Tải bản đầy đủ (.doc) (305 trang)

So tay huong dan ATD WB8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.84 MB, 305 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BAN QUẢN LÝ TRUNG ƯƠNG CÁC DỰ ÁN THỦY LỢI

DỰ ÁN SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP
Vietnam - Dam Rehabilitation and Safety Improvement Project
(Dự án DRSIP/WB8)

SỔ TAY VẬN HÀNH DỰ ÁN
(PROJECT OPERATION MANUAL/POM)
Kèm theo Quyết định số:
/QĐ-BNN-HTQT ngày
tháng năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn


Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRSIP)

Hà Nội, 9/2015


Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRSIP)

MỤC LỤC
BẢNG VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ.............................................................6
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................9
CƠ SỞ PHÁP LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN......................................................10
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN..............................................................................11
1.1.Mục tiêu dự án.......................................................................................11
1.2.Thời gian thực hiện...............................................................................11
1.3.Nội dung hoạt động của dự án.............................................................11
1.4.Địa điểm thực hiện dự án......................................................................12


TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN...............................................14
1.5.Tổ chức quản lý thực hiện dự án..........................................................14
1.6. Cơ chế làm việc, trách nhiệm các cơ quan thực hiện dự án..............14
LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN..............................................................................19
1.7.Kế hoạch tổng thể thực hiện dự án......................................................19
1.7.1. Nội dung của kế hoạch tổng thể........................................................19
1.7.2. Cập nhật kế hoạch thực hiện tổng thể...............................................20
1.8.Kế hoạch chi tiết hàng năm..................................................................20
1.8.1. Nội dung của kế hoạch chi tiết hàng năm: .......................................20
1.8.2. Quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chi tiết hàng năm
thực hiện Dự án.......................................................................................................21
1.9.Kế hoạch đào tạo ..................................................................................21
1.9.1. Nội dung của kế hoạch đào tạo.........................................................21
1.9.2. Quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo...............................................21
1.10.Kế hoạch đấu thầu .............................................................................21
1.11.Kế hoạch tài chính (vốn) hàng năm .................................................22
QUẢN LÝ ĐẤU THẦU, MUA SẮM............................................................24
1.12.Mục đích..............................................................................................24
1.13.Những nội dung chính.........................................................................24
1.13.1. Áp dụng hướng dẫn của WB về Đấu thầu và Tư vấn ....................24
1.13.2. Các nguyên tắc chính trong quá trình đấu thầu mua sắm...............24
1.13.3. Tính hợp lệ.......................................................................................24
1.13.4. Xung đột lợi ích...............................................................................26

Sổ tay vận hành dự án (POM)

1


Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRSIP)


1.13.5. Liên danh, Hợp đồng phụ/Tư vấn phụ............................................27
1.13.6. Đấu thầu không hợp lệ....................................................................28
1.13.7. Gian lận và tham nhũng..................................................................28
1.13.8. Kế hoạch đấu thầu...........................................................................29
1.13.9. Sử dụng các tiêu chuẩn của Ngân hàng và tài liệu đấu thầu mẫu. .29
1.13.10. Xử lý khiếu nại trong quá trình đấu thầu......................................30
1.14.Chuẩn bị và cập nhật kế hoạch đấu thầu..........................................30
1.15.Các phương thức và thủ tục áp dụng trong việc đấu thầu ..............32
1.15.1. Quy định chung...............................................................................32
1.15.2. Các phương thức đấu thầu...............................................................32
1.15.3. Quản lý và kế hoạch đấu thầu sơ bộ...............................................33
1.16.Hướng dẫn thủ tục mua sắm hàng hóa..............................................33
1.16.1. Đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) cho hàng hóa...........................33
1.16.2. Đấu thầu cạnh tranh trong nước (NCB) cho hàng hóa ở cấp Trung
ương.........................................................................................................................41
1.16.3. Đấu thầu cạnh tranh trong nước (NCB) cho hàng hóa ở cấp Tỉnh.43
1.16.4. Mua sắm hàng hóa (Shopping)........................................................48
1.16.5. Chỉ định thầu cho hàng hóa (DC) (bảng 4.6)..................................52
1.17.Hướng dẫn thực hiện đấu thầu xây lắp.............................................54
1.17.1. Đấu thầu cạnh tranh trong nước (NCB) cho xây lắp chỉ thực hiện ở
cấp Tỉnh...................................................................................................................54
1.17.2. Chào hàng cạnh tranh cho xây lắp..................................................57
1.17.3. Hợp đồng trực tiếp cho xây lắp.......................................................57
1.18.Hướng dẫn thực hiện phương thức tuyển chọn tư vấn....................57
1.18.1. Lựa chọn tư vấn trên cơ sở chất lượng và chi phí (QCBS) hoặc lựa
chọn trên cơ sở giá thấp nhất (LCS).......................................................................58
1.18.2. Lựa chọn trên năng lực tư vấn (CQS).............................................68
1.18.3. Lựa chọn Tư vấn cá nhân................................................................75
1.18.4. Chỉ định thầu cho Tư vấn (SSS)......................................................79

1.19.Lưu trữ hồ sơ, xem xét từ Chính phủ và Ngân Hàng.......................80
1.19.1. Lưu trữ hồ sơ...................................................................................80
1.19.2. Những xem xét từ NHTG................................................................81
1.19.3. Xem xét bởi Chính phủ...................................................................83
1.20.Phòng, chống gian lận, tham nhũng trong đấu thầu........................83
QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG..................................................................................85
1.21.Tuân thủ các điều khoản hợp đồng....................................................85

Sổ tay vận hành dự án (POM)

2


Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRSIP)

