QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT THỦY SẢN
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG
ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
________________
PHẦN I
MỞ ĐẦU VÀ CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
I. MỞ ĐẦU:
Hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, ngành thủy sản Việt Nam
nói chung và thủy sản An Giang nói riêng đã có sự phát triển vượt bậc là một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp vào phát triển
kinh tế và an sinh xã hội của tỉnh.
Đặc biệt hơn 10 năm qua, trong quá trình hiện đại hóa, kiên trì chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong nông nghiệp, An Giang lại tiếp tục giành thêm thắng lợi lớn đó là
phát triển vượt bậc trong thủy sản nói chung, đặc biệt sản xuất, chế biến và xuất khẩu
cá tra. Từ chăn nuôi nhỏ lẽ ở một số địa phương đến nay mở rộng toàn tỉnh, từ sự có
mặt ở một ít thị trường trong nước đến xuất khẩu trên thế giới, đến nay trở thành
thương hiệu “cá tra Việt Nam” luôn được yêu chuộng ở hầu hết các Châu lục.
Từ nhiều năm qua thủy sản An Giang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước
về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản, nhất là cá tra. Do đó, để thủy sản phát
triển đúng định hướng và yêu cầu đặt ra, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương
chính sách, trong đó có Quy hoạch phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020 và Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy
sản tỉnh An Giang đến năm 2010.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh, bước đầu có hiệu quả, ngành thủy sản
đang vấp phải những khó khăn, thách thức lớn. Đó là đòi hỏi sự bền vững của môi
trường sinh thái và nguồn lợi tự nhiên, sự bền vững của các vấn đề kinh tế - xã hội và
các cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu thủy sản.
Từ những kết quả đã đạt được, đối mặt với khó khăn, thách thức, ngành thủy
sản tỉnh An Giang cần phải định hướng Quy hoạch vùng sản xuất thủy sản gắn liền
với ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao vào sản
xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và đặc biệt nâng cao giá trị sản xuất trên
một đơn vị diện tích cũng như tiết kiệm tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu
trong tương lai qua đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế xã hội của địa phương.
II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ:
1
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về việc Lập,
thẩm định và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định 92/2006/NĐ-CP.
- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 về việc Hướng dẫn xác
định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu.
- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư Hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.
- Luật Thủy sản được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003.
- Luật Công nghệ cao (Luật số 21/2008/QH12 có hiệu lực thi hành từ
01/7/2009).
- Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/05/1998.
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa IX, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 27/12/1993.
- Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về
điều kiện kinh doanh các ngành nghề thủy sản.
- Quyết định 801/QĐ-TTg, ngày 27/6/2012 của Thủ tướng Chính Phủ về việc
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm
2030.
- Quyết định số 1445/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/8/2013 về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030.
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IX, nhiệm kỳ
2010-2015;
- Nghị quyết 09-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh AG ngày 27/6/2012 về phát
triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 – 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030.
- Thông báo số 427/TB-UBND ngày 04/9/2012 Thông báo kết luận của Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh tại Hội nghị triển khai Nghị quyết 09-NQ/TU ngày
27/6/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao.
- Thông báo số 314/TB-UBND ngày 27/01/2014 Thông báo kết luận của Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh tại cuộc họp bàn về danh mục một số sản phẩm hàng hóa
nông nghiệp công nghệ cao và xử lý vướng mắc còn tồn đọng trong Chương trình
phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
2
- Quyết định số 396/QĐ-UBND ngày 01/3/2013 của UBND tỉnh về việc Ban
hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang từ nay
đến năm 2015.
- Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của UBND tỉnh về việc
Ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang
giai đoạn 2012 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
PHẦN II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
3
TÁC ĐỘNG ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN:
1. Ví trí, địa lý:
An Giang là một tỉnh biên giới Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng đồng
bằng sông Cửu Long, có tổng diện tích tự nhiên là 353.666,85 ha chiếm 1,07% diện
tích đất của cả nước, xếp thứ 4 ở khu vực ĐBSCL. Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính
trực thuộc gồm thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc, thị xã Tân Châu và 8 huyện
là An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Tịnh Biên và Tri
Tôn. Đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn có 156 đơn vị gồm 119 xã, 21
phường và 16 thị trấn.
Tỉnh An Giang có vị trí địa lý:
Từ 10010’30’’ đến 10037’50’’ vĩ độ Bắc
Từ 104047’20’’ đến 105035’10’’ kinh độ Đông
Được giới hạn bởi:
– Phía Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia;
– Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp;
– Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang;
– Phía Nam và Đông Nam giáp Tp. Cần Thơ.
An Giang nằm ở vùng hạ lưu sông Mê Kông, là tỉnh đầu nguồn của vùng đồng
bằng sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và có hai con sông
chính là: sông Tiền dài 80 km, sông Hậu dài 100 km, cùng với nhánh sông Châu Đốc
(28 km) và sông Vàm Nao (7 km). Tất cả tạo nên cảnh quan đặc thù của vùng sông
nước An Giang, hết sức thuận lợi cho nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản phát
triển.
2. Khí hậu - Thủy văn:
2.1. Khí hậu:
4
- Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm dao động từ 26,15oC - 28,6oC, nhiệt
độ trung bình cao nhất vào tháng 4 là 28,6oC, tháng 5 là 28,5oC, tháng 9 là 28oC.
Nhiệt độ thay đổi trong năm gần như theo quy luật tháng 4, tháng 5, tháng 9 là các
tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm. Nhiệt độ thấp nhất là vào các tháng 11 đến
tháng 2 (26,15oC - 26,4oC). Nhìn chung tỉnh An Giang, có nền nhiệt cao và ổn định
với nhiệt độ trung bình năm là 27oC khu vực đồi núi thường có nhiệt độ bình quân thấp
hơn so với khu vực đồng bằng 2oC, tổng tích ôn trên 10.000oC. Nhiệt độ trong đất và
trong nước ở An Giang tuy có biến động song không lớn ở cả môi trường nước và đất
là những điều kiện vô cùng thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản.
- Chế độ mưa:
An Giang có đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa mưa (từ
tháng 5 đến tháng 11), lượng mưa nhiều và phân bổ theo mùa, lượng mưa hàng năm bình
quân từ 1.500 mm - 1.600 mm/năm, cao nhất đạt 2.100 mm/năm và thấp nhất là 900
mm/năm và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Mùa mưa góp một lượng nước
lớn chảy tràn vào đồng ruộng, vùng trũng nội địa, làm tăng diện tích nước mặt, đồng
thời cũng chính nguồn nước mát ngọt trong các thủy vực đó là môi trường thuận lợi
để cá, tôm có điều kiện sinh sôi phát triển. Ngoài ra, đây chính là một đặc điểm sinh
thái rất có lợi cho việc bố trí nuôi sinh thái xen canh một vụ lúa một vụ tôm vừa đảm
bảo tính bền vững giảm nguy cơ dịch bệnh và vừa đảm bảo sản lượng lương thực.
- Chế độ gió:
An Giang có chế độ gió khá thuần nhất do địa hình bằng phẳng và xa biển, từ
tháng 11- 4 hướng gió có tần suất cao nhất là Ðông Bắc, từ tháng 5 -10 hướng gió có
tần suất cao nhất là Tây Nam. Tốc độ gió ở biển Tây Nam Bộ khá lớn, hầu hết ở các
nơi đạt đến tốc độ gió trung bình là 3m/giây.
2.2. Thủy văn:
Chế độ thủy văn có tác động rất lớn đến nhiều mặt trong đời sống người dân
đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng, nhất là việc phát
triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Lưu lượng nước:
Lưu lượng nước biến động lớn và chịu ảnh hưởng của thủy triều, của lưu
lượng nguồn, mưa tại chỗ, gió chướng... nhưng dòng chảy trong năm khá ổn định do
tác động điều tiết của Biển hồ.
Lưu lượng đầu nguồn chảy vào châu thổ phân định theo mùa rõ rệt và biểu thị
qua chế độ dòng chảy. Vào mùa lũ, nước từ thượng nguồn chảy xuống xuôi theo một
chiều (bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11). Trong đó, tháng có dòng chảy lớn
nhất là tháng 9 và tháng 10. Mùa khô, toàn bộ hệ thống sông ngòi, kênh, mương chảy
theo hai chiều, vào mùa này tháng có dòng chảy lớn nhất là tháng 4.
