Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

THỰC HIỆN PHÂN cấp QUẢN lý về đầu tư nước NGOÀI tại TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.27 KB, 5 trang )

THỰC HIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TẠI TỈNH ĐỒNG NAI
(UBND tỉnh Đồng Nai)

Tỉnh Đồng Nai thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong những năm
qua Đồng Nai luôn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Giá trị
GDP tăng bình quân giai đoạn 1991-2005 là 12,4%, giai đoạn 2006-2011 là
13,2%/ năm. Cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế với nông nghiệp là chủ đạo,
chiếm trên 50% GDP chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa, đến năm
2011 ngành công nghiệp xây dựng chiếm 57,3%; ngành dịch vụ chiếm 35,2%;
ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 7,5 %. Kinh tế phát triển đã làm
chuyển biến tích cực và ổn định các vấn đề xã hội, đời sống, an ninh chính trị.
Với tiềm năng lợi thế đặc thù cùng nhiều nỗ lực lành mạnh hóa môi trường
đầu tư, Đồng Nai nhanh chóng trở thành vùng đất lành cho nhà đầu tư. Đến
tháng 9/2012, trên địa bàn tỉnh có 1.289 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng
ký 22,65 tỷ USD, trong đó hiện còn hiệu lực trên 1000 dự án thuộc 35 quốc gia
và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký trên 20,4 tỷ USD. Doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài chiếm 91% kim ngạch xuất nhập khẩu, 62% giá trị sản lượng công
nghiệp, thu nhận khoảng 500.000 lao động, đóng góp trên 40% thu ngân sách
trên địa bàn tỉnh, thực sự đã trở thành một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh
tế tỉnh Đồng Nai. Về lĩnh vực đầu tư, các dự án đầu tư có tính chất gia công sử
dụng nhiều lao động giảm dần, thay vào đó là những dự án thuộc ngành dịch vụ,
công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao, sử dụng ít lao động, ít tác động đến môi
trường. Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài tại Đồng Nai triển khai thực hiện dự
án nghiêm túc, đúng tiến độ, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt.
Một trong những đóng góp lớn của đầu tư nước ngoài trong 25 năm qua tại
Đồng Nai là hình thành và phát triển các khu công nghiệp. Ngay từ đầu những
năm 90, Đồng Nai đã chọn qui hoạch phát triển Khu công nghiệp để tạo thuận
lợi trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng và công tác kiểm soát môi trường.
Đến nay Đồng Nai đã được Thủ Tướng Chính Phủ cho phép qui hoạch phát
triển 34 KCN có diện tích trên 11.475 ha, đã có 31 khu công nghiệp được thành


lập với diện tích đất là 10.655ha; Trong đó 25 KCN đã hoạt động, thực tế đã cho
thuê đạt 76,54% diện tích dùng cho thuê; 06 KCN đang đầu tư xây dựng hạ tầng.

108


Đạt được kết quả nêu trên, ngoài các lợi thế về vị trí địa lý, cùng với thực
hiện cơ chế phân cấp, ủy quyền của Chính phủ, thì việc thực hiện chủ trương
“Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”, và việc tập trung công tác cải
cách hành chính từ các cơ quan Quản lý Nhà nước cấp tỉnh đến cấp xã là những
việc làm mang tính quyết định tại tỉnh Đồng Nai.
Luật đầu tư nước ngoài ra đời vào năm 1987 mở ra một bước ngoặc mới
trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Từ đó lãnh đạo tỉnh Đồng Nai tổ chức đi
học tập kinh nghiệm tại 1 số quốc gia phát triển công nghiệp, qua đó đề xuất quy
hoạch các Khu công nghiệp để kêu gọi đầu tư hạ tầng làm cơ sở cho thu hút các
dự án sản xuất kinh doanh. Từ thực tiễn bước đầu hình thành và phát triển Khu
công nghiệp tại Đồng Nai và một số tỉnh thành khác trong nước, Chính phủ có
Nghị định 192/NĐ-CP ngày 28/12/1994 ban hành quy chế Khu công nghiệp,
cùng với việc cải cách hành chính mở đường hình thành cơ chế quản lý một cửa
tại chỗ, một cửa liên thông, tạo điều kiện cho tăng thu hút đầu tư nước ngoài,
góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Trải qua 25 năm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài (nay là Luật đầu tư)
cùng với chủ trương cụ thể của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh qua từng giai đoạn phát
triển, hoạt động đầu tư nước ngoài đã mang lại kết quả khả quan trong phát triển
kinh tế, giải quyết việc làm, giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội, nâng cao mức
sống người dân.
Các quy định pháp luật liên quan đến đầu tư ngày càng được sửa đổi, hoàn
thiện cho phù hợp với thực tế từng giai đoạn; Song chính từ thực tế quá trình
quản lý đầu tư nước ngoài phát sinh các tình huống mới cần phải cập nhật bổ
sung quy định pháp luật. Do vậy, UBND tỉnh Đồng Nai có một số kiến nghị

như sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật
Thuế Thu nhập doanh nghiệp:
Luật đầu tư và Luật Doanh nghiệp là luật gốc về đầu tư, nhưng hiện nay
đang bị chia cắt bởi các pháp luật chuyên ngành, không đồng bộ giữa luật đầu tư
với các luật khác làm khó thực hiện.
- Danh mục ưu đãi không theo danh mục chung của Nghị định hướng dẫn
Luật đầu tư mà mỗi chuyên ngành lại có danh mực lĩnh vực, địa bàn ưu đãi
riêng, có một danh mục ưu đãi riêng (Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi
thuế xuất nhập khẩu, ưu đãi nông nghiệp nông thôn…).
109


- Nhiều nội dung qui định Luật đầu tư phải cấp giấy chứng nhận đầu tư,
nhưng qui định chuyên ngành không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư (như dự
án Khu dân cư, KCN trong nước) làm cho việc theo dõi thực hiện dự án khó
khăn.
- Qui định chưa đồng bộ về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài (về
đăng ký doanh nghiệp, về việc doanh nghiệp nước ngoài mua lại cổ phần, vốn
góp của doanh nghiệp trong nước, về việc doanh nghiệp Việt Nam mua lại
doanh nghiệp nước ngoài; về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư lĩnh vực phân
phối …).
- Chưa có các qui định về việc xử lý các trường hợp vắng chủ (tự ý ngưng
hoạt động, chủ đầu tư bỏ về nước) phát sinh rất nhiều công nợ đối với nhà nước
(Cục Thuế, Cục Hải quan, Bảo hiểm xã hội...), với người lao động và với các
bên thứ ba.
- Các vướng mắc phát sinh trong việc đăng ký lại theo qui định của Luật
Doanh nghiệp. Thực tế do nhiều nguyên nhân nên một số dự án không đăng ký
lại. Trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp này có nhu cầu điều chỉnh bổ
sung ngành nghề và thời hạn hoạt động, theo qui định trên thì không được giải

quyết.
- Luật Đầu tư ưu đãi thuế theo dự án đầu tư, trong khi Luật Thuế Thu nhập
Doanh nghiệp lại ưu đãi theo pháp nhân, đã không khuyến khích các dự án đầu tư
mở rộng, không khuyến khích nhà đầu tư tăng vốn mở rộng quy mô sản xuất,
tăng sản lượng, bổ sung thêm mục tiêu hoạt động, thành lập chi nhánh, đầu tư dự án
mới, kể cả trong lĩnh vực công nghệ cao...
Vì vậy, cần nghiên cứu sửa đổi Luật đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế
Thu nhập doanh nghiệp và một số Luật liên quan theo hướng đồng bộ. Các qui
định pháp luật chuyên ngành liên quan đến đầu tư cần có rà soát sửa đổi nhằm
tránh sự chồng chéo và giảm hiệu quả của Luật đầu tư.
Thứ hai: Qui định cụ thể hơn về điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư
Tuy phân cấp cho địa phương, nhưng những lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Thủ
tướng Chính Phủ và các dự án đầu tư có điều kiện, trước khi cấp phép, địa
phương phải xin chủ trương của Thủ tướng Chính Phủ và các Bộ chuyên ngành.
Nhiều lĩnh vực đầu tư có điều kiện còn qui định chung, chưa có hướng dẫn cụ
thể, dẫn đến có những lĩnh vực qui mô rất nhỏ vẫn phải lấy kiến thẩm tra của Bộ
110


