Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Nghiên cứu hoạt tính sinh học và thành phần hóa học của một số loài thuộc chi ficus ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 155 trang )

viÖn hµn l©m khoa häc vµ c«ng nghÖ viÖt nam

ViÖn c«ng nghÖ sinh häc

NGUYÔN XU¢N C¦êNG

NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH SINH HỌC VÀ
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI
THUỘC CHI FICUS Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC

Hµ néi - 2014


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

NGUYỄN XUÂN CƯỜNG

NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH SINH HỌC VÀ THÀNH
PHẦN HÓA HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỘC
CHI FICUS Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Hóa sinh học
Mã số: 62 42 01 16

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học:


1. GS.TS. Trương Nam Hải
Viện Công nghệ sinh học
2. PGS.TS. Phan Văn Kiệm
Viện Hóa sinh biển

Hà Nội, 2014


-i-

LỜI CẢM ƠN

Luận án này được thực hiện tại Phòng Nghiên cứu cấu trúc, Viện Hóa
sinh Biển và Phòng Kỹ thuật Di truyền, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, với sự hỗ trợ kinh phí của đề tài
nghiên cứu cơ bản được tài trợ bởi Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ
Quốc gia - NAFOSTED (mã số: 104.01.31.09).
Tôi xin trân trọng cảm ơn GS TS. Trương Nam Hải, Viện Công nghệ
sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, PGS TS. Phan
Văn Kiệm, GS TS. Châu Văn Minh, Viện Hoá sinh biển và GS TS. Kim
Young Ho, Đại học Dược, Đại học Quốc gia Chungnam, Hàn Quốc đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo trong quá trình thực hiện Luận án. Đồng thời tôi xin
trân trọng cảm ơn PGS TS. Ninh Khắc Bản, Phòng Tài nguyên Sinh vật,
Viện Hóa sinh biển đã giúp giám định loài các mẫu thực vật.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Hóa sinh biển và
Viện Công nghệ sinh học, các cán bộ Phòng Nghiên cứu cấu trúc, Phòng
Dược liệu biển, Viện Hoá sinh biển, và Phòng Kỹ thuật Di truyền, Viện Công
nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo điều
kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với những người thân trong

gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên tôi trong suốt
thời gian qua để tôi có thể hoàn thành tốt công việc nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014

Nguyễn Xuân Cường


-ii-

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu của tôi và một số kết quả cùng cộng tác với
các cộng sự khác.
Các số liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực, một phần đã
được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế và quốc gia và đã
được sự đồng ý của các đồng tác giả.
Phần còn lại chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014

Tác giả


Nguyễn Xuân Cường


-iii-

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3

1.1. SƠ LƯỢC VỀ CHI SUNG (FICUS L.)

3

1.2. CÁC NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH SINH HỌC CHI SUNG (FICUS L.)

5

1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới

5

1.2.2. Các nghiên cứu trong nước


9

1.3. CÂY GỪA F. MICROCARPA

10

1.3.1. Mô tả, phân bố và sinh thái

10

1.3.2. Công dụng và hoạt tính sinh học

11

1.3.3. Thành phần các hợp chất trao đổi thứ cấp đã được nghiên cứu

15

1.4. CÂY ĐA BÚP ĐỎ F. ELASTICA

25

1.4.1. Mô tả, phân bố và sinh thái

25

1.4.2. Công dụng, hoạt tính sinh học và thành phần hóa học

25


1.5. CÂY ĐA LÔNG F. DRUPACEA

26

1.5.1. Mô tả, phân bố và sinh thái

26

1.5.2. Công dụng, hoạt tính sinh học và thành phần hóa học

26

1.6. CÂY GÀO F. CALLOSA

26

1.7. SỰ ÔXI HÓA VÀ GỐC TỰ DO

27

1.7.1. Bản chất quá trình ôxi hóa

27

1.7.2. Hệ thống các chất chống ôxi hóa của cơ thể

34

1.8. BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀ HOẠT TÍNH ỨC CHẾ ENZYM α-GLUCOSIDASE


38

1.8.1. Bệnh tiểu đường

38

1.8.2. Hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase

40

1.9. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHỔ CỘNG HƯỞNG TỪ HẠT NHÂN TRONG

43

XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC HÓA HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT TRAO ĐỔI THỨ
CẤP
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

46

2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

46


-iv2.1.1. Cây Gừa Ficus microcarpa

46


2.1.2. Cây Đa búp đỏ Ficus elastica

46

2.1.3. Cây Gào Ficus callosa

47

2.1.4. Cây Đa lông Ficus drupacea

47

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

47

2.2.1. Phương pháp chiết xuất các hợp chất trao đổi thứ cấp

47

2.2.2. Phương pháp phân lập các hợp chất trao đổi thứ cấp

48

2.2.3. Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất trao đổi thứ cấp

58

2.2.4. Phương pháp đánh giá hoạt tính chống ôxy hóa


59

2.2.5. Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng enzym α-glucosidase

61

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

62

3.1. KẾT QUẢ THU THẬP CÁC LOÀI FICUS

62

3.2. KẾT QUẢ PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT TRAO ĐỔI THỨ CẤP

64

3.2.1. Hằng số vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất trao đổi thứ cấp từ cây

64

Gừa F. microcarpa
3.2.2. Hằng số vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất trao đổi thứ cấp từ cây Đa

69

búp đỏ F. elastica
3.2.3. Hằng số vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất trao đổi thứ cấp từ cây


74

Gào F. callosa
3.2.4. Hằng số vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất trao đổi thứ cấp từ cây Đa

79

lông F. drupacea
3.3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH CHỐNG ÔXI HÓA
3.3.2. Kết quả đánh giá hoạt tính chống ôxi hóa của các chất trao đổi thứ cấp từ