5
Dòng chảy trong mùa lũ đem nguồn phiêu sinh, nguồn dưỡng khí dồi dào tăng
sinh khối thủy vực, đây cũng là một đặc điểm để phát triển mô hình nuôi thủy sản bãi
bồi, ao,...
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước trong nuôi trồng đã và đang diễn ra phổ
biến và đến mức báo động, tuy nhiên người nuôi thủy sản vẫn thiếu ý thức, trách
nhiệm trong việc xả thải nước chưa qua xử lý ra môi trường tự nhiên. Hầu hết các hộ
nuôi, nhất là các hộ nuôi lồng bè, đều không có hệ thống xử lý nước thải, bùn thải và
thường xả thẳng nguồn thải ra sông. Một số ít vùng nuôi của doanh nghiệp có đầu tư
hệ thống xử lý nước thải (chiếm khoảng 10% diện tích nuôi).
Thực tế cho thấy, các phương pháp xử lý nước thải hiện đang áp dụng đều có
kinh phí đầu tư lớn, nhu cầu phải có diện tích rộng để xây dựng ao lắng, ao xử lý, vì
vậy chỉ thích hợp ứng dụng đối với mô hình nuôi có quy mô lớn, vùng nuôi thuộc các
doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, vùng nuôi có quy mô trên 10 ha. Một số
khó khăn nữa là nhiều hộ nuôi không còn quỹ đất trống để làm ao xử thải (tỉ lệ diện
tích đất dành cho xử lý nước thải từ 15 - 25% tổng diện tích). Mặc khác, công nghệ,
thiết bị xử lý nước thải đạt hiệu quả thì chi phí đầu tư lớn, tăng giá thành sản phẩm
đây cũng là một trong những trở ngại lớn trong việc xử lý ô nhiễm môi trường nước,
nhất là nước thải trong nuôi trồng thủy sản.
II. CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN:
1. Tài nguyên đất:
Theo tài liệu chỉnh lý bản đồ đất tỉnh An Giang năm 2006, tài nguyên đất tỉnh
gồm những loại sau:
- Nhóm đất than bùn: phân bố ở huyện Tri Tôn, diện tích 984,04 ha, chiếm
0,28% diện tích tự nhiên. Thành phần chính của nhóm đất này gồm sét và lưu huỳnh,
lượng hữu cơ trong đất rất cao, rất chua, phèn nghèo chất dinh dưỡng. Loại đất này
không thích hợp đối với canh tác, thích hợp với trồng tràm.
- Nhóm đất cát núi: phân bố tập trung ở các triền núi thuộc thành phố Châu
Đốc và các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, diện tích 22.675,02 ha, chiếm 6,41% diện tích
tự nhiên. Loại đất này rất dễ rửa trôi và nghèo dinh dưỡng không thích hợp canh tác
lúa, rau màu. Ở khu vực đỉnh núi của các khối núi lớn như núi Cấm, núi Cô Tô, núi
Dài có thể trồng cây dược liệu, cây ăn trá ưa lạnh, su su,... nơi các sườn.
- Nhóm đất phù sa cổ: phân bố chủ yếu ở huyện Tịnh Biên, Tri Tôn (vùng tiếp
giáp với biên giới Vương quốc Campuchia và tỉnh Kiên Giang), diện tích 14.617,72
ha, chiếm 4,13% diện tích tự nhiên, thành phần cơ giới xốp, mềm. Đây là nhóm đất
có khả năng sản xuất nông nghiệp như luân canh 2-3 vụ lúa – màu; nuôi trồng thủy
sản (lúa – cá).
6
-Nhóm đất phù sa: diện tích 226.866,0 ha, chiếm 64,15% diện tích tự nhiên, và
được phân thành các loại như sau:
* Đất phù sa đang phát triển, glây, dinh dưỡng khá: chiếm diện tích 16.742,75
ha (chiếm 4,92% diện tích tự nhiên), phân bố chủ yếu ở huyện Chợ Mới, thành phố
Long Xuyên, Châu Thành, Châu Phú, và một ít ở các huyện Phú Tân và Tân Châu.
Loại đất này thích hợp với sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
* Đất phù sa đang phát triển, glây, dinh dưỡng kém: có diện tích 15.977,51 ha
(chiếm 4,69% diện tích tự nhiên), phân bố chủ yếu ở huyện Tịnh Biên và Tri Tôn và
một ít ở huyện Châu Phú, cũng do phân bố ở địa hình khá cao (dọc theo các chân núi
của vùng Bảy Núi) nên sa cấu chủ yếu là thịt đến cát pha. Loại đất này thích hợp với
canh tác lúa và trồng các loại rau màu.
* Đất glây, tầng mặt dày, dinh dưỡng khá, có dấu tích phù sa bồi: có diện tích
70.729,21 ha (chiếm 20,76% diện tích tự nhiên), phân bố tập trung ở các huyện cù lao
An Phú, TX. Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới, các vùng đất ven sông của các huyện/thị
Châu Đốc, Châu Phú, Châu Thành, Long Xuyên và một diện tích nhỏ của huyện
Thoại Sơn. Loại đất này nghèo chất dinh dưỡng, cộng với sự thấp trũng của phẫu
diện là yếu tố cơ bản không có lợi cho việc trồng các loại cây trồng cạn. Do đó cần bố
trí mùa vụ hay có biện pháp canh tác thích hợp để mang lại hiệu quả cao.
* Đất glây, tầng mặt dày, dinh dưỡng kém: có diện tích 15.231,53 ha (chiếm
4,47% diện tích tự nhiên), phân bố tập trung ở thành phố Châu Đốc, và số ít ở các
huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn và Chợ Mới. Loại đất này không thích hợp
cho việc trồng các loại cây trồng cạn.
* Đất glây, đọng mùn, dinh dưỡng kém: có diện tích 87.887,26 ha (chiếm
25,80% diện tích tự nhiên), tập trung thành vùng lớn ở các huyện Châu Phú, Châu
Thành và Thoại Sơn, rải rác với diện tích nhỏ ở huyện Tri Tôn và thành phố Châu
Đốc.
* Đất glây, tầng mặt mỏng, dinh dưỡng kém: có diện tích 20.297,74 ha (chiếm
5,96% diện tích tự nhiên), đây là loại đất mới của An Giang và chỉ có ở huyện Chợ
Mới. Do khu vực đất chủ yếu nằm trong đê bao nên đất có lượng phù sa thấp.
- Nhóm đất phèn: diện tích 44.687,06 ha, chiếm 12,64% diện tích tự nhiên,
phân bố chủ yếu ở Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới
và được phân thành 2 loại như sau:
* Đất phèn hoạt động nông: xuất hiện chủ yếu ở Tịnh Biên và Tri Tôn và một
ít ở Châu Phú. Loại đất này có độ phì tự nhiên tư trung bình đến khá, thành phần cơ
giới từ trung bình đến nặng, tỷ lệ sét cao (41-55%), hàm lượng cát mịn (21,2-38%),
7
đất dễ bị dính dẻo khi ướt, cứng và nứt nẻ thành rảnh khi khô. Loại đất này không
thích hợp sản xuất nông nghiệp, có thể trồng một số giống lúa chịu phèn trong vụ
mùa, mùa khô có thể lên líp trồng khoai. Hướng sử dụng thích hợp đối với loại đất
này là trồng lúa 1 vụ hoặc 2 vụ với các giống lúa chịu phèn và các loại rau màu thích
hợp khác và có thể kết hợp nuôi cá.
* Đất phèn hoạt động sâu: xuất hiện ở hầu hết các huyện trong tỉnh, trừ huyện
An Phú, trong đó tập trung chủ yếu ở Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn, Châu Phú,
Châu Thành và Chợ Mới. Loại đất này nghèo chất dinh dưỡng, tỷ lệ các chất dinh
dưỡng không cân đối và nhiều biến động. Đây là loại đất hạn chế đối với sản xuất
nông nghiệp, có thể trồng lúa 1 – 2 vụ nhưng năng suất không cao, có thể trồng hoa
màu vào mùa khô. Tuy nhiên, trong điều kiện cần thiết thì có thể thâm canh tăng vụ
do có thuận lợi gần nguồn nước ngọt.
