Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Báo cáo của hiệp hội doanh nghiệp úc tại việt nam về phối hợp điều tra và đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của việt nam trong 25 năm qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.3 KB, 3 trang )

Báo Cáo của Hiệp Hội Doanh Nghiệp Úc tại Việt Nam về
Phối hợp điều tra và đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của
Việt Nam trong 25 năm qua
Đóng góp và đánh giá về tình hình đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt
Nam trong 25 năm qua (những thuận lợi, bất lợi và nguyên nhân)
Tổng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã có đóng góp tích cực thông qua việc
cung cấp lao động nước ngoài có kỹ năng, công nghệ, quản lý và tài chính.
Ngoài ra, dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã giúp cải thiện và nâng cấp
các kỹ năng của lực lượng lao động địa phương cùng với việc tăng lực lượng lao
động. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng
cao đời sống của người lao động qua mức lương trung bình cao hơn so với các
doanh nghiệp trong nước. Các sản phẩm trước đây được nhập khẩu vào Việt
Nam hiện đang được sản xuất, lắp ráp trong nước, điều này đã giúp không chỉ
phát triển nền nền kinh tế mà còn trong công nghệ và chuyển giao kỹ năng.
Tại lĩnh vực cụ thể như giáo dục, đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo cơ hội cho sinh
viên Việt Nam tiếp cận với giáo dục quốc tế, nâng cao khả năng để làm việc
hiệu quả trong công việc sau này.
Về nhược điểm nhận thức, một số công ty địa phương đã phải đối mặt với sự
cạnh tranh gia tăng từ các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, để cân bằng điều này,
nhiều công ty trong nước đã lớn mạnh và hiện tại có thể cạnh tranh trong môi
trường quốc tế.
Những thách thức của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài
trong tương lai.
Các cuộc họp của nhóm tư vấn thuộc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, đã từng
nêu ra các vấn đề ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế Việt Nam. Chúng tôi tin
rằng các vấn đề dưới đây, đã được đặt ra, là quan trọng ở giai đoạn này.
Nhìn chung, sự tự tin trong nền kinh tế Việt Nam đang suy giảm và có những lo
ngại về việc kinh doanh và môi trường đầu tư Việt Nam. Các vấn đề về cơ sở hạ
tầng tụt hậu cả trong giao thông vận tải là một mối quan tâm ngày càng lớn. Cải
cách hành chính cũng có vẻ chậm và đặc biệt có rất nhiều vấn đề xung quanh sự
thiếu minh bạch, quan liêu, tham nhũng. Ngoài ra, thiếu tín dụng là vấn đề đối


với nhiều doanh nghiệp địa phương. Quá trình đăng ký giấy phép kinh doanh
mất khá nhiều thời gian, thường xuyên chậm trễ và không nhất quán.
189


Về nguồn nhân lực, các nhà đầu tư nước ngoài đối mặt với vấn đề thuê hoặc giữ
chân nhân viên nước ngoài. Nghị định lập pháp về hạn chế và điều kiện thuê
nhân viên nước ngoài đã góp phần tạo khó khăn trong vấn đề này. Cùng với tình
trạng thiếu lao động địa phương có trình độ, tạo cản trở đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam.
Các vấn đề hiện tại trong lĩnh vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước hiện
nay là rất nghiêm trọng và cần sự quan tâm khẩn cấp do tác động tiêu cực đối
với nền kinh tế. Ngày càng có nhiều mối quan tâm của các nhà đầu tư nước
ngoài mà cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam không giải quyết được.
Ngoài ra còn có mối quan xung quanh quá trình lập pháp tại Việt Nam, đặc biệt
liên quan đến quá trình thực hiện. Các nghị định thường được thông qua mà
không cảnh báo trước cho các doanh nghiệp nước ngoài và không tiếp thu ý kiến
trước từ các doanh nghiệp nước ngoài, các hiệp hội doanh nghiệp. Một ví dụ của
sự không chắc chắn này là Nghị định 40 mà gần đây đã được thông qua liên
quan đến việc nhập khẩu rượu vang tại Việt Nam.
Đề xuất giải pháp ngắn hạn và dài hạn
Cải thiện điều kiện đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại tại Việt Nam.
Điều này không chỉ dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần xây dựng
năng lực của lực lượng lao động ở Việt Nam.
Cần khẩn cấp chỉ ra các vấn đề hành chính mà các doanh nghiệp liên tục phải
đối mặt. Diễn Đàn Doanh Nghiệp Việt Nam và Hội đồng Tư vấn CCTTHC cần
hoạt động hiệu quả hơn để các vần đề này được giải quyết nhanh hơn. Nhiều
trong số các vấn đề mà các doanh nghiệp phải đối mặt, có tính chất vi mô mà có
thể được giải quyết tốt hơn thông qua việc sắp xếp hợp lý hơn quy trình hành
chính.

Cải cách các nhu cầu của doanh nghiệp nhà nước cần được nhanh chóng theo
dõi để đảm bảo thị trường cạnh tranh và nền kinh tế ổn định. Vấn đề tham nhũng
và thiếu minh bạch vẫn tiếp tục tạo ra cảm giác bi quan cho nhà đầu tư và cần
được giải quyết ở tất cả các cấp để đảm bảo lòng tin của nhà đầu tư.
Về lâu dài, Việt Nam cần có khung pháp lý, cơ quan chính phủ minh bạch và
hiệu quả, và cơ sở hạ tầng được cải thiện trên tất cả các lĩnh vực có liên quan.
Trong khi Việt Nam đang được hưởng lợi từ đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc
biệt là khi các công ty chuyển sang nền kinh tế chi phí thấp hơn và đi từ các nền
190


kinh tế lương tăng như Trung Quốc, Việt Nam sẽ không bị cô lập trong khối
ASEAN. Một số quốc gia đang mở cửa kinh tế(ví dụ như Myanmar) và điều
quan trọng là nếu Việt Nam muốn giữ đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng trưởng
thì cần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho đầu tư nước ngoài – việc
tăng cường khuôn khổ pháp lý là rất quan trọng trong về vấn đề này.
Xây dựng năng lực của lực lượng lao động là quan trọng hàng đầu. Điều này bao
gồm giáo dục đại học, nghề và kỹ thuật. Các học viện nước ngoài có danh tiếng
nên được khuyến khích đầu tư vào Việt Nam theo các cách có sẵn. Tuy nhiên,
quá trình này cần phải được khuyến khích hơn là khuyến khích đầu tư và hợp tác
trong lĩnh vực giáo dục.
Kết luận, có nhiều cơ hội để nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh về lâu dài.
Tuy nhiên, nếu Việt Nam muốn duy trì khả năng cạnh tranh thu hút đầu tư trực
tiếp từ nước ngoài thì những vấn đề đã được đặt ra trong nhiều năm qua cần
được giải quyết khẩn cấp và mối quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài cần được
giải quyết đúng chỗ. Hiệp hội Doanh nghiệp Úc tại Việt Nam khuyến khích sự
hợp tác giữa đại diện Chính phủ Việt Nam và đại diện các ngành công nghiệp
làm việc chặt chẽ với nhau để xác định những vấn đề cốt lõi và vạch ra đường
lối đúng đắn.


191



×