84
84

cây Gừa F. microcarpa
3.3.2. Kết quả đánh giá hoạt tính chống ôxi hóa của các chất trao đổi thứ cấp từ

85

cây Đa búp đỏ F. elastica
3.3.3. Kết quả đánh giá hoạt tính chống ôxi hóa của các chất trao đổi thứ cấp từ

87

cây Gào F. callosa
3.4. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH KHÁNG ENZYM α-GLUCOSIDASE

88

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN KẾT QUẢ


89

4.1. BÀN LUẬN XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC HÓA HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT

89


-vTRAO ĐỔI THỨ CẤP
4.1.1. Bàn luận xác định cấu trúc hóa học các hợp chất trao đổi thứ cấp phân lập

89

được từ cây Gừa F. microcarpa
4.1.2. Bàn luận xác định cấu trúc hóa học các hợp chất trao đổi thứ cấp phân lập

96

được từ cây Đa búp đỏ F. elastica
4.1.3. Bàn luận xác định cấu trúc hóa học các hợp chất trao đổi thứ cấp phân lập

102

được từ cây Gào F. callosa
4.1.4. Bàn luận xác định cấu trúc hóa học các hợp chất trao đổi thứ cấp phân lập

105

được từ cây Đa lông F. drupacea
4.2. BÀN LUẬN KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌC


110

4.2.1. Bàn luận kết quả đánh giá hoạt tính chống ôxi hóa

110

4.2.2. Bàn luận kết quả đánh giá hoạt tính kháng enzym α-glucosidase

114

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

117

DANH MỤC CÁC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

119

LUẬN ÁN
TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN LUẬN ÁN BẰNG TIẾNG ANH

121

TÀI LIỆU THAM KHẢO

125

PHỤ LỤC


143


-vi-

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
13

C NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon 13
Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy

1

H NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton
Proton Magnetic Resonance Spectroscopy

COSY

1

H-1H Chemical Shift Correlation Spectroscopy

2D-NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều
Two-Dimensional NMR


CC

Sắc ký cột
Column Chromatography

DEPT

Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer

HMBC

Heteronuclear Multiple Bond Connectivity

HSQC

Heteronuclear Single Quantum Coherence

IR

Phổ hồng ngoại
Infrared Spectroscopy

Me

Nhóm methyl

MS

Phổ khối lượng

Mass Spectroscopy

NOESY

Nuclear Overhauser Effect Spectroscopy

ORAC

Oxygen radical absorbance capacity

TLC

Sắc ký lớp mỏng
Thin Layer Chromatography

mp.

Melting point
Điểm chảy


-viiDANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 1.1.

Cấu trúc hóa học của các hợp chất 1 - 17

16


Hình 1.2.

Cấu trúc hóa học của các hợp chất 18 - 40

17

Hình 1.3.

Cấu trúc hóa học của các hợp chất 41 - 54

18

Hình 1.4.

Cấu trúc hóa học của các hợp chất 55 - 65

20

Hình 1.5.

Cấu trúc hóa học của các hợp chất 66 - 76

21

Hình 1.6.

Cấu trúc hóa học của các hợp chất 77 - 87

22


Hình 1.7.

Cấu trúc hóa học của các hợp chất 88 -98

23

Hình 1.8.

Cấu trúc hóa học của các hợp chất 99 -112

24

Hình 1.9.

Dạng hoạt động của nitơ và ôxi tham gia vào hiện tượng

32

stress ôxi hóa
Hình 1.10. Những trạng thái bệnh lý chính liên quan mật thiết đến gốc

33

tự do
Hình 2.1.

Cây Gừa F. microcarpa

46


Hình 2.2.

Cây Đa búp đỏ - F. elastica

46

Hình 2.3.

Cây Gào - F. callosa

47

Hình 2.4.

Cây Đa lông - F. drupacea

47

Hình 2.5.

Sơ đồ chiết phân đoạn mẫu cây Gào - F. Callosa

49

và phân lập các hợp chất từ cặn chiết CHCl3 và EtOAc
Hình 2.6.

Sơ đồ phân lập các hợp chất từ lớp nước

50


Hình 2.7.

Sơ đồ chiết phân đoạn mẫu cây Đa lông - F. drupacea và

52

phân lập các hợp chất từ cặn chiết n-hexane
Hình 2.8.

Sơ đồ phân lập các hợp chất từ lớp nước

53


-viii-

Hình 2.9.

Sơ đồ chiết phân đoạn và phân lập các chất từ cây Đa búp

54

đỏ - F. elastica
Hình 2.10. Sơ đồ chiết phân đoạn mẫu cây Gừa - F. microcarpa và

56

phân lập các hợp chất từ cặn chiết CHCl3 và EtOAc
Hình 2.11. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ lớp nước


57

Hình 4.1.

Phổ 1H-NMR của hợp chất FM1

89

Hình 4.2.

Cấu trúc hóa học của hợp chất FM1

90

Hình 4.3.

Phổ 13C-NMR của hợp chất FM1

91

Hình 4.4.

Phổ HMQC của hợp chất FM1

91

Hình 4.5.

Phổ HMBC của hợp chất FM1


91

Hình 4.6.

Các tương tác HMBC chính của hợp chất FM1

92

Hình 4.7.

Phổ HR-ESI-MS của hợp chất FM1

92

Hình 4.8.

Cấu trúc hóa học của hợp chất FM8

93

Hình 4.9.

Các tương tác HMBC chính của hợp chất FM8

95

Hình 4.10. Tổng hợp các chất trao đổi thứ cấp phân lập được từ cây F.

96


microcarpa
Hình 4.11. Cấu trúc hóa học của hợp chất FE2

97

Hình 4.12. Các tương tác ROESY chính của hợp chất FE2

98

Hình 4.13. Cấu trúc hóa học của hợp chất FE7

100

Hình 4.14. Các tương tác ROESY chính của hợp chất FE7

100

Hình 4.15. Tổng hợp các chất trao đổi thứ cấp phân lập được từ cây F.