- Nhóm đất phù sa bồi: tập trung chủ yếu ven theo sông Tiền và sông Hậu, có
diện tích 30.793,17 ha (chiếm 8,71% tổng diện tích đất toàn tỉnh), phân bố ở các
huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân, thành phố Châu Đốc, Châu Phú, và xã Mỹ Hòa
Hưng của TP. Long Xuyên. Đất có thành phần sét khá cao so với các biểu loại đất
ven sông khác, dưới tầng canh tác thường xuất hiện một tầng tích tụ sét, có khả năng
trao đổi cation bằng hoặc hơn 24 cmol(+) kg - 1 sét trong suốt và độ bão hòa base
(bởi NH4OAc) bằng hoặc lớn hơn 50% trong suốt tầng B đến độ sâu 125 cm. Hàm
lượng dinh dưỡng không cao lắm, nhưng tiềm năng đất còn rất tốt phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Tóm lại: tài nguyên đất tỉnh An Giang có chất lượng khá cao, độ phì trung
bình đến khá, nguồn nước ngọt quanh năm, hệ thống sông, kênh rạch dày đặc, tạo cơ
chế ém phèn tự nhiên, thoát rửa phèn tốt phù hợp với sản xuất nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản.
2. Tài nguyên nước:
a) Tài nguyên nước mặt
Nguồn cung cấp chủ yếu từ Sông Tiền và sông Hậu và hơn 280 tuyến sông
rạch lớn khác, lưu lượng của các sông khá lớn nên đủ cung cấp nước cho các hoạt
động sản xuất và sinh hoạt kể cả trong mùa khô. Nguồn nước mặt của tỉnh khá dồi
dào, có khả năng khai thác đa mục tiêu trong đó quan trọng nhất là mục tiêu sản xuất
nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dưới tác
động của nhiều yếu tố như: xâm nhập mặn, xây dựng các đập thủy điện ở thượng
nguồn sông Mekong, ô nhiễm môi trường nước cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến sản
xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
8
b) Tài nguyên nước dưới đất
Nước dưới đất ở An Giang có trữ lượng khá dồi dào, có thể khai thác và phục
vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt (trừ vùng núi Tri Tôn và Tịnh
Biên). Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh có 7.133 giếng khoan, phục vụ sinh hoạt
92,14%, phục vụ sản xuất 7,86% và khảo sát sơ bộ có khoảng 240 giếng bị ô nhiễm
hoặc có nguy cơ nhiễm bẩn các loại cần phải xử lý trám lấp để bảo vệ nguồn nước.
3. Đặc điểm xã hội:
3.1. Dân số:
Dân số tỉnh An Giang tính đến 31/12/2012 có 2.153.716 người trong đó dân số
trung bình ở nông thôn chiếm 70,01% (1.507.843 người); dân cưchủ yếu là người Kinh
chiếm 95%, còn lại là người dân tộc thiểu số, gồm: dân tộc Khmer chiếm 3,9%, dân
tộc Chăm chiếm 0,62% và dân tộc Hoa chiếm 0,64%.
Dự kiến năm 2010 có khoảng 2.170.295 người với 525.765 hộ, năm 2015 có
2.293.903 người và 2020 có 2.419.281 người.
3.2. Tôn giáo:80% dân số theo đạo Phật giáo Hòa Hảo, số còn lại theo đạo
Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Cao Ðài, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, không đạo.
3.3. Văn hóa:
- Lao động từ 15 tuổi trở lên tập trung ở nông thôn chiếm 80,5% trong tổng số
laođộng của tỉnh An Giang. Trong đó, tỉ lệ lao động ở khu vực nông thôn không biết
chữ chiếm 11,08%, chưa tốt nghiệp cấp I chiếm 42,47%, tốt nghiệp cấp III chiếm
3,53%.
- Lao động ở khu vực nông thôn có chuyên môn kỹ thuật chiếm 5,37%, từ sơ
cấp học nghề trở lên chiếm 8,06%, không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 91,94%
trong tổng số 743.763 lao động.
- Trình độ văn hóa của lực lượng lao động tỉnh An Giang là rất thấp, đây là
một trong những bất lợi đối với phát triển kinh tế của tỉnh.(nguồn: Cục Thống kê)
PHẦN III
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
GIAI ÐOẠN 2002 – 2013
9
I. HIỆN TRẠNG VỀ KHU HỆ THỦY SẢN:
1. Khu hệ cá (Fish fauna):
Có khoảng 140 loài cá, xuất hiện trên địa bàn tỉnh An Giang, số lượng loài
xuất hiện thay đổi theo từng mùa trong năm (số lượng loài cá xuất hiện ở tỉnh An
Giang cần được nghiên cứu chi tiết thêm). Với các họ xuất hiện có ưu thế là
Cyprinidae, Pangasiidae, Bagridae, Cobitidae, Gobiidae, Siluridae. Số loài cá xuất
hiện phong phú vào mùa lũ, mùa khô số lượng loài xuất hiện giảm đi, đây cũng là
một đặc trưng của vùng.
Có hai loài cá du nhập vào Việt Nam là cá lau kiếng (Hypostomus punctatus),
cá chim trắng (Colossoma brachypomum) đây là hai loại cá có xuất xứ từ Nam Mỹ,
có khả năng thích nghi cao, khả năng cạnh tranh bắt mồi vượt trội so với các loài cá
bản địa, có khả năng phá vỡ khu hệ thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long, rất cần
nghiên cứu kỹ lưỡng hai loài này, các loài cá khác nhập khẩu vào Việt Nam nói
chung và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.
Các loài cá ở tỉnh An Giang (cá ở sông Tiền, sông Hậu, ở các nhánh sông, kênh
rạch, vùng trũng ngập nước,..) rất phong phú và đa dạng, do vậy để tận dụng được ưu
thế này bền vững cần phải khai thác, nghiên cứu, phát triển và bảo tồn một cách hợp lý.
2. Ðộng thực vật phù du và động vật đáy:
2.1. Thực vật phù du (Phytoplankton):
Thực vật phù du ở thủy vực An Giang với các ngành có số lượng chiếm ưu thế
là
Cholorophyta, Bacillriophyta, Euglenophyta, Cyanophyta, Pyrrophyta,
Chryrophyta có số lượng thấp.
Thành phần giống loài khá phong phú, số lượng dồi dào, thành phần và số
lượng biến động. Ngành tảo khuê (Cyclotella comta, Surirella robusta,..), tảo lục
(Closterium acerosum for rectum, Pediastrum biradiatum,..) phong phú là nguồn thức
ăn tốt cho nuôi trồng thủy sản, bên cạnh đó có các giống loài tảo lam (Aphanocapsa
pulchra, Polycistis, Oscillatoria,....), tảo mắt (Euglena oblonga, Phacus longicauda,...)
là loài tảo độc không có lợi cho nuôi thủy sản.
2.2. Ðộng vật phù du (Zooplankton):
Với số lượng loài chiếm ưu thế của lớp Rotatoria, Protozo,… Ðộng vật phù du
là loài thức ăn giàu chất dinh dưỡng và năng lượng cho nhiều loại cá ở giai đoạn ấu
trùng, rất khó thay thế bằng thức ăn nhân tạo nào khác, bên cạnh có một vài loài gây
bệnh cho tôm cá.
2.3. Ðộng vật đáy (Zoobenthos):
Với các loài có số lượng chiếm ưu thế của lớp Crustacea, Isecta, Bivalvia,
Gastropoda, Oligochaeta, Polychaeta. Ðộng vật đáy là loại thức ăn tốt của các loài cá
10
sống ở tầng đáy ăn tạp, ăn động vật. Bên cạnh đó có một số loài làm ô nhiễm đáy là
Didymops sp (Isecta), Dero dosalis (Oligochaeta)
Ðộng thực vật phù du, động vật đáy ở tỉnh An Giang rất đa dạng và phong
phú. Chúng là loại thức ăn tốt cho cá. Bên cạnh đó, có một số loại tảo độc đối với cá,
một số loài động vật phù du gây bệnh cho cá, một số loài động vật đáy làm ô nhiễm
đáy.
3. Ðánh giá chung về khu hệ thủy sản:
Khu hệ thủy sản của tỉnh An Giang đa dạng và phong phú, rất thích hợp cho
phát triển trong nuôi trồng thủy sản. Ðây là một ưu thế nổi trội của vùng, song để tận
dụng có hiệu quả và bền vững khu hệ thủy sản cần phải có sự quan tâm và đầu tư
đúng, hợp lý về nghiên cứu chuyên sâu, bảo tồn, nuôi trồng, khai thác.
