Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Quản lý hoạt động dạy học ứng dụng ICT phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THÙ Y DƢƠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ỨNG DỤNG ICT PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THÙ Y DƢƠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ỨNG DỤNG ICT PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN THI ̣BÍ CH LIỄU

HÀ NỘI – 2015



LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Giáo dục, Đại
học Quốc gia Hà Nội, được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy, cô
giáo và sự nỗ lực của bản thân, tác giả đã hoàn thành luận văn khoa học này.
Tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ
Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, tạo mọi điều kiện giúp đỡ
tác giả hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu của mình.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS.
Trần Thị Bích Liễu, người hướng dẫn khoa học, đầy trách nhiệm, tận tâm đã
giúp đỡ tác giả trong việc định hướng nghiên cứu cũng như trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các cán bộ quản lý, các nhà giáo của
các trường trung học phổ thông tại thành phố Điện Biên Phủ, gia đình, bạn
bè đã tạo điều kiện, cộng tác và ủng hộ tác giả trong quá trình học tập và
nghiên cứu của mình.
Mặc dù đã nỗ lực hết mình trong học tập, nghiên cứu lý luận, khảo sát
thực tiễn, nhưng chắc chắn tác giả không tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng
nghiệp và tất cả những ai quan tâm đến đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn!

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCHTW

Ban chấ p hành Trung ƣơng


CBQL

Cán bộ quản lý

CNTT

Công nghệ thông tin

CSVC

Cơ sở vật chất

ĐHQG

Đa ̣i ho ̣c Quố c gia

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

ICT


Information and Communication
Technology- Công nghệ thông tin và
truyền thông

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân

ii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... .. iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ ........................................................................................ v
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ .. 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu .................................................................................................. 6
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................ 6
4. Nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu .............................................................................. 6
5.Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 6
6. Giới ha ̣n, phạm vi nghiên cứu................................................................. 7

7. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 7
7.1. Phƣơng pháp khảo cứu lí luâ ̣n... .................................................... 7
7. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................... 7
7.2.1. Điề u tra.................................................................................. 7
7.2.2. Phỏng vấn ............................................................................ 8
7.3. Hồ i cƣ́u tƣ liê ̣u ............................................................................... 9
7.4. Quan sát.......................................................................................... 9
7.5. Phƣơng pháp chuyên gia .. ..............................................................9
8. Đóng góp của luâ ̣n văn............................................................................ 9
9. Cấu trúc của luận văn ............................................................................ 10
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ ỨNG DỤNG ICT TRONG
DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH
THPT........................................................................................................... 11
1.1. Tổng quan ....................................................................................... .. 11
1.1.1. Nƣớc ngoài ................................................................................... 11
iii


1.1.2. Trong nƣớc ................................................................................... 14
1.2. Các khái niệm công cụ ....................................................................... 17
1.2.1. Ứng dụng ICT trong hoạt động dạy học ...................................... 17
1.2.2. Biê ̣n pháp quản lý........................................................................ 19
1.2.3. Phát triển năng lực sáng tạo ........................................................ 22
1.3. Các đặc điểm của dạy học ứng dụng ICT trong thế kỷ 21 ................ 25
1.3.1. Mục tiêu, nô ̣i dung ....................................................................... 25
1.3.2. Hình thức, phƣơng pháp .............................................................. 28
1.4. Các phƣơng tiê ̣n ICT trong da ̣y ho ̣c phát triể n năng lƣ̣c sáng ta ̣o ..... 29
1.4.1. Đặc điểm của dạy học phát triển năng lực sáng tạo ................... 29
1.4.2. Giới thiê ̣u các phầ n mề m phát triể n năng lƣ̣c sáng ta ̣o và cách
sƣ̉ du ̣ng ..................................................................................................... 34

1.5. Quản lý ứng dụng ICT trong dạy học và dạy học phát triển năng lực
sáng tạo ................................................................................................... 38
1.5.1. Quản lý theo tiếp cận chức năng và phƣơng pháp quản lý......... 38
1.5.2. Quản lý theo tiếp cận quá trình dạy học ..................................... 39
Kết luận Chƣơng 1 .................................................................................... 41
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ DẠY HỌC ỨNG DỤNG
ICT PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH THPT Ở
CÁC TRƢỜNG THPT TỈNH ĐIỆN BIÊN ................................................... 42
2.1. Giới thiệu chung các trƣờng tham gia khảo sát, điề u kiê ̣n cơ sở vâ ̣t
chấ t và phƣơng tiê ̣n ICT ........................................................................... 42
2.1.1. Trƣờng THPT thành phố Điện Biên Phủ ........................................ 42
2.1.2. Trƣờng THPT Chuyên Lê Quý Đôn ............................................... 43
2.1.3. Trƣờng THPT Thanh Chăn ............................................................. 45
2.2. Mục tiêu và nội dung đánh giá thực trạng ........................................ 47
2.2.1. Mục tiêu ...................................................................................... 47
2.2.2. Nô ̣i dung...................................................................................... 48
2.3. Các phƣơng pháp đánh giá ................................................................ 48
iv


