Tải bản đầy đủ (.pdf) (301 trang)

Luận án các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và kinh doanh cà phê tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 301 trang )

1

TÓM TẮT
Cà phê là một thức uống rộng rãi, được phát hiện và sử dụng từ hàng nghìn
năm nay. Hiện nay, cà phê đang được sản xuất tại hơn 79 quốc gia trên thế giới. Sản
phẩm cà phê có thế mạnh trên thị trường hàng thật (physical) và cả thị trường hàng
hóa phái sinh (Derivative products). Đây là mặt hàng có đóng góp lớn cho nền kinh
tế của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, mặt hàng này còn thiếu tính ổn định, giá cả bấp
bênh nên phát sinh nhiều rủi ro ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và kinh doanh.
Tính đến nay, Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê đứng thứ 2 trên thế giới1
(sau Brazil) nhưng phát triển thiếu tính bền vững, mang nặng tính tự phát. Phần lớn
sản xuất với quy mô nhỏ, manh mún, thiếu tập trung, tập quán lạc hậu, khả năng tài
chính yếu nên rủi ro càng nhiều. Đối với lĩnh vực kinh doanh thì các nhà kinh doanh
còn thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ hạn chế, khả năng tài chính
yếu, sức cạnh tranh thấp cho nên thường xuyên đối diện với rủi ro.
Nghiên cứu các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và kinh doanh
cà phê tại Việt Nam nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của chúng thông qua thang
đo được xây dựng mới để từ đó đề xuất chương trình quản trị rủi ro hiệu quả nhất.
Thực hiện nghiên cứu này với bước tiếp cận từ cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu
trước có liên quan và khảo sát thực tế cho thấy các yếu tố rủi ro ảnh hưởng lớn đến
kết quả sản xuất và kinh doanh cà phê. Các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến kết quả sản
xuất là: Rủi ro từ biến động giá thị trường, rủi ro từ yếu tố thời tiết, rủi ro từ yếu tố
sâu dịch bệnh, rủi ro từ yếu tố kỹ thuật sản xuất, rủi ro từ yếu tố công nghệ, rủi ro từ
yếu tố mất cân đối trong sản xuất, rủi ro từ yếu tố vốn sản xuất, rủi ro từ yếu tố tâm
lý hành vi của nhà sản xuất. Đối với các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh là: Rủi ro từ giá thị trường, rủi ro từ kỹ thuật kinh doanh, rủi ro từ thông tin
thị trường, rủi ro từ Quỹ đầu cơ quốc tế, rủi ro từ nhà rang xay cà phê thế giới, rủi
ro từ vốn kinh doanh, rủi ro từ thị trường tài chính quốc tế, rủi ro từ đồng tiền thanh
toán và tỷ giá hối đoái, rủi ro từ tâm lý hành vi của nhà kinh doanh.

1



USDA


2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, diện tích cà phê toàn cầu khoảng 10 triệu ha, được sản xuất tại hơn
79 quốc gia. Tổng sản lượng sản xuất bình quân hàng năm trong những năm gần
đây khoảng 151,005,25 triệu bao2 (1 bao = 60 kg), tương ứng khoảng 9,06 triệu tấn.
Phần lớn các quốc gia sản xuất cà phê dành phần nhiều sản phẩm làm ra để xuất
khẩu. Một số quốc gia khác ưu tiên tiêu dùng trong nước, phần còn lại xuất khẩu
(đơn cử Brazil). Sản phẩm cà phê được chế biến thành các dạng khác nhau nhưng
phổ biến là cà phê bột và cà phê hòa tan. Nhiều chủng loại cà phê được sản xuất,
song hai chủng loại được chọn làm nền tảng giao dịch trên thị trường thế giới là cà
phê Arabica và cà phê Robusta. Mỗi chủng loại cà phê được giao dịch trên một thị
trường chuyên biệt. Cà phê Arabica giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa New York
(NYBOT), cà phê Robusta giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa London (LIFFE).
Hai thị trường này vừa giao dịch hàng thật và vừa giao dịch các sản phẩm phái sinh.
Từ nhiều năm nay, Việt Nam là nước sản xuất Cà phê đứng thứ hai trên thế
giới (sau Brazil), sản lượng bình quân hàng năm trong những năm gần đây khoảng
1,3 triệu tấn/năm – chiếm tỷ trọng 16,1% sản lượng thế giới. Đối với cà phê
Robusta, Việt Nam là quốc gia sản xuất đứng đầu thế giới. Diện tích trồng cà phê
của Việt Nam hiện nay khoảng 641,7 nghìn ha3. Theo Cục Xúc Tiến Thương Mại
thuộc Bộ Công Thương dẫn nguồn số liệu điều tra thực tế năm 2014 của Bộ
NN&PTNT thì diện tích trồng cà phê của Việt Nam hiện tại khoảng 653,35 nghìn
ha4. Trong đó: cà phê Robusta khoảng 608.000 ha, cà phê Arabica khoảng 45.000
ha. Phần lớn sản lượng cà phê của Việt Nam dành cho xuất khẩu. Sản phẩm xuất
khẩu chủ yếu ở dạng nguyên liệu - cà phê nhân. Năm 2014 sản lượng xuất khẩu của


2

USDA.
Niên giám thống kê 2014 -Tổng cục Thống kê - Nhà xuất bản Thống kê năm 2015.
4
Cục Xúc Tiến Thương Mại. < />3


3
Việt Nam là 1,6906 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 3,5569 tỷ USD 5,
chiếm tỷ trọng khoảng 2,37 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy mặt hàng này
mang lại hiệu quả cao so với các mặt hàng khác trong nhóm sản phẩm nông nghiệp,
đóng góp rất đáng kể cho nền kinh tế nhưng cũng chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu
tố rủi ro. Thêm vào đó, công tác quản trị rủi ro của các tổ chức, cá nhân trong sản
xuất và kinh doanh cà phê của Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế. Do đó, cần phải
xác định rõ các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và kinh doanh, đồng
thời xây dựng thang đo lường rủi ro phù hợp nhằm đề ra những giải pháp quản trị
rủi ro tối ưu để khắc phục hạn chế và phát huy lợi thế. Những yếu tố rủi ro ảnh
hưởng đến kết quả sản xuất và kinh doanh cà phê rất đa dạng và phức tạp nhưng có
thể phòng ngừa và hạn chế được. Nghiên cứu về các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến kết
quả sản xuất và kinh doanh cà phê tại Việt Nam không chỉ đơn thuần mang lại giá
trị về mặt thực tiễn mà còn mang lại giá trị khoa học cao. Chính vì vậy, nghiên cứu
đề tài “Các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và kinh doanh cà phê
tại Việt Nam” mang tính cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đối với mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu xác định mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố rủi ro đến kết quả sản xuất và kinh doanh cà phê tại Việt Nam trên cơ sở đó
đề xuất giải pháp quản trị rủi ro hiệu quả nhất. Đồng thời, góp phần bổ sung cơ sở
lý thuyết về rủi ro và quản trị rủi ro nói chung, trong lĩnh vực sản xuất và kinh

doanh cà phê nói riêng.
Đối với các mục tiêu cụ thể:
Một là: Xác định các yếu tố rủi ro, xác định "khe hổng" của nghiên cứu là
khi xem xét rủi ro phải toàn diện (đề cập cùng lúc với tất cả các yếu tố rủi ro),
xuyên suốt và chi tiết cho từng yếu tố, đề cao tính hai mặt của rủi ro là không chỉ có
bất lợi mà còn cả thuận lợi. Trên cơ sở đó đề xuất mô hình nghiên cứu về các yếu tố
rủi ro ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và kinh doanh cà phê tại Việt Nam.