1.22.Giám sát bởi Đơn vị thực hiện dự án (PIAs).....................................85
1.23.Sửa đổi các Hợp đồng đã ký...............................................................85
1.24.Hiệu suất không đạt yêu cầu .............................................................85
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH..................................................................................87
1.25.Quản lý tài chính.................................................................................87
1.26.Giải ngân..............................................................................................87
1.27.Quy trình đề xuất và thông báo vốn: ................................................88
1.27.1. Đề xuất vốn: ....................................................................................88
1.27.2. Thông báo vốn: ...............................................................................88
1.27.3. Điều chỉnh vốn trong năm: .............................................................89
1.27.4. Các Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách
nhiệm đề xuất, thông báo và điều chỉnh kế hoạch vốn của hợp phần do mình quản
lý thực hiện..............................................................................................................89
1.28.Nguyên tắc quản lý Tài chính dự án và chi phí hành chính.............89
1.28.1. Quản lý tiền mặt..............................................................................89

1.28.2. Nguồn cho Chi phí hành chính........................................................90
1.28.3. Sử dụng Chi phí hành chính và Quản lý chi tiêu............................90
1.29.Quy trình thanh toán và giải ngân ....................................................91
1.29.1. Các tài khoản Dự án và Quy trình mở Tài khoản...........................91
1.29.2. Các tài khoản phụ cho dự án của tỉnh: ...........................................91
1.29.3. Phân bổ / thanh toán từ tài khoản phụ:............................................92
1.30.Quy định chung của hệ thống kế toán dự án.....................................93
1.31.Tổ chức kế toán...................................................................................94
1.31.1. Cấp độ Quyền hạn và Trách nhiệm.................................................94
1.31.2. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu trong dự
án.............................................................................................................................96
1.32.Sổ sách kế toán..................................................................................103
1.32.1. Quy định chung ............................................................................103
1.32.2. Danh sách các sổ sách kế toán......................................................103
1.33.Quy trình báo cáo, tổng kết và Quyết toán......................................106
1.33.1. Quy định chung.............................................................................106
1.33.2. Quy định chi tiết ...........................................................................106
1.34.Kiểm soát ..........................................................................................107
1.35.Kiểm toán nội bộ...............................................................................108
1.35.1. Tổ chức công tác kiểm toán nội bộ...............................................108

Sổ tay vận hành dự án (POM)

3


Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRSIP)

1.35.2. Chức năng, nhiệm vụ của Nhóm kiểm toán nội bộ......................108
1.36.Kiểm toán Báo cáo tài chính dự án hàng năm................................109

1.36.1. Nguyên tắc chung..........................................................................109
1.36.2. Nội dung báo cáo tài chính của dự án...........................................110
1.37.Quyết toán dự án hoàn thành...........................................................110
Quyết định phê duyệt quyết toán hoàn thành của các tiểu dự án phải
được gửi Bộ NN&PTNT, CPMU/CPO để tổng hợp quyết toán theo quy định
............................................................................................................................... 112
1.38.Quản lý tài sản dự án........................................................................112
1.38.1. Nguyên tắc quản lý tài sản ...........................................................112
1.38.2. Quản lý, sử dụng tài sản trong quá trình thực hiện dự án.............112
1.38.3. Xử lý tài sản sau khi dự án kết thúc..............................................113
1.39. Cho vay lại của dự án.......................................................................113
1.40.Hướng dẫn của IDA..........................................................................113
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN TOÀN....................................................114
1.41.Nguyên tắc.........................................................................................114
1.42.Trách nhiệm, nhiệm vụ của các đơn vị về thực hiện chính sách an
toàn môi trường và xã hội...................................................................................115
1.43.Yêu cầu về bố trí nhân sự về An toàn, môi trường và Xã hội........121
1.44.Qui định về Phân loại đập ...............................................................121
1.45. Quy trình Chuẩn bị và Thực hiện Quản lý An toàn Môi trường Xã hội....................................................................................................................122
1.46.Quan Trắc và Giám sát ...................................................................128
GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ...................................130
1.47.Trách nhiệm và nội dung giám sát...................................................130
1.48.Bộ NN&PTNT vai trò cơ quan Chủ quản Dự án ...........................130
1.49.Chủ đầu tư Dự án thành phần.........................................................130
1.50.CPMU /PPMUs .................................................................................131
1.51.Yêu cầu và mục tiêu của công tác đánh giá ....................................131
1.52.Công tác đánh giá..............................................................................131
1.53.Các giai đoạn đánh giá......................................................................132
1.53.1. Đánh giá ban đầu...........................................................................132
1.53.2. Đánh giá định kỳ 6 tháng..............................................................132

1.53.3. Đánh giá giữa kỳ............................................................................132

Sổ tay vận hành dự án (POM)

4


Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRSIP)

1.53.4. Đánh giá kết thúc ..........................................................................133
1.53.5. Đánh giá tác động .........................................................................134
1.53.6. Đánh giá đột xuất ..........................................................................134
1.54.Các chỉ số kết quả và chỉ tiêu đánh giá ...........................................134
1.55.Chế độ báo cáo của Dự án ...............................................................138
1.55.1. Chế độ báo cáo theo quy định của Chính phủ .............................138
1.55.2. Chế độ báo cáo theo quy định của WB (cam kết trong Hiệp định tài
trợ) ........................................................................................................................139
1.55.3. Cơ chế thông tin, liên lạc của dự án..............................................139
CHỐNG THAM NHŨNG VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI......................141
1.56.Chống tham nhũng và gian lận........................................................141
1.57.Kiện toàn công tác quản lý tài chính................................................142
1.58.Các biện pháp giảm nhẹ....................................................................142
1.59.Xử lý khiếu nại..................................................................................143
1.60.Hành động của Ngân hàng Thế giới.................................................143
CÁC PHỤ LỤC.............................................................................................144
Phụ lục 1: Tài liệu pháp lý và tài liệu khác liên quan đến quản lý thực
hiện dự án.............................................................................................................145
Phụ lục 2: Thực hiện chính sách an toàn môi trường xã hội.................146
Phụ lục 4: Kết cấu của một kế hoạch hành động tái định cư.................236
Phụ lục 5: Chiến lược truyền thông.........................................................237