Ðặc biệt đối với các giống loài không phải là giống loài bản địa của khu vực
đồng bằng sông Cửu Long, trước khi nhập giống vào cần phải khảo nghiệm và
nghiên cứu kỹ, tránh phá vỡ khu hệ thủy sản của vùng, vì khu hệ thủy sản nước ngọt
đồng bằng sông Cửu Long đa dạng và phong phú nhất ở Việt Nam.
11
II. TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2002 - 2013:
Bảng 1: Tổng hợp tình hình nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2002 – 2013
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
Tổng diện tích nuôi
TS (ha)
1,788
1,561
1,896
1,836
1,909
3,038
2,777
2,506
2,415
1924.5
2.618,50
2.496,38
Trong đó: cá tra (ha)
679,4
860.9
731.4
770.3
785.7
1394
1185
1118
999
960
1.331,10
1.269,25
Sản lượng TS (tấn)
111599
151231
154675
180890
181952
263592
315036
288235
279774
295000
339323
327200
Trong đó: cá tra (ha)
111157
150120
131652
145510
145421
216526
268091
242507
231071
267990
245690
242524
Năng suất (tấn/ha)
62
75
93
68
180
155
226
219
231
262
291
290
SPCBTSXK (tấn)
23200
26913
44000
54982
95400
125710
190300
130423
151652
144080
145592
170626
Kim ngạch XK (1000
USD)
66600
59570
128700
122323
224400
332105
423400
291510
341226
400325
398076
409837
Tôm càng xanh (ha)
282
370
560
588
600
650
600
550
491
390
320
238
Sản lượng (tấn)
305
459
651
698
815
1060
1297
1045
1000
1029
719
356
Năng suất (tấn/ha)
1,08
1,24
1,16
1,18
1,35
1,63
2,16
1,9
2,03
2,63
2,25
1,49
(Nguồn: Cục Thống kê An Giang)
12
1. Diện tích nuôi:
Theo Quyết định số 859/QĐ-UBND ngày 27/04/2006 của UBND tỉnh An
Giang về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thủy sản đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 và Quyết định số 3354/QĐ-UBND ngày
12/12/2007 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung Quy
hoạch phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 cho thấy:
Tính đến năm 2013, diện tích nuôi trồng thủy sản theo các Quy hoạch nêu trên
thực tế có 4 huyện đạt < 50 %, cá biệt huyện An Phú chỉ đạt khoản 15%; 06 huyện
đạt từ 50-76%, chỉ có Thoại Sơn đạt quy hoạch đã đề ra. Tuy nhiên, nhìn chung công
tác quy hoạch thủy sản trong thời gian qua mặc dù chưa đạt được yêu cầu nhưng đã
thành công trong các mục tiêu định tính như: đã định vị được vùng nuôi trồng thủy
sản, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn, phát triển nuôi trồng theo
phương thức công nghiệp, thu hút được nhiều doanh nghiệp vào đầu tư phát triển
ngành hàng và đã tạo được niềm tin, an tâm sản xuất; bước đầu quan tâm đến các vấn
đề xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái,…
Bảng: Tổng hợp so sánh diện tích nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch
tại các thời điểm năm 2007, 2010, 2013
Diện tích
DT nuôi
thực tế năm
2007*
DT nuôi
thực tế năm
2010
Diện tích
nuôi thực tế
năm 2013
Diện tích
theo QH
thủy sản
đến năm
2010 **
Tổng số (ha)
3.038
2.415
2.496
4.621
52,3
54
Long Xuyên
236
268
170
545
49,2
31,2
Châu Đốc
64
33
45
218
15,1
20,6
An Phú
78
92
98
644
14,3
15,2
Tân Châu
279
217
230
299
72,6
76,9
Phú Tân
329
227
271
522
43,5
51,9
Châu Phú
470
404
538
918
44,0
58,6
Tịnh Biên
22
37
28
53
69,8
52,8
Tỷ lệ đạt
được so với
2010 (%)
Tỷ lệ đạt
được so với
2013 (%)
13
Tri Tôn
37
42
42
115
36,5
36,5
Châu Thành
227
253
327
482
52,5
67,8
Chợ Mới
367
303
324
425
71,3
76,2
Thoại Sơn
929
268
422
401
66,8
105,2
(Ghi chú: * năm 2007 là năm có diện tích nuôi lớn nhất.
** Theo Quyết định số 3354/QĐ-UBND ngày 19/12/2007)
2. Ðối tượng nuôi:
Trước năm 2002 đối tượng nuôi chính là: cá basa, cá tra, cá lóc bông, cá hú, cá
he, ngoài ra còn có các đối tượng nuôi phụ là cá lóc, cá rô đồng, cá rô phi, cá bống
tượng, cá sặc rằn, cá trê phi, cá trê lai, cá chép, cá hường.
Từ năm 2003 đến nay: đối tượng nuôi chính là cá tra, cá lóc bông, cá basa, cá
hú, cá he, tôm càng xanh, cá rô phi, ngoài ra còn có các đối tượng nuôi phụ là cá lóc, cá
rô đồng, cá thát lát, cá trê phi, cá trê lai, cá mè vinh, cá chép, cá chim trắng, cá mè, cá
hường.
Trong giai đoạn này đối tượng nuôi xuất khẩu chủ lực là: cá tra được nuôi ao,
các đối tượng khác được nuôi trong ao và lồng bè chủ yếu tiêu thụ nội địa. Một số đối
tượng nuôi chính từ năm 2002 đến nay như sau:
* Đối với cá tra, cá basa:
Đây là một trong những đối tượng nuôi chủ lực trong phát triển nuôi trồng
thủy sản của tỉnh, diện tích và sản lượng nuôi cá tra tăng dần hàng năm, đỉnh điểm
diện tích đạt gần 1.400 ha với sản lượng đạt khoảng 270 ngàn tấn vào năm 2007. Từ
năm 2008 đến nay diện tích nuôi cá tra, basa liên tục giảm và đến cuối năm 2013 chỉ
còn khoảng 800 ha, nguyên nhân chủ yếu do giá cả không ổn định,… người nuôi
không có lãi nên người nuôi thu hẹp dần diện tích. Phần lớn diện tích nuôi cá tra hiện
nay do doanh nghiệp đầu tư theo quy trình khép kính từ nuôi đến chế biến và xuất
khẩu.
Một số địa phương có diện tích nuôi cá tra lớn của tỉnh là huyện Chợ Mới
(chiếm 31% tổng diện tích), Châu Phú (20%), Thoại Sơn (15%), Châu Thành (11%),
Phú Tân (8%) và Tp. Long Xuyên (6%). Cá tra được nuôi với nhiều loại hình khác
nhau như nuôi ao, nuôi cồn – bãi bồi, nuôi đăng quầng, lồng bè. Những năm gần đây
ngư dân chủ yếu nuôi theo hình thức thâm canh trong các ao, hầm. (1) Nuôi trong ao:
là hình thức nuôi chủ yếu hiện nay, những hộ nuôi qui mô nhỏ tận dụng ao, mương
vườn sẵn có; những hộ nuôi qui mô lớn có vị trí ao nuôi gần các sông rạch để thuận
tiện cho việc cấp thoát nước, vận chuyển hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm. (2) Nuôi
trên cồn, bãi bồi: hình thức nuôi này mới được áp dụng trong vài năm gần đây và có
xu hướng phát triển mạnh vì có thể thả mật độ cao để tăng năng suất và tăng sản
14
lượng; nguồn nước cung cấp thuận lợi, thu hoạch và vận chuyển dễ dàng. (3) Nuôi
đăng quầng: tập trung ở các sông nhánh có tốc độ dòng chảy thấp, hoặc nằm khuất
trong các khúc co dọc theo sông Tiền và sông Hậu. (4) Nuôi trong lồng bè: nuôi trong
bè đang có xu hướng giảm nhanh do hiệu quả kinh tế giảm liên tục và thấp hơn so với
các mô hình nuôi khác.