101

elastica
Hình 4.16. Cấu trúc hóa học của hợp chất FC1

102


-ix-


Hình 4.17. Các tương tác HMBC chính của hợp chất FC1

104

Hình 4.18. Tổng hợp các chất trao đổi thứ cấp phân lập được từ cây F.

105

callosa
Hình 4.19. Cấu trúc hóa học của hợp chất FD1

106

Hình 4.20. Các tương tác ROESY chính của hợp chất FD1

107

Hình 4.21. Cấu trúc hóa học của hợp chất FD3

107

Hình 4.22. Các tương tác HMBC chính của hợp chất FD3

108

Hình 4.23. Tổng hợp các chất trao đổi thứ cấp phân lập được từ cây F.

109

drupacea

Hình 4.24. Hoạt tính chống ôxi hóa của các hợp chất phân lập được từ

111

lá cây Gào F. callosa ở nồng độ 1 và 2 M
Hình 4.25. Hoạt tính chống ôxi hóa của các hợp chất phân lập được từ

112

cây Đa búp đỏ F. elastica ở nồng độ 1 và 5 M
Hình 4.26. Hoạt tính chống ôxi hóa của các hợp chất phân lập được từ

113

lá cây Gừa F. microcarpa ở nồng độ 1 và 2 M
Hình 4.27. Mức độ ức chế enzym α-glucosidase của các hợp chất phân
lập được từ cây Đa lông F. drupacea ở nồng độ 100 μM

115


-x-

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Hoạt tính chống oxy hóa của các dịch chiết cây Gừa cùng với

11

một số hợp chất và hàm lượng tổng các hợp chất phenol

trong các cặn chiết
Bảng 1.2. Hoạt tính kháng khuẩn của các dịch chiết cây Gừa và

13

ampicillin
Bảng 1.3. Hoạt tính chống oxy hóa của các dịch chiết rễ khí sinh cây

13

Gừa cùng với một số hợp chất và hàm lượng tổng các hợp
chất phenol trong các cặn chiết
Bảng 1.4. Hoạt tính kháng khuẩn của các dịch chiết của rễ khí sinh cây

14

Gừa và ampicillin
Bảng 1.5. Hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất 58-65

19

Bảng 3.1. Danh sách các loài Ficus thu thập được

62

Bảng 3.2. Kết quả hoạt tính thu dọn gốc tự do ROO của các hợp chất

84

FM1-FM14

Bảng 3.3. Kết quả đánh giá khả năng khử ion đồng Cu2+ của các hợp

85

chất FM1-FM14
Bảng 3.4. Kết quả hoạt tính thu dọn gốc tự do ROO của các hợp chất

85

FE1-FE14
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá khả năng khử ion đồng Cu2+ của các hợp

86

chất FE1-FE14
Bảng 3.6. Kết quả hoạt tính thu dọn gốc tự do ROO của các hợp chất
FC1-FC12

87


-xi-

Bảng 3.7. Kết quả đánh giá khả năng khử ion đồng Cu2+ của các hợp

87

chất FC1-FC12
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá hoạt tính kháng enzym α-glucosidase của


88

các hợp chất FD1 – FD10 phân lập được từ cây Đa lông F.
drupacea ở nồng độ 100 μM
Bảng 4.1. Số liệu phổ NMR của hợp chất FM1

90

Bảng 4.2. Số liệu phổ NMR của hợp chất FM8

94

Bảng 4.3. Số liệu phổ NMR của hợp chất FE2

97

Bảng 4.4. Số liệu phổ NMR của hợp chất FE7

99

Bảng 4.5. Số liệu phổ NMR của hợp chất FC1

103

Bảng 4.6. Số liệu phổ NMR của hợp chất FD1

106

Bảng 4.7. Số liệu phổ NMR của hợp chất FD3


108


-1-

MỞ ĐẦU
Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Có tới 3/4
diện tích của cả nước là rừng núi trùng điệp, địa hình chia cắt nên điều kiện khí hậu
cũng rất đa dạng, có nhiều tiểu vùng khí hậu khá đặc trưng. Đất đai của cả nước đều
thể hiện tính chất nhiệt đới ẩm điển hình, rất phức tạp, rất đa dạng về loại hình, về
phân bố và về chất lượng. Những yếu tố đó tạo nên những điều kiện sinh thái,
những thảm thực vật nhiệt đới rậm, ẩm, thường xanh, hoặc thưa, nửa rụng lá và cả
các thảm thực vật mang tính cận nhiệt đới ở các khu vực núi cao... Theo ước tính,
Việt Nam có khoảng gần 13000 loài thực vật bậc cao có mạch trong đó có khoảng
hơn 4000 loài được sử dụng làm thuốc. Đa số các loài thực vật đó đều sống hoang
dại. Một số cây thuốc quý được nhập trồng phổ biến ở nhiều địa phương như bạc
hà, bạch chỉ, bạch truật, đương quy, huyền sâm, ngưu tất, vân mộc hương, xuyên
khung... cũng trở nên quen thuộc.
Ngoài sự phong phú về thành phần chủng loại, nguồn dược liệu Việt Nam
còn có giá trị to lớn ở chỗ chúng được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng để chữa
nhiều chứng bệnh khác nhau. Các cây thuốc được sử dụng dưới hình thức độc vị
hay phối hợp với nhau tạo nên các bài thuốc cổ phương, còn tồn tại và thịnh hành
đến ngày nay. Ngoài ra, hàng trăm cây thuốc đã được khoa học y - dược hiện đại
chứng minh về giá trị chữa bệnh của chúng. Nhiều loại thuốc được chiết xuất từ
dược liệu Việt Nam như rutin, D-strophantin, berberin,

palmatin, L-

tetrahydropalmatin, artermisinin, các sản phẩm từ tinh dầu đã được sử dụng rộng rãi
trong nước và xuất khẩu. Xu hướng đi sâu nghiên cứu xác minh Y học cổ truyền và

tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc từ dược liệu
ngày càng được thế giới quan tâm.
Việc sử dụng các hợp chất thiên nhiên và các sản phẩm có nguồn gốc thiên
nhiên làm dược phẩm chữa bệnh đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của các
nhà khoa học cũng như cộng đồng bởi ưu điểm của chúng là độc tính thấp, dễ hấp
thu và chuyển hóa trong cơ thể hơn so với các dược phẩm tổng hợp.


