI HỌC?
 Việc chạy đua xây dựng các trường đại học đẳng cấp thế giới
trong khu vực và ở nước ta.
 Ý tưởng từ Hội nghị GDDH tại Macao 2009 đề xuất: nhiều nước
nên chú ý “xây dựng một hệ thống đẳng cấp thế giới GDĐH”.
 Thế nào là hệ thống đẳng cấp thế giới GDĐH?
đó là hệ thống GDĐH mạnh, đa dạng, phân tầng, đáp ứng có
hiệu quả các yêu cầu khác nhau của sự phát triển kinh tế xã hội
và nhu cầu học tập của nhân dân.


2. HỆ THỐNG GDĐH PHÂNTẦNG CỦA CALIFORNIA MỘT HỆ THỐNG GDĐH ĐẲNG CẤP THẾ GIỚI TIÊU BIỂU
 Master Plan 1960 đối với GDĐH công:
Số trường, tên

Tuyển sinh Chức năng chính Quan hệ trong
hệ thống

Tầng
10
1
University of
California, X (UC)

1/8 (12,5%)
số SV hàng
đầu


Nghiên cứu,
Đào tạo tiến sĩ

Tiếp nhận SV
chuyển tiếp từ
tầng 3

Tầng
23
2
California State
University, Y (CSU)

1/3 (33,3%)
số SV kế
tiếp

Đào tạo cử nhân,
thạc sĩ

Tiếp nhận SV
chuyển tiếp từ
tầng 3

Tầng
112
3
Community College


Tất cả SV
còn lại

Đào tạo bằng cao Chuyển SV có
đẳng (A.A.) 2
bằng AA xuất sắc
năm, đào tạo nghề học tiếp chuyên
nghiệp ở 2 tầng
trên


2. HỆ THỐNG GDĐH PHÂNTẦNG CỦA CALIFORNIAMỘT HỆ THỐNG GDĐH ĐẲNG CẤP THẾ GIỚI TIÊU BIỂU
 Năm 1992 các chuyên gia GDĐH của OECD đã khuyến cáo
các nước học theo mô hình này để xây dựng các hệ thống
GDĐH cho thế kỷ 21, và gọi đó là giấc mơ California
(California dream).
 Năm 1987 mở rộng Master Plan cho cả các hệ thống GDĐH tư
và các trường nghề, xây dựng một hệ thống GDĐH với các đặc
trưng: thống nhất, bình đẳng, chất lượng và hiệu quả (unity,
equity, quality & efficiency).
 Chính hệ thống community college của Mỹ đã thúc đẩy đại
chúng hóa GDĐH Hoa Kỳ, và là niềm tự hào cao nhất của
nền GDĐH Hoa Kỳ trong thế kỷ 20.


3. MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
SỰ PHÂN TẦNG GDĐH VIỆT NAM
 Các đại học cộng đồng đã được xây dựng ở Miền Nam nước ta
trước năm 1975.
 Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 2 (khoá VIII) năm 1996 về

giáo dục đã nêu “xây dựng một số trường cao đẳng cộng đồng ở
các địa phương để đào tạo nhân lực tại chỗ”.
 Quyết định 121/2007/QĐ-TTg năm 2007 về quy hoạch mạng lưới
trường đại học-cao đẳng 2006-2020 có nói về “chương trình 2 năm
đào tạo giai đoạn đầu đại học để chuyển tiếp học giai đoạn giáo
dục nghề nghiệp ở các trường đại học có các chương trình chuyên
nghiệp”.
 Luật GDĐH năm 2012: “Cơ sở GDĐH được phân tầng nhằm
phục vụ công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở GDĐH phù hợp với
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng kế hoạch đầu tư
phát triển, nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học của
cơ sở GDĐH; thực hiện quản lý nhà nước”.