2.3.1. Điề u tra bằ ng phiế u hỏi............................................................... 48
2.3.2. Phỏng vấn........................................................................................ 49
2.3.3. Quan sát .......................................................................................... 49
2.4. Kế t quả đánh giá thƣ̣c tra ̣ng ............................................................... 51
2.4.1. Nhâ ̣n thƣ́c về ƣ́ng du ̣ng ICT trong giờ da ̣y và trong da ̣y ho ̣c phát
triể n năng lƣ̣c sáng ta ̣o .............................................................................. 51
2.4.2. Kiế n thƣ́c, kỹ năng sử dụng ICT trong dạy học của giáo viên ... 53
2.4.3. Thƣ̣c tra ̣ng quản lý ƣ́ng du ̣ng ICT phát triể n năng lƣ̣c sáng ta ̣o cho
học sinh ở các trƣờng THPT tỉnh Điện Biên ............................................ 59
2.4.4. Nhƣ̃ng ha ̣n chế trong công tác quản lý hoa ̣t đô ̣ng ƣ́ng du ̣ng ICT

phát huy năng lực sáng tạo của học sinh và nguyên nhân .............................. 68
2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý hoa ̣t đô ̣ng ứng dụng ICT phát
triể n năng lƣ̣c sáng ta ̣o cho ho ̣c sinh ở các trƣờng THPT tin̉ h Điê ̣n Biên 68
2.5.1. Ƣu điể m và lý do ......................................................................... 68
2.5.2. Hạn chế và lý do .......................................................................... 69
Kết luận Chƣơng 2 ................................................................................. 71
Chƣơng 3 CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG ICT
TRONG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH
THPT Ở CÁC TRƢỜNG THPT TỈNH ĐIỆN BIÊN ................................................. 72
3.1. Nguyên tắ c đề xuấ t biê ̣n pháp ............................................................ 72
3.1.1. Nguyên tắ c đảm bảo tính kế thƣ̀a ................................................... 72
3.1.2. Nguyên tắ c đảm bảo tính thƣ̣c tiễn ................................................. 72
3.1.3. Nguyên tắ c đảm bảo tính hê ̣ thố ng ................................................. 73
3.1.4. Nguyên tắ c phố i hơ ̣p hài hòa các lơ ̣i ích ........................................ 73
3.1.1. Nguyên tắ c đảm bảo tính chấ t lƣơ ̣ng và hiê ̣u quả .......................... 74
3.2. Các biện pháp..................................................................................... 74
3.2.1. Đƣa mu ̣c tiêu phát triể n năng lƣ̣c sáng ta ̣o cho ho ̣c sinh và ƣ́ng du ̣ng
ICT để phát triể n năng lƣ̣c sáng ta ̣o cho ho ̣c sinh vào kế hoa ̣ch giáo du ̣c
của nhà trƣờng ....................................................................................... 74
v


3.2.2. Nâng cao nhâ ̣n thƣ́c ƣ́ng dụng ICT trong dạy học và trong da ̣y ho ̣c phát
triể n năng lƣ̣c sáng ta ̣o ........................................................................... 77
3.2.3. Hƣớng dẫn giáo viên khai thác các phầ n mề m sáng ta ̣o và sƣ̉ du ̣ng
trong da ̣y ho ̣c ............................................................................................ 79
3.2.4. Bồ i dƣỡng các kỹ năng ICT cho GV, cán bộ quản lý trƣờng học . 80
3.2.5. Đảm bảo các điề u kiê ̣n ICT cho da ̣y ho ̣c và da ̣y ho ̣c phát triể n năng
lƣ̣c sáng ta ̣o .............................................................................................. 82
3.2.6. Tiế p tu ̣c khuyế n khić h ƣ́ng du ̣ng ICT trong da ̣y ho ̣c và da ̣y ho ̣c

phát triển năng lực sáng tạo ......................................................................... 83
3.2.7. Phát huy vai trò của những giáo viên tiên phong và thúc đẩy việc
trao đổ i kinh nghiê ̣m ................................................................................ 84
3.3. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của biện pháp ........................ 86
3.3.1. Mục tiêu, nô ̣i dung của khảo nghiê ̣m.............................................. 86
3.3.2. Đối tƣợng khảo nghiệm .................................................................. 86
3.3.3. Kế t quả khảo nghiê ̣m ...................................................................... 86
Kế t luâ ̣n chƣơng 3 ..................................................................................... 90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI ...........................................................
91
̣
1. Kế t luâ ̣n ................................................................................................. 91
2. Khuyế n nghi ..........................................................................................
93
̣
2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên ............................... 93
2.2. Đối với các trƣờng THPT tỉnh Điện Biên.......................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 95
PHỤ LỤC.................................................................................................. 99

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các điều kiện cần cho việc sáng tạo

52

Bảng 2.3. Các phƣơng pháp dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho
học sinh


58

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp

86

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp

87

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.3. Thể hiện các mối tƣơng thích tầm quan trọng của ICT đối với
việc tích cực hóa, cá nhân hóa và phát triển tiềm năng của ngƣời học.

viii

26


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lí hoạt động dạy học ứng
dụng ICT phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh ở các trƣờng THPT
tỉnh Điện Biên” xuất phát từ 03 lí do chính sau đây: vai trò quan trọng của
sáng tạo trong thế kỉ 21 và vai trò của dạy học ứng dụng ICT đối với việc phát
triển năng lực sáng tạo cho HS về mặt lí thuyết; yêu cầu cấp thiết của Đảng,