Phụ lục 6: Phương pháp đấu thầu và ngưỡng xem trước......................244
Phụ lục 7: Khung chính sách an toàn đập đối với dự án DRSIP ..........248
Phụ lục 8: Kế hoạch đào tạo tổng thể dự án............................................278
Phụ lục 9: Kế hoạch giám sát và đánh giá...............................................287
Phụ lục 10: Tiêu chí lựa chọn và trình tự thực hiện tiểu dự án.............295
Phụ lục 11: Bảng tổng mức đầu tư tiểu dự án.........................................303
....................................................................................................................303

Sổ tay vận hành dự án (POM)

5


Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRSIP)

BẢNG VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ

Sổ tay vận hành dự án (POM)

6


Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRSIP)

CNTT

Công nghệ thông tin

CPA


Chứng chỉ kiểm toán viên

CPO

Ban Quản lý Trung ương các Dự án thủy lợi

CPMU

Ban quản lý dự án trung ương thuộc CPO

CSEP

Kế hoạch quản lý môi trường chi tiết theo hợp đồng

DAĐT

Dự án đầu tư

DARD/Sở NN&PTNT

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

DRSIP/WB8

Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập

DWRM

Cục Quản lý tài nguyên nước Bộ Tài nguyên và
Môi trường


ĐTM (EIA)

Đánh giá tác động môi truường

ECOP

Chính sách môi trường thực tiễn

EMDP

Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số

EMP

Kế hoạch quản lý môi trường

EMPF

Khung Chính sách dân tộc thiểu số

EPC

Cam kết bảo vệ môi truờng

ESMF

Khung quản lý môi trường và xã hội

HDTV


Hướng dẫn tham vấn

HLWG

Ban chỉ đạo cấp cao

HSDT

Hồ sơ dự thầu

HSMT

Hồ sơ mời thầu

HSYC

Hồ sơ yêu cầu

IBRD

Ngân hàng tái thiết và phát triển Quốc tế

IC

Tuyển chọn tư vấn cá nhân

IDA

Hội Phát triển Quốc tế


ISEA

Cục kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp Bộ
Công Thương

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KHĐT

Kế hoạch đấu thầu

KQĐG

Kết quả đấu giá

KQLC

Kết quả lựa chọn

KQLCNT

Kết quả lựa chọn nhà thầu

L/C

Thư tín dụng


LCS

Tuyển chọn dựa trên cơ sở chi phí thấp nhất

M&E

Hệ thống giám sát và đánh giá

MARD/Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sổ tay vận hành dự án (POM)

7


Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRSIP)

MDB

Ngân hàng phát triển đa phương/Multilateral
development bank

MoIT

Bộ Công thương

MoNRE/ Bộ TN&MT


Bộ Tài nguyên môi trường

MoF

Bộ Tài chính

MPI/ Bộ KH&ĐT

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

NHTG/WB

Ngân hàng thế giới

NHTMCP

Ngân hàng cổ phần thương mại

NOL

Không phản đối

ODA

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức

OP

Chính sách tác nghiệp


O&M

Vận hành và bảo dưỡng

PIA

Cơ quan thực hiện dự án

POE

Đội chuyên gia tư vấn an toàn đập

DSPE

Đội chuyên gia tư vấn an toàn đập Quốc tế

NDSPE

Đội chuyên gia tư vấn an toàn đập trong nước

QBS

Lựa chọn trên cơ cở chất lượng

RAP

Kế hoạch hành động tái định cư

REA


Đánh giá môi trường vùng

REOI

Thư mời bày tỏ quan tâm

RFP

Hồ sơ mời thầu

RPF

Khung chính sách tái định cư

SBV

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

SPFS

Báo cáo tài chính cho những mục đích đặc biệt

TCTK

Tiêu chuẩn thiết kế

TDA

Tiểu dự án


TOR

Đề cương tham chiếu

TSCĐ

Tài sản cố định

TSLĐ

Tài sản lưu động

UBND

Ủy ban Nhân dân

USD

Đồng đô la Mỹ

VNĐ

Việt Nam đồng

Sổ tay vận hành dự án (POM)

8


Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRSIP)


LỜI NÓI ĐẦU
Căn cứ vào Dự thảo hiệp định tài trợ (sau đàm phán), Tài liệu thẩm định dự án
của WB (PAD), Báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) dự án được Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) phê duyệt của Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn
đập (DRSIP) vay vốn Ngân hàng Thế giới; Khung chính sách tái định cư Dự án Sửa
chữa và nâng cao an toàn đập được Chính phủ phê duyệt, Khung Chính sách quản lý
môi trường-xã hội, Khung Chính sách Phát triển dân tộc thiểu số Dự án Sửa chữa và
nâng cao an toàn đập được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt; Các
hướng dẫn, chính sách của Ngân hàng Thế giới, Luật và các quy định hiện hành trong
nước.
Bộ NN&PTNT ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án DRSIP (sau đây
gọi là Sổ tay vận hành dự án) để quy định các trình tự thủ tục trong quản lý, tổ chức
thực hiện, giám sát và đánh giá dự án.

Sổ tay vận hành dự án (POM)

9


Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRSIP)