* Đối với Tôm càng xanh:
Đây là một trong những đối tượng nuôi chủ lực trong phát triển nuôi trồng
thủy sản của tỉnh, ban đầu được triển khai nuôi tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn
với vài ha, tuy nhiên diện tích tăng dần theo từng năm và phát triển mạnh nhất vào
năm 2007 với 650 ha tương đương với sản lượng 1060 tấn….Từ năm 2009 đến nay
diện tích nuôi tôm càng xanh giảm liên tục đến năm 2013 chỉ còn 238 ha với sản
lượng đạt khoảng 356 tấn. Nguyên nhân, do khó khăn về con giống, dịch bệnh, thời
tiết, thị trường,…. hiệu quả nuôi không cao, nên người nuôi thu hẹp quy mô và diện
tích nuôi. Tôm càng xanh được nuôi với nhiều hình thức khác nhau như: nuôi luân
canh trong ruộng lúa (nuôi trên chân ruộng), nuôi thâm canh trong ao đất, nuôi trong
mương vườn cây ăn trái và nuôi đăng quầng. Tính đến nay, hình thức nuôi tôm càng
xanh phổ biến vẫn là nuôi trên ruộng luân canh với cây lúa, tập trung chủ yếu ở
huyện Thoại Sơn và các huyện Châu Thành, Châu Phú và Phú Tân.
* Đối với cá Lóc:
Mô hình nuôi cá lóc của tỉnh đã phát triển từ nhiều năm qua, tuy nhiên, mới
phát triển mạnh trong những năm gần đây với hình thức nuôi trong bồn, bể…diện
tích và sản lượng tăng dần qua các năm từ hơn 47 ha vào năm 2004 đến năm 2013
tăng gần gấp đối với 93 ha và sản lượng đạt 13.019 tấn. Hai địa phương Long Xuyên
và Châu Thành chiếm gần 70% sản lượng cá lóc của tỉnh. Ngoài việc bán tươi, đến
nay cá lóc được đưa vào chế biến thành sản phẩm “khô cá lóc”. Hiện có nhiều cơ sở
chế biến khô cá lóc ở Chợ Mới, Thoại Sơn… và tỉnh đã từng bước phát triển thương
hiệu này như “khô cá lóc Chợ Mới” (nhãn hiệu tập thể, bắt đầu từ năm 2006), “khô cá
lóc Thoại Sơn”. Bên cạnh tiêu thụ trong tỉnh, các sản phẩm cá lóc An Giang được
tiêu thụ ở các tỉnh trong vùng ĐBSCL và Tp.HCM. Tỉnh cũng đã hỗ trợ cho các cơ
sở chế biến khô cá lóc tham gia các hội chợ, quảng bá sản phẩm.
* Cá rô, cá rô phi:
Nghề nuôi cá rô, cá rô phi của tỉnh đã được nông dân nuôi nhiều dưới hình thức
thâm canh hoặc bán thâm canh trong ao đất, lồng bè, trong mương hay trên ruộng lúa.
Vùng nuôi phân bố rải rác dọc theo các tuyến kinh cấp I và cấp II và tập trung nhiều
nhất ở các huyện Châu Thành, Châu Phú, An Phú, Tân Châu, Phú Tân, chủ yếu là cá
rô phi. Sản lượng nuôi cá rô, rô phi năm 2003 là 925 tấn đến năm 2013 sản lượng đạt
15
khoảng 1415 tấn, trong đó: lồng bè: 857 tấn. Trong những năm gần đây, nhờ nghiên
cứu, hoàn chỉnh quy trình sản xuất giống cá đơn tính toàn đực và nuôi thương phẩm
cá rô phi Novit-4, giúp nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cho nghề
nuôi thương phẩm của tỉnh. Tuy nhiên, năng suất nuôi bình quân hiện nay vẫn còn rất
thấp và nghề nuôi còn nhiều bất ổn. Do đó, để phát triển nghề nuôi cá rô, rô phi một
cách có hiệu quả và bền vững, cần giải quyết tốt vấn đề thị trường tiêu thụ và tiếp tục
chọn tạo con giống có chất lượng cao và cải tiến quy trình nuôi để tăng năng suất, hạ
giá thành, tăng tính cạnh tranh.
* Lươn:
Trong những năm qua, lươn chủ yếu được nuôi trong bể lót bạt, tập trung ở các
huyện: Thoại Sơn, Châu Thành, Tân Châu, Châu Phú, sản lượng nuôi lươn năm 2011
là 478 tấn; năm 2012 là 1.031 tấn, năm 2013 là 1.740 tấn. Tuy nhiên, thời gian gần
đây đã thử nghiệm thành công mô hình nuôi Lươn đồng với mật độ cao trong bồn, bể
xi măng với dạt tre, với năng suất cao 60-70kg/m2, kiểm soát được các yếu tố về môi
trường nước, ít tốn kém diện tích rất phù hợp với mọi người nuôi tùy vào điều kiện
kinh tế của mỗi gia đình. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay do nguồn lươn giống phụ
thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, tỷ lệ hao hụt cao,… trong khi đó nguồn giống từ sinh
sản nhân tạo lại ít, chi phí cao, xem đây là một thách thức cho ngành, cũng như các
Viện, Trường để tạo ra nguồn giống chất lượng cao với giá thành hợp lý phục vụ cho
người nuôi trong thời gian tới.
Ngoài ra, còn có một số đối tượng khác như: cá thát lát, cá điêu hồng, cá hô,
… hiện đang nuôi trên địa bàn tỉnh.
3. Giống thủy sản:
2.1. Giống bản địa:
Từ những năm cuối thập niên 90, cá basa, cá hú được câu từ tự nhiên (chiều
cao thân của cá từ 0,6 - 2cm, thời gian khai thác từ tháng 5 âm lịch đến tháng 10 âm
lịch hàng năm) đem về nuôi dưỡng trong các lồng bè khi đạt yêu cầu cá giống được
thả vào các bè, ao nuôi thương phẩm. Giống cá tra chủ yếu được vớt từ tự nhiên dưới
dạng cá bột đem lên nuôi dưỡng trong ao một thời gian, sau đó được ương lên thành
cá giống để thả nuôi thương phẩm trong ao.
Từ khi nghề nuôi cá tra, cá basa phát triển phục vụ cho chế biến và xuất khẩu
thì giống cá tra, cá basa được sinh sản nhân tạo, hoàn chỉnh quy trình,… phục vụ cho
nuôi. Các loại cá khác như cá he, cá trê, cá mè vinh, cá chép, cá lóc bông, cá lóc, cá
rô đồng, cá rô phi, cá hường ... chủ yếu sinh sản nhân tạo và cung cấp đủ số lượng
giống cho nhu cầu nuôi trong tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
2.2. Giống du nhập (là giống ở các tỉnh ngoài khu vực đồng bằng sông Cửu
Long, ở nước ngoài):
16
Hiện nay, theo kết quả thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn tỉnh An Giang
khoảng 48 trại sản xuất, ương giống. Năng lực sản xuất khoảng 4.500 triệu con cá bột
các loại/năm. Con giống thủy sản thả nuôi gồm cá loại: tra, basa, lóc bông, lóc, he,
hú, trê, mè vinh, ... Tình hình sản xuất và cung cấp giống cho nhu cầu nuôi trong
những năm qua không ngừng tăng. Nhìn chung, nguồn cung cấp giống thủy sản toàn
tỉnh không đảm bảo về chất lượng và số lượng cho nhu cầu nuôi thủy sản. Giải quyết
việc thiếu giống nuôi thủy sản phải nhập giống từ các tỉnh khác trong khu vực như
Ðồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh Long, TP.HCM.
Ðối với các trại tư nhân, việc áp dụng các qui trình sản xuất giống không được
tuân thủ nghiêm ngặt khoa học (chỉ chạy theo lợi nhuận kinh tế) từ khâu chọn và nuôi
vỗ cá bố mẹ đến khâu sinh sản, ương nuôi cá bột, cá giống do đó dẫn đến suy thoái cá
bố mẹ, chất lượng cá giống không đảm bảo (tính thích nghi môi trường kém, khả
năng kháng bệnh yếu,...), cá giống hao hụt nhiều trong quá trình nuôi thương phẩm
gây tổn thất kinh tế. Ngoài ra, việc trang bị máy móc ở các trại giống còn thô sơ, lạc
hậu, hầu hết chất lượng con giống ở các trại sản xuất tư nhân có chất lượng không
cao dẫn đến hao hụt nhiều trong quá trình nuôi. Trại giống có qui mô lớn trực thuộc
Nhà nước là Trung tâm Giống Thủy sản An Giang.