Nhà nƣớc trong việc phát triển năng lực sáng tạo cho HS và trong việc ứng
dụng ICT trong dạy học ở Việt Nam, và thực trạng những hạn chế của quản lí
ứng dụng ICT trong dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho HS ở các trƣờng
THPT Điện Biên cần đƣợc giải quyết.
1.1. Vai trò quan trọng của sáng tạo trong thế kỉ 21; vai trò của dạy học
và vai trò của ICT đối với phát triển năng lực sáng tạo cho HS
Sự phát triển của các nền kinh tế dựa trên tri thức và sáng tạo trong thế kỉ
21 đặt ra cho các nền giáo dục nhiệm vụ phát triển năng lực sáng tạo cho nguồn
nhân lực. Viện Nghiên cứu Thịnh vƣợng (Martin Prosperity Institute (MPI),
(2011) chỉ ra rằng, Tất cả mọi người đều có tiềm năng sáng tạo. Sự tiến bộ và
thịnh vƣợng của tƣơng lai phụ thuộc không chỉ trên sự cố gắng của một nhóm
ngƣời tri thức tinh hoa mà phụ thuộc vào việc chúng ta có thể khai phá tiềm năng
sáng tạo của mỗi một ngƣời nhƣ thế nào. Kĩ năng và mỗi cá nhân tài năng là
những lực lƣợng chính dẫn dắt sự phát triển kinh tế và tích lũy sự thịnh vƣợng
(Trích qua Trần Thị Bích Liễu, 2013).
Năng lực sáng tạo đƣợc xem là tổ hợp các kiến thức, kĩ năng và thái độ
của một con ngƣời đối với sự sáng tạo, là mong muốn đƣợc tạo ra những cái
mới, có giá trị cho xã hội và bản thân (Trích qua Trần Thị Bích Liễu, 2013).
Để có đƣợc những con ngƣời lao động có năng lƣ̣c sáng t ạo cần có một nền
giáo dục sáng tạo, nơi đó giáo viên sử dụng các phƣơng pháp sáng tạo để giúp
ngƣời học khai phá tiềm năng của bản thân, phát triển năng lực sáng tạo.

1


Dạy học phát triển năng lực sáng tạo đòi hỏi giáo viên phải hiểu đƣợc
tiềm năng sáng tạo của học sinh, có kĩ năng sử dụng các phƣơng pháp sáng
tạo, khuyến khích học sinh sáng tạo và có phƣơng pháp đánh giá sự sáng tạo
của các em. Muốn vậy, nhà trƣờng cần tạo môi trƣờng để giáo viên và học
sinh sáng tạo; hiệu trƣởng phát triển năng lực chuyên môn cho giáo viên sao

cho họ có đƣợc các kiến thức và kĩ năng dạy học phát triển năng lực sáng tạo
cho các em.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), việc dạy
học tích cực hóa và sử dụng ICT để giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo
trở nên dễ dàng hơn. ICT cung cấp thông tin cho việc sáng tạo. Nhiều phần mềm
và các công cụ ICT đƣợc sử dụng để giúp học sinh sáng tạo. Một số công cụ nhƣ
các công cụ giúp học sinh sáng tạo các câu chuyện (công cụ Mixed Reality tool
giúp ngƣời dùng trải nghiệm kinh nghiệm của bản thân và thực tiễn qua các
phƣơng tiện công nghệ - Chinthammit, Thomas, 2012), các phần mềm sáng tạo
(Unleash Creativity; Creative Whack Pack, Mind Tools, every note…) sử dụng
trong các môn học cho phép học sinh làm các thí nghiệm, thử và sai, cho phép
học sinh tạo các sản phẩm, trình bày ý tƣởng một cách dễ dàng kết hợp ngôn từ
với hình ảnh và âm thanh...
Để giáo viên có thể ứng dụng ICT trong dạy học cần có một môi trƣờng
ICT và giáo viên cần có các kiến thức, kĩ năng để sử dụng tốt các phƣơng tiện,
công cụ này trong dạy học nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh.
Nhiều trƣờng học trên thế giới đã có các chính sách đầu tƣ để trang bị cơ sở vật
chất và phƣơng tiện ICT, đào tạo giáo viên các kiến thức và kĩ năng cũng nhƣ có
các chính sách khuyến khích phục vụ dạy học phát triển năng lực sáng tạo.
1.2. Chủ trƣơng, chính sách về phát triển năng lực sáng tạo cho HS và về
ứng dụng ICT trong dạy học
Ở Việt Nam, việc phát triển nguồn nhân lực có năng lực sáng tạo ngày càng
đƣợc chú trọng và đang trở thành tâm điểm của đổi mới giáo dục Việt Nam.
Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 của Chính phủ, (2012) đặt
2


nhiệm vụ phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức ở Việt Nam, tăng cƣờng các
đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực kinh tế, điều đó đòi hỏi phải đổi mới nền
giáo dục. NQTW4 khóa VII chỉ rõ giáo dục có trách nhiệm: đào tạo những con