5

Niên giám thống kê 2014-Tổng cục Thống kê - Nhà xuất bản Thống kê năm 2015.


4
Hai là: Xây dựng thang đo lường rủi ro nhằm xác định mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố rủi ro đến kết quả sản xuất và kinh doanh cà phê tại Việt Nam.
Ba là: Đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro trong quá trình sản xuất và kinh
doanh cà phê tại Việt Nam.
Bốn là: Bổ sung cơ sở lý thuyết về rủi ro và quản trị rủi ro nói chung và trong
sản xuất, kinh doanh cà phê nói riêng.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất là: Những yếu tố rủi ro nào ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và kinh
doanh cà phê tại Việt Nam và những "khe hổng" nghiên cứu nào sẽ được giải quyết
thông qua nghiên cứu này?
Thứ hai là: Mối quan hệ giữa các yếu tố rủi ro với kết quả sản xuất và kết
quả kinh doanh cà phê tại Việt Nam?
Thứ ba là: Giải pháp nào cho quản trị rủi ro trong quá trình sản xuất và kinh
doanh cà phê tại Việt Nam?
Thứ tư là: Những đóng góp nào từ kết quả của đề tài cho khoa học trong lĩnh
vực nghiên cứu về rủi ro và quản trị rủi ro?

1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Quy trình nghiên cứu
Vấn đề
nghiên cứu

Nghiên cứu định
tính, định lượng

Cơ sở
lý thuyết

Xây dựng thang đo, xây
dựng mô hình lý thuyết

Khẳng định mô
hình nghiên cứu

Giải quyết vấn
đề nghiên cứu

Hình 1-1: Quy trình nghiên cứu các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến kết quả sản
xuất và kinh doanh cà phê tại Việt Nam.
Nguồn: Theo quy trình của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007).


5
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được áp dụng để thực hiện
đề tài này. Các bước tiến hành như sau: nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật Delphi
nhằm xây dựng thang đo; nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính và phương

pháp định lượng để kiểm định thang đo; nghiên cứu chính thức bằng phương pháp
định lượng nhằm kiểm định lại và khẳng định thang đo. Cụ thể là: Thông qua kỹ
thuật Delphi, tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia nhằm xây dựng thang đo và
mô hình nghiên cứu. Tiến hành nghiên cứu khám phá thông qua nghiên cứu sơ bộ
bằng phương pháp định tính với công cụ là bảng câu hỏi và dàn bài thảo luận nhóm
tập trung (hội thảo). Đánh giá, điều chỉnh thang đo và mô hình nghiên cứu thông
qua nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định lượng với công cụ là bảng câu hỏi chi
tiết. Đánh giá lại và khẳng định thang đo, mô hình nghiên cứu trong nghiên cứu
chính thức bằng phương pháp định lượng với công cụ là bảng câu hỏi chi tiết.
Phương pháp nghiên cứu được trình bày cụ thể tại chương 3.
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và kinh doanh cà phê tại
Việt Nam sẽ được lựa chọn là đối tượng cho nghiên cứu này. Dựa trên cơ sở lý
thuyết, các nghiên cứu trước có liên quan và thông qua việc khảo sát các chuyên
gia, các nhà quản lý, các nhà sản xuất và các nhà kinh doanh cà phê tại các tỉnh Tây
Nguyên và thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam với thang đo được xây dựng mới
nhằm xác định mức độ tác động của các nhân tố rủi ro đó.
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm đánh giá các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến kết quả sản xuất
và kinh doanh cà phê tại Việt Nam. Dựa vào cơ sở lý thuyết, các công trình nghiên
cứu trước có liên quan, thông qua các đối tượng khảo sát sẽ xây dựng, khẳng định
thang đo và mô hình lý thuyết. Thông qua kết quả nghiên cứu rút ra hàm ý quản trị,
đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp quản trị rủi ro. Đối tượng khảo sát của


6
nghiên cứu này là các chuyên gia, các nhà sản xuất và các nhà kinh doanh cà phê tại
các tỉnh Tây Nguyên và thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam. Mốc thời gian chính
để khảo sát và thu thập dữ liệu của nghiên cứu này là từ năm 2010 đến 2015.

1.6 Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
- Xây dựng được thang đo đối với các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sản xuất
và kinh doanh cà phê tại Việt Nam.
- Góp phần thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá rủi ro trong sản xuất và kinh
doanh cà phê phải toàn diện (đề cập cùng lúc với tất cả các yếu tố rủi ro) , xuyên
suốt và chi tiết cho từng yếu tố.
- Làm sáng tỏ tính hai mặt của rủi ro là không chỉ có bất lợi mà còn cả thuận
lợi. Trên cơ sở đó góp phần thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá và quan niệm về rủi
ro phải xem xét cả hai mặt là nguy cơ và cơ hội.
- Góp phần bổ sung thang đo cho ứng dụng nghiên cứu khoa học và thực tiễn
công tác quản trị rủi ro; bổ sung cơ sở lý thuyết rủi ro và quản trị rủi ro.
1.7 Kết cấu của luận án:
Luận án gồm có 05 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu.
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu, đánh giá thực trạng.
- Chương 5: Các giải pháp quản trị rủi ro.


7
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Rủi ro (Risk)
Hiện nay, rủi ro là một vấn đề đang gây tranh cãi và chưa đi đến thống nhất.
Với phạm vi nghiên cứu của đề tài này sẽ lược khảo và lựa chọn một số khái niệm
có liên quan để tìm ra điểm chung trong quan niệm về rủi ro.
2.1.1 Khái niệm về rủi ro
2.1.1.1 Trường phái truyền thống (trường phái tiêu cực)
(1) Hoàng Phê (1995) cho rằng: “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất

ngờ xảy đến”.
(2) Nguyễn Lân (1998) khái niệm rằng: “Rủi ro (đồng nghĩa với rủi) là sự
không may”.
(3) Từ điển Oxford thì: “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn,
thiệt hại”.
(4) Hồ Diệu (2002) đã viết: “Rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm
sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến”.
2.1.1.2 Trường phái trung hòa
(1) Frank Knight (1921, trang 233): “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường
được”.
(2) Allan Herbert Willett (1951, trang 6): “Rủi ro là bất trắc có thể liên quan
đến việc xuất hiện những biến cố không mong đợi”.
(3) C. Arthur William et al. (1964): “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những
kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của con người. Khi có
rủi ro, người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro
gây nên sự bất định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến
khả năng được mất không thể đoán trước".