4. Mô hình nuôi thủy sản:
3.1. Nuôi ao:
Ðối tượng nuôi chính là cá tra, cá lóc, cá rô, tôm càng xanh, rô phi, cá trê, cá thát
lát. Hiện nay, người nuôi cá đang tận dụng đất bãi bồi, đất dọc theo bờ sông Tiền,
sông Hậu đào ao nuôi cá có hiệu quả kinh tế cao, chất lượng cá tốt. Song phần lớn
không có hệ thống xử lý nước thải (ao lắng, xử lý nước bằng hóa chất,…) trước khi
thải ra sông, điều này cũng báo động trong một vài năm tới việc ô nhiễm chất lượng
nước mặt đối với sông Tiền, sông Hậu là điều không thể tránh khỏi. Do đó, cần xúc
tiến nhanh các biện pháp, giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy
sản nói riêng và nuôi cá tra nói chung là hết sức cần thiết và cấp bách trong thời gian
tới.
3.2. Nuôi lồng, bè:
Ðối tượng nuôi chính: hú, he, rô phi, cá lóc bông, chim trắng, điêu hồng,…
Trước năm 2002, loại hình nuôi bè phát triển chủ yếu một số đối tượng nuôi
phục vụ tiêu thụ nội địa, một số ít là xuất khẩu (cá tra, cá basa). Tuy nhiên, từ năm
2003 đến nay, số lượng lồng bè nuôi cá của tỉnh tăng mạnh trong giai đoạn 20042007, từ năm 2008 đến nay, số lượng lồng bè giảm dần chủ yếu nuôi các đối tượng
phục vụ cho tiêu thụ nội địa.
Khu vực tập trung nhiều bè nhất (về số lượng lồng bè, thể tích nuôi) là khu vực
ngã ba sông Châu Ðốc nơi giáp ranh của các huyện An Phú (xã Ða Phước), Châu
Ðốc (Vĩnh Ngươn, Vĩnh Mỹ), Tân Châu (xã Châu Phong), Phú Tân (xã Mỹ Hiệp).
Các khu vực bè tập trung khác (ít hơn so với khu vực trên) là Đoạn sông Hậu
thuộc huyện Châu Phú (xã Khánh Hòa, Mỹ Thuận - Mỹ Phú), Ðoạn sông Kênh Xáng
17
thuộc huyện Tân Châu (xã Long An, Tân An), Ðoạn sông Cái Vừng thuộc huyện Phú
Tân (thuộc xã Long Sơn, Long Hòa, Phú Lâm, Phú Thạnh), Đoạn sông Hậu thuộc xã
Mỹ Hòa Hưng – Long Xuyên (xung quanh xã Mỹ Hòa Hưng), Đoạn sông Hậu thuộc
huyện Châu Thành (thuộc xã Hòa Phú I, II ; xã Hòa Long), Đoạn sông Hậu thuộc xã
Phước Hưng huyện An Phú, Đoạn sông Tiền khu vực thuộc xã Vĩnh Xương - Tân
Châu.
3.3. Nuôi trên ruộng lúa:
Ðối tượng nuôi chủ yếu là tôm càng xanh, cá rô phi, chép, mè vinh, rô, cá lóc.
Nuôi tôm chân ruộng phát triển từ năm 2000 đến nay tăng nhanh về diện tích, sản
lượng nuôi. Khu vực nuôi tôm chân ruộng chủ yếu tập trung ở huyện Thoại Sơn và
một số vùng thuộc huyện Châu Thành, Châu Phú.
5. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2002 - 2013:
Sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng hàng năm nếu như năm 2002 sản lượng nuôi
là 111.599 tấn đến năm 2013 sản lượng nuôi là 327.200 tấn, tổng sản lượng nuôi
trồng 2002-2013 là 2.776.908 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 8,02%
góp phần vào tăng trưởng kinh tế xã hội chung của tỉnh (xem bảng 1 đính kèm).
6. Kim ngạch xuất khẩu:
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản (chủ yếu là cá tra) có mức tăng trưởng cao, nếu
như năm 2002, sản lượng sản phẩm chế biến cá tra xuất khẩu là 23.200 tấn tương
đương 66,6 triệu USD đến năm 2013 sản lượng sản phẩm chế biến cá tra xuất khẩu là
170.226 tấn tương đương kim ngạch xuất khẩu 409,837 triệu USD, cá biệt năm 2008
kim ngạch xuất khẩu đạt trên 423 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất
khẩu bình quân hàng năm (giai đoạn 2002-2013) là 24,4% góp phần vào tăng trưởng
kinh tế xã hội chung của tỉnh (xem bảng 1 đính kèm).
7. Thức ăn, vật tư phục vụ nuôi thủy sản:
a) Thức ăn tự chế:
Từ năm 2002 trở về trước:
- Khoảng 95 % sử dụng thức ăn tự chế, 5% thức ăn viên trong qui trình nuôi
cá tra bằng mô hình ao.
Khoảng 95% sử dụng thức ăn tự chế, 5% thức ăn viên trong qui trinh nuôi cá
tra, cá basa bằng mô hình lồng bè.
Từ năm 2002 đến năm: lượng thức ăn tự chế sử dụng trong nuôi cá (ao hầm và
lồng bè) ngày càng giảm dần, trong những năm gần đầy hầu hết hộ nuôi cá sử dụng
thức ăn công nghiệp với tỉ lệ > 95% thức ăn công nghiệp và < 5% thức ăn tự chế.
b) Thức ăn công nghiệp:
Hiện tại có các loại thức ăn viên là Cargill (Mỹ), Proconco (Pháp), Cataco (Việt
Nam), Ocialis (Pháp), Uni-President (Ðài Loan), Mỹ Trường, AFIEX, CP (Thái
Lan)....
18
8. Phòng và trị bệnh, kỹ thuật nuôi:
7.1. Phòng và trị bệnh:
Hiện nay, trong quá trình nuôi thủy sản (cá, tôm) xuất hiện nhiều loại bệnh gây
suy yếu sức khỏe của cá và dẫn đến cá chết dần dần, đôi khi chết hàng loạt gây tổn
thất lớn về kinh tế cho người nuôi thủy sản.
Các loại bệnh cá thường gặp là :
- Bệnh do vi khuẩn: Bệnh gan thận mủ, Bệnh đốm trắng, bệnh nhiễm trùng
huyết, bệnh lở loét, bệnh đốm đỏ, bệnh mù mắt hay nổ mắt, bệnh nhiễm vi khuẩn.
- Bệnh ký sinh trùng: Bệnh trùng bánh xe, bệnh trùng quả dưa, bệnh sán lá gan
(bệnh gạo cá), bệnh sán lá đơn chủ, bệnh giun tròn, bệnh trùng mỏ neo, bệnh rận cá,
bệnh bào tử trùng.
- Bệnh dinh dưỡng : Bệnh thiếu vitamin C, bệnh thiếu một số khoáng chất,
bệnh thiếu các acid amin, bệnh thiếu các vitamin.
Mặc dù công tác phòng và trị bệnh được hỗ trợ bởi cán bộ kỹ thuật cơ quan
chuyên ngành, trường Đại học Cần Thơ, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II,
nhưng công tác phòng và trị bệnh cá vẫn chưa đáp ứng được cho nhu cầu nuôi thủy
sản, do vậy dịch bệnh là một trong những yếu tố gây bất lợi cho người nuôi thủy
sản.
Thuốc phòng và trị bệnh cá hiện tại có nhiều loại trên thị trường, đáp ứng đủ
cho nhu cầu nuôi, với chất lượng và giá cả khác nhau giúp cho người nuôi thủy sản
thuận lợi trong việc phòng trị bệnh cá.
7.2. Kỹ thuật nuôi: Ða số người nuôi thủy sản ở tỉnh có nhiều năm kinh
nghiệm trong nghề nuôi cá, nhưng việc đầu tư nghiên cứu và áp dụng khoa học kỹ
thuật vào nuôi trồng thủy sản còn nhiều bất cập. Vì thế, hiệu quả kinh tế chưa cao,
đây là một trở ngại đối với nghề nuôi cá truyền thống ở An Giang.
9. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất:
Từ năm 2000 đến nay, đã nghiên cứu và triển khai ứng dụng nhiều qui trình kỹ
thuật có hiệu quả như: qui trình sinh sản nhân tạo giống cá tra, basa , qui trình sản
xuất giống cá rô phi đơn tính toàn đực; Áp dụng các quy trình sản xuất giống và nuôi
thương phẩm cá tra theo tiêu chuẩn Global GAP, ASC,…; qui trình sản xuất giống tôm
càng xanh bằng công nghệ nước xanh cải tiến và nước trong hở; nuôi Lươn đồng trong
bể xi măng bằng dạt tre mật độ cao; sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá lóc, các
sặc rằn, …… Rào cản kỹ thuật, cùng với hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, nhất là
lĩnh vực nông nghiệp trong đó có nuôi trồng thủy sản. Do đó, việc ứng dụng các
thành tựu khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, nhất
là khâu sản xuất giống vào nuôi trồng thủy sản là hết sức cần thiết nhằm tạo ra năng
suất cao, chất lượng vượt trội và đặc biệt tăng giá trị và tăng thu nhập cho người dân.