ngƣời lao động tự chủ, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề do
thực tiễn đặt ra, tự lo đƣợc việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống, qua
đó góp phần xây dựng đất nƣớc giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Vấn đề ứng dụng ICT trong giáo dục, đào tạo đƣợc Đảng và Nhà nƣớc
rất coi trọng, coi yêu cầu đổi mới PPDH có sự hỗ trợ của các phƣơng tiện kỹ
thuật hiện đại là điều hết sức cần thiết. Các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của
Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã thể hiện rõ điều này, nhƣ: Nghị
quyết CP của Chính phủ về chƣơng trình quốc gia đƣa công nghệ thông tin
vào giáo dục đào tạo (1993), Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII, Luật giáo
dục (1998) và Luật giáo dục sửa đổi (2005), Nghị quyết 81 của Thủ tƣớng
Chính phủ, Chỉ thị 29 của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Chiến lƣợc phát triển giáo
dục 2001 – 2010, Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ
trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cƣờng giảng dạy, đào tạo và ứng dụng
công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 – 2012;
Thông tƣ số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trƣởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở
trong các cơ sở giáo dục.
Chỉ thị số 29 của Bộ Giáo dục – Đào tạo (ngày 30/7/2001/CT) về tăng
cƣờng giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn
2001 – 2005 nêu rõ CNTT là phƣơng tiện để tiến tới một xã hội hóa học tập,
nhƣng giáo dục và đào tạo phải đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự
phát triển của CNTT.
Trong “Chiến lƣợc phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2010” của Bộ
Giáo dục – Đào tạo đã yêu cầu ngành giáo dục phải từng bƣớc phát triển giáo
dục dựa trên CNTT, vì CNTT và đa phƣơng tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn

3


trong quản lý hệ thống giáo dục, trong chuyển tải nội dung chƣơng trình đến

ngƣời học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phƣơng pháp dạy và học.
Hằng năm, ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo vận động, tổ chức các
cuộc thi với quy mô lớn, đƣợc phổ biến hầu khắp trên cả nƣớc, nhƣ: Thiết kế Đồ
dùng dạy học, Thiết kế bài giảng E-learning, sử dụng kiến thức liên môn giải
quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực sáng tạo và kỹ năng ứng dụng ICT trong
việc dạy – học của giáo viên, học sinh và đem lại những hiệu quả tích cực.
Mặc dù các trƣờng học đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai ứng dụng
ICT vào dạy học nhƣng thành tích đạt đƣợc còn khá khiêm tốn. Nền giáo dục
nƣớc ta vẫn chủ yếu là nền giáo dục thi cử, học sinh bị nhồi nhét kiến thức hơn là
đƣợc phát triển các tiềm năng của bản thân; phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên
chƣa có nhiều đổi mới; cơ sở vật chất trƣờng học nhất là ICT còn hạn chế
(BCHTW, 2013).
Ở các trƣờng học vùng khó nhƣ Điện Biên thì thực trạng đó còn hạn
chế hơn nữa.
1.3. Thực trạng quản lí ứng dụng ICT cho dạy học phát triển năng lực
sáng tạo cho HS ở các trƣờng THPT Điện Biên
Ở các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Điện Biên, việc ứng dụng ICT
vào công tác giảng dạy ở các môn học nhằm phát triển năng lực sáng tạo của
học sinh mới chỉ tập trung ở một số trƣờng trung tâm thành phố Điện Biên
Phủ. Tại các huyện xa, do điều kiện kinh tế, xã hội, cơ sở vật chất chƣa đáp
ứng đầy đủ nên việc ứng dụng chƣa đƣợc rộng rãi. Mặc dù tất cả các giáo
viên đã đƣợc Sở Giáo dục và Đào tạo cùng trƣờng sở tại thƣờng xuyên bồi
dƣỡng về một số kỹ năng cơ bản về ICT nhƣ: thiết kế bài giảng điện tử, sử
dụng các ứng dụng của mạng Internet,... nhƣng một số giáo viên (đặc biệt là
các giáo viên lớn tuổi) còn “ngại” trong việc đổi mới các phƣơng pháp, ứng
dụng ICT vào trong dạy học. Giáo viên trẻ nhiệt tình, tìm tòi, khám phá khoa
học am hiểu về ICT thì kinh nghiệm giảng dạy chƣa nhiều, chƣa có đủ kỹ
năng vận dụng nhuần nhuyễn các phƣơng pháp dạy học.
4



Ngoài ra ở tỉnh khó khăn nhƣ Điện Biên, kinh tế gia đình của phần lớn
học sinh còn khó khăn, nên chƣa có điều kiện tiếp xúc thƣờng xuyên với các
thiết bị, phần mềm, công cụ ICT. Thời gian trên lớp đƣợc các thầy cô giáo
giới thiệu, tổ chức dạy học ứng dụng ICT là chƣa đủ để các em khắc sâu, trải
nghiệm và sáng tạo.
Kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn
hạn chế, chƣa đủ vƣợt ngƣỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né
tránh. Mặc khác, phƣơng pháp dạy học cũ vẫn còn nhƣ một lối mòn khó thay
đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chƣa thể xoá đƣợc trong một thời gian tới. Việc
sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phƣơng pháp dạy học chƣa
đƣợc nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng không đúng chỗ, không đúng lúc,
nhiều khi còn lạm dụng nó.
Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng
túng. Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chƣa tạo đƣợc sự đồng bộ
trong thực hiện. Các phƣơng tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phƣơng
pháp dạy học bằng phƣơng tiện chiếu projector, … còn thiếu và chƣa đồng bộ
và chƣa hƣớng dẫn sử dụng nên chƣa triển khai rộng khắp và hiệu quả.
Rõ ràng so với những yêu cầu về phƣơng diện lí thuyết, yêu cầu triển
khai ứng dụng ICT trong dạy học và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh
của Đảng và Nhà nƣớc, các trƣờng THPT ở Điện Biên còn có nhiều hạn chế
ngăn cản sự phát triển năng lực của học sinh. Những hạn chế đó tập trung chủ
yếu vào năng lực ứng dụng, sử dụng các tiện ích của ICT trong dạy học của
giáo viên và môi trƣờng ICT của các trƣờng. Điều đó đòi hỏi hiệu trƣởng các
trƣờng học phải có các biện quản lí để giúp giáo viên sử dụng tốt hơn ICT
trong việc phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh.