8
(4) David Apgar (2008) thì: “Rủi ro là bất cứ điều gì không chắc chắn có thể
ảnh hưởng tới các kết quả của chúng ta so với những gì chúng ta mong đợi”.
2.1.1.3 Các khái niệm rủi ro khác
(1) Đoàn Thị Hồng Vân và cộng sự (2013, trang 32) thì: “Rủi ro là sự bất
trắc có thể đo lường được, nếu quản trị rủi ro tốt thì sẽ đón nhận được nhiều cơ hội,
ngược lại, sẽ phải chấp nhận những thiệt thòi”.
(2) Aswath Damodaran (2010, trang 86 tập 1) thì: “Rủi ro nói đến những khả
năng chúng ta nhận được suất sinh lời khoản vốn đầu tư đã bỏ ra khác với tỷ suất lợi
nhuận mà chúng ta kỳ vọng. Như vậy, rủi ro không chỉ bao gồm kết quả xấu (tỷ suất
lợi nhuận thấp hơn mong đợi) mà còn đề cập đến cả kết quả tốt (tỷ suất lợi nhuận

cao hơn mong đợi). Trên thực tế chúng ta có thể nói rủi ro mang lại kết quả xấu là
rủi ro bất lợi và rủi ro mang lại kết quả tốt là rủi ro thuận lợi nhưng khi đánh giá rủi
ro, chúng ta nên xem xét cả hai loại này”.
(3) Ngô Quang Huân và cộng sự (1998, trang 8) thì: “Rủi ro là sự biến động
tiềm ẩn ở các kết quả, số lượng các kết quả có thể càng lớn, sai lệch giữa các kết
quả có thể càng cao thì rủi ro càng lớn. Rủi ro là một khái niệm khách quan và có
thể đo lường được”.
2.1.1.4 Khái niệm rủi ro của tác giả
Từ các khái niệm của các nghiên cứu trước có liên quan tác giả bổ sung và
đưa ra khái niệm về rủi như sau:
Rủi ro là biến cố ứng với một xác suất làm biến đổi các kết quả của sự kiện
không theo mong muốn hoặc dự tính ban đầu. Mặt khác, sự xuất hiện của rủi ro
cũng có thể gây ra tổn thất với mức độ khó đoán trước. Rủi ro mang tính hai mặt là
bất lợi và thuận lợi. Suy cho cùng thì rủi ro là hiện tượng khách quan xảy ra ngoài ý
muốn của con người nhưng có thể nhận biết, đo lường, kiểm soát và có thể có khả
năng biến đổi từ bất lợi thành thuận lợi.


9

2.1.2 Phân loại rủi ro
Theo Đoàn Thị Hồng Vân và cộng sự (2013 trang 37-57), phân loại như sau:
2.1.2.1 Phân loại theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống
(1) Rủi từ thảm họa (động đất, núi lửa, lũ lụt, chiến tranh, khủng bố,…).
(2) Rủi ro tài chính (các khoản nợ xấu, tỷ giá hối đoái, giá cổ phiếu hay lãi
suất biến động,…).
(3) Rủi ro tác nghiệp (trang thiết bị, hệ thống máy tính hư hỏng, chuỗi cung
ứng hay quy trình hoạt động có lỗi, bị gián đoạn, nhân viên bị tai nạn,…).
(4) Rủi ro chiến lược (rủi ro dự án, rủi ro từ khách hàng, rủi ro từ chuyển đổi,
rủi ro từ đối thủ cạnh tranh, rủi ro thương hiệu, rủi ro ngành, rủi ro đình trệ…).

2.1.2.2 Phân loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro
(1) Rủi ro do môi trường tự nhiên: động đất, núi lửa, sét đánh, bão, lụt, hạn
hán, sương muối v.v…
(2) Rủi ro do môi trường văn hóa: phong tục tập quán, tín ngưỡng, lối sống,
nghệ thuật, đạo đức …
(3) Rủi ro do môi trường xã hội: sự thay đổi chuẩn mực giá trị, cấu trúc xã
hội, các định chế…
(4) Rủi ro do môi trường chính trị: rủi ro liên quan đến quyền sở hữu, rủi ro
do nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động của tổ chức, rủi ro về chuyển giao
mang tính dịch chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác…
(5) Rủi ro do môi trường pháp luật: sự thay đổi của chuẩn mực pháp luật, sự
khác nhau của luật pháp các quốc gia tác động đến kinh doanh quốc tế…
(6) Rủi ro do môi trường kinh tế: kinh tế phát triển không ổn định; khủng
hoảng kinh tế; suy thoái kinh tế; lạm phát; tỷ giá hối đoái, lãi suất, giá cả…


10
(7) Rủi ro do môi trường công nghệ: sự thay đổi của khoa học công nghệ tạo
ra sản phẩm mới với tính năng và chất lượng vượt trội làm cho sản phẩm hiện hữu
bị lạc hậu, thải hồi …
(8) Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức: thiếu thông tin hoặc thông
tin không chính xác, máy móc thiết bị bị sự cố, tai nạn lao động, sai sót trong quảng
cáo, chính sách với người lao động, sản phẩm…
(9) Rủi ro do nhận thức của con người: nhận thức và thực tế khác nhau; nhận
định và phân tích không đúng dẫn đến kết luận sai...
2.1.2.3 Phân loại rủi ro theo môi trường tác động
(1) Môi trường bên trong: môi trường hoạt động nội tại của tổ chức. Có thể
lựa chọn những cách tiếp cận khác nhau như: phân tích theo lĩnh vực, phân tích theo
bộ phận; phân tích theo chuỗi giá trị.
(2) Môi trường bên ngoài: môi trường xảy ra bên ngoài tổ chức (môi trường

vĩ mô, môi trường vi mô) có ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức.
2.1.2.4 Phân loại theo đối tượng rủi ro
(1) Rủi ro về tài sản; (2) Rủi ro nhân lực; (3) Rủi ro về trách nhiệm pháp lý.
2.1.2.5 Phân loại theo các ngành, lĩnh vực hoạt động
(1) Rủi ro trong công nghiệp; (2) Rủi ro trong nông nghiệp; (3) Rủi ro trong
đầu tư; (4) Rủi ro trong kinh doanh; (5) Rủi ro trong các ngành khác v.v…
2.1.3 Chi phí của rủi ro
Theo Ngô Quang Huân và cộng sự (1998) thì:
- Chi phí của rủi ro: là toàn bộ thiệt hại, mất mát về người và của trong việc
phòng ngừa, hạn chế rủi ro, bồi thường tổn thất qui thành tiền.
- Chi phí bồi thường tổn thất: là toàn bộ chi phí phải chi trả do cam kết của
nhà quản trị và thuộc trách nhiệm pháp lý của mình với người thứ ba khi gặp rủi ro
mà tổn thất xảy ra.