-2Mặc dù Ficus là một chi lớn, được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm
nghiên cứu và thể hiện nhiều hoạt tính sinh học quý báu, nhưng ở nước ta, vẫn chưa
có nhiều nghiên cứu mang tính hệ thống để tạo ra cơ sở khoa học phục vụ lâu dài.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu hoạt tính sinh
học và thành phần hóa học một số loài thuộc chi Ficus ở Việt Nam", với mục
tiêu và nội dung nghiên cứu sau:
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Nghiên cứu được thành phần các hợp chất trao đổi thứ cấp theo định hướng
hoạt tính sinh học của một số loài thuộc chi Sung (Ficus L.).
3. Đánh giá được hoạt tính sinh học (secondary bioassay) của các hợp chất đã
phân lập được nhằm tìm kiếm các dược chất có triển vọng.
Nội dung nghiên cứu:
1. Thu thập mẫu lượng lớn 04 loài Ficus là: F. callosa, F. elastica, F. drupacea và
F. microcarpa để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo.
2. Nghiên cứu phân lập các hợp chất trao đổi thứ cấp theo định hướng hoạt tính
sinh học của các loài F. callosa, F. elastica, F. drupacea và F. microcarpa sử
dụng các phương pháp sắc ký.
3. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được bằng các phương
pháp phổ
4. Đánh giá hoạt tính chống ôxi hóa (phương pháp ORAC) và hoạt tính ức chế
enzym α-glucosidase của các hợp chất.



-3-

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. SƠ LƯỢC VỀ CHI SUNG (FICUS L.)
Chi Sung (Ficus L.) là một chi lớn trong họ Dâu tằm (Moraceae), gồm các
cây gỗ lớn, gỗ nhỏ, bụi và cả dây leo, phân bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới
Nam và Bắc bán cầu. Người ta ước tính có khoảng 1000 loài thuộc chi này phân bố
ở các nơi trên thế giới. Các nước vùng Đông Nam và Nam châu á là nơi tập trung
nhiều loài nhất. ở Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ về chi Sung (Ficus L.).
Phạm Hoàng Hộ đã nghiên cứu và mô tả 75 loài, 2 phân loài và 46 thứ. Theo những
nghiên cứu gần đây của Nguyễn Tiến Bân thì chi này có thể có từ 100 đến 200 loài
ở Việt Nam (Đỗ Huy Bích et al., 2004; Nguyễn Tiến Bân et al., 2003).
Theo Lã Đình Mỡi, các loài thuộc chi Sung (Ficus L.) đều có mủ, đây là
nguồn nguyên liệu làm thuốc có giá trị. Nhựa của của nhiều loài Ficus đã được dân
địa phương ở nhiều nơi sử dụng để điều trị vết thương, chỗ bầm giập, mụn nhọt cho
kết quả tốt. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để chữa viêm thấp khớp, chữa ho và
tiêu chảy. Vỏ của các loài cây này thường được dùng trong y học cổ truyền để điều
trị bệnh tiểu đường (Lã Đình Mỡi et al., 2005), rối loạn tiêu hóa và kháng viêm
cũng như chữa lỵ.
Dưới đây là mô tả sơ lược một số loài Ficus phổ biến ở Việt Nam:
- Cây sung Ficus racemosa
Cây thân gỗ cao tới 25-30 m, đường kính
thân cây tới 60-90 cm; hoa đơn tính cùng
gốc. Vỏ thân cây màu nâu ánh xám, nhẵn.
Các cành nhỏ, phiến lá non và chùm quả với
các sợi lông cong xuống hay được che phủ
rậm rạp bằng lông tơ mềm màu trắng. Các
cành nhỏ màu nâu. Các lá kèm hình trứng-mũi mác, dài 1,5-2 cm, có màng và lông
tơ. Các lá sớm rụng, mọc so le; cuống lá dài 2-3 cm; phiến lá hình elip-trứng ngược,