19
10. Các loại dịch vụ, lao động:
Các loại dịch vụ phổ biến trong nuôi thủy sản là dịch vụ cung cấp thức ăn nuôi
thủy sản (tấm cám, cá biển,..) dịch vụ cung cấp thuốc thú y thủy sản (cửa hàng thuốc
thú y thủy sản ), dịch vụ vận chuyển cá (cá giống, cá thương phẩm)...
Lao động nuôi trồng thủy sản
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Lao động
NTTS
36.451
38.607
38.613
42.253
38.736
36.017
2012
2013
35.976 35.553
(người)
(Nguồn: Cục thống kê)
Theo điều tra thống kê thì trình độ văn hóa trung bình của người hoạt động
trong ngành nuôi trồng thủy sản tương đối thấp, vì vậy cần phải chú trọng nâng cao
trình độ cho phù hợp với xu hướng phát triến nuôi trồng thủy sản công nghiệp.
III. GÍA TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2002 - 2013 (Giá hiện hành):
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Giá trị sản lượng Giá trị sản lượng Giá trị dịch Tổng giá trị sản xuất
thủy sản nuôi thủy sản khai vụ thủy sản thủy sản (tr đồng)
trồng (tr đồng)
thác
2002
1.271.530
294.856
46.196
1.612.583
2003
1.340.966
363.424
60.323
1.764.713
2004
1.929.917
329.267
69.944
2.329.128
2005
2.058.238
286.407
77.235
2.421.880
2006
2.510.324
316.966
96.530
2.923.820
2007
3.685.379
453.949
269.220
4.408.548
2008
5.237.071
485.363
326.800
6.049.234
2009
5.032.796
501.934
527.759
6.062.489
2010
5.562.872
798.486
445.347
6.806.705
2011
7.446.588
1.286.124
396.221
9.128.933
2012
5.306.126
1.020.576
284.246
6.610.948
20
2013
5.213.790
855.740
294.489
6.364.019
(Nguồn: Cục Thống kê)
IV. CHẾ BIẾN, THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ:
1. Chế biến:
1. Chế biến công nghiệp:
Hiện nay, toàn tỉnh có 17 Công ty với 23 nhà máy hoạt động chế biến thủy sản
với tổng công suất sản xuất trên 330.000 tấn/năm, trong đó tổng công suất chế biến
hàng giá trị gia tăng là 4.960 tấn, với hơn 28.000 lao động, tổng vốn đầu tư trên
1.947.970 triệu đồng.
Thời gian đầu (1998-2001) do chưa tìm được thị trường xuất khẩu nên lượng
cá tra nuôi chủ yếu được tiêu thụ nội địa, xuất khẩu chỉ chiếm dưới 10%. Năm 2002,
đánh dấu sự tăng trưởng đột phá của thị trường xuất khẩu, có đến 54% sản lượng
nuôi được đưa vào chế biến để xuất khẩu. Những năm gần đây, tỷ trọng này chiếm
trên 95%.
Ngành chế biến thủy sản đông lạnh của tỉnh có trình độ công nghệ tương đối
hiện đại, máy móc thiết bị được lắp đặt đồng bộ của các hãng chuyên ngành nổi tiếng
như: My com, Nissin (Nhật), Bizzer (Đức), Trane (Mỹ), và Gram (Đan Mạch). Sản
phẩm có thể cạnh tranh và xuất khẩu vào các thị trường khó tính trên thế giới.
Các doanh nghiệp đã không ngừng đầu tư nâng công suất chế biến, đa dạng
hóa các mặt hàng từ thủy sản, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Hầu hết, các
doanh nghiệp chế biến thủy sản đều đăng ký thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm
theo các tiêu chuẩn quốc tế như: ISO, HACCP, chứng nhận HALAL,… của tổ chức
cộng đồng người hồi giáo, Code xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU,....
(nguồn: Sở Công Thương)
1.2. Chế biến thô sơ:
Hiện có 92 cơ sở chế biến khô các loại với công suất tiêu thụ nguyên liệu thô trung
bình khoảng 30.000 tấn/năm. Sản phẩm chính là khô cá tra phồng, khô cá sặc, khô cá
lóc, bong bóng cá tra, bao tử cá tra,… Thị trường tiêu thụ chủ yếu nội địa và
Campuchia.
2. Thị trường tiêu thụ:
2.1. Thị trường tiêu thụ:
Thị trường xuất khẩu chính các sản phẩm thủy sản (chủ yếu là cá tra) của tỉnh
An Giang: EU, Mỹ, Châu Á,… Ngoài thị trường xuất khẩu, các công ty đang mở
rộng thị trường nội địa trên toàn quốc nhằm tăng mạnh thị phần tiêu thụ sản phẩm
trong nước.
2.2. Phát triển sản xuất các mặt hàng chủ lực:
21
Từ 2002 đến nay, sản phẩm sản xuất chính của các công ty là Fillet, nguyên
con, cắt khúc đông lạnh, đông rời. Ðối tượng sản xuất chính của các sản phẩm này là
cá tra, basa, rô phi.
2.3. Nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm:
Mỗi Công ty Chế biến thủy sản xuất khẩu hiện nay đều có nhãn hiệu hàng hóa
riêng, thương hiệu sản phẩm thủy sản chung cho cá tra hiện nay chưa có. Mặc dù, vấn
đề này tỉnh cũng đã kiến nghị các Bộ ngành TW liên quan nhiều lần.
V. ÐÁNH GIÁ CHUNG:
1. Những mặt đạt được:
- Tỉnh An Giang có điều kiện tự nhiên, khí hậu và môi trường thuận lợi để phát
triển nuôi trồng thủy sản. Qua hơn 10 năm, nghề nuôi trồng thủy sản (đặc biệt nuôi cá
tra) của tỉnh có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng đã góp phần đáng
kể vào quá trình phát triển kinh tế và an sinh xã hội của địa phương.
Tình hình nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua có những bước tăng trưởng
đáng kể, luôn tăng trưởng trên 10% trong ngành nông nghiệp. Đây là xu thế đúng
hướng nhằm khai thác thế mạnh trong nông ngư nghiệp của tỉnh, đồng thời, từng
bước thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ngư dân có truyền thống nuôi thủy sản từ lâu và ngày càng tích lũy nhiều kinh
nghiệm hơn trong sản xuất cùng với các chủ trương, cơ chế chính sách của nhà nước
thông qua các chương trình, dự án đã tập trung đầu tư cho phát triển thủy sản đã góp
phần tăng trưởng kinh tế xã hội và giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao
động ở địa phương.
Chất lượng và giá trị của các sản phẩm nuôi trồng ngày càng cao, trở thành
một trong những nguồn nguyên liệu chính giúp cho ngành chế biến phát triển, nâng
cao giá trị của các mặt hàng trong nước và thế giới.
2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân:
Tuy thành tựu đạt được đã góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu, tăng dần
thu nhập cho nông dân, đời sống kinh tế của nhân dân ngày một nâng lên, song về
khách quan nhận xét vẫn còn hạn chế:
- Chưa hướng được nuôi loại thủy sản nào, nuôi bao nhiêu và cung cấp cho thị
trường nào. Do đó, dẫn tới tình trạng sản phẩm lúc thừa, lúc thiếu không chủ động;
bên cạnh, một số hộ nuôi tự phát không theo qui hoạch chung của tỉnh.
- Ngư dân có khả năng huy động số lượng lớn vốn để đầu tư nuôi nhưng chưa
hạch toán kỹ ở lãi suất, thời gian vay để tính vào chi phí. Một bộ phận ngư dân không
có tay nghề nhưng thấy đầu tư có hiệu quả ở những lúc cá có giá nên góp phần làm
ảnh hưởng đến nghề nuôi thủy sản của tỉnh.