11
- Chi phí chia sẻ rủi ro, tổn thất (chi phí phòng ngừa và hạn chế rủi ro): là
toàn bộ chi phí phải bỏ ra (mua bảo hiểm) để đánh đổi lấy sự an toàn hơn. Nếu gặp
rủi ro mà tổn thất xảy ra thì được công ty bảo hiểm bồi hoàn thiệt hại. Đây là khoản
chi phí khi tham gia bảo hiểm.
2.2 Tổn thất (Loss)
2.2.1 Định nghĩa tổn thất
Theo Nguyễn Anh Tuấn (2006, trang 21) thì: “Tổn thất là những thiệt hại,
mất mát về tài sản, cơ hội mất hưởng, về con người, tinh thần, sức khỏe và sự
nghiệp do những nguyên nhân từ các rủi ro gây ra”.
2.2.2 Phân loại tổn thất
Theo Nguyễn Anh Tuấn (2006, trang 63-64) phân loại tổn thất theo các căn
cứ cơ bản như sau:
2.2.2.1 Căn cứ theo khả năng đo lường
Đó là những thiệt hại mà người ta có thể cân đong đo đếm, tính toán một

cách tương đối chính xác. Tổn thất có thể được xác định một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp nhưng chủ yếu quy về mức độ thiệt hại hoặc giá trị bị mất mát.
2.2.2.2 Căn cứ theo đối tượng thiệt hại
- Tổn thất về tài sản: Bao gồm những tổn thất vật chất, là những mất mát về
tài sản, tiền bạc, lợi nhuận mất hưởng v.v… Đặc trưng của tổn thất này là liên quan
đến thành quả, lợi ích của con người. Mức độ nghiêm trọng của tổn thất này tùy
thuộc vào thái độ, quan hệ, khả năng tài chính của cá nhân, tổ chức. Ví dụ: khi gặp
rủi ro mà tổn thất tuy không lớn nhưng rơi vào cá nhân hay tổ chức sở hữu số tài
sản nhỏ thì tổn thất đó là nghiêm trọng.
- Tổn thất về sức khỏe, con người và tinh thần: Tổn thất này là những thiệt
hại ảnh hưởng trực tiếp đến con người, gây ra giảm sút sức khỏe, đau đớn thể xác,
tinh thần v.v… Tổn thất này thường là rất nghiêm trọng, hậu quả kéo dài và ảnh
hưởng càng nặng nề hơn khi xã hội ngày càng phát triển.


12
2.3 Biến động tiềm ẩn ở kết quả sản xuất và kinh doanh có liên quan đến rủi ro
Trong phần này, hiện nay còn thiếu lý thuyết nền tảng nên tác giả đã thực
hiện nghiên cứu và khảo sát ý kiến thông qua các chuyên gia để xây dựng khái niệm
và phân loại nhằm làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Cụ
thể như sau:
2.3.1 Khái niệm
2.3.1.1 Khái niệm biến động tiềm ẩn ở các kết quả sản xuất
Biến động tiềm ẩn ở các kết quả trong sản xuất cà phê là những thay đổi ở
kết quả sản xuất làm sai lệch so với dự tính ban đầu, ẩn chứa từ bên trong, không
biểu hiện ra bên ngoài và có thể do những nguyên nhân từ rủi ro gây ra.
2.3.1.2 Khái niệm về biến động tiềm ẩn ở các kết quả kinh doanh
Biến động tiềm ẩn ở các kết quả trong kinh doanh cà phê là những thay đổi
kết quả kinh doanh làm sai lệch so với dự tính ban đầu, ẩn chứa từ bên trong, không
biểu hiện ra bên ngoài và có thể do những nguyên nhân từ rủi ro gây ra.

2.3.2 Phân loại sự biến động tiềm ẩn kết quả sản xuất và kinh doanh
2.3.2.1 Biến động kết quả tăng lên so với dự kiến ban đầu
Khi xảy ra tình trạng biến động tăng lên so với dự kiến ban đầu nếu ở mức
độ ảnh hưởng không đáng kể thì rủi ro đang trong tầm kiểm soát được. Trường hợp
tăng quá mức kiểm soát được thì rủi ro đã hiện diện. Ví dụ như: doanh nghiệp A
đang tổ chức thu mua nông sản để xuất khẩu thì khách hàng tấp nập đến chào bán
hàng với số lượng vượt lên rất nhiều so với dự kiến ban đầu. Để giữ chân khách
hàng thì doanh nghiệp A phải cố gắng mua thêm hàng. Khi đó sẽ xảy ra tình trạng
bị động về vốn, thiếu kho chứa hàng, bị động đầu ra v.v…
2.3.2.2 Biến động kết quả giảm xuống so với dự kiến ban đầu
Khi xảy ra tình trạng biến động giảm xuống so với dự kiến ban đầu tuy chưa
xảy ra tổn thất nhưng cũng được xem như rủi ro đã xuất hiện. Ví dụ: chỉ tiêu lợi


13
nhuận của doanh nghiệp đặt ra nhưng không đạt được. Tỷ lệ không đạt tuy thấp
nhưng đó chính là cơ hội mà doanh nghiệp này mất hưởng v.v…
2.4 Một số khái niệm liên quan đến rủi ro, tổn thất, biến động tiềm ẩn trong
sản xuất và kinh doanh
2.4.1 Khái niệm về Bất định (Unstable)
Theo Ngô Quang Huân và cộng sự (1998, trang 8) đã khái niệm về bất định
như sau: “Bất định là sự nghi ngờ về khả năng của chúng ta trong tiên đoán kết quả
tương lai của một hoạt động hiện tại. Rõ ràng, thuật ngữ sự bất định mô tả một trạng
thái tư tưởng. Sự bất định xuất hiện khi một cá nhân bắt đầu ý thức rằng không thể
biết chắc chắn kết quả là gì”.
2.4.2 Các khái niệm khác
Theo Ngô Quang Huân và cộng sự (1998, trang 13-15) thì:
2.4.2.1 Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán
- Rủi ro thuần túy: là những rủi ro dẫn đến tình huống tổn thất hay không
tổn thất, trường hợp tốt nhất là tổn thất không xảy ra.

- Rủi ro suy đoán: là những rủi ro dẫn đến tình huống tổn thất hoặc sinh lợi.
Phần sinh lợi còn gọi là phần thưởng sinh lợi cho rủi ro.
2.4.2.2 Rủi ro có thể đa dạng hóa và rủi ro không thể đa dạng hóa (rủi ro đặc
trưng và rủi ro thị trường)
- Rủi ro đặc trưng (rủi ro có thể đa dạng được hay còn gọi là rủi ro không có
tính hệ thống): đây là rủi ro thường xảy ra trong phạm vi hẹp, mang tính riêng có, cá
thể và có thể phân chia, giảm thiểu được bằng cách đa dạng hóa, bằng các nguồn
quỹ góp chung. Các dạng của rủi ro đặc trưng: (1) Rủi ro quản lý: là những rủi ro
nảy sinh do trình độ yếu kém của người quản lý vì vậy quyết định của họ đưa ra có
thể gây tổn hại thậm chí phá sản doanh nghiệp; (2) Rủi ro tài sản: là rủi ro nảy sinh
do tài sản và cơ cấu tài sản doanh nghiệp nắm giữ; (3) Rủi ro tài trợ: là những rủi ro
và trách nhiệm pháp lý nảy sinh từ cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.