elip hay elip hẹp. Quả mọc thành chùm trên các cành nhỏ ngắn trên thân cây già,


-4đôi khi ở nách lá trên các cành non hay trên các cành nhỏ không lá đã già, mọc
thành cặp, màu cam ánh đỏ khi chín, hình quả lê, đường kính 2-2,5 cm, phần gốc
quả thu nhỏ thành cuống, lỗ chân lông trên đỉnh hình rốn, phẳng; cuống dài khoảng
1 cm; các lá bắc tổng bao hình tam giác-trứng. Các hoa đực và cái cũng như vú lá
mọc ra trên cùng một cây. Hoa đực: các lỗ chân lông cận đỉnh, không cuống; thùy
của đài hoa 3 hay 4; nhị 2. Ra hoa trong khoảng tháng 5 tới tháng 7.
- Cây Gừa Ficus microcarpa
Cây gỗ nhỏ hoặc trung bình, thường xanh,
cao 15-20(25) m, có hệ rễ khí sinh phát
triển mạnh; vỏ ngoài màu xám. Lá mọc
cách, phiến lá hình bầu dục - trứng hoặc
gần hình trứng - bầu dục, kích thước 3-12
´ 1,5-9 cm; gốc lá hình nêm, chóp lá tù
hoặc hơi nhọn, mép lá nguyên, 5-9 đôi
gân bên, thường nhẵn. Sung mọc ở nách lá, thường từng đôi một, không cuống, gần
hình cầu, đường kính chừng 8-12 mm, nhẵn, khi chín có màu tím hoặc thẫm. Cả hoa
đực và hoa cái đều không cuống, bao hoa 3(4) mảnh, hoa đực chỉ có 1 nhị.
- Cây Đa Ficus bengalensis
Cây gỗ to, cao 10-30 m, có nhiều rễ phụ
khí sinh; cành non có lông ngắn, dày. Lá
có phiến xoan, dài 10-22 cm, gốc tròn hay
hình tim, gân phụ 5-7 cặp, cuống dài 1-7
cm. Quả sung từng cặp ở nách những lá
đã rụng, tròn hay xoan, to 1,5 cm, không
lông, màu đỏ đậm; lá bắc 3, có lông dày, hoa có bao mẫu 3-4, nhị 1. Cây trồng từ
hạt nhanh chóng phát triển các rễ khí từ các cành cây và các rễ khí này sẽ phát triển
thành thân cây thực thụ khi chúng chạm tới mặt đất.



-5- Cây ngái Ficus hispida
Cây nhỡ, cao 5-7 m. Cành non có nhiều
lông, nháp, màu nâu xám, cành già nhẵn.
Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc trái xoan,
dài 11-20 cm, rộng 5-12 cm, gốc tròn, đầu
tù có mũi nhọn ngắn, mép khía răng, có
lông nháp ở cả hai mặt; lá kèm hình tam
giác, có lông ngắn. Cụm hoa ở gốc thân và cành già gồm hoa đực và hoa cái; hoa
đực rất nhiều ở đỉnh của cụm hoa, có 3 lá đài lõm, nhị 1; hoa cái có đài bao bọc lấy
bầu, vòi có lông mềm. Quả phức, mềm, hình cầu, thót lại ở gốc, đầu bẹt vỏ có lông
nháp. Mùa hoa quả tháng 5-10.
- Cây vú bò Ficus hirta
Cây nhỡ, cao 1-2 m. Ngọn non có lông.
Thân ít phân cành, có lông dày. Lá mọc so
le, thường tập trung ở ngọn thân, hình bầu
dục, gốc tròn hoặc hơi hình tim, đầu thuôn
nhọn, có 3-5 thùy (thường là 3), mặt trên
nháp, mặt dưới có lông nhỏ, mép khía răng,
gân gốc 3; cuống lá có lông dày, cứng; lá
kèm hình ngọn giáo. Cụm hoa mọc ở kẽ lá gồm hoa đực và hoa cái; hoa đực không
cuống, lá đài 4, hình giải, dính nhau ở gốc, nhị 2, hoa cái có cuống, lá đài 4, thuôn
tù, bầu hình trái xoan. Quả phức hình cầu, khi chín màu vàng. Mùa hoa quả: tháng
9-12.
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH SINH HỌC CHI SUNG (FICUS L.)
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Các nghiên cứu về hóa học và mối liên hệ với hoạt động sinh-dược học của
các loài thuộc chi Sung (Ficus L.) cũng đã được thực hiện trong khoảng 50 năm gần



-6đây. Nhìn chung, các loài thuộc chi Sung (Ficus L.) thường có các nhóm hợp chất
steroid, flavonoid, các triterpene, saponin, megastigman, các hợp chất phenol và
một số hợp chất dễ bay hơi...
a. Các nghiên cứu theo hướng kháng tế bào ung thư
Năm 2001, các nhà khoa học Israel nghiên cứu thành phần hóa học từ mẫu
nhựa loài F. carica và phân lập được hỗn hợp của các hợp chất 6-O-acyl-b-Dglucopyranosyl-b-sitosterol, với nhánh acyl chủ yếu là palmitoyl và linoleyl với
lượng nhỏ là stearyl và oleyl. Thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào cho thấy, các
hợp chất này có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều dòng tế bào ung thư khác
nhau như: MCF-7 (ung thư vú), Jurkat và HD-MAR (ung thư máu), DU-145 (ung
thư tuyến tiền liệt)... (Rubnov et al., 2001). Cũng trong năm 2001, một hợp chất
norisoprenoid mới, ficustriol và một alkaloid dạng throindolizidine đã biết là Omethyltylophorinidine được phân lập từ cành và lá loài F. hispida mọc ở Thái Lan.
Hợp chất O-methyltylophorinidine thể hiện hoạt tính gây độc tế bào cao đối với các
dòng tế bào ung thư được thử nghiệm là Col2 (ung thư ruột kết, ED50 = 0,02 mg/ml),
Lu1 (ung thư phổi, ED50 = 0,018 mg/ml), KB (ung thư biểu mô, ED50 = 0,02 mg/ml)
và LNCap (ung thư tuyến tiền liệt, ED50 = 0,03 mg/ml) (Peraza-Sasnchez et al.,
2002).
Vào năm 2005, ba hợp chất chromen, sáu hợp chất flavonoid, một hợp chất
benzopyran và một hợp chất isocoumarin tiếp tục được các nhà khoa học Đài Loan
phân lập từ mẫu thân cây F. formosana f. formosana. Trong đó ba hợp chất
flavonoid là carpachromene, apigenin và norartocarpetin thể hiện hoạt tính gây độc
tế bào rất ấn tượng trên các dòng tế bào ung thư Hep-G2, PLC/PRF/5 và Raji với
giá trị IC50 từ 0,016 đến 0,076 mM. Một điều rất đáng quan tâm là hoạt tính của các
hợp chất này tương đương hoặc mạnh hơn chất chuẩn dương (Sheu et al., 2005).
b. Các nghiên cứu theo hướng hoạt tính kháng viêm và chống ôxi hóa
Hoạt động chống ôxi hóa của các anthocyanin từ loài F. carica đã được
chứng minh thông qua các nghiên cứu của Solomon và cộng sự. Theo đó, phân
đoạn dịch chiết giàu anthocyanin đóng góp tới 36% hoạt tính chống ôxi hóa của