CƠ SỞ PHÁP LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN

• Hiệp định tín dụng dự án;
• Các Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một
số Điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12
ngày 19/6/2009 của Quốc hội khóa 11 và khóa 12 nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
• Nghị định 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ về Quản lý và sử dụng

nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vay ưu đãi của các nhà tài
trợ; Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng
và bảo trì công trình; Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản
lý dự án đầu tư xây dựng. số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình.
• Quyết định số: ……/1858/QĐ-TTg ngày …/…/2/11/201…. 5 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt danh mục dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập;
• Quyết định số: ……/QĐ-TTg ngày …/…/201… của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Khung chính sách Tái định cư (RPF) dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn
đập;
• Quyết định số: ……./QĐ-BNN-HTQT ngày …/…/201… của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT về việc phê duyệt Dự án đầu tư (Báo cáo nghiên cứu khả thi) dự án
Sửa chữa và nâng cao an toàn đập;
• Quyết định số: ……./QĐ-BNN-HTQT ngày …/…/201… của Bộ trưởng Bộ
NN& PTNT về việc phê duyệt Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) dự án
Sửa chữa và nâng cao an toàn đập;
• Quyết định số: ……./QĐ-BNN-KHCN ngày …/…/201… của Bộ trưởng Bộ
NN& PTNT về việc phê duyệt Khung quản lý môi trường xã hội (ESMF) dự án
Sửa chữa và nâng cao an toàn đập;
• Hướng dẫn của WB về mua sắm hàng hóa, công trình và dịch vụ phi tư vấn đối
với các khoản vay IBRD, khoản tín dụng và hỗ trợ không hoàn lại từ IDA (tháng
1/2011);
• Hướng dẫn của WB về tuyển chọn và thuê tư vấn đối với các khoản vay IBRD,
khoản tín dụng và hỗ trợ không hoàn lại từ IDA (tháng 1/2011);

Sổ tay vận hành dự án (POM)

10



Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRSIP)

TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
1.1. Mục tiêu dự án
Mục tiêu tổng thể:
Hỗ trợ thực hiện Chương trình Bảo đảm an toàn các hồ chứa nước thông qua
sửa chữa, nâng cấp các đập ưu tiên, tăng cường năng lực quản lý và vận hành an toàn
đập nhằm bảo vệ dân cư và cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội vùng hạ du.
Nhiệm vụ của dự án
• Cải thiện an toàn đập và khôi phục các công năng thiết kế của đập thông qua sửa
chữa, nâng cấp, trang bị các thiết bị quan trắc, lập kế hoạch vận hành - bảo trì và
kế hoạch ứng phó khẩn cấp.
• Hoàn thiện khung pháp lý về quản lý an toàn đập ở cấp Quốc gia thông qua tăng
cường thể chế về an toàn đập bao gồm cả việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu,
bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn, nâng cao năng lực và cơ chế phối
hợp giữa các bên liên quan.
• Nâng cao năng lực quản lý, giám sát ở cấp tỉnh, lưu vực và cơ chế phối hợp vận
hành hồ chứa thông qua cải thiện năng lực dự báo, đào tạo nâng cao năng lực và
truyền thông.
• Hỗ trợ quản lý, thực hiện dự án và nâng cao năng lực quản lý dự án.
1.2. Thời gian thực hiện
• Dự kiến 6 từ năm (2016 ÷ 2021)2.
1.3. Nội dung hoạt động của dự án
Dự án bao gồm 3 Hợp phần, có tổng vốn đầu tư là 443 triệu USD, trong đó vốn
vay là 415 triệu USD vay vốn ODA từ WB và 28 triệu USD vốn đối ứng. Kinh phí
phân bổ cho Hợp phần 1 là 397,5 triệu USD, Hợp phần 2 là 159 triệu USD, Hợp phần
3 là 109,5 triệu USD và dự phòng cho toàn bộ dự án là 2117 triệu USD. Nội dung đầu
tư và phân bổ các nguồn lực như sau:
Hợp phần 1: Khôi phục an toàn đập


Sổ tay vận hành dự án (POM)

11


Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRSIP)

Hợp phần này nhằm nâng cao an toàn công trình thông qua các hoạt động sửa
chữa, nâng cấp, trang bị cho các đập thủy lợi. Bao gồm: i) Thiết kế các giai đoạn, giám
sát và kiểm soát chất lượng; ii) sửa chữa, nâng cấp, cải tạo công trình bao gồm sửa
chữa đập và công trình liên quan, trang bị thiết bị vận hành và điều khiển, lắp đặt thiết
bị quan trắc tại đầu mối và giám sát; iii) Thiết lập hệ thống quan trắc thủy văn phục vụ
dự báo và cảnh báo; iv) lập Quy trình vận hành và bảo trì, lập Kế hoạch ứng phó khẩn
cấp;.
Dự án sử dụng một khung để sàng lọc nhằm đề xuất danh mục các đập theo thứ
tự ưu tiên. Danh sách các đập thuộc Hợp phần này sẽ được cập nhật, rà soát, đánh giá
rủi ro hàng năm.
Bộ NN&PTNT sẽ lựa chọn các tiểu dự án ưu tiên đầu tư theo khung sàng lọc áp
dụng cho các đập thuộc chương trình an toàn đập. Các đập sẽ được ưu tiên lựa chọn
đầu tư dựa trên hai tiêu chuẩn kỹ thuật và kinh tế. Vì vậy mỗi tiểu dự án ngoài việc
đánh giá các tiêu chí rủi ro cần phải chuẩn bị kỹ phân tích kinh tế khi lập Báo cáo
nghiên cứu khả thi.
Hợp phần 2: Quản lý an toàn đập
Mục tiêu của Hợp phần là cải thiện công tác quản lý, giám sát và vận hành an
toàn đập trên lưu vực. Hợp phần này sẽ bao gồm hỗ trợ về: i) Trang bị thiết bị phục vụ
giám sát vận hành liên hồ chứa và cảnh báo thiên tai trên lưu vực; ii) Thu thập, thiết
kế, quản lý cơ sở dữ liệu; iii) Hoàn thiện khung pháp lý, cải thiện thế chế và chính
sách về an toàn đập và quản lý thiên tai; iv) Đào tạo và truyền thông; và v) Hỗ trợ kỹ
thuật an toàn đập.
Hợp phần 3: Hỗ trợ quản lý dự án

Hợp phần sẽ cung cấp tài chính cho các hoạt động quản lý dự án, hỗ trợ kĩ
thuật, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý thực hiện dự án, hỗ trợ đào tạo và tăng
cường năng lực quản lý dự án. Trong đó bao gồm hỗ trợ cho các đơn vị sau: i) Ban Chỉ
đạo cấp cao; ii) Các Ban quản lý dự án; iii) Hỗ trợ kỹ thuật để cung cấp các dịch vụ hỗ
trợ cần thiết nhằm thực hiện dự án kịp thời và hiệu quả;
1.4. Địa điểm thực hiện dự án
Dự án được thực hiện trên các vùng1: i) Trung du và miền núi phía Bắc; ii)
vùng đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc; iii) vùng Bắc Trung Bộ; iv)
Duyên hải Nam Trung Bộ; v) vùng Tây Nguyên. Đây là các vùng có số lượng hồ chứa
lớn, thời gian khai thác kéo dài, chịu nhiều rủi ro thiên tai và nguy cơ sự cố đập rất
cao.