14
- Rủi ro thị trường ( rủi ro không thể đa dạng hóa hay còn gọi là rủi ro hệ
thống): đây là rủi ro nảy sinh từ tác động to lớn của thị trường, nằm ngoài sự kiểm
soát của cá nhân hay tổ chức và không thể giảm thiểu được bằng cách đa dạng hóa.
Rủi ro thị trường xuất phát từ các yếu tố như sau: (1) Những thay đổi trong cơ chế
quản lý; (2) Những thay đổi trong thị hiếu của khách hàng; (3) Tiến bộ của khoa
học công nghệ; (4) Chuyển dịch trong dòng vốn đầu tư; (5) Thay đổi và dịch
chuyển lực lượng lao động, dân số.
2.4.2.3 Khái niệm về kết quả sản xuất cà phê
Kết quả sản xuất cà phê là thành quả của quá trình hoạt động, sáng tạo ra sản
phẩm cà phê cung cấp cho tiêu dùng xã hội. Sản phẩm cà phê đề cập trong luận án
này là cà phê nhân vì phần lớn sản phẩm cà phê của Việt Nam dành cho xuất khẩu
và giao dịch chủ yếu ở dạng cà phê nhân.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất: Môi trường tự nhiên (thời tiết,
sâu dịch bệnh …); môi trường xã hội (mất cân đối trong sản xuất, tác động của các
yếu tố khoa học kỹ thuật, hành vi của con người…); môi trường kinh tế (biến động

giá cả, ảnh hưởng từ khả năng tài chính – vốn…).
2.4.2.4 Khái niệm về kết quả kinh doanh cà phê
Kết quả kinh doanh là thành quả của quá trình hoạt động, sáng tạo trong lưu
thông sản phẩm cà phê nhằm cung cấp cho nhu cầu của xã hội với mục đích kiếm
lời. Kết quả kinh doanh cà phê đề cập trong luận án này là kinh doanh xuất khẩu vì
phần lớn cà phê của Việt Nam dành cho xuất khẩu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh: Môi trường xã hội (kỹ thuật
nghiệp vụ, tác động từ các thành phần tham gia thị trường, tâm lý hành vi của con
người …); môi trường kinh tế (biến động giá cả, tác động thị trường tài chính, khả
năng tài chính …); các yếu tố mang tính thông tin để năm bắt quan hệ cung – cầu.


15
2.5 Mối quan hệ giữa rủi ro và tổn thất; mối quan hệ giữa rủi ro và biến động
tiềm ẩn ở các kết quả trong sản xuất và kinh doanh
2.5.1 Mối quan hệ giữa rủi ro và tổn thất
Khi nghiên cứu về rủi ro cần phải nghiên cứu tổn thất để biết được nguy cơ
của rủi ro. Theo Nguyễn Anh Tuấn (2006, trang 21-22) thì: Tổn thất phản ánh mức
độ nghiêm trọng của rủi ro. Thông thường người ta hiểu tổn thất là những thiệt hại
vật chất và tinh thần, có thể xác định bằng cách đo đếm trực tiếp hoặc gián tiếp mức
độ thiệt hại. Rủi ro và tổn thất thường liên quan chặt chẽ với nhau, rủi ro phản ánh
mặt chất của sự kiện, còn tổn thất phản ánh về mặt lượng của sự kiện đó. Mặt chất
của sự kiện bao gồm nguyên nhân, tính chất nguy hiểm; mặt lượng của sự kiện là
mức độ thiệt hại, mất mát về vật chất và tinh thần có nguyên nhân từ rủi ro gây ra.
Xét về mặt hình thức thì rủi ro và tổn thất cùng phản ánh về một sự kiện không may
đã xảy ra. Xét về mối quan hệ thì rủi ro và tổn thất có mối quan hệ nhân quả, rủi ro
là nguyên nhân, tổn thất là kết quả.
2.5.2 Mối quan hệ giữa rủi ro và biến động tiềm ẩn ở các kết quả
Khi nghiên cứu về rủi ro, bên cạnh việc nghiên cứu tổn thất thì phải nghiên
cứu sự biến động tiềm ẩn ở các kết quả để biết được sự tác động của rủi ro. Biến

động tiềm ẩn ở các kết quả là sự thay đổi của sự kiện không theo mong muốn hoặc
dự tính ban đầu của cá nhân hay tổ chức, có thể xác định bằng cách đo đếm trực tiếp
hoặc gián tiếp mức độ biến đổi. Rủi ro và biến động tiềm ẩn ở các kết quả liên quan
chặt chẽ với nhau, rủi ro phản ánh mặt chất của sự kiện, còn biến động tiềm ẩn ở
các kết quả phản ánh về mặt lượng của sự kiện đó. Xét về mặt hình thức thì rủi ro
và biến động tiềm ẩn ở các kết quả cùng phản ánh về một sự kiện không bình
thường đã xảy ra. Xét về mối quan hệ thì rủi ro và biến động tiềm ẩn có mối quan
hệ nhân quả, rủi ro là nguyên nhân, biến động tiềm ẩn là kết quả.


16
2.6 Quản trị rủi ro (Risk management)
2.6.1 Khái niệm, các yếu tố cơ bản và quy trình về quản trị rủi ro
2.6.1.1 Khái niệm về quản trị rủi ro
Do quan niệm về rủi ro có sự khác nhau nên quản trị rủi ro cũng khác nhau.
Một số khái niệm tác giả nhìn nhận có thể liên quan đến đề tài này như sau:
(1) Theo Merna & F. Al-Thani (2005) thì: “Quản trị rủi ro: là một quá trình
cho phép xác định, đánh giá, hoạch định và quản lý các loại rủi ro”.
(2) Theo Đoàn Thị Hồng Vân và cộng sự (2013, trang 66) thì: “Quản trị rủi
ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện, liên tục và có hệ thống
nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát,
những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ
hội thành công”.
Tác giả của nghiên cứu này bổ sung như sau: “Quản trị rủi ro là quá trình
tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện, thường xuyên, liên tục và có hệ thống
nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát,
những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro trên cơ sở dự báo xác suất xuất hiện, đồng thời
tìm cách biến đổi rủi ro bất lợi thành có lợi”.
2.6.1.2 Các yếu tố cơ bản của quản trị rủi ro
Xác định mục tiêu, sứ mạng của quản trị rủi ro:

- Giúp tổ chức nhận dạng, phân tích, đo lường và phân loại rủi ro đã và sẽ
đến với tổ chức.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm soát rủi ro, với những
điều kiện phù hợp với tổ chức đó.
- Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình tài trợ rủi ro: (1) Thu xếp và
thực hiện nhanh các hợp đồng bảo hiểm; (2) Xây dựng và quản lý hiệu quả các quỹ
dự phòng; (3) Vận động sự ủng hộ của các chủ thể có liên quan.


17

2.6.1.3 Quy trình quản trị rủi ro
Dựa theo Ngô Quang Huân và cộng sự (1998), quy trình quản trị rủi ro được
triển khai như sau:
Thứ nhất, nhận biết rủi ro (Identify risk): (1) Nhận dạng rủi ro: Đây là quá
trình nhận biết các nguy cơ rủi ro tiềm năng đối với tài sản, trách nhiệm pháp lý và
nguồn nhân lực mà hiểm họa và mối nguy hiểm đó sẽ dẫn tới những tổn thất; (2)
Phân tích tổn thất và hiểm họa: Đây chính là quá trình mà nhà quản trị rủi ro ước
lượng các điều kiện tạo nên rủi ro; khi có rủi ro mà tổn thất xuất hiện là kết quả của
mối nguy hiểm (hiểm họa). Thông qua việc phân tích tổn thất và hiểm họa để có cơ
sở đánh giá mức độ của rủi ro.
Thứ hai, đo lường rủi ro (Risk measurement): Là quá trình xác định tổn thất
từ nguy cơ cho đến mức độ của nó. Đo lường rủi ro cần quan tâm đến các yếu tố
như: tần suất xuất hiện rủi ro, mức độ nghiêm trọng của rủi ro.
Thứ ba, kiểm soát rủi ro (Risk control): Đó là những kỹ thuật, công cụ,
chiến lược, quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh,
ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và /hoặc mức độ của rủi ro, tổn
thất hay lợi ích. Mặt khác, kiểm soát rủi ro còn bao gồm cả những phương pháp
hoàn thiện các kiến thức và hiểu biết trong hành vi của tổ chức có tác động đến rủi
ro. Kiểm soát rủi ro có hiệu quả sẽ hạn chế được nguy cơ rủi ro của một tổ chức.