-7dịch chiết tổng (Solomon et al., 2006). Bên cạnh đó, hai flavonoid phân lập từ cây
F. bengalensis cũng cho hoạt động chống ôxi hóa rõ ràng trên các thử nghiệm với
chuột bị nhiễm mỡ trong máu. Hoạt động này có thể được so sánh với hoạt động
của chất chống ôxi hóa chuẩn là quercetin (Daniel et al., 1998). Nghiên cứu hóa học
theo định hướng hoạt tính sinh học dịch chiết etanol cây Sung F. racemosa đã dẫn
tới sự phân lập của một hợp chất mới là axit racemosic. Hợp chất này thể hiện hoạt
tính kìm hãm mạnh các enzym COX-1 (cyclooxygenase-1) và 5-LOX (5lipoxygenase) với giá trị IC50 là 90 và 18 mM và thể hiện hoạt tính chống ôxi hóa
thu dọn gốc tự do ABTS ấn tượng với giá trị IC50 =19 mM (Li et al., 2004).
Hoạt động chống viêm loét dạ dày của dịch chiết cồn loài F. glomerata Roxb
trên một số mô hình sinh loét dạ dày ở chuột đã được Rao và cộng sự thực hiện.
Nghiên cứu đó đã chứng minh rằng dịch chiết cồn của loài này cho thấy hoạt động
chống loét phụ thuộc vào nồng độ thử nghiệm. Dịch chiết này cho thấy hoạt động
bảo vệ rất cao đối với mô hình thử nghiệm gây loét dạ dày bằng cồn. Các tác giả
cũng cho rằng hoạt động này có được là bởi sự có mặt của các thành phần phenolic
có trong F. glomerata. Hoạt tính kháng viêm của dịch chiết cây F. racemosa đã
được thử nghiệm trên các mô hình gây viêm trên chuột khác nhau như gây viêm
bằng carrageenin, serotonin, histamine và dextran. Ở nồng độ 200 và 400 mg/kg,
dịch chiết của loài này đã cho thấy hoạt động kháng viêm rõ rệt trên các mô hình
thử nghiệm. Ở nồng độ 400 mg/kg, dịch chiết này cho hoạt động tốt nhất với khả
năng kìm hãm 30.4, 32.2, 33.9, 32.0% sau 3 giờ gây viêm lần lượt với carrageenin,
serotonin, histamine và dextran. Thử nghiệm hoạt tính trường diễn ở nồng độ trên
cho thấy dịch chiết F. racemosa làm giảm đến 41% khối lượng u hạt. Hoạt động
này có thể so sánh với hoạt động của chất chống viêm phenylbutazone (Rao et al.,
2008).
c. Các nghiên cứu theo hướng kháng vi sinh vật
Các nghiên cứu về tác dụng kháng vi sinh vật của các loài Ficus được các
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ khá sớm. Năm 1990, các nhà khoa học Thụy
Sỹ phát hiện dịch chiết metanol của cây F. spetica thể hiện hoạt tính kháng khuẩn



-8và kháng nấm mạnh. Các nghiên cứu thành phần hóa học theo định hướng hoạt tính
sinh học từ cây F. septica của nhóm nghiên cứu này đã xác định được hai hợp chất
alkanoid là Ficuseptine và antofine. Các hợp chất này thể hiện hoạt tính mạnh
kháng các chủng vi khuẩn B. subtilis, M. luteus, E. coli và kháng chủng nấm P.
oxalicum (Baumgartner et al., 1990).
Các hoạt động kháng sinh, chống nấm, chống kí sinh trùng của dịch chiết
một số loài thuộc chi Sung (Ficus L.) cũng đã được nghiên cứu. Dịch chiết vỏ cây
F. asperifolia đã được sử dụng để thử nghiệm hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định
là Staphylococcus aureus, B. subtilis, Micrococcus flavus, E. coli, Pseudomonas
aeruginosa và các dòng kháng S. aureus là SA1199B, RN4220 và XU212. Thêm vào
đó, hoạt động chống ôxi hóa với thử nghiệm nguyên bào sợi trên da của dịch chiết
này cũng được chứng minh (Annan, Houghton, 2008). Tương tự như vậy, hoạt động
kháng sinh của dịch chiết hai loài F. chlamydocarpa (FCR) và F. cordata (FCB)
cùng với các thành phần mang hoạt tính đã được công bố. Các nghiên cứu cho thấy
hoạt động kháng sinh trên các dòng vi sinh vật thử nghiệm của hai loài này chủ yếu
là do các thành phần flavonoid có hoạt tính quyết định. Các hợp chất
alpinumisoflavone, gaenistein, laburnetin, luteolin (phân lập từ FCR) và
epiafzelechin (phân lập từ FCB) có hoạt tính mạnh trên dòng Mycobacterium
smegmatis với nồng độ ức chế tối thiểu MIC trong khoảng từ 0,61 đến 312,50
mg/ml. Đáng chú ý là hợp chất laburnetin cho hoạt động kìm hãm M. tuberculosis
rất mạnh. Bên cạnh đó, dịch chiết của F. chlamydocarpa cũng cho hiệu quả kìm
hãm rất cao đối với 10 trong số 16 chủng vi khuẩn thử nghiệm. Dịch chiết methanol
của FCB cho tác dụng kìm hãm tốt hơn so với FCR trên các dòng vi sinh vật (Kuete
et al., 2008). Hoạt tính diệt giun của một số loài Ficus được cho là quyết định bởi
phân đoạn chứa enzim ficin. Thử nghiệm trên chuột bị gây nhiễm với Syphacia
obvelata, Aspiculuris tetraptera và Vampirolepis nana cho thấy nhựa cây F.
insipida và F. carica có thể loại trừ lần lượt 38.6% và 41.7% tổng số dòng S.
obvelata nhưng không hiệu quả đối với các dòng còn lại. Tuy nhiên, những nghiên