5



2. Mục tiêu
Đề tài nghiên cứu cơ sở lí luận và đánh giá thực trạng công tác quản lí
hoạt động dạy học nhằm đề xuất các biện pháp thúc đẩy việc ứng dụng ICT
trong dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh ở các trƣờng THPT
tỉnh Điện Biên.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể: Hoạt động dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho HS
3.2. Đối tƣợng: Quản lí hoạt động dạy học ứng dụng ICT phát triển
năng lực sáng tạo cho học sinh ở các trƣờng THPT tỉnh Điện Biên.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của công tác quản lí hoạt động dạy
học ứng dụng ICT phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THPT.
4.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học ứng
dụng ICT phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THPT ở các trƣờng
THPT tỉnh Điện Biên
4.3. Đề xuất các biện pháp quản lí thúc đẩy ứng dụng ICT trong dạy
học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh ở các trƣờng THPT tỉnh Điện
Biên.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Tất cả các học sinh đều có năng lực sáng tạo và cần đƣợc phát triển.
Dạy học là con đƣờng tốt nhất để phát triển năng lực sáng tạo cho các em.
Ứng dụng ICT trong dạy học giúp học sinh phát triển năng lực này một cách
dễ dàng hơn. Ở các trƣờng THPT tỉnh Điện Biên, dù đã cố gắng để sử dụng
ICT trong dạy học và chú ý phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thì các
hạn chế về ICT (CSVC ICT, năng lực ICT của giáo viên, học sinh, cán bộ
quản lí, môi trƣờng ICT)... đang là rào cản đối với việc phát triển năng lực

6



sáng tạo của học sinh. Nếu có các biện pháp quản lý ứng dụng ICT trong dạy
học thì sẽ phát triển đƣợc năng lực sáng tạo cho học sinh các trƣờng trung học
phổ thông tỉnh Điện Biên.
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu công tác quản lý hoạt động dạy học ứng dụng ICT
nhằm phát triển năng lực sáng tạo của cho học sinh THPT ở 03 trƣờng THPT
trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc, Bộ
GD&ĐT về ứng dụng ICT trong dạy học
- Nghiên cứu, phân tích, tổng quan tài liệu, bài nghiên cứu, sách báo, ấn
phẩm về ứng dụng ICT trong dạy học và giáo dục phát triển năng lực sáng tạo
của học sinh.
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Điều tra: Thực hiện tại 03 trƣờng THPT trên địa bàn Tỉnh Điện
Biên Phủ với các mẫu điều tra dự kiến
7.2.1.1. Mục tiêu: Làm rõ thực trạng dạy học sử dụng ICT để phát triển
năng lực sáng tạo cho học sinh và các biện pháp quản lí nhằm thúc đẩy việc
ứng dụng ICT trong dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh.
7.2.1.2. Nội dung phiếu hỏi
- Nhận thức của các cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về sáng tạo và
vai trò của sáng tạo đối với quá trình nhận thức của học sinh.
- Thực trạng của hoạt động dạy học ứng dụng ICT phát triển năng lực
sáng tạo của học sinh trong trƣờng THPT.

7


- Thực trạng các biện pháp quản lý của nhà trƣờng trong việc ứng dụng

ICT trong giáo dục phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.
7.2.1.3. Đối tượng điều tra
06 Cán bộ quản lý của 03 trƣờng (Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng), 60 giáo
viên các bộ môn ở 03 trƣờng, 150 Học sinh đại diện cho các khối lớp của 3 trƣờng
THPT
7.2.1.4. Xử lí kết quả
Sử dụng phần mềm SPSS để tổng hợp thông tin, tính tỉ lệ phần trăm các
câu trả lời và phân tích kết quả.
7.2.2. Phỏng vấn
7.2.2.1. Mục tiêu: Tìm hiểu sâu thực trạng công tác quản lí hoạt động
dạy học ứng dụng ICT phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THPT ở các
trƣờng THPT tỉnh Điện Biên
7.2.2.2. Nội dung phỏng vấn
- Khả năng sáng tạo là gì?
- Vì sao khả năng sáng tạo của học sinh chƣa đƣợc phát huy trong quá
trình học tập?
- Hoạt động ứng dụng ICT phát triển năng lực sáng tạo của học sinh
trong các trƣờng THPT diễn ra nhƣ thế nào?
- Những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động dạy học ứng dụng
ICT phát huy năng lực sáng tạo của học sinh và nguyên nhân?
7.2.2.3. Đối tượng phỏng vấn:
03 Hiệu trƣởng, 06 giáo viên, 30 số học sinh đại diện các khối lớp ở 03
trƣờng