Thứ bốn, tài trợ rủi ro (funding risk): Những kỹ thuật và công cụ được sử
dụng để tài trợ cho chi phí của rủi ro và tổn thất. Nó được biểu hiện qua các khoản
nợ không có khả năng hoàn trả một phần hay toàn bộ.
Có thể bao gồm một trong hai yếu tố sau: (1) Các khoản thu bằng tiền không có khả
năng đáp ứng các khoản chi bằng tiền đúng kế hoạch; (2) Các khoản thu bằng tiền
không có khả năng đáp ứng các khoản chi bằng tiền.


18
2.7 Tổng quan các công trình nghiên cứu trước có liên quan đến luận án
2.7.1 Tình hình nghiên cứu tài liệu nước ngoài:
2.7.1.1 Theo WB (2004) - Báo cáo nghiên cứu cà phê số 29358-VN, Ngân hàng
Thế giới – Ban Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng 6/2004 – thì các nhân
tố rủi ro tác động đến sản xuất và kinh doanh cà phê có nhiều yếu tố xuất hiện
trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Đối với sản xuất cà phê có các nhân tố
cơ bản như sau: rủi ro giá, rủi ro từ vốn sản xuất, rủi ro từ yếu tố thời tiết ( rủi ro do
hạn hán, rủi ro do mưa nhiều, rủi ro do sương muối), rủi ro do sâu dịch bệnh, rủi ro
do mất cân đối trong sản xuất; Đối với rủi ro trong kinh doanh cà phê có các nhân tố
cơ bản như: Rủi ro từ biến động giá cả thị trường, rủi ro từ thị trường tài chính quốc
tế, rủi ro từ vốn kinh doanh; rủi ro kỹ thuật kinh doanh, rủi ro từ yếu tố tâm lý hành
vi của nhà kinh doanh.
Báo cáo nghiên cứu này nhìn nhận trong bối cảnh ngành cà phê vừa trải qua
cơn khủng hoảng giá tồi tệ nhất trong lịch sử (giá giảm thấp kỷ lục vào năm 2001)
nên bị ảnh hưởng nặng nề tính tiêu cực, điểm tích cực trong đề xuất giải pháp chưa
đủ mạnh để vận dụng xoay chuyển các yếu tố bất lợi thành thuận lợi. Điều đó thể
hiện qua các khoảng trống từ nghiên cứu như sau:
- Đối với lĩnh vực sản xuất: chưa nhìn thấy tác hại từ yếu tố rủi ro công nghệ
(công nghệ sản xuất, công nghệ sau thu hoạch), kỹ thuật sản xuất, tác động tâm lý
hành vi của nhà sản xuất.
- Đối với lĩnh vực kinh doanh: chưa phản ảnh được tác hại của yếu tố rủi ro

từ tác động của nhà rang xay cà phê thế giới, quỹ đầu cơ quốc tế.
2.7.1.2 Theo UNCTAD/WTO (2002) - Coffee an Exporter’s guide , International
trade centre, Product and market development, UNCTAD/WTO (2002), Geneva,
Switzerland - với mệnh danh là cẩm nang dành cho các nhà xuất khẩu đã khái quát
quá trình kinh doanh cà phê trên thế giới; nhận định xu hướng thị trường cà phê thế
giới; đánh giá về môi trường tự nhiên và xã hội tác động đến kinh doanh cà phê trên
thế giới; mô tả việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán cà phê; nêu lên quá trình


19
quản lý, quá trình chu chuyển hàng hóa từ điểm đầu đến điểm cuối mà các nhà kinh
doanh lớn trên thế giới thực hiện; đề cập về rủi ro giá và kỹ thuật phòng ngừa, hạn
chế rủi ro (hedging); nêu bật rủi ro và mối quan hệ tín dụng thương mại; đề cập đến
chất lượng cà phê thế giới.
Mặc dù thời điểm hoàn thành của nghiên cứu vào năm 2002 nhưng chưa đề
cập tính nguy hiểm của khủng hoảng giá cà phê vào năm 2001. Tuy nhiên, nghiên
cứu này đã xác định các yếu tố rủi ro tác động đến kinh doanh cà phê như sau: Rủi
ro từ biến động giá cả thị trường, rủi ro từ kỹ thuật kinh doanh, rủi ro từ nhà rang
xay cà phê thế giới, rủi ro từ quỹ đầu cơ quốc tế, rủi ro từ yếu tố thông tin thị
trường, rủi ro từ vốn kinh doanh, rủi ro từ tác động của yếu tố xã hội.
Khoảng trống mà nghiên cứu để lại là chưa đề cập hết các yếu tố quan trọng
ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh cà phê mà các nhà xuất khẩu quan tâm
là thị trường tài chính thế giới. Bên cạnh đó, các yếu tố rủi ro từ lĩnh vực sản xuất cà
phê cũng là hiệu ứng ảnh hưởng lớn đến rủi ro trong kinh doanh cà phê chưa được
quan tâm và đề cập đến nên mô hình quản trị rủi ro đề xuất hiệu quả chưa cao.
2.7.1.3 Theo Quoc V. Luong và Loren W. Tauer (2004) - A Real Options Analysis
of Coffee Planting in Vietnam, tác giả Quoc V. Luong và Loren W. Tauer –
Department of Applied Economics and Management – cornell University, Ithaca,
New York 14853-7801 USA, tháng 10 năm 2004 - quá trình sản xuất cà phê trên thế
giới và tại Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào yếu tố biến động giá cả thị trường thế

giới, trong đó đã phân chia thành ba nhóm người sản xuất cà phê với hiệu suất khác
nhau do chi phí khả biến bình quân khác nhau. Ba nhóm đó là: nhóm sản xuất với
chi phí thấp, nhóm sản xuất với chi phí trung bình và nhóm sản xuất với chi phí cao.
Kết quả nghiên cứu của tác giả đã xác định một số tiêu chí và đưa ra các ngưỡng
cận trên và cận dưới của quá trình sản xuất cho từng nhóm. Tác giả nêu một số vấn
đề liên quan đến sản xuất và có dẫn chứng cụ thể dựa vào số liệu tính toán tại thời
điểm 2003-2004. Chẳng hạn như với cùng một đầu vào với mức đầu tư giá trị
13.500.000 đồng/ha thì nhóm người sản xuất cà phê chi phí thấp đạt năng suất
khoảng 3 tấn/ha, nhóm người sản xuất cà phê trung bình đạt năng suất khoảng 2,08