-9cứu về độc tính cấp cho thấy khả năng gây chảy máu ruột non rất cao khi thử
nghiệm các loài Ficus đó (De Amorin et al., 1999).
d. Một số nghiên cứu theo hướng khác
Thử nghiệm sơ bộ về các thành phần hóa học loài F. sycomorus cho kết quả
dương tính với các thành phần tannin, saponin, đường khử, alcaloid và các
flavonoid. Đây là các thành phần mang dược tính cao có khả năng phát triển các
nghiên cứu tạo thuốc. Bên cạnh đó, thí nghiệm về hoạt động chống teo cơ của dịch
chiết loài này cũng cho kết quả rất đáng chú ý (Sandabe et al., 2006).
Phân đoạn giàu saponin từ vỏ rễ cây F. platyphylla gần đây thể hiện hoạt
động chống co giật rất cao, hoạt động này tương tự như các dòng thuốc chống co
giật dựa trên cơ chế khóa kênh natri (Chindo et al., 2009). Điều này gợi mở cho
việc phát hiện và phân lập các saponin có hoạt động chống co giật cao trong tương
lai.
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Hiện nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa học và
hoạt tính sinh học của các loài thuộc chi Sung (Ficus L.) ở Việt Nam được công bố.
Năm 1998, nhóm nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học công bố sự
phân lập và xác định cấu trúc của hai hợp chất triectpen mới là 3-acetyl ursa-14:15en-16-one và lanosterol-11-one acetate từ loài F. fistulosa thu thập tại Vườn quốc
gia Cúc Phương (Tuyen et al., 1998). Tiếp theo, một hợp chất sesquitecpen mới là
verrucarin L acetate được xác định từ loài này vào năm 2002. Một điều rất đáng
quan tâm là hợp chất này có tác dụng kháng ký sinh trùng sốt rét Plasmodium
falciparum rất cao với giá trị IC50 < 1 ng/ml. Hoạt tính của hợp chất này cao hơn cả
chloroquine, artemisinin và quinine (Zhang et al., 2002).
Gần đây, dịch chiết metanol của lá cây đề F. religiosa được chứng minh có
hoạt tính kháng viêm mạnh mẽ. Dịch chiết loài này có thể có tác dụng bảo vệ thần
kinh chống lại sự viêm, kìm hãm sự sản sinh tác nhân điều tiết viêm như NO và các
cytokine tiền viêm trong tế bào thần kinh đệm (macroglia) chuột hoạt hóa. Các kết
quả trên gợi mở cho các nghiên cứu phát triển các dược phẩm có tác dụng phòng



-10ngừa một số bệnh thoái hóa thần kinh chẳng hạn như bệnh Parkinson (Jung et al.,
2008). Các nghiên cứu về thành phần hóa học cây đề của nhóm các nhà khoa học
thuộc Viện Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên đã xác định được một số hợp chất
nor-isoprenoid và lignan. Trong đó các hợp chất lignan là (+)-pinoresinol và
syringaresinol O-b-D-glucopyranoside thể hiện hoạt tính chống ôxi hóa mạnh trên
hệ DPPH với giá trị ED50 tương ứng là 16,90 và 16,93 mM (Hoàng Thanh Hương et
al., 2009; Cầm Thị Ính et al., 2009).
1.3. CÂY GỪA F. MICROCARPA
1.3.1. Mô tả, phân bố và sinh thái
Gừa là cây gỗ nhỏ hoặc trung bình, thường xanh, cao 15-20(25) m, có hệ rễ
khí sinh phát triển mạnh; vỏ ngoài màu xám. Lá mọc cách, phiến lá hình bầu dục trứng hoặc gần hình trứng - bầu dục, kích thước 3-12 ´ 1,5-9 cm; gốc lá hình nêm,
chóp lá tù hoặc hơi nhọn, mép lá nguyên, 5-9 đôi gân bên, thường nhẵn. Sung mọc
ở nách lá, thường từng đôi một, không cuống, gần hình cầu, đường kính chừng 8-12
mm, nhẵn, khi chín có màu tím hoặc thẫm. Cả hoa đực và hoa cái đều không cuống,
bao hoa 3(4) mảnh, hoa đực chỉ có 1 nhị.
Gừa có vùng phân bố rộng từ Sri Lanka, Ấn Độ đến Đông Dương, Thái Lan,
khu vực Malesia, miền Nam Trung Quốc, quần đảo Ryukyu, quần đảo Solomon,
Australia, quần đảo Caroline và Mariana, New Caledonia, quần đảo Lovalty và
Palau. Ở nước ta, loài này mọc hoang hoặc được trồng tại các tỉnh Hà Tây, Hòa
Bình, Hà Nội, Ninh Bình, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Dương,
Bình Phước, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu (Mỡi et al.,
2005).
Gừa sinh trưởng trong nhiều điều kiện sinh thái khác nhau từ các hốc đá ven
bờ biển đến đồi núi đá, từ các khu vực đầm lầy ven biển đến vùng rừng núi. Thường
gặp mọc ven theo sông suối, kênh rạch, vùng có triều. Cây ra hoa kết quả hầu như
quanh năm.