8


7.2.2.4. Xử lí kết quả
Ghi chép lại các ý kiến trả lời để phân tích và đƣa ra minh chứng cho
các nhận định về thực trạng quản lý hoạt động dạy học ứng dụng ICT phát

triển năng lực sáng tạo cho học sinh của các cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên
trong nhà trƣờng THPT tỉnh Điện Biên.
7.3. Hồi cứu tƣ liệu: Nghiên cứu các tài liệu, hồ sơ của nhà trƣờng để
tìm hiểu về thực trạng dạy học phát triển năng lực sáng tạo và ứng dụng ICT
trong dạy học phát triển năng lực sáng tạo.
7.4. Quan sát: Quan sát 5 giờ dạy có ứng dụng ICT của 5 GV ở 3 trƣờng
tham gia khảo sát
7.4.1. Mục tiêu
Đánh giá kĩ năng ứng dụng ICT trong các giờ dạy của giáo viên trong
việc phát triển năng lực sáng tạo của học sinh THPT
7.4.2. Nội dung
- Đánh giá việc ứng dụng ICT trong dạy học có giúp thể hiện nội dung
bài học dễ hiểu, logic, thể hiện kiến thức sinh động, dẫn dắt học sinh xây dựng
bài học
- Đánh giá việc ứng dụng ICT trong dạy học giúp học sinh tìm tòi, khám
phá, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kích thích sự hƣng phấn, tích cực và giúp
học sinh sáng tạo nhƣ thế nào.
7.4.3. Phân tích giờ dạy
Phân tích theo các tiêu chí về dạy học ứng dụng ICT để phát triển năng
lực sáng tạo cho học sinh
7.5. Phương pháp chuyên gia:
Xin ý kiến chuyên gia đánh giá mức độ khả thi và cần thiết của các biện
pháp đề ra.
8. Dự kiến đóng góp của luận văn

9


8.1. Làm rõ cơ sở lí luận của công tác quản lí hoạt động dạy học
ứng dụng ICT phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THPT.

8.2. Phản ánh đƣợc thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học
ứng dụng ICT phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THPT ở các
trƣờng THPT tỉnh Điện Biên
8.3. Đề xuất các biện pháp quản lí thúc đẩy ứng dụng ICT trong dạy
học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh ở các trƣờng THPT tỉnh Điện
Biên.
9. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của quản lý ứng dụng ICT trong hoạt động
dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THPT.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học ứng dụng ICT
phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THPT ở các trƣờng THPT tỉnh Điện Biên
Chƣơng 3. Biện pháp thúc đẩy ứng dụng ICT trong dạy học phát triển
năng lực sáng tạo cho học sinh ở các trƣờng THPT tỉnh Điện Biên.

10


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ ỨNG DỤNG ICT TRONG DẠY
HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH
THPT
1.1 Tổng quan
1.1.1. Nước ngoài
Ứng dụng ICT trong dạy học để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh
đƣợc nhiều quốc gia quan tâm, đầu tƣ và đã mang lại những kết quả cụ thể.
Nhiều nƣớc, nhiều tổ chức và cá nhân đã phát triển các dự án cung cấp các
nguồn tài liệu số, các phần mềm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh (ví
dụ, các phần mềm Pocket Generator of Ideas, CPS Cheat Sheet, The 100
What’s of Creativity, 100 câu hỏi giả tƣởng “if, Second life, phần mềm viết

sáng tạo ifiction, Pasifika, Beatbugs... hay các trang web có chứa các nguồn
thông tin và các sản phẩm sáng tạo của học sinh nhƣ
hay
/>
Vấn đề ứng dụng ICT để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh đƣợc
nhiều tác giả nghiên cứu (Ainley, Jarvis, McKeo và các đồng nghiệp, Bakhshi
và Rarh; Bruns và Brien; Chinthammit và Thomas; Dunmill và Arslanagic...).
Trong các công trình này các tác giả đã bàn về các lợi ích của ICT đối với việc
dạy và học và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh nhờ các tƣơng tác số
và nhờ các chức năng hình ảnh, lời nói, bài viết và âm thanh đƣợc kết hợp
trong các phần mềm ICT giúp học sinh phát triển sự tò mò, tƣởng tƣợng và tƣ
duy sáng tạo khi các em khám phá các nguồn thông tin, ghép ảnh hay sử dụng
các sơ đồ, biểu tƣợng để hình ảnh hóa thông tin, khi các em tƣ duy để tạo ra
các ý tƣởng mới.
Bên cạnh đó, các tác giả cũng nghiên cứu và phản ánh các kết quả ứng
dụng ICT để phát triển năng lực cho học sinh trong một số môn học cụ thể.
11