20
tấn/ha, nhóm người sản xuất chi phí cao đạt năng suất khoảng 1,456 tấn/ha (nghiên
cứu này đã trích dẫn từ nguồn của Trung tâm Thông tin của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam). Cụ thể như sau:
+ Nhóm người sản xuất chi phí thấp: chi phí sản xuất khả biến bình quân
được tính là 13,2 US cent/lb. Khi đó, điểm tiến hành sản xuất là 38,8 US cent/lb và
điểm rút ra khỏi sản xuất là 10,2 US cent/lb.
+ Nhóm người sản xuất chi phí trung bình: chi phí sản xuất khả biến bình
quân được tính là 19 US cent/lb. Khi đó, điểm tiến hành sản xuất là 47,2 US cent/lb
và điểm rút ra khỏi sản xuất là 14,2 US cent/lb.
+ Nhóm người sản xuất chi phí cao: chi phí sản xuất khả biến bình quân
được tính là 27 US cent/lb. Khi đó, điểm tiến hành sản xuất là 58,4 US cent/lb và
điểm rút ra khỏi sản xuất là 20 US cent/lb.
Trên cơ sở tính toán các ngưỡng vào ra của sản xuất, tác giả đề tài này đã
khuyến cáo rằng những nhóm người nào nên tiến hành sản xuất cà phê và những
nhóm người nào không nên tiến hành sản xuất cà phê.
2.7.1.4 Theo ICO (2014) - World coffee trade 1963-2013: A review of the markets,
challenges and opportunities facing the sector, đã đánh giá sự phát triển sản xuất, sự
phát triển thị trường cà phê, những thách thức, cơ hội của ngành cà phê trong 50

năm từ năm 1963 đến năm 2013. Đồng thời, đề tài đã xác định các yếu tố rủi ro tác
động đến sản xuất và kinh doanh cà phê như sau:
Các yếu tố rủi ro trong sản xuất cà phê: Rủi ro từ biến động giá cả thị trường,
rủi ro do mất cân đối sản xuất, rủi ro do tác động của các yếu tố xã hội.
Các yếu tố rủi ro trong kinh doanh cà phê: Rủi ro do biến động giá cả thị
trường, rủi ro do kỹ thuật kinh doanh, rủi ro do quỹ đầu cơ quốc tế, rủi ro từ nhà
rang xay cà phê thế giới, rủi ro từ thị trường tài chính quốc tế, rủi ro do tác động của
các yếu tố xã hội.
Đây là một đánh giá khá chi tiết với nhìn nhận tương đối đầy đủ về hoạt
động sản xuất và kinh doanh của ngành cà phê thế giới trong bối cảnh luôn xảy ra


21
biến đổi khí hậu bất lợi cho sản xuất và cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong kinh
doanh. Tuy nhiên, việc xác định các yếu tố rủi ro chung trên thế giới khi liên hệ với
Việt Nam thì cần bổ sung thêm những yếu tố rủi ro quan trọng tác động mạnh đến
sản xuất và kinh doanh. Cụ thể như sau:
Đối với lĩnh vực sản xuất:rủi ro từ yếu tố thời tiết, rủi ro công nghệ (Bao
gồm công nghệ sản xuất và công nghệ sau thu hoạch), rủi ro kỹ thuật sản xuất, rủi
ro do vốn sản xuất, rủi do do hành vi của nhà sản xuất.
Đối với lĩnh vực kinh doanh: Rủi ro từ yếu tố thông tin thị trường, rủi ro từ
yếu tố vốn kinh doanh, rủi ro do đồng tiền thanh toán và tỷ giá hối đoái, rủi ro từ
yếu tố tâm lý hành vi của nhà kinh doanh.
2.7.1.5 Theo Thinh Hoang Si & Huong Nguyen Thi (2015) - Risk analysis: Case
study for coffee growers in the central high land area (Tay Nguyen), Vietnam,
International journal of Economics, Commerce and Management, United Kingdom
- Bài viết đã đề cập sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố rủi ro trong sản xuất cà phê tại
các tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam (vùng sản xuất cà phê chính của Việt Nam).
Trong đó đã nhấn mạnh yếu tố tác động tích cực nhất là rủi ro do tác động của yếu
tố thời tiết và rủi ro do biến động giá cả thị trường. Nếu chỉ đánh giá để phòng ngừa

tập trung vào một số yếu tố như vậy thì không thể lường hết tác hại của rủi ro. Có
nhiều yếu tố khác tác động rất mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất cà phê cần
phải tập hợp trong mô hình nghiên cứu rủi ro. Ngoài ra, sự tác động của một số yếu
tố rủi ro trong kinh doanh cũng tạo ra hiệu ứng ảnh hưởng đến sản xuất cũng cần
được xem xét nhằm quản lý rủi ro xuyên suốt và hiệu quả hơn. Chính vì vậy, nhiệm
vụ của người nghiên cứu tiếp theo là phải phát hiện thêm các nhân tố chưa được tác
giả nghiên cứu này đề cập đến và tìm mối liên hệ của các nhân tố ảnh hưởng gián
tiếp thông qua quá trình kinh doanh cà phê.
2.7.1.6 Theo WB (2015) - Risk and finance in the coffee sector- A compendium of
case studies related to improving risk management and access to finance in the
coffee sector, World Bank group report number 93923- February 2015 - Đây là
nghiên cứu của WB với sự hỗ trợ của ICO. Nghiên cứu đã đề cập đến nhiều tình


22
huống nghiên cứu nhưng cơ bản đưa ra một số yếu tố rủi ro trong sản xuất như yếu
tố rủi ro thời tiết, yếu tố rủi ro do sâu dịch bệnh, yếu tố rủi ro từ vốn sản xuất, rủi ro
do tác động từ thể chế chính trị; ngoài ra rủi ro trong kinh doanh do các yếu tố rủi ro
từ biến động giá cả thị trường, rủi ro từ đồng tiền thanh toán và tỷ giá hối đoái, rủi
ro từ vốn kinh doanh.
Mặc dù được triển khai với nhiều nghiên cứu tình huống song các yếu tố rủi
ro đã được đề cập từ nghiên cứu này khi vận dụng cho nghiên cứu tại Việt Nam còn
phải bổ sung rất nhiều yếu tố trong sản xuất và kể cả lĩnh vực kinh doanh như sau:
Đối với lĩnh vực sản xuất: Rủi ro biến động giá cả thị trường, rủi ro mất cân
đối trong sản xuất, rủi ro công nghệ ( bao gồm công nghệ sản xuất và công nghệ sau
thu hoạch), rủi ro kỹ thuật sản xuất, rủi ro từ tâm lý hành vi của nhà sản xuất.
Đối với lĩnh vực kinh doanh: Rủi ro từ yếu tố thông tin thị trường, rủi ro từ
yếu tố vốn kinh doanh, rủi ro từ nhà rang xay cà phê thế giới, rủi ro từ thị trường tài
chính quốc tế, rủi ro từ quỹ đầu cơ quốc tế, rủi ro từ tâm lý hành vi của nhà kinh
doanh.