chuyên ngành trước khi cấp giấy chứng nhận đầu tư, làm tăng thêm hồ sơ thủ
tục và thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án.
Do vậy kiến nghị Qui định phân cấp cần đi kèm các qui định cụ thể về điều
kiện thực hiện phân cấp để địa phương thực hiện, hạn chế thủ tục xin ý kiến các
Bộ ngành. Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành sớm ban hành qui định cụ thể các
điều kiện thực hiện dự án. Chỉ những dự án đầu tư vượt quá điều kiện qui định
hoặc có tính chất đặc thù thì mới gởi hồ sơ lấy ý kiến Bộ chuyên ngành. Những
dự án đầu tư đáp ứng điều kiện qui định thì không phải gởi hồ sơ lấy ý kiến Bộ
chuyên ngành.
Thứ ba: Đơn giản hơn về thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư :
- Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính

phủ về phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ thì dự án phải được được Hội
đồng thẩm định do Thứ trưởng Bộ Công Thương làm Chủ tịch hội đồng, thành
viên gồm đại diện một số Bộ ngành liên quan.
- Quyết định số 55/2010/QĐ-TTg ngày 10/9/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về thẩm quyền, trình tự, thủ tục chứng nhận tổ chức, cá nhân hoạt động ứng
dụng công nghệ cao, chứng nhận tổ chức cá nhân nghiên cứu và phát triển công
nghệ cao và công nhận doanh nghiệp công nghệ cao, thì Bộ Khoa học và Công
nghệ là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công
nghệ cao, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao và cấp Giấy chứng nhận
doanh nghiệp công nghệ cao
Kiến nghị Chính phủ xem xét đơn giản hơn về thủ tục công nhận ưu đãi đầu
tư theo hướng: Các Bộ ngành ban hành tiêu chí, điều kiện cụ thể, phân cấp cho
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tiêu chí, điều kiện qui
định để xét giải quyết. Lĩnh vực nào xét thấy quan trọng, khả năng các địa
phương không đủ năng lực thực hiện do thẩm quyền quyết định của cơ quan
Trung ương thì cần có quy định rõ ràng về nội dung và thời gian giải quyết, làm
căn cứ cho địa phương hướng dẫn nhà đầu tư lập hồ sơ đề nghị.
Thứ tư: Ban hành qui chế phối hợp quản lý sau đầu tư và thực hiện chế độ
báo cáo:
Số lượng dự án tại địa phương ngày càng lớn, nhưng hiện tại Chính phủ
chưa ban hành qui chế phối hợp quản lý sau đầu tư; Qui định chế độ báo cáo thì
quá phức tạp, các doanh nghiệp không thể thực hiện đầy đủ; Phần mềm tin học
111


quản lý chung về đầu tư chưa có, do vậy công tác phối hợp quản lý dự án sau
đầu tư hiện gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, kiến nghị:
- Chính phủ sớm ban hành qui chế phối hợp quản lý sau đầu tư để thống
nhất trong việc tổ chức thực hiện.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh, đơn giản hóa nội dung các biểu mẫu
báo cáo và giảm số lượng các biễu mẫu báo cáo để các doanh nghiệp dễ thực
hiện kèm các biện pháp chế tài.
- Sớm thực hiện phần mềm chung trong việc quản lý doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài.
Nhìn chung qua 25 năm thu hút đầu tư nước ngoài, tuy một số quy định
pháp luật còn hạn chế nhất định nhưng không thể phủ nhận thành tựu thu hút
đầu tư nước ngoài hiện nay và việc cải cách hành chính có sự đóng góp rất lớn
cho phát triển kinh tế xã hội, do vậy cần tiếp tục rà soát cập nhật điều chỉnh kịp
thời các quy định liên quan đến đầu tư để tạo điều kiện thu hút đầu tư tốt hơn
theo hướng có chọn lọc dự án phù hợp với tình hình, điều kiện của từng địa
phương ./.

112



×