Dựa trên các dự án sử dụng ICT trong sáng tạo nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình
và múa) ở New Zealand, Úc, Anh Quốc và Mĩ, Dunmill M and Arslanagic
A,(2006) cho rằng, các sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật nhờ có ứng dụng
ICT đã mang lại những lợi ích thiết thực vì nó phát triển các kĩ năng thế kỉ 21
cho học sinh, một số ý tƣởng sản phẩm nghệ thuật đã có tác dụng góp phần
phát triển kinh tế và xã hội của các nƣớc. Các tác giả cũng cho thấy tác dụng
của ICT (blog, wiki, các trang mạng xã hội, trò chơi) đối với hứng thú học tập
và phát triển năng lực sáng tạo trong môn lịch sử. Hay đối với môn toán, ICT
giúp các em chơi với các trò chơi về con số, phép tính, các thƣớc đo... từ đó
ứng dụng kiến thức vào giải quyết các bài toán thực tế và phát triển các cách
giải bài toán khác nhau...Bakhshi và Rarh, (2012) cho thấy các tác dụng của

ICT trong dạy học môn hóa học giúp các em củng cố nắm chắc kiến thức một
cách dễ dàng, phát triển năng lực tƣởng tƣợng và giải quyết vấn đề.
Tác giả Loveless, (2002) đã đánh giá những tác động của ICT đối với phát
triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua các môn học trong chƣơng trình cho
thấy ICT đã giúp học sinh phát triển đƣợc các tiềm năng sáng tạo trong tất cả
các môn học nhờ có ứng dụng ICT. Bà cũng chỉ ra sự cần thiết phải sử dụng
ICT trong dạy học cho tất cả các môn học. Các tác giả (Margaret Cox và các
đồng nghiệp, 2003; Ainley, Jarvis, McKeo..., 2012; Loveless, 2006 và một số
tác giả khác) cũng chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa thành tích học tập của học
sinh, sự phát triển các kĩ năng sáng tạo của các em trong mối quan hệ với khả
năng sử dụng ICT của các em và của giáo viên, các chỉ dẫn của giáo viên hỗ trợ
cho học sinh, cho rằng khi việc sử dụng ICT gắn với mục tiêu dạy học sẽ cho
những kết quả tốt nhất. Theo Loveless, (2006), những ngƣời có năng lực sử
dụng ICT có nhiều kĩ năng sử dụng các loại phƣơng tiện số khác nhau và quan
trọng hơn là họ hiểu các lí do vì sao các phƣơng tiện kĩ thuật đó phù hợp với
những thao tác và tình huống cụ thể giúp họ có đƣợc những lựa chọn có cơ sở,
đánh giá đƣợc các tác động của chúng và đón nhận những khả năng, những sự
phát triển mới. Trong nghiên cứu của Margaret Cox (2003) ở các trƣờng học
12


của nƣớc Anh cho rằng, khi giáo viên kết hợp các kiến thức về môn học với kĩ
năng sử dụng ICT một cách thành thạo thì sẽ giúp học sinh đạt đƣợc thành tích
học tập cao nhất. Dunmill and Arslanagic, (2006) chỉ ra các đặc trƣng của dạy
học ứng dụng ICT để phát triển năng lực sáng tạo cho ngƣời học.
Bàn về khía cạnh quản lí, các tác giả (Loveless, 2006; Dunmill and
Arslanagic, 2006) cho rằng, yếu tố quan trọng nhất giúp các trƣờng học phát
triển đƣợc năng lực sáng tạo cho học sinh là tầm nhìn của ngƣời lãnh đạo nhà
trƣờng. Theo các tác giả, muốn sử dụng ICT trong dạy học để phát triển năng
lực của học sinh thì cần có các điều kiện cần thiết về chính sách, cơ sở hạ tầng,

thiết bị ICT và đặc biệt là các phần mềm ICT, các tƣ liệu số liên quan đến lĩnh
vực môn học cần phát triển năng lực cho các em. Các nghiên cứu cho thấy,
trong thực tế, việc ứng dụng ICT trong dạy học gặp rất nhiều khó khăn: sự hạn
chế của học sinh và giáo viên về kĩ năng sử dụng ICT là rào cản lớn nhất đối
với việc ứng dụng ICT, nhận thức không đầy đủ, đôi khi có sự lệch lạc về tác
dụng của ICT đối với việc học tập và phát triển của học sinh; khả năng và sự
thuận tiện của việc truy cập các nguồn thông tin trên Intenet và cách sử dụng
chúng... Điều này đòi hỏi lãnh đạo nhà trƣờng phải có sự đầu tƣ về cơ sở hạ
tầng và thiết bị ICT. Quan trọng hơn lãnh đạo nhà trƣờng cần trang bị cho giáo
viên các kĩ năng sử dụng ICT để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh, đặt
mục tiêu phát triển năng lực cho học sinh trong kế hoạch phát triển của nhà
trƣờng. Các nghiên cứu trên cũng chỉ ra tầm quan trọng của văn hóa tổ chức
đối với việc khuyến khích sự sáng tạo. Muốn giáo viên và học sinh sáng tạo thì
môi trƣờng đó phải chấp nhận và ủng hộ những ý tƣởng mới. Lãnh đạo nhà
trƣờng cần xây dựng một nhà trƣờng có văn hóa khuyến khích sự sáng tạo.
Tóm lại, để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh, lãnh đạo các nhà
trƣờng cần có sự đầu tƣ, có kế hoạch và có sự quản lí một cách hiệu quả, đảm
bảo các điều kiện ICT và các kĩ năng sử dụng ICT thì mới có thể phát triển
đƣợc năng lực sáng tạo cho học sinh. Và quan trọng nhất là lãnh đạo nhà