- Hiện tượng tranh mua, tranh bán, mất cân đối cung cầu, giá cả (nguyên liệu,
xuất khẩu) không ổn định làm cho nghề nuôi thủy sản phát triển chưa thật sự ổn định
và bền vững.
22
- Tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước chưa được
giải quyết một cách tối ưu.
- Trình độ lao động trong nuôi trồng thủy sản còn thấp, nên việc tiếp thu công
nghệ và áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế.
- Đầu tư còn nhiều bất cập, chưa huy động tốt các nguồn lực của các thành
phần kinh tế để đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tạo ra những vùng sản xuất
hàng hóa lớn, tập trung. Đặc biệt là đầu tư hạ tầng thủy lợi phục vụ thủy sản còn hạn
chế.
- Sự tăng trưởng về diện tích, sản lượng trong nuôi trồng thủy sản những năm
qua chủ yếu theo chiều rộng, chưa mang tính chiều sâu, chưa có sự đảm bảo tính ổn
định, bền vững. Nuôi trồng thủy sản còn đặt nặng về sản lượng mà chưa chú trọng
chất lượng nên sản phẩm thủy sản xuất khẩu thường bị rào cản kỹ thuật của các nước
nhập khẩu.
23
PHẦN IV
DỰ BÁO NHU CẦU PHÁT TRIỂN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT THỦY SẢN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
I. DỰ BÁO TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:
Những thành quả nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng
thủy sản về công nghệ gen, sản xuất giống, nuôi thương phẩm, xử lý môi trường,
thông tin,... sẽ được tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và hoàn thiện trong thời gian tới.
Đây sẽ là những nhân tố tích cực tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của NTTS cả
nước nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng theo hướng công nghiệp hóa hiện đại
hóa một cách hiệu quả và bền vững. Đặc biệt, do tác động của xu thế toàn cầu hóa và
trong điều kiện Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),
lĩnh vực NTTS nói riêng cũng như ngành thủy sản nói chung phải nhanh chóng tiếp
cận, du nhập, ứng dụng các công nghệ cao, tiên tiến của khu vực và thế giới, đặc biệt
là công nghệ sản xuất giống, nuôi thương phẩm ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
sinh thái để nâng cao chất lượng sản phẩm và vượt qua các rào cản kỹ thuật, yêu cầu
nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản của các thị trường nhập khẩu.
II. DỰ BÁO NHU CẦU THỦY SẢN THẾ GIỚI ĐẾN NĂM 2020
1. Đánh giá chung nhu cầu tiêu thụ thủy sản thế giới:
Theo dự báo của Trung tâm Thủy sản Thế giới, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy
sản bình quân đầu người trên toàn thế giới được dự đoán là 18,4 kg/người/năm năm
2010 và 19,1 kg/người/năm vào năm 2015. Như vậy mức tăng về nhu cầu sẽ là 18%
trong vòng 15 năm, thấp hơn so với mức tăng 40% trong 20 năm trước. Nhu cầu thủy
sản/đầu người năm 2010 đối với các loại cá sẽ là 13,7kg/năm, và 14,3 kg/năm vào
năm 2015, đối với nhuyễn thể và các động vật thủy sản khác sẽ là 4,7 kg vào năm
2010 và 4,8 kg vào năm 2015. Các nước đang phát triển sẽ đứng đầu về tốc độ tăng
cầu theo đầu người, trong khi đó tốc độ tăng cầu/đầu người ở 97 các nước phát triển
nhìn chung sẽ có xu hướng giảm xuống. Trong tổng mức tăng về nhu cầu sản phẩm
thủy sản thì khoảng 46% mức tăng là do sự gia tăng dân số, số còn lại 54% là do sự
phát triển kinh tế. Nhu cầu về sản phẩm thủy sản để làm thức ăn cho động vật và gia
cầm hoặc dầu sẽ tăng 1,1%/năm trong giai đoạn 2000-2010 và 0,5% trong giai đoạn
2010-2015. Lượng thủy sản cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất thức ăn cho động
vật và cho các mục đích phi thực phẩm khác trên toàn thế giới khoảng 45.432 triệu
tấn vào năm 2015.
(Nguồn: Trung tâm thông tin và KHKT thủy sản-Bộ NN&PTNT)
24
2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở các khu vực trên thế giới đến năm
2015:
* Đối với Châu Phi
Nhu cầu thủy sản của người dân Châu Phi có thể tăng lên nhanh chóng vì ba lý
do chính như sau: (i) dân số tiếp tục tăng lên nhanh chóng (có thể là trên 2%/năm);
(ii) kinh tế tăng trưởng (iii) dinh dưỡng từ thịt cá có tầm quan trọng trong chế độ ăn
uống của người Châu Phi. Tuy nhiên, trong thập kỷ tới, sản lượng thủy sản nội địa (từ
đánh bắt và nuôi trồng) của địa phương sẽ không thể cung cấp đủ cho nhu cầu. Một
phần của nhu cầu này có thể được thỏa mãn thông qua tăng cường nhập khẩu các loài
có giá trị thấp. Dường như khá hợp rằng đến năm 2015, tổng lượng cá tiêu thụ hàng
năm ở Châu Phi có thể đạt 1,5-2,0 triệu tấn cao hơn năm 2005 nếu nguồn cung cung
cấp cá đáp ứng đủ nhu cầu. Như vậy là lượng cá tiêu thụ sẽ tăng khoảng 3% mỗi
năm. Mức tăng này có thể sẽ cao hơn bất cứ khu vực nào trên thế giới. Khoảng 70%
sự gia tăng nhu cầu xuất phát từ gia tăng dân số, điều đó có nghĩa là nhu cầu tăng
trưởng là ổn định và lớn. Cá là rất quan trọng trong chế độ ăn uống của người Châu
Phi, nó không phải là một mặt hàng cao cấp cũng như mặt hàng thấp cấp. Một số
quốc gia ở Châu Phi có mức tiêu thụ đạm từ cá cao hơn 30% so với lượng đạm từ tất
cả động vật. Như vậy, có những lý do tốt cho các chính phủ và cộng đồng quốc tế
nhằm đảm bảo các điều kiện để cho phép các hộ gia đình Châu Phi duy trì ít nhất
lượng tiêu thụ cá như hiện nay.
* Đối với các nước Mỹ La Tinh
Đến năm 2015, dân số Châu Mỹ Latin có thể tiêu thụ từ 1,0 đến 1,2 triệu tấn
cá/năm, nhiều hơn lượng tiêu thụ vào năm 2005, như vậy mức tăng trưởng về nhu
cầu sẽ trên 20%. Khoảng 60% của sự tăng trưởng này sẽ được tạo ra từ việc gia tăng
dân số. Phần đóng góp từ tăng trưởng thu nhập là tương đối khiêm tốn. Đây không
phải bởi vì thu nhập hộ gia đình sẽ không tăng - nó sẽ tăng - nhưng vì là người Mỹ
Latinh thích thịt đỏ hơn cá. Vì vậy, theo các tính toán thăm dò, đến năm 2015, trung
bình mức tiêu thụ cá theo đầu người hàng năm tại Châu Mỹ Latin sẽ tăng đến 9,2 kg
(8,7 kg vào năm 2005). Như vậy, tại hầu hết các nơi ở Châu Mỹ Latin (ngoại trừ
vùng núi Andean) sự tăng trưởng trong tiêu thụ cá sẽ xuất phát chủ yếu từ sự gia tăng
dân số và một ít do tăng trưởng kinh tế mà hầu như không phải là vì sở thích của
người dân.
* Đối với các nước Nam Á
Đến năm 2015, tổng lượng cá tiêu thụ có thể đạt 1,5-2,0 triệu tấn, cao hơn
nhiều so với năm 2005. Vấn đề tôn giáo tín ngưỡng ở khu vực Nam Á có ảnh hưởng
nhiều đến tiêu thụ thịt đỏ và cá. Có thể 70% sự tăng lên của lượng cá tiêu thụ là do
tăng về dân số. Tuy nhiên, trong một thập kỷ nay, sự phản đối của tôn giáo đối với
việc dùng cá làm thức ăn đã giảm và nhu cầu đã tăng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
vừa phải (khoảng 2%/năm) sẽ tạo ra sự tăng trưởng trong việc tiêu thụ cá bình quân
đầu người, với mức tăng tương đối từ 5,5 kg vào năm 2015. Trong một số khu vực
ven biển, đặc biệt xung quanh Vịnh Bengal, cá là một nguồn dinh dưỡng quan trọng
25