2.7.1.7 Theo Bunn, Christian (M.Sc) (2015) - Modeling the climate change impacts
on global coffee production, Universitat zu Berlin - Nghiên cứu này đã đề cập đến
tác động của thời tiết đối với sản xuất cà phê toàn cầu. Đề tài này ra đời trong bối
cảnh ngành cà phê của Việt Nam đang có nhiều dấu ấn trong việc xác định hướng đi
mới bởi hiện nay có một loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây cà
phê. Nguyên nhân cà phê kém hiệu quả hơn là do nhiều nguyên nhân trong đó đơn
cử một số nổi bật như biến đổi khí hậu và nguồn cung dư thừa. Đối với tác động của
biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt mà độ nhạy với khí hậu đối với cây cà phê rất
lớn nên chế độ chăm sóc sẽ cao hơn dẫn đến chi phí đầu vào sẽ tăng. Mặt khác, thị
trường cà phê đang bị tác động bởi sức cung có khả năng tăng cao. Điều đó cũng dễ
nhìn thấy là diện tích cà phê của Việt Nam hiện nay đang quá cao so với chiến lược
phát triển được chính phủ phê duyệt (653.000 ha/500.000 ha vượt trên 30%). Mặt
khác, Trung Quốc là nước đang trỗi dậy trong việc trồng cà phê mà trước mắt có thể
thay thế được lượng nhập khẩu và tương lai họ sẽ xuất khẩu (theo cập nhật thông tin


23
của tác giả và ý kiến của một số chuyên gia). Với tình hình như vậy, đòi hỏi phải có
nghiên cứu mang tính toàn diện trong khi nghiên cứu này chỉ xoay quanh yếu tố
thời tiết (khí hậu) nên chỉ đáp ứng một phần trong ứng dụng kết quả nghiên cứu.
Nghiên cứu này tuy đã để lại cho nghiên cứu sau này cách tiếp cận và phân tích
nhân tố nhưng cũng còn nhiều khoảng trống để giải quyết là xác định một cách đầy
đủ các yếu tố rủi ro
Từ các nghiên cứu trên tổng hợp bảng tóm tắt như sau:
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp tình hình nghiên cứu tài liệu nước ngoài.
CÁC YẾU TỐ RỦI RO
STT

NGHIÊN CỨU
SẢN XUẤT

WB (2004)

KINH DOANH

Rủi ro từ biến động giá cả thị Rủi ro từ biến động giá cả
trường, rủi ro từ vốn sản thị trường, rủi ro từ thị
xuất, rủi ro do yếu tố thời trường tài chính quốc tế,
tiết, rủi ro do sâu dịch bệnh, rủi ro từ vốn kinh doanh,

01

mất cân đối trong sản xuất.

rủi ro kỹ thuật kinh
doanh, rủi ro từ yếu tố
tâm lý hành vi của nhà
kinh doanh.

UNCTAD/WTO

Rủi ro từ biến động giá cả

(2002)

thị trường, rủi ro từ kỹ
thuật kinh doanh, rủi ro từ
nhà rang xay cà phê thế

02


giới, rủi ro từ quỹ đầu cơ
quốc tế, rủi ro từ yếu tố
thông tin thị trường, rủi ro
từ vốn kinh doanh, rủi ro
từ tác động của các yếu tố
xã hội.


24

CÁC YẾU TỐ RỦI RO
STT

NGHIÊN CỨU
SẢN XUẤT

KINH DOANH

Quoc Luong and Rủi ro từ biến động giá cả thị
03

Loren W. Tauer trường, rủi ro từ yếu tố tâm lý
(2004)

hành vi của nhà sản xuất.

ICO (2014)

Rủi ro từ biến động giá cả thị Rủi ro do biến động giá


World
trade

coffee trường, rủi ro do mất cân đối cả thị trường, rủi ro do kỹ
1963- sản xuất, rủi ro do tác động thuật kinh doanh, rủi ro

2013.

của các yếu tố xã hội.

do quỹ đầu cơ quốc tế, rủi
ro từ

04

nhà rang xay cà

phê, rủi ro từ thị trường
tài chính, rủi ro do tác
động của các yếu tố xã
hội.

05

Thinh Hoang Si

Rủi ro do tác động của yếu tố

& Huong


giá cả thị trường.

Nguyen Thi
(2015)
WB (2015

Rủi ro do tác động của yếu tố Rủi ro từ yếu tố giá cả thị
thời tiết, yếu tố sâu dịch trường, rủi ro từ yếu tố tỷ
bệnh, rủi ro từ yếu tố vốn giá hối đoái, rủi ro từ yếu

06

sản xuất, rủi ro từ yếu tố thể tố vốn kinh doanh.
chế chính trị.
07

Bunn, Christian

Rủi ro do biến động của yếu

(M.Sc) (2015)

tố thời tiết.


25
2.7.2 Tình hình nghiên cứu tài liệu trong nước
2.7.2.1 Theo Trung tâm Địa lý, Tài Nguyên - Viện Khoa học Việt Nam (1987) đã
đánh giá tác động của yếu tố thời tiết (khí hậu) đối với các vùng sinh thái cà phê
trên lãnh thổ Việt Nam. Từ việc đánh giá tác động này cho thấy yếu tố rủi ro thời

tiết xuất hiện tại nhiều thời điểm, địa điểm với tần suất và mức độ khác nhau. Tuy
nghiên cứu này chỉ là một chuyên ngành hẹp nhưng đã cho thấy một yếu tố tác động
rất mạnh, trực tiếp, đột xuất và tức thời trong sản xuất cà phê. Tuy nghiên cứu này
đã được công bố với thời gian khá lâu nhưng vẫn còn nguyên giá trị trong lý luận và
thực tiễn. Kết quả nghiên cứu đóng góp cho công tác quản trị rủi ro trong sản xuất
cà phê vẫn còn khiêm tốn nhưng là một đóng góp rất quan trọng.
2.7.2.2 Theo Nguyễn Sỹ Nghị và cộng sự (1996) với nghiên cứu về cây cà phê Việt
Nam đã cho thấy các yếu tố rủi ro do sâu dịch bệnh, rủi ro do kỹ thuật sản xuất ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất cà phê. Tuy nghiên cứu mới đưa ra một số rất ít
các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sản xuất cà phê nhưng đây cũng là đóng góp rất
quan trọng, là cơ sở để kế thừa của nghiên cứu tiếp theo.
2.7.2.3 Theo Bùi Thị Gia và Trần Hữu Cường (2005) - Quản trị rủi ro trong các cơ
sở kinh doanh nông nghiệp (Giáo trình quản trị rủi ro), tác giả: Bùi Thị Gia, Trần
Hữu Cường – Trường Đại học Nông nghiệp I, năm 2005 - đã xác định các yếu tố rủi
ro trong sản xuất nông nghiêp nói chung. Trên cơ sở nghiên cứu nông nghiệp sẽ
điều chỉnh phù hợp nhằm vận dụng cho nghiên cứu trong sản xuất và kinh doanh cà
phê nói riêng vì đặc trưng trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam có tính tương
đồng với nhau.
Nghiên cứu này đã đề cập các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sản xuất: Rủi ro
từ biến động giá cả thị trường; rủi ro từ yếu tố vốn sản xuất, rủi ro từ yếu tố kỹ thuật
sản xuất, rủi ro từ yếu tố công nghệ, rủi ro thể chế chính trị, rủi ro từ tác động xã
hội; rủi ro từ yếu tố tâm lý hành vi của nhà sản xuất.
Đối với lĩnh vực kinh doanh nghiên cứu này đề cập đến các yếu tố: Rủi ro từ
thị trường tài chính quốc tế, rủi ro từ yếu tố tâm lý hành vi của nhà kinh doanh.


×