13


trƣờng xây dựng đƣợc một tầm nhìn/viễn cảnh về phát triển năng lực sáng tạo
cho học sinh.
Bên cạnh đó, môi trƣờng ICT và các chính sách của quốc gia, của các trƣờng
học cũng là những điều kiện để giúp các trƣờng học ứng dụng có hiệu quả ICT
vào công tác dạy học. Do vậy mà các quốc gia trên thế giới đã ban hành các chiến
lƣợc và chính sách để phát triển sự sáng tạo của các cá nhân và toàn xã hội. Chính
phủ Úc (6 May 2004) công bố đầu tƣ 308 triệu đô la Úc để phát triển các sáng

kiến trong lĩnh vực ICT, trong đó tổng số 5,3 tỉ đô la Úc dùng để thực hiện kế
hoạch “Xây dựng năng lực cơ sở cho tƣơng lai của nƣớc Úc thông qua khoa học
và sáng kiến”. Chuyển sang giáo dục phát triển sự sáng tạo cho học sinh, các nhà
lãnh đạo Nhật Bản nhấn mạnh: “Thay cho việc dạy các công dân cách làm việc
trong các bộ trang phục của các nhà máy, chúng tôi cần trong tƣơng lai Nhật Bản
có thể hoàn toàn phát triển sự sáng tạo của cá nhân mỗi học sinh và với cách định
hƣớng này chúng tôi đảm bảo sự phát triển bền vững của nƣớc Nhật” (Videoclip,
How Japan Introduced 21st-century Global Skills); Singapore: Đầu tƣ ICT là cơ
sở để giao lƣu, truy cập thông tin và phát triển sáng tạo. Lãnh đạo các trƣờng học
thiết lập các chính sách và cơ chế, xây dựng nền văn hóa khuyến khích sự sáng
tạo trong trƣờng học.
1.1.2. Trong nƣớc
Ở Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu, dự án đều đã nhấn mạnh tầm
quan trọng của sử dụng ICT trong dạy học và sử dụng ICT trong dạy học trở
thành chiến lƣợc, chủ trƣờng quốc gia đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo triển
khai trong nhiều năm qua. Nhiều bài viết, ấn phẩm của các tác giả Ngô Quang
Sơn, Phó Đức Hòa (Phó Đức Hoà – Ngô Quang Sơn (2008), Ứng dụng CNTT
trong dạy học tích cực, Nxb Giáo dục Hà Nội; Trần Thị Bích Liễu, 2013, Một
số minh chứng về tác động của một số phương tiện ICT đối với kiến thức và kĩ
năng của giáo viên và học sinh ở các trường THPT Hà Nội, Tạp chí Thiết bị
giáo dục; Công nghệ thông tin truyền thông với việc hiện thực hóa phƣơng
14


châm”Lấy ngƣời học làm trung tâm”, Tạp chí giáo dục, 2011...); các đề tài
nghiên cứu khoa học của các nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Giáo dục (Đào
Thái Lai (2007), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ
thông Việt Nam, Viện chiến lƣợc và chƣơng trình giáo dục) của Đại học Quốc
gia Hà Nội (Trần Thị Bích Liễu (2012) (chủ nhiệm), Đánh giá tác động của
công nghệ thông tin truyền thông (ICT) sử dụng trong dạy học đối với kiến

thức và kĩ năng của giáo viên và học sinh các trường trung học phổ thông ở
Việt Nam, Đề tài trọng điểm Đại học Quốc gia Hà Nội, 7/2010- 7/2012). Các
nghiên cứu này đã nghiên cứu các tác dụng của ICT trong dạy học, giáo dục,
điều kiện để phát huy tác dụng của ICT trong dạy học nhƣ phát triển kĩ năng
sử dụng ICT của giáo viên và học sinh, điều kiện, phƣơng tiện ICT, chính
sách và môi trƣờng... Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu về ứng
dụng ICT và các giải pháp quản lí ICT trong dạy học để phát triển năng lực
sáng tạo cho học sinh.
Có rất nhiều luận văn, luận án viết về các giải pháp, biện pháp quản lí ứng
dụng ICT trong dạy học: Đào Thị Ninh, 2007, Một số biện pháp quản lý ứng
dụng CNTT trong giảng dạy ở các trường THPT quận Cầu Giấy – Hà Nội, Luận
văn thạc sỹ - ĐH Sƣ phạm Hà Nội; Phạm Thị Thu Hà, 2014, Quản lý ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các Trường trung học cơ sở thị
xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sỹ - ĐHQGHN; Phạm Văn Vƣơng,
2012, Quản lý hoạt động dạy - học trong môi trường phát triển công nghệ thông
tin truyền thông ở các trường THCS huyện Thái Thuỵ tỉnh Thái Bình, Luận văn
thạc sỹ - ĐHQGHN; Vũ Thị Thúy Nga, 2011, Một số biện pháp quản lý hoạt
động bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho giáo viên
trung học cơ sở Hải Phòng tại Trung tâm Tin học, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo
dục – ĐHQGHN.... Trong các luận văn này các tác giả đã viết về nhiều giải
pháp, biện pháp quản lí ứng dụng ICT trong dạy học nhƣ nâng cao nhận thức
cho giáo viên, cán bộ quản lí về tầm quan trọng của ICT trong dạy học, lập kế

15


×