-111.3.2. Công dụng và hoạt tính sinh học
Nhựa lá, rễ, vỏ cây gừa được dùng làm thuốc chữa trị đau đầu, đau nhức

răng, các chỗ sưng đau. Rễ khí sinh dùng sắc uống chữa cảm mạo, viêm amygdal,
đau nhức khớp xương, đòn ngã đau. Nhựa từ lá và vỏ được dùng làm thuốc chữa
bệnh đau viêm gan và tiêu chảy. Nước sắc từ lá dùng làm thuốc uống chữa cảm
cúm, ho gà, viêm khí quản, viêm ruột cấp, sốt rét. Tại quần đảo Admiralty, người ta
dùng lá Gừa non nấu nước xông để chữa cảm và đau nhức đầu (Mỡi et al., 2005).
Bảng 1.1. Hoạt tính chống ôxi hóa của các dịch chiết cây Gừa cùng với một số hợp
chất và hàm lượng tổng các hợp chất phenol trong các cặn chiết (Ao et al., 2008).

DPPH

ABTS

NADH

Vỏ

7,9 ± 0,1

4,0 ± 0,0

97,5 ± 2,8

Hàm lượng tổng các
hợp chất phenol (mg
gallic acid tương
đương/1g cặn chiết)
237 ± 0.6

Quả


7,3 ± 0,0

9,2 ± 0,1

179 ± 2,8

179 ± 6.8



21,4 ± 0,1

10,2 ± 0,0

223 ± 2,2

128 ± 1.2

BH

379 ± 13,0 265 ± 10,1

> 1000

41.7 ± 1.0

BE

4,8 ± 0,0


1,6 ± 0,0

63,2 ± 1,3

436 ± 2.1

BW

11,6 ± 0,1

4,0 ± 0,0

83,9 ± 2,8

194 ± 0.8

Trolox

4,4 ± 0,0

0,5 ± 0,0

181 ± 5,8

Catechol

1,3 ± 0,0

114 ± 7,9


Vanillin

>1000

425 ± 23,3

Syringaldehyde

74,1 ± 0,7

274 ± 26,9

p-Propylphenol

320 ± 3,0

>1000

p-Vinylguaiacol

8,8 ± 0,0

>1000

Syringol

5,4 ± 0,0

>1000


EC50 (mg/ml)
PMS-

Dịch chiết

+

Mỗi giá trị trong bảng được thể hiện bằng trị số trung bình ± sai số chuẩn (n = 3).
Kết quả đánh giá hoạt tính sinh học cho thấy, dịch chiết methanol của vỏ,
quả và lá cây Gừa F. microcarpa thể hiện hoạt tính chống ôxi hóa rất mạnh. Trong


-12đó, cặn chiết methanol của vỏ cây Gừa thể hiện hoạt tính chống ôxi hóa mạnh hơn
cặn chiết methanol của lá và quả trên hệ thống ABTS·+, PMS–NADH và bcarotene/linoleic acid. Tuy nhiên không có sự khác biệt nào đáng kể được phát hiện
trên phương pháp DPPH. Do thể hiện hoạt tính cao hơn các phần khác, dịch chiết
methanol vỏ cây Gừa tiếp tục được chiết phân bố thành các cặn chiết tan trong
hexane (BH), ethyl acetate (BE) và nước (BW). Trong ba phân đoạn chiết thu được,
phân đoạn BE thể hiện hoạt tính thu dọn gốc tự do DPPH, ABTS·+ và thu dọn gốc
O2·- (Superoxide) sinh ra ở hệ thống PMS-NADH mạnh nhất (Bảng 1.1). Giá trị
EC50 của nó ở ba phương pháp đánh giá này lần lượt là 4,8, 1,6 và 63,2 mg/ml. Chất
đối chứng dương được sử dụng là trolox có giá trị EC50 tương ứng là 4,4, 0,5 và 181
mg/ml. Như vậy, hoạt tính chống ôxi hóa của phân đoạn chiết ethyl acetate mạnh
tương đương so với hoạt tính của chất chuẩn dương trolox. Phân tích thành phần
hóa học của phân đoạn chiết ethyl acetate của cặn chiết methanol vỏ cây Gừa bằng
phương pháp GC-MS và HPLC-MS đã xác định sự có mặt của 12 hợp chất là
catechol, coumaran, p-vinylguaiacol, syringol, p-propylphenol, vanillin, ppropylguiacol,

isovanillic

acid,


4-n-propylresorcinol,

syringaldehyde,

protocatechuic acid và oleanolic acid. Catechol thể hiện hoạt tính chống ôxi hóa
mạnh hơn trolox (Ao et al., 2008).
Ngoài ra, cặn chiết methanol của vỏ cây Gừa còn thể hiện hoạt tính kháng
khuẩn trên cả các chủng vi khuẩn Gram (-) (Escherichia coli và Achromobacter
polymorph) và Gram (+) (Bacillus brevis, B. cereus và B. subtilis) khi thử nghiệm
bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch. Tương tự như ở hoạt tính chống ôxi hóa,
cặn chiết methanol của vỏ cây Gừa thể hiện hoạt tính kháng khuẩn mạnh hơn so với
cặn chiết của quả và lá. Các cặn chiết methanol từ vỏ, lá và quả cây Gừa đều không
thể hiện hoạt tính kháng chủng vi khuẩn Mycobacterium avium. Tuy nhiên, phân
đoạn chiết ethyl acetate của cặn chiết methanol vỏ cây Gừa (BE) lại thể hiện hoạt
tính mạnh trên tất cả các chủng vi khuẩn được thử nghiệm, kể cả chủng M. avium
(Bảng 1.2). Các kết quả trên cho thấy, phân đoạn chiết ethyl acetate của cặn chiết
methanol vỏ cây Gừa thể hiện hoạt tính chống ôxi hóa và kháng khuẩn cao có thể


×