1

Toàn lãnh thổ Việt Nam được phân chia thành 7 vùng địa lý: Trung du và miền núi phía Bắc, đồng
bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
và Tây Nam Bộ.

Sổ tay vận hành dự án (POM)

12


Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRSIP)

Dự án được thực hiện tại các địa phương thuộc Chương trình bảo đảm an toàn
hồ chứa của Chính phủ

Sổ tay vận hành dự án (POM)


13


Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRSIP)

TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN
1.5. Tổ chức quản lý thực hiện dự án
Hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án tuân thủ quy định của Nghị định
38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ về Quản lý sử dụng nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức và các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng công trình
hiện hành của Chính phủ.
Mô hình chung quản lý và thực hiện dự án, mối liên hệ giữa các đơn vị đã được
Bộ NN&PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương và Ngân hàng Thế
giới thống nhất như sơ đồ dưới đây
Hỗ trợ Chính sách, điều phối
và các vấn đề chiến lược
Hỗ trợ Chính sách/
Chủ quản

PPCs

Điều phối chung và
Đảm bảo chất lượng

ISC

HLWG
MoNRE

MARD

NDSPE

PIC

Cơ quan thực hiện
cấp Trung ương

CPMU

Cơ quan thực hiện
(cấp tỉnh)

PPMUs

DSPE

MoIT
M&E

Hình 2.1: Mô hình chung quản lý và thực hiện dự án
Để hỗ trợ chỉ đạo, điều phối và đảm bảo chất lượng, các công ty tư vấn, tư vấn
cá nhân sẽ được huy động như: Tư vấn hỗ trợ thực hiện dự án (PIC), tư vấn giám sát
độc lập bên thứ ba (ISC), Đội chuyên gia tư vấn an toàn đập trong nước (NDSPE), Đội
chuyên gia tư vấn an toàn đập Quốc tế (DSPE), tư vấn M&E.
1.6. Cơ chế làm việc, trách nhiệm các cơ quan thực hiện dự án
Cơ chế làm việc, trách nhiệm của các cơ quan trong quá trình tổ chức thực hiện
và quản lý dự án theo quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với Nhà tài trợ.
Tương tự như đối với một số dự án ODA khác đang triển khai tại MARD, ưu tiên sử
dụng các đơn vị quản lý và tham mưu sẵn có, phân giao nhiệm vụ phù hợp với chức
năng và nhiệm vụ.

• Ban chỉ đạo cấp cao (HLWG)

Sổ tay vận hành dự án (POM)

14


Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRSIP)

Được thành lập ở cấp Trung ương để điều phối các vấn đề chính sách và chiến
lược, đưa ra toàn bộ hướng dẫn và hỗ trợ trong việc điều phối. Các thành viên của
HLWG được bổ nhiệm từ Lãnh đạo và các Cục, Vụ chuyên ngành của các bộ và Lãnh
đạo các tỉnh tham gia dự án. Lãnh đạo HLWG là Phó Thủ tướng Chính phủ hoặc Lãnh
đạo của MARD. Tùy theo tình hình cụ thể, HLWG có thể sẽ triệu tập phiên họp hai
lần/năm hoặc đột xuất để xem xét, chỉ đạo thực hiện dự án hoặc khi cần thiết.
• Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Là cơ quan chủ quản dự án, chịu trách nhiệm chung toàn bộ dự án, đại diện
phía Việt Nam làm việc với Nhà tài trợ trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện dự
án; là cấp quyết định đầu tư cho các hồ chứa do bộ trực tiếp quản lý. Các cơ quan chức
năng như:
Vụ Hợp tác quốc tế là cơ quan đầu mối của MARD làm việc với nhà tài trợ,
chịu trách nhiệm chung về quản lý thực hiện dự án tuân thủ Hiệp định vay, hướng dẫn,
theo dõi, đánh giá, tổng hợp và định kỳ báo cáo Bộ việc quản lý, thực hiện nguồn vốn
tài trợ; tham mưu giúp MARD theo dõi, tổng hợp chung toàn dự án.
Tổng cục Thủy lợi là cơ quan chuyên môn chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan tham mưu giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý, thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về giám sát, kiểm tra đầu tư xây dựng, thẩm tra Báo
cáo nghiên cứu khả thi các Tiểu dự án (trừ các Tiểu dự án do Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Bộ Công Thương quản lý), Khung an toàn đập, Báo cáo an toàn đập của các
Tiểu dự án; Tổ chức lập các thiết kế mẫu để dùng chung cho Dự án (nhà quản lý, gia

cố mái thượng lưu đập, gia cố mặt đập, tháp van cống lấy nước).Tổng cục Thủy lợi là
cơ quan đầu mối quản lý dự án về kỹ thuật chuyên ngành; chủ trì thẩm định, theo dõi,
giám sát chung về kỹ thuật chuyên ngành của dự án; đề xuất MARD giải quyết các
kiến nghị, đề xuất của CPO và các Chủ đầu tư tiểu dự án theo thẩm quyền; chỉ đạo, hỗ
trợ kỹ thuật theo chuyên ngành trong thực hiện các nội dung của dự án về hỗ trợ tăng
cường thể chế, quản lý; thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát, báo cáo, tham mưu cho
Bộ trong theo dõi, chỉ đạo, giải quyết các vướng mắc, để chỉ đạo thực hiện dự án.
Vụ kế hoạch, Vụ Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học công nghệ và
môi trường, Thanh tra, Cục quản lý xây dựng công trình và các đơn vị liên quan thực
hiện chức năng quản lý nhà nước, tham mưu giúpcho MARD trong việc quản lý, giám
sát, kiểm tra các hoạt động của dự án thực hiện chức năng quản lý Nhà nước theo chức
năng và nhiệm vụ.
• Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương

Sổ tay vận hành dự án (POM)

15


Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRSIP)

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì thực hiện và
là cấp quyết định đầu tư, chịu trách nhiệm toàn diện đối với các nội dung được phân
giao thuộc Hợp phần 2. Chịu trách nhiệmCác bộ này phối hợp với MARD đề xuất các
nội dung phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của dự án, cử các cơ quan như: Vụ Thủy
điện, Cục Kĩ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp, Cục quản lý tài nguyên nước
phối hợp với CPO trong quá trình chuẩn bị, xây dựng văn kiện dự án và cử cán bộ
tham gia CPMU để thực hiện dự án (nếu cần). Phối hợp với HLWG, MARD và các
địa phương trong việc thực hiện, giám sát và đánh giá.
• Uỷ ban nhân dân các tỉnh

Là cấp quyết định đầu tư cho các hồ chứa thuộc phạm vịquyền quản lý của
tỉnh(trừ tiểu dự án nâng cấp sửa chữa hồ Dầu tiếng do Bộ NN&PTNT là cấp quyết
định đầu tư), chỉ đạo lập dự án đầu tư, lấy ý kiến thẩm tra của Bộ NN&PTNT trước
khi phê duyệt dự án, trường hợp cần điều chỉnh dự án Bộ NN&PTNT; Bố trí đủ, kịp
thời vốn đối ứng để thực hiện theo nhiệm vụ được giao trong tổng mức đầu tư của Dự
án; Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi phê duyệt dự án đầu tư
Tiểu dự án, phê duyệt Báo cáo đánh giá môi trường xã hội/Kế hoạch quản lý môi
trường xã hội, Kế hoạch hành động tái định cư, Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số
(nếu có). UBND các tỉnh phân giao một (01) đơn vị thực hiện đề xuất và giao nhiệm
vụ Chủ đầu tư trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và năng lực của đơn vị trực thuộc.
UBND tỉnh quyết định giao nhiệm vụ Chủ đầu tư tiểu dự án. Các Sở, Ban ngành liên
quan, các IMCs của tỉnh phối hợp thực hiện các nội dung trong phạm vi tiểu dự án.
UBND tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện các công tác đền bù, tái định cư, thu
hồi đất, thực hiện và giám sát các chính sách an toàn phù hợp với quy định trong nước
và của Nhà tài trợ. Dự án đầu tư của các tiểu dự án này phải được được thỏa thuận kĩ
thuật với MARD trước khi phê duyệt.
• Ban quản lý Trung ương các dự án thủy lợi (CPO)
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chủ dự án theo quy định của pháp luật hiện
hành của Chính phủ về ODA: Xây dựng kế hoạch, báo cáo định kì với HLWG và
MARD, chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị quản lý tiểu dự án
trong quá trình thực hiện phù hợp các chính sách của nhà tài trợ cam kết trong Hiệp
định vay và các nhiệm vụ khác. Tiếp nhận và xử lý thông tin từ các đơn vị liên quan,
phối hợp với nhà tài trợ tổ chức đánh giá tình hình thực hiện dự án. Tổ chức các khóa
đào tạo chung cho toàn bộ dự án. CPO được giao là Chủ đầu tư và trực tiếp thực hiện
một số hạng mục công việc phục vụ quản lý hoặc liên quan chung toàn dự áncác phần
việc do bộ NN&PTNT trực tiếp quản lý.
• Ban Quản lý dự án Trung ương (CPMU)

Sổ tay vận hành dự án (POM)


16


Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRSIP)

CPMU giúp CPO thực hiện một số nhiệm vụ Chủ dự án, chịu trách nhiệm thực
hiện tổng hợp, lập kế hoạch tổng thể và lập ngân sách, phối hợp với các Bộ, ngành và
các cơ quan khác của Chính phủ, thực hiện hệ thống quản lý hiệu quả hoạt động của
dự án; đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dự án; phối kết hợp với các cơ quan thực hiện
dự án về việc đấu thầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ; giám sát các hoạt động đấu thầu
tại địa phương tuân thủ các chính sách của Nhà tài trợ, chuẩn bị các hợp đồng, giải
ngân và và thực hiện kiểm toán dự toán, vận hành tài khoản, giám sát và và chuẩn bị
các báo cáo tổng hợp dự án (theo quý và hàng năm), báo cáo giám sát chính sách an
toàn.
• Chủ đầu tư tiểu dự án
Chủ đầu tư các tiểu dự án quản lý thực hiện các hạng mục trong phạm vi tiểu dự
án thông qua PPMU. Chủ đầu tư tiểu dự án và PPMU thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
báo cáo, đề xuất, kiến nghị với các Tổng cục, Cục, Vụ của MARD cũng như các Sở,
Ban, Ngành liên quan của tỉnh theo các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng
công trình và các nhiệm vụ được MARD phân cấp, ủy quyền. Chủ đầu tư tiểu dự án và
PPMU sẽ theo sự chỉ đạo và hướng dẫn trực tiếp của CPMU về các vấn đề liên quan
đến thực hiện tiểu dự án tuân thủ các cam kết trong Hiệp định tài trợ như: Chính sách
an toàn, đấu thầu, quản lý tài chính, ...
• Ban Quản lý tiểu dự án cấp tỉnh (PPMU):
Ban PPMU thay mặt chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện các hoạt động của
tiểu dự án và thực hiện các nhiệm vụ được Bộ hoặc Chủ đầu tư giao nhiệm vụ. Ban
PPMU sẽ chịu sự hướng dẫn và giám sát của Ban CPMU, và có các nhiệm vụ:
 Xây dựng kế hoạch thực hiện, kế hoạch lựa chọn nhà thầu hàng năm. Các kế
hoạch sẽ được các PPMU điều chỉnh và cập nhật hàng năm trên cơ sở tiến độ
thực hiện thực tế. Các kế hoạch cho các hoạt động dùng vốn WB sẽ được gửi