3. ĐỀ XUẤT VỀ PHÂN TẦNG CHO GDĐH VIỆT NAM
Ngoàiviệc xây dựng vài trường ĐH “đẳng cấp thế giới”, nước ta cần
xây dựng một “hệ thống đẳng cấp thế giới về GDĐH”:
 Ở tầng cao (đại học nghiên cứu) nên tuyển chọn SV giỏi, đào tạo
nặng về chất lượng hơn là số lượng, chấp nhận SV xuất sắc chuyển
tiếp từ các tầng thấp, đồng thời tập trung nghiên cứu và đào tạo
giảng viên cho các tầng thấp.
 Ở tầng trung (đại học định hướng ứng dụng) tuyển chọn SV trung
bình, đào tạo nghiêng về ứng dụng, dừng lại ở bậc thạc sĩ, chấp
nhận sinh viên giỏi chuyển tiếp từ tầng thấp hơn.
 Ở tầng thấp, các trường cao đẳng/đại học cộng đồng địa phương
tập trung đào tạo nghề, và đào tạo theo chương trình đại học đại
cương để SV chuyển tiếp học giai đoạn nghề nghiệp ở các trường
đại học tầng trên.
 Các đại học mở tập trung vào giáo dục mở và từ xa để làm nòng
cốt tăng chất lượng hệ không chính quy cho cả hệ thống.



I. Ý TƯỞNG THỨ HAI:
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ NGHIÊN CỨU
1. MỘT SỐ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG GDĐH
VÀ NGHIÊN CỨU CỦA VIỆT NAM
 Sự tách biệt hệ thống GDĐH và các viện nghiên cứu lớn
 Mong muốn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và sự thất bại của
việc hợp nhất hệ thống GDĐH và viện nghiên cứu vào thập
niên 1990.
 Việc nâng cấp hai viện hàn lâm và sự thiếu nhất quán và kế
thừa về chủ trương của Nhà nước.
 Việc phối ngân sách nghiên cứu theo cơ chế hành chính (trừ
quỹ NAFOSTED).


2. HỆ THỐNG GDĐH VÀ NGHIÊN CỨU CỦA HOA KỲ
VÀ ĐỀ XUẤT QUẢN LÝ KINH PHÍ NGHIÊN CỨU CỦA V. BUSH.
 Sự thống nhất của hệ thống GDĐH và các viện nghiên cứu.
 Báo cáo “Science – The Endless Frontier” của Vannevar Bush
(1945) và 3 nguyên tắc phân phối ngân sách nghiên cứu:
1. Nhà nước trung ương chịu trách nhiệm chính tài trợ cho khoa
học cơ bản;
2. Các trường ĐH – chứ không phải các viện nghiên cứu thuần
túy không giảng dạy - là các cơ sở được ưu tiên triển khai các
nghiên cứu do nhà nước tài trợ; và
3. Quá trình đánh giá có tính cạnh tranh cao bởi các đồng
nghiệp xem xét độc lập chỉ trên cơ sở trình độ khoa học chứ
không phải dựa vào chính trị hoặc thương mại.
Các nguyên tắc này tác động tích cực đến hệ thống nghiên cứu

của Hoa Kỳ cho đến nay.


3. HỆ THỐNG GDĐH VÀ NGHIÊN CỨU CỦA VIỆT NAM
NÊN HỌC TỪ HOA KỲ
 Có biện pháp giảm sự tách biệt giữa hệ thống nghiên cứu và

hệ thống GDĐH, ưu tiên tài trợ cho các cơ sở nghiên cứu
có đào tạo.
 Tăng tính công khai, công bằng, dân chủ, khách quan của
quá trình tuyển chọn và đánh giá kết quả nghiên cứu →
xem xét độc lập do các đồng nghiệp chỉ trên cơ sở trình độ
khoa học chứ không phải dựa vào chính trị hoặc thương
mại.
 Nên mở rộng Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc
gia (NAFOSTED), làm cho quỹ đó trở thành cơ chế phân
phối kinh phí chính cho hoạt động nghiên cứu và phát triển
khoa học và công nghệ.


Xin cám ơn!



×