Ban CPMU để lấy ý kiến thông qua của WB trước khi trình cấp thẩm quyền
phê duyệt;
 Thực hiện theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt tuân thủ các
quy định trong Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án;
 Chuẩn bị kế hoạch kinh phí hàng năm (kế hoạch giải ngân) cho các nguồn
vốn để Chủ đầu tư trình UBND tỉnh phê duyệt đối với vốn đối ứng địa
phương, gửi Ban CPMU tổng hợp gửi Bộ NN&PTNT đối với vốn vay và đối
ứng trung ương;
 Chuẩn bị và trình các RAP, ESIA, EMP, ... và thực hiện các kế hoạch này
sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt;
 Lập các báo cáo tháng/quý/năm và các báo cáo theo yêu cầu của Ban CPMU
phục vụ công tác giám sát & đánh giá, kiểm toán.
 Giám sát thi công bao gồm cả giám sát tác động môi trường và xã hội;
 Quản lý các tài khoản của tiểu dự án;

Sổ tay vận hành dự án (POM)

17


Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRSIP)

 Trao thầu, ký kết, quản lý hợp đồng và thanh toán cho nhà thầu các quy định
trong Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án;
 Lập thư yêu cầu chuyển tiền và giải ngân để trình Ban CPMU theo quy định
của Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án;
 Thực hiện thanh lý và quyết toán;
Tiến hành bàn giao công trình theo quy định hiện hành.

Sổ tay vận hành dự án (POM)


18


Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRSIP)

LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN

Nguyên tắc chung:
• Công tác lập kế hoạch phải được tiến hành trước khi bắt đầu thực hiện các hạng
mục công việc tiếp theo của dự án;
• Nội dung cơ bản của Kế hoạch dự án bao gồm: phạm vi, hạng mục công việc/đối
tượng, đơn vị thực hiện và tham gia, ngân sách, thời gian, nguồn vốn và chất
lượng;
• Bảo đảm tính khả thi của kế hoạch, cho phép điều chỉnh kế hoạch, có tính đến
thời gian xem xét và phê duyệt;
• Kế hoạch phải được cấp có thẩm quyền thông qua hoặc phê duyệt trước khi thực
hiện.
Các kế hoạch phải lập trong thực hiện Dự án gồm:
• Kế hoạch tổng thể thực hiện dự án: Kế hoạch này đã được lập cùng FS tổng trong
giai đoạn chuẩn bị dự án. Kế hoạch này sẽ phải được cập nhật, thống nhất với
WB và trình Bộ NN&PTNT phê duyệt.
• Kế hoạch thực hiện chi tiết hàng năm (bao gồm kế hoạch thực hiện, chi tiêu và
giải ngân);
• Kế hoạch đào tạo;
• Kế hoạch đấu thầu;
• Kế hoạch hành động tăng cường công tác quản lý và minh bạch về đấu thầu mua
sắm (GTAP);
• Kế hoạch giám sát bên thứ 3 (do CPMU lập);
• Kế hoạch M&E (do CPMU lập);

• Kế hoạch tài chính.
Trong quá trình phối hợp xây dựng các kế hoạch, CPO/CPMU là đơn vị chủ
trì, với sự phối hợp của các đơn vị khác.
1.7. Kế hoạch tổng thể thực hiện dự án
1.7.1. Nội dung của kế hoạch tổng thể
Kế hoạch tổng thể bao gồm các nội dung sau:
• Hạng mục các công việc chính;
• Nguồn lực sử dụng;
• Thời hạn hoàn thành;

Sổ tay vận hành dự án (POM)

19


Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRSIP)

• Mục tiêu chất lượng và chỉ tiêu kết quả cho các hoạt động của Dự án để làm cơ
sở theo dõi, đánh giá.
Kế hoạch thực hiện tổng thể dự án đã bao gồm trong Báo cáo nghiên cứu khả
thi dự án đã được phê duyệt. Sau khi ký Hiệp định, CPMU phải tổng hợp, cập nhật Kế
hoạch thực hiện tổng thể dự án, thống nhất với WB và trình cấp có thẩm quyền để phê
duyệt.
1.7.2. Cập nhật kế hoạch thực hiện tổng thể
• Các Chủ đầu tư/PPMU lập Kế hoạch thực hiện tổng thể dự án thành phần, và gửi
CPMU trong vòng 20 ngày kể từ khi Dự án đầu tư (FS) dự án thành phần được
phê duyệt.

• CPMU nghiên cứu, tổng hợp và xây dựng kế hoạch tổng thể chung từ kế hoạch
của các tỉnh, thống nhất với WB và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt sau khi ký

kết Hiệp định vay;
• Chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày Kế hoạch tổng thể được phê duyệt, CPO
có trách nhiệm gửi quyết định phê duyệt (bản gốc) cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Tài chính, và WB để làm cơ sở cho việc theo dõi, đánh giá quá trình thực
hiện Dự án.
1.8. Kế hoạch chi tiết hàng năm
1.8.1. Nội dung của kế hoạch chi tiết hàng năm:
• Các Bộ xây dựng kế hoạch đối với các nội dung thực hiện tại các Bộ, trình Bộ
chủ quản phê duyệt đồng thời gửi Ban Quản lý Dự án Trung ương tổng hợp vào
Kế hoạch chung của cả Dự án.
• Các tỉnh xây dựng kế hoạch đối với các nội dung hoạt động thực hiện tại địa
phương và trình UBND tỉnh phê duyệt đồng thời gửi Ban Quản lý Dự án Trung
ương tổng hợp vào Kế hoạch chung của cả Dự án.
• Ban Quản lý Dự án Trung ương có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch năm của Dự
án để làm cơ sở đánh giá, giám sát việc thực hiện kế hoạch chung của Dự án.
Kế hoạch chi tiết hàng năm cần thể hiện các nội dung sau:
• Các nội dung công việc thực hiện
• Nguồn lực sử dụng;
• Tiến độ thực hiện;
• Thời hạn hoàn thành;
• Yêu cầu chất lượng và chỉ tiêu đánh giá nhận kết quả đối với từng hoạt động để
làm cơ sở theo dõi, đánh giá.

Sổ tay vận hành dự án (POM)

20


Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRSIP)


• Kế hoạch hàng năm phải phù hợp với Kế hoạch thực hiện tổng thể.
1.8.2. Quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chi tiết hàng
năm thực hiện Dự án


Bước 1: Chủ đầu tư các dự án thành phần lập kế hoạch năm tiếp theo trình
Chủ quản phê duyệt và gửi Ban CPMU trước 15 tháng 6 hàng năm;



Bước 2: CPMU tổng hợp Kế hoạch năm toàn Dự án trước 25 tháng 6 hàng
năm;



Bước 3: Ban CPMU tham khảo ý kiến các đơn vị liên quan, hoàn chỉnh kế
hoạch trước 15/7 hàng năm;



Bước 4: CPO gửi WB, trình Bộ KH&ĐT thẩm định và các Bộ liên quan phê
duyệt;



Bước 5: CPO làm đầu mối, đôn đốc và phối hợp các đơn vị liên quan triển
khai thực hiện.

1.9. Kế hoạch đào tạo
1.9.1. Nội dung của kế hoạch đào tạo

Kế hoạch đào tạo cần thể hiện các nội dung sau:
• Chủ đề, hoạt động (hội thảo, tọa đàm, khóa học…);
• Đối tượng đào tạo
• Thời gian thực hiện;
• Cá nhân/ Đơn vị tổ chức đào tạo;
• Địa điểm đào tạo;
• Dự kiến chi phí.
1.9.2. Quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo
• Bước 1: CPMU với sự hỗ trợ của Tư vấn dự thảo Kế hoạch đào tạo tổng thể, lấy
ý kiến của các Chủ đầu tư dự án thành phần;
• Bước 2: CPMU hoàn chỉnh kế hoạch đào tạo gửi WB xem xét thông qua;
• Bước 3: CPO trình Bộ NN&PTNT phê duyệt (thông qua các cục vụ liên quan).
• Cập nhật hàng năm: Kế hoạch đào tạo tổng thể sẽ được cập nhật hàng năm, kế
hoạch cập nhật nếu có thay đổi sẽ phải được WB thông qua và các Bộ phê duyệt
theo các bước như trên. Việc cập nhật kế hoạch đào tạo năm phải căn cứ trên báo
cáo kết quả thực hiện đào tạo của năm trước.
Hàng năm các Chủ đầu tư dự án thành phần và CPMU phải lập báo cáo đánh
giá kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo.
1.10. Kế hoạch đấu thầu

Sổ tay vận hành dự án (POM)

21


Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRSIP)

Kế hoạch đấu thầu phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
• Tên gói thầu;
• Nội dung gói thầu

• Giá gói thầu;
• Nguồn vốn;
• Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu;
• Thời gian lựa chọn nhà thầu;
• Yêu cầu Kiểm tra của WB (trước/sau)
• Cơ quan thực hiện
• Hình thức hợp đồng;
• Thời gian thực hiện hợp đồng.
Quy trình xây dựng, cập nhật, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch lựa
chọn nhà thầu
• Các Kế hoạch đấu thầu và cập nhật/điều chỉnh Kế hoạch đấu thầu của các hạng
mục công việc dùng vốn vay phải được WB xem xét trước và các Bộ phụ trách
phê duyệt/thông qua. CPMU có trách nhiệm tổng hợp Kế hoạch đấu thầu và/hoặc
cập nhật kế hoạch lựa chọn nhà thầu do các PPMU trình, xem xét sự phù hợp và
khả thi, gửi WB lấy ý kiến thông qua. Sau khi WB có ý kiến thông qua, các
PPMU trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
• Kế hoạch đấu thầu của các hạng mục công việc dùng vốn đối ứng sẽ được lập và
phê duyệt theo các quy định hiện hành về đấu thầu trong nước.
• Kế hoạch đấu thầu sau khi được phê duyệt và/hoặc phê duyệt điều chỉnh sẽ được
đăng tải trên báo, website theo quy định.
• CPMU/PPMUs triển khai thực hiện Kế hoạch đấu thầu tuân thủ các quy định về
đấu thầu trong Sổ tay hướng dẫn này.
1.11. Kế hoạch tài chính (vốn) hàng năm
• Kế hoạch tài chính hàng năm phù hợp với kế hoạch giải ngân tổng thể dự án và
kế hoạch thực hiện năm.
• Kế hoạch phân rõ từng nguồn vốn vay, đối ứng trung ương, đối ứng địa phương
phù hợp quy định của Hiệp định vay và đáp ứng khối lượng yêu cầu thực hiện.
• Kế hoạch tài chính hàng năm do các Chủ đầu tư các dự án thành phần lập và gửi
Ban CPMU tổng hợp. Ban CPO trình MARD thông qua Vụ Kế hoạch để bố trí
kế hoạch vốn hàng năm.


Sổ tay vận hành dự án (POM)

22


Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRSIP)

Kế hoạch tài chính hàng năm được xây dựng và cập nhật phù hợp tiến độ thực
hiện thực tế và thực hiện theo hướng dẫn tại phần Quản lý tài chính của sổ tay này.
Thời gian hoàn thiện kế hoạch chi tiết hàng năm của dự án trước 31 tháng 7 để tổng
hợp chung trong kế hoạch của Bộ;

Sổ tay vận hành dự án (POM)

23


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×